1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuan KTKN TNXH 1,2,3,

8 3,6K 62
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 112,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DẠY HỌC MÔN TN&XH LỚP 1,2,3 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG Nội dung tập huấn hôm nay gồm các vấn đề sau: I. Một số vấn đề về chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng: a. Khái niệm b. Dạy học theo chuẩn KTKN 2.Sự cần thiết phải dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng: a. Thực trạng dạy và học hiện nay b. Chương trình, sách giáo khoa, dạy - học 3. Mối quan hệ giữa chuẩn và SGK, giữa chuẩn và công tác tổ chức dạy học: II. Mục tiêu, chương trình môn TNXH lớp 1,2,3 1. Mục tiêu chương trình môn TN&XH lớp 1,2,3: 2. Nội dung chương trình môn tự nhiên xã hội lớp 1,2,3: III. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 1. Định hướng chung: 2. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 gồm : Tuần, tên bài dạy, yêu cầu cần đạt, ghi chú. IV. Thảo luận: 1. Trong quá trình nghiên cứu Chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 các anh (chị) gặp những vấn đề gì cần trao đổi ? 2. Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm chọn 01 bài trong chương trình TNXH lớp 1,2,3 trình bày rõ các yêu cầu sau: - Yêu cầu cần đạt ( chuẩn KTKN ) - Các hoạt động dạy và học đảm bảo đạt chuẩn - Nội dung khuyến khích học sinh khá, giỏi 3. Việc soạn, giảng theo chuẩn hiện nay so với trước đây có những vấn đề gì cần trao đổi ? V. Tổng kết: 1. Thực hiện dạy học môn TNXH theo chuẩn kiến thức kỹ năng. 2. Kiểm tra, đánh giá môn TN&XH lớp 1,2,3 theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN 3. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3. 1 SGK Chuẩn Quản lý Đánh giá Dạy học I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1,2,3. 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng: a. Khái niệm: - Chuẩn kiến thức kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kỹ năng của môn học. - Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cả cấp học. - Chuẩn kiến thức kỹ năng là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục. b. Dạy học theo chuẩn KT, KN: + Thực hiện dạy học đầy đủ, đúng mức những nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất của chương trình môn học. + Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh (HS), góp phần hạn chế tiến tới xoá bỏ hiện tượng dạy học vượt quá sự cố gắng của HS, tạo ra sự “ quá tải” và căng thẳng hoặc hiện tượng dạy học dưới tầm nhận thức của số đông HS. + Thực hiện giáo dục toàn diện, trên cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng các năng lực cá nhân theo như cầu và thế mạnh của từng HS. 2. Sự cần thiết phải dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. a/ Thực trạng dạy và học hiện nay: - Dạy học phù hợp với đối tượng; dạy học theo phân phối chương trình, sách giáo khoa. Bộ cũng đã ban hành các văn bản: + Công văn 896/BGD&ĐT- GDTH, ngày 13/02/2006, V/v hướng dẫn điều chỉnh việc dạy học cho học sinh tiểu học. + Công văn 9832/BGD&ĐT- GDTH, ngày 01/9/2006, v/v thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. + Công văn 9890/BGD&ĐT- GDTH, ngày 17/9/2007, hướng dẫn nội dung và phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. + Công văn 10398/BGD&ĐT- GDTH, ngày 28/9/2007, v/v Hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh giỏi ở tiểu học. - Chương trình GDPT - cấp TH đã xác định rõ chuẩn KT, KN của từng môn học, đó là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KN của môn học mà học sinh cần phải đạt được. Nhưng trong thực tế, hầu hết giáo viên tiểu học và một