Tài liệu Đề +ĐA môn văn chọn HSG 12

3 374 0
Tài liệu Đề +ĐA môn văn chọn HSG 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề và đáp án thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 ĐỀ BÀI: Câu 1: (8đ) Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của A. Moravia: “Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến”. Câu 2: (12đ) Hãy so sánh truyện ngắn “Chữ người tử tù” và tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, từ đó rút ra cái nhìn tổng quát về con đường văn học của tác giả này. GỢI Ý CHẤM BÀI 1. Yêu cầu về kĩ năng Bài viết mạch lạc, văn phong sáng rõ, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục 2. Về nội dung: Câu 1: I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: ý thức kiên trì, nỗ lực tự vươn lên của con người trong cuộc sống (0,5đ). - Dẫn dắt giới thiệu câu trích dẫn (0,5đ). II. Thân bài: - Giải thích vấn đề đặt ra trong lời trích dẫn: + “Thành công”: kết quả tốt đẹp của một việc làm nào đó (0,25đ). + “Cuộc hành trình”: quá trình đi qua một quãng đường nhất định quá trình tiến hành thực hiện một công việc cụ thể (0,25đ). + “Đích đến”: điểm cuối của cuộc hành trình kết quả của một công việc cụ thể (0,25đ). + Ý nghĩa của câu danh ngôn: để có được thành công, chúng ta không thể ngồi yên chờ đợi mà phải nỗ lực phấn đấu không ngừng (0,75đ). - Câu châm ngôn là một chân lý đúng đắn của cuộc sống: + Trong cuộc sống, muốn có thành công, con người phải nỗ lực không ngừng bằng tất cả ý chí, nghị lực và năng lực của bản thân (1đ). + Thành công sẽ không đến với những ai chỉ biết đứng nhìn mà không có những việc làm cụ thể để vươn tới nó (1đ). + HS lấy các VD cụ thể để phân tích những nhận định trên (1đ). - Qua quá trình bình luận câu danh ngôn, HS rút ra bài học thực tiễn cho bản thân: mỗi con người, đặc biệt là HS, nên đặt ra cho mình những mục tiêu đúng đắn trong cuộc sống và phải nỗ lực bằng tất cả khả năng của mình để biến những mục tiêu đó trở thành hiện thực (1,5đ). III. Kết bài: - Chốt lại vấn đề: câu danh ngôn là một chân lý đúng đắn về cuộc sống (0,5đ). - Suy nghĩ, cảm xúc: câu nói sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự cố gắng cho mõi HS trong học tập (0,5đ). Câu 2: I. Mở bài: - Giới thiệu: vấn đề thay dổi thế giới quan và quan điểm sáng tác của các tác giả văn học sau mốc thời gian lịch sử tháng 8/1945 (0,5đ). - Nguyễn Tuân cũng là một trong những tác giả như vậy, hai tác phẩm “Chữ người tử tù” và “Người lái đó sông Đà” là hai tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho hai giai đoạn sáng tác của ông: giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 (0,5đ). II. Thân bài - Nhận định chung: Hai tác phẩm kể trên tiêu biểu cho hai chặng đường sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân: “Chữ người tử tù” : chặng đường trước C/M tháng Tám “Người lái đó sông Đà”: sau C/M Tháng Tám (0,5đ). - Hai tác phẩm mang những nét chung, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân: + Cảm thức thẩm mỹ đều hướng về cái đẹp (0,5đ). + Đề cao cái đẹp trong tâm hồn con người (0,5đ). + Miêu tả con người thiên về phương diện tài hoa, nghệ sĩ (0,5đ). - Song hai tác phẩm này cũng mang những nét riêng, đại diện cho các chặng đường sáng tác khác nhau của tác giả Nguyễn Tuân: + Về cảm hứng thẩm mỹ: .) Trước c/m, ngòi bút Nguyễn Tuân hướng về với cái đẹp ở trong quá khứ. “Chữ người tử tù” ca ngợi Huấn Cao, con người của một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng (1,5đ). .) Sau cách mạng, Nguyễn Tuân viết về cai đẹp ở thời hiện tại. “Người lái đò sông Đà” viết về con người lao động của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1,5đ). + Về nhân vật xuất hiện trong tác phẩm: .) Nhân vật tài hoa nghệ sĩ trong “Chữ người tử tù” thuộc lớp Nho sĩ cuối mùa bất đắc chí với thời đại, tức là thuộc lớp người đặc tuyển trong xã hội (1,5đ). .) Nhân vật mang tài hoa nghệ sĩ trong “Người lái đò sông Đà” lại ông lái đò, một con người lao động bình thường, có một công việc bình thường nhưng làm công việc bình thường đó của mình như một người nghệ sĩ đang sáng tạo nghệ thuật; trong ông tiềm ẩn thứ “vàng mười” của núi rừng Tây Bắc (1,5đ). - Như vậy, cách mạng tháng Tám đã tác động sâu sắc tới quan điểm và phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân, đưa văn chương của ông thoát khỏi bế tắc để tìm về với ngọn nguồn sức sống mới từ nhân dân (1,5đ). - Con đường sáng tác của Nguyễn Tuân tiêu biểu cho con đường sáng tác của nhiều tác giả văn học khác (Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận…) (0,5đ). III. Kết bài: - Sự chuyển biến trong nhận thức và sáng tác của Nguyễn Tuân (và nhiều nhà văn khác) là quá trình mang tính tất yếu (0,5đ). - Con đường sáng tác của các tác giả văn học phản ánh giá trị nhân văn sâu sắc mà cách mạng tháng Tám 1945 đem lại cho văn nghệ sĩ nói riêng và văn học lúc bấy giờ nói chung (0,5đ). . Đề và đáp án thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 ĐỀ BÀI: Câu 1: (8đ) Suy nghĩ của anh (chị) về câu. sáng tác của các tác giả văn học phản ánh giá trị nhân văn sâu sắc mà cách mạng tháng Tám 1945 đem lại cho văn nghệ sĩ nói riêng và văn học lúc bấy giờ nói

Ngày đăng: 04/12/2013, 06:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan