Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ 1954- 1965...20KẾT LUẬN CHƯƠNG I...22 NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN QUÂN SỰ VÀ MẶT TRẬ
Trang 1NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN QUÂN SỰ VÀ MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG
CHIẾN CHÔNG ĐẾ QUỐC MỸ
Người hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Đoàn Xuân Quyết Cù Thị Anh Thư
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã gần 4 năm trôi qua; emcòn nhớ ngay từ ngày đầu tiên bước vào trường, em đã được học tập và rènluyện dưới sự quan tâm dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trongkhoa GDQP Nhờ đó đã giúp em trưởng thành hơn cả về đạo đức lẫn trình độchuyên môn Đến nay em đã là sinh viên năm thứ 4 nhưng các thầy cô vẫnluôn quan tâm giúp đỡ em
Cầm cuốn khóa luận tốt nghiệp trong tay, em biết rằng đó không chỉ là
sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mình mà còn là sự giúp đỡ của Ban chủnhiệm khoa GDQP, của thầy cô và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủnhiệm khoa GDQP cùng các thầy, cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuậnlợi nhất để em hoàn thành khóa luận này
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo – Thiếu tá.Đoàn Xuân Quyết đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốtquá trình em thực hiện khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và nhữngngười thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ để em có thêm nghị lực hoànthành khóa luận của mình
Do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận không tránh khỏi nhữngthiếu xót, em rất mong sự giúp đỡ, chỉ dẫn và chân trọng tiếp thu các ý kiếnđóng góp của các thầy cô bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2015
Sinh viên
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẲT
CPLTCHMNVN : Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt NamCNXH : Chủ Nghĩa Xã Hội
MTDTGPMN : mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
4 Phạm vi nghiên cứu: 2
5 Phương pháp nghiên cứu: 2
6 Cấu trúc khóa luận: 2
CHƯƠNG I: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT 3
KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN QUÂN SỰ 3
VÀ MẶT TRẬN NGOẠI GIAO 3
1.1.Khái niệm 3
1.1.1 Nghệ thuật quân sự 3
1.1.2 Quân sự 4
1.1.3 Ngoại giao 4
1.1.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao 4
1.2 Cơ sở lý luận về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao 5
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 5
1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về quân sự và ngoại giao 8
1.2.3 Mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao 8
1.3 Cơ sở thực tiễn về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao 10
Trang 51.3.2 Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp 15 1.3.3 Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ 1954- 1965 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22 NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN QUÂN SỰ
VÀ MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ 24 2.1 Khái quát về giai đoạn 1965-1973 24
2.1.1 Đặc điểm, tình hình 24 2.1.2 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giaotrong một số trận đánh tiêu biểu giai đoạn 1965- 1973 32
2.2 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1965- 1973 35
2.2.1.Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965- 1968) 36 2.3 Những bài học kinh nghiệm từ nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ giai đoạn 1965-1973 53 2.3.1 Nhận thức đúng vị trí, vai trò và mối quan hệ của đấu tranh quân sự kết hợp với ngoại giao 53 2.3.2 Tăng cường xây dựng, chuẩn bị về mọi mặt làm cơ sở để đẩy mạnh kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao 55 2.3.3 Phân tích tình hình đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch nhằm kết hợp đúng đắn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong từng thời điểm nhất định 58
Trang 6Kết luận chương 2 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một dân tộc anh hùng với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước
và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với biết bao kẻ thù mạnh hơn
ta về mọi mặt trong đó có cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ Để làm đượcđiều này là do trong quá trình đánh giặc giữ nước dân tộc ta đã xây dựng nênnghệ thuật đánh giặc rất độc đáo và sáng tạo đó là: Tinh thần đoàn kết, yêunước, ý chí tự lực tự cường và tinh thần quyết đánh quyết thắng cao với tưtưởng tích cực chủ động tiến công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, mưutrí sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều Trong đó nghệ thuật kếthợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao là một trongnhững nghệ thuật quan trọng làm nên những chiến công hiển hách đó
Thực tiễn lịch sử đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
đã chứng minh việc kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoạigiao là đúng đắn và đã đem lại cho chúng ta những thắng lợi vô cùng ý nghĩa.Đây chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong thời kỳ kháng chiến chống đếquốc Mỹ mà toàn Đảng toàn dân ta chú trọng Sự kết hợp này đã tạo thànhsức mạnh khổng lồ để nhân dân ta đánh bại bọn chúng giữ vững nền độc lậpdân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc
Đặc biệt trong thời đại ngày nay tình hình trong nước và trên thế giớiđang diễn biến hết sức phức tạp bất cứ lúc nào chiến tranh cũng có thể xảyra.Hơn lúc nào hết nghệ thuật kết hợp đấu tranh gữa mặt trận quân sự và mặttrận ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là rất cần thiết
Vì vậy em lựa chọn đề tài : Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận
quân sự và mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình Kết quả nghiên cứu không chỉ có
Trang 8giá trị về mặt bổ xung tài liệu cho bộ môn nghệ thuật quân sự mà còn cungcấp những bài học kinh nghiệm về mặt nghệ thuật quân sự trong chiến tranh
để giữ gìn hòa bình, ổn định bảo vệ Tổ Quốc trong thời kì mới
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của nghệ thuật kết hợp đấu tranhquân sự với ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ Từ đó nâng cao nhậnthức đồng thời vun đúc lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay góp phầnvào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữamặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao
Rút ra những bài học kinh nghiệm và việc vận dụng nghệ thuật kết hợpđấu tranh giữa mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
4 Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu nghệ thuật lãnh đạo kết hợp đấu tranhquân sự và ngoại giao trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Đảng Cộngsản Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1973
5 Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng HồChí Minh; khóa luận vận dụng các phương pháp lịch sử, logic, phân tích- tổnghợp, phương pháp so sánh, hệ thống cấu trúc và phương pháp chuyên gia
6 Cấu trúc khóa luận:
Gồm: Phần mở đầu, hai chương, kết luận và khuyến nghi
Trang 9và giải phóng đất nước của ta đã sớm hình thành, phát triển.
