Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
3.4. Đối với phụ huynh
Phụ huynh học sinh cần phải thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm được tình hình của con em mình và biết được phương thức giáo dục trẻ. Phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
Phụ huynh cần hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với trẻ, thường xuyên chủ động giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, kịp thời uốn nắn
36
những hành vi sai lệch của trẻ, không dung túng bỏ qua những hành vi sai của trẻ.
Tham gia đủ các buổi họp phụ huynh, các buổi hẹn trao đổi về tình hình của trẻ. Để từ đó bàn bạc, tìm hiểu các phương pháp giáp dục đạp đức phù hợp cho từng trẻ. Từ đó thống nhất được cách giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường.
Phụ huynh phải làm gương cho trẻ, phải là mẫu lí tưởng để trẻ noi theo.
Không được có những hành vi, cử chỉ, lời nói không hay trước mặt trẻ vì điều ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức của trẻ và làm cho quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ gặp khó khăn, không đạt hiệu quả như mong muốn.
Phụ huynh không được dung túng những hành vi sai của trẻ, không được tỏ vẻ cười đùa khi thấy trẻ có những hành vi không đúng và hùa theo. Như vậy trẻ sẽ nghĩ hành vi của mình là đúng và sẽ tiếp diễn ở các lần tiếp theo.
37
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. Kết luận
Có thể nói giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề mạng lại hiệu quả rất cao. Trò chơi đóng vai theo chủ đề giáo dục đạo đức cho trẻ nhưng không bắt trẻ phải ngồi để nghe, hay nhồi nhét vào đầu trẻ những lời lẽ hoa mỹ mang tính chất giáo huấn trẻ, trò chơi này tác động rất nhẹ nhàng nhưng lại để lại trong đầu trẻ ấn tương sâu sắc bằng những hành động, hoạt động cụ thể, gần gũi với trẻ.
Trong đề tài mà tôi tìm hiểu này tôi đã đề cập đến cơ sở lí luận cuả vấn đề, những điểm mạnh, nổi bật của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Bước đầu đã tìm hiểu được thực trạng của vấn đề ở một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông qua quá trình điều tra, khảo sát tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên được điều tra đều có nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng cuả trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Tuy vậy nhưng trong quá trình tổ chức và thực hiện trò chơi này với mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ vẫn gặp nhiều thiếu sót, chưa phát huy được hết tác dụng của trò chơi.
Nguyên nhân của vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân từ phía giáo viên, học sinh, nguên nhân từ nhà trường và các cấp qản lí và nguyên nhân từ phía phụ huynh học sinh. Để thay đổi thực trạng chúng ta cần tác động đến tất cả các nguyên nhân gây ra nó và trong khóa luận này tôi đã nêu ra một số biện pháp để khắc phục hạn chế để giúp việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt hiệu quả cao.
B. Khuyến nghị
Căn cứ vào thực trạng tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể như sau:
Về cơ sở vật chất phải được trang bị đầy đủ.
38
Thường xuyên cho giáo viên tập huấn để nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết.
Cần đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến giáo viên, có chế độ đãi ngộ tốt với giáo viên.
Cụ thể như sau:
- Về cơ sở vật chất: phải được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phong phú hơn, có tính thẩm mĩ cao, diện tích lớp học phải rộng rãi để trẻ có thể hoạt động thoải mái.
- Về nội dung giáo đục đạo đức cho trẻ: giáo viên cần kết hợp với phụ huynh để giáo dục đạo đức cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Nói để trẻ hiểu về các công việc, nghề nghiệp của người lớn, từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng tất cả các nghề nghiệp dù là nghề cao sang hay những nghề còn nhiều vất vả.
Thông qua những thứ người lớn nói cho trẻ tùy vào độ tuổi, khả năng nhận thức để giáo dục cho trẻ những nội dung giáo dục phù hợp.
- Giáo viên cũng cần phải có cách thức tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề hợp lý để giúp phát huy hết hiệu quả của trò chơi trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Khi cho trẻ chơi thì giáo viên cần phải chú ý chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, luôn bao quát và kịp thời sửa sai cho trẻ, uốn nắn trẻ trong các tình huống xảy ra khi trẻ chơi.
- Về kiến thức của giáo viên mầm non: gióa viên mầm non cần thường xuyên trau dồi, học hỏi từ bên ngoài, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về việc tổ chức, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ với đồng nghiệp, chuyên viên mầm non.
