1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nhân nhanh cây bìm bịp (clinacanthus nutans (burm f ) lindau, 1894) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô

40 64 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Nghiên cứu của Gunasekaran năm 2014 về nhân giống cây Bìm bịp, kết quả đưa ra đã thành công trong việc tạo ra mô sẹo nhưng không có kết quả tái sinh cây con, lý do có thể bao gồm không p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN -*** -

PHÙNG THỊ THANH HẰNG

NHÂN NHANH CÂY BÌM BỊP

(CLINACANTHUS NUTANS (BURM F.)

LINDAU, 1894) BẰNG KĨ THUẬT

NUÔI CẤY MÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Hà Nội, tháng 05 năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN -*** -

PHÙNG THỊ THANH HẰNG

NHÂN NHANH CÂY BÌM BỊP

(CLINACANTHUS NUTANS (BURM F.)

LINDAU, 1894) BẰNG KĨ THUẬT

NUÔI CẤY MÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học:

TS LA VIỆT HỒNG

Hà Nội, tháng 05 năm 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới

TS La Việt Hồng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường ĐHSP Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm thực nghiệm hoàn thành khóa luận của mình

Vì chưa có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học nên tôi còn nhiều bỡ ngỡ cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế do đó không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn nữa Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

PHÙNG THỊ THANH HẰNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với những kết quả đã công bố

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

PHÙNG THỊ THANH HẰNG

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài: 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Giới thiệu về cây Bìm bịp 4

1.1.1 Phân loại và phân bố 4

1.1.2 Đặc điểm sinh học 5

1.1.3 Giá trị dược liệu 6

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 11

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 11

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 11

2.2.2 Dụng cụ nghiên cứu 11

2.2.3 Thiết bị nghiên cứu 11

2.3 Môi trường nuôi cấy 11

2.4 Điều kiện nuôi cấy 11

2.5 Phương pháp nghiên cứu 12

2.5.1.Tạo vật liệu khởi đầu 12

Trang 6

2.5.2 Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro 13

2.5.3 Tạo cây in vitro hoàn chỉnh 14

2.5.4 Rèn luyện cây con in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

3.1 Hoàn thiện giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu 19

3.2 Hoàn thiện giai đoạn tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro cây Bìm bịp 20

3.2.1 Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro) 20

3.2.2 Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro) 22

3.3 Hoàn thiện giai đoạn ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh 25

3.4 Hoàn thiện giai đoạn Rèn luyện cây con in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên 27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LSD0,05 Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 0,05

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các công thức tạo vật liệu khởi đầu mẫu cây Bìm bịp 12

Bảng 2.2 Các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro 13

Bảng 2.3 Các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro 14

Bảng 2.4 Các công thức thí nghiệm tạo cây in vitro hoàn chỉnh 15

Bảng 2.5 Các công thức thí nghiệm rèn luyện cây con in vitro 15

Bảng 3.1 Hiệu quả tạo vật liệu khởi đầu mẫu cây Bìm bịp 17

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của BAP (Benzyl Adenin Purin) đến khả năng tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro cây Bìm bịp (sau 8 tuần nuôi cấy) 20

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro cây Bìm bịp (sau 8 tuần nuôi cấy) 23

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của IAA đến sự ra rễ của cây Bìm bịp in vitro (sau 4 tuần) 25

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống sót của cây Bìm bịp in vitro 27

Trang 9

Hình 3.3: Chồi in vitro của cây Bìm bịp sau 8 tuần nuôi cấy trên môi trường

MS có bổ sung chất kích thích sinh trưởng 22

Hình 3.4: Chồi in vitro của cây Bìm bịp sau 8 tuần nuôi cấy trên môi trường

MS có bổ sung chất kích thích sinh trưởng 24

Hình 3.5: Rễ cây Bìm bịp in vitro sau 4 tuần nuôi cấy 26

Hình 3.6: Cây Bìm bịp in vitro sau 2 tuần đưa ra môi trường tự nhiên 28

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cây cỏ thảo dược từ lâu luôn là những loại thuốc có nhiều công dụng tốt được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền với những bài thuốc dân gian

dưới tác dụng của các loài cây dược liệu Họ Ô rô (Acanthaceae) là một

họ lớn của thực vật hai lá mầm trong Lớp thực vật có hoa, chứa khoảng 214 -

250 chi (tùy hệ thống phân loại) và khoảng 2 500 – 4 000 loài Ở Việt Nam có khoảng 55 chi, khoảng 195 loài Cây Bìm bịp tùy theo địa phương còn gọi là

cây Mảnh cộng hay cây Xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans

(Burm f.) Lindau, 1894 là cây cỏ thảo dược lâu năm có khá nhiều công dụng trong y học [1, 2, 6]