“Nghệ thuật quân sự là lí luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiếntranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang, gồm chiến lược quân sự, nghệ thuậtchiến dịch và chiến thuật” [12; 698]
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự cứu nước, chốngxâm lược, bảo vệ Tổ quốc của một dân tộc đất không rộng, người khôngđông, kiên cường chiến đấu chống xâm lược lớn mạnh hơn mình
Nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: Chiến lượcquân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật Ba bộ phận đó thống nhất, liên
hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau Chiến lược quân sự đóng vai trò quyết định vàchủ đạo, chi phối nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật Nghệ thuật chiến dịch
và chiến thuật trở thành phương tiện thực hiện những nhiệm vụ do chiến lượcvạch ra, nhưng có tác động trở lại với chiến lược quân sự
Trang 10Theo nghĩa hẹp quân sự là một trong những hoạt động cơ bản trongquân đội , cùng các hoạt động khác ( chính trị, hậu cần, kỹ thuật ) tạo nênsức mạnh chiến đấu của quân đội.[12; 844]
Như vậy, Quân sự là những hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đếnlực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, tạo nên sức mạnh chiến đấu củaquân đội
1.1.3 Ngoại giao
Ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi củaquốc gia mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung.[13,880]
Ngoại giao là nghệ thuật tiến hành trong đàm phán, dàn xếp, thươnglượng giữa những người đại diện cho một nhóm người hay một quốc gia
Ngoại giao, thực chất là việc đàm phán, giao thiệp, dàn xếp, thươnglượng giữa những người đại diện cho một quốc gia nhằm giải quyết các vấn
hệ phối hợp, hỗ trợ nhau với những biện pháp phong phú cả về chiến lược,
Trang 11trong từng thời kỳ để xác định hình thức đấu tranh cho phù hợp: khi chưa đủđiều kiện để tiến hành đấu tranh quân sự thì đấu tranh chính trị và đấu tranhngoại giao là hình thức chủ yếu, đấu tranh quân sự giữ vai trò hỗ trợ; khi sosánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì đấu tranh quân sự là hình thức chủyếu và làm chố dựa cho quần chúng đẩy mạnh đấutranh chính trị, tạo thế vàlực cho đấu tranh ngoại giao; đấu tranh ngoại giao tạo điều kiện thuận lợi chođấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị giành thắng lợi lớn hơn Thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ là kết quả điểnhình của nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong
đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định.[12, 522]
1.2 Cơ sở lý luận về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự
và mặt trận ngoại giao
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao:
Các nhà kinh điển Mác- Lênin khẳng định: chiến tranh là cuộc đọ sứctoàn diện giữa các bên tham chiến.[11; 99] Điều này cũng có nghĩa là khi tiếnhành chiến tranh là phải tiến hành trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị,văn hóa, ngoại giao
Khi nói về bản chất của chiến tranh Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng,bản chất của chiến tranh là sự kế tục chính trị của một giai cấp, của một nhànước nhất định, bằng thủ đoạn bạo lực Chiến tranh là phương tiện, là thủđoạn để phục vụ cho mục đích chính trị của các giai cấp, các nhà nước bóclột Chính trị là biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định, Lênin chỉ rõ:Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là mối quan hệ giữa cácgiai cấp, chính trị là biểu hiện lợi ích giai cấp Không thể có chính trị siêu giaicấp Do đó không có và không thể có các cuộc chiến tranh không mang mụcđích chính trị và giai cấp Chính trị bao gồm cả chính trị đối nội và chính trịđối ngoại.[2; 81]
Trang 12Những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nghệ thuật kết hợpđấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao là cơ sở lý luận có giátrị to lớn để Đảng ta vận dụng trong chỉ đạo tiến hành chiến tranh cứu nướccũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân
sự và mặt trận ngoại giao:
Ngay trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ quan điểmcủa Hồ Chí Minh về kết hợp đấu tranh giữa hai mặt trận quân sự và mặt trậnngoại giao được thể hiện :
Trong chiến tranh tại Đông Dương Hồ Chí Minh đã phát biểu như sau:
“ Nó sẽ là cuộc chiến tranh giữa voi và hổ Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voigiẫm chết.Nhưng hổ không đứng yên Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và rangoài vào ban đêm Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn và rồi nó
sẽ chạy vào rừng tối Và dần dần con voi sẽ chảy máu đến chết Cuộc chiếntranh ở Đông Dương sẽ như vậy” Và quả đúng như vậy, để chống Pháp HồChí Minh đã hòa hoãn với Tưởng Tạo ra sức mạnh chung của cả dân tộcđánh Pháp, nhờ đó đã giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự và tiêu biểunhất là cách mạng tháng 8 năm 1945
Tới sáng ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội đi Pháp để
mở cuộc đàm phán với chính phủ Pháp Sắp lên máy bay, Bác nói với cụHuỳnh Thúc Kháng câu nói nổi tiếng đó là mong cụ ở nhà “ dĩ bất biến, ứngvạn biến”, có nghĩa vì tổ quốc vì dân tộc là cái bất biến, còn lấy cái khôngthay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi chính là cái vạn biến Đó cũngchính là sự kết hợp giữa quân sự và ngoại giao nhằm giữ thành quả cuả cáchmạng mà ta vừa mới giành được
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sáchlược của ta thì phải linh hoạt Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn phát huy ngoại giao
“tâm công” (đánh vào lòng người) Một truyền thống ngoại giao quý báu của
Trang 13kết và hợp tác quốc tế Trong kháng chiến cứu nước, Người luôn phân biệtnhân dân với giới cầm quyền các nước tiến hành chiến tranh xâm lược ViệtNam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêunước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết hợp hài hòa giữatruyền thống và giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây, đồng thời còn
có sự kết hợp thiên tài truyền thống vẻ vang của cha ông với thực tiễn rất sinhđộng của đất nước ta, của khu vực và trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh làngười đầu tiên gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, gắn cáchmạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội và thực hiện sự gắn kết ấy bằng các hoạt động quân sự, ngoại giao tàitình với sắc thái riêng của dân tộc Việt Nam Người chủ trương luôn luôntăng cường đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Khi Người nói “Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” là nói tớikhối đại đoàn kết, nhất trí trong phong trào cộng sản và phong trào công nhânquốc tế, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, và đề cập tới sự cần thiếtphải có được khối đoàn kết ấy Cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao,quân sự Việt Nam nói riêng luôn quán triệt tư tưởng đoàn kết đó và góp phầntăng cường sự đoàn kết nhất trí ấy
Hồ Chí Minh xác định, kháng chiến toàn dân, phải gắn với kháng chiếntoàn diện, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị ngoại giao,kinh tế, văn hóa, các mặt trận đó đều quân trọng Phải kết hợp chặt chẽ cácmặt trận nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc.Trong đó Người nhấn mạnh, đấu tranh quân sự là hình thức chủ yếu của chiếntranh: “Quân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến” [2, 84] Thắng lại quân
sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm thắng lợi quân sự tolớn hơn Đấu tranh ngoại giao là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược trongchiến tranh Người chủ trương vừa “đánh” vừa “đàm” để giành thắng lợi,đồng thời coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại vạch rõ tính chất phản
Trang 14động của kẻ thù, khẳng định tính chất chính nghĩa và ý chí quyết tâm giànhđộc lập, tự do của nhân dân ta để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dântrên thế giới.
Trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh luôn thể hiện tư tưởng thêmbạn, bớt thù: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và khôngthù oán với ai” [3; 593] và “ nếu không được lòng họ 100% thì cũng khôngđược làm mất lòng ai 100% ( bài nói chuyện của Chủ tịch tại hội nghị Ngoạigiao lần thứ năm, ngày 16/3/1966)
1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về quân sự và ngoại giao
Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Đảng ta đã rất coitrọng nghệ thuật kết hợp giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao Đầunăm 1967,tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủtrương kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao nhất là sự kết hợpgiữa “ đánh” và “đàm” được khẳng định dứt khoát, rõ ràng trong đề cươngbáo cáo tại hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày21/01/1967 có viết: “ trong thời gian tới đây, phối hợp với đấu tranh quân sự
và đấu tranh chính trị, ta phải đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh ngoại giao, chủđộng tiến công địch về chính trị, vận dụng sách lược vừa đánh vừa đàm, vừađàm vừa đánh”
Hiện nay, khi những điều kiện kinh tế đã khác nhiều so với trước, việcnghiên cứu đường lối ngoại giao và quân sự không chỉ của cha ông, của Chủtịch Hồ Chí Minh mà ngay cả đường lối ngoại giao của Đảng ta hiện nay sẽ
mở ra khả năng rộng lớn để vận dụng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đốingoại mà Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đề ra nhằm thực hiện côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, giữ vững định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa,nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, ViệtNam sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy của các nước, phấn đấu vì hòabình, độc lập và tiến bộ xã hội và phát triển chủ động hội nhập quốc tế
Trang 15Chiến tranh là sự thử thách toàn diện cả về sức mạnh vật chất cả về sứcmạnh tinh thần của đất nước Một cuộc chiến tranh đòi hỏi phát huy cao sứcmạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh bại kẻ thù xâm lược Đểphát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của chiến tranh chúng ta phải tiến hànhchiến tranh toàn diện, tiến công trên tất cả các mặt trận, quân sự, ngoại giao,chính trị, kinh tế, văn hóa trong đó đấu tranh quân sự là chính, kết quả trênchiến trường là yếu tố quyết định.