- Chế độ đãi ngộ giáo viên cũng cần được quan tâm vì điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục trẻ. Hiện nay chế độ lương của giáo viên mầm non thấp nên giáo viên không thể toàn tâm toàn ý hết sức cho công việc, vì vậy việc có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với giáo viên mầm non là điều cần thiết.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm, “Giáo dục học mầm non tập I, II, III”, NXB Đại học Sư phạm, 2006.
2. Phạm Thị Châu, “Giáo dục học mầm non”, Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.
3. Ngô Công Hoàn “Giá trị đạo đức và giáo dục giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non”, Đại học Sư phạm, 2006.
4. Nguyễn Văn Huân, “Giáo dục gia đình giúp con cái thành”, NXB văn hóa thông tin”, 2002.
5. Triệu Kì, “100 điều nên dạy trẻ”, NXB phụ nữ Hà Nội, 2009.
6. Hà Thị Mai, “Giáo dục học đại cương”, NXB giáo dục.
7. Trần Thị Tuyết Oanh, “Giáo trình giáo dục học tập 1”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.
8. Nguyễn Ánh Tuyết, “Giáo trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em dưới 6 tuổi”, 2006.
9. Nguyễn Thu Trang, “Phương pháp giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi”, 2008.
10. Lê Đức Trung, “88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ”, NXB văn hóa - thông tin, 2006.
11. Nguyễn Công Uẩn , “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
12. “Tạp chí giáo dục mầm non số 2,3,4”, Bộ giáo dục và đào tạo, 2008.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN MẦM NON Nhằm đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Hoa Hồng trên địa bàn thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, tôi thực hiện đề tài “ Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”. Rất mong nhận được sự hợp tác nhiết tình của các cô giáo.
Xin các cô cho ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào đáp án.
Phần 1: Thông tin cá nhân Giáo viên lớp:
Trường:
Trình độ chuyên môn a. Sơ cấp
b. Trung cấp c. Cao đẳng d. Đại học Thâm niên công tác a. 1-5 năm b. 5-10 năm c. 10-15 năm d. Trên 15 năm
Số năm tham gia giảng dạy lớp 5-6 tuổi: ……năm Phần 2: Nội dung khảo sát
1. Theo cô có cần phải giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời hay không?
a. Có
b. Không
2. Theo cô giáo dục đạo đức là gì?
………...
..………...
3. Theo cô việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non có ý nghĩa như thế nào?
………...
..………...
4. Cô thường giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động nào?
a. Hoạt động học b. Hoạt động vui chơi c. Hoạt động góc d. Hoạt động sinh hoạt
5. Theo cô mục đích của việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì?
a. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là trẻ biết được những quy tắc ứng xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thông qua các vai chơi trẻ thể hiện các mối qua hệ xã hội. Đây là một phương tiện tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ.
b. Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được thể hiện những hành vi, cử chỉ, hành động giao tiếp của các vai mà mình đảm nhận từ đó hình thành thói quen, cử chỉ văn minh ở trẻ...
c. Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ đã mô phỏng lại xã hội của người lớn và học được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
d. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện rất có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
6. Theo cô mức độ quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
a. Rất quan trọng b. Quan trọng
c. Không quan trọng
7. Theo cô nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì?
a. Giáo dục lòng nhân ái (tình thương) và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu nước
b. Giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lớp đoàn kết, thân ái
c. Giáo dục những quy tắc lễ phép và văn hóa, những đức tính tốt đẹp
Phụ lục 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TRÒ
CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Để phục vụ cho việc xây dựng biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề mong các cô vui lòng đọc từng câu và đánh dấu (+) vào phương án mà các cô cho là đúng.