Đông y cho rằng, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng mát gan, lợi đảm (tăng tiết mật), tiêu thũng (giảm phù nề), chống đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh, lá thân tươi của cây giã nát đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín,… Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương Bộ phận dùng làm thuốc

là toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành [6]

Nghiên cứu trong y học hiện đại chỉ ra rằng thành phần chiết xuất cây Bìm bịp hoạt động như một chất chống oxy hóa Tám hợp chất đó là 132 – hydroxyl - (132 - S) - chlorophyll B, 132 – hydroxyl - (132 - R) - chlorophyll

B, 132 –hydroxy - (132 - S) - phaeophytin B, 132 - hydroxy- (132 - R) - phaeophytin B, 132 - hydroxy - (132 - S) - phaeophytin A, 132 – hydroxyl - (132 - R) - phaeophytin A, purpurin 18 phytyl ester và phaeophorbide A được phát hiện trong chiết xuất từ thân và lá cây [14] Thí nghiệm dược lý đã chứng minh rằng các loại chiết xuất và hợp chất tinh khiết từ loài này thể hiện một loạt các đặc tính sinh học như chống viêm, kháng virus, chống oxy hóa và chống các bệnh tiểu đường

Cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm f.) Lindau, 1894) cây nhỏ,

mọc tự nhiên, cho đến nay nguồn giống cây chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành từ cây mẹ hay gieo hạt, tuy nhiên tần số gia tăng chồi hình thành cây mới thấp và qua thời gian giống bị thoái hóa và nhiễm bệnh từ

Trang 11

cây mẹ để lại, thân lá kém phát triển Bởi vậy, nguồn giống cây ngày càng ít

đi và khó tìm

Nghiên cứu của Gunasekaran năm 2014 về nhân giống cây Bìm bịp, kết

quả đưa ra đã thành công trong việc tạo ra mô sẹo nhưng không có kết quả tái

sinh cây con, lý do có thể bao gồm không phù hợp điều kiện thí nghiệm,

chẳng hạn như nồng độ của chất điều hòa tăng trưởng [15] Ở Trung Quốc,

nghiên cứu phương pháp nhân giống nhanh cho cây Bìm bịp Kết quả cho

thấy môi trường tăng sinh tối ưu cho cây Bìm bịp là Murashige và Skoog

(MS) với 1,0 mg/l BAP + 0,02 mg/l NAA cung cấp hệ số nhân nhanh là 3,9

Môi trường tạo rễ bao gồm ½ MS + 0,25 mg/l IBA cung cấp tỷ lệ rễ cây hình

thành 100%

Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về tác dụng sinh học và hóa học

từ cây Bìm bịp, tiến hành phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hợp chất

tinh khiết cho thấy chiết xuất từ thân cây Bìm bịp mọc tại Việt Nam có hoạt

tính chống viêm Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về nhân giống cây

Bìm bịp ở Việt Nam

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ nhân

giống vô tính bằng nuôi cấy mô - tế bào thực vật rất có hiệu quả trong sản

xuất cây trồng và hạn chế được những trở ngại mà các phương pháp khác gặp

phải, từ đó tạo ra được những giống cây trồng được trẻ hóa, sạch bệnh và đảm

bảo chất lượng về mặt di truyền

Từ thực tế nêu trên, góp phần vào việc tạo ra nguồn giống sạch và chất

lượng, vì vậy chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân nhanh cây Bìm

bịp (Clinacanthus nutans (Burm f.) Lindau, 1894) bằng kĩ thuật nuôi cấy

mô”

2 Mục đích của đề tài:

Xây dựng quy trình nhân nhanh giống cây Bìm bịp (Clinacanthus

nutans (Burm f.) Lindau, 1894), nhằm góp phần tạo ra nguồn giống cây sạch,

chất lượng cao

3 Nội dung nghiên cứu

Trang 12

- Tạo vật liệu khởi đầu nuôi cấy in vitro

- Tái sinh và nhân nhanh cây Bìm bịp in vitro

- Ra rễ - Tạo cây Bìm bịp in vitro hoàn chỉnh

- Rèn luyện cây in vitro thích nghi với môi trường tự nhiên

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung nguồn tài liệu hoàn thiện quy trình nhân

giống cây Bìm bịp

- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Bìm bịp, ứng

dụng vào sản xuất để cung cấp nguồn giống chất lượng cho người trồng dược liệu

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây Bìm bịp

1.1.1 Phân loại và phân bố

Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm f.) Lindau, 1894

Tên Việt Nam: Bìm bịp (Mảnh cộng hay Xương khỉ)

Trang 14

Cây Bìm bịp (cây Mảnh cộng hay Xương khỉ) có tên khoa học là

Clinacanthus nutans (Burm f.) Lindau, 1894 thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

Họ Ô rô (Acanthaceae) là một họ lớn chứa khoảng 214 - 250 chi (tùy hệ thống phân loại) và khoảng 2500 – 4000 loài Trong họ Ô rô - Acanthaceae bao gồm bốn phân họ, cụ thể là Nelsonioideae, Acanthoideae,

Thunbergioideae và Avicennioideae [14] Họ này chủ yếu bao gồm các loài

cây bụi, nửa bụi hoặc gỗ Trong số các loài từ họ này, chỉ có một số ít được phân bố ở vùng ôn đới và hầu hết các loài phân bố ở khu vực Đông Nam Á Cây Bìm bịp có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc Ở Việt Nam,

từ lâu cây Bìm bịp đã được biết đến như một vị thuốc dân gian với nhiều công dụng khác nhau trong y học cổ truyền, lá của cây Bìm bịp được tìm thấy giàu axit amin, nguyên tố vi lượng và thành phần hóa học có hoạt tính sinh học cao [2, 12, 15]

- Hoa:

Hoa mọc thành chùm tại đỉnh chồi hoặc gần đỉnh chồi, bông rủ xuống ở ngọn Mỗi bông hoa có một đài hoa với kích thước 0,9 - 1,3 cm,tràng hoa dài

~ 3,5 cmđường kính ~ 3 mm, dần dần mở rộng đến ~ 6 mm khi nở Tràng hoa có 2 môi, môi ở dưới có 3 răng hướng lên trên Lá bắc hẹp Hoa đỏ hay hồng, bên ngoài có chứa lông tuyến (hình 1.1) [2, 13]

- Quả:

Quả của cây Bìm bịp thuộc quả nang dài ~ 2 cm, quả có chứa 4 hạt, hạt có

đường kính ~ 2 mm [13]

Trang 15

1.1.3 Giá trị dược liệu

Việc sử dụng thực vật làm thảo dược vẫn rất phổ biến ở cả thành thị và

xã hội nông thôn Khoảng 80% dân số ở khu vực châu Á và châu Phi các quốc gia vẫn sử dụng rộng rãi thuốc thảo dược cho một số khía cạnh của chăm sóc sức khỏe cơ bản theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Edgar, Elias

và Adnan 2002) Cây Bìm bịp là một loại thảo mộc bản địa trong số các

nước Đông Nam Á đặc biệt là ở Thái Lan, phần phía nam của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và cả Việt Nam

Đông y cho rằng, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có giá trị sử dụng cả

ở trạng tươi hay trạng thái khô Y học dân gian của các nước đã ghi nhận, Bìm bịp có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, độc tế bào, trị côn trùng cắn, sốt, ban da, lỵ, đái tháo đường [9, 16]

Ở nước ta, hiện nay cây đang được rất nhiều người tìm kiếm trong điều trị các bệnh về xương khớp, dạ dày, viêm gan, vàng da và hơn thế nữa nó còn giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư [5]

Ở Trung Quốc (Hải Nam), người ta dùng thân, lá làm thuốc trị thương tích và chữa thiếu máu, hoàng đản, phong thấp Thường dùng cành lá khô sắc uống Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp [2]

Ở Thái Lan, một chiết xuất cồn của lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, côn trùng cắn, kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, một số bệnh ngoài

da như dị ứng và mụn rộp [5]

cây Bìm bịp chứa nhiều sinh tố, khoáng chất hoạt động như một chất chống oxy hóa [18] Theo nghiên cứu của Ruhaiyem Yahaya và cộng sự, đã chỉ ra

cây Bìm bịp chứa các hợp chất terpenoids, flavonoid, flavon C-glycosyl, lưu

huỳnh- có chứa glucosides và glycoglycerolipids góp phần vào các hoạt động

dược lý Nghiên cứu dược lý chỉ ra rằng Cây Bìm bịp sở hữu thuốc kháng virus, chống ung thư, chống oxy hóa, trị đái tháo đường, điều hòa miễn dịch, chữa lành vết thương, hoạt động chống viêm và giảm đau [16] Chiết xuất thô

từ lá cây Bìm bịp chứa hoạt chất có hoạt động gây độc tế bào chống lại các tế

Trang 16

bào u ác tính D24, chiết xuất có hoạt tính sinh học này được cho là một

phenolics flaconoid [14]

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chiết xuất của cây Bìm bịp được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá về giá trị hóa sinh, công dụng của các chất có trong thân và lá cây Nghiên cứu của Alam và cộng sự (2016) cho rằng đây là một trong những loài được

sử dụng làm thuốc thảo dược quan trọng ở châu Á nhiệt đới, các thành phần

khác nhau của các hợp chất hoạt tính sinh học từ loại cây này là flavonoid, glycoside, glycolycerolipids, cerebroside và monoacylmonogalatosylglycerol

Trong thí nghiệm dược lý đã chứng minh rằng các loại chiết xuất và hợp chất tinh khiết từ loài này thể hiện một loạt các đặc tính sinh học như chống viêm, chống virus, chống oxy hóa và chống tiểu đường [11]

Theo nghiên cứu của Sakdarat S và cộng sự năm 2006 thành phần của lá

cây Bìm bịp từ lâu đã được sử dụng truyền thống ở Thái Lan một loại thuốc chống viêm, để điều trị côn trùng cắn, nhiễm herpes và phản ứng dị ứng [17]

Bộ Y tế công cộng Thái Lan đã coi lá cây này như là một phương thuốc chính

để điều trị viêm da và tổn thương do virus [17]

Các chiết xuất cây Bìm bịp có vai trò chống ung thư được phát hiện ở Trung Quốc (Wang và cộng sự, 2013) Lá của cây Bìm bịp được tìm thấy giàu axit amin, nguyên tố vi lượng và thành phần hóa học có hoạt tính sinh học Chiết xuất chloroform thô được tách bằng phương pháp sắc ký và hướng dẫn sinh học kỹ thuật phân đoạn để đưa ra tám hợp chất tinh khiết Cấu trúc làm sáng tỏ các hợp chất cô lập được thực hiện trên cơ sở phân tích quang phổ, bao gồm DEPT, COZY, NOESY, HMQC và HMBC Tám hợp chất này có liên quan đến chất diệp lục a và chất diệp lục b, tám hợp chất là 132 – hydroxyl -(132 - S) - chlorophyll B (1), 132 – hydroxyl - (132 - R) - chlorophyll B (2), 132 – hydroxyl - (132 - S) - phaeophytin B (3), 132 – hydroxyl - (132 - R) –phaeophytin B (4), 132 – hydroxyl - (132 - S) - phaeophytin A (5), 132 –hydroxy - (132 - R) - phaeophytin A (6), purpurin 18 phytyl ester (7) và phaeophorbide A (8) Năm trong số này (hợp chất 1, 2, 4,

Trang 17

5, 6) được xác định là hợp chất mới Các hợp chất này chưa được báo cáo trước đây [12, 17]

Tạp chí quốc tế về nghiên cứu Dược lí và Thực vật học, nghiên cứu của Ruhaiyem Y và cộng sự (2015) cho rằng cây Bìm bịp là một cây thuốc hữu ích của Đông Nam Á Các chiết xuất thực vật được báo cáo sở hữu khả năng chống ung thư, chống oxy hóa, chống đái tháo đường, điều hòa miễn dịch, chữa lành vết thương, chống viêm và các hoạt động giảm đau Ngoài ra nghiên cứu về độc tính còn cho thấy rằng cây Bìm bịp không độc hại khi sử dụng với liều lượng khuyến cáo [16]

Công trình nghiên cứu của Fong S năm 2015, Trường Đại học RMIT

đã thực hiện một số nghiên cứu về thành phần của lá cây Bìm bịp Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các vị trí thu gom với đặc điểm môi trường khác nhau trên thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư có trên lá cây Bìm bịp được thu ở ba địa điểm khác nhau là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam Kết quả cho thấy rằng, thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của

lá cây Bìm bịp mọc ở độ cao cao hơn với nhiệt độ không khí thấp hơn - chiết xuất lá cây Bìm bịp được trồng ở Chiang Dao, Chiang Mai, Thái Lan - có hoạt động cao nhất (24 giờ EC50: 0,95 mg/ml và 72 giờ EC50: 0,77 mg/ml) Nghiên cứu thứ hai về ảnh hưởng của các quá trình sau thu hoạch đến các thành phần hóa học và chất chống ung thư có trong lá cây Bìm bịp Kết thúc thí nghiệm cho thấy rằng, chiết lạnh ở nhiệt độ 22°C là phương pháp tốt nhất

cho hàm lượng phenolics và flavonoid tối đa [13, 14]

Ở Malaysia, loài này có tên địa phương là cỏ rắn Sabah, nghiên cứu của Gunasekaran (2014) về nhân giống cây Bìm bịp Trong nghiên cứu này, hai

nghiệm tạo mô sẹo nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng và bóng tối, ảnh hưởng của các loại cytokinin khác nhau đến khả năng cảm ứng callus của cây Bìm bịp từ lá Kết quả đưa ra cho thấy rằng, không có sự khác biệt về kết quả cảm ứng callus ở điều kiện bóng tối so với điều kiện chiếu sáng, mô sẹo hình thành trong môi trường chứa Dicamba nồng độ 3 mg/l có hiệu quả tốt nhất so với các chất điều hòa sinh trưởng còn lại Ở điều kiện ánh sáng, môi trường chứa 3 mg/ l Dicamba cho hiệu quả cảm ứng callus tốt nhất là 8,3 ±

Trang 18

0,58%, còn ở điều kiện tối môi trường chứa Dicamba 3mg/ l cho hiệu quả cảm ứng callus tốt nhất với giá trị trung bình là 8,0 ± 1,00% Nghiên cứu này

đã thành công trong việc tạo ra mô sẹo nhưng lại không có kết quả tái sinh cây con, lý do có thể bao gồm không phù hợp điều kiện thí nghiệm, chẳng hạn

cộng sự (2015) cũng đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu phương pháp nhân giống nhanh cho cây Bìm bịp Kết quả cho thấy môi trường tăng sinh tối ưu chocây Bìm bịp là Murashige và Skoog (MS) với 1,0 mg/l BAP + 0,02 mg/l

NAA cung cấp hệ số nhân nhanh là 3,9 Môi trường tạo rễ bao gồm ½ MS + 0,25 mg/l IBA cung cấp tỷ lệ rễ cây hình thành 100% [12]

Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu về các hợp chất có trên lá và thân của cây Bìm bịp và công dụng của nó, tuy nhiên các nghiên cứu về nhân giống cây Bìm bịp thì còn hạn chế Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu nước ta thừa kế những kinh nghiệm để đem lại hiệu quả cao trong nhân nhanh nguồn giống và bảo tồn được nguồn giống sạch bệnh

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, những nghiên cứu sâu về tác dụng sinh học và hóa học từ cây Bìm bịp còn ít và chưa có hiệu quả cao Nguyên nhân chủ yếu là do cây Bìm bịp mới chỉ biết đến với những bài thuốc truyền thống còn hạn chế trong

y học hiện đại sử dụng những chiết xuất từ thân và lá cây có hoạt tính sinh học cao ứng dụng trong sản xuất dược liệu Tuy vậy cũng có một số nghiên cứu về cây Bìm bịp sau đây:

