LỜI CẢM ƠN Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S Trần Thanh Tùng, em đã tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài: “Thực trạng giáo dục đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
********
ĐỖ THỊ TÂM
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÚC
YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
********
ĐỖ THỊ TÂM
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÚC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S Trần Thanh Tùng, em đã tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài: “Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.”
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Thanh Tùng, các giáo viên của trường Mầm Non Trưng Nhị,trường mầm non Hoa Hồng cùng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 5 năm
2019
Sinh viên
Đỗ Thị Tâm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận là trung thực Đề tài của tôi chưa được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 5 năm
2019
Sinh viên
Đỗ Thị Tâm
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ
5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 18 Bảng 2.2 Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 21 Bảng 2.3 Thực trạng việc lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề 22 Bảng 2.4 Thực trạng về việc tạo môi trường chơi cho trẻ chơi trò chơi 24 đóng vai theo chủ đề 24 Bảng 2.5 Thực trạng về việc thực hiện các yêu cầu để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 26
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
3.1 Khách thể nghiên cứu 2
3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 3
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
7.3 Phương pháp xử lý số liệu 3
8 Cấu trúc đề tài 3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1 Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài 4
1.1.2 Một số nghiên cứu của tác giả trong nước 4
1.2 Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5
1.2.1 Sự phát triển cảm xúc và tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn 5
1.2.2 Sự phát triển ý chí 6
1.2.3 Sự xác định ý thức bản ngã 6
1.2.4 Sự phát triển về tư duy 7
1.2.5 Sự phát triển ngôn ngữ 7
1.3 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 7
1.3.1 Khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức 7
1.3.2 Con đường và phương tiện giáo dục đạo đức 8
Trang 71.4.1 Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề 13
1.4.2 Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề 13
1.4.3 Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề 13
1.4.4 Mức độ của trò chơi theo độ tuổi 14
1.4.5 Ý nghĩa và vai trò của trò chơi đối với trẻ 15
1.4.6 Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 16
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC 18
2.1 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 18
2.1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 18
2.1.2 Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 20
2.1.3 Thực trạng việc lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề 22
2.1.4 Thực trạng về việc tạo môi trường chơi cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề 24
2.1.5 Thực trạng về việc thực hiện các yêu cầu để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 26
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 28
2.1.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên 28
2.2.2 Nguyên nhân từ phía trẻ 29
2.2.3 Nguyên nhân về cơ sở vật chất của nhà trường 30
Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
Trang 83.2 Đối với trẻ 34
3.3 Đối với nhà trường và các cấp quản lí 35
3.4 Đối với phụ huynh 36
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bàn về vấn đề đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Đạo đức
như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, sức mạnh của con người Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” Người đặc biệt quan tâm đến thế hệ
trẻ, đặc biệt là thiếu niên nhi đồng Từ thuở ấu thơ ai trong chúng ta cũng quen thuộc với 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, lời dạy của Bác được treo trang trọng trong mỗi lớp học của các em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học như một biểu tượng về bài học đạo đức:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Cổ nhân xưa cũng đã dạy:
“ Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt”
“Bé chẳng vin, cả gẫy cành”
Câu nói ấy của người đời đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con người ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non Vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này Có rất nhiều phương tiện để giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, xong có một phương tiện không thể thiếu đó là qua các hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề
Mỗi chủ đề ở chương trình mầm non được biên soạn giúp trẻ hình thành
và phát triển tối đa khả năng của mình trong đó có sự phát triển về nhân cách
Trang 10Bằng hình thức đóng vai sẽ giúp các em hình dung được thế giới thu nhỏ trong các tình huống cụ thể, từ đó kích thích sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ
Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề rất thiết thực và cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo Vì vậy tôi chọn đề tài : “Thực trạng giáo dục
đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc”
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Từ đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thông qua hoạt động này
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ 5 -6 tuổi
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
theo chủ đề
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi đã được giáo viên quan tâm tuy nhiên hiệu quả chưa cao Nếu có các biện pháp phù hợp để giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề thì sẽ nâng cao được hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho trẻ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Trang 11Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
6 Phạm vi nghiên cứu
“Trẻ 5-6 tuổi của trường mầm non Trưng Nhị ( thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc), trường mầm non Hoa Hồng ( thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc).”
