1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề+ĐA môn Sử thi Olympic TB-23

8 1,8K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Sở gd và đt tháI bình Trường thpt chuyên G/V ra đề: Trần Văn Hiếu kì thi olympic lần thứ 23 Môn: lịch sử Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (2,5 điểm) Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi quan hệ quốc tế hay không? Vì sao? Câu II (3,0 điểm) So sánh các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập vào tháng 11-1939 và tháng 5-1941 theo các vấn đề sau: Nội dung so sánh Giống nhau Khác nhau Hoàn cảnh triệu tập Nội dung cơ bản ý nghĩa lịch sử Câu III (3,0 điểm) Trình bày các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1954. Nêu mục đích thành lập của từng mặt trận. Câu IV (2,5 điểm) Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị (2-1930) hay Luận cương chính trị (10-1930)? Vì sao? Câu V (3,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu thời cơ cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và tác động của sự kiện lịch sử đó đối với cách mạng Việt Nam. Câu VI (3,0 điểm) Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tạo ra các bước phát của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của mỗi thắng lợi đó? Câu VII (3,0 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là từ học thuyết Truman và âm mưu thống trị thế giới của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao? …………… Hết …………….  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Câu Đáp án Điểm 2 I (2,5) 1. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi quan hệ quốc tế hay không? 0,5 - Khái quát sự hình thành, tồn tại và sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta: Trong những năm 1945-1949, một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở những thoả thuận của Tam cường: Liên Xô, Mỹ và Anh, chủ yếu tại HN Ianta và một số HN quốc tế khác, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta (1945-1991). 0,25 - Sự ra đời, tồn tại và sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta đã góp phần to lớn làm thay đổi quan hệ quốc tế thời kì sau CTTG thứ 2. 0,25 2. Vì sao? 2,0 - Trước hết, đó là sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới chủ yếu là giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ - lực lượng chủ yếu đánh bại CNPX quốc tế. Với bản chất chế độ chính trị – xã hội khác nhau, hai nước đã nhanh chóng từ liên minh chống phát xít trở thành đối địch của nhau, mỗi nước tập hợp chung quanh mình các nước đồng minh, hình thành 2 phe TBCN và XHCN. Hai phe ngày càng đối lập nhau gay gắt. 0,5 - Trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đứng đầu một cực, trở thành thành trì của CM thế giới, làm hậu thuẫn cho phong trào XHCN, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ XH. Các nước đế quốc không còn có thể hoàn toàn thao túng các quan hệ quốc tế, quyết định số phận của các dân tộc. 0,5 - Sự đối đầu giữa 2 siêu cường, 2 phe (TBCN và XHCN), 2 khối (Đông-Tây) đã “phân đôi thế giới” trong tình trạng “chiến tranh lạnh” căng thẳng (với các cuộc chạy đua vũ trang và sự ra đời của các liên minh chính trị - quân sự). Thế giới như luôn bên vực một cuộc chiến tranh huỷ diệt. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, mà đằng sau là sự đối đầu giữa 2 siêu cường, 2 phe đã bùng nổ như chiến tranh Đông Dương (1945-1954), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) . 0,5 - Tuy đối đầu quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, cả Liên Xô và Mỹ đều thực hiện chiến lược phòng ngự, hết sức tránh đụng đầu trực tiếp, do đó quan hệ quốc tế sau CTTG thứ hai vừa trong tình trạng đối đầu ;ại vừa hoà hoãn, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Liên Hợp Quốc ra đời sau chiến tranh (với những tham khảo kinh nghiệm của Hội Quốc Liên trước kia), đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa đấu tranh vừa hợp tác. Nguyên tắc nhất trí giữa 5 uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) đã trở thành một nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho quan hệ vừa đấu tranh vừa hợp tác đó . 0,5 II (3,0) So sánh các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập vào tháng 11-1939 và tháng 5-1941. Nội dung so sánh Giống nhau khác nhau Hoàn cảnh lịch sử (0,5) - Thế giới: CTTG thứ 2 bùng nổ và ngày càng lan rộng. Pháp tham chiến. - Trong nước: Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp trở nên sâu sắc - Thế giới: Đến HN TW tháng 5/1941, Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô . - Trong nước: Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta chịu 2 tầng áp bức bóc lột Pháp-Nhật. Mâu thuẫn dân tộc càng trở nên sâu sắc hơn. 3,0 3 Nội dung cơ bản (2,0) - Kẻ thù: chủ nghĩa đế quốc, phát xít và tay sai. (0,25) - Mục tiêu chiến lược trước mắt: Giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho ĐD hoàn toàn độc lập. (0,5) - Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. (0,25) - Phương pháp cách mạng: Đấu tranh vũ trang, đấu tranh bí mật bất hợp pháp. (0,5) - Hình thức mặt trận: Mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm tập hợp mọi lực lượng vào nhiệm vụ chủ yếu trước mắt. (0,5) - Đến HN T5/1941, có thêm phát xít Nhật và tay sai. - HN T11/1939: chủ trương giải quyết vấn đề ĐLDT trên p/vi 3 nước ĐD; HN T5/1941 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước. - HN T11/1939: chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao lãi nặng; Khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà. HN T5/1941 chủ trương giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng; Thành lập Chính phủ nhân dân của nước VNDCCH. - HN T11/1939: chủ trương đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc, phát xít và tay sai. HN T5/1941 đã xác định hình thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. - HN T11/1939: chủ trương thành lập mặt trận DTTN phản đế ĐD; HN T5/1941 chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh. ý nghĩa lịch sử (0,5) - Mở ra một thời kì đấu tranh mới, thời kì đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc. - Thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. - HN T11/1939, đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; Nghị quyết HN có ý nghĩa mở đường cho thắng lợi của CMT8. HN T5/1941 đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ HN TW T 11/1939; Nghị quyết HN có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của CMT8. III (3,0) Trình bày các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1954. Nêu mục đích thành lập của từng mặt trận. 3,0 - Hội phản đế đồng minh Đông Dương (chưa xây dựng được trên thực tế): Tập hợp mọi lực lượng chống đế quốc ở Đông Dương. 0,5 - 7/1936, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương): tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động Pháp, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và hoà bình thế giới. 0,5 - 11/1939, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ĐD: đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương; chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít, 0,5 4 giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc ĐD. - 5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh): bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. 0,5 - 5/1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (hội Liên Việt): đoàn kết rộng rãi các tổ chức, các đảng phái và cá nhân chưa tham gia mặt trận Việt Minh. 0,5 - 3/1951, Mặt trận Liên Việt: củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng lực lượng, đua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. 0,5 IV (2,5) 1. Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị (2-1930) hay Luận cương chính trị (10-1930)? 0,5 - Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh (19/5/1941): Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật nhảy vào Đông Dương; nhân dân ta chịu 2 tầng áp bức Pháp-Nhật, mâu thuẫn dân tộc sâu sắc; NAQ về nước, HN TW lần 8 của Đảng được triệu tập, chủ trương nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc, đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương .quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh thành lập nhằm . 0,25 - Mặt trận Việt Minh ra đời theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 2. Vì sao? 2,0 - Cương lĩnh chính trị (2/1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam do NAQ soạn thảo chủ trương: đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu; giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng trong khuôn khổ từng nước Đông Dương; tập hợp rộng rãi các lực lượng cách mạng, bao gồm công-nông-trí và tiểu tư sản. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Những chủ trương trên của Cương lĩnh chính trị giống với chủ trương của HN TW lần 8 tháng 5/1941 và chủ trương tập hợp lực lượng của Mặt trận Việt Minh. 1,0 - Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng trên phạm vi ba nước Đông Dương, chủ trương tập hợp động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân. Những chủ trương trên của Luận cương chính trị khác với chủ trương của Việt Minh: cốt sao phát huy được tinh thần đoàn kết dân tộc, đề cao và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên nhiệm vụ giải phóng giai cấp, giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ Việt Nam, mục đích là làm cho Việt Nam độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do, hạnh phúc. 1,0 V (3,0) 1. Sự kiện lịch sử nào đánh dấu thời cơ cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện? 0,5 - Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 là mốc đánh dấu thời cơ xuất hiện cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 2. Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và tác động của sự kiện lịch sử đó đối với cách mạng Việt Nam. 2,5 a/ Hoàn cảnh lịch sử: Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức, một loạt các nước châu Âu được giải phóng; ở mặt trận châu á - Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề; ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờgôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản, mâu thuẫn Pháp-Nhật trở nên gay gắt. 0,75 5 b/ Diễn biến: Trước tình hình trên, quân đội Nhật Bản ra tay trước. Vào lúc 20 giờ ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Pháp chống cự yếu ớt ở một vài nơi rồi mau chóng đầu hàng. Sau khi hất cẳng Pháp, Nhật độc chiếm Đông Dương. 0,75 c/ Tác động: 1,0 - Nhật độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bòn rút tiền của của nhân dân ta và đàn áp dã man những người cách mạng . Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân ta. Nhật lại đang bị quân Đồng minh đánh bại trên nhiều chiến trường. 0,25 - Cuộc đảo chính Nhật – Pháp đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc: chính quyền Pháp đã bị lật đổ, chính quyền Nhật mới được dựng lên, chưa được củng cố. 0,25 - Ngay trong lúc Nhật đảo chính Pháp, BTV TW Đảng họp tại làng Đình Bảng. Ngày 12-3-1945, BTV TW Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . HN nêu khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” . và quyết định phát động một “cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”. 0,25 - Thực hiện chủ trương trên của TW Đảng, từ giữa tháng 3/1945 đến giữa tháng 8/1945, một cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra mạnh mẽ, thực sự trở thành tiền đề cho TKN khi thời cơ cách mạng chín muồi. 0,25 VI (3,0) Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tạo ra các bước phát của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của mỗi thắng lợi đó? 3,0 1. Chiến thắng Việt Bắc 1947 1,0 a/ Hoàn cảnh lịch sử: Sau khi quân ta rút khỏi các đô thị, thực dân Pháp, tuy đã kiểm soát được nhiều địa bàn quan trọng, nhưng vẫn chưa thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Cuộc chiến tranh có nguy cơ kéo dài. Thu - đông năm 1947, thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến và phần lớn bộ đội chủ lực của ta, từ đó thúc đẩy việc thành lập chính quyền bù nhìn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Từ ngày 7/10/1947, địch huy động 12.000 quân chia thành nhiều mũi (đường thuỷ, đường bộ, đường dù) tiến công lên Việt Bắc. 0,25 b/ Chủ trương của ta: Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng đã có chỉ thị “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Chỉ thị nêu rõ: giam chân địch tại mấy căn cứ chúng vừa chiếm, bao vây những căn cứ đó . Chặt đứt giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch, không cho chúng tiếp ứng và tiếp tế . Phải giữ gìn chủ lực, nhưng đồng thời cũng phải nhằm chỗ yếu của địch mà đánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt. 0,25 c/ ý nghĩa: Sau 75 ngày chiến đấu (từ 7/10/1947 đến 19/12/1947) chiến dịch dịch Việt Bắc toàn thắng. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành. Sau chiến thắng, so sánh lực lượng giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Với chiến thắng Việt Bắc, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới. 0,5 2. Chiến thắng Biên Giới 1950. 1,0 a/ Hoàn cảnh lịch sử: Sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện được đẩy mạnh, lực lượng vũ trang được tăng cường; Bước vào năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thuận lợi mới: cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Mặt khác, cuộc kháng chiến cũng gặp khó khăn mới: Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. 0,25 6 Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng thủ trên Đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai. b/ Chủ trương của ta: Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. 0,25 c/ ý nghĩa: Trong chiến dịch Biên giới, lần đầu tiên nhiều đơn vị bộ đội phối hợp tác chiến, đánh địch trên một chiến trường rộng, diệt gọn nhiều tiểu đoàn cơ động tinh nhuệ của địch; Tuyến biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập được khai thông. Hành lang Đông – Tây của địch bị chọc thủng. Thế bao vây của địch cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Từ đó, cách mạng Việt Nam có điều kiện mở rộng liên lạc quốc tế; Với chiến thắng Biên giới, ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ). Từ đó về sau, quân dân ta mở nhiều chiến dịch tiến công, đánh tiêu diệt địch với quy mô ngày càng lớn. 0,5 3. Chiến thắng Điên Biên Phủ 1954 1,0 a/ Hoàn cảnh lịch sử: Sau 8 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến của ta đã lớn mạnh về mọi mặt và có đủ điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém đã làm cho T.D.Pháp gặp nhiều khó khăn và ngày càng phụ thuộc vào Mĩ. Trước tình hình đó, được sự thoả thuận của Mĩ, Pháp đã đề ra kế hoạch Nava với hy vọng chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài bất khả xâm phạm. sẵn sàng nghiền nát bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava. 0,25 b/ Chủ trương của ta: Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị TW Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào. 0,25 c/ ý nghĩa: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương; giáng đoàn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi; Chiến thắng ĐBP đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bách Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Chiến thắng ĐBP cùng với Hiệp định Giơnevơ, đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương. 0,5 VII (3,0) 1. Có đúng hay không khi cho rằng nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là từ học thuyết Truman và âm mưu thống trị thế giới của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 1,0 - Ngày 12/3/1947, Tổng thống Truman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra “Học thuyết Truman”. Với sự ra đời của “học thuyết Truman”, mối quan hệ Đồng minh giữa Liên Xô với Mĩ và các nước phương Tây trong thời kì chiến tranh chống phát xít đã tan vỡ, thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh, kéo dài hơn 40 năm (1947-1989). 0,5 - Như vậy, cũng có thể nói “học thuyết Truman” đã mở đầu cho cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh lạnh đã diễn ra hoàn toàn theo những tư tưởng và mục tiêu mà “học thuyết Truman” đã vạch ra. Cũng vì thế, nhiều người cho rằng nguồn gốc của cuộc chiến tranh lạnh là bắt nguồn từ học thuyết Truman và âm mưu thống trị thế giới của Mĩ sau chiến tranh. Nhưng không phải hoàn toàn chỉ như vậy. 0,5 2. Vì sao? 2,0 7 - Cuộc đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô cũng như đối đầu giữa hai hệ thống TBCN và hệ thống XHCN đã nẩy sinh ngay từ sau CM XHCN tháng Mười Nga năm 1917 với sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Các nước TBCN đã luôn tìm cách tiêu diệt nhà nước XHCN còn non trẻ này, như trong cuộc tấn công và can thiệp vũ trang của 14 nước TB và đế quốc chống lại nước Nga Xô viết trong những năm 1918-1920, cuộc bao vây kinh tế và chính trị trong những năm 1920-1939, đặc biệt cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô của CN phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Mặc dù vậy, nhà nước XHCN Xô viết đầu tiên Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công của kẻ thù, luôn đứng vững và ngày càng phát triển lớn mạnh. 0,5 - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tuy rằng Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp đã liên minh với nhau để chống phe phát xít Đức-Italia-Nhật Bản nhưng mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ, Anh, Pháp . vẫn luôn luôn tồn tại. Khi chiến tranh chấm dứt, mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh với chủ nghĩa phát xít đã kết thúc, thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước Đồng minh Mĩ, Anh, Pháp lại nổi lên thành mâu thuẫn chủ yếu. Đây cũng là một trong những nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến tranh lạnh. 0,5 - Từ Hội nghị Ianta (2-1945), các nước Liên Xô, Mĩ,Anh đã thoả thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước chiến thắng CNPX, trong đó chủ yếu là phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn thế giới. Cũng vì thế, Chiến tranh lạnh còn bắt nguồn từ hệ quả của cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 0,5 - Mâu thuẫn và tranh chấp giữa Liên Xô và Mĩ còn phản ánh mâu thuẫn tranh chấp về lợi ích dân tộc của mỗi cường quốc sau chiến tranh. Chiến tranh lạnh nổ ra cũng từ lợi ích riêng biệt của mỗi cường quốc Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh. Nói cách khác, chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc từ chủ nghĩa dân tộc nước lớn với những quyền lợi riêng biệt của từng nước Liên Xô và Mĩ. Vì vậy, chỉ nói nguồn gốc của chiến tranh lạnh là về phía Mĩ, về “học thuyết Truman” thì sẽ thiếu tính khách quan trước sự thật lịch sử 0,5 …………… Hết ……………. 8 . đt tháI bình Trường thpt chuyên G/V ra đề: Trần Văn Hiếu kì thi olympic lần thứ 23 Môn: lịch sử Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề). lịch sử nào đánh dấu thời cơ cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và tác động của sự kiện lịch sử

Ngày đăng: 29/10/2013, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Khái quát sự hình thành, tồn tại và sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta: Trong những năm 1945-1949, một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở những thoả thuận của Tam cường: Liên Xô, Mỹ và Anh, chủ yếu tại HN Ianta và một số HN quốc tế khác, thường  - Đề+ĐA môn Sử thi Olympic TB-23
h ái quát sự hình thành, tồn tại và sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta: Trong những năm 1945-1949, một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở những thoả thuận của Tam cường: Liên Xô, Mỹ và Anh, chủ yếu tại HN Ianta và một số HN quốc tế khác, thường (Trang 3)
- Hình thức mặt trận: Mặt trận   dân   tộc   thống   nhất, nhằm   tập   hợp   mọi   lực lượng   vào   nhiệm   vụ   chủ yếu trước mắt - Đề+ĐA môn Sử thi Olympic TB-23
Hình th ức mặt trận: Mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm tập hợp mọi lực lượng vào nhiệm vụ chủ yếu trước mắt (Trang 4)
b/ Diễn biến: Trước tình hình trên, quân đội Nhật Bản ra tay trước. Vào lúc 20 giờ ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp - Đề+ĐA môn Sử thi Olympic TB-23
b Diễn biến: Trước tình hình trên, quân đội Nhật Bản ra tay trước. Vào lúc 20 giờ ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w