54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC VÀO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
******************************
NGUYỄN QUANG HUY
VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHÁNG CHIẾNCHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
(1945-1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
HÀ NỘI – 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
******************************
NGUYỄN QUANG HUY
VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHÁNG CHIẾNCHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
(1945-1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Người hướng dẫn khoa học
Thiếu tá,Th.S NGUYỄN THẾ HÙNG
HÀ NỘI – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Thiếu tá, Th.S Nguyễn Thế Hùng đã tận tình trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Trung tâm GDQP&AN Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 Vì mới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên khóa luận không tránh được những sai xót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo trong Trung tâm GDQP&AN Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1 Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thiếu tá, Th.S Nguyễn Thế Hùng
2 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Tác giả đề tài
Nguyễn Quang Huy
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Danh mục viết tắt Danh mục chữ viết đầy đủ
GD-ĐT XHCN GDQP&AN BGĐ CNQP LLVT KHCN VKTBKT SSCĐ SPKTDD
Giáo dục và đào tạo
Xã hội chủ nghĩa Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ban Giám đốc Công nghiệp quốc phòng lực lƣợng vũ trang Khoa học công nghệ
Vũ khí trang bị khi tài Sẵn sàng chiến đấu Súng pháo, khí tài, đạn dƣợc
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đê tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiêm cứu 2
6 Phương pháp nghiêm cứu 3
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
8 Bố cục của đề tài 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC (1945 - 1975) 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975) 4
1.1.1 Quan điểm về sự phát triển 4
1.1.2 Quan điểm về kỹ thuật quân sự 8
1.1.3 Vai trò của sự phát triển kỹ thuật quân sự trong chiến tranh cách mạng 9
1.2.Cơ sở thực tiễn về sự phát triển kỹ thuật quân sự trước và trong kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược (1945-1975) 11
1.2.1.sự phát triển kỹ thuật quân sự trong lịch sử nước ta 11
1.2.2 Bối cảnh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-1954) 15
1.2.3 Bối cảnh lịch sự trong cuộc kháng chiến chống đế quốc mỹ xâm lược (1954-1975) 17
Tiểu kết chương 1 21
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975) 22
2.1 SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1975) 22
2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kỹ thuật quân sự trong kháng chiến 22
2.1.2 Ngành kỹ thuật quân sự hình thành và phát triển nhanh chóng theo hướng tự lực, tự cường (1945-1950) 27
2.1.3.Chuyển hướng sản xuất,triệt để khai thác mọi nguồn vũ khí trang bị bảo đảm cho sự nghiệp kháng chiến chống pháp đi tới tăhngs liợn (1950-1954) 34
Trang 72.2 Sự phát triển kỹ thuật quân sự trong kháng chiến chống đế quốc mỹ xâm lược (1954-1975) 41 2.2.1 Tình hình mới và yêu cầu mới trong kháng chiến chống đế quốc mỹ 41 2.2.2 Xây dựng và phát triển kỹ thuật quân sự từng bước tiến lên chính quy, hiện đại bảo đảm vũ khí cho các lực lượng vũ khí trang bị 44 Tiểu kết chương 2 54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC
MỸ XÂM LƯỢC VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 55 3.1 Một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược về sựu phát triển kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến chống thực đân pháp và đế quốc mỹ xâm lược 55 3.1.1 Coi trọng vị trí của kỹ thuật quân sự, xây dựng ngành kỹ thuật quân sự theo hướng phát triển của thời đại 55 3.1.2 Đặt đúng vị trí kỹ thuật quân sự , không chỉ ở chủ trương, nhận thức mà có những biện pháp cụ thể phù hợp, chăm lo tạo nguồn vũ khí , hợp đồng thời quan tâm không ngừng hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến tranh 60 3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG 30 NĂM KHẮNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 61 3.2.1.Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xậy dựng và phát triển kỹ thuật quân sự vận dụng vào sự nghiệp bảo về tổ quốc hiện nay 61 3 2.2 Tự lực tự cường xây dựng và phát triển kỹ thuật quân sự và tranh thủ sự ủng
hộ của quốc tế 62 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đê tài
Kỹ thuật quân sự là lĩnh vực liên quan đến các hoạt động sản xuất tạo nguồn, nghiên cứu cải tiến, bảo đảm kỹ thuật và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự để đảm bảo cho các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ quân sự Phương tiện kỹ thuật quân sự gồm nhiều loại, trong
đó vũ khí, trang bị kỹ thuật là những loại chủ yếu và chiếm khối lượng lớn nhất
Kỹ thuật quân sự là một thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang để chiến đấu và chiến thắng
Trải quan hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam ta đã thể hiện tài năng chế tạo vũ khí và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật quân sự, rất sáng tạo để chiến thắng Tiêu biểu như tổ chức các công trường chế tạo cung nỏ, mũi tên đồng từ thời đại Văn Lang - Âu Lạc; chế tạo hàng vạn thuyền chiến cùng các loại "Vũ khí nóng" như hỏa pháo,hỏa đồng,hỏa hổ và nhiều loại pháo thần công lớn,nhỏ…trang bị bộ binh,thủy binh,tượng binh…ở các triều đại Lê,Lý,Trần,Tây Sơn…nên đã góp phần quan trọng tạo nên những chiến thắng vang dội trong các trận chiến quyết chiến chiến lược như của Lý Thường Kiệt trong trận tiến công sang Châu Ung và phòng ngự-phản công trên phòng tuyến sông Cầu: của Trần Hưng Đạo trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng; của Nguyễn Huệ - Tây Sơn trong tiến công thần tốc giải phóng Thăng Long và cơ động bằng hàng ngàn thuyền chiến và đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút…
Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật thời kỳ 1930-1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn tìm mọi cách để giải quyết vấn đề vũ khí, trang bị để tiến
Trang 9hành khởi nghĩa vũ trang như phát động phong trào "Đồng tiền cứu nước",
kêu gọi nhân dân đóng góp để mua vũ khí, súng đạn, lập các cơ sở để sản xuất
vũ khí thô sơ, lấy vũ khí của địch … nhờ vậy đã có hàng ngàn khẩu xúng các loại trang bị cho lực lượng vũ trang trong tiến hành khởi nghĩa thắng lợi
Xuất phát từ những lý do đó khiến tôi mạnh dạn chọn đề tài: Sự phát triển kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945-1975) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945-1975) từ đó rút ra bài học knh nghiệm và tìm hiểu rõ được kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiếnw chống thực dân Phát và chống đế quốc Mỹ
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan về kỹ thuật quân sự
Nghiên cứu vai trò của sự phát triển kỹ thuật quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)
Rút ra những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu sự phát triển kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ
5 Phạm vi nghiêm cứu
Nghiêm cứu vai trò sự phát triển kỹ thuật quân sự Việt Nam và sự giúp
đỡ của quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
Trang 106 Phương pháp nghiêm cứu
Tác giả đã sử dụng hướng pháp nghiên cứu lý thuyết bằng hình thức phân tích tổng hợp tài liệu, nghiên cứu tài liệu trong quá tình thực hiện đề tài
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu làm sâu sắc thêm về vai trò của sự phát triển kỹ thuật quân sự nước ta cùng với sự giúp đỡ của quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sâm lược (1945-1975)
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập các môn quân sự …
Chương 2: Sự phát triển kỹ thuật quân sự trong kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược (1945 - 1975)
Chương 3: một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược và bài học kinh nghiệm
về vai trò sự phát triển kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
Trang 11Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC (1945 - 1975)
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC
MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975)
1.1.1 Quan điểm về sự phát triển
+ Quan điển của chủ nghĩa Mác_Lê nin:
- Khái niệm phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát
triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới
Tính chất của sự phát triển
Trang 12Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan
- - Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng, song rnỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển
+ Quan điểm của Hồ Chí Minh:
Phản ánh khát vọng thời đại
Mác khái quát: "Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó và nếu nó không tìm ra những người như thế nó sẽ nặn ra họ"
Trang 13Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ
Ngay trong những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với quá
trình hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh
đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin : Giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Người cũng có những nhận thức sâu sắc
và độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
Người chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của độc lập dân tộc trong tiến trình
đi lên chủ nghĩa xã hội, về sự tự thân vận động của công cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc
Từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác, đúng đắn về vấn
đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Việc xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có cả các vấn đề về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc…
có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế ngày nay
Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
Trang 14Có thể nói, đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ
việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con đường cách mạng, một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa lạc hậu
Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn vấn đề "Làm cách nào để giải phóng các dân tộc thuộc địa" ; Người đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện "đại đoàn kết", "đại hòa hợp" Đây là đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn ở chỗ, ngay từ rất sớm, Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại Trên cơ sở nắm vững đặc điểm thời đại Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới Người đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản ; Người cương quyết
bảo vệ và phát triển quan điểm của V.I.Lênin về khả năng to lớn và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng vô sản
Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại, Hồ Chí Minh
đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam Rồi chính từ kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam Người đi đến khẳng định : " trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ với sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới,
Trang 15trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi"
Những tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại
Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng
Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại người thầy thiên tài của cách mạng Việt Nam, một nhà mácxít — lêninnít lỗi lạc, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX
1.1.2 Quan điểm về kỹ thuật quân sự
- Kỹ thuật quân sự là lĩnh:Kỹ thuật quân sự là lĩnh vưc liên quan đến các
hoạt động sản xuất tạo nguồn, nghiên cứu cải tiến, bảo đảm kỹ thuạt và khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự để đảm bảo cho các lực lượng