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháo điều tra
Trang 121.1.1 Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Trong cuốn: “hoạt động, ý thức, nhân cách” của tác giả A.N.Leonchiep nói về: “hoạt động, ý thức với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.”
Tác giả Francois Jullien đã tìm ra nền tảng để hình thành đạo đức cho con người thông qua cuốn “xác lập cơ sở cho đạo đức”
Và rất nhiều các tác giả khác nghiên cứu về vấn đề này như: “Tâm lí học tình cảm” – P.M.Iacovson, cuốn “Những cảm xúc của con người” của K.Izard
và nhiều tác giả khác, mỗi tác giả tìm hiểu về một nội dung, khía cạnh cụ thể
1.1.2 Một số nghiên cứu của tác giả trong nước
Trong cuốn “Giáo dục học mầm non” do Đào Thanh Âm chủ biên đã nói
về ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết cũng đã đưa ra những nhận định của mình
về vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự phát triển chung của trẻ qua cuốn “Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn”
Muôn Thị Xuyến “Nghiên cứu mức độ lĩnh hội một số kinh nghiệm đạo đức quy tắc hành vi của trẻ mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi”, Đại học Sư phạm Hà Nội
1998
Trong cuốn “ Tâm lí học lứa tuổi mầm non” của nhà xuất bản Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2007, Nguyễn Ánh Tuyết cũng đã nghiên cứu về sự ảnh
Trang 13“Như vậy không chỉ các tác giả nước ngoài mà các tác giả trong nước cũng rất quan tâm và có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, nghiên cứu về sự ảnh hưởng của trò chơi đóng vai theo chủ đề với trẻ mầm non.”
1.2 Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo
1.2.1 Sự phát triển cảm xúc và tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn
Có nhiều những nghiên cứu về tâm lí trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đều cho rằng: “đây là giai đoạn mà tình cảm, cảm xúc của trẻ phát triển một cách mạnh
mẽ nhất Trẻ giàu tình cảm, dễ xúc động, trẻ hành động theo cảm xúc của mình
và biết điều khiển hành động ấy theo cảm xúc Trẻ ở giai đoạn này có thể thể hiện một hành vi tốt vì trước đó trẻ vừa được động viên, khen ngợi hoặc ngược lại”
“Ở độ tuổi này cảm xúc và tình cảm của trẻ phát triển hơn rất nhiều so với độ tuổi mẫu giáo nhỡ Trẻ mẫu giáo đặc biệt là mẫu giáo lớn rất giàu tình cảm, trẻ rất dễ xúc động và là giai đoạn tình cảm, cảm xúc của trẻ phát triển mãnh liệt nhất Trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè, các mối quan hệ và giao tiếp của trẻ trở nên phức tạp hơn”
Trẻ thể hiện các sắc thái cảm xúc khác nhau khi tiếp xúc với các đối tượng khác nhau Tuy vậy nhưng đời sống cảm xúc của trẻ dễ dao động, thay đổi
“Không chỉ trẻ ở độ tuổi hài nhi mà trẻ mẫu giáo lớn cũng rất cần có được sự thương yêu, quan tâm trìu mến thậm chí là ôm ấp vỗ về từ người lớn Trẻ sẽ cảm thấy rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm hay khen ngợi Trong cuộc sống hàng ngày trẻ thể hiện rõ tính độc lập, tự tin, và ham hiểu biết, đặc biệt là trong giao tiếp và vui chơi với mọi người Chúng biết bảo ban nhau, nhường nhịn và có thể chăm sóc, dỗ dành em bé khi được người lớn giao cho
Trang 14Giáo dục cho trẻ những tình cảm đạo đức đúng đắn trong giai đoạn này
là việc làm vô cùng cần thiết, nó giúp hình thành và phát triển đạo đức cho trẻ, tạo động lực để trẻ có hành vi, thái độ đúng đắn sau này…”
1.2.2 Sự phát triển ý chí
Độ tuổi này trẻ đã được người lớn giao cho một số công việc nhỏ như: trông em, nhặt rau hay thậm chí là quét nhà qua các công việc đó trẻ dần xác định được mục đích của hành động mà trẻ đang làm và luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Trẻ biết sắp xếp thời gian để có thể chơi và cũng có thể hoàn thành nhiệm
vụ mà người lớn giao cho Tính kế hoạch dần được xuất hiện ở trẻ mẫu giáo lớn khi mà trẻ vừa muốn được chơi nhưng cũng muốn hoàn thành nhiệm vụ để được người lớn khen ngợi, hài lòng về trẻ
“Sự phát triển ý chí của trẻ mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy
dỗ của người lớn như bố mẹ, cô giáo và những người thân xung quanh trẻ Người lớn không chỉ là người giao nhiệm vụ cho trẻ mà còn phải hướng dẫn, tạo động lực để trẻ hoàn thành công việc”
1.2.3 Sự xác định ý thức bản ngã
“Ý thức bản ngã xuất hiện giúp trẻ ý thức và biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, đúng đắn Ở trẻ ý thức bản ngã có từ cuối tuổi ấu nhi, nếu như ở tuổi hài nhi mọi hoạt động của trẻ đều phụ thuộc vào người lớn (đói người lớn cho ăn, rét người lớn cho mặc ) thì đến cuối tuổi ấu nhi khi ý thức bản ngã xuất hiện thì trẻ dần tách mình khỏi người khác Từ đó có thể thấy tiền
đề của ý thức bản ngã của trẻ mầm non là việc tự tách mình khỏi người khác
Ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ tự ý thức được nhiều thứ hơn Trẻ có khuynh hướng cảm nhận về bản thân tích cực hơn Không chỉ có vậy, ở độ tuổi này trẻ còn biết được giới tính là nam hay nữ và còn biết được cách cư xử, hành vi sao cho phù hợp với giới tính của mình.”
Trang 15“Trong giai đoạn tuổi mẫu giáo này trẻ có những thay đổi căn bản về hành vi đó là đổi từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội còn gọi là hành vi mang tính nhân cách”
1.2.4 Sự phát triển về tư duy
Trẻ mẫu giáo lớn phát triển cả 3 loại tư duy tuy nhiên tư duy trực quan phát triển mạnh Nó tạo điều kiện tốt nhất để trẻ cảm thụ các hình tượng trong các môn học như: tạo hình, văn học ngoài ra tư duy của trẻ thực tế hơn, trẻ biết được đâu là thực đâu là giả Trẻ có thể tư duy được các hình trong không gian, các con số trong toán học
1.2.5 Sự phát triển ngôn ngữ
“Trẻ nói thành thạo tiếng mẹ đẻ, trẻ có thể giao tiếp một cách tự tin với mọi người xung quanh thậm chí trẻ còn biết kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của nhiều đối tượng khác nhau khi chơi cùng người khác (trẻ có thể đóng vai thành người mẹ, con, bác sĩ, người bán hàng )
Có thể diến đạt ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, thể hiện rõ ý đồ của mình trong lời nói
Tuy vậy mức độ thành thạo về ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của người lớn Vì vậy cần phải có những biện pháp nhất định để giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ.”
1.3 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.1 Khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức
“Đạo đức là một thành tố thể hiện tính cách và phẩm chất giá trị của con
người Nó là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực hướng con người đến cái thiện, cái tốt đẹp nhằm giúp con người nhận biết và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với xã hội.” [12]
Trang 16“Đạo đức mang tính tự nguyện chứ không ép buộc Mỗi con người tự mình điều chỉnh hành vi của mình sao cho chuẩn mực, hướng hành động của mình trở nên tốt đẹp và ngăn cản những điều xấu”
“Giáo dục đạo đức là một hoạt động của nhà giáo dục nhằm mục đích
xây dựng cho trẻ những tính cách, phẩm chất tốt đẹp Giúp trẻ biết được các quy tắc, chuẩn mực, hành vi đúng đắn trong cư xử và trong các hoạt động với bạn bè, gia đình và toàn xã hội Giáo dục đạo đức còn bồi dưỡng cho trẻ để trẻ hướng tới những điều thiện, điều tốt đẹp.” [1, tr.158]
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người nói chung và trong sự nghiệp giáo dục trẻ nói riêng
1.3.2 Con đường và phương tiện giáo dục đạo đức
1.3.2.1 Con đường giáo dục đạo đức
“Đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực đời sống của con người Kết quả của hành vi đạo đức được đánh giá theo các phạm trù đạo đức xã hội như tốt, xấu, thiện, ác, từ sự tồn tại của đạo đức ta có các con đường giáo dục đạo đức:
Thứ nhất: bồi dưỡng, nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học đặc biệt là các môn có liên quan như: đạo đức, giáo dục công dân, văn học, thông qua các môn học này người học sẽ nắm được phương thức hành vi đạo đức, cách ứng xử phù hợp
Thứ hai: xây dựng những thói quen hành vi đạo đức thông qua tổ chức đời sống, các hoạt động giao lưu để tích lũy về đạo đức
Tập luyện và rèn luyện các hành vi đạo đức thông qua các hạt động giao lưu và thông qua đời sống hàng ngày Xây dựng những thói quen hành vi tốt và loại bỏ những thói quen hành vi xấu, không đúng chuẩn mực của xã hội.”
