1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De cuong mon Su

5 577 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4, 5 I. Thực trạng dạy học Lịch sử lớp 4, 5: A. Những nội dung đã thực hiện tốt: 1. Đã cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và tương đối có hệ thống về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử theo thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. 2. Bước đầu hình thành cho học sinh một số kỹ năng: - Thu thập, tìm kiếm thông tin lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. - Chọn thông tin để giải đáp bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ. - Nhận biết đúng các sự kiện lịch sử và vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn đời sống. 3. Đã xây dựng cho học sinh thái độ ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương. Từ đó, các em thêm yêu quê hương đất nước và biết tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá. B. Những nhược điểm cần lưu ý: 1. Về phía giáo viên: a. Chưa xác định chính xác nội dung và mục tiêu bài dạy dẫn đến việc cung cấp kiến thức một cách hời hợt hoặc (phần lớn) quá dàn trãi. b. Triển khai không đồng bộ mô hình tiết dạy theo phương pháp mới, nặng về nhồi nhét kiến thức, ít chú ý đến việc khởi động và định hướng bộ máy tư duy của học sinh. c. Sử dụng hệ thống phương pháp giảng dạy chưa phù hợp thực tế, phần lớn sa đà vào các hình thức học nhóm, trò chơi mà ít chú ý đến việc phối hợp nhiều phương pháp nhằm kích thích khả năng tư duy logíc của học sinh. d. Phương tiện dạy học chưa phong phú hoặc quá lạm dụng công nghệ thông tin. đ. Nội dung và hình thức kiểm tra còn nặng nề. 2. Về phía học sinh: a. Nắm nội dung bài học một cách máy móc, một bộ phận không nhỏ học sinh còn học theo kiểu ”học vẹt”. b. Chưa thành thạo trong kỹ năng khai thác thông tin từ các nguồn sử liệu khác nhau, đặc biệt là thông qua kênh hình và thực địa. II. Dạy học theo chương trình: 1. Chương trình là một chỉnh thể gồm 5 thành tố: - Mục tiêu (Phát triển con người) - Nội dung (Cơ bản và phát triển) - Yêu cầu cần đạt ( Mức độ - Chuẩn) - Phương pháp dạy học (Con đường đạt đến mục đích) Đề cương chuẩn KT, KN môn Lịch sử - Đánh giá 2. Dạy học theo chương trình: - Đảm bảo nội dung - Dạy theo chuẩn và đánh giá theo chuẩn. III. Mối quan hệ giữa chuẩn kiến thức, kỹ năng và SGK; giữa chuẩn KT, KN và công tác tổ chức dạy học: 1. Khái niệm về chuẩn kiến thức, kỹ năng: - Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học. - Chuẩn KT, KN được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cả cấp học. - Chuẩn KT, KN là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả dạy học. 2. Mối quan hệ giữa chuẩn và SGK: - SGK là tài liệu tiếp nối chương trình, cụ thể hoá những quy định của chương trình, về mục tiêu bộ môn, phạm vi, số lượng, mức độ các đơn vị kiến thức; định hướng về PPDH; gợi ý tổ chức các hoạt động học tập. - Căn cứ để biên soạn SGK là chương trình (cụ thể là Chuẩn) - Mục đích, yêu cầu của Chuẩn được thể hiện trong mục tiêu và nội dung bài học trong SGK. Tuy nhiên, mục tiêu của SGK là mọi đối tượng HS với những khả năng và điều kiện học tập không giống nhau, vì vậy trên cơ sở Chuẩn, SGK còn có một số nội dung kiến thức, kỹ năng có tính mở rộng, phát triển. Như vậy, SGK bao gồm cả nội dung cơ bản và nội dung phát triển. Nhiều GV lầm tưởng SGK là pháp lệnh nên đã cố bám sát sách (SGK và SGV) làm cho bài dạy trở nên khó, dài và nặng nề, gây quá tải cho cả GV và HS. HS cảm thấy mệt mỏi khi tham gia học Lịch sử, đồng thời cũng gây nhiều bức xúc cho xã hội. Đây chính là một trong những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến dạy học quá tải môn lịch sử trong nhiều năm qua. 3. Mối quan hệ giữa chuẩn và công tác tổ chức dạy học: - Chuẩn KT, KN là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả dạy học. IV. Chương trình môn Lịch sử Tiểu học 1. Lớp 4: - Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Từ khoảng 700 năm TCNđến 179 TCN) - Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến 938) - Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến 1009) - Nước Đại Việt (Từ năm 1009 đến 1858) 2. Lớp 5: - Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945) - Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. - Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 -1975) - Xây dựng CNXH trong cả nước (1975 – nay) V. Cấu trúc tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng: 1. Cột Bài: Bao gồm các bài học trong SGK, bài ôn tập, kiểm tra định kỳ, lịch sử địa phương. 