Để phát triển chăn nuôi vịt thịt tại địa phương, trong thời gian tới cần thựchiện nhiều giải pháp đồng bộ sau: địa phương cần quy hoạch phát triển chăn nuôivịt thịt, hoàn thiện hệ thống
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG THỊ HUÊ
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
Trang 2H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM Ọ Ệ Ệ Ệ
DƯƠNG THỊ HUỆ
PHÁT TRI N CHĂN NUÔI V T TH T Ể Ị Ị
TRÊN Đ A BÀN HUY N L Ị Ệ ƯƠ NG TÀI, T NH B C NINH Ỉ Ắ
Chuyên ngành : Kinh t nông nghi p ế ệ
Ng ườ ướ i h ng d n khoa h c ẫ ọ : PGS.TS Quy n Đình Hà ề
HÀ NỘI - NĂM 2018
Trang 3L I CAM ĐOAN Ờ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác gi lu n án ả ậ
Dương Thị Huê
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn,tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viêncủa bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho hép tôi đượcbày tỏ lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc tới PGS.TS Quyền Đình Hà đã hướng dẫn, dành nhiều công sức,thời gian và tạo điều kiện cho tối trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành cảm tới Ban Giám đốc, Ban Quản lýđào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn -Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong giúp đỡ tôi trongquá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyệnLương Tài, phòng Nông nghiệp và PTNN của huyện, trạm Khuyến nông vàphòng Thống kê huyện Lương Tài, UBND các xã Trung Chính, An Thịnh, QuảngPhú, các hộ chăn nuôi vịt thịt … đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, nhữngthông tin cần thiết để thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác gi lu n án ả ậ
Dương Thị Huê
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trang 5Là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, LươngTài đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực này Trong
đó phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là một trong hướng đi trọng tâm, vớigiá trị thu nhập mỗi năm đạt gần 1000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tếnông nghiệp của huyện Tiềm năng chăn nuôi của huyện là rất lớn nhất là pháttriển chăn nuôi kết hợp với trồng trọt Vừa tận dụng được lợi thế tự nhiên vừatránh lãng phí khi kết hợp phát triển có lợi cho cả trồng trọt và chăn nuôi giúptăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên, việc chăn nuôi tự phát, phương thứcchăn nuôi đa phần còn nhỏ lẻ và đặc biệt là dịch cúm gia cầm là lý do khiếnngành chăn nuôi nói chung và nuôi vịt thịt nói riêng của huyện gặp nhiều khó
khăn Vì vậy, tôi chọn đề tài : “Phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tốảnh hưởng để đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt của hộ nông dântrên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Với các mục tiêu cụ thể: Hệ thốnghoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt thịt; đánh giá thực trạng
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bànhuyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịtthịt trong thời gian tới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành điều tra 90 chăn nuôi vịt thịt trên tại 3 xãTrung Chính, An Thịnh và Quảng Phú Dựa vào quy mô chia các hộ thành QML(30 hộ), QMV (30 hộ) và QMN (30 hộ), dựa theo phương thức nuôi chia nuôinhốt(70 hộ) và nuôi chạy đồng (20 hộ)
Qua điều tra cho thấy, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi thuộc QML caonhất Chỉ tiêu VA/TC của nhóm hộ chăn nuôi với QML là cao nhất đạt 0,43 lầntức là bỏ ra một đồng chi phí thì hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ thu được 0,44 đồnggiá trị gia tăng; chỉ tiêu VA/IC của nhóm hộ QML cũng cao hơn so với hai nhóm
hộ còn lại , lớn hơn các hộ QMV là 1,08 lần và QMN 1,16 lần Hộ nuôi theoQML có hiệu quả sử dụng lao động gia đình với VA/V cao nhất là 94,53 nghìnđồng, thấp nhất nhất là nhóm hộ nuôi QMN chỉ đạt 42,63 nghìn đồng, chỉ bằng
½ các hộ QML
Tính theo mô hình nuôi, xét với mô hình I : về hiệu quả sử dụng vốn cứ 1
Trang 6đồng chi phí mà hộ bỏ ra thì tạo ra được 1,41 đồng giá trị sản xuất, tạo ra được0,45 đồng giá trị gia tăng Cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 0,47 đồng giá trị sảnxuất và tạo ra 1,47 đồng giá trị gia tăng Trung bình 1 ngày công lao động của hộthuộc mô hình I tạo ra được được 86,12 nghìn đồng giá trị gia tăng, cao hơn 26nghìn đồng so với mô hình II.
Tiêu thụ vịt thịt ở Lương Tài chủ yếu thông qua đối tượng thu gom (chiếm78%), bán cho người giết mổ, cơ sở chế biến là 15%, còn lại 7% thịt được bántrực tiếp cho người tiêu dùng Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi vịtthịt của huyện Lương Tài được chỉ ra bao gồm hai nhóm yếu tố là nhóm yếu tố bênngoài: Bao gồm cơ chế chính sách, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng và yếu tố thị trường.Nhóm yếu tố bên trong gồm : nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi(giống và thức ăn), nguồn lực tài chính của các cơ sở chăn nuôi, trình độ ngườilao động và liên kết 4 nhà
Nguồn cung cấp giống mua chủ yếu được người dân tin dùng là con giống
từ các trại giống (chiếm 61%), tiếp đó là mua của các thương lái (chiếm 26%) và
số còn lại mau ở các nơi khác như chợ, đại lý bán cám, người quen
Hiện nay, hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng cám công nghiệp,26% số
hộ chăn nuôi mua thức ăn trả tiền ngay, 42% hộ vừa nợ, vừa trả đại lý và 32% nợhoàn toàn Qua 3 năm từ năm 2015-2017, huyện Lương Tài chưa phát sinh đợtdịch lớn nào trên đàn gia cầm
Để phát triển chăn nuôi vịt thịt tại địa phương, trong thời gian tới cần thựchiện nhiều giải pháp đồng bộ sau: địa phương cần quy hoạch phát triển chăn nuôivịt thịt, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi vịt thịt,nâng cao trình độ người chăn nuôi, cung ứng đầu vào chất lượng, phòng trừ dịchbệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường liên kết 4 nhà trong chăn nuôi
và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vịt thịt
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 40 Bảng 4.4: Tình hình cung cấp và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại huyện
Lương Tài 57
3 Đảng cộng sản Việt Nam (2015) Phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học vùng đồng bằng sông Cửu Long.Truy cập ngày 20/10/2017 tại
http://dangcongsan.vn/preview/newid/328428.html 86
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng đầu con và sản phẩm gia cầm 2016.Error: Reference source
not found
Bảng 2.2 Tình hình phân bổ số vịt và sản phẩm từ vịt trên cả nước năm 2015
Error: Reference source not foundBảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Lương Tài qua các năm 2015- 2017
Error: Reference source not foundBảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Lương Tài qua các năm
2015-2017 Error: Reference source not foundBảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lương Tài 2015- 2017Error:
Reference source not found
Bảng 4.1 Tình hình phát triển và sản phẩm chăn nuôi vịt của huyện Lương Tài
2011- 2017 Error: Reference source not foundBảng 4.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt thịt của các hộ chăn nuôi Error:
Reference source not found
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra Error: Reference source
not found
Bảng 4.4 Tình hình cung cấp và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại huyện
Lương Tài Error: Reference source not foundBảng 4.5 Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng của các hộ Error: Reference
source not found
Bảng 4.6 Tình hình chăn nuôi vịt thịt của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Lương Tài theo quy mô Error: Reference source not foundBảng 4.7 Chi phí chăn nuôi vịt thịt theo quy mô của hộ Error: Reference source
not found
Bảng 4.8 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt theo quy mô Error: Reference
source not found
Bảng 4.9 Tình hình chăn nuôi vịt thịt của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Lương Tài theo quy mô Error: Reference source not foundBảng 4.10 Chi phí chăn nuôi của hộ theo phương thức nuôi Error: Reference
source not found
Trang 10Bảng 4.11 Kết quả, hiệu quả của hộ nông dân tính theo phương thức nuôi Error:
Reference source not found
Bảng 4.12 Thị trường tiêu thụ thịt vịt của các hộ điều traError: Reference source
not found
Bảng 4.13 Bảng phân tích SWOT Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 4.1: Nguồn cung cấp giống vịt thịt của các hộ điều tra Error: Referencesource not found
Hình 4.2: Hình thức mua thức ăn công nghiệp của các hộ.Error: Reference sourcenot found
Hộp 4.1: Sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi vịt thịt của hộ Error:Reference source not found
Hộp 4.2 Công tác thú y của các hộ chăn nuôi vịt thịt Error: Reference source notfound
Sơ đồ 4.1 Các kênh tiêu thụ vịt thịt trên địa bàn huyện Lương Tài Error:Reference source not found
Biểu đồ 4.1: Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) trong năm 2017 Error:Reference source not found
Trang 12PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng là mộtnghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giátrị sản xuất của ngành chăn nuôi ở nước ta và cung cấp khối lượng sản phẩm lớnthứ hai sau chăn nuôi vịt Nhóm thủy cầm chân màng thuộc họ Anatidae trong bộAnserformes được thuần hóa và phát triển ở vùng châu Á, chủ yếu là Trung Quốc
và một số vùng ở châu Âu Qua nhiều thời kỳ phát triển cho đến nay Trung Quốc
và vùng Đông Nam Á là nơi có đàn vịt chiếm 82% tổng số vịt trên thế giới (Lê
Bá Lịch, 2001) Tỷ lệ thịt vịt và thịt ngỗng có xu hướng ngày càng tăng Trứngvịt không được phổ biến trên thế giới như thực phẩm nhưng ở châu Á trứng vịtcũng chiếm tỷ lệ khoảng 35 – 40% trong tổng số trứng
Hiện nay trên thế giới, ngành chăn nuôi vịt có nhiều tiến bộ nhanh về côngtác giống với nhiều giống và tổ hợp lai mới theo hướng chuyên thịt và chuyêntrứng Tùy vào nhu cầu về thịt và trứng của thị trường từng khu vực mà tốc độphát triển về đầu vịt và sản lượng thịt trứng khác nhau, ở châu Âu nhu cầu về thịtvịt tăng không ngừng mà số lượng vịt nuôi không tăng nhiều nên đã phải nhậpkhẩu số lượng lớn thịt vịt Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100g thịtvịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá,trứng) Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy thịt vịt nói riêng, thịt thủy cầm(nhóm chân màng) nói chung có chứa nhiều axit béo không no omega 3 nhưoleic, linoleic, chứa ít axit béo no hơn so với thịt gà, thịt heo và thịt bò nên nhữngvùng dân cư ăn nhiều thịt vịt, thịt ngỗng tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch thườngthấp hơn so với các vùng khác (C.Reno,1987)
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới và nềnvăn minh lúa nước Việt Nam có diện tích đất trồng lúa ước trên 4,3 triệu hecta.Ngoài ra còn có diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi, kênh rạch lên đến hàng vạnhecta nên chăn nuôi vịt là ngành chăn nuôi truyền thống lâu đời Trải qua thờigian dài phát triển ngành chăn nuôi vịt đã hình thành nhiều phương thức chănnuôi khác nhau Thời gian gần đây số đầu vịt của Việt Nam tăng nhanh, đến nay
đã đứng thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc)
Trang 13Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, cónăng suất và chất lượng cao tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm còn ít do hạnchế trong khâu chế biến và thói quen ăn uống.
Là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, LươngTài đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực này Trong
đó phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là một trong hướng đi trọng tâm, vớigiá trị thu nhập mỗi năm đạt gần 1000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tếnông nghiệp của huyện Với ưu thế diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi, chănnuôi vịt đã hình thành và phát triển lâu đời trên địa bàn huyện Để thúc đẩyngành chăn nuôi, huyện đã có những chính sách về mô hình chăn nuôi vịt chuyênthịt, ngan giá trị kinh tế cao theo hướng an toàn sinh học Tuy nhiên các mô hìnhnày chưa được áp dụng rộng rãi Bên cạnh đó, việc chăn nuôi tự phát, phươngthức chăn nuôi đa phần còn nhỏ lẻ và đặc biệt là dịch cúm gia cầm là lý do khiếnngành chăn nuôi nói chung và nuôi vịt thịt nói riêng của huyện gặp nhiều khókhăn Có thể thấy, dịch cúm gia cầm đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều họ nôngdân khi đầu tư chăn nuôi vịt thịt
Vì vậy, tôi chọn đề tài : “Phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đềxuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt của hộ nông dân trên địa bànhuyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt thịt;+ Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnchăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;
+ Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt trong thời gian tới tạihuyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Trang 141.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịtthịt trên địa bàn huyện Lương Tài
- Các chính sách, các kết quả hoạt động có liên quan đến phát triển chănnuôi vịt thịt ở địa bàn nghiên cứu
- Các tác nhân liên quan đến phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bànhuyện Lương Tài
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Lương Tài
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (2015-2017)
+ Dữ liệu sơ cấp khảo sát chuyên sâu năm 2017
- Phạm vi nội dung: phát triển chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn huyện Lương Tài
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn có những đóng góp về thực tiễn và lý thuyết về chăn nuôi vịtthịt, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt thịt Luậnvăn đưa ra được một số tình hình chăn nuôi vịt thịt tại một số nước trong khu vực
và một số tỉnh tiêu biểu trong chăn nuôi tại Việt Nam Từ đó thấy được sự khácbiệt trong cách chăn nuôi giữa các địa phương trong nước, giữa nước ta với cácnước phát triển chăn nuôi vịt thịt khác
Luận văn chỉ ra được đâu là quy mô nuôi và phương thức nuôi đạt hiệuquả kinh tế cao nhất, từ đó, căn cứ vào khả năng của hộ áp dụng thực hiện để đạthiệu quả tố nhất Ngoài ra, luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuấtcác giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt của hộ, là cơ sở để các hộ chăn nuôi vàcác cơ quan ban ngành liên quan biết những giải pháp đểkhắc phục khó khăntrong chăn nuôi vịt thịt, từ đó đạt hiệu quả cao nhất
Trang 15PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊ
2.1.1 Những định nghĩa, khái niệm có liên quan phát triển chăn nuôi vịt thịt
a) Khái niệm chăn nuôi
Chăn nuôi (animal production) là thực hành nông nghiệp về nhân giống vànuôi dưỡng động vật nhằm thu lợi ích kinh tế Điều này đã được thực hiện ởnhiều xã hội khác nhau kể từ khi loài người chuyển tiếp từ thời kỳ săn bắt háilượm sang thời kỳ chăn nuôi Thực tiễn chăn nuôi biến đổi đáng kể trên toàn thếgiới và giữa các loài động vật khác nhau Vật nuôi thường được nhốt, được conngười cung cấp thức ăn và nhân giống có chủ ý Nhưng một số vật nuôi không bịnhốt, hoặc được tiếp cận với nguồn thức ăn tự nhiên, hoặc được tự giao phối,
hoặc bởi bất kỳ sự kết hợp nào của các phương thức này ( Nguyễn Xuân Trạch &
Bùi Hữu Đoàn,2017)
Chăn nuôi cùng với trồng trọt là lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuấtnông nghiệp Chăn nuôi không chỉ cung cấp thực phẩm cho con người mà còntạo thu nhập và an ninh kinh tế, cũng như tạo việc làm cho người chăn nuôi
b) Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vậnđộng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vậthiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời Phát triển là một trường hợpđặc biệt của vận động (Nguyễn Ngọc Long, 2006)
Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển (Bùi Mỹ Anh, 2009):
- Các chỉ tiêu số lượng: thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia
tăng của cải vật chất và dịch vụ Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng làquy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơcấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác…
- Các chỉ tiêu chất lượng: thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự
tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường Với một ngànhsản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất hợp lý…
Trang 16- Chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu và chủng loại: cơ cấu ngành kinh tế là tổng
hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷtrọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế
- Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp: phát triển kinh tế phải phù hợp với sự phát
triển của các ngành khác
- Chỉ tiêu đánh giá sự bền vững: năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh về trái
đất (Nam Phi) hoàn chỉnh khái niệm phát triển bền vững: “Bảo đảm sự tăngtrưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng
xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chấtlượng môi trường sống”
Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trongmột nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến hiệnđại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp vàosản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính sách,
tổ chức,… đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển
c)Khái niệm vịt thịt
Vịt thịt là các giống vịt được lai tạo, chọn lọc để chăn nuôi nhằm mục đíchchuyên về sản xuất thịt (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, 2007)
d) Khái niệm phát triển chăn nuôi vịt thịt
Phát triển chăn nuôi vịt thịt là sự gia tăng về số lượng, năng suất và chấtlượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướnghiệu quả và phát triển bền vững
Vì vậy, phát triển chăn nuôi phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khácnhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là:
-Tăng quy mô tổng đàn trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trongchăn nuôi) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tíchchăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của
hộ, của vùng;
- Tăng năng suất, chất lượng bằng cách áp dụng giống mới có năng suất,chất lượng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chănthả từng vùng hay khu vực
Trang 17
-2.1.2 Vai trò của phát triển chăn nuôi vịt thịt
Chăn nuôi vịt là một trong hai ngành quan trọng nhất của chăn nuôi giacầm ở nước ta, có vị trí ý nghĩa kinh tế quan trọng không những trong ngànhchăn nuôi mà còn trong nền kinh tế quốc dân nói chung
i) Chăn nuôi vịt thịt cung cấp nguồn thực thẩm cho con người và sảnphảm cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu
FAO dự đoán: thập niên 2015-2025 là thập niên của sản xuất thịt gia cầm,lần đầu tiên trong tiên trong lịch sử ngành sản xuất thịt thế giới: Sản lượng thịtgia cầm toàn cầu đang đuổi kịp và vượt sản lượng thịt vịt Sản xuất thịt giacầm toàn cầu tiếp tục tốc độ tăng cao hơn so với thịt vịt và thịt trâu bò Tớinăm 2020 sản lượng thịt gia cầm toàn cầu sẽ đạt tương đương sản lượng thịtvịt và tới năm 2025, sẽ vượt sản lượng của thịt vịt 254 ngàn tấn Trong đó,Việt Nam đứng thứ 20 thế giới về sản xuất thịt gia cầm và đứng thứ hai sauTrung Quốc về sản xuất vịt