Đấu tranh trên mặt trận quân sự là sự đụng đầu giữa hai bên bằng việc
sử dụng vũ lực, vũ khí với việc tham chiến của quân độ hai bên
Đấu tranh ngoại giao là sự gặp gỡ, giải quyết những vấn đề vướng mắc,cần giải quyết thông qua sự trao đổi,hội kiến, tọa đàm, hội nghị giữa haiphái đoàn ngoại giao của hai bên nhằm đạt được thỏa thuận chung
Giữa hai lĩnh vực đấu tranh này có mối quan hệ mật thiết, khăng khít,tác động lẫn nhau
Đấu tranh trên mặt trận quân sự là yếu tố căn bản nhất của bất kì mộtcuộc chiến tranh nào, nó sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai Đấu tranh quân
sự quyết định đến đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Kết quả của đấu tranhngoại giao được phụ thuộc vào kết quả trên mặt trận quân sự, bởi vì người tachỉ có thể giành được những gì trên bàn ngoại giao tương ứng với những gìgiành được trên chiến trường
Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao có tác dụng cụ thể hóa những chiếnthắng quân sự, qua đấu tranh ngoại giao mà tranh thủ đông tình ủng hộ củaquốc tế tạo thuận lợi cho đấu tranh quân sự, tuy nhiên kết quả đó có được pháthuy để giành cho ta những điều khoản có lợi trên bàn đàm phán hay không?Lại phụ thuộc vào nghệ thuật ngoại giao
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Chúng ta đánh địch bằng quân sựvới mục đích tiêu diệt ý chí xâm lược, ý đồ chiến tranh của kẻ thù”
Trang 16Mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau nhằm đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù làm sáng tỏ giá trị nhân vănquân sự, ngoại giao của ta.
Quân sự chi phối tiến trình và kết cục chiến tranh, có vai trò quyết địnhđường lối chiến lược tổ chức lực lượng củng cố hậu phương trong chiếntranh
Mặt trận ngoại giao chỉ là sự kế tục của quân sự, phục vụ cho mục đíchquân sự Thắng lợi trên mặt trận quân sự sẽ đem lại thắng lợi trên mặt trậnquân sự to lớn hơn
Bởi vì mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao đều đi đến mục tiêu:Giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, hòa hợp dân tộc nhằm
cô lập dẫn đến tiêu diệt kẻ thù
Làm sáng tỏ chính nghĩa của ta đấu tranh tạo uy thế sức mạnh trêntrường quốc tế, vận động nhân dân các nước đối địch ủng hộ chúng ta khángchiến, qua đó đánh bại ý đồ chiến tranh của kẻ thù ngay từ hậu phương, điềunày là vô cung quan trọng, bởi vì chúng ta luôn phải chiến đấu với một kẻ thùlớn hơn ta lại có tư tưởng bành chướng Mặc dù vậy, chiến thắng trên chiếntrường vẫn là yếu tố quyết định thành bại của chiến tranh Đây là bài học kinhnghiệm phải đổi bằng xương máu của lịch sử mới có được
1.3 Cơ sở thực tiễn về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao
1.3.1 Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao của cha ông ta.
a, Triều Lý (1009- 1225)
Với hai lần kháng chiến chống quân Tống (1075- 1077) xâm lược, với
âm mưu xuất phát từ chủ nghĩa bành trướng nước lớn đối với một quốc gainhỏ bé không chịu thuần phục họ và vẫn bị coi là những tộc người man di.Trước âm mưu và thủ đoạn bành trướng của chiều Tống đối với Đại Việt Cávua đầu tiên của nhà Lý có kế hoạch bảo vệ nhà nước rất chủ động Bên ngoài
Trang 17thường,nhưng mặt khác, nối tiếp các chính sách của các vua Tiền Lê, các vua
Lý tăng cường phong thủ biên giới phía Bắc , kiên quyết chống trả nhữngcuộc xâm lấn của nhà Tống Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của thời nhà Lý là: “Giành quyền chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc” Lý ThườngKiệt nói : “ Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân ra trước chặn mũi nhọncủa chúng” Bằng hành động thiết thực của mình, đích thân vua Lý Thái Tôngcầm quân xuống phương Nam đánh giặc Chămpa, đã phá được thế liên kếtgọng kìm của kẻ thù từ hai đầu đất nước, tạo điều kiện tập trung lực lượngmạnh đánh giặc phương Bắc, Lý Thường Kiệt đã mở tiến công đánh sangthành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, phá thế chuẩn bị tiến công xâmlược của quân Tống Sau đó, chủ động lui về xây dựng phòng tuyến Sông Cầuthành thế “ hoành trận” để chặn giặc
Năm 1075, trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Nhân Tông, LýThường Kiệt đã chủ động đối phó bằng những biệp pháp tích cực Kết quả làquân Tống tổn thất nặng nề, kháng chiến chống Tống hoàn toàn thắng lợi
Sau khi đánh bại quân chủ lực của Quách Qùy, Triệu Tiết của nhà Tốnggiành thắng lợi đem lại hòa bình, ổn định cho nhân dân Tuy là người chiếnthắng nhưng nhà Lý đã dùng chính sách ngoại giao khôn khéo với nhà Tốnglà:
“ Biện sĩ hòa bàn” để không nhọc tướng tá, khỏi tốn sương máu mà bảotoàn được tông miếu, mở đường cho quân Tống rút về nước Khi đất nước đãthái bình vẫn cống nạp để giữ hòa hiếu để đất nước khỏi bị nguy cơ bị giặcxâm lược
Bên cạnh đó nhà Lý còn mở quan hệ với các bộ lạc thiểu số nhằm mụcđích tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa triều đình và các châu huyện có các bộlạc thiểu số, vốn có tính trị cao
b, Nhà Trần ( 1225 – 1400 )
Trang 18Thời nhà Trần, mặc dù đã một lần đánh thắng quân Tống xâm lược, balần đánh thắng đế quốc Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc biên cương phíabắc, nhiều lần đánh thắng và đẩy lùi hiểm họa xâm lược từ phía tây và phíanam, đã tạo được thế và lực vững chắc cho đất nước, nhưng Đại Việt vẫn thựchiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nhượng bộ có nguyên tắc với nhàNguyên để ngăn ngừa âm mưu tái chiến tranh xâm lược nước ta, tạo môitrường hòa bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững nhà Trầntrong 175 năm.
