Khi xuất hiện chiến tranh chính quy - tác chiến tập trung đánh lớn của bộ đội chủ lực - thì việc kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích là nội dung cơ bản của nghệ thuật p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
***************
QUAN VĂN TÂN
NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC (1946-1954)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
HÀ NỘI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
***************
QUAN VĂN TÂN
NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC (1946-1954)
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Người hướng dẫn khoa học
Đại tá ThS Nguyễn Văn Phong
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết
ơn đến các Thầy cô giáo trong Trung tâm giáo dục quốc phòng & an ninh, Trường ĐHSPHN2 đã tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa học và khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo, Đại tá ThS Nguyễn Văn Phong, người đã bỏ ra nhiều tâm huyết, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu để
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Tiếp đó là lời cảm ơn bố mẹ, anh chị em gái trong gia đình, trong thời gian qua đã theo sát và ủng hộ con, em trong học tập cũng như làm khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tác giả đề tài
Quan Văn Tân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo, Đại
tá ThS Nguyễn Văn Phong, em xin cam đoan rằng: đây là kết quả nghiên cứu của riêng em, không trùng với bất kì chương trình nghiên cứu khoa học nào của tác giả khác
Nếu sai, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tác giả đề tài
Quan Văn Tân
Trang 5DANH MỤC CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT
2 GD&ĐT Giáo dục đào tạo
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
8 Cấu trúc của đề tài 3
Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CHI PHỐI TIẾN TRÌNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946-1954) 4
1.1 Điều kiện lịch sử chi phối 4
1.1.1 Tình hình thế giới 4
1.1.2 Tình hình trong nước 6
1.2 Phát triển lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam 7
1.2.1 Lực lượng vũ trang ba thứ quân 7
1.2.2 Phát triển lực lượng chiến tranh du kích lên lực lượng chính quy 10
Tiểu kết chương 1 13
Chương 2 SỰ CHỈ ĐẠO KHÁNG CHIẾN VÀ PHƯƠNG THỨC KẾT THÚC CHIẾN TRANH CỦA ĐẢNG 14
2.1 Phương châm kháng chiến của Đảng 14
2.1.1 Kháng chiến toàn dân 14
2.1.2 Kháng chiến toàn diện 15
2.1.3 Kháng chiến trường kì 15
2.1.4 Kháng chiến dựa vào sức mình là chính 15
2.1.5 Triển vọng kháng chiến 16
Trang 72.2 Diễn biến và kết quả tiến trình cuộc kháng chiến 17
2.2.2 Chiến dịch biên giới Thu Đông năm 1950 18
2.2.3 Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 19
2.2.4 Chiến dịch Điện Biên Phủ 22
2.2.5 Một số kinh nghiệm tác chiến 24
2.3 Hiệp định Giơ- ne-vơ 26
2.4 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) 27
2.4.1 Nguyên nhân thắng lợi 27
2.4.2 Ý nghĩa lịch sử 28
Tiểu kết chương 2 29
Chương 3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TA TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946-1954) 30
3.1 Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc 30
3.2 Xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững chắc là điều kiện hình thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp 34
3.3 Xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc 39
Tiểu kết chương 3 46
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 8Cuộc Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời Nhưng thực dân Pháp từ lâu đã có ý đồ xâm lược trở lại Đông Dương
Sớm ý thức được mâu thuẫn giữa Anh - Mỹ - Pháp - Liên xô Để tránh phải đổ máu và có thời gian chuẩn bị, Đảng và nhà nước ta đã tích cực chủ động linh hoạt chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với hành động của địch Đồng thời làm hết sức mình để cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân pháp không lan rộng ra cả nước
Cùng với sự tài tình lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và với tinh thần nồng nàn yêu nước, ngoài
ra ta phải kể đến sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Việt Nam Kẻ thù dù có lớn mạnh đến đâu, dù có nguy hiểm cỡ nào cũng không thể thắng được tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của dân tộc ta Họ đã hi sinh cả tuổi trẻ, sức khỏe và gia đình để cùng nhau đứng lên đánh thắng mọi âm mưu của các kẻ thù xâm lược
Bằng tài năng chính trị quân sự kiệt suất và tấm lòng tận trung với nước của các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu biểu là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, với phương châm: “Đánh chắc, tiến chắc” Ngoài ra, với chiến
Trang 9thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và hiệp định Giơ-ne-vơ đã đánh dấu
sự thất bại của thực dân Pháp trên chiến trường Việt Nam Từ đó miền Bắc Việt Nam được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam, làm tiền đề cho công cuộc giải phóng miền nam Việt Nam thống nhất đất nước sau này
Từ cở sở lý luận như vậy em đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)” làm khóa luận tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về
“Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946-1954)”