Thực tiễn cho thấy, do lợi thế thấp hơn cả về giá thành sản xuất và về giábán cho người tiêu dùng; lại có lợi thế hơn hẳn các loại thịt khác: để sản xuất mộtđơn vị sản lượng thịt thì gia cầm tiêu thụ ít nước ngọt nhất và phát thải khí nhàkính thấp nhất; mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cao… nên tăng sảnxuất thịt gia cầm là ưu tiên mà các nước phát triển cũng như các nước đang pháttriển lựa chọn dể thay thế dần một phần thịt vịt
ii) Chăn nuôi vịt có nhiều lợi thế trong khai thác tài nguyên thiên nhiênmặt nước, ao hồ, đồng ruộng cũng như tận dụng nguồn thức ăn có sẵn
Đối với ở vùng hai vụ lúa, nếu biết kết hợp nuôi vịt chăn thả đúng lúc,đúng cách, hợp lý : (vịt với lúa) thì hai ngành sản xuất đó sẽ hỗ trợ cho nhau rấtthuận lợi và thu được hiệu quả kinh tế cao Mỗi vụ người ta có thể chăn thả vịtvào ruộng lúa sau khi gặt (lúc cày bừa) để tận dụng thóc rơi vãi và các loại thủysinh Tiếp theo sau khi cấy lúa được khoảng 1 tháng khi cây đã bén rễ (lúa congái) đến khi lúa đúng cái (bắt đầu có đòng) thì mới ngừng thả vịt Trong thời giannày, đàn vịt chăn thả trên đồng ruộng tìm ăn thức ăn thủy sinh có tác dụng nhưlàm cỏ sục bùn cho lúa và trừ bọ rầy đồng thời chúng còn thải phân ra bón cholúa làm tăng sản lượng lúa lên rõ rệt
Ở miền Nam diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, mương máng, kênh, rạch rấtlớn có thể sử dạng vừa thả cá vừa kết hợp nuôi vịt rất thuận tiện Vịt sống trên
Trang 18mặt nước thường tăng trọng nhanh và có chất lượng thịt tốt Nhờ có phân vịt màcác loại phù du động vật và thực vật đều phát triển mạnh và làm mồi cho các loại
cá Nếu nuôi vịt kết hợp với thả cá thì sản lượng cá trên một hecta diện tích mặtnước sẽ tăng lên
Vùng ven sông, ven biển có sẵn cá ở miền Nam cũng có thể tận dụngđược các loại thủy sinh (tôm, cá, cua, ốc hến, don đắt), côn trùng và thức ăn khác(như củ ngạn, rong rêu, cây cỏ) để nuôi vịt Nếu lợi dụng được nước thủy triểulên xuống đưa vịt ra chăn ở bãi biển cửa sông thì đối với vịt bầu, Bắc kinh và vịtAnh đào mỗi mái đẻ 1 năm chỉ cần 20 kg thóc mà sau khi gột 20 ngày ta đưachúng ra bãi biển cửa sông thả chăn từ 40 – 50 ngày thì có thể đạt 1,1 kg trên 1con vịt con (tàu) hoặc 1,8 – 2 kg trên một con vịt lai kinh tế
Mỗi năm Đồng Tháp sản xuất hơn 500.000 ha lúa (ba vụ) Dù hầu hết diệntích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhưng tỉ lệ thất thoát sau thuhoạch khoảng 7%, có nơi lên tới 10% Với sản lượng lúa thu hoạch hằng năm đạt3,3 triệu tấn, tỉ lệ lúa thất thoát trên đồng khi thu hoạch lên tới hàng trăm ngàntấn, không thể thu hồi được Chỉ có con vịt mới ăn được số lúa này Không nuôivịt, không thả vịt vào ruộng ăn thì lãng phí nguồn thức ăn rất lớn
iii) Chăn nuôi vịt có lãi, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thunhập, cải thiện đời sống và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất hàng hoá
Với nhiều hộ sản xuất nhỏ, vật nuôi nói chung và con vịt nói riêng lànguồn tiền sẵn có để mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cây trồng như hạtgiống, phân bón và thuốc trừ sâu Nguồn thu nhập từ việc bán gia cầm được dùng
để chi trả cho những thứ mà người nông dân không thể tự làm được trả tiền họcphí, thuốc men và các loại thuế Nguồn thu nhập từ việc trồng chọt có tính thời
vụ cao, ngược lại, những chăn nuôi vịt thịt chỉ cần 60 ngày có thể xuất chuồngchính là nguồn thu nhập thường xuyên cho nông dân Chăn nuôi vịt ở đồng bằngsông Cửu Long phần lớn theo phương thức chăn thả là nguồn cung cấp việc làmbán thời gian quan trọng cho người dân
iiii) Cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt
Giống như các gia súc và gia cầm khác, chăn nuôi vịt đóng góp một nguồnphân bón nâng cao độ màu mỡ cho đất Trên các diện tích đất canh tác, hàng nămcây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trong đất Nếu đất đai không đượcbồi dưỡng thường xuyên thì độ phì của đất ngày càng giảm dẫn đến đất bị bạc
Trang 19màu Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làmmật độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năngcho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau Do đó sửdụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.
2.1.3 Đặc điểm của phát triển chăn nuôi vịt thịt
2.1.3.1 Đặc điểm sinh học
Vịt là loài vật nuôi có hệ thần kinh tương đối hoàn chỉnh, được con ngườithuần hoá, nuôi dưỡng chọn lọc và lai tạo theo mục đích kinh tế, chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố ngoại cảnh
Nhìn chung, vịt có khả năng thích ứng tương đối rộng rãi so với các loàigia cầm khác, có khả năng sử dụng chất thải một cách tuyệt vời, đồng thời cũng
là loài vật nuôi có khả năng tự tìm kiếm thức ăn tốt nhất Điều này giúp cho vịt
dễ thích ứng với môi trường thức ăn mới và quy trình chăn nuôi mới (Lê NhưTuấn, 1994)
Đặc điểm sinh học của vịt
- Bao quanh thân của loài vịt là lông vũ
Loài vịt trưởng thành chủ yếu giống như loài gà toàn thân được che phủbởi lớp lông vũ Loại lông vũ này có thể ngăn cản được sự thoát hơi nước bênngoài, có tính năng giữ ẩm tốt, do đó vịt không sợ lạnh.Đồng thời, do vịt khôngchỉ có lông vũ giống loài gà, mà vùng bụng của nó còn có lông mao, cho nêntrong mùa đông vịt cũng có thể bơi dưới nước
- Sự trao đổi chất của vịt mạnh
Giống với các gia cầm khác, sự trao đổi chất của vịt rất mạnh Ở nhiệt độbình thường khoảng 42 độ C, với mỗi kg trọng lượng thì lượng phát tán cacbondioxit và sự tiêu hoa của oxy trong một đơn vị thời gian nhiều gấp 2 lần so vớicác gia súc lớn
Mặt khác, tim vịt đập nhanh, mỗi phút tim của vịt đập khoảng 160 đến
210 lần, hô hấp 16-26 lần/phút, nên vịt cần lượng lớn oxy Tính hoạt động của vịtcũng rất mạnh, có dạ dày, cơ phát triển, sức tiêu hoá cũng rất mạnh, do đó vịt cầnlượng nước rất lớn, rất mẫn cảm khi bị đói khát
Trang 20- Vịt không có bàng quang
Giống với các gia cầm khác, hệ tiết niệu của vịt tập trung trong ống dẫntrứng, hình thành men axit uric, đồng thời được bài tiết ra ngoài
- Loài vịt sinh trưởng phát dục nhanh:
Sự sự trao đổi chất của vịt rất mạnh, hơn nữa lại hoàn thiện, sự sinhtrưởng của loài vịt so với các loài gia cầm khác nhanh nên khi được ăn đầy đủ,lượng nước bình thường, dưới điều kiện được chăm sóc tốt, thì nuôi trong vòng40-45 ngày, vịt có thể đạt từ 2,75 – 3,5 kg, gấp 60-70 lần trọng lượng lúc banđầu Lúc này tốc độ sinh trưởng của vịt cao hơn so với gà
- Tỷ lệ chuyển hoá thực ăn của vịt cao:
Thực tính của vịt lớn, nên vịt cần thức ăn nhiều, lượng trứng của vịt trongmột giai đoạn để trứng có thể đạt 300 quả, trong 5 tuần vịt có thể đạt tỉ lệ trọnglượng 2,29 – 2,3 kg; 7 tuần tuổi có thể đạt tỷ lệ trọng lượng 2,88 – 3 kg
Nếu như nuôi dưỡng vịt theo cách kết hợp chăn thả và cho vịt ăn thức ănthì vịt có thể kiếm được lượng lớn thức ăn từ tự nhiên, do đó giảm giá thành nuôivịt xuống
- Tỷ lệ giết mổ cao:
Tỷ lệ giết mổ của vịt cao, tỷ lệ giết thông thường đạt 85-90%, tỷ lệ sau khilàm sạch hoàn toàn đạt 75-80%, trong đó hàm lượng thức ăn chiếm khoảng trên65% trọng lượng của vịt
Sau thời gian phát dục, trong cơ thể vịt và dưới lớp da có lượng mỡ lớn.Gan vịt rất to, tăng mạnh, ví dụ ở một số loại vịt sau 7 tháng vỗ béo thì bình quângan đạt 229,24 g, lớn nhất đạt 455 g
Thói quen và hành vi của loài vịt
- Vịt thích sống bầy dưới nước, chúng có thể chịu lạnh, sợ nóng Vịt thuộcloài thuỷ cầm, thích kiếm thức ăn dưới nước, thích giao phối, chỉ có khi nghỉngơi hay đẻ trứng thì mới lên bờ Do đó, nếu cung cấp khu vực nước rộng rãi,nguồn nước tốt sẽ giúp vịt nhanh lớn
Đối với các loài vịt dùng đẻ trứng thì người chăn nuôi có thể thiết kế một
hồ nước gia công để tiện cho việc giao phối, nhưng việc sản xuất vịt lấy thịt ngàynay đã hiện đại hoá không cần thiết để hồ nước
Trang 21Hơn nữa, vùng bụng của vịt củng có những lông mao cho nên trong mùađông lạnh, vịt vẫn có thể bơi dưới nước do lớp mở dưới vùng bụng của vịt dàyhơn so với gà, tuyến mỡ đuôi phát triển.