Trang 171.3.2.2 Phương tiện giáo dục đạo đức
Từ hai con đường giáo dục đạo đức trên, có các phương tiện giáo dục đạo đức sau: thành tựu văn hóa – văn nghệ, các loại hình hoạt động và giao lưu của học sinh, rèn luyện trong thực tiễn đời sống để tích lũy thành kinh nghiệm đạo đức
Việc sử dụng con đường và phương tiện giáo dục đạo đức phải làm sao
để khơi gợi được nhu cầu đạo đức của trẻ Vì khi trẻ có nhu cầu thực sự thì trẻ mới thực hiện nó một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao
1.3.3 Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
1.3.3.1 Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ mẫu giáo
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong giáo dục con người đặc biệt là trong giáo dục mầm non
“Nếu giáo dục nhân cách cho con người là cả một quá trình dài thì giáo dục mầm non sẽ là khâu đầu tiên của giáo dục nhân cách con người Việc hình thành nhân cách cho con người phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tạo tiền đề phát triển về sau này Trẻ em không phải ngay từ lúc sinh ra đã mang những phẩm chất đạo đức chuẩn mực mà là kết quả của cả một quá trình giáo dục và tự giáo dục ở trẻ mầm non dưới sự tác động của nhà giáo dục hay của những người lớn đặc biết là người thân trong gia đình trẻ đã có những biểu tượng đầu tiên về đạo đức như: tốt, xấu, hư, ngoan, trẻ biết được những điều đươc làm và không được làm, dần dần trẻ có hành vi theo những khái niệm, biểu tượng mà trẻ đã được tiếp nhận Những hành vi đạo đức đúng đắn được hình thành ở trẻ và được lưu giữ, để lại những ấn tượng đến suốt đời Vì vậy giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là rất quan trọng,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này”
Hơn nữa trẻ ở tuổi mẫu giáo tâm lí của trẻ bị chi phối bởi tính hình tượng
và tính dễ cảm xúc, trẻ rất dễ đồng cảm với những thứ xung quanh cho nên đây
Trang 18là giai đoạn vàng để giáo dục đạo đức cho trẻ, giáo dục cho trẻ lòng nhân ái, những phẩm chất đạo đức, xã hội, uốn nắn cho trẻ những hành vi, thói quen ngay từ những năm tháng đầu đời để tránh những sai lệch sẽ càng khó sửa khi trẻ lớn lên
“Giáo dục đạo đức cho trẻ không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách mà nó còn liên quan đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động cho trẻ
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: những cảm xúc, tình cảm đạo đức tốt đẹp, những hành vi văn minh là cơ sở của việc giáo dục đạo đức Nó giúp trẻ thích cái đẹp, muốn hướng tới cái đẹp và có mong muốn tạ ra cái đẹp
+ Đối với giáo dục trí tuệ: hình thành ở trẻ khả năng nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của bản thân và của người khác
+ Đối với giáo dục thể chất,lao động: giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, biết giúp đỡ người lớn một số công việc nhẹ nhàng, vừa sức từ đó góp phần giáo dục thể chất, lao động ở trẻ”
1.3.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
“Để giáo dục trẻ một cách toàn diện, đạt được mục tiêu giáo dục thì nhà trường cần phải tổ chức hợp lý các hoạt động dạy học Qua hoạt động học đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức, tri thức”
Con đường để giáo dục cho trẻ thực chất là loại hình hoạt động cơ bản được tổ chức với sự tham gia tích cực của người học theo hướng đã xã định
Đạo đức tồn tại trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực Nó có thể tồn tại dưới dạng tri thức như các khái niệm, chuẩn mực, hệ thống các nguyên tắc, quy định
về đạo đức, các phẩm chất đạo đức và cách để đánh giá về giá trị đạo đức Nó
