1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc

37 977 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 322,5 KB

Nội dung

Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

Trang 1

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ

Trong mỗi Quốc gia, mỗi thời kỳ, mỗi điều kiện tự nhiên kinh tế

-xã hội cụ thể đều có một chiến lược cụ thể đảm bảo an ninh lương thựckhác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là đảm bảo đủ nhu cầu lương thực tốithiểu cho mọi thành viên trong xã hội Việt Nam đi lên từ cây lúa nước, từmột nền nông nghiệp lạc hậu, cho đến nay, lao động nông nghiệp chiếmkhoảng 75%, nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc sản xuất lương thực, coiđây là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực Quốc gia.

Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước ngày nay, diện tích sản xuất lúaphải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp,cho quá trình đô thị hoá diễn ra ồ ạt, thì vấn đề về đảm bảo lương thực càngđặt lên vai người nông dân một trọng trách hết sức lớn lao.

Xã Quảng Phước là một xã vùng ven phá của huyện Quảng Điền vàlà trung tâm KT-VH-XH của huyện Quảng Điền Trong nhiều năm qua sảnxuất nông nghiệp đã đạt được những tiến bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóngvai trò chủ đạo Với lợi thế, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, xã đãáp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, đã mạnh dạn đưa cácgiống lúa mới có năng suất cao Nhờ vậy mà những năm qua sản lượng lúađược ổn định trong khi diện tích canh tác giảm Bên cạnh đó vẫn còn khôngít hộ nông dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc bón phân,phun thuốc không đúng kỹ thuật, năng suất không cao do sử dụng giống lúasẵn có từ vụ thu hoạch trước, giống không thuần Trước thực trạng đó, đểnghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp kỹ thuật, các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả trong quá trình sản xuất, cũng như vấn đề về giống lúacó năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai

Trang 2

tại địa phương, để nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân trên mộtđơn vị diện tích.

Được sự giúp đỡ của nhà trường cũng như quý thầy cô giáo, nhómchúng tôi đã có cơ hội được nghiên cứu thực tế, để từ đó đánh giá đượcthực trạng sản xuất lúa của địa phương, khẳng định lại vai trò chủ lực củacây lúa trong nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nóiriêng Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sảnxuất lúa của các hộ trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnhThừa Thiên Huế.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:Phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp toán học, phương pháp điềutra phỏng vấn hộ nông dân, phương pháp phân tổ thống kê, phương phápphân tích số liệu ( hieu vas u dung nhung Phuong phap nay la ntn)

Trong suốt quá trình thực tế, do hạn chế về kiến thức từ nhà trườngđem áp dụng vào thực tiễn, cũng như hạn chế kiến thức từ bản thân nênchắc chắn sẽ có nhiều sai sót Kính mong sự giúp đỡ của quý thầy cô, sựđóng góp ý kiến của bạn bè để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn

PHẦN II

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN

1.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa:

Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngôvà lúa gạo Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lươngthực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.

- Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo Giá trị nhiệt lượngcủa lúa là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định

Trang 3

đến độ dẻo của gạo Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18- 45% đặc biệt có giống lên tới 54%.

- Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác.Giống lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%.Phần lớn các giống Việt nam nằm vào khoảng 7 -8%.

- Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏgạo.

- Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1,B2, B6…Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt Từ những đặc điểm của cây lúa vàgiá trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trịvà được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống".

Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống cónăng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượnglương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiềutrong các lĩnh vực khác nhau.

1.1.2 Một số đặc điểm của cây lúa1.1.2.1.Đặc điểm sinh học

Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từđiều kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng,giống và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng củacây lúa có thể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinhtrưởng sinh thực.

- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếuhình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻnhánh…

- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơquan sinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch Bao gồm các quátrình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt Quá trình làm đốt tuy là sinhtrưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hoá

Trang 4

đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh thực Thời kỳ này có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt lúa.

+ Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt độngcác men hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra,phôi được cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trụcphôi phình to, đẩy mầm khi nẩy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy,không có diệp lục Đồng thời trong quá trình nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễphôi Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ giúp hạt hút nướctrong thời kỳ đầu.

+ Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triểntừ phôi là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra,có thể hình thành lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồichết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốtgốc của cây Những mắc đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, nhưng mắc saucó thể đạt tới 3-20 rễ Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm.

+ Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắcthân, khi hạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá khônghoàn toàn rồi đến lá thật 1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này,cây lúa đã tự nuôi dưỡng hoàn toàn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinhdưỡng Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá giàtàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục.

+ Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làmđòng Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân Quá trình hìnhthành một nhánh qua bốn giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh,nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất hiện Trong quá trình hình thànhnhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá củanhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập.

+ Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới đượchình thành, số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của

Trang 5

cây Quá trình làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành các cơ quansinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa.

+ Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trìnhlàm đòng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng.Khi cây lúa thoát ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong Cùng với quá trình trổbao phấn trên một bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ởgốc bông, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng Khi hoa nở phơi màu, váy cáhút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nởra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn Sau quá trình thụphấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt Trong điều kiện bình thườnghạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chấttrong hạt bắt đầu dồn về ống phấn Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôivà phôi nhũ.

+ Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làmba thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.

 Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng,trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăngnhanh ở thời kỳ này.

 Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng vàmàu xanh dần chuyển sang màu vàng.

 Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọnglượng hạt đạt tối đa.

Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ Đây làquá trình quyết định năng suất lúa.

1.1.2.2.Đặc điểm sinh thái

Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quantrọng nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thườngxuyên đến quá trình sinh trưỡng và phát triển của cây lúa.

Trang 6

+ Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụthuộc rất nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệtđộ trung bình cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chínsớm hơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại Để cho cây lúaphát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.

 Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 350C Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và quá cao là trên 400C khôngcó lợi cho quá trình nẩy mầm của lúa.

30- Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồixanh Nhiệt độ thích hợp là 25-320C Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ,đẻ nhánh, làm đòng không thuận lợi.

 Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trướcsự thay đổi của nhiệt độ Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏinhiệt độ phải ổn định Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều khôngcó lợi.

+ Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thựchiện quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếucủa cây lúa.

Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450 đơn vịnước, để tạo ra một đơn vị hạt, cây lúa cần 300-350 đơn vị nước Nhu cầunước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.

 Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khingâm hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độẩm của hạt đạt 25-28%.

 Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạncây con không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vàoruộng từ từ khi cây được 2-4 lá.

 Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa.Để tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm

Trang 7

đòng trổ bông ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởngđến quá trình sinh trưởng của cây lúa Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạtnăng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.

1.1.3 Một số vấn đề về hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinhtế:

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàngđầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chungcủa toàn xã hội Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chấtlượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năngquản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì vậy trong điều kiệnhiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra làphải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thịtrường Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khốilượng sản phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sảnxuất và các nhà quản lý Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kếtquả rất đa dạng và phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tàichính mà cũng có thể trên phương diện KT-XH Từ đó mà hình thành nênkhái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.

Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trịtổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra.

Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra vàkết quả mà xã hội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trườngsinh thái, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo

Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ravà kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội Mục tiêu cuối cùng của pháttriển kinh tế là phát triển xã hội Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúngta nói trên quan điểm kinh tế xã hội.

Trang 8

Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quảsao cho phù hợp Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập.Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tốđầu vào như: đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu Sau khi đã xác định đượckết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tếbằng các phương pháp sau:

Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được vàchi phí bỏ ra Công thức được xác định như sau:

H = Q/C

Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: kết quả thu được C: chi phí bỏ ra

Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả.Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các qui mô khác nhau.

Trên cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các chỉtiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế như sau:

+ Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợpquan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của cácngành thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳnhất định Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồnvinh xã hội Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của sản xuất theo chiều rộngmà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tếkhác Được xác đinh bởi công thức sau:

VA = GO - IC

+ Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết trong một năm hoặc mộtvụ thì đơn vị sản xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là baonhiêu, chỉ tiêu này phản ánh qui mô về giá trị sản xuất mà ngành nôngnghiệp tạo ra cho xã hội Có công thức xác định như sau:

Trang 9

Chi phí vật chất trong sản xuất lúa là các yếu tố đầu vào: giống, phân bón,

thuốc các loại…

Chi phí dịch vụ trong sản xuất lúa:

Công lao động thuê ngoàiCác chi phí dịch vụ khác

+ Năng suất lúa (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trênmột đơn vị diện tích, được xác định bằng công thức sau:

GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánhmột đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuấttrong kỳ.

VA/lao động gia đình (LĐGĐ): Chỉ tiêu này phản ánh một công laođộng gia đình tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất.

Trang 10

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và ở Việt Nam

- Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng ChâuÁ.

Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kêcủa

dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ

Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) cho thấy, có114

nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000ha

tập trung ở Châu Á, , 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng

100.000ha - 1.000.000 ha Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha) Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980 Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm

(156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới cónhiều biến

động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệuha Từ

năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha caonhất kể từ năm 1995 tới nay.

- Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giớicũng

tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặcbiệt sau

cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự rađời

của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểulà

Trang 11

giống lúa IR5, IR8 Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trênthế giới

là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990).Từ

năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa thế giới liêntục được

cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy nhiên chỉ bằng phân nửa năngsuất của

Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới

Xuất phát điểm của Việt nam là một nước nông nghiệp, cây lúa làcây trồng chính và lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đấtnước từ Bắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuậnlợi cho sự phát triển của cây lúa Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằngnghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trongnghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúcrút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng.

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm

Diện tíchlúa

(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009)

Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 2 nămtăng lên Từ 7400,2 nghìn ha (năm 2008), tănglên 7440,1 nghìn ha (năm2009), tức tăng 39,9 nghìn ha so với năm 2009, tương ứng giảm 0,5%.Tuy

vậy năng suất cũng không tăng lên qua 2 năm Từ 52,3 ta/ha (năm 2008)xuống còn 52,2 tạ/ha (năm 2009), tức giảm 0,1 tạ/ha, tương ứng 0,2% Sản

lượng lúa vẫn tăng được ổn định khi diện tích tăng qua 2 năm Sản lượng

Trang 12

năm 2009 đạt 38895,5 nghìn tấn, tăn 165,7 tấn so với năm 2008, tương ứngtăng 0,4%.

1.2.2 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế

Những năm vừa qua tình hình sản xuất lúa của tỉnh TT Huế cónhững biến động theo chiều hướng tích cực

Qua số liệu thu thập được ta thấy rằng tỉnh TT Huế sản xuất lúa bavụ Tuy nhiên chủ yếu là vụ ĐX và vụ HT, còn vụ Mùa chiếm diện tíchkhông đáng kể, cụ thể là năm 2003 gieo trồng 625 ha, đạt năng suất 14,7 tạ/ha Con số này năm 2004 là 692 ha, đạt năng suất 15,2 tạ/ha Nếu xem xétcả năm thì có kết quả như sau: Diện tích sản xuất lúa năm 2003 là 51.414ha, đạt năng suất 106,4 tạ/ha Đến năm 2004, diện tích giảm còn 51.316 ha,tức giảm 98 ha, tương ứng giảm 0,2% Tuy nhiên, năng suất lúa lại tăng lên112 tạ/ha (2004), tức tăng 5,6 tạ/ha, tương ứng tăng 5,3% Nguyên nhân làdo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa kémhiệu quả sang trồng các lại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn Mặc dù giảmdiện tích trồng lúa nhưng do tăng năng suất lúa không những ổn định đượcsản lượng lúa mà còn tăng sản lượng năm 2004 lên 246.496,6 tấn, tăng sovới năm 2003 là 11.920,9 tấn, tương ứng tăng 5,1% Đây là một kết quả đạtđược của tỉnh TT Huế

Bảng 2: diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh TT Huế:

Chỉ tiêuNăm 2003Cả nămNăm 2004Cả năm 2004/2003

Trang 13

1 diện tíchgieo trồng (ha)

24,14262551,68426,32324,30169251,316- 368-0,71

2 năng suất(tạ/ha)

4942,714,7106,450,546,315,2112+5,6+5,263 sản lượng

(nguồn: niên giám thống kê tỉnh TT Huế 2005)

1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của Huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế

Huyện Quảng Điền là vùng đất trù phú, phì nhiêu, trải dài dọc theobờ biển phá Tam Giang Bên cạnh những thuận lợi phát triển nông nghiệphuyện cũng gặp không ít khó khăn Trong quá trình sản xuất nông nghiệp,thường bị thiên tai lũ lụt, hạn hán, ngập úng, sâu bệnh… đã làm cho năngsuất lúa giảm rất đáng kể Tuy nhiên, qua 5 năm tiếp tục thực hiện đườnglối đổi mới của Đảng, tình hình KT-XH của huyện có bước phát triển vàmở ra một số triển vọng mới.

Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Quảng Điền

Trang 14

tiêu năm năm1.

3 Sảnlượng(tấn)

+3,94(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế 2005)

Từ bảng số liệu thu thập được cho ta thấy rằng diện tích, năng suất và sảnlượng qua các năm, các vụ ĐX và HT có sự biến động rõ rệt.

Về diện tích gieo trồng, cả hai năm thì vụ HT đều có diện tích gieotrồng giảm so với vụ ĐX Năm 2003, diện tích vụ ĐX 4.096 ha, vụ HTgiảm còn 3.820 ha Đây là đường lối chủ trương của huyện Bởi vì vụ HT làmùa hạn hán, nước mặn dễ xâm nhập vào; những vùng đất cao, vùng đấtkhông thuận tiện cho việc tưới tiêu, nếu vẫn duy trì sản xuất lúa thì sẽ thiếunước dẫn đến mất mùa Do đó diện tích này sẽ chuyển sang trồng màu cóhiệu quả kinh tế hơn và có một ít diện tích phải bỏ hoang.Tuy nhiên việcgiảm diện tích này là một phần làm giảm sản lượng lúa Do đó, huyện cầnphải xem xét thật kỹ, xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tưới tiêu, đặc biệt trongvụ HT để hạn chế việc giảm diện tích sản xuất lúa không cần thiết Đối vớicả năm thì diện tích gieo trồng lúa năm 2004 giảm so với năm 2003 là 212ha tương ứng 2,7% Điều này do nhiều nguyên nhân Trước hết là do huyện

Trang 15

chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những vùng đấtcao ít bị ngập úng sang trồng màu, lạc, mía, hoa các loại có hiệu quả kinh tếhơn Hai là do xây dựng các công trình thuỷ lợi, đắp đê, mở thêm đường xágiao thông phục vụ cho tưới, tiêu, chống úng cho vụ ĐX, cho đi lại và vậnchuyển trong mùa màng thu hoạch Ba là do xây dựng các công trình pháttriển công nghiệp, xây dựng khu quy hoạch nhà ở vùng trung tâm củahuyện Quảng Điền - Thị Trấn Sịa

Đối với năng suất lúa, thì vụ HT cả hai năm đều giảm Năm 2003, vụĐX đạt 53,6 tạ/ha, vụ HT giảm xuống còn 46 tạ/ha Năm 2004, vụ ĐX đạt56 tạ/ha, vụ HT giảm còn 50,4 tạ/ha Điều này đúng như quy luật của tựnhiên, sản xuất lúa vụ HT thường gặp nắng hạn, khó khăn trong việc tướinước, đặc biệt vào lúc lúa trổ gặp nhiệt độ quá cao lại thiếu nước thì sẽ cónhiều hạt xép dẫn đến năng suất không cao Hơn nữa, vụ HT là vụ kế tiếpcủa vụ ĐX Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, trong vụ ĐX cây trồngđã hút nhiều chất dinh dưỡng làm cho đất bạc màu đi, mà trong vụ HT đấtkhông được ngấm lâu, dinh dưỡng của đất chưa được bổ sung kịp thời, kếtquả là cây trồng sinh trưởng không tốt và năng suất thấp Xét cả năm, thìnăng suất năm 2003 chỉ đạt 99,6 tạ/ha, năm 2004 đạt 106,4 tạ/ha Như vậynăm 2004 tăng so với năm 2003 là 6,8 tạ/ha tương ứng tăng 6,8% Và đãlàm sản lượng tăng từ 39.526,6 tấn (2003) lên 41.073,8 tấn (2004) Sỡ dĩ cóđược thành tích này là kết quả của quá trình không ngừng phấn đấu, chiếnlược táo bạo của huyện Tức là, huyện đã tiếp tục phát triển theo hướng đẩymạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh và chuyển dịch cơ cấu sảnxuất Cây lúa tiếp tục thể hiện vai trò chủ lực Với các biện pháp thâm canhđồng bộ và nâng cao chất lượng giống, đã đạt được năng suất bình quânhàng năm 49,2 tạ/ha/vụ (năm 2004 đạt 53,2 tạ) Đặc biệt là triễn khai tổchức sản xuất giống lúa cấp 1 với 92,5 ha ở các HTX nông nghiệp, đã gópphần tăng năng suất lúa của huyện.

Trang 16

Đến đây, chúng ta hiểu rõ rằng, giảm diện tích trồng lúa không phảilà một nhược điểm của huyện mà là quyết định đúng đắn, thực hiện đườnglối chủ trương nâng cao năng suất để tăng sản lượng, ổn định được an ninhlương thực Mặc dầu, giảm diện tích gieo trồng có ảnh hưởng đến sảnlượng nhưng đây là con đường cơ bản mà huyện cần thực hiện, là conđường tích cực.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ QUẢNGPHƯỚC

2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC

Những năm qua xã Quảng Phước đã thực hiện tốt chủ trương, xâydựng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi… nhằm phát triển sản xuấtnông nghiệp trong đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trò chủ lực

Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của xãQuảng Phước qua 3 năm

Trang 17

tiêu này còn 441,85 ha, tức đã giảm so với năm 2007 là 22,18 ha, tươngứng giảm 0,5% Chính điều này đã làm cho sản lượng lúa giảm với sốlượng không nhỏ Sỡ dĩ diện tích giảm là do các nguyên nhân sau: một là,xã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một số diện tích trồng lúasang trồng màu, lạc, mía có hiệu quả kinh tế hơn…và xây dựng các côngtrình cầu cống chiếm nhiều diện tích.

Đối với năng suất lúa thì ổn định Nhìn chung năng suất lúa tại địaphương ổn định qua các năm Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 98,99 tạ/ha Đếnnăm 2009 chỉ tiêu này là 97.81 tạ/ha so với năm 2007 là 1,00 tạ/ha, tươngứng 0.1%.Nhìn chung năng suất lúa la rất ổn định Có được thành tích nàylà nhờ xã đã không ngừng phấn đấu vươn lên Ngoài ra xã đã đẩy mạnhchương trình kiên cố hoá kênh mươn, tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâusản xuất và thu hoạch; trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật của nông dân ngày càng tăng lên do vậy những năm qua sản lượngnông nghiệp vẫn được ổn định trong điều kiện diện tích ngày càng thu hẹp.

Bên cạnh những thành tích đạt được, việc giảm diện tích đã làm chosản lượng giảm mặc dù năng suất qua các năm ổn định Sản lượng năm2009 đạt 4330 tấn giảm so với năm 2007 là 263.7 tấn tương ứng giảm5,8% Từ thực tế này cho chúng ta thấy rằng Nếu xã chủ động giảm nhữngdiện tích sản xuất lúa kém hiệu quả để thay thế những cây trồng khác cóhiệu quả kinh tế hơn.

2.2 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ ĐIỀU TRA

2.2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điềutra năm 2010

Theo nguồn thông tin từ cán bộ phòng Chính sách - xã hội, UBNDXã, chuẩn nghèo được áp dụng tại địa phương như sau: Thu nhập bình quânđầu người dưới 100.000 đồng/người/tháng được xếp vào nhóm hộ nghèođói; từ 100.000 đến 200.000 đồng/người/tháng là hộ trung bình; trên

Trang 18

200.000 đồng/người/tháng là hộ khá giàu Từ đó chúng tôi có bảng phânloại dưới đây (điều tra chọn mẫu 30 hộ):

Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộđiều tra

Nhóm hộkhá giàu

Nhóm hộtrung bình

Nhóm hộnghèo đói

-2.Tổng nhân khẩuSố nhân khẩu BQ/hộ

3.Tổng số lao độngSố lao động BQ/hộ

4.Tổng DTCT BQ/hộDTCT lúa BQ/hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)

Qua bảng số liệu điều tra năm 2010 của 30 hộ thì có 2 hộ khá giàu,17 hộ trung bình và 11 hộ nghèo đói Nhìn chung, nhân khẩu, lao độngcũng như DTCT của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể Nhóm hộnghèo đói và trung bình có số nhân khẩu bình quân/hộ thấp hơn nhóm hộkhá giàu Nhóm hộ nghèo đói và trung bình lần lượt là 4,90 người/hộ và4,88 người/hộ Trong khi đó con số này ở hộ khá giàu là 6 người/hộ Đốivới số người lao động bình quân/hộ thì nhóm hộ nghèo có số lao động caonhất là 3 người/hộ Trong khi đó nhóm hộ khá giàu và trung bình lần lượt là2,5 người/hộ và 2,53 người/hộ Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo đói cósố người ăn theo nhiều, hộ có số con nhỏ đông Hộ giàu có lực lượng laođộng đông, nhưng lực lượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếulà hoạt động các ngành nghề dịch vụ, mang lại thu nhập cao Ta có thể nóithiếu lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèođói

2.2.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ:

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm - Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc
Bảng 1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm (Trang 11)
Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của xã  Quảng Phước qua 3 năm - Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc
Bảng 4 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của xã Quảng Phước qua 3 năm (Trang 16)
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ  điều tra - Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc
Bảng 5 Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều tra (Trang 18)
Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các  hộ điều tra năm 2010 - Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc
Bảng 13 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra năm 2010 (Trang 22)
Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của các hộ sản xuất lúa - Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc
Bảng 15 Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của các hộ sản xuất lúa (Trang 28)
Bảng 16: Ảnh hưởng của công lao động gia đình đến VA của các nông  hộ - Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc
Bảng 16 Ảnh hưởng của công lao động gia đình đến VA của các nông hộ (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w