1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề+ĐA môn văn thi Olympic TB-23

4 1.9K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GD-ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI OLIMPIC LẦN THỨ 23 Môn Văn (Thời gian 180 phút không kể giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1: ( 8.0 điểm ) “Trong năm năm nữa bạn sẽ rất khác bây giờ do những người bạn gặp, những cuốn sách bạn đọc và những điều bạn nghĩ”. Joint Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên? Câu 2: ( 12 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn văn sau: “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. ở đây , người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay ko buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…. Chao ôi là buồn! (…) Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao đó không phải là tuổi mà người ta bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đoạ, cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. (Trích “Chí Phèo”- Nam Cao SGK Ngữ văn 11 Tập 1, NXBGD, 2007) “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lơ lửng như vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. (…) Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. (Trích “ Vợ nhặt”- Kim Lân, SGK Ngữ văn 12 Tập 2, NXBGD, 2008) ……….Hết………. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên……………………….Số báo danh……………………………… 1 SỞ gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TB TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH Kú thi OLIMPIC LẦN THỨ 23 ---------***--------- M«n: v¨n HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8,0 điểm) 1) Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau: - Về hình thức (2,0 điểm) Trước hết, thí sinh cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về vấn đề sự trưởng thành của con người. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề ở đây thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học. - Về nội dung (6,0 điểm) Bài làm cần đạt được hai nội dung cơ bản sau: a) Giải thích ý nghĩa của câu nói (2,0 đ) + Ý khái quát. Câu nói đề cập đến sự trưởng thành của con người theo thời gian. + Ý trọng tâm. Nhấn mạnh vào những yếu tố trong cuộc đời con người: những người bạn gặp (thực tiễn), những cuốn sách bạn đọc (tri thức sách vở) và bản thân con người trong đó vai trò của bản thân con người tối quan trọng. b) Bình luận (4,0 đ) + Khẳng định sự đúng đắn của nội dung câu nói (1,0 đ). Câu nói đề cập đến ba yếu tố quan trọng nhất giúp con người trưởg thành và vươn tới những giá trị của cuộc sống. + Khẳng định tính chất độc đáo của câu nói (1,0 đ). Cách diễn đạt đòi hỏi người đọc nhận ra vai trò của bản thân con người quyết định sự trưởng thành của họ. Những suy nghĩ của con người như hệ quả tất yếu của hai nhân tố trên. Và đây là sự thay đổi quan trong nhất. Thí sinh phải thấy được tinh thần này qua cách diễn đạt: những người bạn gặp, những cuốn sách bạn đọc và những điều bạn nghĩ. + Liên hệ thực tế (2,0 đ). Thí sinh cần thấy đây không phải chỉ là một triết lý nhân sinh phổ quát mà còn là bài học hết sức thiết thực đối với mỗi cá nhân trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Thí sinh cần có liên hệ với những tấm gương trưởng thành trong hiện thực đồng thời phải bộc lộ được những trải nghiệm của chính mình trong học tập và trong cuộc sống. 2 2) Là dạng đề mở, nên người chấm cũng cần có cái nhìn “mở”. Nghĩa là cần đón nhận nhiều quan điểm khác nhau, nhiều lối nghĩ khác nhau, nhiều lối viết khác nhau, nhiều thể loại và văn phong khác nhau . Không nên câu nệ trong đánh giá. Câu 2 (12,0 đ) 1) Đây là dạng đề tương đối mở. Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, về hình thức và nội dung của bài làm, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau đây: - Về hình thức (2,0 đ) Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản.Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần có ý thức đối sánh và nêu được một số nội dung căn bản sau: - Về nội dung (10,0 đ) Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần có ý thức đối sánh và nêu được một số nội dung căn bản sau: 1. Giống nhau trong hai đoạn văn: (3 đ) - Không gian, thời gian nghệ thuật: buổi sáng sớm, trong không gian gia đình. - Nhân vật: Con người thức tỉnh . - Nội dung cảm xúc: Nhân vật bày tỏ cảm xúc suy nghĩ đối với cuộc sống trong hiện tại và đối với tương lai. - Điểm nhìn trần thuật: di chuyển từ ngoài vào trong làm nổi bật thế giới nội tâm nhân vật. 2. Khác nhau trong hai đoạn văn: (5 đ) a. Tình huống: Trước đó Chí Phèo chìm trong thế giới vô thức với những cơn say triền miên. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở: ngẫu nhiên - vô thức. Tràng gặp Thị rất ngẫu nhiên, đùa thành thật: ngẫu nhiên - chạm tới ý thức. b. Con người thức tỉnh: ở Chí Phèo thức tỉnh cả về sinh lí lẫn tâm lí được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ với nhiều cảm giác nghiêng về mệt mỏi, nặng nề, tâm trạng buồn, còn Tràng được chú ý nói tới trạng thái, tâm trạng nghiêng về nhẹ nhàng, lâng lâng, vui sướng. c. Cảm nhận cuộc sống hiện tại: Chí Phèo cảm nhận thông qua hình dung tưởng tượng. Cuộc sống hiện lên với đầy đủ ánh sáng, màu sắc âm thanh, đẹp, mới mẻ, tươi mới như lần đầu tiên được chiêm ngưỡng. Tràng cảm nhận cuộc sống trực tiếp thiên về ánh sáng và cuộc sống sinh hoạt của gia đình với khung cảnh đổi thay. d. Suy nghĩ về tương lai: Từ hiện tại buồn Chí Phèo nghĩ đến tương lai đen tối, bi kịch. Tràng từ hiện tại hạnh phúc nhìn thấy ý thức trách nhiệm, bổn phận với gia đình, phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng. e. Nghệ thụât trần thuật: Nam Cao đi vào miêu tả tâm lí có chiều sâu, sử dụng linh hoạt các hình thức câu hỏi, câu cảm tạo nên tính chất đa giọng điệu của 3 đoạn văn: băn khoăn, chất vấn,, buồn bã…. Còn Kim Lân nghiêng về kể, tả giọng điệu nghiêng về vui, tin tưởng. 3. Lí giải sự giống và khác (2 đ): - Đều xuất phát từ việc đề cao giá trị người – khao khát hạnh phúc đời thương ở mỗi nhà văn. - Khác: do phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người trước và sau cách mạng, đặc trưng văn học…. 2) Có thể chấp nhận cả những bài làm có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng không giống với đáp án, với điều kiện phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. $1 $1 Lưu ý - Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng; giám khảo cần thảo luận kĩ về yêu cầu và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm. - Đây đều là những dạng đề mở, nên người chấm cần linh hoạt trong đánh giá. Căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế của mỗi bài làm để cho điểm thích hợp. - Cần khuyến khích những tìm tòi sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm. - Trong mỗi phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày . sao cho phù hợp. 4 . SỞ GD-ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI OLIMPIC LẦN THỨ 23 Môn Văn (Thời gian 180 phút không kể giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1: ( 8.0. lại căn nhà”. (Trích “ Vợ nhặt”- Kim Lân, SGK Ngữ văn 12 Tập 2, NXBGD, 2008) ……….Hết………. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên……………………….Số

Ngày đăng: 29/10/2013, 10:11

Xem thêm: Đề+ĐA môn văn thi Olympic TB-23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w