1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những quan điểm đầu tiên của đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong nghị quyết về đội tự vệ

45 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 707,16 KB

Nội dung

Nghị quyết về đội tự vệ thể hiện tư tưởng đấu tranh phê phán, tính chiến đấu cao của đảng, biểu hiện rõ lập trường của giai cấp vô sản thẳng thắn phê phán những quan điểm nhận thức sai t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

CAO THỊ HẰNG

NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG VỀ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THỂ HIỆN TRONG “NGHỊ QUYẾT ĐỘI TỰ VỆ”

(3 - 1935)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

ĐẠI TÁ ĐÀO VĂN CHUNG

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Đào Văn Chung đại tá - Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đồng thời, tôi nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong trung tâm và

sự động viên, khích lệ của gia đình và những người thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó

Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự góp ý của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Cao Thị Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung khoá luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân

Khoá luận này không trùng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 5

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

7 Kết cấu của khóa luận 4

Chương 1 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỘI TỰ VỆ THỂ HIỆN SỰ QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 5

1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng, về chiến tranh và cách mạng, về vấn đề chính quyền nhà nước và quân đội 5

1.1.1 Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng 5

1.1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng 5

1.1.3 Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề chính quyền Nhà nước và Quân đội 9

1.2 Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đã từng kiểm nghiệm nhiều phong trào đấu tranh cách mạng 12 1.2.1 Theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng bạo động cách mạng 12

1.2.2 Con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn, con đường đúng đắn, chân chính nhất, cách mạng và khoa học nhất, con đường đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào hàng ngũ những dân tộc tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc 12

Trang 7

1.3 Nghị quyết đưa ra những quan điểm đầu tiên về xây dựng lực lượng vũ trang, nêu rõ mục đích của việc tổ chức công nông cách mạng 13 1.4 Về bản chất của đội tự vệ, nghị quyết cũng khẳng định: “Luôn luôn phải giữ tính chất cách mạng của đội tự vệ” 19 1.5 Tư tưởng quan trọng trong nghị quyết về đội tự vệ là vấn đề vũ trang trong quần chúng nhân dân 20 1.6 Nghị quyết về đội tự vệ thể hiện tư tưởng đấu tranh phê phán, tính chiến đấu cao của đảng, biểu hiện rõ lập trường của giai cấp vô sản thẳng thắn phê phán những quan điểm nhận thức sai trái 22

Tiểu kết chương 1 25 Chương 2 QUÁN TRIỆT VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG THỂ HIỆN TRONG NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỘI TỰ VỀ (3/1935) ĐỨNG TRƯỚC TÌNH HÌNH THỰC TIỄN ĐÒI HỎI CỦA ĐẤT NƯỚC, NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 74 NĂM XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH VÀ CHIẾN THẮNG VẺ VANG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 26

2.1 Tình hình thế giới 26 2.2 Tình hình trong nước 26 2.3 Trong giai đoạn hiện nay quân đội cần tiếp tục coi trọng và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau 27

2.3.1 Nhận thức đúng đắn những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, có giá trị truyền thống của dân tộc và đòi hỏi thực tiễn của tình hình cách mạng để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu đất nước trong giai đoạn hiện nay 27

Trang 8

2.3.2 Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng, mà trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương đối với quân đội Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng xây dựng

quân đội về chính trị 28

2.3.3 Thường xuyên coi trọng nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ chính trị, cơ quan chính trị và chất lượng công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tập trung mọi cố gắng nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận về xây dựng quân đội trong thời kỳ mới nhất là vấn đề xây dựng quân đội về chính trị; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm, tư tưởng thù địch sai trái; Đặc biệt là luận điểm đòi: “Phi chính trị hóa” quân đội 29

2.3.4 Nâng cao vai trò, trình độ mọi mặt đội ngũ cán bộ, kết hợp chặt chẽ với không ngừng mở rộng dân chủ nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa lãnh đạo chỉ huy và phong trào quần chúng trong đơn vị 31

Tiểu kết Chương 2 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 9

sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu thành quả 5 năm quá trình hoạt động tích cực trong điều kiện ác liệt, cam go, đầy chông gai, thử thách; cũng là quá trình khẳng định bản lĩnh trí tuệ, sự trưởng thành lớn mạnh của một Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến

Ra đời và trưởng thành trong bão táp cách mạng, từ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2 - 1930) được tổ chức tại Hương Cảng - Trung Quốc, đến Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935), địa điểm tổ chức Đại hội vẫn phải tổ chức ở nước ngoài: tại Ma Cao - Trung Quốc Với hàng loạt văn bản, nghị quyết được thông qua tại Đại hội như: Nghị quyết Chính trị của đại biểu Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương; cùng các Nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết của toàn Đảng đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương về công nhân vận động; Nghị quyết về nông dân vận động, Nghị quyết về vận động binh lính, Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số, Nghị quyết về thanh niên vận động, Nghị quyết về công tác phản

đế liên minh, Nghị quyết về Đội Tự vệ, Nghị quyết Cứu tế đỏ Đông Dương vận động, Nghị quyết của Đảng Đại hội về các công việc vặt Các Nghị quyết của Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản

Trang 10

2

Đông Dương, Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương; Điều lệ của Tổng Công hội đỏ Đông Dương, Điều lệ của Nông hội làng, Điều lệ của Thanh niên Cộng sản đoàn Đông Dương, Điều lệ của Đông Dương Phản đế liên minh, Điều lệ Cứu tế đỏ Đông Dương Tiếp đó, là hàng loạt văn bản: Tuyên ngôn của đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, Thư gửi cho Quốc tế cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em (Đảng Cộng sản Bônsêvích Liên bang Xô viết, Đảng Cộng sản Tàu (Trung Quốc), Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Xiêm, Đảng Cộng sản Ấn Độ)… đã phản ánh quy

mô, tầm cỡ lịch sử trọng đại của Đại hội, khẳng định bản lĩnh trí tuệ và sự trưởng thành lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) trong việc vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn phát triển cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối, chủ trương hết sức đúng đắn Thể hiện quá trình chuẩn bị công phu chu đáo và hiệu quả, năng lực, chất lượng làm việc của Đại đội (chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ 27 đến 31 - 3 - 1935), trong điều kiện kẻ thù khủng bố dã man, kiểm soát chặt chẽ, điều kiện tổ chức Đại hội ở nước ngoài

Có thể nói, trong hệ thống các văn kiện, nghị quyết được thông qua tại

Đại hội, Nghị quyết về Đội Tự vệ giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng - đây là

Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng đề cập tới công tác quân sự, nghị quyết Những tư tưởng, nội dung của Nghị quyết về Đội Tự vệ là cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho quá trình lãnh đạo hoạt động quân sự, xây dựng LLVT

nhân dân của Đảng, đặc biệt là lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam Nghị quyết chuyên đề về Đội Tự vệ với dung lượng chỉ 7 trang sách, kết cấu thành 5 mục lớn

Từ cơ sở như vậy chúng tôi chọn đề tài “Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự

vệ ” (3-1935)” làm đề tài khóa luận nghiên cứu

Trang 11

3

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản cả lý luận và thực tiễn

“Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện

trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935)”, vận dụng và phát triển những

tư tưởng quân sự của Đảng thể hiện trong Nghị quyết về Đội Tự vệ (3 - 1935) trong tình hình hiện nay về xây dựng LLVT nhân dân

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ Nghị quyết về Đội Tự vệ thể hiện sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Phân tích tình hình thực tiễn đòi hỏi của đất nước, những tác động của tình hình khu vực và thế giới

Phân tích những nội dung nhằm nâng cao chất lượng, xây dựng và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ

trang thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Những nội dung cơ bản về những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo

xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935)

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lịch sử

Nghiên cứu tài liệu lịch sử, sách giáo trình và các tài liệu tham khảo để phân tích, tổng hợp các tư liệu lịch sử có liên quan đến đề tài nghiên cứu

5.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn

Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo

xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935)

Trang 12

4

5.3 Các phương pháp chuyên ngành khác

Điều tra, phân tích tình hình thực tiễn của đất nước, những tác động của tình hình khu vực và thế giới, phân tích những nội dung nhằm nâng cao chất lượng và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Sau khi nghiên cứu đề tài “Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935)” ta thấy được ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành những

tư tưởng quân sự, quan điểm về xây dựng LLVT Đây là những quan điểm tư tưởng đầu tiên rất cơ bản của Đảng về vũ trang quần chúng và xây dựng LLVT cách mạng, quan điểm thực tiễn trong việc xây dựng LLVT Vận dụng thực tiễn trong xây dựng LLVT hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng, an ninh với công tác đối ngoại, làm nòng cốt trong nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc,

từ đó bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình cho nhiệm

vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước trong những năm tiếp theo

7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm phần mở đầu, 2 chương và danh mục tài liệu tham khảo:

Chương 1: Nghị quyết về đội tự vệ thể hiện sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Chương 2: Quán triệt vận dụng và phát triển những tư tưởng quân sự của Đảng thể hiện trong nghị quyết về đội tự vệ (3 - 1935) đứng trước tình hình thực tiễn đòi hỏi của đất nước, những tác động của tình hình khu vực và thế giới Phát huy truyền thống 74 năm xây dựng, trưởng thành và chiến thắng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 13

5

Chương 1 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỘI TỰ VỆ THỂ HIỆN SỰ QUÁN TRIỆT

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng, về chiến tranh và cách mạng, về vấn đề chính quyền nhà nước và quân đội

1.1.1 Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng

Nghị quyết về Đội Tự vệ thể hiện sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: về vấn đề bạo lực cách mạng, về chiến tranh và cách mạng, về vấn đề chính quyền Nhà nước và Quân đội Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng trên thế giới, bạo lực “là bà đỡ” cho mọi cuộc cách mạng Tuy nhiên, về mặt lý luận con đường đấu tranh hoà bình có thể xảy ra nhưng cực kỳ quý hiếm và chưa từng có trong tiền lệ Xây dựng LLVT cách mạng, xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng là tất yếu khách quan Trong điều kiện lịch sử mới lãnh đạo cách mạng Nga (1917), Lênin đã nêu lên sự cần thiết phải xây dựng tổ chức quân sự kiểu mới của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đứng trước nguy cơ bao vây, xâm lược của chủ nghĩa

đế quốc đối với Nhà nước cộng hoà non trẻ, thì tất yếu phải tổ chức ra quân đội cách mạng làm trụ cột cho Chính phủ cách mạng và quần chúng nhân dân để chống lại lực lượng quân sự đế quốc, với bộ máy chiến tranh xâm lược hùng hậu Thực tiễn thắng lợi cách mạng Tháng mười Nga (1917) đã chứng minh sức mạnh của quần chúng công, nông trong đó LLVT giữ vai trò nòng cốt dưới

sự lãnh đạo của Đảng Bônxêvích đã bảo vệ thành quả cách mạng Tháng Mười

1.1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội

Chiến tranh là một trong những vấn đề phức tạp, trước Mác đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của

Trang 14

6

C.Ph Claudơvít (1780 - 1831), Ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình Chiến tranh là sự huy động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến Ở đây, C.Ph Claudơvít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh

đó là sử dụng bạo lực Tuy nhiên, C.Ph Claudơvít chưa nhận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa

tư tưởng đó và đi đến khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội

có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội Nhưng nó không phải

là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang

Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh

Với thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, cùng với

sự kết hợp sáng tạo phương pháp lôgíc và lịch sử, C Mác và Ph Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn và nguồn gốc nảy sinh chiến tranh Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh Đồng thời, sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc xã hội) dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh

Thực tiễn hình thành và phát triển xã hội loài người đã chứng minh cho nhận định trên Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu

và của nhà nước”, Ph Ăngghen chỉ rõ: Trải qua hàng vạn năm trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có chế độ tư hữu, chưa có giai cấp đối kháng

Trang 15

Phát triển những luận điểm của C Mác, Ph Ăngghen về chiến tranh trong điều kiện lịch sử mới, V.I Lênin chỉ rõ trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc

Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột, chiến tranh không phải

là một định mệnh gắn liền với con người và xã hội Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó

Bản chất chiến tranh

Bản chất chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội Theo V.I Lênin:

Trang 16

8

“Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác” (cụ thể

là bằng bạo lực) Theo V.I Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: “Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế”, “Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc”, chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong

đó đường lối đối nội phụ thuộc vào đường lối đối nội Như vậy, chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện trong chiến tranh Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến,

mà còn sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh

Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị Chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này nhưng lại tiêu cực ở khâu khác Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể làm thay đổi cả thành phần của lực lượng lãnh đạo chính trị trong các bên tham chiến Chiến tranh tác động lên chính trị thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hóa các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội

Trang 17

1.1.3 Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề chính quyền Nhà nước và Quân đội

Theo Ph Ăngghen: “Quân đội là một tập đoàn người vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc

chiến tranh phòng ngự”

Như vậy theo Ph Ăngghen, quân đội là một tổ chức của một giai cấp

và nhà nước nhất định, là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhất, là lực lượng nòng cốt để nhà nước, giai cấp tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang

Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), V.I Lênin nhấn mạnh: chức năng cơ bản của quân đội đế quốc là phương tiện quân sự chủ yếu để đạt mục đích chính trị đối ngoại là tiến hành chiến tranh xâm lược và duy trì quyền thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động trong nước

Nguồn gốc ra đời của quân đội

Từ khi quân đội xuất hiện đến nay, đã có không ít nhà lí luận đề cập đến nguồn gốc, bản chất của quân đội trên các khía cạnh khác nhau Nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới lí giải đúng đắn và khoa học về hiện tượng chính trị xã hội đặc thù này

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc ra đời của quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế - xã hội và khẳng định:

Trang 18

10

quân đội là một hiện tượng lịch sử, ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người, khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong xã hội Chính chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp đã làm nảy sinh nhà nước thống trị bóc lột Để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và đàn áp quần chúng nhân dân lao động, giai cấp thống trị đã tổ chức ra LLVT thường trực làm công cụ bạo lực của nhà nước

Như vậy, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội Chừng nào còn chế độ tư hữu, còn chế độ áp bức bóc lột thì quân đội vẫn còn tồn tại Quân đội chỉ mất

đi khi giai cấp, nhà nước và những điều kiện sinh ra nó tiêu vong

Bản chất giai cấp của quân đội

Khi bàn về bản chất của quân đội, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định bản chất quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, nhà nước nhất định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng, sử dụng nó Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó Quân đội do giai cấp, nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng và xây dựng theo đường lối, quan điểm chính trị, quân sự của giai cấp mình Đó là cơ sở để quân đội trung thành với nhà nước, giai cấp đã tổ chức ra nó

Bản chất của giai cấp quân đội

Bản chất của giai cấp quân đội không phải tự phát hình thành mà phải trải qua quá trình xây dựng lâu dài và được củng cố liên tục Bản chất giai cấp của quân đội là tương đối ổn định, nhưng không phải là bất biến Sự vận động phát triển bản chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: giai cấp, nhà nước, các lực lượng, tổ chức chính trị xã hội, và việc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ trong quân đội Do sự tác động của các yêu tố trên

mà bản chất giai cấp của quân đội có thể được tăng cường hoặc bị phai nhạt,

Trang 19

11

thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước, giai cấp đã tổ chức ra, nuôi dưỡng quân đội đó Sự thay đổi bản chất giai cấp của quân đội diễn ra dần dần thông qua việc tăng cường hoặc suy yếu dần các mối quan hệ trên

Sức mạnh chiến đấu của quân đội

Theo quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen, sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế; yếu tố chính trị - tinh thần và kỉ luật; số lượng, chất lượng vũ khí trang bị

kĩ thuật; trình độ huấn luyện và thể lực; trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức chỉ huy và cán bộ các cấp Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau Tuy nhiên, vị trí, vai trò của từng yếu tố là không ngang bằng nhau, trong những điều kiện xác định, yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội V.I Lênin khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”

Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của V.I Lênin

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá nước Nga Xô viết Để bảo vệ thành quả cách mạng, V.I Lênin yêu cầu phải giải tán quân đội cũ và thành lập quân đội kiểu mới (Hồng quân) của giai cấp vô sản V.I Lênin đã chỉ ra những nguyên tắc

cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới: Đảng cộng sản lãnh đạo Hồng quân tăng cường bản chất của giai cấp công nhân; đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân; trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản; xây dựng chính quy; không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức; phát triển hài hòa các quân chủng, binh chủng; sẵn sàng chiến đấu Trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định đến sức mạnh, sự tồn tại, phát triển, chiến đấu, chiến thắng của Hồng quân

Trang 20

12

1.2 Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đã từng kiểm nghiệm nhiều phong trào đấu tranh cách mạng

1.2.1 Theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu

tư sản, tư tưởng bạo động cách mạng

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX đã từng kiểm nghiệm nhiều phong trào đấu tranh cách mạng theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng bạo động cách mạng nhưng đều thất bại, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu Sứ mệnh lịch sử đặt lên giai cấp công nhân, với đội tiên phong là Đảng Cộng sản, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản phải tuân theo quy luật cách mạng bạo lực Bởi muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, thực dân và phong kiến phải dùng sức mạnh quần chúng nhân dân có tổ chức để đánh đổ bộ máy khổng lồ của đội quân xâm lược nhà nghề của đế quốc, thực dân và phong kiến tay sai phản động, phải xây dựng LLVT mạnh, phải tổ chức ra quân đội cách mạng, LLVT và quân đội cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chân chính

