Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 36)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng

2.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Nội dung

Trường

Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là trẻ biết được những

Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được thể hiện những hành vi, cử chỉ, hành động giao tiếp của

Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ đã mô phỏng lại xã hội của người lớn và học được các phẩm chất

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện rất có hiệu quả trong việc giáo dục

19 quy tắc ứng

xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội

các vai mà mình đảm nhận từ đó hình thành thói quen, cử chỉ văn minh ở trẻ

đạo đức tốt đẹp

đạo đức cho trẻ

Trường mầm non Trưng Nhị

6 4 3 2

Trường mầm non Hoa Hồng

4 4 4 3

Tổng 10 8 7 5

% 33,3% 26,7% 23,3% 16,7%

“Sau khi tiến hành điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề chúng tôi thu được kết quả như sau:

33,3% (10/30 phiếu) giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là trẻ biết được những quy tắc ứng xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Thông qua các vai chơi trẻ thể hiện các mối quan hệ xã hội. Đây là một phương tiện tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ.

26,7%(8/30 phiếu) giáo viên cho rằng: qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được thể hiện những hành vi, cử chỉ, hành động giao tiếp của các vai mà mình đảm nhận từ đó hình thành thói quen, cử chỉ văn minh ở trẻ...

20

23,3%(7/30 phiếu) giáo viên cho rằng: qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ đã mô phỏng lại xã hội của người lớn và học được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

16,7%(5/30 phiếu) giáo viên cho rằng: trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện rất có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

Từ kết quả trên, ta có thể thấy hầu hết giáo viên đã có nhận thức đúng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tuy các ý kiến khác nhau nhưng chung quy lại vẫn thể hiện rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là một phương tiện quan trọng, hữu hiệu và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà giáo dục. Đóng vai theo chủ đề là một loại trò chơi mà trẻ sẽ hóa thân vào một đối tượng nào đó có trong xã hội và thực hiện các chức năng xã hội của họ. Có thể nói đây là một hình thức độc đáo để trẻ tiếp cận với cuộc sống xã hội của người lớn, thông qua đó nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ.

Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy đa số giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn và sâu sắc về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những giáo viên vẫn chưa hiểu sâu vấn đề.”

2.1.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

“Việc đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là một việc làm đem lại hiệu quả rất cao trong giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua điều tra tôi đã thu thập lại được kết quả như sau:”

21

Bảng 2.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Nội dung

Trường

Giáo dục lòng nhân ái, tình thương và những nhân tố cơ bản của lòng yêu nước

Giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lớp đoàn kết, thân ái

Giáo dục những quy tắc văn hóa, lễ phép và những đức tính tốt Trường mầm

non Trưng Nhị 8 13 15

Trường mầm

non Hoa Hồng 7 7 15

Tổng 15 20 30

% 50 66,7 100

“Từ kết quả thu thập được ta có thể nhận thấy tất cả các nội dung giáo dục đạo đức đã được thực hiện đầy đủ. Nội dung giáo dục mà giáo viên thực hiện tốt nhất đó là giáo dục những quy tắc văn hóa, lễ phép và những đức tính tốt chiếm 100%. Đối với nội dung giáo dục quan hệ bạn bè, xây dựng lớp đoàn kết, thân ái chiếm tỉ lệ thấp hơn chiếm 66,7% trong đó trường mầm non Trưng Nhị chiếm 86,7%, trường mầm non Hoa Hồng chiếm 53,8%. Nội dung giáo dục lòng nhân ái, tình thương và những nhân tố cơ bản của lòng yêu nước được giáo viên thực hiện với tỉ lệ thấp hơn tất cả các nội dung còn lại với tỉ lệ là 50%

trong tổng số giáo viên được điều tra trong đó trường mầm non Trưng Nhị có 53,3%, trường mần non Hoa Hồng có 46,7%.

Trong giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề thì nội dung giáo dục nào cũng rất quan trọng và cần được thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế giáo viên mới chỉ thực hiện tương đối tốt, có thể do một số nội dung giáo dục giáo viên rất khó để có thể truyền đạt được đến trẻ

22

và trẻ cũng rất khó để nắm được các nội dung giáo dục đó vì vậy nên kết quả giáo dục chưa cao. Vì vậy để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai the chủ đề thì giáo viên phải sử dụng hợp lí các phương tiện giáo dục và tuân thủ quy tắc giáo dục trẻ.

Qua quan sát thực tế thì không phải giáo viên nào trong khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng giáo dục phong phú các nội dung, vẫn có rất nhiều giáo viên chỉ tổ chức giáo dục cho trẻ một nội dung nhất định.

Điều này khiến cho việc giáo dục đầy đủ các nội dung giáo dục thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề không đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra giáo viên cũng nên kết hợp nội dung này ở trong các hoạt động khác chứ không chỉ giáo dục trong chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề.”

2.1.3. Thực trạng việc lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề

Việc lập kế hoạch cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề được coi là bước đầu tiên, là điều kiện đảm bảo sự phát triển thường xuyên và có hệ thống trong việc chơi của trẻ, đảm bảo nội dung giáo dục cho trẻ khi chơi. Nếu kế hoạch được lập ra một cách cẩn thận thì quá trình diễn ra sau này mới mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra việc tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi cũng là yếu tố rất quan trọng. Để có thể nắm được thực trạng việc lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, tôi đã phân ra các mức độ và qua điều tra tôi đã thu lại được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng việc lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề

Mức độ Trường

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ Trường mầm

non Trưng Nhị 3 10 2 0

23 Trường mầm

non Hoa Hồng 5 8 2 0

Tổng 8 18 4 0

% 26,7 60 13,3 0

“Từ số liệu trên cho thấy 26,7% (chiếm 8/30 phiếu) giáo viên rất thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề. 60%

(chiếm 18/30 phiếu) giáo viên thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề. 13,3% (chiếm 4/30 phiếu) giáo viên cho rằng thỉnh thoảng lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề. Không có giáo viên nào chọn đáp án chưa bao giờ lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề.

Dựa vào kết quả thu được từ việc điều tra ta có thể thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề nhưng ở các mức độ khác nhau. Tỉ lệ giáo viên thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề chiếm tỉ lệ khá cao là 60%, trong đó trường mầm non Trưng Nhị đạt tỉ lệ 66,7%, trường mầm non Hoa Hồng 53,3% thấp hơn trường mầm non trưng Nhị. Tỉ lệ khá cao này cho thấy giáo viên đã ý thức được vai trò của việc lập kế hoach và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề và sự quan trọng của trò chơi trong giáo dục trẻ.

Tuy nhiên tỉ lệ giáo viên rất thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề lại chỉ chiếm có 26,7%, trong đó trường mầm non Trưng Nhị đạt tỉ lệ 20%, trường mầm non Hoa Hồng đạt 33,3% có tỉ lệ cao hơn so với trường mầm non trưng Nhị. Tỉ lệ này so với tỉ lệ giáo viên thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là còn thấp. Vì vậy cần phải có các biện pháp để giúp nâng cao tỉ lệ rất thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề này lên. Ngoài ra còn có tỉ lệ giáo viên thỉnh thoảng mới lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề chiếm 13,3%. Tỉ lệ này đều

24

thấp hơn tỉ lệ giáo viên rất thường xuyên và thường xuyên lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề. Nhưng điều đó vẫn chứng tỏ rằng vẫn còn những giáo viên chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc giáo dục trẻ mầm non.

Trên quan sát thực tế ở trường mầm non thực tập tôi nhận thấy giáo viên có lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề nhưng không thường xuyên và thường chỉ nêu tên và phân trẻ về các góc chơi chứ nội dung còn sơ sài, trẻ chơi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sẵn có. Giáo viên cần phải có khâu chuẩn bị tốt từ đồ dùng, giáo án đến nội dung truyền đạt cho trẻ, như vậy trò chơi mới thu hút được trẻ và mang lại hiệu quả cao.”

2.1.4. Thực trạng về việc tạo môi trường chơi cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề

Môi trường chơi của trẻ bao gồm: không gian chơi, cơ sở vật chất, phương tiện chơi phục vụ cho việc chơi của trẻ, tâm lí thoải mái, cởi mở, cảm giác thân thiện ấm cúng giữa giáo viên với trẻ và giữa các trẻ với nhau.

Thông qua điều tra tôi thu thập được kết quả theo bảng sau:

Bảng 2.4. Thực trạng về việc tạo môi trường chơi cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề

Mức độ

Trường Kích thích mạnh Có tác dụng Không có tác dụng Trường mầm non

Trưng Nhị 15 0 0

Trường mầm non

Hoa Hồng 15 0 0

Tổng 30 0 0

% 100 0 0

25

Dựa trên kết quả thu được ta có thể dễ dàng nhận thấy 100% (chiếm 30/30 phiếu) giáo viên cho rằng môi trường chơi có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển đạo đức ở trẻ. Điều này chứng tỏ tất cả các giáo viên được điều tra đều hiểu rất rõ về tầm quan trọng của việc tạo môi trường chơi cho trẻ như không gian chơi, cơ sở vật chất, phương tiện chơi, tâm lí thoải mái cởi mở đến sự phát triển đạo đức ở trẻ.

Qua khảo sát thực tế, một số trường trên địa bàn thành phố phúc Yên đều đã trang bị cơ sở vật chất, có đò dùng đồ chơi đẹp mắt theo từng chủ đề học, kích thích được trẻ một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên ở một số lớp do số lượng trẻ quá đông nên trẻ chưa được chọn vai mà trẻ thích, góc mà trẻ thích hoặc một số góc chưa chú ý đến giá trị nội dung mà chỉ làm nổi bật lên tên chủ đề học.

vì vậy giáo viên cần phải khéo léo hơn trong việc bố trí, trang trí các góc sao cho vừa đảm bảo nội dung và làm nổi bật cả chủ đề học, hơn nữa cần phải có biện pháp xử lí để các trẻ đều được chơi góc mà trẻ thích, đều được hóa thân vào vai mà trẻ mong muốn, tạo cho trẻ tâm lí thoải mái nhất khi chơi, tránh sự chán nản, bầu không khí nặng nề khi chơi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhưng giáo viên không quan tâm đến nguyện vọng, mong muốn của trẻ hoặc bắt ép trẻ làm theo sự sắp xếp của giáo viên dẫn đến tình trạng trẻ chán nản, đánh nhau, tranh giành nhau làm ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

Kết quả điều tra 100% giáo viên nhận thức được vai trò của môi trường chơi có kích thích và ath hưởng mạnh mẽ đế sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cúng thực hiện tốt việc tạo môi trường chơi và phát huy được hết tầm quan trọng đó.

26

2.1.5. Thực trạng về việc thực hiện các yêu cầu để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bảng 2.5 . Thực trạng về việc thực hiện các yêu cầu để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Nội dung

Trường

Yêu cầu giáo viên chọn chủ đề, nội dung chơi hấp dẫn, phù hợp với thực tế

Yêu cầu giáo viên hướng dẫn trẻ biết nhập vai phù hợp với tâm sinh lý của trẻ

Yêu cầu giáo viên xây dựng quan hệ chơi tốt đẹp, lớp đoàn kết, thân thiện

Yêu cầu giáo viên chọn đồ dùng đồ chơi thẩm mỹ, đẹp mắt

Trường mầm non Trưng Nhị

9 3 2 1

Trường mầm non Hoa Hồng

7 4 3 1

Tổng 16 7 5 2

% 53,3%. 23,3%. 16,7% 6,7%

Trò chơi đóng vai theo chủ đề không chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu được hóa thân thành người lớn, được sống và hoạt động như người lớn của trẻ mà còn giáo dục đạo đức cho trẻ. Vì vậy để đạt được hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cần thực hiện một số những yêu cầu nhất định.

Dựa vào thực tế tôi đã đưa ra 4 yêu cầu để giáo dục đạo đức cho trẻ. Sau khi lấy ý kiến từ giáo viên, kết qủa thu lại được như sau:

27

Yêu cầu giáo viên chọn chủ đề, nội dung chơi hấp dẫn, phù hợp với thực tế có 16/30 phiếu chiếm 53,3%.

Yêu cầu giáo viên hướng dẫn trẻ biết nhập vai phù hợp với tâm sinh lý của trẻ có 7/30 phiếu chiếm 23,3%.

Yêu cầu giáo viên xây dựng quan hệ chơi tốt đẹp, lớp đoàn kết, thân thiện có 5/30 phiếu chiếm 16,7%

Yêu cầu giáo viên chọn đồ dùng đồ chơi thẩm mỹ, đẹp mắt có 2/30 phiếu chiếm 6,7%

Từ đó cho thấy yêu cầu giáo viên chọn chủ đề, nội dung chơi hấp dẫn, phù hợp với thực tế được đa số giáo viên lựa chọn.

Giáo viên lựa chọn theo tỉ lệ như trên là do trẻ mẫu giáo lớn đã được chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề từ độ tuổi 3-4 tuổi. Hầu hết trẻ đã biết nhập vai phù hợp với tâm sinh lí, nên ở độ tuổi này việc lựa chọn chủ đề, nội dung chơi hấp dẫn phù hợp với thực tế là quan trọng nhất. Trẻ mầm non thường hay bắt chước các hành động của người lớn nhưng hành độnl g còn rời rạc chưa liên kết chặt chẽ với nhau. Trẻ chưa biết hướng vào một chủ đề chơi nhất định việc giáo viên lựa chọn chủ đề, nội dung chơi hấp dẫn, phù hợp với thực tế sẽ gây được hứng thú mạnh mẽ cho trẻ, cuốn hút trẻ vào trò chơi và giúp cho mục tiêu giáo dục đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai là yêu cầu giáo viên hướng dẫn trẻ nhập vai phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Trẻ mẫu giáo lớn dù đã được chơi và làm quen với trò chơi đóng vai theo chủ đề từ trước nhưng không phải trẻ nào cũng hiểu được mình đang đóng vai có ý nghĩa như thế nào, vai đó cần phải thể hiện như thế nào. Mà trong trò chơi đóng vai theo chủ đề thì việc đóng vai là vấn đề then chọn chủ đề, nội dung chơi hấp dẫn, phù hợp với thực tế, tạo nên cái cốt lõi của trò chơi. Vì vậy việc giáo viên hướng dẫn trẻ nhập vai cho phù hợp với tâm sinh lí cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)