bộ phận quản lý chưa quan tâm nhiều đến “chuẩn”, thường dạy học, đánh giá giờ dạy theo sách giáo khoa và phân phối chương trình. Chính vì chưa nắm vững chuẩn KT, KN các môn học quy định trong chương trình, còn nhần lẫn sách giáo khoa với chuẩn KT, KN nên việc dạy học dễ dẫn đến tình trạng “quá tải” gây căng thẳng, chán nản cho học sinh và bức xúc cho xã hội. - Chất lượng dạy học chưa đạt như mong muốn. Nhiều CB-GV vẫn còn lúng túng khi vận dụng chương trình, sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh. b/ Chương trình, sách giáo khoa và dạy - học: 2 Chương trình: Chương trình là một chỉnh thể gồm 5 thành tố: - Mục tiêu ( phát triển con người) - Nội dung (cơ bản và phát triển) - Yêu cầu cần đạt ( mức độ - chuẩn) - Phương pháp dạy học (con đường đạt đến mục đích) - Đánh giá: + Kết hợp đánh giá và tự đánh giá + Kết hợp định tính và định lượng + Kết hợp tự luận và trắc nghiệm Sách giáo khoa: Sách giáo khoa vừa đảm bảo yêu cầu cơ bản và yêu cầu nâng cao: trong sách giáo khoa, bên cạnh những yêu cầu tối thiểu dành cho tất cả học sinh còn chứa đựng cả yếu tố phát triển chỉ dành cho những học sinh có khả năng, không bắt buộc cho mọi đối tượng. Như vậy, việc phân biệt sách giáo khoa với chuẩn KT, KN của chương trình là rất cần thiết. Dạy học: - Theo sách giáo khoa ( một số giáo viên vẫn có sự nhầm lẫn sách giáo khoa là pháp lệnh) + Khó, dài, nặng gây mệt mỏi cho học sinh + Quá tải ( GV&HS) và bức xúc cho xã hội - Theo chương trình (chương trình là pháp lệnh) + Đảm bảo nội dung + Dạy theo chuẩn, đánh giá theo chuẩn 3. Mối quan hệ giữa chuẩn và SGK, giữa chuẩn và công tác tổ chức dạy học: * Chuẩn và sách giáo khoa: 3 SGK Chuẩn Quản lý Đánh giá Dạy học + SGK là tài liệu tiếp nối chương trình, cụ thể hóa những quy định của chương trình về mục tiêu bộ môn, phạm vi, số lượng mức độ các đơn vị kiến thức, định hướng về phương pháp dạy học, gợi ý tổ chức các hoạt động học tập. + Căn cứ để biên soạn SGK là chương trình ( cụ thể là chuẩn) + Mục đích, yêu cầu của chuẩn được thể hiện trong mục tiêu và nội dung bài học trong sách giáo khoa. + Tuy nhiên, mục tiêu của SGK là mọi đối tượng HS với những khả năng và điều kiện học tập không giống nhau. Vì vậy trên cơ sở chuẩn, sách giáo khoa còn có một số nội dung kiến thức, khái niệm có tính “ mở rộng và phát triển” II. CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1,2,3 1. Mục tiêu chương trình môn TN&XH lớp 1,2,3: Môn TN & XH các lớp 1, 2, 3 nhằm giúp học sinh: a. Kiến thức: Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu về: - Con người và sức khỏe ( cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn ) - Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. b. Kỹ năng: Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng: - Tự chăm sóc sức khỏe bản thân; ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. c. Thái độ: Hình thành và phát triển những thái độ, hành vi: - Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. * Mục tiêu cụ thể của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp: Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 1. Kiến thức: Cung cấp những tri thức cơ bản và tối thiểu về cơ thể người, một số cây, con vật phổ biến . Những hiểu biết ban đầu về gia đình, trường học, cộng đồng 2. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét, diễn đạt, hiểu biết, . 3. Thái độ, hành vi: Giữ vệ sinh, yêu thiên nhiên, . 1. Kiến thức: Cung cấp những tri thức cơ bản cần thiết và tối thiểu về cơ thể người, về nơi sống của các động vật, thực vật . có thêm những hiểu biết cần thiết về gia đình, trường học, cộng đồng, . 2. Kỹ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ, quan sát, nhận xét, diễn đạt. 3. Thái độ, hành vi: Giữ vệ sinh, yêu thiên nhiên, 1. Kiến thức: Cung cấp những tri thức cơ bản cần thiết và tối thiểu về một số cơ quan trong cơ thể người; về gia đình, làng quê, đô thị; về một số bộ phận của thực vật, động vật . 2. Kỹ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ, quan sát, nhận xét, diễn đạt. 3. Thái độ, hành vi: Giữ vệ sinh, phòng bệnh, yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, trường học, . 4 2. Nội dung chương trình môn tự nhiên xã hội lớp 1,2,3: Môn TNXH lớp 1,2,3 được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Nội dung kiến thức được phát triển đồng tâm, hợp lý, theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học, từ cuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên mở rộng, từ cây cối, con vật gần gũi đến các hiện tượng thời tiết, Hiện tượng thường gặp như nắng, mưa, nóng, rét, mặt trời, mặt trăng và các vì sao trên bầu trời .vv Sự sắp xếp các mạch kiến thức, kỹ năng trong mỗi chủ đề phát triển hợp lý, đảm bảo tính hiện đại, cập nhật, sát thực tiễn. * Cấu trúc nội dung chương trình môn TN&XH lớp 1,2,3 được tóm tắt như sau: Lớp Chủ đề Nội dung cơ bản của chủ đề 1 Con người và sức khỏe - Cơ thể người và các giác quan ( vai trò của các giác quan, sự lớn lên của cơ thể, ăn đủ, uống đủ). Xã hội - Gia đình: Các thành viên trong gia đình; nhà ở và các đồ dùng; vệ sinh nhà ở; an toàn khi ở nhà . - Lớp học: Các thành viên trong lớp học; các đồ dùng trong lớp; vệ sinh lớp học. - Thôn, xóm, xã hoặc đường, phố, phường nơi em sinh sống; phong cảnh; an toàn giao thông. Tự nhiên - Thực vật và động vật : một số cây và con vật phổ biến. - Một số hiện tượng tự nhiên phổ biến về thời tiết như nắng nóng, mây mưa, gió rét . 2 Con người và sức khỏe - Cơ quan vận động ( cấu tạo, vai trò, phòng bệnh) - Cơ quan tiêu hoá. Vệ sinh cá nhân, ăn sạch, uống sạch . Xã hội - Gia đình: Công việc của các thành viên; vệ sinh nhà ở - Trường học: Các thành viên và công việc của họ; cơ sở vật chất nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi đến trường. Tự nhiên - Thực vật và động vật : một số cây cối và một số con vật sống ở trên mặt đất, dưới nước và trên không. - Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt trời; Mặt trăng và các vì sao. 3 Con người và sức khỏe - Cơ quan hô hấp; cơ quan tuần hoàn; cơ quan bài tiết nước tiểu; cơ quan thần kinh: đều có nhận biết và chăm sóc, giữ vệ sinh. - Cơ quan tiêu hoá. Vệ sinh cá nhân, ăn sạch, uống sạch . Xã hội - Gia đình: Mối quan hệ họ hàng nội ngoại; quan hệ tăng dân số. - Trường học: Một số hoạt động chính ở trường, vai trò của giáo viên và học sinh; an toàn khi ở trường. - Tỉnh hoặc thành phố đang sống: một số cơ quan; làng quê và đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; an toàn giao thông. Tự nhiên - Thực vật và động vật : Đặc điểm bên ngoài của cây xanh và một số con vật. - Mặt Trời và Trái Đất Bên cạnh các kiến thức cơ bản, ban đầu theo các chủ đề nêu trên, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 còn giúp HS hình thành các kỹ năng như tự phục vụ, chăm sóc sức khỏe bản thân, biết quan sát nhận xét, biết cách trình bày, diễn đạt hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng gần gũi trong tự nhiên và xã hội; giáo dục HS lòng yêu thiên 5 nhiên, gia đình trường học và quê hương – nơi các em đang sinh sống đồng thời giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn khi ở nhà cũng như ở trường học. Vì vậy, yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy học, từ khâu lập kế hoạch dạy học, lên lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, mỗi giáo viên cần phải nắm vững cấu trúc nội dung chương trình, hiểu rõ mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng bài dạy để giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, khiến các em thích đến lớp, khỏe mạnh và biết giữ gìn vệ sinh. III. CẤU TRÚC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1,2,3. 1. Định hướng chung: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn tự nhiên xã hội lớp 1,2,3 được biên soạn theo kế hoạch ( mỗi tuần một tiết với lớp 1,2; hai tiết với lớp ba ) và dựa theo SGK môn TNXH hiện đang được xử dụng trong nhà trường. Mỗi bài học trong SGK đều cung cấp lượng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chuẩn và có nội dung mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khuyến khích học sinh (khá giỏi) đạt chuẩn ở mức độ cao hơn. 2. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 gồm : Tuần, tên bài dạy, yêu cầu cần đạt, ghi chú. - Cột bài bao gồm các bài học trong SGK, bài ôn tập, kiểm tra định kỳ cuối học kỳ. Nội dung ôn tập, kiểm tra cuối học kỳ chủ yếu là nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mà HS được học trong học kỳ. Cột yêu cầu cần đạt là những kiến thức, kỹ năng cụ thể ở từng bài ( tiết dạy ) được hiểu là chuẩn (cơ bản, tối thiểu) mà yêu cầu mọi đối tượng HS đều phải đạt được. Nội dung ở cột ghi chú ở một số bài là những kiến thức kỹ năng dành khuyến khích HS đạt được ở mức cao hơn. - Ví dụ bài: Cơ thể chúng ta TNXH lớp 1: Tuần Bài Yêu cầu cần đạt Ghi chú 01 Cơ thể chúng ta Nhận ra ba phần chính của cơ thể: đầu mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể. 3. Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 để xây dựng kế hoạch dạy học: Thứ nhất, bài soạn (nội dung dạy học ) cần tập trung khắc sâu những kiến thức cơ bản của chuẩn kiến thức kỹ năng. Có thể nói đây là yêu cầu quan trọng nhất trong việc thực hiện chuẩn, cũng có nghĩa là thực hiện chương trình giáo dục ( vì chuẩn là cốt lõi của chương trình). Việc xác định nội dung chuẩn của bài học, chọn lọc và thực hiện được các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học để học sinh đạt được chuẩn của bài học là tiết dạy đã đạt yêu cầu. Bài soạn (lên lớp) của giáo viên cần khắc sâu những yêu cầu của chuẩn. Điều này sẽ tránh được hai thái cực: hoặc dạy học không tới chuẩn ( bỏ kiến thức, hạ chuẩn ) hoặc thường là cao hơn chuẩn hay không chú trọng đúng mức vào trọng tâm của bài học. Vì vậy khi lập kế hoạch dạy học ở mỗi bài học giáo viên cần đặt ra các câu hỏi như: Kiến thức kỹ năng cơ bản của bài học là gì? Làm thế nào để giúp học sinh đạt dược? Nội dung và yêu cầu dành cho học sinh khá giỏi là 6 gì? Cách thực hiện như thế nào? Cần hỗ trợ học sinh yếu cái gì? Làm thế nào để đạt chuẩn? Thứ hai, ngoài việc thực hiện nội dung kiến thức, kỹ năng tại cột mức độ cần đạt - yêu cầu tối thiểu, bài soạn cần xác định nội dung và biện pháp dạy học phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Cụ thể là phải “ dễ hóa ” bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu . đối với học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập; “ mở rộng, phát triển” ( trên cơ sở chuẩn ) đối với học sinh khá giỏi, học sinh vùng thuận lợi? *Ví dụ: Khi soạn bài Cây rau lớp 1: Yêu cầu cần đạt là: Kể dược tên và nêu lợi ích của một số cây rau. Chỉ được các bộ phận của rễ, thân, lá, hoa của cây rau. Như vậy bài dạy có ba hoạt động: Kể tên – Nêu lợi ích - Chỉ và nói tên các bộ phận. Giáo viên có thể thiết kế bài dạy theo một trong hai cách sau: Cách 1: Cho học sinh quan sát lần lượt từng cây rau với ba yêu cầu: Kể tên – Nêu lợi ích – Chỉ và nói tên các bộ phận Cách 2: Kể tên các loại rau mang đến, sau đó nêu lợi ích theo các loại: rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả rồi chỉ rõ các bộ phận của từng cây rau. * Nội dung khuyến khích học sinh khá, giỏi là: - Kể tên rau theo từng loại: GV có thể tổ chức cho học sinh thi kể tên rau giữa các đội. Đối với học sinh yếu các em có thể chưa nhận biết được tên các cây rau khác nhau nên giáo viên chỉ yêu cầu quan sát một cây rau phổ biến nhất ở địa phương. Lưu ý học sinh về lợi ích của việc ăn rau đối với sức khỏe. - Thứ ba, trong kế hoạch bài giảng cần đảm bảo sự cân đối của cấu trúc bài học trong SGK. Bài học trong sách giáo khoa là bước tiếp nối và thể hiện cụ thể của chuẩn, so với chuẩn bài học có sự “mở rộng, phát triển” để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng học sinh với những năng lực học tập khác nhau. Các mạch kiến thức và hoạt động giáo dục trong bài học đã được sắp xếp theo một trình tự logic. Bởi vậy, bài soạn và hoạt động dạy học của GV cần nhấn mạnh vào chuẩn nhưng đồng thời phải giữ cấu trúc các nội dung kiến thức của bài học. IV. THẢO LUẬN 1. Trong quá trình nghiên cứu Chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 các anh (chị) gặp những vấn đề gì cần trao đổi ? 2. Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm chọn 01 bài trong chương trình TNXH lớp 1,2,3 trình bày rõ các yêu cầu sau: - Yêu cầu cần đạt ( chuẩn KTKN ) - Các hoạt động dạy và học đảm bảo đạt chuẩn - Nội dung khuyến khích học sinh khá, giỏi 3. Việc soạn, giảng theo chuẩn hiện nay so với trước đây có những vấn đề gì cần trao đổi ? V. TỔNG KẾT 7 1. Thực hiện dạy học môn TNXH lớp 1,2,3 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 2. Kiểm tra, đánh giá môn TN&XH lớp 1,2,3 theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN: Theo qui định đây là môn học được đánh giá bằng nhận xét, dựa vào các biểu hiện cụ thể ghi trong sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá HS. Khi đánh giá kết quả học tập của HS, GV cần dựa trên các chứng cứ cho thấy HS đã học vui, nói được, chỉ được trên hình vẽ, mô hình để có thể xếp loại Hoàn thành trở lên. Đối với HS yếu GV cần chỉ dẫn, giảng giải cho các em hiểu rõ và từng bước thực hiện được các yêu cầu của chuẩn Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên phải lưu ý bám chuẩn kiến thức, kỹy năng ( Yêu cầu cần đạt của từng bài cụ thể trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN ) Hình thức đánh giá có thể là: Vấn đáp, trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc gợi mở… Đánh giá thường xuyên hằng ngày bằng cách quan sát, nhận xét thái độ học tập của HS trong tiết học một cách kịp thời. 3. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3. - Việc đánh giá giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh các nhà quản lý giáo dục phải bám chuẩn kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện cho giáo viên mạnh dạn tìm cách tiếp cận mới, cách dạy mới, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho HS cách học vẹt. - Cần đánh giá cao những giờ dạy có sự quan tâm của giáo viên đến mọi đối tượng học sinh, những giờ dạy giáo viên biết tổ chức cho học sinh tự hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng cần đạt từ đó làm cơ sở để phát triển mở rộng cho các em có điều kiện phát triển tốt hơn. 8 . vấn đề về chuẩn kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng: a. Khái niệm b. Dạy học theo chuẩn KTKN 2.Sự cần thiết phải dạy học theo. kiến thức kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 1. Định hướng chung: 2. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TNXH lớp 1,2,3 gồm : Tuần,

Ngày đăng: 16/09/2013, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w