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản” - Con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn, con đường đúng đắn, chân chính nhất, cách mạng và khoa học nhất, con đường đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào hàng ngũ những dân tộc tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

1.2.2 Con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn, con đường đúng đắn, chân chính nhất, cách mạng và khoa học nhất, con đường đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào hàng ngũ những dân tộc tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Thấu triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa phát triển tinh hoa truyền thống giữ nước của ông cha và kinh nghiệm cách mạng thế giới, bám sát thực

Trang 21

13

tiễn cách mạng Việt Nam, trong quá trình tìm đường cứu nước lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam; cùng với quá trình đó những tư tưởng về bạo lực cách mạng, về xây dựng LLVT cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân và nghệ thuật quân sự

Hồ Chí Minh từng bước được hình thành và phát triển Khi viết tác phẩm

“Đường cách mệnh” (1927) Người chỉ rõ: Cách mạng Việt Nam trước hết là cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ bọn áp bức giành độc lập tự do Cách mạng giải phóng dân tộc có mối quan hệ với cách mạng giai cấp, đánh đuổi bọn tư bản, địa chủ giải phóng công nông Nó phải là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn Vì vậy, con đường duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam chỉ có thể đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga Chỉ đi theo con đường đó, con đường khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với Đảng Cộng sản chân chính thì nhân dân ta mới giành được độc lập, tự do thực

sự Người chỉ rõ: “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ

cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ năm, bảy người giết hai, ba anh vua, chín mười anh quan mà được” Theo Người: “dân khí mạnh, thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” - Đây là những tư tưởng nền tảng để chỉ đạo tiến hành xây dựng LLVT của Đảng sau này

Đó là sự kế thừa truyền thống kinh nghiệm lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta, để bảo vệ đất nước phải vũ trang nhân dân xây dựng LLVT làm nòng cốt với tư tưởng “trăm họ là binh”, “ngụ nông ư binh” “tận dân vi binh”, là truyền thống “cả nước góp sức, toàn dân đánh giặc” Đó là những giá trị tư tưởng độc đáo nghệ thuật quân sự Việt Nam để Đảng ta kế thừa phát triển xây dựng LLVT trong điều kiện lịch sử mới

1.3 Nghị quyết đƣa ra những quan điểm đầu tiên về xây dựng lực lƣợng

vũ trang, nêu rõ mục đích của việc tổ chức công nông cách mạng

Hội nghị thành lập Đảng (từ 3 đến 7 - 2 - 1930) trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt - Đó là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, xác định mục tiêu

Trang 22

14

của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do Con đường đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó là dùng sức mạnh bạo lực quần chúng được tổ chức để đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai Thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công, nông, binh Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng Việt Nam chia cho Nông dân nghèo Phải tổ chức ra quân đội công nông - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam

Tiếp đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (10 - 1930) đã thông qua Luận cương Chính trị Luận cương Chính trị đã kế thừa và có bước phát triển một số nội dung so với Cương lĩnh đầu tiên đã xác định những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, (tuy còn một số hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan) Luận cương khẳng định: Con đường

cơ bản để giành chính quyền là con đường cách mạng bạo lực, tiến hành khởi nghĩa vũ trang - nó không phải là một việc thường, nên phải tuân theo khuôn phép nhà binh Do vậy phải “vũ trang cho công nông”, phải “lập quân đội công nông”, phải “tổ chức Đội Tự vệ công nông”, xây dựng LLVT cách mạng phải trên cơ sở lực lượng quần chúng rộng lớn Phải xây dựng vũ trang làm nòng cốt để toàn dân đấu tranh giành chính quyền Qua thực tiễn cao trào cách mạng 1930 - 1931 phong trào của quần chúng tiến hành thị oai, bãi công, mít tinh, kháng phu, kháng thuế, bãi thị các nơi, nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh Thực dân Pháp khủng bố dã man, bắt bớ, tra tấn, tàn sát nhiều chiến sĩ cách mạng, nhiều cán bộ đảng viên kiên trung của Đảng Nhiều làng xã bị tàu bay ném bom, bị lính lê dương đốt phá, chúng vào các sản nghiệp, xóm thợ, vào làng bắt bớ nhân dân lao động Chúng dìm các cuộc khởi nghĩa trong “biển

Ngày đăng: 23/12/2019, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w