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu diễn biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
- Nghiên cứu tình hình thế giới trong giai đoạn 1946-1954
- Rút ra bài học kinh nghiệm của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1946-1954) Làm cơ sở cho việc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước sau này
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
5 Phạm vi nghiên cứu
Giáo trình lịch sử quân sự Việt Nam, tập bài giảng lịch sử quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
6 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp lôgic… để làm rõ nội dung nghiên cứu
Trang 107 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã làm sáng tỏ về vấn đề “Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)”
Trên cơ sở rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược Làm cơ sở cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
8 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 chương, tiểu kết, kết luận:
Chương 1: Điều kiện lịch sử chi phối tiến trình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
Tiểu kết chương 1 Chương 2 Sự chỉ đạo kháng chiến và phương thức kết thúc chiến tranh của Đảng
Tiểu kết chương 2
Chương 3 Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng ta trongchiến tranh
nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
Tiểu kết chương 3
Trang 11Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CHI PHỐI TIẾN TRÌNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946-1954)
1.1 Điều kiện lịch sử chi phối
1.1.1 Tình hình thế giới
1.1.1.1 Chiến tranh thế giới thứ hai
Tình hình thế giới ngày càng có những diễn biến phức tạp, chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn kết thúc Nắm quyền chủ động, đầu năm 1944, Liên Xô mở một loạt các chiến dịch lớn: Chiến dịch Ucraina ngày 01/03/1944, Crưm ngày 04/05/1944… Đến tháng 10 năm 1944 toàn bộ lãnh
thổ Liên Xô được giải phóng
Từ tháng 08/1944 Liên Xô tiến vào lãnh thổ và lần lượt giải phóng các nước Rumani, Hunggari, Bungari, Hilạp, Namtư, Hàlan, Tiệp…Từ 16/04 đến 02/05/1945 Hồng Quân mở chiến dịch tiến công BécLin Ngày 02/05/1945 Liên Xô chiếm toàn bộ BécLin Ngày 08/05/1945 Đức ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh, đến 09/05/1945 Đức đầu hàng vô điều kiện
Mặt trận Thái Bình Dương: Từ tháng 1 đến tháng 03/1944 Mỹ tiếp tục đổ
bộ đánh chiếm Tânghinê, Mácsan, át mian Từ tháng 06/1944 đến 04/ 1945
Để giải phóng các nước châu á khỏi thảm hoạ phát xít và thực hiện lời cam kết của mình Ngày 08/08/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Ngày 09/08/1945 cuộc tiến công vào Mãn Châu Lý bắt đầu, chỉ trong một thời gian ngắn đã đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật, giải phóng Mãn Châu Lý (Trung Quốc), Bắc Triều Tiên, quần đảo Cu Rin… Cùng ngày 6 và 9/8/1945
Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hi Rô Si Ma và Na Ga Sa Ki của Nhật Ngày 15/08/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
Trang 12Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II đã kéo dài 6 năm lẻ 01 ngày (01/09/1939 đến 15/08/1945), lôi cuốn 61 nước với dân số 1700 triệu người (86%) dân số thế giới Làm chết 48,5 triệu người, 25 triệu người bị tàn phế Hàng vạn làng mạc bị thiêu cháy, hàng nghìn thành phố bị phá huỷ, tổn thất
vô cùng to lớn và để lại hậu quả cho đến ngày nay
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, nghệ thuật quân sự của Liên Xô
và các nước Đức - Ý - Nhật có nhiều phát triển trên các lĩnh vực: chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật Những vấn đề đó đã và được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu để vận dụng, phát triển nghệ thuật quân sự của mình
1.1.1.2 Về Phía Thực dân Pháp
Kháng chiến toàn quốc xảy ra trong điều kiện so sánh tương quan lực lượng không có lợi cho ta Đối tượng tác chiến của ta là đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, có trang bị tối tân, có trình độ tác chiến và chỉ huy cao - một quân đội có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược, đã thống trị nước ta gần một thế kỷ, đội quân của một nước tư bản phát triển, có tiềm lực kinh tế, khoa học và kỹ thuật khá hiện đại Đến cuối nǎm 1946, đội quân này gồm
10 vạn tên đã có mặt trên đất nước ta
Hành động đánh chiếm Việt Nam và Đông Dương của thực dân Pháp nằm trong âm mưu và chiến lược phản kích toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc
sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Pháp chiếm đóng Đông Dương nhằm ngǎn chặn làn sóng cách mạng và chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam châu á Chính vì vậy Anh, Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và điểm mấu chốt là
Việt Nam
Ở nước Pháp, giai cấp tư sản và lực lượng phản động được Mỹ giúp đỡ đang tích cực hoạt động trành giành quyền lực trên vũ đài chính trị Trong lúc
Trang 13đó, lãnh tụ của Đảng xã hội Pháp từ chối hợp tác với Đảng Cộng sản Pháp để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho lực lượng thân Mỹ và phái chủ chiến trong Chính phủ Pháp trong việc đánh chiếm lại Đông Dương và Việt Nam bằng vũ lực Vấn đề Đông Dương được Quốc hội Pháp thảo luận sôi nổi, đã hình thành những quan điểm và mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà, giữa những người cộng hoà và bọn
phản động thân Mỹ
Trên đây là những điểm mạnh của phía Pháp trong chiến tranh Việt
Nam Nhưng chúng cũng bộc lộ những điểm yếu không thể khắc phục được
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế nước Pháp sa sút, quân đội thiếu hụt quân số Trong điều kiện đó, Pháp vừa phải củng cố xây dựng đất nước, vừa phải duy trì sự thống trị và đối phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong khối liên hiệp Pháp Nếu chiến tranh Việt - Pháp kéo dài thì nước Pháp sẽ khó khǎn hơn
1.1.2 Tình hình trong nước
1.1.2.1 Thuận lợi cơ bản của ta
- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mang lại nên phấn khởi và gắn bó với chế độ
- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo
- Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển
- Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản
1.1.2.2 Khó khăn trước mắt
Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm và bóc lột trong những nǎm thực dân Pháp thống trị, lại kiệt quệ hơn bởi phát xít Nhật vơ vét tài nguyên phục vụ chiến tranh xâm lược của chúng Biểu hiện rõ nhất là trên 2 triệu người chết đói trong nǎm 1945
Trang 14Sau khi giành được độc lập bằng Cách mạng tháng Tám nǎm 1945, Nhà nước và nhân dân ta ra sức chống đói, tích cực sản xuất để ổn định đời sống nhân dân Nhưng trong thời gian ngắn, sự nỗ lực chưa được bao nhiêu thì chiến tranh Việt - Pháp đã xảy ra.
1.2 Phát triển lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
1.2.1 Lực lượng vũ trang ba thứ quân
Đấu tranh vũ trang của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy Khi xuất hiện chiến tranh chính quy - tác chiến tập trung đánh lớn của bộ đội chủ lực - thì việc kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích là nội dung cơ bản của nghệ thuật phát động toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt Đây cũng là một quy luật của đấu tranh vũ trang và chiến tranh cách mạng Việt Nam
1.2.1.1 Bộ đội chủ lực
Bộ đội chủ lực là bộ phận quan trọng nhất của quân đội thường trực, là lực lượng cơ động nòng cốt hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược trên chiến trường
Nhiệm vụ cơ bản của bộ đội chủ lực là tiến hành những trận đánh tiêu diệt lớn lực lượng chiến lược của quân địch bằng tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng, tác chiến hiện đại, bảo vệ nhiều vùng lãnh thổ quan trọng… đồng thời dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích, lực lượng chính trị của quần chúng, thực hiện những đòn đánh quyết định trên các hướng chiến lược chủ yếu, chiến trường chủ yếu, làm biến chuyển so sánh lực lượng và cục diện chiến tranh có lợi cho ta để tiến tới giành thắng lợi toàn cục của cuộc kháng chiến
Bộ đội địa phương, bộ phận của quân đội thường trực ở tại địa phương,
là lực lượng tập trung, cơ động của địa phương, được xây dựng thích hợp với
Trang 15nhiệm vụ của từng khu, tỉnh (thành phố), huyện (thị xã), theo điều kiện thực
tế của chiến trường mà tổ chức thành những đơn vị mạnh, có chất lượng cao,
có những binh chủng cần thiết, có khả năng tác chiến tập trung với quy mô nhất định trên từng địa phương cụ thể
1.2.1.2 Bộ đội địa phương
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội địa phương là tác chiến tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của địch, làm nòng cốt để phát động chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ở địa phương giúp quần chúng đấu tranh chính trị và nổi dậy; dìu dắt dân quân du kích trong chiến đấu và xây dựng, phối hợp tác chiến với dân quân du kích, chủ động tiến công tiêu diệt, tiêu hao quân địch
Cụ thể, bộ đội địa phương: phải phụ trách đánh những trận vừa và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh trận to ở địa phương mình; đồng thời phải phối hợp với bộ đội chủ lực trong các chiến dịch, các đợt hoạt động chiến lược, là lực lượng để bổ sung và phát triển bộ đội chủ lực Bộ đội địa phương là một lực lượng nòng cốt bảo vệ tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, tính mạng tài sản của nhân dân, trật tự trị an, sản xuất ở địa phương; gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước
1.2.1.3 Dân quân du kích
Dân quân du kích là lực lượng đông đảo được vũ trang và có tổ chức ở
cơ sở, không thoát ly sản xuất Đó là lực lượng bám đất, bám dân, vừa đánh giặc vừa lao động sản xuất, vừa là quân vừa là dân Đây là lực lượng hùng hậu để bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương
Tổ chức ba thứ quân là một hình thức tổ chức thích hợp với yêu cầu của phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam Với cách tổ chức lực lượng vũ trang đó, ta đã
Trang 16đẩy mạnh chiến tranh du kích, phát triển chiến tranh chính quy, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy một cách nhuần nhuyễn
Tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong kháng chiến chống Pháp không những phù hợp với quy luật chiến tranh giải phóng mà còn phù hợp với cả quy luật chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở nước ta Việc hoàn thiện
về cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang ba thứ quân là nhân tố đảm bảo cho lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy đầy đủ vai trò của nó
Chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy của Việt Nam chỉ có thể tiến hành hiệu quả trên cơ sở sự trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân Việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân thời kỳ này được tiến hành theo quy trình của cuộc chiến tranh, căn cứ vào tình hình của
cả nước, tình hình cụ thể của từng địa phương, từng chiến trường Sự hỗ trợ giữa ba thứ quân trong chiến đấu chính là hình thức phối hợp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động và quá trình thực hành tác chiến du kích và chính quy, là một nhân tố to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
Ngày nay, với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện sự nghiệp đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn, đất nước bước sang thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới
Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng luôn phải đối mặt với những
âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Chính vì thế, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang vẫn luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển
Những kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống
Trang 17Pháp nói riêng vẫn được ứng dụng và phát triển để xây dựng một lực lượng
vũ trang ngày càng vững mạnh hơn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới
Đến tháng 12-1946, lực lượng vũ trang của ta đã phát triển trên 8 vạn người, nhưng trang bị còn quá thô sơ, phần lớn là giáo mác, súng trường, súng kíp Quân số phát triển nhanh, nhưng chưa được huấn luyện kỹ, cán bộ chưa được đào tạo, huấn luyện nhiều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đánh giá quân đội ta lúc đó là: quân đội ấu thơ, thừa về lòng dũng cảm, nhưng thiếu về trang
bị vũ khí, kém về tổ chức chỉ huy
Chủ nghĩa đế quốc bao vây ta bốn phía Chúng tìm mọi cách bưng bít
và xuyên tạc tính chất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam Trong khi đó, phương tiện thông tin của ta vừa yếu vừa thiếu, không có điều kiện liên lạc với bè bạn xa gần để bạn bè hiểu ta, đồng tình giúp đỡ ta trong những nǎm đâu của cuộc kháng chiến đầy khó khǎn thử thách
1.2.2 Phát triển lực lượng chiến tranh du kích lên lực lượng chính quy
Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ
về nội dung, phong phú, đa dạng về hình thức đánh địch Quân và dân ta dùng tác chiến du kích, đánh địch ngay tại địa phương mình, bằng mọi thứ vũ khí, tiến công địch ở mọi nơi, mọi lúc khi chúng chiếm đóng, hành quân càn quét, ở các vị trí, đồn bốt…; đánh phá phương tiện, cơ sở vật chất, hậu cần của chúng
Chiến tranh du kích đã phát huy vai trò và tác dụng to lớn trong việc tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, gây cho địch những tổn thất và khó khăn thường xuyên, liên tục, ngày càng nghiêm trọng cả về quân số, vũ khí, phương tiện; làm cho tinh thần quân địch luôn căng thẳng, hoang mang, dao động Nhưng muốn đưa chiến tranh cách mạng phát triển, phải xây dựng bộ đội chủ lực lớn mạnh về mọi phương diện, đưa chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy Nhận rõ quy luật này, ta đã tập trung và từng bước
Trang 18xây dựng bộ đội chủ lực và không ngừng nâng cao khả năng, quy mô tác chiến của bộ đội chủ lực, thực hiện đánh tiêu diệt địch từ trung đội, đại đội tiến lên tiêu diệt tiểu đoàn và nhiều tiểu đoàn địch; từ đánh tiêu diệt từng đồn bốt, cứ điểm, cụm cứ điểm đến tập đoàn cứ điểm, lớn nhất là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Thành công về chỉ đạo chiến lược quân sự của ta trong kháng chiến chống Pháp là thành công của việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ, phối hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, làm cho cả hai phương thứác này kết hợp chặt chẽ để phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang ba thứ quân, giữa quân sự và chính trị trong sức mạnh của toàn dân, của
cả tác chiến du kích và tác chiến tập trung Đó cũng là sự kết hợp giữa đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, lấy đánh nhỏ đánh vừa làm phổ biến, đánh lớn có trọng điểm ở những địa bàn quan trọng và thời điểm quyết định
Đảng ta lãnh đạo toàn dân kháng chiến, nhưng chư có kinh nghiệm nhiều, lại chưa có điều kiện tiếp cận, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đảng và các nước anh em, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc
Sức mạnh của dân tộc được khơi dậy nhờ nhiều yếu tố Đó là cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, có đường lối kháng chiến đúng đắn: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, phát huy truyền thống bất khuất của dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam; nhân dân ta tin tưởng vào Đảng; cán bộ, đảng viên của Đảng đã thực sự
tỏ rõ tính tiên phong gương mẫu, dám đi đâu trong cuộc kháng chiến đây gian khổ, hy sinh; chính quyền nhân dân được củng cố, tiêu biểu cho ý chí chống xâm lược của toàn dân, đã huy động được sức mạnh của toàn dân, động viên được mọi tiềm nǎng của đất nước phục vụ kháng chiến
Là chính quyền của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân tổ chức cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và lợi ích của nhân dân, nên vai trò
Trang 19của chính quyền cách mạng đã tạo được thế và lực ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện quốc tế phức tạp Tình hình thế giới có những thuận lợi, đồng thời có những khó khǎn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới hình thành hai phe đối lập về mặt chính trị, phát triển theo xu hướng phủ định, bài trừ nhau Cuộc kháng chiến của nhân dân ta vận động theo xu hướng phát triển đó Sớm muộn cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ nhận được sự ủng
hộ, giúp đỡ của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, trước hết là các nược xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân
Nhưng do những điều kiện lịch sử hạn chế, từ nǎm 1950 mới thật sự có điều kiện quốc tế thuận lợi trên Từ đây cuộc kháng chiến của nhân dân ta thực sự là một bộ phận của lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới, đối lập với các thế lực đế quốc và phản động quốc tế
Những nǎm đầu, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở trong thế bao vậy của chủ nghĩa đế quốc Nhưng, Đảng và nhân dân ta luôn xác định rằng, ta kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lá góp phần bảo vệ hoà bình thế giới, làm thất bại và đẩy lùi các thế lực gây chiến Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hồng quân Liên Xô đập tan chủ nghĩa phátxít; sự ra đời và trưởng thành của các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc đang phát triển,
đã tạo nên nguồn sức mạnh tinh thần, cổ vũ quân và dân ta chiến đấu
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tiếp tục sự nghiệp của Cách mạng tháng Tám Khí thế của Cách mạng tháng Tám đã thôi thúc đông đảo thanh niên tự nguyện tham gia lực lượng vũ trang Họ chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, bằng sức mạnh của “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”
Trang 20Tiểu kết chương 1
Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) là cuộc chiến tranh yêu nước nhằm tiếp tục giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam vừa mới giành được, chống chiến tranh xâm lược thực dân cũ của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ
Là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ và xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), chống tàn dư phong kiến thực dân và bọn phản động trong giai cấp địa chủ, tư sản mại bản cùng các thế lực thù địch khác cấu kết với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc
Là cuộc chiến tranh liên minh giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cămpu chia, chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
Là một bộ phận của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân tiến bộ thế giới, góp phần đẩy mạnh phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, Trung Quốc (từ
1949 về sau), của các nước dân chủ nhân dân, thúc đẩy phong trào dân chủ tiến bộ xã hội của nhân dân các nước đế quốc và phong trào hoà bình thế giới
Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của một dân tộc nhỏ chống lại một
đế quốc to, một nước nông nghiệp lạc hậu vốn là nước thuộc địa nửa phong kiến chống lại một nước công nghiệp phát triển lại được Mỹ tiếp tay
Đây là cuộc chiến tranh toàn dân, của toàn dân tộc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt, đánh địch toàn diện, trong đó đấu tranh vũ trang giữ vai trò nòng cốt quyết định chống lại quân đội chính quy của thực dân Pháp
Đó là cuộc chiến tranh cách mạng để tiếp tục thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng trong chiến tranh (vừa chiến đấu, vừa xây dựng, vừa phục vụ kháng chiến, vừa đặt cơ sở cho xây dựng đất nước lâu dài)
Đó là cuộc chiến tranh mà sức mạnh tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam được phát huy cao độ, kết hợp tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi
Trang 21Chương 2
SỰ CHỈ ĐẠO KHÁNG CHIẾN VÀ PHƯƠNG THỨC KẾT THÚC
CHIẾN TRANH CỦA ĐẢNG
2.1 Phương châm kháng chiến của Đảng
Chúng ta còn yếu, phải chống lại kẻ địch mạnh hơn nên “vừa đánh vừa
vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ” phải “bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài” Đảng khẳng định: “Kháng chiến; nhất định thắng lợi”, nhưng “kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”
Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường để khắc phục những mặt yếu của ta, cũng là khoét sâu mặt yếu của địch Vì “địch muốn dùng cách đánh mau, thắng mau Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại” còn ta “mục đích đánh lâu dài chính là để phát huy mọi lực lượng vật chất và tinh thần, bồi bổ chỗ hơn, giảm bớt chỗ kém, để từ thế thua kém địch chuyển sang thế mạnh hơn địch, đặng giành thắng lợi cuối cùng”
Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp theo phương châm: “Kháng
chiến toàn dân, toàn diện,trường kì và dựa vào sức mình là chính” nó phát
triển qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng phản công Đây là một dự đoán khoa học về sự phát triển có tính quy luật của cuộc chiến giữa ta và địch trong điều kiện tương quan lực lượng còn chênh lệch, bất lợi cho ta
Tại sao ta phải kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức
mạnh là chính?
2.1.1 Kháng chiến toàn dân
Là toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang, có ba thứ quân làm nòng cốt… “Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ
Trang 22người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài
2.1.2 Kháng chiến toàn diện
Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao Trong đó:
Kháng chiến về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây
dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình
Kháng chiến về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng
du kích, vận động chiến Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài vừa đánh vừa võ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”
Kháng chiến về kinh tế: Phá hoại kinh tế địch như đường giao thông,
cầu, cống, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng theo nguyên tắc:
“Vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước”
Kháng chiến về văn hoá: Xoá bỏ văn hoá thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng
Kháng chiến về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương
thực lực “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập
2.1.3 Kháng chiến trường kì
Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian
để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hoá tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch
2.1.4 Kháng chiến dựa vào sức mình là chính
Trước hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời coi trọng viện trợ quốc tế
Trang 23Dù được sự ủng hộ của các nước anh em và bè bạn quốc tế nhưng ta vẫn phải chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh Không vì lý do đó
mà chủ quan, chểnh mảng Do vậy cần tích cực, chủ động, linh hoạt, dựa vào sức mình là chính
2.1.5 Triển vọng kháng chiến
Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi
Chiến tranh là một hiện tượng xã hội, sự phát triển của nó không theo đường thẳng Chiến tranh không chỉ là sự đấu lực mà còn là sự đấu trí của con người
Sự tác động của con người làm cho tiến trình phát triển của chiến tranh có thể
có những đột biến và trong nhiều trường hợp không hoàn toàn đúng với dự đoán ban đầu
Thực tế lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp đã diễn ra theo một quá trình vừa tuần tự vừa nhảy vọt, từ thấp đến cao, từ đánh nhỏ tiến lên đánh vừa
và đánh lớn, từ du kích chiến lên vận động chiến và trận địa chiến, và kết hợp các phương thức tác chiến đó, đã đánh bại từng kế hoạch quân sự của địch và kết thúc chiến tranh bằng một giải pháp chính trị
Sự phân đoạn của cuộc kháng chiến chỉ là tương đối, phụ thuộc vào chiến lược quân sự của Đảng ta, và diễn biến thực tế của chiến trường Mở đầu cuộc kháng chiến là cuộc tấn công đồng loạt vào quân địch trong các thành phố và thị xã, từ thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã
Cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra ở từng thành phố, thị xã đến từng đường phố, ta và địch giành giật nhau từng góc phố, từng cǎn nhà Trong điều kiện thông tin khó khǎn, Hà Nội nổ súng đầu tiên cũng chỉ cách nơi nổ súng sau cùng là Đà Nẵng có 9 tiếng đồng hồ Điều đó thể hiện quyết tâm “dám đánh và quyết thắng” của quân và dân ta, nhầm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch, kìm chân địch một thời gian trong phạm vi đô thị để ta chuyển nhân, vật lực ra vùng cǎn cứ, tạo dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp chiến đấu lâu dài
Trang 242.2 Diễn biến và kết quả tiến trình cuộc kháng chiến
Địch chiếm giữ các thành phố, thị xã, ta chủ động rút đại bộ phận lực lượng vũ trang ra khỏi các thành phố, đứng vững ở nông thôn, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc
1.2.1 Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947
Tháng 10-1947, địch mở đợt tấn công lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, hòng kết thúc chiến tranh theo chiến thuật quân sự “tốc chiến, tốc thắng” của chúng Địch huy động một lực lượng lớn quân viễn chinh Pháp (khoảng 20.000 tên), 40 máy bay và phần lớn lực lượng thuỷ quân và cơ giới tham gia chiến dịch
Triệt để lợi dụng yếu tố địa hình thuận lợi, bộ đội chủ lực phối lực với dân quan tự vệ đã chiến đấu dũng cảm, giữ vững quyền chủ động trong từng tình huống, từng trận đánh Nhiều trận ta đánh cho địch không kịp viện binh, không kịp rút chạy Sau hơn 200 trận đánh, chiến dịch Việt Bắc kết thúc thắng lợi, đã phá tan kế hoạch “đánh nhanh; thắng nhanh” của địch Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp
Sau chiến dịch đánh lên Việt Bắc thất bại, địch thay đổi kế hoạch Từ trọng điểm đánh chiếm Bắc Bộ quay về “bình định” Nam Bộ, từ tập trung tiêu diệt chủ lực của ta sang đánh phá cơ sở quần chúng và kinh tế của ta Địch tǎng cường “bình định” vùng chiếm đóng, ráo riết xây dựng nguy quản, nguy quyền, thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”
Để phá kế hoạch thâm độc của địch, ta chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân Bộ đội chủ lực được phân tán thành các đại đội độc lập và các tiểu đoàn tập trung, phát động trong quân đội phong trào luyện quân lập công Trong nǎm 1948, quân
ta đã diệt hàng trǎm đồn bốt địch bằng nhiều hình thức tập kích bất ngờ, nội
Trang 25ứng, bức rút và mở một số chiến dịch, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai
Cùng với sự trưởng thành của bộ đội chủ lực, dân quân du kích được phát triển Ta chú ý xây dựng các cǎn cứ và khu du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích, hỗ trợ cho nhân dân đứng dậy phá tề diệt ác, xây dựng chính quyền cơ sở
2.2.2 Chiến dịch biên giới Thu Đông năm 1950
Chiến tranh nhân dân phát triển mạnh trong hai nǎm 1948 và 1949; đồng thời, chúng ta cũng tạo được điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc kháng chiến Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời Nhân thắng lợi to lớn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thǎm Trung Quốc và Liên Xô Chuyến đi thǎm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho bè bạn xa gần hiểu ta hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta Tình hình trong nước và quốc tế có những điều kiện thuận lợi cho ta chủ động mở chiến dịch Biên giới vào tháng 9-1950
Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã phá vỡ phòng tuyến biên giới của địch, làm thay đổi cục diện chiến tranh Ta đã phá thế bị bao vây, giành lại thế chủ động trên chiến trường, từ phương thức tác chiến chủ yếu là du kích chiến
đã chuyển sang vận động chiến “công đồn diệt viện”, từ đánh nhỏ tiến lên đánh vừa và đánh lớn giành thắng lợi lớn, mở ra một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến
Từ tháng 12-1950 đến tháng 6-1951 ta liên tiếp mở ba chiến dịch đánh địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ Ba chiến dịch này tuy có giành được những thắng lợi mới, nhưng không thực hiện được ý đồ chiến lược, là làm chủ chiến trường Bắc Bộ
Qua chiến dịch Biên giới và ba chiến dịch ở đồng bằng và trung du Bắc
Bộ, ta rút ra kinh nghiệm là phải chọn hướng và địa bàn tiến công cho đúng
Trang 26Chiến dịch Biên giới ta chọn đúng hướng tiến công và đúng điểm tiến công
địch nên giành được thắng lợi lớn, thực hiện đúng ý đồ chiến lược Nếu ta chọn
hướng tiến công về đồng bằng Bắc Bộ là đụng đầu với lực lượng mạnh của
địch, trong khi đó bộ đội ta chưa có kinh nghiệm tác chiến lớn ở đồng bằng
Rút kinh nghiệm, Đảng chỉ đạo “tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch”
Như vậy, hướng tiến công là vấn đề có vị trí rất quan trọng trong chỉ
đạo chiến tranh, đặc biệt hướng tiến công chiến lược Nếu chọn đúng hướng
tiến công thì một lực lượng nhỏ cũng đạt hiệu quả tác chiến lớn, “một mũi
kim tác động như một thanh kiếm”
2.2.3 Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954
Sau thất bại ở Biên giới, địch có khó khǎn Nhưng được sự viện trợ của
Mỹ, chúng vạch kế hoạch mới mang tên Đơ-lát Đờtátxi-nhi để đối phó với ta
nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược
Thực hiện kế hoạch Đơ-lát Đờ-tát-xi-nhi, địch tập trung lực lượng cơ
động chiến lược lớn mở chiến dịch Lô-tuýt đánh chiếm Hoà Bình, nhằm tiêu
diệt lực lượng ta, dựng lại hành lang Đông - Tây, chặn đường tiếp tế của ta từ
Việt Bắc đi các chiến trường và tái lập xứ Mường tự trị thấy rõ ý đồ của địch,
Trung ương Đảng ra chỉ thị nhằm phá tan cuộc hành quân này Sau ba đợt
chiến đấu từ ngày 25-11-1951 đến ngày 23-2-1952, chiến dịch Hoà Bình kết
thúc thắng lợi Chiến thắng Hoà Bình và các chiến trường vùng sau lưng địch
đã tạo ra các vùng giải phóng liên hoàn ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, làm
phá sản ý đồ của địch hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường
Sau 7 nǎm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị
thất bại liên tiếp, các kế hoạch quân sự theo nhau phá sản Nhưng với bản chất
ngoan cố của kẻ xâm lược, chúng cố tìm “lối thoát danh dự” bằng thắng lợi
quân sự Được sự viện trợ tối đa của Mỹ, thực dân Pháp vạch kế hoạch Na-va khá tỉ mỉ, với quy mô rộng lớn Kế hoạch Na-va thực sự là một âm
Trang 27mưu chính trị và quân sự của liên minh Mỹ - Pháp chống phá cách mạng Việt Nam và Đông Dương Kế hoạch Na-va nhằm “giành thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng để kết thúc chiến tranh”
Tháng 9-1953, Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng tiến công vào các hướng chiến lược nơi địch yếu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ vùng tự
do Hướng tiến công chính là Tây Bắc và Thượng Lào
Ngày 6-12-1953, Bộ chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch, quyết định tiêu diệt cǎn cứ này trong hình thái phòng ngự kiên cố của nó
Cuối tháng 9 đầu tháng 10/1953 tại đại bản doanh ở chân Núi Hồng vùng an toàn khu Định Hoá- Thái Nguyên, Bộ Chính trị- Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã mở hội nghị bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953- 1954 Đây là hội nghị lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Tại hội nghị Trung ương đã chỉ rõ phương hướng tác chiến là: “Tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc địch phải phân tán khối chủ lực cơ động ra các hướng để đối phó, tạo điều kiện thuận lợi cho ta….” Phương châm hành động là: Tích cực chủ động, cơ động linh hoạt
Na Va cho mở nhiều cuộc càn quét ác liệt ở đồng bằng Bắc Bộ nhằm giành quyền chủ động Tháng 11/1953, lập phòng tuyến Nậm Hu, nối Thượng Lào với Điện Biên Phủ Đầu tháng 12/ 1953, địch phát hiện thấy ta đưa lực lượng lên Tây Bắc và Na Va vội vã rút lực lượng ở Lai Châu về xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương Như vậy, Điện Biên Phủ lúc đầu không có trong kế hoạch, ta mới cơ động lực lượng lên Tây Bắc đã làm đảo lộn kế hoạch Na Va
Trang 28Tại hội nghị Trung ương, Bác Hồ đã dùng hình tượng bàn tay nắm lại, xoè ra và nói với tinh thần: Địch đang tập trung lực lượng tạo ra “quả đấm” mạnh, ta buộc chúng phải duỗi từng ngón tay ra thành bàn tay xoè để bẻ gãy từng ngón Bàn tay đã xoè thì không thể đấm nổi
Thực hiện chỉ thị đó, ta đã mở 5 đòn tiến công chiến lược
+ Chiến dịch giải phóng Lai Châu từ ngày 07 đến ngày 19/12/1953
Giải phóng một vùng chiến lược rộng lớn, buộc Na Va phải điều 6tiểu đoàn lên Điện Biên Phủ, xây dựng thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương làm bàn đạp giữ Lai Châu và Thượng lào
* Chiến dịch Trung Hạ Lào - Đông Bắc Cămpuchia từ ngày 21/12/1953
đến ngày 31/1/1954 Giải phóng nhiều vùng chiến lược rộng lớn
- Trung Lào ta giải phóng Thà Khẹc và Xa Va Na Khét, Na Va phải tăng
c-ường lực lượng lên lập phòng tuyến Xế Nô (địch tập trung ở Trung Lào 26d)
- Hạ Lào ta giải phóng cao nguyên Pô Nô Ven và thị xã A Pơ Tơ ( địch
phải điều 6d lên Pắc xế)
* Chiến dịch Bắc Tây Nguyên từ ngày 25/1 đến 17/2/1954 Ta diệt địch ở
Măng Đen, Măng bút, Công Bray, Na Va phải điều 14 d lên Plâycu và đình
chỉ cuộc hành quân Át Lăng ở đồng bằng Miền Trung
* Chiến dịch Thượng Lào từ ngày 25/1 đến 10/2/1954 Ta diệt địch ở
Nậm Hu, buộc Na Va phải điều 5tiểu đoàn lên giữ Luông Pha Băng và 4 tiểu đoàn lên Mường Sài lập thành tập đoàn cứ điểm
* Các chiến trường sau lưng địch
- Tại Bắc Bộ Đại đoàn 320 phối hợp với eBB 41 và eBB46 (chủ lực liên khu 3), tiến công địch ở sân bay Cát Pi, Đồ Sơn, đánh cắt giao thông…
- Tại chiến trường Bình Trị Thiên, Khu5, Nam Bộ, ta đẩy mạnh tác chiến
du kích, làm chủ nhiều địa bàn quan trọng
➔ Kết quả cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954