c, Nhà Lê( 1428 – 1527)
Sau khi đất nước dần dần ổn định; nền thống nhất được củng cố
Để bảo vệ các vùng đất xa, nhà Lê chủ trương đoàn kết các dân tộc Trongquá trình chiến đấu trước đây, các dân tộc đã đoàn kết dưới ngọn cờ cứu nướccủa nghĩa quân Lam Sơn và đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc Lên ngôi vua, Thái Tổ phong chức tước cho các tù trưởng có công với đấtnước và kiên quyết nghiêm trị những từ trưởng dân tộc ít người có mưu đồ likhai hoặc theo nhà Minh chống lại triều Lê nhằm giữ vững sự thống nhất đấtnước
Thời Lê Sơ, sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Minh, để ngăn ngừachiến tranh tái diễn, Lê Lợi đã mở vòng vây, tha tù binh, cấp thuyền bè, lươngthực cho binh lính nhà Minh an toàn về nước
Đồng thời nhà Lê đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao không khéobuộc nhà Minh công nhận nền độc lập, tự chủ của nước Đại Việt và giải quyếthậu quả chiến tranh như: Sau khi giải phóng Tổ quốc, Lê Thái Tổ lập tức cử
sứ bộ sang cầu phong và đặt quan hệ hòa hảo Từ đó, cứ ba năm, nhà Lê theo
lệ sang cống cho nhà Minh và tiếp đón các sứ bộ nhà Minh sang nước ta
Trước hành động xâm lấn lãnh thổ biên giới của nhà Minh, vua LêThánh Tông chủ trương hòa hiếu để giải quyết tranh chấp lãnh thổ Điển hìnhlà: năm 1467, tướng Lý Lân của nhà Minh xâm lấn châu Hạ Lang, Cao Bằng,
Trang 19vua Lê Thánh Tông đã sử dụng biện pháp hòa đàm bằng cách: “gửi thư choLân hỏi duyên do đem quân xâm lược”[1; 275].
Tuy mềm dẻo, linh hoạt trong biện pháp, song hoạt động đấu tranhngoại giao quốc phòng thời này luôn kiên trì và kiên quyết thực hiện nguyêntắc bất biến, đó là khẳng định và giữ vững toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyềnquốc gia.Năm 1473, khi giao nhiệm đi sứ, vua Lê Thánh Tông dặn sứ giả:
“Một thước núi một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi kiên quyết tranhbiện, chớ cho họ lấn dần Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phươngBắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian”[1; 317]
d, Nhà Tây Sơn( 1788-1802)
Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một sốđại thần thân cận bỏ chạy lên phía Bắc cho người chạy sang Trung Quốc cầucứu nhà Thanh Nhận thấy đây là thời cơ tốt thuận lợi để xâm lược, Vua nhàThanh sai tướng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân và dân công theo sự chỉ dẫncủa Vua nhà Thanh sai tướng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân và dân công theo
sự chỉ dẫn của Vua tôi nhà Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta với danh nghĩagiúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn
Nhận được tin quân Thanh đã sang đóng ở Thăng Long Bắc BìnhVương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu làQuang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc Trên đường đi đã dưng lại ở Nghệ An,Thanh Hóa tuyển thêm quân Khi Quang Trung vấn kế đánh giặc ông nói: “Nếu đánh gấp thì không quá 10 ngày sẽ phá tan Nếu trì hoãn 1 chút thì khólòng mà được” Đúng vào đêm 30 tết ( tức ngày 25/1/1789) quân ta được lệnhtiến công với khí thế từ lời hiếu dụ của Quang Trung: “ Đánh cho để dài tóc-Đánh cho sử Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Sau 5 ngày bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu quânTây Sơn tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt, và giành chiến thắng vangdội Ngọc Hồi- Đống Đa
Trang 20Trưa ngày mồng 5 tết trong bộ chiến bào sạm đen vì khói, QuangTrung dẫn đại binh tiến vào Thăng Long Cuộc kháng chiến chống quân xâmlược mãn Thanh hoàn toàn thắng lợi Quân ta đã đánh tan 29 vạn quân xâmlược, đưa đất nước ta lên 1 vị thế cao chưa từng có trong lịch sử lúc bấy giờ.
Trên mặt trận ngoại giao: Mặc dù giành thắng lợi oanh liệt trong chiếntranh, nhưng Quang Trung hiểu rằng Trung Quốc là nước lớn “ khi bị thất bạitất làm xấu hổ, sẽ không chịu ngừng tay mà hai nước đánh nhau thì khôngphải là phúc cho sinh dân” nên ông đã chủ trương “ dùng lời lẽ giao bangkhôn khéo để ngừng mối họa binh đao” Bằng những biện pháp ngoại giaomềm dẻo, chính Quang Trung đã nối lại được quan hệ bình thường với nhàThanh, loại từ nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới Tuy nhiên, trong giaothiệp với nhà Thanh Quang Trung luôn giữ vững tư thế của một người chiếnthắng, buộc nhà Thanh phải nhiều lần nhượng bộ
Như vậy, qua thực tiễn đấu tranh trống giặc ngoại xâm của cha ông tatrong lịch sử tuy ở những giai đoạn khác nhau nhưng nghệ thuật đấu tranh thìtương đồng nhau Đó là nghệ thuật đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung Đócòn là cách đánh vào lòng người, cách đánh biết tiến biết lui đúng lúc để bảotoàn lực lượng Trong đó thì sự kết hợp đấu tranh giữa hai mặt trận quân sự
và ngoại giao đã đem lại kết quả vô cùng to lớn trong cuộc đấu tranh vì độclập dân tộc Điều này là vô cùng quan trọng, bởi vì chúng ta luôn phải chiênđấu với một ket thù lớn mạnh hơn ta, lại có tư tưởng bành chướng Tư tưởngxuyên xuốt trong đấu tranh ngoại giao của cha ông ta là giữ vững nguyên tắcđộc lập dân tộc, kết hợp lấy đấu tranh quân sự kết thúc chiến tranh càng sớmcàng tốt Mỗi khi giành được thắng lợi trên mặt trận đấu tranh quân sự vàchính trị, ông cha ta đều cử sứ giả đi “ bàn hòa” với địch sửa lại các đoạnđường , cung cấp lương thảo cho hangd binh địch để trở về nước tất cả việclàm đó để dập tắt chiến tranh
Trang 211.3.2 Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
a, Thời kì từ 1945 đến trước 19/12/1946
Sau khi nhân dân ta Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành côngtrong cả nước, dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì theo nhữngthỏa thuận quốc tế trong phe Đồng minh chống phát xít, nhiều đạo quân xâmlược núp dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp bọn phát xít đã trànvào nước ta: đó là 20 vạn quân Tưởng và sau lưng Tưởng là thế lực của Mỹkéo vào Bắc vĩ tuyến 16, 5 vạn quân Anh - Ấn kéo vào Nam vĩ tuyến 16,ngoài ra còn 6 vạn quân Nhật còn đóng trên đất nước ta chờ được giải giáp vềnước; rồi quân Pháp núp sau bóng quân Anh đã trở lại xâm lược ở Nam Bộ từ23/9/1945 Từ đây, Nam Bộ thực sự bước vào cuộc kháng chiến chống Phápxâm lược Ngay từ lúc này Đảng ta nhận định thực dân Pháp là kẻ thù trướcmắt, chủ yếu và nguy hiểm nhất, phải tập trung lực lượng đánh Pháp để chặnbước chân xâm lược của chúng ở Nam Bộ Vì vậy, ta chủ trương hòa vớiTưởng ở miền Bắc để chống Pháp ở miền Nam Ta đã có những nhượng bộđối với Tưởng nhằm hạn chế những hoạt động chống phá ta của quân Tưởng
và bè lũ tay sai của chúng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miềnNam Và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở Nam Bộ trong những ngày đầukháng chiến đã thu được nhiều thắng lợi với các trận đánh liên tiếp diễn ra ởkhu Tân Định, Cầu Muối, ngã ba Chú Lía, cầu chữ Y, ở Khánh Hội, PhúLâm, An Nhơn… tiêu biểu là trận đánh địch ở cầu Thị Nghè (ngày17/10/1945) được xem là trận đánh xuất sắc trong buổi đầu kháng chiếnchống Pháp
Các cuộc vây ráp, đánh địch ở Cầu Bông, Cầu Kiệu, Thị Nghè, AnBình, Phú Nhuận… khiến quân địch lâm vào tình thế khó khăn Tính đếntháng 12/1945, quân và dân Nam Bộ đã làm thất bại kế hoạch: lấy lại Nam kì
Trang 22trong vòng 18 ngày của Leclerc Sau 2 tháng chiến đấu, bộ chỉ huy Pháp phảithừa nhận: có nhiều đơn vị, binh lính chết, bị thương… quân đội Pháp đangđứng trước “một cuộc chiến tranh kì lạ”.
Với thắng lợi này của chúng ta, buộc địch phải nhờ Giê-xi (quân Anh)làm trung gian xin điều đình với Ủy ban nhân dân Nam Bộ Song sau nhiềulần gặp gỡ không mang lại kết quả gì, bởi Pháp ngoan cố và có nhiều đòi hỏi
vô lí mà chúng ta không chấp nhận, cuộc đàm phán thất bại vì chúng ta chưa
có thắng lợi quân sự nào quyết định để buộc Pháp phải thương lượng theo ý
ta Còn Pháp vẫn tiếp tục mở rộng xâm lược Việt Nam Tuy nhiên, ngay lúcnày Đảng ta nhận định rằng: trước sau gì rồi Tưởng và Pháp cũng dàn xếp vớinhau nếu mỗi bên nhường cho nhau quyền lợi nào đó Và đúng như dự kiếncủa chúng ta, ngày 28/2/1946 Hiệp định Pháp – Hoa được kí kết với nội dungquan trọng nhất là: Pháp nhường cho Tưởng đoạn đường sắt Hải Phòng – CônMinh chạy trên đất Trung Quốc, ngược lại Tưởng đồng ý rút quân về nước đểcho Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, tước vũ khí quân Nhật Ở miềnNam trước đó, quân Anh rút đi, để cho quân Pháp ở lại
Đảng ta nhận định đó không chỉ là sự dàn xếp của Pháp với Tưởng mà
là sự dàn xếp giữa bọn đế quốc và phản động với nhau để phá hoại cách mạngViệt Nam Sau khi hòa ước được kí, quân Tưởng còn tính toán do dự, cònquân Pháp lại rất nóng lòng đem quân ra miền Bắc, song chúng lo sợ là ramiền Bắc thì sẽ vấp phải sức kháng chiến quyết liệt gấp bội phần với Nam
Bộ, do đó, Pháp muốn tìm một cớ sao cho có thể đưa quân ra Bắc một cáchhợp pháp
Nắm lấy cơ hội ấy, Đảng ta chủ trương tạm hòa với Pháp để đẩy 20 vạnquân Tưởng về nước nhanh, cô lập quân Pháp là kẻ thù chính lúc đó Chính vìvậy, ngày 6/3/1946 ta đã kí với Pháp Hiệp định sơ bộ
Trang 23Sau khi kí Hiệp định sơ bộ ngày 6/31946, quân Pháp tiếp tục có nhữnghành động khiêu khích, vi phạm hiệp định và tiếp tục có lập trường ngoan cốlàm cho cuộc đàm phán tại Phongtennơblô thất bại Một cuộc chiến tranh sắpsửa bùng nổ, trước tình hình đó để tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị cho cuộckháng chiến, cũng như nêu cao chính nghĩa và thiện chí của ta, ngày14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến kí với Pháp một bản Tạm ước quyđịnh hai bên đình chỉ chiến sự, định thời gian nối lại đàm phán vào tháng1/1947 và quy định một số quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước.
Cuối cùng cuộc đàm phán trù bị ở Đà Nẵng cũng như cuộc đàm phánchính thức tại Phongtennơblô đều không đi đến kết quả, lí do cũng chỉ vì thế
và lực của ta còn non yếu, chưa có một thắng lợi nào trên chiến trường đểquyết định trên bàn đàm phán Tuy nhiện, cuộc đấu tranh ngoại giao này có ýnghĩa, tác dụng rất lớn đối với ta
Như vậy, chỉ hơn một năm sau khi thành lập nước Việt Nam Dân ChủCộng Hòa (từ 2/9/1945 đến 19/12/1946), trong bối cảnh chính quyền, quânđội còn non trẻ, chưa đủ sức, lực lượng để tiến hành những trận đánh lớn trênchiến trường thì đấu tranh ngoại giao trở thành một mũi nhọn, là mặt trậnchính đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến việc giữ vững chínhquyền, giải quyết những khó khăn trong nước, bảo vệ vững chắc nền độc lậpdân tộc, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng tiến lên chống Pháp
b, Thời kì từ 19/12/1946 đến năm 1950
Từ đêm 19/12/1946 cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp,với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh,Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt việc kết hợp giữa cácmặt trận chống thực dân Pháp Từ lúc bước vào cuộc kháng chiến, Đảng ta đãđáng giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù: Pháp mạnh về vũ khí, tiềm lựckinh tế, nhưng yếu vì tiến hành chiến tranh phi nghĩa, càng đánh càng bọc lộ
Trang 24điểm yếu Ta cũng biết được ý đồ của địch: trên mặt trận quân sự Pháp muốnđánh nhanh thắng nhanh, trên mặt trận ngoại giao, Pháp muốn cô lập cuộckháng chiến của nhân dân ta Nắm được ý đồ đó của địch, Đảng và Hồ Chủtịch đã chú trọng cả hai mặt trận Về quân sự: sau khi bảo toàn lực lượng rút
về căn cứ địa cách mạng an toàn, ta chuẩn bị lực lượng tiến lên thực hiện chỉ
thị của Trung ương Đảng là “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” lên Việt Bắc năm 1947 Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu dũng cảm,
quân và dân ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp Đặc biệt với chiếnthắng này ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh củađịch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta – đánh theo cách đánh
sở trường của ta và cũng là sở đoản của địch, lại thêm những khó khăn mớitrong bước đường xâm lược của thực dân Pháp
Với ta, thắng lợi Việt Bắc là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong nămđầu kháng chiến toàn quốc, đánh dấu bước tiến mới về trình độ tác chiến của
bộ đội và dân quân du kích, góp thêm những bài học về chỉ đạo đấu tranhquân sự và phối hợp chiến đấu trong cả nước Với thắng lợi này, uy tín củaĐảng, Chính phủ càng được nâng cao, ý chí chiến đấu và niềm tin vào tiền đồcuộc kháng chiến của nhân dân ta được củng cố và tăng cường, thế và lực của
ta lớn lên một bước
Trên mặt trận ngoại giao, từ năm 1947 Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã chủtrương vượt biên giới phía Nam sông Mê Kông, lập đại diện của ta ở một sốnước Nam Á và Đông Âu…
Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao đã làm phá sản kế hoạch đánhnhanh thắng nhanh và thủ đoạn cô lập biên giới Việt Nam của thực dân Pháp
Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng HòaNhân Dân Trung Hoa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm chính
Trang 25khéo, Người đã thiết lập được quan hệ chính thức với Trung Quốc và Liên
Xô Đến tháng 1/1950, Liên Xô, Trung Quốc, rồi các nước dân chủ nhân dânĐông Âu đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, chính thức công nhận nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Đây là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoạigiao, có tác động hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh quân sự, từ đây cuộckháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta không chỉ được nhiều nước biết đến
mà còn nhận được sự chi viện có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa
c, Thời kì 1951 – 1954
Với sự giúp đỡ của các nước và sự nỗ lực của Việt Nam, bước sang nhữngnăm 1951 – 1952, chúng ta đã đẩy mạnh phát triển đấu tranh trên các mặt: chính trị,quân sự, ngoại giao, đặc biệt là đẩy mạnh xây dựng bộ đội chủ lực
Trên cơ sở sự lớn mạnh của lực lượng bộ đội chủ lực và trên các mặttrận khác, ta liên tiếp mở các chiến dịch tiến công nhằm giữ vững quyền chủđộng trên chiến trường chính Bắc Bộ Từ cuối 1950 đến 1953, chúng ta lầnlượt mở các chiến dịch lớn ở cả 3 miền,cuộc kháng chiến của ta lại có thêmnhững bước tiến mới trên mặt trận quân sự
* Kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộckháng chiến chống Pháp (1954)
Lúc này thế và lực của Việt Nam đã có đủ khả năng để kết thúc chiếntranh khi có điều kiện thuận lợi
Thất bại ở Điện Biên Phủ làm sụp đổ ý chí thực dân và làm tiêu tan hyvọng giành thắng lợi bằng quân sự để kết thúc cuộc chiến tranh của thực dânPháp Thế là ý chí xâm lược của thực dân Pháp đã bị đánh bại Thái độ củagiới cầm quyền Pháp buộc phải thay đổi, họ phải tới đàm phán để kết thúcchiến tranh
Cơ sở của đấu tranh ngoại giao là thắng lợi quân sự Chúng ta sẽ khôngthể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có thắng lợi trên chiến
Trang 26trường Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từng bước thắng lợi, nhất
là từ Thu Đông 1950, với thế tiến công chiến lược ngày càng phát triển, lựclượng vũ trang ba thứ quân trưởng thành, hậu phương kháng chiến được xâydựng và củng cố vững mạnh, sự giúp đỡ quốc tế ngày càng cao, sự phối hợpvới Đảng Cộng sản Pháp, kết hợp với phong trào bảo vệ hòa bình thế giới vàphong trào phản chiến ở Pháp Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược ĐôngXuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo lợi thếcho Việt Nam trên bàn đàm phán
Ngày 8/5/1954, vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ĐôngDương được đưa ra thảo luận Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn bước vào Hội nghịvới tư thế người chiến thắng
Ngày 20/7/1954, các nước tham dự Hội nghị đã ra tuyên bố cuối cùng
và kí các văn bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia,tạo nên khung pháp lí của Hiệp định Genève về Đông Dương
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève đã kết thúccuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài và gian khổ của dân tộc Việt Nam
Những thắng lợi đạt được trên đây là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốtcủa Đảng, Chính phủ ta qua việc kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh quân sự vàđấu tranh ngoại giao để có thể giành được thắng lợi trọn vẹn nhất
1.3.3 Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ 1954- 1965.
Thời kỳ này đấu tranh trên mặt trận quân sự hạn chế,mà chủ yếu là đấutranh trên mặt trận ngoại giao Đấu tranh ngoại giao thời kì này thực hiện một
số nội dung như đòi Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệpthương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; củng cố và tăng cường quan hệ
Trang 27nước XHCN là đồng minh chiến lược,là chỗ dựa của Việt Nam Các chínhsách đúng đắn và các hoạt động ngoại giao khôn khéo của Hồ Chủ Tịch đãgóp phần tăng cường đoàn kết giữa Việt Nam và các nước XHCN Hồ ChủTịch đã góp phần tăng cường đoàn kết giưã Việt Nam và các nước XHCNkhác để tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác ở Châu Phi, để không ngừng
mở rộng và tập hợp mặt trận dân chủ hòa bình thế giới ủng hộ cuộc khángchiến của nhân dân ta Mặc dù kết quả ngoại giao thời kì này còn hạn chếnhưng đã có những đóng góp tích cực góp phần vào thắng lợi trên mặt trậnquân sự trong cuộc Đồng Khởi ( 1959- 1960) ở miền Nam
Trong thời kì 1960- 1965 Giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao
có những mối liên hệ quan trọng
Trên mặt trận ngoại giao: Đường lối ngoại giao thời kì này được đề ratại Đại hội toang quốc lần thứ 3 cảu Đảng, theo đó: Nhiệm vụ quốc tế quantrọng nhất của Đảng và nhà nước ta vẫn là ra sức góp phần tăng cường xựđoàn kết nhất trí trong khối cộng đồng XHCN, tăng cường sự thống nhất củaphong trào cộng sản quốc tế, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và hànhđộng phá hoại sự đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân, tranh thủ sự đồngtình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với xây dựng miền Bắc và đấu tranh củanhân dân ta ở Miền Nam Tiếp đó ở miền Nam ta thành lập mặt trận dân tộcgiải phóng miền nam Việt Nam, nhằm tạo ra một cơ sở pháp lí của ta đối chọilại với chính quyền Việt Nam cộng hòa, và chúng ta cũng không ngừng vậnđộng sự công nhận,ủng hộ của các nước trên thế giới với mặt trận này, tăngthêm sức mạnh cho ta trong đấu tranh ngoại giao
Thực hiện chủ trương đó Chúng ta không ngừng củng cố quan hệ vớiLiên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, các nước dân chủ bằng các cuộcviếng thăm lẫn nhau để tăng cường sự đoàn kết nhất trí, cũng như kêu gọi sựủng hộ của các nước này cả về vật chất và tinh thần với cuộc kháng chiến
Trang 28chống Mỹ của ta Cùng với đó ta cũng tăng cường khối đoàn kết giữa ba nướcĐông dương với Lào và Campuchia, không ngừng giúp đỡ cách mạng hainước này nhằm chống lại mưu đồ đưa chiến tranh ra toàn Đông Dương của
Mỹ Ta cũng tăng cường tuyên truyền cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn vềchiến tranh Việt Nam, vạch trần bộ mặt xâm lược của Mỹ
Với những hoạt động ngoại giao tích cực đó, chúng ta đã nhận được sựủng hộ to lớn cả về vật chất và tinh thần của các nước XHCN anh em đặc biệtcủa Liên Xô và Trung Quốc, của các nước dân chủ, của nhân dân tiến bộ và ưachuộng hòa bình trên thế giới Sự giúp đỡ ủng hộ to lớn đó đã gó phần qua trọngđánh bại chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ thực hiện ở miền Nam
Trên mặt trận quân sự thời kì này chúng ta phải chiến đấu chống chiếntranh đặc biệt của Mỹ ngụy tiến hành ở miền Nam Việt Nam, với âm mưuthâm độc “ dùng người Việt đánh người Việt”, với chiến thuật “tát nước bắtcá”, với xương sống là các ấp chiến lược Nhưng với tinh thần quyết tâm,lòng dũng cảm lại được sự chi viện to lớn của miền Bắc XHCN và các nướcXHCN anh em thông qua những nỗ lực trên mặt trận ngoại giao Quân dânmiềm Nam đã đánh bại chiến lược chiến tranh này Với thắng lợi này đãkhông ngừng nâng cao địa vị của nước ta trên trường quốc tế, trên mặt trậnngoại giao tạo cơ sở, điều kiện để chúng ta tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ đôngtình cảu bạn bè quốc tế để đưa cuộc kháng chiến phát triển giành được nhữngthắng lợi mới
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh chống giặc ngoại xâm với việckết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao cho chúng tahiểu rằng: Một đất nước khi bị xâm lược không còn con đường nào khác là
Trang 29phải có sự lãnh đạo của những vị anh hùng dũng tướng cũng như sự lãnh đạocủa Đảng cộng Sản, phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, phải biết kếthợp sức mạnh dân tộc và thời đại, biết liên hiệp các mặt trận để đấu tranh.Nghệ thuật để mau chóng kết thúc chiến tranh, tránh tổn thất và giữ được
“hòa hiếu”giữa hai bên chính là nghệ thuật “ vừa đánh vừa đàm”
Thực tiễn lịch sử cho thấy ông cha ta đã có những sách lược rất đúngđắn phù hợp với từng thời kỳ , từng hoàn cảnh, từng triều đại lịch sử khácnhau để làm nên những chiến thắng oanh liệt nhưng vẫn tạo được mối quan
hệ thân thiết, hòa hảo với kẻ thù sau khi chiến tranh kết thúc
Nghệ thuật này sau này đã được Đảng ta vận dụng một cách linh hoạtvào các chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm trong hai cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ
Trang 30Chương 2 NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN QUÂN SỰ VÀ MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ 2.1 Khái quát về giai đoạn 1965-1973
Năm 1965, Việt Nam Cộng hòa đang từ xuất khẩu lúa gạo chuyển sangnhập khẩu lúa gạo Nhập khẩu gạo tiếp tục đến tận năm 1975 Sản lượng giảmsút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây rahiện tượng đảo chiều này Tuy nhiên, sản lượng đã tăng liên tục từ sau đó dodiện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng Sản xuất lúa gạo ở ViệtNam Cộng hòa đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giớihóa, sử dụng giống mới Vì vậy, nguyên nhân chính của việc Việt Nam Cộnghòa phải nhập khẩu gạo là do nhu cầu gạo từ vùng do Mặt trận Dân tộc Giảiphóng miền Nam Việt Nam kiểm soát tăng lên cùng với sự thâm nhập ngàycàng nhiều của lực lượng từ miền Bắc Việt Nam
Từ năm 1965, đường lối sản xuất thay thế nhập khẩu bị gác lại Một số
Trang 31bảo hộ nữa nên gặp khó khăn Nhưng một số ngành khác lại có cơ hội pháttriển Nhìn chung, công nghiệp vẫn tăng trưởng, trừ năm 1968 và sau đó lànăm 1972 bị giảm sút do tác động của chiến tranh.
Nạn lạm phát diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ trung bình trên30-40%/năm, giá cả mọi hàng hóa đều tăng vọt Theo thống kê, giá một sốthực phẩm vào cuối năm 1965 và cuối năm 1967 như sau: 1 kg thịt gà tăng từ
96 đồng lên 309 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg thịt vịt tăng từ 63 đồng lên 203 đồng(gấp 3,2 lần); 1 kg tôm tươi tăng từ 62 đồng lên 216 đồng (gần 3,5 lần) Trênchợ đen, giá 1 USD lên tới 270 đồng và không ngừng tăng đến 360 đồng(1969), 414 đồng (1971), 640 đồng (1974), 700 đồng (1975)
Một sự kiện kinh tế đáng chú ý trong giai đoạn này là Chiến dịch BôngLan Đây là mật danh của chiến dịch cải cách tiền tệ do chính phủ NguyễnVăn Thiệu thực hiện từ ngày 18 tháng 6 năm 1966 Loạt tiền đồng Việt NamCộng hòa mới được phát hành Loạt này còn được gọi là "giấy bạc Đệ nhịCộng hòa" Với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban hành pháp Trung ương, NguyễnCao Kỳ ký sắc lệnh về những "biện pháp kinh tế để ổn định nền kinh tế" bằngcách phá giá đồng bạc miền Nam, tăng giá hàng lên 100%, tỷ giá chính thức
từ 60 đồng đổi 1 đôla tăng lên 117 đồng đổi 1 đôla
Nguyên nhân của chiến dịch cải cách tiền tệ này là do lạm phát cao sựthâm hụt ngân sách lớn Một trong những nguyên nhân quan trọng là do quân
Mỹ đổ vào miền Nam ngày càng đông, nhưng lính Mỹ không dùng đồng đôla
mà dùng tín phiếu, gọi là đồng "đôla đỏ" Trước đây mỗi đôla Mỹ đổi được
60 đồng tiền miền Nam Nhưng khi đổi từ đôla sang tiền miền Nam thì ngoài
60 đồng theo quy định còn cộng thêm khoản "phụ cấp hối suất" thành 73đồng rưỡi Mỗi "đôla đỏ" đổi được 118 đồng miền Nam, thì Việt Nam Cộnghòa phải trả thêm cho lính Mỹ 58 đồng miền Nam một đôla Theo báo Chínhluận (14-2-1966), vào cuối năm 1965, đầu 1966, mỗi tháng lính Mỹ tiêu ở thị
Trang 32trường miền Nam chừng 10 triệu "đôla đỏ", thì Sài Gòn phải trả thêm cho lính
Mỹ 580 đến 600 triệu đồng tiền miền Nam, hàng năm phải trả hơn 7 tỷ đồng,tương đương 40% ngân sách Để bù vào chỗ thâm hụt đó, chính quyền SàiGòn chỉ còn cách là in ra nhiều giấy bạc Khối tiền giấy lưu hành ở miền Namngày càng tăng lên, cuối năm 1965 là 18 tỷ, đến tháng 7-1966 đã lên đến 57
tỷ Giấy bạc in ra nhiều tất yếu dẫn đến lạm phát ngày càng nghiêm trọng(báo chí gọi là lạm phát phi mã)
Thập niên 1960 trong những năm đầu tình hình kinh tế Việt Nam Cộnghòa còn khá triển vọng Năm 1960 miền Nam vẫn còn xuất cảng được gạo vớitổng xuất là 340.000 tấn nhưng sau đó do các cuộc tiến công của Mặt trậnDân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh,xuất cảng gạo xuống dần, tới năm 1962 chỉ còn 85.000 tấn Từ 1965 trở đi thìphải chuyển sang nhập, có năm lên tới 760.000 tấn So với năm 1939: xuấtcảng gạo của riêng Nam Bộ lên tới gần hai triệu tấn Tới năm 1954 cũng vẫncòn 520.000 tấn
Bộ mặt các đô thị lớn được nâng cao, xuất hiện những cao ốc, đường sátheo thiết kế phương Tây Nhưng những công trình này được xây dựng chủyếu bằng vốn viện trợ của Mỹ chứ không phải ở vốn nội tại của nền kinh tế
Nó tương phản với tình trạng lạc hậu ở các khu ổ chuột lớn của di dân từ nôngthôn kéo về, cũng như đại đa số các vùng nông thôn và đô thị nhỏ Bên cạnh
số ít người có quan hệ với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa được hưởng lợi từ việntrợ, đại bộ phận nhân dân lao động có cuộc sống khó khăn do lương thấp vàlạm phát cao Họ lập ra Ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động, Ủy ban đấu tranhchống sa thải công nhân, Ủy ban cải thiện đời sống công nhân, v.v để đòigiới chủ phải tăng lương, hạ giá sinh hoạt, chống đuổi thợ dưới bất kỳ hìnhthức nào Theo phúc trình của VECCO xuất bản tháng 1-1975 thì: Sài Gòn
Trang 33nghèo rất lớn khi thu nhập của thiểu số "tầng lớp trên" chiếm 43,5% GDP,tầng lớp dưới chỉ đạt 1,8%.