Khi vịt đang chải lông vũ thì chúng thường nén tuyến mỡ ở đuôi Sau đó,vịt dùng mỏ chà toàn bộ lông vũ, làm ướt lông vũ, làm cho lông không bị nướclàm ẩm, từ đó có tác dụng phòng lạnh.Trong mùa đông người nuôi chỉ cần dùngnước không bị đóng băng, thậm chí là băng có thể tan ra thành nước thì vịt vẫnkhông sợ, mà sợ … nóng Đối với vịt nuôi đồng thì người nuôi nên duy trì ởnhiệt độ là trên 15 độ C
- Loài vịt thích ăn tạp, tiêu hoá mạnh và khả năng kiếm thức ăn tốt
Vịt thuộc loài gia cầm thích ăn tạp, có thể lợi dụng các loại thức ăn của
gà, của ngỗng Ngoài các thức ăn có sẵn của các loài gia cầm thì vịt cònthường bắt các loại côn trùng, chuồng chuồn, cá nhỏ, ốc nước ngọt hay nhữngcon tôm nhỏ hay các động vật khác, đặc biệt là ốc nước ngọt hay vỏ sò thì có
sự tiêu hoá đặc trưng
Sau khi kiếm thức ăn thì vịt sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và đẻ trứng Tuynhiên, vị giác của vịt không phát triển nên yêu cầu của chúng đối với khẩu vịkhông cao, năng lực phân biệt thức ăn không tốt, chúng thường coi những vật lạkhác thành thức ăn
Do đó, trong gia đoạn nuôi vịt có thể có vịt ăn cỏ, thường chia đoạn dàikhoảng 5 – 6 mm, không để vịt non ăn nhầm thức ăn mà ảnh hưởng đến việc sinhtrưởng và phát dục của vịt
- Vịt có sự phản ứng rất mẫn cảm
Năng lực phản ứng của vịt tương đối tốt, dễ rèn luyện và điều tiết, nhưngchúng thường vội vàng, nhát nên dễ bị đe doạ bởi những tiếng chim kêu, dẫn đếngiẫm đạp nhau
Tính sợ hãi này của vịt xuất hiện từ ngay tháng đầu tiên, lúc này vịt cócảm giác sợ hãi với người, đối với ánh sáng và âm thanh, những vật có màuxám, sẫm
Thậm chí khi một con vịt khác làm đổ chậu thức ăn gây ra tiếng độngmạnh thì chúng cũng nháo nhác sợ hãi Do đó, trong giai đoạn này cần giữ yêntĩnh cho vịt, tránh tiếng động mạnh làm cho vịt sợ hãi chạy loạn lên, gây nên tổnthất Khi người tiến lại gần đàn vịt, thì đầu tiên cũng nên tạo ra những âm thanh
Trang 22quen thuộc phòng trừ vịt sợ hãi mà làm ảnh hưởng đến năng suất trứng Đồngthời trong chăn nuôi vịt cũng nên phòng trừ các con vật như chó, mèo, chuột vàcác động vật khác đến gần vịt (Nguồn: Thái Hà & Đặng Mai, 2011)
Trên địa bàn huyện Lương Tài, giống vịt thịt được nuôi là vịt bầu cánhtrắng và vịt Super
Đặc điểm sinh học của vịt bầu cánh trắng
Vịt Bầu cánh trắng có ngoại hình đặc trưng của một giống vịt siêu thịt. Vịt cóthân hình nở nang, đầu to, cổ ngắn Vịt bầu cánh trắng có bộ lông màu trắng làchính, trên thân có một số đốm nhỏ màu nâu nhạt hoặc cánh sẻ nhạt mỏ và chân cómàu vàng nâu
Vịt lấy thịt nuôi 52-55 ngày nặng 2,3-2,6 kg, tỷ lệ thân thịt trên 70%, tiêu tốn2,5-2,7 kg thức ăn/kg vịt hơi Vịt bầu cánh trắng nuôi công nghiệp chỉ mất 45 - 50ngày là được xuất chuồng, đạt 2 - 2,4 kg/con, có nơi nuôi vịt bầu cánh trắng chỉ mất
50 ngày là xuất chuồng, với trọng lượng từ 2-2,5 kg/con (Nguồn: Sổ tay chăn nuôigia cầm bền vững, 2007)
Đặc điểm sinh học của vịt Super
Có nguồn gốc từ Anh nhập vào Việt Nam những năm 1990, 1991,1999,
2001 Đây là giống vịt chuyên thịt có lông màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25tuần tuổi, năng suất trứng từ 180- 220 quả/mái/67 tuần tuổi Vịt thương phẩmnuôi nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có khoanh vùng (70ngày tuổi) đạt khối lượng 3,2- 3,5 kg, tiêu tốn thức ăn 2,6- 2,8 kg thức ăn cho 1kgtăng trọng Vịt có thể trọng lớn, khả năng tự kiếm mồi kém, thiên hướng về nuôinhốt thâm canh hoặc bán thâm canh, vịt có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội,nuôi kết hợp cá- vịt (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, 2007)
2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt
a) Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt thịt phụ thuộc vào sản lượng, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng theo đuổi mục đích: sản lượng tối
đa, lợi nhuận cao nhất, giá thành sản phẩm nhỏ nhất Sản lượng chính là cơ sởcủa hiệu quả, không có sản lượng thì không có hiệu quả Tuy nhiên sản lượng tối
đa nhưng hiệu quả không nhất thiết là tối đa Đối tượng chăn nuôi là động vật cógiá trị kinh tế sinh sống trên cạn, là những cơ thể sống tuân theo quy luật năng
Trang 23suất cận biên giảm dần Tức là, sản lượng trong điều kiện kỹ thuật nhất định cũngkhông thể tăng lên một cách vô hạn Hệ số sử dụng thức ăn tăng, dẫn đến hiệuquả kinh tế giảm xuống Cùng một sản lượng, nhưng do cơ cấu sản phẩm và kích
cỡ sản phẩm khác nhau dẫn tới doanh thu và giá thành sản phẩm cũng khác nhau,hiệu quả kinh tế
b) Chăn nuôi vịt thịt quay vòng nhanh, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg thịt thấp, phát triển và thích nghi được trên mọi vùng sinh thái
Trong tất cả các loài gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng, vịt là loàivật nuôi có chu kỳ ngắn nhất (chỉ từ 55-60 ngày) trong khi của ngan thịt là 70-85ngày, của gà trung bình là 155- 175 ngày Tức là vốn quay vòng của vịt nhanh, vềmặt lý thuyết thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế được rủi ro về vốn
Bên cạnh đó, để sản xuất 1kg thịt vịt chỉ tiêu tốn bình quân 2,34 kg cám.Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm đến 70-80% tổng chi phí sản xuất, vì vậychi phí thức ăn thấp sẽ giúp giảm tổng chi phí, nguồn vốn đầu tư sẽ ít đi
c) Chăn nuôi vịt thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao
Vịt là loài thủy cầm ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thíchhợp với nhiều loại thức ăn khác nhau Chúng có thể ăn các loại rau, bèo, ăn cácloài động vật như ốc, tôm cua, cá,… các loại ngũ cốc và thức ăn công nghiệp.Một số giống vẫn giữa được những đặc điểm và tập tính kiếm mồi và ăn thức ăntạp Những giống vịt như thế này có vai trò quan trọng trong các hệ thống chănnuôi truyền thống, chăn thả Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đạinhững thuận lợi này ít được ứng dụng nữa Hiện nay, với công nghệ và kỹ thuật
đã lai tạo ra được nhiều giống vịt chuyên thịt, năng suất và chất lượng cao Tuynhiên, các giống vịt này lại mất đi tập tính tự kiếm mồi và chỉ ăn thức ăn côngnghiệp Vịt thương phẩm được cho ăn chủ yếu thức ăn công nghiệp, giúpnăng suất cao và rút ngắn thời gian nuôi
d) Phát triển chăn nuôi vịt thịt phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và sức khỏe con người
Vịt có thể là một yếu tố truyền bệnh qua con người và các bệnh truyềnnhiễm khác, đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1 Thống kê của Tổ chức giám sátdịch bệnh thuộc tổ chức y tế thế giới (Communicable Disease Surveillance &Response (CSR), WHO) cho biết, thiệt hại về người do cúm H5N1 từ năm 2003đến nay đã lên đến 371 người tử vong trên tổng số 622 người nhiễm bệnh, tỷ lệ
Trang 24tử vong lên đến 59,65% Riêng tại Việt Nam, có 61/123 ca nhiễm bệnh đã tửvong (tỷ lệ gần 50%).
Đến nay, trong khi dịch cúm A (H5N1) này vẫn chưa được ngăn chặn triệt
để thì lại có biến thể cúm A (H7N9) Dịch cúm lại hoành hành tại Trung quốc,đang gây thiệt hải về người không nhỏ, từ cuối tháng 2/2013 đến nay đã có đã cóhơn 100 người bị nhiễm cúm A(H7N9) tại 9 tỉnh, đặc biệt là ở hai thành phố(Thượng Hải, Bắc Kinh) và 4 tỉnh (Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và Hà Nam),trong đó 60 người đã chết Con số này vẫn đang gia tăng
Điều đáng quan tâm là những mầm mống của các dịch bệnh từ chăn nuôivịt thịt nói riêng và chăn nuôi nói chung không chỉ tồn tại trong thịt hay máu vịt
đã giết mổ mà còn lưu hành ở bụi, không khí trong nhiều ngày Bên cạnh đó khảnăng vi khuẩn này lây nhiễm nhiều nhất sang người là thông qua các vết thươngtrên da hay niêm mạc của mũi, miệng khi con người tiếp xúc với thịt và máuvịt nhiễm bệnh Do đó, vấn đề sức khỏe con người cũng cần quan tâm trong pháttriển chăn nuôi vịt
2.1.3.3 Kỹ thuật nuôi vịt thịt
Phương thức chăn nuôi
Nuôi nhốt hoàn toàn nuôi nhốt có ao hồ hoặc nuôi thả đồng Từ tuần tuổithứ 3-5 tập cho vịt xuống nước và quen dần với phương thức nuôi nhốt có ao hồ
Mật độ nuôi
Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật
độ chuồng nuôi, mật độ vừa phải thì vịt sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chếđược sự lây nhiễm bệnh tật
Từ 1-2 tuần tuổi: 18-19 con/m2 nền chuồng
Từ 3-5 tuần tuổi: 12-13con /m2 nền chuồng cộng thêm diện tích sân chơibằng 2 lần diện tích nền chuồng
Nhiệt độ và thông thoáng
Đối với gia cầm non, đặc biệt với vịt con, nhiệt độ có vai trò quyết địnhcho sự sinh trưởng phát triển giai đoạn đầu Nếu nhiệt độ phải thiếu vịt sẽ còicọc, rất dễ mắc bệnh và chết với tỷ lệ cao Do vậy, nhiệt độ phải đảm bảo cho vịtcon đủ ẩm
Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của vịt với nhiệt độ
Trang 25+ Nếu vịt tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chuồng đống lên nhau làchuồng nuôi không đủ nhiệt độ, vịt bị lạnh.
+ Nếu vịt tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quánóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ
+ Nếu vịt tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kínhướng gió thổi
+ Khi đủ nhiệt độ vịt vận động ăn uống bình thường ngủ, nghỉ tản đều.Hành vi của vịt con cần phải được quan sát một cách thận trọng và liên tụctrong giai đoạn nuôi úm bởi vì đây là chỉ dẫn tốt nhất về nhiệt độ hợp lý Vịt conphân bố trong quây không đồng đều là một dấu hiệu của hiện tượng nhiệt độchưa hợp lý hoặc quá lạnh
Thiết bị sưởi ấm: có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại, chụp sưởi dâymai so Vị trí đặt thiết bị sưởi ấm trong quây hay trong ô chuồng cao hay thấp tuỳthuộc vào yêu cầu về nhiệt độ từng gian đoạn:
Yêu cầu nhiệt độ trong quây úm: 1-3 ngày tuổi 31-33oC; 4-7 ngày tuổi:29-31oC; 8-14 ngày tuổi: 26-29oC
Thông thoáng: đối với vịt yêu cầu về dưỡng khí tương đối cao Tuy nhiênchuồng úm 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí với tốc độ 0,2m/giây
để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm vịt bị chậm phát triển điều kiện ngột ngạt cóthể làm cho bệnh tật phát sinh trong điều kiện ẩm ướt Không khí chuồng nuôichứa nhiều NH3, H2S dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp… Do vậy chuồng nuôiphải đảm bảo thông thoáng để thay đổi không khí nhưng tránh gió lùa
Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng trong 2 tuần đầu: 23 giờ/ngày Sau đó giảm dần mỗingày 1 giờ đạt 14-18 giờ/ngày Ánh sáng dùng bóng điện treo cách nền chuồngnuôi 0,3-0,5m
Từ tuần thứ 5 trở đi sử dụng ánh sáng tự nhiên
Nước uống
- Cung cấp nước uống cho vịt
Nước uống cho vịt cần có chất lượng tốt và phải được cung cấpthường xuyên Bồn chứa và ống dẫn phải vệ sinh hoặc thực hiện rửa sáttrùng đúng thời hạn
- Kỹ thuật cho uống
Trang 26Vịt con đặc biệt mẫn ảm đối với sự mất nước Do đó nước là nhu cầu đầutiên của vịt khi mới xuống chuồng nuôi, sau khi thả vịt vào quây cho vịt uốngnước sạch hơi ấm là tốt nhất trong 2 ngày đầu.
Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho vịt dễ tiếp cận không bị máng ăn chekhuất, tốt nhất nên để xen kẽ với máng ăn để vịt uống được thuận tiện
2.1.4 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt thịt
2.1.4.1 Quy hoạch phát triển chăn nuôi vịt thịt
Muốn phát triển chăn nuôi bền vững, công tác quy hoạch cần thực hiệnhợp lý, kịp thời Quy hoạch hợp lý, kịp thời sẽ tạo ổn định về quỹ đất, tạo tâm lýyên tâm cho người dân Qua đó, thúc đẩy phát triển lâu dài và bền vững trongchăn nuôi vịt thịt Ngược lại nếu công tác quy hoạch không được tính toán cẩnthận, không sát, thiếu đồng bộ có thể dẫn đến tình trạng đầu tư không hiệu quả,kém bền vững Quy hoạch sản xuất bao gồm: Quy hoạch đất đai, quy hoạch vùngsản xuất, quy hoạch sử dụng công nghệ, quy hoạch theo chủng loại giống… Đểsản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi vịt trong thời gian tới được bền vữnghơn đòi hỏi phải có kế hoạch quy hoạch cụ thể các vùng trồng trọt, vùng chănnuôi và thực hiện tốt các quy trình; phát triển các giống con có chất lượng cao,chống chịu kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương đểtăng năng suất và hiệu quả kinh tế; mở rộng diện tích nuôi để tạo sản phẩm hànghóa có chất lượng cao, số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hiện nay của ngườidân và nhu cầu xuất khẩu; tăng cường sản xuất bằng việc áp dụng kỹ thuật tiêntiến đồng bộ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa
2.1.4.2.Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng thì việc sản xuấtkinh doanh thuận lợi Nghiên cứu tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn nuôivịt thịt chính là việc đi tìm hiểu việc quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị chovùng chăn nuôi như đường, điện, số lượng và chất lượng chuồng trại, đầu tư ràoquây khu chăn nuôi, dịch vụ về phục vụ chăn nuôi, khoa học kỹ thuật
Trang 272.1.4.3 Trình độ người chăn nuôi vịt thịt
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực Nhất là trong nôngnghiệp và chăn nuôi cũng không ngoại lệ Địa bàn khu vực nông thôn lực lượnglao động nông nghiệp luôn rất dồi dào
Chăn nuôi vịt thịt là lĩnh vực không đòi hỏi quá nhiều lao động, tuy nhiênlao động phải am hiểu và có kinh nghiệm mới phát triển ổn định và cho năng suấtcũng như thu nhập cao nhất
Sự am hiểu của các hộ chăn nuôi sẽ là yếu tố quan trọng để phát triển sốlượng đàn vịt ở khu vực đó Hiện nay, yếu tố khó khăn đối với người chăn nuôivịt thịt là tình hình môi trường, điều kiện thời tiết bất thường gây ra nhiều trởngại đối với sự phát triển của vịt thịt nên người chăn nuôi rất dễ bị động Bởi
đa phần người dân chăn nuôi dựa trên yếu tố kinh nghiệm, mà yếu tố này chưa
đủ để duy trì đàn vịt phát triển tốt nhất Bản thân các hộ chăn nuôi cần phảithường xuyên cập nhật các kiến thức mới về chăn nuôi vịt thịt Từ phía cácban ngành đoàn thể, các tổ chức liên quan cần có các biện pháp hỗ trợ người
dân nắm được các giải chăn nuôi (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 1995)
- Khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định đến thành công của sản xuất kinhdoanh Việc áp dụng khoa học kỹ thuật giúp tiết kiệm thời gian, sức người,nâng cao chất lượng sản phẩm Nghiên cứu việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
là việc tìm hiểu việc chọn lựa giống, hình thức chăn nuôi, quy trình chăn nuôi,
số lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, số mô hình được xây dựng, số giáoviên, cán bộ khuyến nông tham gia tập huấn chăn nuôi, sự hỗ trợ của Nhànước trong việc chuyển giao khoa học kĩ thuật
2.1.4.4 Cung ứng đầu vào
Trang 28+ Nước uống
Vịt con đặc biệt mẫn cảm với sự mất nước Do đó nước là nhu cầu đầutiên của vịt khi mới xuống chuồng nuôi, sau khi thả vịt vào quây cho vịt uốngnước sạch hơi là tốt nhất trong 2 ngày đầu Nước uống cho vịt cần có chất lượngtốt và phải được cấp thường xuyên Bồn chứa và ống dẫn phải vệ sinh hoặc thựchiện rửa sát trùng đúng thời hạn
Mức độ tiêu thụ nước uống sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn,nhiệt độ môi trường, khối lượng cơ thể và tình trạng sức khỏe Trong điều kiện khíhậu nóng bức, lượng nước vịt tiêu thụ tăng nhiều gấp đôi Mọi thay đổi thất thường
về lượng nước tiêu thụ phải được xem xét ngay Nếu lượng nước tiêu tốn bất hợp
lý sẽ dẫn đến bất hợp lý trong tiêu tốn thức ăn và hậu quả là vịt phát triển chậm
- Con giống
Trong chăn nuôi, vai trò giống giữ vị trí qua trọng trong việc cải tiến ditruyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi Giống phải chọn lọctheo mục đích sản xuất, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng Để nâng caochất lượng giống trong chăn nuôi, một mặt cần cải tạo đàn giống hiện có theo hướngnâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mặt khác phải tiến hành lai tạo để tạo ragiống mới phù hợp có chất lượng tốt hơn và năng suất vượt trội, sử dụng giống cónguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội Vì vậy trong xây dựngđịnh hướng phát triển chăn nuôi cần phải xây dựng một hệ thống quản lý giống vậtnuôi để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống; cần có kế hoạch cụ thểcho chương trình nâng cao chất lượng giống đạt hiệu quả
- Thuốc thú y:
Từ xưa đến nay, người chăn nuôi đều tôn thờ “ Phòng bệnh hơn chữabệnh”, sử dụng các loại vắc-xin để phòng bệnh được các hộ chăn nuôi thực hiệnnghiêm túc Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợicho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa vànhững thời gian có độ ẩm cao Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự pháttriển về số lượng của đàn gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng cả đến chất lượngsản phẩm và sức khỏe của con người
Chăn nuôi vịt thịt nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung ở nước ta hiệnnay còn theo nhỏ lẻ, công tác quản lý vật nuôi còn lỏng lẻo,chưa sát sao Vì vậy,
tổ chức công tác thú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc, gia cầm là vấn đề hết
Trang 29sức quan trọng, ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động của mạnglưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vaccin phải thường xuyên, cần phải
áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biệnpháp phòng bệnh Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nângcao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trongquy trình chăn nuôi
2.1.4.5 Phòng trừ dịch bệnh
Trong chăn nuôi, ngoài tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu, dịch bệnh lànguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại cho sản xuất Vì vậy, đòi hỏi sự quan tâm củangười chăn nuôi cũng như cơ quan quản lý nhà nước, nhất là thú y ở địa phương.Nghiên cứu tình hình thú y và quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi vịt thịt chính làhoạt động tìm hiểu thời gian tiêm phòng định kỳ, thời gian kiểm tra định kỳ, sốlượt vịt được tiêm phòng, số lượng thuốc thú y được sử dụng để tiêm phòng, hìnhthức chăm sóc vịt bị bệnh, hình thức tiêm phòng được thực hiện như thế nào, sự
hỗ trợ của Nhà nước trong quản lý dịch bệnh và thú y
Vệ sinh môi trường phải được xử lý từ nông hộ đến toàn vùng và phảiđược thực hiện liên tục hàng ngày bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của con người, của cộngđồng dân cư
2.1.4.7 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt
Mỗi nhóm hộ với những nguồn lực khác nhau đã lựa chọn sử dụng cácyếu tố đầu vào (giống, thức ăn, chuồng trại, công tác thú y ) khác nhau và đạtđược kết quả, hiệu quả khác nhau Đi đôi với phát triển về quy mô chăn nuôi,phát triển về các khâu trong quá trình sản xuất để thúc đẩy các đơn vị chăn nuôimạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật vào trong sản xuất thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi cần phải được nânglên Kết quả, hiệu quả chăn nuôi được nâng lên thể hiện qua việc tăng giá trị sản
Trang 30xuất, tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động tăng lên.Ngoài ra yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi vịt thịt như trình độchủ hộ, khoảng cách thị trường
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt thịt
2.1.5.1 Nhóm yếu tố bên ngoài
a) Cơ chế, chính sách
Để phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sáchcủa các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng.Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằmđịnh hướng, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi và cũng là những quy định cụ thể, bắtbuộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ Do đó, việc banhành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởngrất lớn đến phát triển chăn nuôi
Các chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển chăn nuôi chủ yếu làcác chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách
hỗ trợ con giống; chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, quy hoạch sửdụng đất, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến Các chính sách này
có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và là công cụ đắc lực để Nhà nước canthiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nóiriêng Đồng thời, các chính sách này cũng có tác động mạnh mẽ tới sự ra quyếtđịnh của các chủ hộ trong việc đầu tư quy mô chăn nuôi, chuyển dịch phướnghướng sản xuất kinh doanh của hộ, quy hoạch vùng chăn nuôi của địa phương…
b)Dịch bệnh
Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi choviệc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa vànhững thời gian có độ ẩm cao Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự pháttriển về số lượng của đàn gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng cả đến chất lượngsản phẩm và sức khỏe của con người
Vịt thường mắc một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh cúm gia cầm, dịch tảvịt, tụ huyết trùng, viêm gan vịt,… Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng vàchống bệnh dịch cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuấtbán Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi vàngười tiêu dùng, là nhân tố làm hạn chế các rủi ro sảy ra trong quá trình chăn
Trang 31nuôi Với phương thức chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay thì tổ chức công tácthú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc, gia cầm là vấn đề hết sức quan trọng,ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động của mạng lưới thú y, việccung ứng thuốc thú y và vaccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biệnpháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh Phảilàm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của ngườichăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi
Nếu để dịch bệnh phát sinh sẽ rất khó kiểm soát, gây tổn thất lớn về kinh
tế cho hộ chăn nuôi, vì vậy hộ cần quan tâm thực hiện tốt tới vấn đề phòng bệnhcho vật nuôi trước khi dịch bệnh đã xảy ra
c) Yếu tố cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng là điều kiện để người nông dân tiếpcận với các thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật chăn nuôi, giúp người dânthuận tiện trong việc mua bán và tiêu thụ, chế biến sản phẩm, giúp người nôngdân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất tốt Hệ thống giao thông
và cơ sở hạ tầng tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ phục
vụ chăn nuôi như: dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, dịch vụ tín dụng…Đâycũng là thuận lợi cho người thu mua sản phẩm và các tác nhân khác trong nềnkinh tế, xã hội
Trang 32Chuồng trại
Tùy quy mô cũng như diện tích đất mà người dân quy hoạch chuồngtrại theo hình thức khác nhau Đối với chăn nuôi vịt chuồng trại là yếu tốquan trọng đối với giai đoạn vịt mới nở hay vịt đẻ nó có ảnh hưởng đến năngsuất chăn nuôi
Chính vì vậy chuồng trại phải xây dựng để đảm bảo khi thời tiết thay đổikhông ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ và và ảnh hưởng đến sự pháttriển của đàn vịt mới nở Chuồng trại của vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng cácvật liệu địa phương như tre, nứa, hoặc để kiên cố hơn thì dùng mái tôn nếunuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi thì việc xây dựngchuồng trại cho vịt dễ dàng hơn nữa
kỹ thuật thích hợp để tăng trọng lượng con, nâng cao chất lượng sản phẩm vàđảm bảo an toàn, nhằm cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm ngành khác
2.1.5.2 Nhóm yếu tố bên trong
a) Nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi
Nhân tố kỹ thuật tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất và phát triểnngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng Khoa học công nghệ ngàycàng phát triển yêu cầu người chăn nuôi phải bắt kịp, vận dụng những tiến bộ kỹthuật Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớnđến sức sản xuất của con vịt, từ đó quyết định đến hiệu quả của sản phẩm
Giống
Các giống vịt khác nhau có khả năng cho sản lượng thịt khác nhau Vì vậy,giống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt
Trang 33 Thức ăn
Trong chăn nuôi, thức ăn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển củavật nuôi Có con giống tốt nhưng thức ăn không đảm bảo đủ dinh dưỡng thì vậtnuôi không thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt Thức ăn là điều kiện nuôidưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc Tốc độ tái sản xuất đàn
và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảothức ăn Mức độ cho ăn đảm bảo dinh dưỡng cao sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng
và chất lượng thịt
b) Nguồn lực tài chính của các cơ sở chăn nuôi
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh.Đối với các hộ chăn nuôi, với điều kiện nguồn vốn nhất định sẽ lựa chọn hìnhthức và quy mô chăn nuôi khác nhau, việc đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, congiống, khoa học kĩ thuật, thức ăn, thú y… phụ thuộc rất lớn vào lượng vốn của hộnuôi Vì vậy, nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt cần tìm hiểu vấn
đề kinh tế của hộ để đưa ra hướng đi đúng Trong vấn đề về vốn đầu tư thì việc bốtrí sử dụng vốn đầu tư hợp lý là hết sức cần thiết Mặt khác nguồn vốn cho chănnuôi vịt không nhỏ , vì thế nhu cầu vay vốn của hộ là tương đối lớn Tuy nhiên thờiđiểm và chu kỳ vay vốn rất quan trọng, nó liên quan tới các thời điểm đầu tư chủ yếutrong hoạt động sản xuất cá (như thời điểm mua con giống, thời điểm mua thức ăn
và thuốc thú y, ) và chu kỳ sản xuất sản phẩm
c) Trình độ của người lao động
Lao động là yếu tố quyết định đến việc thực hiện sản xuất, được thể hiệnqua quy mô sản xuất, tình hình sản xuất của hộ Lao động trong chăn nuôi vịt thịtphải là lao động có trình độ và kinh nghiệm nhất định Nếu số lượng lao độngnhiều, chất lượng lao động tốt thì việc sản xuất sẽ phát triển
Do đó, để phát triển chăn nuôi vịt thịt mang lại hiệu quả cao cần phải đàotạo được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục
vụ này Ngoài ra, nuôi vịt có những công việc mang tính chất thủ công nên có thểtận dụng lao động bình thường, nhàn rỗi Lao động có ảnh hưởng lớn tới kết quả
và hiệu quả trong sản xuất vịt thịt
d) Liên kết 4 nhà: Nhà nông - Nhà doanh nghiệp- Nhà nước- Nhà khoa học
Sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến chi phí cao, tiêu thụ bị
ép giá, hiệu quả thấp Vì vậy, tổ chức chăn nuôi vịt thịt cần số lượng đầu vào
Trang 34(thức ăn, giống ) lớn và sản phẩm tạo ra nhiều do đó cần thực hiện liên kết đểđảm bảo cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra thuật lợi là điều hết sứccần thiết Mục đích liên kết lại là nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động vàtiêu thụ sản phẩm Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanhnghiệp, hộ - nhà khoa học, …) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cungứng giống, thức ăn, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ,
…) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinhnghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, giảm chi phí, nhằm nâng cao năng suất, chấtlượng, kết quả và hiệu quả chăn nuôi từ đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt thịt
Có hai mối liên kết chính: Liên kết giữa các thành viên trong từng tácnhân và liên kết giữa các tác nhân với nhau Nếu sự liên kết được củng cố, bềnchặt sẽ tạo được sức mạnh có tính chất hỗ trợ nhau, chia sẻ rủi ro khi gặp nhữngđiều kiện bất lợi Nếu có sự liên kết chặt chẽ, ở mức cao là các hợp đồng sẽ manglại những lợi ích đáng kể về mặt kinh tế (Nguyễn Tuấn Sơn, 2009)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊT 2.2.1 Những kinh nghiệm phát triển chăn nuôi vịt thịt ở nước ngoài
a) Trung Quốc
725 triệu con vịt, chiếm 69,3% số lượng vịt của cả thế giới; 2,35 triệu tấnthịt vịt chiếm 68,2 % sản lượng thịt vịt của cả thế giới là những con số đángngưỡng mộ cho ngành chăn nuôi vịt ở Trung Quốc Song không dừng ở nhữngcon số về sản lượng mà Trung Quốc hiện còn đang xây dựng mức an toàn chonhững sản phẩm từ ngành chăn nuôi vịt nổi tiếng của mình thông qua việc kếthừa truyền thống, cải tiến bằng khoa học công nghệ hiện đại để xây dựng một hệthống chăn nuôi vịt an toàn phù hợp và hiệu quả cho ngành chăn nuôi vịt côngnghiệp hóa ở nước này
Từ các phát hiện khảo cổ học từ thời nhà Tây Chu (1046 - 771 trước Côngnguyên), các nhà khoa học đã khẳng định nghề nuôi vịt đã xuất hiện từ rất sớm
và trở thành nghề truyền thống lâu đời của nông dân Trung Quốc, gắn liền với sựphát triển thịnh vượng của nghề chăn nuôi vịt là các món ăn từ vịt rất nổi tiếngnhư một loại đặc sản của đất nước Trung Quốc như Vịt quay Bắc Kinh, dạ dàyvịt sấy giòn, vịt ướp muối Nam Kinh, vịt hầm, vịt sốt tẩm xì dầu,
Chăn nuôi vịt truyền thống của Trung Quốc chủ yếu theo phương thứcnuôi thả tự do theo dòng nước, ao, hồ, sông, suối Đặc biệt ở phía Nam Trung
Trang 35Quốc rất thịnh hành phương thức kết hợp nuôi cá - vịt Cá được nuôi trong aocòn rìa ao dành để nuôi vịt Mô hình cá - vịt này đã làm tăng đáng kể sản lượngvịt nuôi ở vùng này.
Kiểu nuôi theo hệ thống cá - vịt được ưa chuộng do tận dụng được triệt đểchu trình tuần hoàn dinh dưỡng trong ao, hồ Vịt được tự do bơi ngụp, lặn thỏamãn các tập tính sinh học, phân vịt thải vào trong ao thành một loại phân bónlàm tăng sinh khối hữu cơ, số và chất lượng các loại rong, tảo, vi khuẩn, chất hữu
cơ lơ lửng, làm thức ăn tự nhiên nuôi cá rất tốt Phương thức kết hợp này giúpngười chăn nuôi chỉ phải trả chi phí thấp (giống và thức ăn cho vịt) nhưng tạođược hệ thống sinh thái bền vững trong ao đồng thời tăng lợi nhuận
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua chăn nuôi vịt ở Trung Quốc không pháttriển theo quy mô lớn công nghiệp hiện đại mà chỉ dừng lại ở các quy mô hộ, giađình, cá thể Lý do nổi bật nhất là tồn tại ở các quy mô nhỏ như thế nhưng vẫnvừa đủ đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư công nghiệp hóa củanhiều nông dân cho ngành chăn nuôi này còn nhiều giới hạn Dân số còn ít, tàinguyên nước còn dồi dào và vấn đề dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng chưa đượcquan tâm đúng mức
Khi mức thu nhập của người dân liên tục tăng lên, tốc độ đô thị hóa nhanhchóng và phát triển rực rỡ của ngành du lịch và văn hóa ẩm thực Trung Quốc thìnghề nuôi vịt truyền thống của Trung Quốc tỏ ra khó có thể đáp ứng được nhucầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng đối với các món ăn hấp dẫn chế biến từthịt vịt Vì vậy một xu hướng mới đã xuất hiện
Việc chuyên ngành hóa công tác chế biến thực phẩm đòi hỏi một số lượngvịt lớn đều đặn cho từng công suất vận hành của các nhà máy giết mổ đã dẫn tới
xu hướng nuôi vịt công nghiệp Trung Quốc đã đẩy mạnh việc chuyển đổi từchăn nuôi nông hộ nhỏ, chăn nuôi ở sân sau sang chăn nuôi quy mô lớn cùng các
hệ thống chăn nuôi thương mại, quản lý hiện đại và hiệu quả
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã xác định rõ thay đổi hệ thốngchăn nuôi thủy cầm truyền thống là để tăng cường kiểm soát dịch bệnh và môitrường trong chăn nuôi gia cầm Phương thức chăn nuôi vịt trên cạn (nuôi khôtrong nhà) đã ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc do chúng đáp ứngđược các tiêu chí an toàn mà Bộ Nông nghiệp đã xác định cho tính bền vững củangành chăn nuôi truyền thống này
Trang 36Trên thực tế, hệ thống nuôi vịt cho ăn khô này đã xuất hiện ở phía BắcTrung Quốc từ rất lâu nhưng vì thiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự khuyếnkhích của Chính Phủ nên phương thức này chưa thực sự phát triển Song gần đây,
ở các miền của Trung Quốc đang dần dần đưa hệ thống chuồng và phương thứcnuôi vịt trên cạn vào các trang trại và gia trại bởi phương thức nuôi này cho phépthu gom, xử lý phân vịt dễ dàng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại có thể thực hiệnthường xuyên mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái nào của địa phương, chấmdứt nguy cơ lây bệnh từ vịt sang cá và ngược lại, đặc biệt phương thức này tỏ rarất phù hợp để áp dụng các quy mô công nghiệp cao cấp hơn vừa đáp ứng đượcsản lượng, chất lượng lớn mà vẫn đảm bảo tính an toàn sinh học trong chăn nuôi
và giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường
Hệ thống nuôi vịt truyền thống tuy đã mang lại những lợi ích to lớn, đặcbiệt là việc kết hợp nuôi vịt - cá từng rất thịnh hành ở Trung Quốc Tuy nhiêntrong hoàn cảnh mới, hệ thống chăn nuôi truyền thống đã không thể đáp ứngđược nhu cầu về an toàn sinh học và khả năng công nghiệp hóa nên hệ thốngnuôi trên cạn cho ăn khô đang được Trung Quốc rất quan tâm và ứng dụng rộngrãi, coi đây như một hệ thống chăn nuôi vịt an toàn, quy mô công nghiệp hiệuquả nhất hiện nay (Nguồn: Đào Lệ Hằng, Tạp chí chăn nuôi số 04-08)
Đặc biệt Thái Lan cung cấp đủ nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt độngthú y theo chuỗi Hàng năm nước này cấp khoảng 180 triệu USD, tương đươngkhoảng 4.000 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình phòng chống dịch bệnhđộng vật, đánh dấu nhận dạng gia súc, kiểm dịch vận chuyển, quản lý vận chuyểnthông qua hệ thống trạm, chốt kiểm dịch và camera giám sát tuyến đường…
Là nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới, từsau dịch cúm gia cầm năm 2004, Thái Lan đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình
Trang 37chăn nuôi Đó là giảm chăn nuôi nông hộ tiềm ẩn nguy cơ cao dịch bệnh, đẩymạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín, có kiểm soát tại tất cả các khâutrong chuỗi sản xuất từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến vàbán sản phẩm ra thị trường Một số tập đoàn có tiềm lực kinh tế lớn như Tậpđoàn CP đầu tư hệ thống trang trại chăn nuôi gà áp dụng công nghệ hiện đại, điềukhiển tự động hoàn toàn các hoạt động của trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm,thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăngtrọng, hồ sơ theo dõi, kiểm soát thú y… Ngoài ra, các nhà máy giết mổ gia cầm,
cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm thịt gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh, ATTPtheo tiêu chuẩn quốc tế cũng được xây dựng để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùngtrong nước
Tương tự ở Việt Nam, chăn nuôi vịt thả đồng cũng là một nghề truyềnthống ở Thái Lan Hiện nay, Thái Lan có khoảng 10 triệu con vịt, trước dịch cúmgia cầm 80% đàn vịt là nuôi không kiểm soát Sau dịch cúm gia cầm, nước nàynhanh chóng tổ chức lại hình thức chăn nuôi này để nâng cao an toàn sinh học.Chính phủ Thái Lan có chính sách hỗ trợ các chủ trại chăn nuôi vịt thả đồngsang nuôi nhốt; đầu tư 5 tỉ bạt thông qua 5 ngân hàng để hỗ trợ chủ trang trạivay vốn với lãi suất 2% năm để phục vụ chuyển đổi Đồng thời Thái Lan cũngtài trợ cho việc chuyển đổi; tính bình quân, mỗi chủ trại nuôi một đàn vịtkhoảng 3.000 con sẽ được tài trợ 3.500 bạt Trong quá trình chuyển đổi, hàngloạt hợp tác xã chăn nuôi vịt được thành lập 10-15% số người chăn nuôi gia cầmtại nông hộ chuyển đổi sang nghề khác với sự trợ giúp đào tạo và hỗ trợ chuyểnđổi nghề từ Cục Phát triển chăn nuôi
Bên cạnh các trang trại nuôi bán chăn thả, đã hình thành các trang trại hiệnđại chăn nuôi vịt có sử dụng công nghệ cao để điều khiển tự động hoàn toàn cáchoạt động của trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức
ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi Vịt nuôicông nghiệp kiểu này đạt 3,2-3,5 kg/con từ 42-45 ngày tuổi, với chi phí thức ănthấp (Nguồn: Một số nét chính trong chăn nuôi gia cầm tại Thái Lan, Theo TS.Tống Xuân Chinh)
Tháng 2 năm 2009, trang trại Sirathmpitak ở tỉnh Nakhon, phía bắc TháiLan đã thu hoạch lứa vịt thịt đầu tiên được nuôi khô trong chuồng kín Kết quảnuôi 120.000 con vịt thịt sau 45 ngày đã cho kết quả khả quan Khối lượng cơ thểvịt bình quân đạt 3,3 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 98,5% và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
Trang 38tăng trọng là 2,4 kg Kết quả này cao hơn hẳn yêu cầu của công ty cổ phần hữuhạn Bangkok Ranch, công ty lớn nhất trong chăn nuôi vịt ở Thái Lan, đã kí hợpđồng với trang trại Sirathmpitak để thu mua vịt thịt phục vụ chế biến.
Ông Thitiwat Sirathmpitak, Giám đốc quản lý trang trại nói : “Sự thànhcông này là kết quả của sự quản lý tốt cộng với sự ứng dụng các trang thiết bịchăn nuôi phù hợp với con vịt được thiết kế chế tạo bới công ty GSI Asia”
Trước khi lập trang trại nuôi vịt này, ông Thitiwat là một người chuyên kinhdoanh và cung cấp các trang thiết bị, nguyên liệu xây dựng và đã có những hiểubiết về trang trại nuôi vịt Thông qua sự tự mày mò nghiên cứu và thảo luận vớinhưng nông dân nuôi vịt có kinh nghiệm, ông đã nhận thấy rằng muốn có lợinhuận trong chăn nuôi vịt thì cần phải đảm bảo sự sinh trưởng đồng đều của cảđàn, đồng thời phải giữ cho tỷ lệ nuôi sống cao nhất Nghĩ sao, làm vậy, ôngquyết định thiết kế trang trại nuôi vịt và chọn lựa trang thiết bị phù hợp đảm bảolàm cho con vịt phát triển tốt nhất
Trang trại của ông gồm 12 chuồng kín nuôi khô, mỗi chuồng có kích cỡ
14 x 120 (m) có thể nuôi 10.000 vịt thịt với mật độ 6 con/m2 chuồng Mỗichuồng như vậy được trang bị các bị các thiết bị tự động được cung cấp từ hãngGSI Asia như silo đựng thức ăn, quạt hút gió, núm và máng uống, máy bơmnước, tấm làm mát, máy phun thuốc khử trùng chuồng trại…
Trong quá trình chăn nuôi vịt, trang trại Sirathmpitak tuân thủ nghiêmngặt những hướng dẫn của công ty Bangkok Ranch từ việc làm sạch và tẩy uếlồng úm, thức ăn, nước uống đến việc làm mát và thông gió trong chuồng nuôi.Trước 14 ngày khi đưa vịt vào chuồng, chuồng nuôi được rửa sạch, phun thuốcsát trùng Sau đó tiếp tục được khử trùng với khí từ hỗn hợp formaldehyde vàthuốc tím Chất độn chuồng bằng trấu cũng được sử lý bằng khí từ hỗn hợp trêntrước 3 ngày khi được đưa vào chuồng nuôi Xung quanh mỗi chuồng cũng nhưxung quanh trang trại được định kỳ phun xịt thuốc sát trùng Bất cứ ai ra vào trạicũng được thay quần áo, mũ, ủng bằng đồng phục của trại Vịt con khi đưa vàochuồng nuôi được cung cấp nước uống đã được sử lý bằng chlorine 3,5ppm cópha hỗn hợp vitamin Đồng thời vịt được úm trong lồng úm 7 ngày đầu với nhiết
độ là 35 độ C Hệ thống làm mát trong chuồng nuôi hoạt động phụ thuộc vào tuổicủa vịt Thức ăn cho vịt được công ty Bangkok Ranch cung cấp
Trang 39Ekapot Yimsabai, người giám sát trang trại này cho biết trong nuôi vịt thịtthì cần phải tránh làm sao để chúng không bị thương hoặc thâm tím vì điều này
dễ làm chúng bị nhiễm trùng, giá trị quầy thịt giảm Để tránh điều này thì chất lótchuồng nuôi cần phải được giữ sạch và khô Muốn vậy thì ở những chỗ mánguống cần phải lót bằng các tấm mủ nhựa để khi vịt uống nước uống, nước rơi vãi
sẽ rơi ra ngoài Đồng thời dưới những núm uống nước cần có những cái phễu giữlại nước khi vịt uống nước Theo ông Ekapot thì việc giữ chất lót chuồng sạch vàkhô đặc biệt quan trong trong vòng 21 ngày đầu vì đây là thời gian sinh trưởng
lông của vịt thịt.(Nguồn: Nguyễn Văn Bắc - Khuyến nông Việt Nam, 2009)
2.2.2 Những kinh nghiệm phát triển chăn nuôi vịt thịt trong nước
Đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu chăn nuôi gia cầm, có những đặc tính phùhợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu,xâm nhập mặn như hiện nay, ngành chăn nuôi vịt được xác định là một trongnhững vật nuôi không thể thiếu trong chương trình tái cơ cấu ngành…Tuy nhiên,cho đến thời điểm hiện tại, chăn nuôi vịt vẫn đang dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, chủyếu phục vụ tiêu thụ nội địa, hầu hết tiềm năng của loại vật nuôi này chưa đượcphát huy đúng mức
Sản phẩm vịt của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ nội địa, tỷtrọng xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 10% trong tổng sản lượng đàngia cầm Điều đáng chú ý là đang có xu hướng tăng bất chấp ảnh hưởng của dịchcúm gia cầm Bên cạnh đó, trứng vịt cũng là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng,như mặt hàng trứng vịt muối đã xuất hơn 30 triệu trứng mỗi năm, đem về hàngtriệu USD/năm, tạo đầu ra ổn định, giúp người nuôi có lãi
Trang 40Bảng 2.1 Số lượng đầu con và sản phẩm gia cầm 2016
Đơn vị tính 1/10/2014 1/10/2015 1/10/2016 So sánh (%)
2016/2015Tổng số gia cầm nghìn con 327,696.5 341,906.3 361,721 105.80