Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 21 - 26)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.4.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề

“Trò chơi đóng vai theo chủ đề hay còn được gọi là trò chơi giả bộ. Trò chơi này mô tả lại những gì diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nó giúp hình thành ở trẻ các kỹ năng và phát triển nhân cách.” [12]

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã có ý thức về bản thân,biết phân biệt mình với người khác trong cộng đồng. Trẻ rất thích bắt chước người lớn, muốn được làm người lớn nhưng trên thực tế trẻ chưa đủ khả năng để làm điều này. Từ đó tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa mong muốn và khả năng của trẻ. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ra đời giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này, ở trò chơi này trẻ sẽ hóa thân thành người lớn và làm các công việc, có nghề nghiệp khác nhau như: bác sĩ, người bán hàng, giáo viên,...

1.4.2. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu xã hội của mình.

Trẻ mong muốn, khát khao được sống một cuộc sống như người lớn nhưng trên thực tế lại không thể được, qua trò chơi trẻ có thể hợp thành các nhóm sau đó thỏa thuận để mỗi trẻ trở thành một nhân vật trong cuộc sống. Trò chơi này là sự tái tạo các mối quan hệ và các chức năng lao động.

1.4.3. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi đóng vai theo chủ đề có cấu trúc khá phức tạp. Nó bao gồm:

chủ đề chơi, nội dung chơi, mối quan hệ của trẻ trong trò chơi,...

14

1.4.3.1. Chủ đề và nội dung của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi đóng vai theo chủ đề phản ánh cuộc sống hàng ngày xung quanh trẻ. Những gì có thật ở hiện thực mà đượcphản ánh vào trò chơi được gọi là chủ đề chơi. Cuộc sống hàng ngày của trẻ càng được tiếp xúc rộng rãi thì chủ đề chơi càng phong phú. Có thể có các chủ đề chơi như: bán hàng, xây dựng, bác sĩ,...

Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được, hiều được và phản ánh lại vào trò chơi. Việc tái tạo lại những hành động ấy trở thành nội dung chơi của trẻ.

1.4.3.2. Mối quan hệ của trẻ trong trò chơi

Có hai mối quan hệ giữa trẻ trong trò chơi đó là: quan hệ chơi và quan hệ thực.

+ Quan hệ chơi: đó là mối quan hệ của các vai trong trò chơi, nó mô phỏng lại những gì có thật trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: quan hệ giữa mẹ và con, quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân.

+ Những quan hệ thực: đó là quan hệ qua lại giữa những trẻ, những người cùng tham gia trò chơi, cùng thực hiện công việc chung.

Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề các quan hệ xã hội được bộc lộ, các vai chơi phải tạo ra các mối quan hệ khác nhau và các vai chơi phải tuân thủ luật lệ hành động của vai chơi.

1.4.4. Mức độ của trò chơi theo độ tuổi

Vào 3 tuổi trò chơi đóng vai theo chủ đề bắt đầu xuất hiện ở trẻ. Nhưng ở độ tuổi này có khi trẻ có vai, có khi không, đó chỉ là hành động mô phỏng lại cái mà trẻ thích chứ trẻ chưa biết được là trẻ đang trong vai gì. Trẻ dễ bị lôi cuốn bởi các đồ chơi hấp dẫn nên trẻ không cố định một vai trong một tình huống mà có thể là vài vai.

15

Đến 3 tuổi, đầu 4 tuổi trẻ thích thể hiện mình bằng các vai chơi phong phú hơn, trẻ thường chơi thành các nhóm, khi đó trẻ sẽ cùng mô phỏng lại quan hệ nổi bật của người lớn nhưng vẫn chưa có sự bàn bạc trong nhóm.

Trẻ từ 4-5 tuổi: các nhóm chơi bền vững hơn, nhóm chơi lớn hơn và trong nhóm chơi đã có sự bàn bạc thảo luận với nhau về vai chơi, nội dung,... trong các vai chơi trẻ thể hiện được tình cảm, cảm xúc mà trẻ đã biết được trong thực tế.

“Trẻ 5-6 tuổi: trẻ biết hợp nhất các nhóm chơi nhỏ để tạo thành nhóm lớn (nhóm gia đình, bác sĩ, ...)

Như vậy trò chơi đóng vai theo chủ đề có sự phát triển theo từng độ tuổi.

Nó phản ánh nhận thức và phát triển về mặt tâm lí của trẻ.”

1.4.5. Ý nghĩa và vai trò của trò chơi đối với trẻ

Trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng để xây dựng nên một nhân cách hoàn thiện và sự phát triển tâm lý bình thường cho một đứa trẻ.

1.4.5.1. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự phát triển nhận thức của trẻ

Ở độ tuổi này trẻ phát triển mạnh mẽ về nhận thức. Hoạt động vui chơi mà cụ thể là trò chơi đóng vai theo chủ đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Để đảm nhận được các vai chơi thì yêu cầu trẻ phải hiểu về đối tượng tức là trẻ phải tìm hiểu, quan sát tỉ mỉ về đối tượng đó. Từ đó trẻ nắm được những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng sau đó kết hợp với những hành động thực tiễn sẽ giúp trẻ có những cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó.

Hơn nữa trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng do trẻ tích cực hoạt động với đồ vật. Khi chơi trí tượng tưởng của trẻ phát triển hơn, trẻ biết sử dụng các đồ vật để thay thế nhau như: sử dụng cái

16

ghế và tưởng tượng nó là con ngựa và trẻ sẽ hoạt động với cái ghế như là hoạt động với con ngựa.

1.4.5.2. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển ngôn ngữ

Trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp mở rộng vốn từ ở trẻ, giúp trẻ sử dụng từ ngữ chính xác hơn, cấu trúc ngữ pháp được hoàn tiện, phát âm chuẩn khi trẻ được giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh, bạn bè.

Khi hóa thân vào các vai chơi, để làm tốt nhiệm vụ của mình thì trẻ phải diễn đạt thật tốt cả về mặt ngữ điệu và ngữ pháp.

Tuy nhiên qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ chủ yếu nắm được ngôn ngữ sinh hoạt đời thường cho nên để nắm được ngôn ngữ nghệ thuật trẻ cần được học từ nhà trường, người thân, sách vở,... để nắm được một cách toàn diện nhất ngôn ngữ mẹ đẻ.

1.4.5.3. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự phát triển tình cảm

“Tuổi mẫu giáo tình cảm, cảm xúc chi phối các hoạt động tâm lí của trẻ.

Mà tình cảm của con người lại được nảy sinh trong quá trình tiếp xúc giữa người với người. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi mà trẻ được hóa thân vào các nhân vật khác nhau mà trẻ sẽ đặt tình cảm của mình vào đó như: biết dỗ em, vỗ về em bé khi trẻ hóa thân vào vai người mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau.”

1.4.6. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ

“Tôn trọng tính tự nguyện, tự do của trẻ trong khi chơi: chơi là hoạt động mang tính tự nguyện chứ không phải bắt buộc, chỉ khi nào trẻ thực sự muốn chơi thì trẻ mới cảm thấy thoải mái, vui vẻ và trò chơi ấy mới có ý nghĩa. Giáo viên chỉ là người dẫn dắt trẻ vào trò chơi một cách hấp dẫn, lôi cuốn nhất để gây hứng thú cho trẻ tránh áp đặt, gò bó, bắt trẻ chơi trò chơi mà trẻ không thích.

17

Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ khi chơi: khi chơi để trẻ tự làm, giáo viên chỉ hướng dẫn trẻ. Động viên khuyến khích trẻ kịp thời để khích lệ tinh thần trẻ.

Mở rộng chủ đề, làm phong phú nội dung chơi: cho trẻ tiếp xúc nhiều với mọi người, thường xuyên cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể để trẻ có nhiều hiểu biết về cuộc sống xung quanh trẻ.

Giúp tạo các tình huống để trẻ xử lý, bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách cư xử đẹp,trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi

Liên kết trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau để mở rộng mối quan hệ: điều này giúp trẻ đỡ nhàm chán, mở rộng mối quan hệ giữa trò chơi với đời thực.”

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)