Nhìn chung, theo giáo sư Đặng Phong, sự phồn vinh ở các đô thị chỉ là
vẻ bề ngoài mang tính giả tạo, nếu không có viện trợ thì nội tại nền kinh tếmiền Nam không thể duy trì nổi sự phồn vinh đó
* Giai đoạn 1969-1975
Kinh tế trở nên khó khăn do tổng cầu giảm sút đột ngột (hậu quả củaviệc quân đội Mỹ và đồng minh rút dần) Thâm hụt ngân sách thêm gia tăngbất chấp việc thu ngân sách nội địa và viện trợ kinh tế của Mỹ nhiều hơn mà
lý do là chính quyền phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn Lạmphát tiếp tục ở mức phi mã Năm 1970, tỷ lệ lạm phát (tính toán dựa trên chỉ
số giá tiêu dùng tại Sài Gòn áp dụng cho tầng lớp lao động) lên tới 36,8%.Năm 1973, tỷ lệ lạm phát là 44,5% Những năm cuối cùng của Việt NamCộng hòa, 1973-1975, các chính sách hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuấtkhẩu, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước được triển khai Kim ngạch xuất khẩugia tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu không giảm, thậm chí còn tăng
Những năm 1969-1971, sau sự kiện Tết Mậu Thân, du kích bị đẩy lùinên tình hình an ninh ở nhiều nơi được cải thiện Ngày 26 tháng Ba, 1970chương trình "Người cày có ruộng" bắt đầu đã chia gần một triệu mẫu ruộngcho nông dân không phải trả tiền.Chính phủ bán công khố phiếu lấy tiền mualại ruộng đất của điền chú rồi chia cho nông dân Người nào có quá 15 mẫuphải bán đất còn lại Đang từ tá điền, bốn triệu nông dân trở thành gia chủnhưng việc sở hữu ruộng đất có hai mặt: được hưởng trọn vẹn kết quả mìnhlàm ra nhưng cũng phải chịu rủi ro của mùa màng, thời tiết
Đến năm 1971 thì lúa thần nông (tức loại lúa giống IR-3 phát xuất ởPhillippines) đã được trồng trên 2,6 triệu mẫu ruộng, bằng 42% diện tích canhtác Sản lượng thóc lên trên bảy triệu tấn, cao hơn năm 1966 là 63% Nhập
Trang 34cảng gạo xuống chỉ còn 160.000 tấn.Nhiều quan sát viên quốc tế đã chochương trình "Người cày Có ruộng" là một trong những chương trình cải cáchđiền địa thành công nhất.
Nhằm khôi phục sản xuất sau Sự kiện Tết Mậu Thân,chính quyền ViệtNam Cộng hòa đã thành lập "Quỹ Tái Thiết Cơ Sở Sản Xuất" vào ngày 19tháng 4 năm 1968 nhằm cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bị tàn phá
Để khuyến khích nông nghiệp phát triển và "xoa dịu bộ phận dân cư" ở nôngthôn, chính quyền đã triển khai lại cải cách ruộng đất dưới cái tên chươngtrình Người cày có ruộng vào năm 1970 với mục tiêu cấp không 1,5 triệuhecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sởhữu ruộng đất cho nông dân Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổngcộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất.Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tếhàng hóa trong nông nghiệp phát triển Nông dân hăng hái sản xuất và năngsuất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng Đời sống của nôngdân được cải thiện.Năm 1972, chính quyền thành lập "Quỹ Phát Triển Kinh tếQuốc gia" nhằm "tài trợ tất cả dự án có tánh cách khuếch trương, canh tân haytân tạo thuộc các ngành canh nông, kỹ nghệ và dịch vụ".Từ năm 1972, một kếhoạch kinh tế 4 năm được triển khai Tính đến năm 1972 diện tích canh táclúa tổng cộng khoảng gần 2,8 triệu hecta, trong đó duyên hải miền Trungchiếm khoảng nửa triệu và miền Nam với 2,3 triệu
Do cải tiến kỹ thuật và giống lúa mới đã nâng sản xuất nông nghiệp lêntới bảy triệu tấn thóc vào năm 1973, tương đương bằng 4,6 triệu tấn gạo, gầntới mức đủ ăn Dự tính của Nam Việt Nam là chỉ tới 1976 đã có thể xuất cảng
Cây công nghiệp được đẩy mạnh để thay thế nhập cảng: sản xuất thuốc
lá đã tới trên 18.000 tấn so với 9.000 tấn năm 1971; mía đường lên trên
Trang 351,8 triệu tấn Ngô bắp thì từ 31.000 tấn (1970), tăng lên trên 50.000 tấn(1974) Đồn điền cao su với diện tích hơn 100.000 hecta vào năm 1968 sảnxuất chỉ hơn 20.831 tấn năm 1969 nhưng đến năm 1970 đã đạt 24.100 tấnlại
có khả năng phục hồi sản xuất trên 70.000 tấn cao su như mức tiền chiến.Xuất cảng tôm và hải sản từ vỏn vẹn 500.000 lên gần 11 triệu đô la Dự đoáncho 1975 là 30 triệu Tổng số xuất cảng năm 1973 lên tới 53 triệu, tăng gấp balần năm 1972
Tháng ba 1972, quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công mạnh trên vùng
vĩ tuyến Đà tiến triển kinh tế bỗng khựng lại do trên 200 cầu bị hư hại, đường
sá bị phá huỷ, 40% sản xuất cao su bị mất vì rừng cao su đã thành bãi chiếntrường Thêm mấy trăm ngàn người nữa từ miền vĩ tuyến chạy vào phía nam,làm cho số người di cư tăng vọt lên 1,2 triệu Áp lực nhu cầu tiếp tế lươngthực, nước uống, thuốc men, vệ sinh, lều trại cho những người chạy nạn chiếntranh càng thêm nặng Lại là năm mất mùa vì hạn hán nên nhập cảng gạonhảy lên 284.000 tấn
Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 1972, khi chiến cuộc tạm lắng,tình hình lại trở nên khá hơn, và nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồitrong vài tháng Nhưng không lâu sau đó, Mỹ cắt giảm một nửa viện trợ, cùngvới đó là cuộc Khủng hoảng dầu lửa 1973, kinh tế Việt Nam Cộng hòa vốnphụ thuộc quá nhiều vào viện trợ nên lại lâm vào suy thoái Giai đoạn 1974-
1975, giá cả tăng vọt, nền kinh tế lâm vào đình đốn với mức tăng trưởng âm5%, lạm phát vượt mức 200%.Lợi tức bình quân đầu người tại miền Nam vàonăm 1971 là 200 USD/năm, vào thời điểm đó là xấp xỉ với Thái Lan, gần gấprưỡi Ấn Độ và hơnTrung Quốc 25%; nhưng đến năm 1974, thu nhập đã sụtxuống còn 54 USD/năm do tiền Việt Nam Cộng hòa bị mất giá gần 4 lần sovới USD (bởi khủng hoảng kinh tế, lạm phát và việc Mỹ cắt giảm viện trợ)
b, Về chính trị - xã hội