- Huỳnh Ngọc Thụy, Nguyễn Thị Trang Đài (2017) bước đầu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hợp chất tinh khiết phân lập được từ thân cây Bìm bịp mọc ở núi Cấm, Châu Đốc, tỉnh an Giang, Việt Nam Với phương pháp chiết xuất, phân lập: Chiết ngấm kiệt bằng ethanol 96%, phân lập bằng sắc ký cột đã phát hiện bốn hợp chất isoflavonoid phân lập từ thân cây có cấu trúc lần lượt: (+) – 4 – hydroxy – 3 – methoxy - 8,9 - methylendioxypterocarpan (CN6T - 3), (-) – 3 – hydroxy – 4 – methoxy - 8,9

Trang 19

- methylendioxypterocarpan (CN6T - 4), 7 – hydroxy - 4´-methoxyisoflavon (CN22 - 2), 3´,7 – dihydroxyl - 4´,8 - dimethoxylisoflavon (CN22 - 3) [9]

- Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm từ thân cây Bìm bịp Clinacanthus

nutans (Burm f.) Lindau, Acanthaceae của Nguyễn Thị Trang Đài và cộng sự

năm 2017 đưa ra kết quả trên mô hình in vitro, xác định được cao ethanol

toàn phần 96% của thân có tác dụng kháng viêm mạnh hơn rễ và lá, cao phân đoạn ethyl acetat có tác dụng kháng viêm mạnh hơn cao dichloromethan và cao nước, phân đoạn 4 của cao ethyl acetat có tác dụng kháng viêm mạnh hơn

3 phân đoạn còn lại, còn trên in vivo, cao ethyl acetat liều 1000 và 2000

mg/kg cho hoạt tính kháng viêm, giảm phù vào ngày đầu điều trị Tuy mức độ tác dụng có kém so với diclofenac 10 mg/kg nhưng cũng chứng tỏ Bìm bịp có tác dụng kháng viêm cấp và các chất có tác dụng kháng viêm cấp nằm nhiều ở cao phân đoạn ethyl acetat [4]

- Nghiên cứu thực vật học và đa dạng di truyền của cây Bìm bịp tại Việt Nam của Nguyễn Thị Trang Đài và cộng sự (2017), kết quả cho thấy qua hình dạng bên ngoài của lá, qua phân tích kiểu hình và kiểu gen cho kết quả 17 mẫu cây Bìm bịp được thu hái ở 12 tỉnh thành tại Việt Nam được xếp thành 4

nhóm chính, trong đó mẫu cây Bìm bịp CN50 chính là loài Clinacanthus

nutans và 3 nhóm còn lại có thể là phân loài của Clinacanthus nutans, kết quả

này là cơ sở trong việc đánh giá đa dạng nguồn gen của các loài Bìm bịp [3]

Tuy nhiên, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề nhân giống cây Bìm bịp còn chưa có ở Việt Nam Bởi vậy đề tài: “Nhân nhanh cây Bìm bịp

(Clinacanthus nutans (Burm f.) Lindau, 1894) bằng kĩ thuật nuôi cấy

mô” nhằm góp phần tạo ra giống cây Bìm bịp sạch bệnh, chất lượng tốt

Trang 20

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 6/2018 đến tháng 4/2019 tại Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2.2 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Mẫu cây Bìm bịp được thu tại xã Ngọc Thanh - tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2 Dụng cụ nghiên cứu

Các dụng cụ bao gồm: dao cấy, khay cấy, panh gắp, kéo, túi nilon, bình cấy, đèn cồn, pipet, bình xịt cồn, giấy thấm

2.2.3 Thiết bị nghiên cứu

Các thiết bị sử dụng bao gồm: nồi hấp khử trùng, máy cất nước 2 lần,

máy đo pH, cân kĩ thuật, tủ lạnh, bếp hồng ngoại, buồng cấy vô trùng

2.3 Môi trường nuôi cấy

- Môi trường nuôi cấy cơ bản: MS [11] + 30 g/l đường sacharose + 7 g/l agar và chất điều hòa sinh trưởng chứa khoáng đa lượng, vi lượng, pH môi trường là 5,8

2.4 Điều kiện phòng nuôi cấy

Tất cả các thí nghiệm đều được thực hiện trong điều kiện nhân tạo:

- Nhiệt độ nuôi cấy: 25°C - 27°C

- Độ ẩm trung bình: 60% - 70%

Ngày đăng: 23/12/2019, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w