0 – chưa bao giờ 1 – thỉnh thoảng 2 – thường xuyên 3 – rất thường xuyên
Nội dung 0 1 2 3
Tôi chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi Tôi thường xuyên be xung đồ dùng, đồ chơi
Tôi quan tâm nhiều đến việc trang trí góc chơi Tôi bày trí góc chơi theo kế hoạch đã lập sẵn Tôi đảm bảo không gian chơi cho trẻ
Tôi tạo bầu không khí vui chơi thoải mái cho trẻ Tôi lập kế hoạch chơi cho trẻ
Tôi xây dựng chủ đề chơi, nội dung chơi phong phú, phù hợp với trẻ
Tôi tạo ra nhiều tình huống chơi
Tôi quan sát trẻ chơi và kịp thời xử lý các tình huống khi trẻ chơi Tôi khuyến khích động viên trẻ chơi
Tôi khuyến khích trẻ tự giải quyết các xung đột khi chơi Tôi khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình
Tôi khuyến khích trẻ hợp tác chơi với các bạn Tôi động viên khen ngợi trẻ khi kết thúc trò chơi
Phụ lục 3
PHIẾU QUAN SÁT GIỜ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
1. Tên trẻ:……….. Lớp:…….. Trường:………
2. Ngày quan sát 3. Hoạt động quan sát 4. Chủ đề chơi
5. Vật liệu chơi
Các bộ đồ chơi theo chủ đề Búp bê đồ chơi
6. Sự phong phú a. Phong phú b. Bình thường c. Nghèo nàn
7. Số lượng đồ chơi a. Thừa
b. Đủ c. Thiếu
8. Hoạt động của giáo viên
- Tạo hứng thú cho trẻ trước khi chơi a. Tốt
b. Bình thường c. Không tốt
d. Không thực hiện
- Thảo luận, trao đổi cùng trẻ trước khi chơi a. Tốt
b. Bình thường c. Không tốt
d. Không thực hiện - Hướng dẫn trẻ chơi a. Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu b. Khó hiểu
c. Không hướng dẫn - Thái độ hướng dẫn a. Nhiệt tình, cởi mở b. Căng thẳng, gượng ép c. Doạ nạt
- Thái độ của giáo viên trong lúc trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề a. Quan tâm, chú ý đến trẻ
b. Để trẻ chơi tự do
- Cách giáo viên đưa ra nhận xét đối với hoạt động chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ
a. Hoàn toàn khen ngợi trẻ, không chê b. Chỉ khen, không chê
c. Chỉ chê, không khen
d. Có động viên khen ngợi trẻ, có cả góp ý cho trẻ e. Không nhận xét
9. Hứng thú của trẻ a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường
d. Thờ ơ, chán nản không hứng thú 10. Sự tập chung chơi của trẻ
a. Rất tập chung b. Tập chung
c. Không tập chung
Phụ lục 4
PHIẾU PHỎNG VẤN (dành cho GV) Xin vui lòng cho biết một số thông tin
Họ tên:………...
Nơi công tác:………….. Đơn vị công tác:………...
Số năm dạy:………...
Câu 1: Theo cô có cần giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời? vì sao?
Câu 2: theo cô việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: Theo cô trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì? Trò chơi này đóng vai trò như thế nào đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ?
Câu 4: Theo cô trong trò chơi đóng vai theo chủ đề việc giáo dục đạo đức được thể hiện như thế nào?
Câu 5: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề cô đã dùng những biện pháp nào để giáo dục đạo đức cho trẻ?
Câu 6: Cô có lập kế hoạch kế hoạch cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề không? Tần suất lập kế hoạch có thường xuyên hay không?
Câu 7: Những khó khăn mà cô thường gặp khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vi theo chủ đề là gì?
GIÁO ÁN Hoạt động góc Chủ đề: nghề nghiệp
Độ tuổi: 5-6 tuổi Thời gian: 30 – 35 phút I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ có kỹ năng chơi tại các góc
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình
- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. Trẻ biết thỏa thuận chủ đề chơi, phân vai chơi.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết sử dụng các đồ dùng phong phú để thể hiện các vai chơi khác nhau
- Phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ có chủ đích trong hoạt động vui chơi
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, bảo vệ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
II. Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi nấu ăn - Bộ đồ chơi bán hàng
- Bộ đồ chơi thể hiện một số nghề nghiệp: quần áo công an, bác sĩ III. Tiến hành
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”
- Bài hát các con vừa hát có tên là gì?
- Bài hát đã nhắc đến ai?
- Bạn nào giỏi hãy cho cô biết một số nghề nghiệp mà các con biết nào?
Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng tất cả các nghề nghiệp.
2. Giới thiệu trò chơi – thỏa thuận vai chơi
- Cô giới thiệu góc phân vai: chúng ta sẽ đóng vai thành các cô, chú bác sĩ, ngoài ra còn có góc bán hàng, góc nấu ăn. Chúng ta cùng nhau thỏa thuận về vai chơi để chúng ta cùng nhau bắt đầu trò chơi đóng vai của chúng mình nhé!
- Trẻ tự về góc chơi
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, không xô đâỷ nhau
- Giáo viên quan sát, gợi ý trẻ chơi
- Trẻ hát
- Bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô chú công nhân - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về góc chơi - Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe