1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Góp phần nghiên cứu phân loại chi dây khế (rourea aubl 1775) ở việt nam

49 222 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Dây khế ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết và sử dụng các loài của chi này, chúng tôi tiến hàn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

PHẠM THỊ THU HẰNG

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI

CHI DÂY KHẾ (ROUREA AUBL 1775)

Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Trang 2

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN

PHẠM THỊ THU HẰNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI

CHI DÂY KHẾ (ROUREA AUBL 1775)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ

của TS Hà Minh Tâm và TS Nguyễn Quốc Bình Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập

và nghiên cứu

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội 2, ngày 08 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Phạm Thị Thu Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:

Khóa luận “Góp phần nghiên cứu phân loại chi Dây khế (Rourea

Aubl 1775) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực

hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hà Minh Tâm và TS Nguyễn Quốc Bình Các

kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất

kỳ công trình nào trước đây

Hà Nội 2, ngày 08 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Phạm Thị Thu Hằng

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.2 Ở Việt Nam 4

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN 6

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 Đối tượng nghiên cứu 6

2.2 Phạm vi nghiên cứu 6

2.3 Thời gian nghiên cứu 6

2.4 Nội dung nghiên cứu 6

2.5 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

3.1 Đặc điểm phân loại chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam 10

3.2 Hệ thống phân loại 11

3.3 Khoá định loại các loài thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam 11 3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam 12

3.4.1 Rourea acropetala Pierre – Dây khế cánh nhọn 12

3.4.2 Rourea harmandiana Pierre – Dây lửa Harmand 13

3.4.3 Rourea minor (Gaertn.) Alston in Trimen, 1931 – Độc chó 15

3.4.4 Rourea mimosoides (Vahi) Planch.– Dây lửa lá trinh nữ 22

3.4.5 Rourea oligophlebia Merr – Dây lửa ít gân 24

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Rourea acropetala Piere, 1898 13

Hình 2 Rourea harmandiana Pierre, 1898 15

Hình 3 Rourea minor (Gaertn.) Alston, 1931 17

Hình 4 Rourea minor ssp microphylla (Hook & Arn) J E Vidal, 1962 19

Hình 5 Rourea minor ssp monadelpha (Roxb.) J E Vidal, 1962 21

Hình 6 Rourea mimosoides (Vahl) Planch 1850 23

Hình 7 Rourea oligophlebia Merr 1937 25

Trang 8

Chi Dây khế (Rourea Aubl 1775) thuộc họ CONNARACEAE R Br

1818 - HỌ TRƯỜNG ĐIỀU (DÂY KHẾ), có khoảng 90 loài, phân bố chủ yếu

ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới Ở Việt Nam, chi này có 5 loài và

2 phân loài Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến phân loại chi Dây khế nhưng vẫn chưa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập nhật Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Dây khế ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết và sử dụng các loài của chi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Góp phần

nghiên cứu phân loại chi Dây khế (Rourea Aubl 1775) ở Việt Nam”

Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi

Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc

nghiên cứu họ Connaraceae, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam

và cho những nghiên cứu có liên quan

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Onagraceae ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Dây

khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam

– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng

Trang 9

Điểm mới của đề tài:

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Dây khế (Rourea

Aubl.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác

Bố cục của khóa luận: Gồm 26 trang, 7 hình vẽ, 7 ảnh, 1 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (1 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu:3 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 15 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài liệu tham khảo: 25 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 1 Trên thế giới

Người đầu tiên nghiên cứu về chi này là Aublet năm 1775 [13] trong công

trình Histoire des Plantes de la Guiane Francoise, trong công trình này, tác giả

đã công bố chi Rourea

Jussieu (1789) [24] khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Terebintaceae

đã xếp chi Rourea vào họ này bên cạnh các chi Connarus, Rhus, Mangifera,

G Bentham & J D Hooker (1862) [23] khi nghiên cứu phân loại họ Connaraceae xếp chi Rourea vào tông Connareae cùng với các chi Connarus, Agelaea, Bernardinia,

Takhtajan (2009) [18] đã nghiên cứu phân loại xậy dựng hệ thống phân loại cho họ Connaraceae đã xếp chi Rourea vào trong họ này Trong đó bao gồm cả các chi Bernardinia, Byrsocarpus, Eichleria, Jaundea, Paxia, Roureopsis, Spiropetalium

Ngoài các hệ thống phân loại nêu trên, gần Vệt Nam, có một số công trình thực

vật chí ở một số nước trong khu vực như: Jules E.Vidal nghiên cứu về chi Rourea năm 1972 trong công trình “Flora of Thailand” [16] Trong công trình này tác giả mô tả chi Rourea với 3 loài: Rourea minor, Rourea mimosoides, Rourea

prainiana Với chi Rourea, tác giả đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các

loài, cung cấp một số thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố 3 loài

S Chen nghiên cứu về chi Rourea năm 1986 trong công trình “Flora

Reipublicae Popularis Sinicae” [22] Trong công trình này tác giả mô tả chi Rourea với 3 loài: Rourea minor, Rourea caudata, Rourea microphylla tác giả

đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các loài, cung cấp một số thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố 3 loài

Lingdi Lu & Nicholas J Turland nghiên cứu về cho Rourea năm 2003

Trang 11

Rourea với 3 loài: Rourea microphylla, Rourea caudata, Rourea minor Với chi Rourea, tác giả đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các loài, cung cấp một số

thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố 3 loài

1.2 Ở Việt Nam

Cho đến nay các công trình nghiên cứu chi Dây khế (Connaraceae) nói chung và chi Dây khế (Connaraceae) ở Việt Nam còn rất ít

Người đầu tiên nghiên cứu chi Dây khế ở Việt Nam là Loureirro Năm

1790, trong “Flora Cochinchinensis” [25], tác giả đã công bố chi Pterotum và loài Pterotum procumbens (nay là tên đồng nghĩa của Rourea minor) Ông xếp

loài này vào nhóm 10 nhị với 1 vòi nhụy

Pierre (1898) [21], trong “Flore forestière de la Cochinchine” đã công bố 4 loài là Rourea acropetala, Rourea harmandiana, Rourea rubella (hiện nay được xác định là tên đồng nghĩa của Rourea minor) và Rourea quocensis (là tên đồng nghĩa của Rourea mimosoides)

Lecomte (1908) trong công trình “Flore Générale de l'Indo-Chine” [19] Trong công trình này tác giả mô tả chi Rourea và 9 loài: Rourea microphylla, Rourea

rubella, Rourea santaloides, Rourea commutata, Rourea javanica, Rourea stenopelala, Rourea harmandiana, Rourea parallela, Rourea acropetala Với chi Rourea, tác giả đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các loài, cung cấp một số

thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố 9 loài

Jules E.Vidal nghiên cứu về chi Rourea năm 1962 trong công trình " Flore

du Cambodge, du Laos et du Vietnam” [20] đã mô tả 5 loài thuộc chi Rourea là: Rourea oligophlebia, Rourea acropetala, Rourea minor, Rourea mimosoides và Rourea harmandiana và 2 phân loài: Rourea minor ssp microphylla và Rourea minor ssp monadelpha Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, mô tả cụ

thể đặc điểm, đặc điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về giá

Trang 12

trị sử dụng của các loài, có hình ảnh minh họa của 5 loài là: Rourea oligophlebia,

Rourea acropetala, Rourea minor, Rourea mimosoides và Rourea harmandiana

Phạm Hoàng Hộ (1989) trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” và công trình được tái bản năm 1999 [8] đã mô tả 5 loài thuộc chi Rourea là: Rourea

oligophlebia, Rourea acropetala, Rourea minor, Rourea mimosoides, Rourea harmandiana và 2 phân loài: Rourea minor ssp microphylla và Rourea minor ssp monadelpha Trong công trình này tác giả đã mô tả đặc điểm của chi Rourea, đặc

điểm phân bố, sinh thái và có hình ảnh minh họa Công trình “Cây cỏ Việt Nam”

tuy có nhiều hạn chế như: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu, nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam

Nguyễn Tiến Bân ( 2003) [3] trong “ Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đã

mô tả chi Rourea với 5 loài Rourea oligophlebia, Rourea acropetala, Rourea minor,

Rourea mimosoides, Rourea harmandiana và 2 phân loài: Rourea minor ssp microphylla và Rourea minor ssp monadelpha Tác giả cung cấp một số dẫn liệu

về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng như giá trị sử dụng các loài trong

chi Dây khế (Rourea Aubl.)

Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), trong Cây thuốc và động vật làm thuốc ở

Việt Nam [4] đã mô tả về, đặc điểm phân bố và nêu về công dụng của loài Rourea microphylla

Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [10] mô tả về đặc điểm phân bố và nêu về công dụng của loài Rourea microphylla

Trang 13

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 1 Đối tượng nghiên cứu

Các loài thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở

mẫu vật và tài liệu

Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Dây khế (Rourea Aubl.) trên thế giới

và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo

Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt

Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN)

Tổng số mẫu nghiên cứu là 14 số hiệu với 35 tiêu bản Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép sẽ nghiên cứu thêm mẫu ở các phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), PTB thực vật Viện Sinh học nhiệt đới – Tp Hồ Chí Minh (HM), Viện Dược liệu (HNPM), Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trường Đại học Dược khoa Hà Nội (HNIP)

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Khắp cả nước

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10/ 2016- 3/2018

2.4 Nội dung nghiên cứu

– Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp để sắp xếp các taxon nghiên cứu ở Việt Nam

– Điều tra nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật và các thông tin về phân bố, sinh thái,

Trang 14

– Phân tích mẫu vật để định loại và xây dựng bản mô tả các taxon nghiên cứu – Xây dựng khóa định loại các taxon nghiên cứu

2.5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu phân loại chi Dây khế (Rourea Aubl.), chúng tôi sử dụng

phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ

mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với

nụ, hoa so sánh với hoa, )

Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp

Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm

thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác

Công tác nội nghiệp: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm

việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại

Việc nghiên cứu phân loại chi được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Dây

khế (Rourea Aubl.) Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân

loại chi này ở Việt Nam

Trang 15

Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.)

hiện có

Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài

– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật

và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:

Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công

bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam

đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có)

Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công

bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu

ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học

và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có)

– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt)

Trang 16

Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ

đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài

Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổ sung

– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau:

Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định,

dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon) Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon

– Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3 1 Đặc điểm phân loại chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam

ROUREA Aubl 1775, nom cons – DÂY KHẾ Aubl 1775 Hist Pl Guane Fr 1: 467, tab 187, nom cons.; Lecomte, 1908 Fl Gen Indoch 2: 46; Leenh 1958 Fl Males Ser I, 5(4): 510; J.E Vidal, 1962

Fl Camb Laos Vietn 2: 28; J.E Vidal, 1972 Fl Thailand, 2(2): 122; S Chen,

1986 Fl Reip Pop Sin 38: 138; Lu & Turland, 2003 Fl China, 9: 436

- Dây lửa, Tróc cẩu

Dạng sống: Cây bụi trườn hoặc dây leo thân gỗ, sống nhiều năm, dài

5-20 m, ít khi tới 50 m; đường kính thân tới 10 cm

Lá: Lá kép lông chim lẻ (hiếm khi chỉ có 1 lá chét), mọc cách, không có lá kèm, mép lá nguyên Gân hình mạng lông chim

Hoa: Cụm hoa chùy, mọc ở nách lá hoặc ở đỉnh cành Lá bắc hình trứng hẹp, lá bắc nhỏ hình mác, cả hai loại đều có lông ở mép Hoa lưỡng tính, nhỏ, đều, mẫu 5 Đài 5, tồn tại ở quả, hình trứng, xếp lợp, có lông ở gốc và đỉnh; thông thường co lại thành dạng nón sau khi hoa nở Cánh hoa 5, dài gấp 2-3 lần

lá đài, hình mác, không lông Nhị 10, 5 nhị dài và 5 nhị ngắn xếp so le nhau, 5 nhị dài đối diện lá đài, 5 nhị ngắn đối diện cánh hoa, không có lông; chỉ nhị hợp

ở gốc Bộ nhụy gồm 5 lá noãn rời tạo thành bầu thượng nhưng chỉ có 1 lá noãn phát triển (cho nên tạo thành quả 1 đại); bầu hình trứng lệch, mặt ngoài có lông hoặc không có lông, mỗi ô 2 noãn thẳng; vòi nhụy mảnh; núm nhụy hình đầu chia 2 thùy mờ

Quả và hạt: Quả chỉ có 1 đại phát triển (hiếm khi có 2), hình trứng hoặc bầu dục, không có cuống, không có lông, gốc có đài tồn tại, khi chín mở dọc theo mặt trong (trục giá noãn), bao bọc bởi gốc của đài hoa đồng trưởng Hạt 1,

vỏ hạt nhẵn, gốc có áo hạt hoặc vỏ hạt nạc; rốn hạt ở gốc hạt hoặc nằm lệch một bên ở gần gốc Không có nội nhũ

Trang 18

Typus: Rourea minor (Gaertn.) Leenh = Aegiceras minus Gaertn 1788

Có khoảng 90 loài, phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Đại dương Việt Nam hiện biết có 5 loài và 2 phân loài, phân bố rải rác khắp cả nước

3.2 Hệ thống phân loại

Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Dây khế và họ Trường điều trong các công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam như: Aublet (1775), Lecomte (1908), J.E Vidal (1962), J.E Vidal (1972), S Chen (1986), Lu & Turland (2003), Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003), … tôi nhận thấy hệ thống phân loại chi Dây khế là khá đồng nhất, phân loại chi này không có phân chi mà phân chia trực tiếp đến các loài

Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của A Takhtajan (2009) để phân loại chi Dây khế ở Việt Nam Vì đây là hệ thống được kế thừa từ các hệ thống trước đó, được hầu hết các tác giả trên thế giới sử dụng và phù hợp với việc sắp xếp các taxon ở Việt Nam Trên cơ sở của hệ thống này, chi Dây khế

(Rourea Aubl.) được xếp vào họ Dây trường điều (Connaracea), bộ Chua me đất

(Oxalidales), phân lớp Hoa hồng (Rosidae) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledons), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae) Theo đó, chi này ở Việt Nam có 5 loài và 2 phân loài

3 3 Khoá định loại các loài thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam

1A Quả thẳng; gốc có lá đài mở ra Rốn hạt lớn, ở gốc hạt Cụm hoa chùm, hiếm khi phân nhánh

2A Lá chét dài 5-10 cm, có 3-5 gân; quả dài 2-3 cm 5 R oligophlebia 2B Lá chét dài 1-3 cm, có 6-8 gân; quả dài cỡ 1 cm 2 R harmandiana

1B Quả cong; gốc có đài ép vào quả Rốn hạt nhỏ, lệch ở một bên hạt Cụm hoa

Trang 19

3A Lá chét đỉnh tiêu giảm thành giùi; chóp cánh hoa nhọn 1 R acropetala 3B Lá chét đỉnh không tiêu giảm; chóp cánh hoa không nhọn

4A Lá kép thường có 14-25 đôi lá chét; lá chét dạng lá trinh nữ 3 R mimosoides 4A Lá kép có ít hơn 10 đôi lá chét; không có dạng lá trinh nữ 4 R minor

3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Dây khế (Rourea Aubl.) ở Việt Nam 3.4.1 Rourea acropetala Pierre – Dây khế cánh nhọn

Pierre, 1898 Fl For Cochinch 5: pl 379; Lecomte, 1908 Fl Gen Indoch 2: 50; J E Vidal, 1962 Fl Camb Laos Vietn 2: 32; Phamh 1999 Illustr Fl Vietn 1: 758; N T Ban, 2003 Checkl Pl Sp Vietn 2: 864

- Dây lửa cánh (hoa) nhọn

Cây leo thân gỗ Lá kép lông chim lẻ, dài 20-30 cm, gồm 5 đôi lá chét và lá chét đỉnh rất tiêu giảm thành giùi (nên trông giống lá kép lông chim chẵn), toàn

bộ lá không có lông Lá chét mọc cách hoặc gần đối, hình trứng, kích thước 5-14

x 3-6 cm; chóp nhọn; gốc lệch, tròn đến thót dần; gân lồi ở mặt dưới lá; gân bên 5-7 đôi, cong vòng cung và vấn hợp ở gần mép Cuống lá chét dài 3 mm Cụm hoa chùy, mọc ở nách lá gần đỉnh cành, dài đến 14 cm, cành bên dài tới 8 cm Cuống hoa dài 3-4 mm Lá đài hình bầu dục, dài 4-5 mm Cánh hoa dài hơn lá đài, chóp rất nhọn Nhị 10 Lá noãn 5, có lông Quả đại cong, kích thước khoảng 1,2-1,5 x 0,5 cm, gốc có đài tồn tại Hạt 1, có áo hạt ở gốc; rốn hạt nhỏ, lệch một bên

Loc.class: Laos Typus: Pierre 3292 (P)

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong vùng thứ sinh Mùa hoa tháng

3-5, quả chín tháng 9-10

Phân bố: Thừa Thiên Huế Còn có ở Lào

Mẫu nghiên cứu: HÀ SƠN BÌNH (Chi Mê), Lê Thị Thanh 10727 (HN)

Giá trị sử dụng: Chưa có thông tin

Trang 20

Hình 1 Rourea acropetala Piere, 1898

1 một phần cành mang lá; 2 lá; 3 chóp lá; 4 hoa (đã tách bao hoa)

(Hình 1-3 theo J E Vidal, 1962; 4 theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

3.4.2 Rourea harmandiana Pierre – Dây lửa Harmand

Pierre, 1898 Fl For Cochinch 5: pl 379; Lecomte, Fl Gen Indoch 2 : 49; Phamh 1999 Illustr Fl Vietn 1: 758; N T Ban, 2003 Checkl Pl Sp Vietn 2: 864

- Santaloides harmandianum (Pierre) Schellenb 1938 Pflanzenr IV 127(Heft 103): 144-145

- Averrhoa microphylla Tardieu, 1943 Notul Syst (Paris) 11: 133

- Dây lửa harmand

Dây leo thân gỗ, tất cả các phần đều không có lông Lá kép lông chim lẻ,

Trang 21

(trên cùng 1 lá), mỏng; hình bầu dục; kích thước cỡ 1-3 cm; chóp tù hay gần tròn; gốc lệch, nhọn hay tròn; mặt dưới màu trắng mốc; gân bên 6-8 đôi Cuống

lá chét dài 12 mm Cụm hoa dạng chùm đơn, mọc ở nách lá gần đỉnh cành Lá đài tròn, dài 1,5-3 mm Cánh hoa dài gấp 3-5 lần lá đài; nhị 10, 5 dài và 5 ngắn

Lá noãn 5 nhưng chỉ 1 phát triển; bầu hình trứng hẹp; vòi nhụy mảnh; núm nhụy hơi chia 2 thùy Quả 1 đại, hình bầu dục, gần thẳng, kích thước khoảng 1 x 0,3-0,4 cm; lá đài ở gốc quả mở ra Hạt 1; áo hạt màu xanh, mỏng, bao trọn hạt; rốn hạt lớn, ở gốc hạt; phôi to và mềm, lá mầm nhỏ

Loc.class: Cochinchine (Mekong) Typus: Harmand, coll Pierre 6371 (P) Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, gần sông suối Mùa hoa tháng

Trang 22

Hình 2 Rourea harmandiana Pierre, 1898

1 lá; 2 hoa; 3 nhị và nhụy; 4 hạt (Hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1989)

3.4.3 Rourea minor (Gaertn.) Alston in Trimen, 1931 – Độc chó

Alston in Trimen, 1931 Hand-Book Fl Ceylon vi Suppl 67;Lecomte, 1908 Fl Gen Indoch 2: 46; J.E Vidal, 1962 Fl Camb Laos Vietn 2: 34; J.E Vidal,

1972 Fl Thailand, 2(2): 122; Phamh 1999 Illustr Fl Vietn 1: 758; N T Ban,

2003 Checkl Pl Sp Vietn 2: 864; Lu & Turland, 2003 Fl China, 9: 437

– Aegiceras minus Gaertn 1788 Fruct Sem Pl i 216 tab 46

– Pterotum procumbens Lour 1790 Fl Cochinch 1: 293

– Rourea santaloides Wight & Arn 1834 Prodr Fl Ind Orient 1: 144;

Lecomte, 1908 Fl Gen Indoch 2: 47

– Rourea javanica Blume, 1850 Mus Bot 1(17): 262; Lecomte, 1908 Fl Gen

Indoch 2: 48

Trang 23

– Rourea rubella Pierre, 1898 Fl For Cochinch tab 379 F.; Lecomte, 1908

Fl Gen Indoch 2: 47

– Óc cẩu, Tróc cẩu; (dây) Độc (Hòn Tre); Danh (Bảo Lộc)

Dây leo thân gỗ hay bụi trườn, dài tới 25 m Cành hình trụ, màu nâu đậm, phần non hiếm khi có lông thưa Lá gồm (1-)5-11 lá chét, tất cả các phần đều không có lông Cuống lá dài 1-11 cm Lá chét hình trứng đến bầu dục hoặc hình mác, cỡ 3-12 x 2-5 cm, dạng giấy hoặc giả da, không có lông; chóp nhọn đến có đuôi; mép nguyên; gốc cân, nhọn đến tròn hoặc lõm; mặt trên bóng, mặt dưới hơi mốc, nhẵn ở cả hai mặt Gân chính nổi rõ ở mặt dưới; gân bên 4-10 đôi, thường vẫn hợp (nối với nhau) ở gần mép; gân mạng dạng lưới, nổi rõ ở mặt dưới Cuống lá chét dài 2-6 mm Cụm hoa dạng chùm hoặc chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá gần đỉnh, ít khi có ở cành không mang lá, dài tới 8 cm, mang nhiều hoa Hoa lưỡng tính, đều, thơm, đường kính cỡ 1 cm, có cuống ngắn Đài

5, tồn tại ở quả; lá đài dài 2-3 mm, mép và chóp có lông Cánh hoa 5, màu trắng hoặc màu vàng, dài 4-7 mm Nhị 10, dài 2-6 mm; chỉ nhị dính nhau ở gốc Bộ nhụy gồm 5 lá noãn nhưng chỉ có 1 lá noãn phát triển dài tới 4 mm, không hoặc

có lông Quả chỉ có 1 đại phát triển; lá đài ở gốc quả ép vào quả; khi chín màu xanh đậm, khi khô có màu đen; hình bầu dục hơi cong; kích thước khoảng 1-3 x 0,5-1 cm; có nếp nhăn dọc theo quả; khi chín mở ở mặt trong (trục giá noãn) Hạt 1, màu đỏ; hình bầu dục, cong; kích thước khoảng 1,5-2 x 0,4-1 cm; lá đài ở gốc quả ép vào quả; áo hạt dạng màng, bao xung quanh gốc hạt; rốn hạt nhỏ, lệch một bên

Trang 24

Hình 3 Rourea minor (Gaertn.) Alston, 1931

1 cành mang hoa; 2 hoa; 3 quả (Hình theo S Chen, 1986)

Loc class.: Ceylon; Typus: Konig s.n (L)

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng hỗn hợp, rừng

cây gỗ lẫn tre nứa, ở độ cao tới 1200 m Mùa hoa tháng 3-5, quả chín tháng 8-2 (năm sau)

Phân bố: Sơn La, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, Kon Tum (Đắc Giây, Đắc

Môn), Lâm Đồng (Hòa Lạt, Bảo Lộc), Khánh Hòa (Ninh Hòa, Hòn Tre), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Đồng Nai (Biên Hòa), Tp Hồ Chí Minh, BÀ Riạ-Vũng Tàu (Núi Đinh) Còn có ở Ấn Độ, Andaman, Xri Lanka, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê, Fiji

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG NAM (Trà My), N.Q.Binh VN1130,

Ngày đăng: 23/12/2019, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w