2 Đề cương chuẩn KT, KN môn Lịch sử 2. Cột Yêu cầu cần đạt: Được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) đòi hỏi tất cả học sinh phải đạt được) 3. Cột Ghi chú: Xác định những vấn đề cần hướng dẫn cụ thể hơn, trong đó chủ yếu là những kiến thức, kỹ năng dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên, đây chỉ là những gợi ý bước đầu, GV cần căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học để xây dựng những kiến thức, kỹ năng có tính “phát triển” (trong phạm vi Chuẩn) dành cho đối tượng HS Khá, Giỏi. VI. Một số điểm lưu ý khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng phần Lịch sử để xây dựng bài học: 1. Nội dung dạy học cần tập trung khắc sâu những yêu cầu cơ bản của Chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn kiến thức, kỹ năng được thể hiện tại cột “Yêu cầu cần đạt”. Đây chính là kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học; mọi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng khác của bài học đều phải xoay quanh, làm nổi bật lên nội dung mức độ cần đạt. Có thể nói đây là yêu cầu quan trọng nhất trong việc thực hiện Chuẩn, cũng có nghĩa là thực hiện chương trình giáo dục (vì Chuẩn là cốt lõi chương trình). Việc xác định nội dung chuẩn của bài học, chọn lọc và thực hiện được các phương pháp dạy học, biện pháp giáo dục để HS đạt được chuẩn của bài học là bài học (tiết dạy) đạt yêu cầu. - Bài dạy của GV cần khắc sâu những yêu cầu của Chuẩn, điều nầy sẽ tránh được 2 thái cực: hoặc dạy học không tới chuẩn (bỏ kiến thức, hạ chuẩn), hoặc (và thường là) cao hơn chuẩn hoặc không chú trọng đúng mức vào trọng tâm của bài học. 2. Ngoài việc thực hiện những yêu cầu cơ bản của Chuẩn, bài soạn cần xác định nội dung và biện pháp dạy học phù hợp cho từng nhóm đối tượng. - “Dễ hoá” bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu, . đối với HS yếu, HS có hoàn cảnh khó khăn trong học tập. - “Mở rộng, phát triển” (trên cơ sở Chuẩn) đối với học sinh khá giỏi, học sinh vùng thuận lợi. 3.Bài dạy cần đảm bảo sự cân đối của cấu trúc bài học trong SGK. - Bài học trong SGK là bước tiếp nối và thể hiện cụ thể của Chuẩn. So với chuẩn, bài học trong SGK có sự “mở rộng, phát triển” để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng HS giỏi với những năng lực và điều kiện học tập khác nhau. - Các mạch kiến thức và hoạt động giáo dục trong bài học đã được sắp xếp theo một trình tự logíc. Bởi vậy, bài soạn và hoạt động dạy học của GV cần nhấn mạnh vào Chuẩn nhưng đồng thời phải giữ cấu trúc các nội dung kiến thức của bài học. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: 1. Yêu cầu đánh giá: - Kết hợp đánh giá và tự đánh giá - Kết hợp định tính và định lượng - Kết hợp tự luận và trắc nghiệm 2. Nội dung kiểm tra: - Nội dung kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu của Chuẩn (Bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ). 3 Đề cương chuẩn KT, KN môn Lịch sử - Trong nội dung kiểm tra cần có nội dung vận dụng, nội dung có tính “mở rộng, phát triển” (trong phạm vi chuẩn) dành cho đối tượng học sinh khá giỏi (10 – 20% nội dung đề) 3. Hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra cần kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan (10 – 20% số câu hỏi tự luận). Một số dạng trắc nghiệm khách quan thường sử dụng: + Đúng sai + Đa lựa chọn + Tương ứng cặp + Điền khuyết + Trả lời ngắn VIII. Tổ chức thực hiện ở cơ sở: 1. Nghiên cứu tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn - Tổ chức thảo luận trong tổ, trong hội đồng GD. - Tổ chức dạy thí điểm. - Đánh giá rút kinh nghiệm. 2. Nghiên cứu chỉ đạo của Ngành, các thông tin khoa học, đặc biệt là các tạp chí chuyên đề về GDTH. 3. Thống nhất đánh giá giờ dạy - Đánh giá giờ dạy theo chuẩn. - Không đánh giá giờ dạy theo SGK, SGV (đánh giá theo yêu cầu cần đạt). 4. Một số điểm cần lưu ý thêm trong quá trình triển khai dạy học tại cơ sở: 4.1. Sử dụng có hiệu quả hệ thống phương pháp dạy học đặc trưng: a. Phối hợp chặt chẽ các PPDH truyền thống với hiện đại, không nên tuyệt đối hoá một phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học nào. b. Do đặc thù của môn lịch sử, hệ thống các phương pháp, hình thức dạy học sau đây thường mang lại hiệu quả tốt nhất: - Nhóm PP miêu tả, kể chuyện, tường thuật rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Sử dụng linh hoạt các PP nầy làm tăng thêm tính cụ thể, gợi cảm và kịch tính, đêm lại cho học sinh những cảm xúc mạnh mẽ, khó quên. - Phương pháp đàm thoại giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững chắ, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và tạo nên sự thông minh, nhanh nhẹn ở học sinh. - Hình thức dạy học theo nhóm hiện nay là một xu thế trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, cần lưu ý hình thức nầy chỉ thích hợp khi khai thác các nội dung trong bài có nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc là những vấn đề phức tạp cần tranh luận tập thể để đi tới thống nhất. lạm dụng hình thức nầy đối với những nội dung đơn giản dễ dẫn đến tình trạng học sinh máy móc, thậm chí ỷ lại một số học sinh giỏi trong nhóm. c. Thực hiện mô hình tiết dạy khoa học và linh hoạt: - Việc 1: Định hướng mục tiêu giờ học nhằm vừa gây hứng thú, vừa khởi động bộ máy tư duy của học sinh. - Việc 2: Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu. với nội dung nầy cần chú ý hoạt động khai thác kênh hình và các phương tiện dạy học bỗ trợ. 4 Đề cương chuẩn KT, KN môn Lịch sử - Việc 3: Tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giáo viên nêu ra đầu giờ hay mỗi phần. - Việc 4: Kết luận vấn đề. Giáo viên định hướng để học sinh kết luận vấn đề sau đó khẳng định những kết quả học tập trong tiết học của học sinh. 4.2. Sử dụng thiết bị dạy học: - Khai thác nội dung tranh ảnh, sa bàn, bản đồ, lược đồ. - Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Chú ý không nên quá sa đà biến giờ học thành dịp để xem tranh ảnh, băng hình. 5

Ngày đăng: 16/09/2013, 22:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w