có thể tồn tại dưới các hành động, hành vi của con người như cách cư xử, nói năng, các hành động trong cuộc sống hàng ngày với những người thân, bạn bè, gia đình và xã hội Dù đạo đức tồn tại dưới dạng các tri thức hay dưới dạng
Trang 19các hoạt động hành vi thì nó cũng góp phần hình thành nên đạo đức của con người, có 2 con đường để giáo dục đạo đức:
Thứ nhất: giáo dục lòng nhân ái (tình thương), đạo đức và những nhân
tố sơ đẳng của lòng yêu nước
Được sống trong tình yêu thương là mong muốn của tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ Trẻ luôn mong muốn được yêu thương, chăm sóc, vỗ về Giáo dục tình yêu thương cho trẻ không chỉ giúp trẻ biết yêu thương người khác
mà còn đáp ứng được nhu cầu của trẻ, làm cho cuộc sống của trẻ trở nên ý nghĩa
và đủ đầy hơn Suy cho cùng tình thương cũng là cái cốt lõi của đạo đức
“Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là giáo dục cho trẻ tình yêu đối với gia đình: trẻ cần biết được những thành viên trong gia đình là những người thân ruột thịt, họ luôn dành cho trẻ những tình cảm tốt đẹp và yêu thương trẻ rất nhiều Để từ đó trẻ biết các thành viên trong gia đình cần phải sống chan chứa tình cảm, biết yêu thương, đùm bọc và sống hòa thuận với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động của cuộc sống Giáo dục lòng nhân ái còn là giáo dục cho trẻ có tình yêu, thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh: đây là một phần rất quan trọng trong giáo dục lòng nhân ái cho trẻ Thông qua đó trẻ biết thể hiện tấm lòng, sự lương thiện của mình, trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh (giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ như nhặt rau, giúp đỡ cô giáo, các bạn, những người già yếu); biết quan tâm đế người khác (thấy người thân, cô giáo, các bạn mệt biết quan tâm chăm sóc, hỏi han ); biết yêu mến, nhường nhịn những em bé nhỏ hơn mình Ngoài ra còn giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống: giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc cây cối, con vật, biết yêu quý cuộc sống của trẻ và sống một cách hài hòa”
Cùng với việc giáo dục lòng nhân ái cũng rất cần giáo dục cho trẻ những nhân tố sơ đẳng về lòng yêu nước Điều này giúp ích rất nhiều khi trẻ lớn khôn Đối với trẻ mẫu giáo có thể giáo dục cho trẻ từ những điều đơn giản như tình yêu với bác hồ, quê hương, dạy trẻ nhận biết cờ Tổ quốc, các kì quan, danh lam
Trang 20thắng cảnh ở địa phương trẻ sống hoặc của cả đất nước, ngoài ra có thể dạy cho trẻ về các nhân vật lịch sử nổi bật, tất cả những điều này sẽ tác động tích cức đến tình cảm đạo đức của trẻ mặc dù sự hiểu biết của trẻ vaanc còn hạn chế
Thứ hai là giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lớp học đoàn kết thân ái
“Tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu cùng chơi với nhau nhất là trẻ mẫu giáo lớn
ở trẻ bắt đầu hình thành các mối quan hệ, trẻ đã có bạn thân Các mối quan hệ này của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ Vì vậy việc giáo dục quan hệ bạn bè cho trẻ là rất cần thiết đòi hỏi giáo viên phải nắm vững nội dung cơ bản theo từng độ tuổi để có những phương pháp tác động đến trẻ phù hợp và kịp thời”
“Đối với trẻ mẫu giáo lớn không chỉ giáo dục trẻ biết chơi hòa thuận, biết
tự giải quyết các xích mích, mâu thuẫn giữa các trẻ mà còn dạy trẻ biết tự tập hợp nhau để chơi chung, biết những quy tắc ứng xử cần thiết trong quan hệ bạn
bè, mở rộng cho trẻ về quan hệ bạn bè (bạn bè tốt)”
Thứ ba là giáo dục những quy tắc lễ phép và văn hóa, những tính tốt
“Giáo dục cho trẻ những quy tắc lễ phép như phải biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, dạy trẻ những hành vi văn hóa trong cuộc sống hàng ngày như không
xả rác bừa bãi, không bẻ cây biết giúp đỡ mọi người xung quanh đặc biệt là người già và những em bé nhỏ hơn mình
Cần giáo dục cho trẻ những đức tính tốt, kịp thời động viên và tuyên dương, phát triển các đức tính tốt của trẻ, ngăn chặn ngay những đức tính xấu
dù những đức tính ấy mới chỉ là biểu hiện Một số nững đức tính tốt cần rèn luyện cho trẻ là:
Tính tự lập: tự làm những việc mà trẻ có thể làm được, không ỷ lại vào người khác
Tính ngăn nắp: biết cất các đồ dùng sau khi sử dụng xong đúng nơi, đúng
vị trí; không vứt bừa bãi đồ dùng, đồ chơi
Trang 21Tính mạnh dạn: mạnh dạn trong cuộc sống hàng ngày, mạnh dạn trong giao tiếp, biết nói lên ý kiến cá nhân của mình
Tính kỷ luật: biết tôn trọng những quy tắc trong các hoạt động sinh hoạt chung, biết nghe lời người lớn
Ngoài ra cần phải giáo dục cho trẻ những hành vi phù hợp với lứa tuổi của trẻ tạo nền tảng để trẻ tự tin bước vào cấp học tiếp theo.”
1.4 Trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.4.1 Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
“Trò chơi đóng vai theo chủ đề hay còn được gọi là trò chơi giả bộ Trò chơi này mô tả lại những gì diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nó giúp hình thành ở trẻ các kỹ năng và phát triển nhân cách.” [12]
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã có ý thức về bản thân,biết phân biệt mình với người khác trong cộng đồng Trẻ rất thích bắt chước người lớn, muốn được làm người lớn nhưng trên thực tế trẻ chưa đủ khả năng để làm điều này Từ đó tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa mong muốn và khả năng của trẻ Trò chơi đóng vai theo chủ đề ra đời giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này, ở trò chơi này trẻ sẽ hóa thân thành người lớn và làm các công việc, có nghề nghiệp khác nhau như: bác
sĩ, người bán hàng, giáo viên,
1.4.2 Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu xã hội của mình Trẻ mong muốn, khát khao được sống một cuộc sống như người lớn nhưng trên thực tế lại không thể được, qua trò chơi trẻ có thể hợp thành các nhóm sau đó thỏa thuận để mỗi trẻ trở thành một nhân vật trong cuộc sống Trò chơi này là
sự tái tạo các mối quan hệ và các chức năng lao động
1.4.3 Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề có cấu trúc khá phức tạp Nó bao gồm: chủ đề chơi, nội dung chơi, mối quan hệ của trẻ trong trò chơi,
Trang 221.4.3.1 Chủ đề và nội dung của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề phản ánh cuộc sống hàng ngày xung quanh trẻ Những gì có thật ở hiện thực mà đượcphản ánh vào trò chơi được gọi
là chủ đề chơi Cuộc sống hàng ngày của trẻ càng được tiếp xúc rộng rãi thì chủ đề chơi càng phong phú Có thể có các chủ đề chơi như: bán hàng, xây dựng, bác sĩ,
Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được, hiều được và phản ánh lại vào trò chơi Việc tái tạo lại những hành động ấy trở thành nội dung chơi của trẻ
1.4.3.2 Mối quan hệ của trẻ trong trò chơi
Có hai mối quan hệ giữa trẻ trong trò chơi đó là: quan hệ chơi và quan
hệ thực
+ Quan hệ chơi: đó là mối quan hệ của các vai trong trò chơi, nó mô phỏng lại những gì có thật trong cuộc sống hàng ngày
Ví dụ: quan hệ giữa mẹ và con, quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
+ Những quan hệ thực: đó là quan hệ qua lại giữa những trẻ, những người cùng tham gia trò chơi, cùng thực hiện công việc chung
Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề các quan hệ xã hội được bộc lộ, các vai chơi phải tạo ra các mối quan hệ khác nhau và các vai chơi phải tuân thủ luật lệ hành động của vai chơi
1.4.4 Mức độ của trò chơi theo độ tuổi
Vào 3 tuổi trò chơi đóng vai theo chủ đề bắt đầu xuất hiện ở trẻ Nhưng
ở độ tuổi này có khi trẻ có vai, có khi không, đó chỉ là hành động mô phỏng lại cái mà trẻ thích chứ trẻ chưa biết được là trẻ đang trong vai gì Trẻ dễ bị lôi cuốn bởi các đồ chơi hấp dẫn nên trẻ không cố định một vai trong một tình huống mà có thể là vài vai
Trang 23Đến 3 tuổi, đầu 4 tuổi trẻ thích thể hiện mình bằng các vai chơi phong phú hơn, trẻ thường chơi thành các nhóm, khi đó trẻ sẽ cùng mô phỏng lại quan
hệ nổi bật của người lớn nhưng vẫn chưa có sự bàn bạc trong nhóm
Trẻ từ 4-5 tuổi: các nhóm chơi bền vững hơn, nhóm chơi lớn hơn và trong nhóm chơi đã có sự bàn bạc thảo luận với nhau về vai chơi, nội dung, trong các vai chơi trẻ thể hiện được tình cảm, cảm xúc mà trẻ đã biết được trong thực
tế
“Trẻ 5-6 tuổi: trẻ biết hợp nhất các nhóm chơi nhỏ để tạo thành nhóm lớn (nhóm gia đình, bác sĩ, )
Như vậy trò chơi đóng vai theo chủ đề có sự phát triển theo từng độ tuổi
Nó phản ánh nhận thức và phát triển về mặt tâm lí của trẻ.”
1.4.5 Ý nghĩa và vai trò của trò chơi đối với trẻ
Trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng để xây dựng nên một nhân cách hoàn thiện và sự phát triển tâm lý bình thường cho một đứa trẻ
1.4.5.1 Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự phát triển nhận thức của trẻ
Ở độ tuổi này trẻ phát triển mạnh mẽ về nhận thức Hoạt động vui chơi mà
cụ thể là trò chơi đóng vai theo chủ đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức của trẻ Để đảm nhận được các vai chơi thì yêu cầu trẻ phải hiểu về đối tượng tức là trẻ phải tìm hiểu, quan sát tỉ mỉ về đối tượng đó Từ đó trẻ nắm được những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng sau đó kết hợp với những hành động thực tiễn sẽ giúp trẻ có những cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó
Hơn nữa trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng do trẻ tích cực hoạt động với đồ vật Khi chơi trí tượng tưởng của trẻ phát triển hơn, trẻ biết sử dụng các đồ vật để thay thế nhau như: sử dụng cái
Trang 24ghế và tưởng tượng nó là con ngựa và trẻ sẽ hoạt động với cái ghế như là hoạt động với con ngựa
1.4.5.2 Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển ngôn ngữ
Trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp mở rộng vốn từ ở trẻ, giúp trẻ sử dụng
từ ngữ chính xác hơn, cấu trúc ngữ pháp được hoàn tiện, phát âm chuẩn khi trẻ được giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh, bạn bè
Khi hóa thân vào các vai chơi, để làm tốt nhiệm vụ của mình thì trẻ phải diễn đạt thật tốt cả về mặt ngữ điệu và ngữ pháp
Tuy nhiên qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ chủ yếu nắm được ngôn ngữ sinh hoạt đời thường cho nên để nắm được ngôn ngữ nghệ thuật trẻ cần được học từ nhà trường, người thân, sách vở, để nắm được một cách toàn diện nhất ngôn ngữ mẹ đẻ
1.4.5.3 Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự phát triển tình cảm
“Tuổi mẫu giáo tình cảm, cảm xúc chi phối các hoạt động tâm lí của trẻ
Mà tình cảm của con người lại được nảy sinh trong quá trình tiếp xúc giữa người với người Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi mà trẻ được hóa thân vào các nhân vật khác nhau mà trẻ sẽ đặt tình cảm của mình vào đó như: biết
dỗ em, vỗ về em bé khi trẻ hóa thân vào vai người mẹ Điều này sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau.”
1.4.6 Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
“Tôn trọng tính tự nguyện, tự do của trẻ trong khi chơi: chơi là hoạt động mang tính tự nguyện chứ không phải bắt buộc, chỉ khi nào trẻ thực sự muốn chơi thì trẻ mới cảm thấy thoải mái, vui vẻ và trò chơi ấy mới có ý nghĩa Giáo viên chỉ
là người dẫn dắt trẻ vào trò chơi một cách hấp dẫn, lôi cuốn nhất để gây hứng thú cho trẻ tránh áp đặt, gò bó, bắt trẻ chơi trò chơi mà trẻ không thích
Trang 25Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ khi chơi: khi chơi để trẻ tự làm, giáo viên chỉ hướng dẫn trẻ Động viên khuyến khích trẻ kịp thời để khích lệ tinh thần trẻ
Mở rộng chủ đề, làm phong phú nội dung chơi: cho trẻ tiếp xúc nhiều với mọi người, thường xuyên cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể để trẻ
có nhiều hiểu biết về cuộc sống xung quanh trẻ
Giúp tạo các tình huống để trẻ xử lý, bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách cư xử đẹp,trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi
Liên kết trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau để mở rộng mối quan hệ: điều này giúp trẻ đỡ nhàm chán, mở rộng mối quan hệ giữa trò chơi với đời thực.”
Trang 26Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
“Để nắm được thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của các giáo viên thuộc trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Hoa Hồng trên địa bàn Thành phố phúc Yên- Vĩnh Phúc
Số phiếu phát ra – thu vào là 30 phiếu cụ thể là:
- Trường mầm non Trưng Nhị : 15 phiếu
- Trường mầm non Hoa Hồng: 15 phiếu
Quá trình khảo sát này được diễn ra từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019
Quá trình điều tra qua phiếu và quan sát thực tế đã thu được kết quả như sau:”
2.1 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
2.1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ
5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Nội dung
Trường
Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
là trẻ biết
Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được thể hiện những hành
vi, cử chỉ, hành động
Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ đã
mô phỏng lại
xã hội của người lớn và học được các
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện rất có hiệu quả trong việc giáo dục
Trang 27quy tắc ứng
xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội
các vai mà mình đảm nhận từ đó hình thành thói quen, cử chỉ văn minh
ở trẻ
đạo đức tốt đẹp
đạo đức cho trẻ
33,3% (10/30 phiếu) giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là trẻ biết được những quy tắc ứng
xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội Thông qua các vai chơi trẻ thể hiện các mối quan hệ xã hội Đây là một phương tiện tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ
26,7%(8/30 phiếu) giáo viên cho rằng: qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được thể hiện những hành vi, cử chỉ, hành động giao tiếp của các vai mà mình đảm nhận từ đó hình thành thói quen, cử chỉ văn minh ở trẻ
Trang 2823,3%(7/30 phiếu) giáo viên cho rằng: qua trò chơi đóng vai theo chủ
đề trẻ đã mô phỏng lại xã hội của người lớn và học được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp
16,7%(5/30 phiếu) giáo viên cho rằng: trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện rất có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
Từ kết quả trên, ta có thể thấy hầu hết giáo viên đã có nhận thức đúng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Tuy các ý kiến khác nhau nhưng chung quy lại vẫn thể hiện rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ
Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ
đề là một phương tiện quan trọng, hữu hiệu và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà giáo dục Đóng vai theo chủ đề là một loại trò chơi mà trẻ
sẽ hóa thân vào một đối tượng nào đó có trong xã hội và thực hiện các chức năng xã hội của họ Có thể nói đây là một hình thức độc đáo để trẻ tiếp cận với cuộc sống xã hội của người lớn, thông qua đó nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ
Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy đa số giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn và sâu sắc về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Nhưng bên cạnh đó vẫn có những giáo viên vẫn chưa hiểu sâu vấn đề.”
2.1.2 Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
“Việc đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là một việc làm đem lại hiệu quả rất cao trong giáo dục đạo đức cho trẻ Thông qua điều tra tôi đã thu thập lại được kết quả như sau:”