vũ trang thực hiện nhiệm vụ quân sự Phương tiện kỹ thuật quân sự gồm nhiều loài, trong đó vũ khí, trang bị kỹ thuật là những loại chủ yếu và chiếm
khối lượng lớn nhất
- Về tổ chức hệ thống kỹ thuật:
Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 121/SL thành lập Tổng cục Cung cấp (sau này đổi tên là Tổng cục Hậu cần) thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Tổng cục Cung cấp có nhiệm vụ quản trị, trang bị, cấp dưỡng quân đội và snả xuất quốc phòng Tổng cục Cung cấp gồm các cục Quân vụ, Quân nhu, Quân y, Vận tải, Quân giới và Phòng quân khí
- Chuyển hướng sản xuất vũ khí:
Do có nguồn vũ khí phương tiện kỹ thuật các nước anh em viện trợ, nguồn chiến lợi phẩm ngày càng dồi dào nên Đảng chủ trương chuyển hướng sản xuất vũ khí ở chiến trường phía Bắc Quân giới tập trung sản xuất mìn,
Trang 16lựu đạn và bộc phá Việc sản xuất đạn cối, đạn súng trường và súng badôca
SKZ giảm dần Đến năm 1952 các xưởng phía Bắc ngừng sản xuất 9 loại vũ khí, trong đó có bom phóng, badôca, SKZ, các loại cối Thay vào đó, việc sản xuất lựu đạn, mìn, bộc phá và các bộ phận thay thế súng pháo phục vụ cho sửa chữa được tăng cường Đến năm 1954, các xưởng sản xuất được 400 bộ phận với 50.000 sản phẩm Đồng thời, việc sửa chữa pháo, cối cũng được tăng cường
- Tranh thủ nguồn viện trợ vũ khí của các nước anh em:
Từ sau chiến thắng Biên giới, ta có điều kiện tiếp nhận viện trợ vũ khí của các nước anh em với số lượng ngày càng tăng, năm 1959 là 1.018 tấn, năm 1954 là 6.164 tấn Tính chung, nguồn vũ khí viên trợ chiếm khoảng 22% tổng số vũ khí mà quân dân ta sử dụng
1.1.3 Vai trò của sự phát triển kỹ thuật quân sự trong chiến tranh cách mạng
-Cùng với việc xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương, bảo đảm hậu cần cho quân đội, những thành tựu của kỹ thuật quân sự là một trong những biểu tượng sáng ngời của nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại của chiến tranh nhân dân Việt Nam, của trí tuệ Việt Nam
Hậu phương - hậu cần - kỹ thuật quân sự là những vấn đề luôn được các chính trị gia, các nhà chiến lược, các nhà chỉ huy quân sự mọi thời đại đặc biệt coi trọng Các nhà quân sự phương Tây thường đánh giá: Bên nào có kinh tế mạnh hơn, lực lượng vật chất dồi dào hơn thì bên đó sẽ thắng trong chiến tranh
Song lịch sử quân sự thế giới đã cho thấy nhiều trường hợp bên có hậu phương giàu mạnh, có khả năng huy động lực lượng và vật chất rất lớn, rất nhanh chóng nhưng vẫn bị thất bại Thí dụ như nước Đức phát-xít Khi tiến
Trang 17công xâm lược Liên Xô (22-6-1941), nước Đức có nền công nghiệp chiến tranh mạnh hơn Liên Xô gấp 2,5 lần; có quân số nhiều hơn 1,9 lần Nhưng cuối cùng phát-xít Đức phải đầu hàng vô điều kiện Lại có trường hợp những đội quân xâm lược nhà nghề của những nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ khoa học công nghệ cao, được trang bị hiện đại phải chịu thua trong khi quân vẫn còn đông, vũ khí trang bị còn nhiều Đó là trường hợp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Từ những buổi đầu phải đánh giặc theo tinh thần "Ai có súng dùng súng,
ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc", quân đội ta đã nhanh chóng phát triển, trưởng thành về tổ chức, trang bị và đã
mạnh dạn tiến hành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong quân sự, đưa quân đội ta từ chỗ chủ yếu là bộ binh thành một quân đội có lục quân mạnh, có đủ các quân binh chủng kỹ thuật cần thiết như phòng không, không quân, hải quân, pháo binh, công binh, tăng thiết giáp, hóa học, thông tin, vận tải… đủ sức đánh bại những kẻ thù mạnh gấp nhiều lần, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước
Tạo sức mạnh lớn trong tình hình mới
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, việc vận dụng
và phát huy vị trí, vai trò của kỹ thuật quân sự, bảo đảm cho quân đội có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết Có thể nói quân và dân ta đã và đang phải đương đầu với một kiểu chiến tranh xâm lược mới - Kiểu chiến tranh mà cách đây 714 năm, Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn đã từng dự báo: "Nếu thấy quân giặc kéo đến như lửa cháy, gió thổi thì dễ chế ngự" Điều Trần Quốc Tuấn lo lắng và đã dặn dò rất kỹ vua Trần Anh Tông cũng là cho hậu thế là phải lường trước, phải sẵn sàng đối phó với kiểu chiến tranh xâm lược mà kẻ thù "dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn lá dâu, không lấy của dân, không cần được chóng"(Đây là kiểu chiến tranh có lẽ chưa từng diễn ra
Trang 18trong lịch sử nhân loại, nó rất giống như những gì đang diễn ra trên Biển Đông cũng như trên đất liền hiện nay - VTB) Theo Trần Quốc Tuấn, đó mới chính là kiểu chiến tranh nguy hiểm nhất, là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của dân tộc (Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định,
Để đánh thắng kiểu chiến tranh trên, Trần Quốc Tuấn căn dặn vua Trần
và hậu thế phải tiến hành nhiều chủ trương, biện pháp thích hợp Thứ nhất:
"Phải biết dùng lương tướng" Theo Trần Quốc Tuấn, lương tướngkhông chỉ
là một tướng soái dũng cảm, tài trí mà còn phải là một nhà chính trị sắc sảo đủ khả năng quán xuyến mọi công việc của đất nước, nỗ lực tìm mọi cách tránh không để xảy ra chiến tranh, nhưng phải bảo vệ vững chắc từng tấc đất, từng dặm lý biển thiêng liêng của Tổ quốc Thứ hai: "Phải biết xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà ứng phó", nghĩa là những người lãnh đạo, chỉ huy từ cấp cao đến cấp cơ sở (trong đó có những người lãnh đạo chỉ huy kỹ thuật quân sự) phải biết địch, biết ta, phải linh hoạt, mưu trí, sáng tạo, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trong xử lý tình huống trên thực địa, trong đấu tranh ngoại giao cũng như trong tổ chức chiến đấu Thứ ba: "Phải xây dựng được một đội quân cốt tinh không cốt nhiều, tướng lĩnh và binh sĩ như cha con một nhà" Thứ tư: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu
rễ, bền gốc Đó là thượng sách để giữ nước"
1.2.Cơ sở thực tiễn về sự phát triển kỹ thuật quân sự trước và trong
kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược (1945-1975) 1.2.1.sự phát triển kỹ thuật quân sự trong lịch sử nước ta
Về sản xuất chế tạo vũ khí:
Trước ngày toàn quốc kháng chiến, các xưởng quân giới chủ yếu sản xuất chế tạo vũ khí thô sơ như mã tấu, dao găm, kiếm, cung, lựu đạn, mìn … Một số nơi bước đầu nghiên cứu chế tạo súng, đặc biệt là quân giới ở Hải
Trang 19Phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công súng và đạn cối 60mm Đây là những
khẩu súng cối đầu tiên do quân giới Việt Nam sản xuất
Tháng 4 năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị chỉ rõ: "Cần chú trọng chế tạo các loại vũ khí chống xe tăng (badoca) chống ca nô (thủy lôi) và vũ khí thô sơ (lựu đạn, súng kíp…) , phải sống khuynh hướng coi thường vũ khí thô sơ mà chỉ chú trọng vũ khí tối tân; đồng thời chống khuynh hướng thiên
về chế tạo vũ khí thô sơ mà không để ý hay không gắng sức chế tạo vũ khí tối tân Động viên nhân dân làm nguyên vật liệu và tham gia sản xuất vũ khí thô
sơ Phổ biến cách chế tạo lựu đạn và súng kíp đơn giản cho dân … và tự vũ trang"
Chế tạo súng, đạn bộ binh cũng được đẩy mạnh ở nhiều xưởng (tính từ Khu 4 trở ra trong các năm từ 1948 đến 1950, ta đã sản xuất và nhồi lại được 2.834.000 viên đạn DAM, 2 năm 1949 - 1950, chế tạo mới được 2 triệu viên đạn DAM)
- Về tạo nguồn trang bị bằng thu vũ khí của địch:
Phương châm "lấy vũ khí giặc đánh giặc" được quân dân ta tích cực thực hiện Sau Cách mạng tháng Tám, trước tình hình quân Nhật hoang mang vì thua trận, quân Tưởng vào giải giáp vũ khí quân Nhật lại ô hợp nên ta đã tích cực dùng binh vận để lấy súng và dùng tiền mua vũ khí của chúng Ở nhiều
nơi, quân ta còn đột nhật vào các kho vũ khí, tiến công trại lính hoặc đánh địch trên đường chúng vận chuyển để lấy súng đạn Ở Đấp Cầu, ta lấy được một kho vũ khí gồm thuốc nổ, đạn và súng các loại, có cả một khẩu đại bác
75mm của quân Tưởng Tại Vân Thái, ta tổ chức đánh chiếm một đoàn xà lan của quân Nhật thu 200 tấn vũ khí Ở Đình Ấm, ta thu được 300 quả đại bác…
- Về quyên góp, mua sắm vũ khí:
Từ sau cách mạng tháng Tám đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, hầu hết
số tiền và vàng nhân dân đóng góp trong Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng được
Trang 20chính phủ sử dụng vào việ mua vũ khí của quân Tưởng như súng trưởng, tiểu
liên, súng cối… Ở Hải Phòng, ta đã sử dụng tới 2 triệu đồng Đông Dương mua được hàng ngàn khẩu súng các loại Ở Vĩnh Yên, ta còn mua được máy tao tàu chở đầy vũ khí chuyển thẳng vào Nam Bộ Trong hai năm 1948 -
1949 Nha Mậu dịch thuộc Cục Quân giới đã mua được 27.279kg kaliclorat, 11.141 bánh đinamit gồm, 119.838 ông nổ… Xứ ủy Nam Bộ tổ chức một sổ đoàn vượt biên sang Campuchia, Malaixia, Thái Lan, Hồng Kông… mua nguyên vật liệu Ngoài sổ vàng do xứ ủy cấp; các đoàn còn nhận được sự ủng
hộ rất to lớn của bà con Việt kiều nên đã mua được hàng trăm tấn vũ khí, nguyên vật liệu quý hiếm, hóa chất, máy thông tin liên lạc
- Lực lượng vũ trang của ta bao gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Mỗi thứ quân đều có vị trí tác dụng của nó, đều có những đặc điểm và quy luật hoạt động riêng của nó Vì vậy, cần phải
có nghệ thuật chỉ đạo tác chiến phù hợp mới phát huy được hết sức mạnh của từng thứ quân Nhưng ba thứ quân lại có nhiệm vụ chung và có mối quan hệ rất khăng khít với nhau trong tác chiến Vì vậy, cần phải giải quyết tốt vấn đề phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân cả về chiến lược cũng như trong chiến dịch và chiến đấu mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân, đánh bại được những đội quân xâm lược thường lớn mạnh hơn ta cả về số quân và về trang bị kỹ thuật
Trong quá trình trưởng thành của mình, lực lượng vũ trang nhân dân ta
đã từ bộ binh đơn thuần từng bước phát triển thành một lực lượng vũ trang gồm nhiều binh chủng và quân chủng Bộ đội chủ lực của ta ngày nay không chỉ có lục quân, mà còn có các quân chủng Phòng không-không quân và Hải quân ngày càng lớn mạnh Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ngày nay cũng không phải chỉ có bộ binh mà còn có bộ binh tinh nhuệ (bộ đội đặc
Trang 21công), pháo binh, bộ đội cao xạ, công binh, thông tin, v.v Bởi vậy, nghệ thuật quân sự của ta ngày nay không chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo tác chiến của bộ binh, của lục quân, mà còn phải chỉ đạo tác chiến của các binh chủng khác, của lực lượng Phòng không - không quân và Hải quân; chỉ đạo hoạt động của các binh đoàn vận chuyển chiến lược Nó có nhiệm vụ chỉ đạo tác chiến hiệp đồng binh chủng và quân chủng, đồng thời chỉ đạo tác chiến độc lập của từng binh chủng và quân chủng
Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật tác chiến của bộ binh, của lục quân ta đã phát triển lên một trình độ mới, với nội dung hết sức phong phú Ðồng thời, một nghệ thuật quân sự chỉ đạo tác chiến phòng không, nghệ thuật quân sự chỉ đạo công tác vận chuyển chiến lược, với
sự hoạt động và chiến đấu hiệp đồng của nhiều binh chủng, cũng đã từng bước hình thành và ngày càng trở nên hoàn chỉnh Chúng ta cũng đã bước đầu giải quyết được một số vấn đề về nghệ thuật tác chiến của pháo binh ven biển
và của hải quân đánh tàu chiến địch Ðó là những bộ phận hợp thành không thể thiếu được của nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, là xu thế phát triển tất yếu của nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc ở nước ta
Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của ba thứ quân, của các binh chủng, quân chủng của ta cũng là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ tác chiến du kích và tác chiến tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn Có thực hiện được
sự kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến du kích và tác chiến tập trung, giữa đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, chúng ta mới phát huy được đến mức cao nhất sức mạnh của từng thứ quân, từng binh chủng, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thứ quân, các binh chủng tác chiến hiệp đồng, phát huy hết
uy lực của mọi trang bị vũ khí có trong tay, từ thô sơ đến hiện đại Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được một hình thái chiến tranh nhân dân thật sự, hình
Trang 22thái chiến tranh cài răng lược, xen kẽ triệt để giữa ta và địch, làm cho binh lực
và hỏa lực của địch bị phân tán, dàn mỏng, khiến chúng đông mà hóa ít, mạnh
mà hóa yếu Và cũng chỉ có như vậy mới tạo được điều kiện cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể chủ động tiến công địch một cách liên tục
và rộng khắp, thực hiện tiêu hao địch một cách rộng rãi, trên cơ sở đó mà từng bước tiến lên thực hiện những đòn đánh tiêu diệt quy mô ngày càng lớn, tạo nên sự chuyển biến cục diện chiến trường có lợi cho ta
1.2.2 Bối cảnh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-1954)
-Cuộc Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời Nhưng thực dân Pháp từ lâu đã có ý đồ xâm lược trở lại Đông Dương
-Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định đưa 6 vạn quân sang Đông Dương Mặc dù mới có một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân
Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu
Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
Trang 23Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ
bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết Chiến tranh bị đẩy lùi một bước
Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà
hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đứng lên kháng chiến Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu
Đường lối kháng chiến của ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân
ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta
Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công Quân địch theo đường bộ số 3,
số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến
Trang 24Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến
Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp
Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại
Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ
bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc
Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo
vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới
1.2.3 Bối cảnh lịch sự trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)
- Cuộc kháng chiến trải qua 5 giai đoạn chiến lược:
Giai đoạn 1 (7.1954-12.1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần - phong trào Đồng Khởi Miền Bắc ra sức củng cố, xây dựng theo hướng XHCN làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước;
miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, đánh bại cuộc chiến tranh một phía của Mỹ
Trang 25Thi hành Hiệp định Geneve, LLVT ta rút ra miền Bắc tập kết Trong khi
đó quân nguỵ tay sai rút vào miền Nam Với âm mưu chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, từ năm 1955, đế quốc Mỹ xây dựng cho chính quyền Ngô Đình Diệm một đội pháo binh, thiết giáp chủ lực cùng 54.000 quân địa phương dưới sự điều khiển trực tiếp của Mỹ thông qua gần 700 cố vấn quân sự
Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ và thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước cùng chính quyền dân sinh, dân chủ (xem vụ thảm sát Ngân Sơn-Chí Thạnh, 7.9.1954; vụ thảm sát Phú Lợi, 1.12.1958) Chỉ trong 4 năm (1955-1958), 9/10 cán bộ đảng viên bị bắt giết, tù đày, nhiều huyện không còn cơ sở đảng Cách mạng miền Nam phải chịu những tổn thất nặng nề và lâm vào tình thế rất hiểm nghèo
- Giai đoạn 2 (1.1961-6.1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ
Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã làm thất bại cuộc chiến “chiến tranh một phía” của Eisenhower, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời
kỳ khủng hoảng triền miên Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai,
Mỹ phải đối phó bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, ra sức củng cố và phát triển QĐ Sài Gòn, tăng cường viện trợ, cố ván và lực lượng yểm trợ của Mỹ;
mở các cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược theo kế hoạch Stanley-Taylor
Trang 26Chính quyền Kennedy công bố học thuyết chiến tranh mới: Chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm Nội dung chủ yếu của “Chiến tranh đặc biệt” là: củng cố ngụy quyền, tăng cường khả năng chiến đấu của ngụy quân bằng chỉ huy, trang bị vũ khí, yểm trợ kỹ thuật Mỹ, tăng cường phá hoại miền Bắc, chống miền Nam thâm nhập, bình định dồn dân vào “ấp chiến lược” để thực hiện “tát nước bắt cá”, cô lập, đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam Ngụy quyền, ngụy quân và “ấp chiến lược” được coi là xương sống của “Chiến tranh đặc biệt”
- Giai đoạn 3 (7.1965-12.1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần
1 (7.2.1965-1.11.1968) của Mỹ ở miền Bắc
Chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Kennedy đề ra 3 hình thức chiến tranh: đặc biệt, cục bộ, tổng lực Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ bị động chuyến sang tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh, cuộc “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhưng sử dụng mức độ hạn chế quân Mỹ cùng với quân chư hầu trong khu vực và quân ngụy, trong đó quân
Mỹ giữ vai trò tác chiến chủ yếu trên chiến trường Mục tiêu “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam là nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực, hỏa lực “tìm diệt” chủ lực ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, mở rộng và củng cố vùng kiểm soát, giành lại dân; đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân
ta
Quân dân miền Bắc quyết tâm vừa đánh thắng Mỹ vừa đảm bảo sản xuất
và đời sống, vừa tích cực chi viện cho miền Nam Đến cuối năm 1968, quân dân miền Bắc đã bắn rơi, bắn cháy 3.234 máy bay, diệt và bắt sống hàng
Trang 27nghìn giặc lái Mỹ, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ-Ngụy, đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 bằng không quân và hải quân của Mỹ
Bị thất bại nặng nề ở VN, trước làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ, ngày 1.11.1968, chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc và phải ngồi vào bàn thương lượng ở Hội nghị Paris (1968-1973)
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị phá sản
- Giai đoạn 4 (1.1969-1.1973): Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần 2 (6.4.1972-15.1.1973) của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước Chiến lược chiến tranh cục bộ bị phá sản, Nixon chuyển sang thực hiện chiến lược "VN hoá chiến tranh", ra sức phát triển và hiện đại hoá QĐ Sài Gòn để từng bước thay thế quân Mỹ rút dần về nước; đẩy mạnh bình định ở miền Nam VN và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương
Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Sihanouk (xem đảo chính Lon
Non-Syriach Matăc, 18.3.1970), Mỹ và QĐ Sài Gòn mở cuộc tiến công xâm lược Campuchia nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc-Nam của
VN QGPMNVN phối hợp với LLVT cách mạng Campuchia tổ chức các chiến dịch phản công đánh bại các cuộc tiến công lớn của địch (xem chiến dịch Đông Bắc Campuchia, 29.4-30.6.1970; chiến dịch Đông Bắc Campuchia, 4.2-31.5.1971; chiến dịch Đường 6, 27.10-4.12.1971), mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Campuchia trên 5 tỉnh
Trước thất bại nặng nề của QĐ Sài Gòn, Mỹ cho không quân và hải quân
trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối 12.1972 (chiến dịch Linebacker II)
bị đập tan (xem chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng, 18-29.12.1972)
Trang 28và là một “Điện Biên Phủ trên không” đối với đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam VN, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của VN Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thất bại
- Giai đoạn 5 (12.1973-30.4.1975): tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến chống Mỹ
Tuy rút hết quân đội, nhưng Mỹ vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, để lại vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu Quân ngụy lên đến 1.100.000 tên và ra sức lấn chiếm phá hoại Hiệp định Paris Quân dân miền Nam kiến quyết đánh bại các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” của địch, cả nước khẩn trương tạo thế, tạo lực để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Tiểu kết chương 1
Về chương 1 tác giả đã làm rõ được về quan điểm sự phát triển và quan điểm về kỹ thuật quân sự, nói lên được vai trò to lớn về kỹ thuật quân sự trong chiến tranh cách mạng, làm rõ được ngững vấn đề cơ bản trong sự phát triển kỹ thuật quân sự trong kháng chiến chống pháp và Mỹ
Khái quát được bối cảnh lịch sự trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mỹ
Sự vẫn dụng sáng tạo, tài tình của ông cha ta và cách tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược và đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đẳng đã đưa đất nước ta giành được độc lập dân tộc chiến thắng thực dân Pháp xâm lược
Đó là những xuất pháp điểm quan trọng, minh chứng cho việc phát triển nghệ thuật quân sự lực, thế , thời của Đảng ta trong kháng chiến chống Phát
và Mỹ
Trang 29Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
(1945 - 1975) 2.1 SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1975)
2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kỹ thuật quân
sự trong kháng chiến
-Thuận lợi:
Sự chi viện ,sự giúp đỡ về phát triển kỹ thuật quân sự của các nước anh em + Sự giúp đỡ liên xô :
Viện trợ về kinh tế và kỹ thuật
Tháng 7 năm 1955, nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Liên Xô đã ký với Việt Nam một số hiệp định cho vay và viện trợ không hoàn lại, nhằm giúp Việt Nam khôi phục kinh tế sau kháng chiến chống thực dân Pháp Ngày 18 tháng 7 năm 1955, theo thoả thuận giữa hai chính phủ, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 400 triệu rúp để thực hiện
kế hoạch 3 năm (1955-1957) Trong đó có 171 triệu rúp để nhập các thiết bị toàn bộ phục vụ ngành công nghiệp, trước hết là xây dựng các nhà máy điện
và hệ thống đường dây điện, trạm biến thế, đài khí tượng…; 229 triệu rúp để nhập các máy móc lẻ và hàng hoá phục vụ nông nghiệp và cải thiện đời sống[3]
Những năm từ 1958-1960, khi Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá, Liên Xô tiếp tục cho Việt Nam vay tín dụng
dài hạn 450 triệu rúp, trong đó có 100 triệu rúp (hiệp định ký tháng 3 năm 1959) để thực hiện kế hoạch 3 năm (1958-1960) và 350 triệu rúp (hiệp định
ký ngày 14 tháng 6 năm 1960) để mua trang thiết bị, máy móc xây dựng 46 nông trường quốc doanh, trong đó có 19 nông trường mới và củng cố 27 nông
Trang 30trường khác Hầu hết các nông trường này đều trồng các loại cây nhiệt đới lâu năm, như: chè, cà phê, cao su và các loại cây ăn quả như: cam, chuối, dứa… phục vụ xuất khẩu Cũng thời gian này, Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng
21 đài khí tượng thuỷ văn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, chủ yếu phục vụ ngành nông nghiệp[4]
đầu những năm 70 đã có trên 7.000 nam, nữ thanh niên Việt Nam được đưa sang học tập và công tác tại Liên Xô Trong số đó có 4.500 người được đào tạo trong các trường đại học tại 35 thành phố của Liên Xô lúc bấy giờ Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam Nhiều người trong số đó sau này đã trở thành những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, những nhà khoa học đầu ngành, những chuyên gia, nhà quản lý trên rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam Cũng thời gian đó, nhiều chuyên gia kinh tế và kỹ thuật giàu kinh nghiệm của Liên Xô cũng được Chính phủ Xô Viết đưa sang công tác tại Việt Nam Chỉ trong 5 năm, từ 1955 đến 1960, Liên Xô đã cử sang Việt Nam 1.547 chuyên gia trên hầu hết các lĩnh vực giúp nhân dân Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế, giúp Việt Nam đào tạo tại chỗ 7.000 công nhân cho các ngành nghề khác nhau[9]
Viện trợ về quân sự
Đi đôi với viện trợ về kinh tế và kỹ thuật, Chính phủ Liên Xô còn viên trợ Việt Nam các mặt hàng chiến lược về quân sự, giúp Việt Nam tăng cường tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc Theo một nguồn tài liệu của Việt Nam, tổng trọng lượng các mặt hàng quân sự, bao gồm cả hậu cần quân sự và kỹ thuật quân sự mà Chính phủ Liên Xô viện trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là 513.582 tấn Các mặt hàng quân sự này được Chính phủ Liên Xô thực hiện qua nhiều giai đoạn với số lượng khác
Trang 31nhau, cao nhất là giai đoạn 1965-1968: 226.969 tấn; tiếp đến là giai đoạn 1969-1972: 143.793 tấn; giai đoạn 1973-1975: 65.601 tấn; giai đoạn 1961-1964: 47.223 tấn và cuối cùng, thấp nhất là giai đoạn 1955-1960: 29.996 tấn Riêng về các mặt hàng kỹ thuật, chủng loại các vũ khí, khí tài Liên Xô viện trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ khá phong phú Đem so với viện trợ chung về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, chúng tôi thấy:
Về súng: Liên Xô đã viện trợ Việt Nam 439.198 khẩu súng bộ binh, chiếm 12,17%; 5.630 khẩu súng chống tăng, chiếm 8,6% và 1.076 khẩu súng cối các loại, chiếm 3,8% viện trợ cùng loại của các nư-ớc xã hội chủ nghĩa
Về pháo và đạn pháo: Liên Xô đã viện trợ Việt Nam 1.877 khẩu pháo hoả tiễn, chiếm 86,6%; 789 khẩu pháo mặt đất, chiếm 32,5% và 480 quả đạn tên lửa K681, chiếm 50% viện trợ cùng loại của các nư-ớc xã hội chủ nghĩa
Về máy bay và tàu chiến: Liên Xô đã viện trợ Việt Nam 316 chiếc máy bay (bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay vận tải quân sự), chiếm 69%; 52 chiếc tàu chiến hải quân, chiếm 63,4% và 21 chiếc tàu vận tải hải quân, chiếm 14,1% viện trợ cùng loại của các nước xã hội chủ nghĩa
Về các loại xe và các thiết bị kỹ thuật quân sự phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ công tác hậu cần, giao thông vận tải, Liên Xô đã viện trợ Việt Nam 687 chiếc xe tăng các loại, chiếm 55%; 601 chiếc xe vỏ thép, chiếm
62,5%; 1.332 chiếc xe xích kéo pháo, chiếm 55,2%; 498 chiếc xe chuyên dùng (xe đặc chủng), chiếm 5,2%; 100 chiếc xe máy công trình, chiếm 2,4%;
12 bộ phao cầu, chiếm 30%; 56 bộ ống dẫn dầu, chiếm 50%; 4.500 km đường ống dẫn dầu dã chiến, chiếm 90% và 37 bộ thiết bị toàn bộ về kỹ thuật quân
sự chiếm 58,7% viện trợ cùng loại của các nư-ớc xã hội chủ nghĩa
Là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, Liên Xô còn
là nước duy nhất đã viện trợ Việt Nam 647 bộ điều khiển; 1.357 bệ phóng tên
Trang 32lửa; 10.169 quả đạn tên lửa; 23 quả tên lửa SA 75M; 8.686 quả đạn tên lửa
VT 50v và 2 trung đoàn tên lửa S125[10]
Sau sự kiện ngày 19 tháng 8 năm 1991, Liên Xô đi vào tan rã Nh ưng những giúp đỡ hiệu quả, giàu tình nghĩa quốc tế vô sản mà Đảng, Chính phủ
và nhân dân Liên Xô dành cho Việt Nam trong những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã in một dấu ấn rất sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam Sự giúp đỡ đó, như lời Hồ Chí Minh nhận định, là “thiên kinh, địa nghĩa” mà các thế hệ người Việt Nam, với tình cảm thủy chung luôn ghi nhớ Cho dù thời thế có đổi thay, song sự chia sẻ, giúp đỡ Việt Nam của Liên Xô trong quá khứ là vô giá và không gì có thể so sánh đư ợc
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, những thành tựu đạt được và những kinh nghiệm quý báu từ sự hợp tác Việt Nam - Liên Xô trong lịch sử
và đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn là bạn,
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế đã và đang là điểm xuất phát quan trọng để Việt Nam và Liên bang Nga tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống hợp tác nhiều mặt phù hợp với yêu cầu của đối tác chiến lược, phấn đấu vì mục tiêu hoà bình, độc lập và phát triển trên một cơ
sở mới, lâu dài và cùng có lợi
+ Trung quốc :
Trung Quốc là một đồng minh thân cận của VNDCCH trong Chiến tranh Đông Dương lần I Trung Quốc đã từng gửi vũ khí, thực phẩm và cố vấn cho Đảng Cộng sản Việt Nam và có toàn quyền để chia sẻ với họ thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954
Sau Cuộc kháng chiến chống người Pháp kết thúc, Trung Quốc cung cấp cho nhà nước Cộng sản non trẻ ở Bắc Việt Nam sự giúp đỡ cần thiết để cung củng cố chính quyền của mình và tích lũy các phương tiện cần thiết để chống lại chế độ Sài Gòn (và người ủng hộ là Mỹ) Đầu năm 1960, chính Trung
Trang 33Quốc đã cung cấp khối lượng viện trợ lớn, kể cả vũ khí và trang thiết bị quân
sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chứ không phải Liên Xô Vào cuối năm
1964, Trung Quốc đã cung cấp cho đồng minh Bắc Việt Nam 457 triệu đôla trị giá hàng viện trợ (48%), trong khi Liên Xô là 370 triệu đôla hay 40% Khi Cuộc chiến tranh bắt đầu leo thang năm 1965, Trung Quốc tiếp tục
là nước dẫn đầu về viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Theo đánh giá của Liên Xô, từ năm 1955 đến 1965 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cung cấp cho Việt Nam 511,8 triệu rúp viện trợ kinh tế (khoảng 569 triệu đôla) Trong tổng số này, 302,5 triệu rúp (336 triệu đôla) được cung cấp dưới dáng các khoản viện trợ
Mặc dù năm 1958 Trung Quốc để mất vị trí đứng đầu trong việc viện trợ, nhưng họ tiếp tục cung cấp một khối lượng lớn viện trợ cho Bắc Việt Nam Chẳng hạn, Bắc Kinh là nguồn cung cấp chủ yếu ngoại tệ mạnh cho Mặt trận Giải phóng Dân tộc Năm 1966, Trung Quốc gửi cho Việt cộng 20 triệu đôla, năm 1967 khoản viện trợ này lên đến 30 triệu đôla Và Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa tiếp tục cung cấp thực phẩm và vũ khí cho Bắc Việt Nam Nguồn
vũ khí, quân phục, lương thực của Trung Quốc gần như chiếm vị trí tuyệt đối trong các đơn vị chủ lực của QĐNDVN
Không kém phần quan trọng, là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì sự có mặt quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Các đơn vị quân đội Trung Quốc được triển khai ở một số tỉnh Bắc Việt Nam theo một hiệp định được bí mật kí giữa hai nước vào năm 1965 Quy mô lực lượng này được đánh giá ở mức từ 60.000 đến 100.000 người vào giữa năm 1967 Phần lớn
lực lượng này là các đơn vị “kỹ sư đường sắt” hay các đơn vị “kỹ sư thông thường” cũng như các đơn vị hỗ trợ quân sự Nhưng cũng có một số quân chính quy chịu trách nhiệm về phòng không của các tỉnh phía Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngoài ra, Trung Quốc còn phân ba trung đoàn máy bay
Trang 34chiến đấu MiG-17 bảo vệ lãnh thổ Bắc Việt Nam chống lại sự xâm nhập có thể xảy ra của máy bay Mỹ
H6 gồm 12 hệ thống pháo phản lực bắn loạt 6 nòng cỡ 102mm Tiểu đoàn H6 mang phiên hiệu d244/e675/f351 đã kịp thời tham gia chiến đấu trong đợt tấn công cuối cùng với tổng cộng 836 viên đạn được bắn (chiếm 20,9% cơ số đạn dự trữ)
Tính đến 1954, lực lượng vận tải cơ giới của Việt Nam đã phát triển lên
16 đại đội với 628 xe vận tải các loại gồm cả GAZ-63 của Liên Xô và GMC của Mỹ (chiếm khoảng 20%), trong đó số xe viện trợ lên tới khoảng 490 chiếc, chiếm gần 80% biên chế
Có thể nói, những vũ khí được các nước bạn Liên Xô và Trung Quốc viện trợ đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Bên cạnh đó còn khẳng định tình đoàn kết hữu nghị của các nước trong công cuộc đấu tranh và giải phóng đất nước
2.1.2 Ngành kỹ thuật quân sự hình thành và phát triển nhanh chóng theo hướng tự lực, tự cường (1945-1950)
2.1.2.1 Nhanh chóng hình thành và phát triển ngành quân giới bảo đảm
vũ khí cho lực lượng vũ trang trong những năm đầu kháng chiến
- Kế thừa và phát huy truyền thống chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường bảo đảm vũ khí trang bị trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với tòan quân, tòan dân, cán bộ, chiến sĩ ngành Kỹ thuật quân sự đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, trực tiếp là của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư
lệnh (từ năm 1961 thống nhất gọi là Bộ Quốc phòng), đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, nỗ lực vượt bậc mở các tuyến chi viện chiến lược trên bộ và trên biển, kịp thời bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho quân và
Trang 35dân ta chiến đấu giành chiến thắng 1 Bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 15, khóa II, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển nhảy vọt, từ cao trào "Đồng khởi" Bến Tre đầu năm 1960, đã nhanh chóng phát triển ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Liên khu 5… Từ các đội vũ trang tuyên truyền những năm 1957, 1958, đến đầu năm 1961, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phát triển mạnh
mẽ, hình thành ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam được thống nhất thành "Quân giải phóng miền Nam"
- một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam Từ năm 1961 đến năm 1962, ngành Hậu cần - Kỹ thuật Phân khu Trị Thiên - Huế, Mặt trận Tây Nguyên, Khu 5, Khu 6, Khu 7, Khu 8, Khu 9 lần lượt hình thành và đi vào hoạt động Mặc dù tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng phát triển mạnh, yêu cầu chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi ách chiếm đóng của đế quốc Mỹ rất bức thiết, nhưng vũ khí, trang bị kỹ thuật còn rất thô sơ và vô cùng thiếu thốn
Nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết có tính sống còn đó, tháng 5 -
1959, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy quyết định thành lập tuyến chi viện chiến lược trên bộ (Đoàn 559) và đến tháng 7 - 1959, tổ chức tuyến chi viện chiến lược trên biển (Đoàn 759) để đưa vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất và lực lượng chi viện cho cách mạng miền Nam
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, quyết tâm của Tổng Quân ủy và
Bộ Tổng tư lệnh, Tổng cục Hậu cần chỉ đạo các cục: Quân giới, Vận tải, Quản
lý xe máy… khẩn trương chuẩn bị vũ khí, trang bị với chất lượng tốt nhất; tổ chức vận chuyển từ các kho chiến lược của Tổng cục ở phía Bắc về tập kết tại Kho K46 ở Kha Lâm - Kiến An (sau này là Kho K802 - Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) Lực lượng kỹ thuật của Cục Quân giới tổ chức bốc
Trang 36dỡ, phân loại, lau chùi, bảo quản, bảo dưỡng, bao gói, đồng bộ ngòi, liều, đóng hòm hộp vũ khí, đạn dược và vật tư kỹ thuật bảo đảm cho vận tải đường biển Ngành kỹ thuật cũng chỉ đạo ngành hậu cần - kỹ thuật của các quân khu
ở miền Nam bí mật khảo sát, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bến bãi, kho, hầm để tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vũ khí trang bị kỹ thuật cho các đơn
mô rộng lớn hơn Vừa bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật chi viện chiến trường miền Nam trên hai tuyến chi viện chiến lược trên bộ và trên biển; vừa bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, cả trên đất liền, trên không và trên biển, đảo…
Bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho bộ đội tác chiến trên biển, đảo trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Sau Hiệp định Pa-ri, nhiệm vụ trọng tâm của ngành kỹ thuật lúc này là tập trung bảo đảm vũ khí, trang bị chi viện chiến trường miền Nam Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được nâng cấp, mở rộng; tuyến chi viện chiến lược trên biển vào Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đông Hà, Cửa Việt không còn bị lực lượng không quân, hải quân Mỹ đánh phá, ngăn chặn
Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ đầu năm 1973, ngành kỹ thuật đã tập trung bảo đảm vũ khí trang bị cho các tuyến