1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị chiến lược tập đoàn viettel

48 1,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 73,86 KB

Nội dung

Quản trị chiến lược Viettel, tiểu luận quản trị chiến lược, tiểu luận chiến lược công ty, công ty Viettel, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn viễn thông công nghiệp quân đội Viettel, tiểu luận quản trị chiến lược, tiểu luận chiến lược tập đoàn, tiểu luận về chiến lược, quản trị chiến lược, quản trị chiến lược Viettel, tập đoàn Viettel, quản trị chiến lược UEH, quản trị chiến lược UEH

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài :Hiện nay, thị trường ngày càng trở nên năng động và chuyển biến với tốc độnhanh chóng Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, việc mở rộngquy mô của mỗi doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, đó không chỉ là quy môtrong nước mà doanh ngiệp cần phải có bước tiến hội nhập với thị trường nướcngoài Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam không phải doanh nghiệp nào cũng có thểđầu tư ra nước ngoài đều đạt được hiệu quả và đạt được thị phần như mong muốn

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiềusản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ đa dạng nhất Viettel có những sản phẩmhướng tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượngtheo mức thu nhập

Khi thị trường viễn thông trong nước hội tụ đến 8 nhà cung cấp dịch vụ di động:Vinaphone, Mobifone, Viettel, VN mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile vàBeeline thì người ta vẫn thấy được sự khác biệt của Viettel

Cùng triết lý thương hiệu: luôn đột phá, đi đầu, tiên phong, công nghệ mới, đa sảnphẩm, dịch vụ chất lượng tốt; làm việc và có tư duy chiến lược cao đã trở thànhmột hiện tượng, tạo ra thành công vượt bậc không chỉ ở thị trường Việt Nam màcòn cả trên thị trường viễn thông quốc tế Đem những tiềm năng tinh túy của ViệtNam ra thị trường quốc tế Viettel với tinh thần của người lính quả cảm nên khôngngại đi vào vùng có “địa tô” thấp nên đã không ngừng thay đổi, phát triển và hoànthiện từng ngày, từng giờ là động lực đưa tập đoàn ngày càng vươn xa Với câuSlogan “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel đã cho thấy được tư duy và tầm nhìnvượt trội của mình từ đó mang lại những thành công to lớn trong ngành viễn thông

Trang 2

Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của Viettellên tới hơn 20 triệu thuê bao, chiếm trên 40% thị phần di động Trở thành doanhnghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất: Hiện Viettel có khoảng 12.000 trạm thu phátsóng, không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng Viettel đã về sâu đến vùngnông thôn, vùng hải đảo xa xôi Thuê bao di động Viettel có thể gọi đi bất cứ đâu,bất cứ thời điểm nào đều không sợ bị nghẽn.

Hơn thế nữa Viettel luôn làm người tiêu dùng cũng như các đối thủ cạnh tranh phảingỡ ngàng với giá cước cạnh tranh nhất Những gói cước của Viettel thật sự hấpdẫn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Câu hỏi đặt ra là: Viettel đã làm như thế nào để có thể thành công đến nhưvậy ? Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế của Viettel như thế nào? Đó có haychăng là cả một hệ thống tư duy nghệ thuật định hướng trong chiến lược của cácnhà quản trị chiến lược cao cấp của Viettel … Để giải đáp các câu hỏi này, nhóm

mình đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển và

chiến lược cạnh tranh trong và ngoài nước của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel”

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :Dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản về môi trường viễn thông trong nước

và ngoài nước, nhóm chúng em sẽ bắt tay vào phân tích và đề xuất hoànthiện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh trong và ngoài nướccủa Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài :

Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềmôi trường kinh doanh viễn thông trong và ngoài nước, cũng như nghiêncứu về nguồn nội lực và các chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp –Viễn thông Quân đội Viettel”

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài :

Trang 3

Bài tiểu luận sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học để phântích về lý luận và thực tiễn như : phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu,phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp đặt vấn

đề và suy luận logic

Trang 4

I. Khái quát tình hình phát triển của Viettel :

1. Giới thiệu sơ lược, lịch sử hình thành & phát triển :

1.1. Giới thiệu sơ lược :

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn

nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp

của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ

Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanhtrong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin Với một slogan “Hãy nóitheo cách của bạn“, Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạtđộng

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thờiđược đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thếgiới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao Hiện nay,Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổngdân số hơn 190 triệu

1.2. Lịch sử hình thành & phát triển :

o Tính đến nay Tập đoàn Viên thông Quân đội (Viettel) đã thành lập được 30 năm.Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO)được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) hiện nay

o Năm 1990 đến năm 1994, Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho Tổng cụcBưu điện Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng thápanten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m)

o Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịchđầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam

o Năm 1999, hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung lượng2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiếnthu – phát trên một sợi quang Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel

Trang 5

o Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoạiđường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minhvới thương hiệu 178 và đã triển khai thành công

o Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế

o Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet

o Với những cố gắng để phát triển, năm 2003 Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch

vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt độngkinh doanh trên thị trường Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất

cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao; trong cùngnăm này Viettel đã cung cấp đến người tiêu dùng dịch vụ điênt hoại di động vàcổng cáp quang quốc tế

o Qua nhiều lần đổi tên như Công ty Viễn thông Quân đội ( tháng 2 năm 2003),Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (tháng 4 năm 2004), Tập đoàn Viễn thông

Quân đội (2010), đến năm 2018 vừa qua đã chuyển đổi thành Tập đoàn Công

nghiệp – Viễn thông Quân đội Chính phủ theo Nghị định số 05/2018/NĐ-CP, do

Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Với những cố gắng của mình, Viettel đã đạtnhiều thành tích đáng kể như:giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm(Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009), giải thưởng Nhà cung cấp tốt nhấttại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009), và hiệnnay Viettel đã trở thành 1 trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, trongtop 20 nhà mạng lớn nhất thế giới và nhiều giải thường, danh hiệu khác

2. Tình hình hoạt động kinh doanh và những thành tựu trong thời gian vừa qua

2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Theo nhà mạng quân đội, đến hết năm 2018, Viettel đạt tổng doanh thu 234.000 tỷ đồng, chiếm 60% doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam.

Cùng với doanh thu trên, lợi nhuận hợp nhất của hãng viễn thông quân đội là 37.600 tỷđồng, chiếm hơn 70% lợi nhuận toàn ngành

Trang 6

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng công ty viễn thông MobiFone, năm 2018, lợinhuận trước thuế của doanh nghiệp ước đạt 6.045 tỷ đồng, tăng trưởng 7,5% so với lợinhuận năm 2017 Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của MobiFoneước đạt 25,7%.

Theo nhà mạng quân đội, dù 2018 tiếp tục là một năm thách thức khi thị trường viễnthông Việt Nam đã bão hòa, doanh thu dịch vụ của Viettel trong lĩnh vực cốt lõi vẫn tăngtrưởng 8%, trong đó doanh thu dịch vụ viễn thông trong nước tăng 4,2%

Lĩnh vực đầu tư quốc tế có doanh thu dịch vụ tăng trưởng khoảng 20%, dòng tiềnchuyển về nước đạt 240 triệu USD, cao hơn 3% so với năm ngoái

Thuê bao di động của các thị trường nước ngoài tăng gần 20%, đóng góp vào gần 12triệu thuê bao di động phát triển mới trong năm, nâng tổng số thuê bao của Viettel trêntoàn cầu là hơn 110 triệu thuê bao di động

Đặc biệt, thị trường Myamar của Viettel đã đạt 4 triệu thuê bao sau 6 tháng kinhdoanh, một kỷ lục hiếm có trên thế giới

Bước sang năm 2019, nhà mạng quân đội đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu7,3% (hơn 251.000 tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39.000 tỷ đồng) so với nămngoái

Mục tiêu tăng trưởng 15% hàng năm đến năm 2020, Viettel đang phấn đấu trở thành một trong 10 công ty viễn thông hàng đầu trên toàn cầu Tập đoàn đã liên tục làm bùng nổ dịch vụ viễn thông di động ở nhiều thị trường trên thế giới, sở hữu khoảng 100 triệu khách hàng Viettel đã trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.

2.2. Những thành tựu đạt được

Tại Việt Nam

Trang 7

• Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học dongười tiêu dùng bình chọn.

• Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở ViệtNam

• Mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, và là một trong những mạng di động có tốc

độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)

• Số 1 về truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam

• Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam

• Số 1 về đột phá kỹ thuật:

• Sáng kiến thu – phát trên một sợi quang

• Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm và kinh doanh thành công dịch vụVoIP

• Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam

• Năm 2013, Danh hiệu Doanh nghiệp đóng Thuế nhiều nhất Việt Nam do VietnamReport và Tổng cục Thuế trao tặng

• Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới

• Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí WirelessIntelligence bình chọn)

Trang 8

• Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới.

• Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởngFrost & Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009

3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Đến nay, Viettel Telecom được cho là đã ghi được những dấu ấn quan trọng và một

vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng:

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới

Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân

cư, vùng miền đất nước

Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấpdịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam

Hiện nay, sau 30 năm thành lập và phát triển, với những chiến lược kinh doanh đượcthực hiện, sự nỗ lực đem đến sự tiện ích trong từng dịch vụ của mình, đến nay Viettel đãtrở thành 1 trong 50 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới

Nhìn nhận nguyên nhân thành công của Viettel, Thủ tướng cho rằng, đó là văn hóa

và tinh thần Viettel, chú trọng nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn nhân lực, nhất lànhân lực trình độ cao, thu hút, đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia giỏi, có bước điphù hợp

II. Chiến lược kinh doanh của Viettel :

1. Khái quát môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông :

1.1. Môi trường viễn thông trong nước :

a. Tốc độ phát triển viễn thông tại Việt Nam thuộc Top nhanh nhất thế giới :

Trang 9

Sự phát triển chóng mặt của ngành Công nghệ thông tin đã kéo theo những sự pháttriển đáng kinh ngạc của ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam Kim ngạch xuất khẩuđiện thoại và linh kiện năm 2018 đạt hơn 48.5 tỷ USD (Sở công thương), tăng gấp 14 lần

so với năm 2010 và kim ngạch xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đạt 29,4 tỷ USD,tăng gấp 9 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành từ 25 - 35%/năm

Năm 2005 số thuê bao di động tại Việt Nam chỉ đạt hơn 13 triệu thuê bao nhưng sauhơn 10 năm con số này đã lên tới hơn 131 triệu thuê bao, tăng hơn 10 lần, mật độ thuêbao khoảng 130 thuê bao/100 dân Tỷ lệ thuê bao Internet băng thông đạt 6.5 thuêbao/100 dân, cao gấp 2,5 lần so với năm 2010, hơn 30 lần so với năm 2005 Tỷ lệ thuêbao Internet băng rộng di động đạt 42,3 thuê bao/100 dân; toàn quốc có trên 60 triệungười sử dụng Internet, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 53% dân số, cao gấp 1,9 lần

so với năm 2010, hằng năm Doanh thu Viễn thông đạt khoảng 18,3 tỷ USD, cao gấp hơn

2 lần so với năm 2010, cao gấp hơn 10 lần so với năm 2005, lợi nhuận hằng năm khoảng

2,5 tỷ USD/năm, nộp ngân sách nhà nước trên 60.000 tỷ đồng/năm

b. Các doanh nghiệp chạy đua trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông :

Với việc phóng thành công 02 vệ tinh lên quỹ đạo trái đất, Việt Nam đã ghi tênmình vào danh sách các nước đã có chủ quyền trên quỹ đạo vệ tinh và kết cấu hạ tầngthông tin của Việt Nam đã được đảm bảo bằng tất cả các hình thức liên lạc tiên tiến hiệnđại nhất thế giới Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt 95% diện tích, tổng băng thôngkênh kết nối quốc tế đạt 1.450Mb/s, tăng hơn 12 lần so với năm 2010

Trang 10

Trong năm 2017-2018, các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, MobiFone, đãđầu tư nâng cấp phát triển mới cáp quang, trạm BTS 4G để cung cấp dịch vụ với chấtlượng cao; trong đó, VNPT phát triển mới thêm 19.000 trạm BTS, 52.066 km cáp quang.Viettel phát triển mới mạng trong nước thêm 33.267 trạm BTS 44.144 km cáp quang.

Công ty CP hạ tầng Viễn thông CMC khai trương tuyến đường trục xuyên Việt mới

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát đã phát triển cungcấp nhiều dịch vụ mới tiện lợi, góp phần giảm chi phí cho xã hội, đẩy mạnh cải cách hành

chính, nâng cao chất lượng dịch vụ

Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, hạ tầng viễn thông đã có hơn 800.000km cápquang được triển khai đến tận các thôn, bản, xã phường của 63 tỉnh/thành phố trên cảnước, sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên

98% dân số, hình thành xa lộ kết nối toàn cầu)

Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa dịch vụ số vào các hoạt động đời sốngkinh tế xã hội và sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số trong tương lai thông quaviệc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G trong thời gian tới và mạng cápquang phủ rộng để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho IoT

và cách mạng công nghiệp 4.0…

c. Rủi ro từ sự cạnh tranh khốc liệt :

Trong hơn 20 năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam phát triển với tốc độchóng mặt, trở thành một thị trường đầu tư màu mỡ cho các doanh nghiệp Theo số liệucủa Bộ TT&TT, hiện trên thị trường có hơn 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcviễn thông, trong đó có 37 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập cơ sở hạ tầng mạng, 33doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Mặc dù số lượng các doanh nghiệp tham gia

Trang 11

vào lĩnh vực viễn thông như vậy nhưng 95% thị phần vẫn nằm trong tay ba ông lớn là

Viettel, MobiFone và VinaPhone

Việc nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực viễn thông giúp cho giá cướcviễn thông liên tục giảm nhưng doanh thu viễn thông vẫn tăng trưởng ổn định Tuy nhiên,

sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt

là cạnh tranh giá cước dưới nhiều hình thức khác nhau Việc cạnh tranh khốc liệt giữa cácnhà mạng cũng được thể hiện rõ tại báo cáo của chính các nhà mạng tại Hội nghị giaoban quản lý nhà nước Bộ TT&TT vào đầu tháng 11/2017 Theo đó, lãnh đạo hai Tập đoànviễn thông lớn là VNPT và Viettel cho rằng việc các nhà mạng rơi vào tình cảnh doanhthu và thuê bao di động tăng trưởng chậm do thị trường cạnh tranh mạnh về giá cước.Theo lãnh đạo Tập đoàn VNPT, thị trường di động đang cạnh tranh rất mạnh về cước, cảcước thoại và data nên ảnh hưởng tới kế hoạch tăng trưởng doanh thu của VNPT Cònlãnh đạo Tập đoàn Viettel, cho biết, doanh thu Viettel có tăng trưởng khoảng 9% so vớicùng kỳ năm trước, riêng phát triển thuê bao mới chỉ hoàn thành khoảng 75-80% mụctiêu đặt ra Nguyên nhân do thị trường cạnh tranh về cước rất mạnh, cước giảm ở mức rất

thấp, cả cước thoại và cước data đều giảm

Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Thành Hưng cảnh báo nếu cácdoanh nghiệp cứ tiếp tục cạnh tranh như vậy dễ dẫn đến phá sản, thị trường đổ vỡ, tácđộng không nhỏ đến hoạt động kinh tế chung của quốc gia Để phát triển bền vững, duytrì cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp viễn thông cần thay đổi cách thức kinh doanh,quản trị doanh nghiệp, tư duy phát triển để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sử dụng đa dạng

Trang 12

của khách hàng Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cũng cần điều chỉnh quy định và

cơ chế quản lý để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và thị trường

d. Thị trường viễn thông trong nước có dấu hiệu bão hoà :

Sau khoảng thời gian chuyển mình mạnh mẽ, thị trường viễn thông Việt Nam nóichung và thị trường điện thoại di động cá nhân nói riêng dần bước vào giai đoạn bão hòa,các nhà mạng cạnh tranh chủ yếu với nhau thông qua gói cước, chất lượng dịch vụ vàcông tác chăm sóc khách hàng Theo thống kê cuối năm 2018, tỉ lệ thuê bao di động/100dân chỉ dừng ở mức 132,3/100 dân, trong khi chỉ tiêu đặt ra là 140 thuê bao/100 dân Tỷ

lệ hộ gia đình có điện thoại cố định chỉ đạt 9,3% trong khi đó chỉ tiêu đặt ra là 40-45%.Mặc khác, tỷ lệ hộ gia đình có truy cập internet cũng chỉ đạt 33%, thấp hơn từ 2-7% so

với kế hoạch

1.2. Môi trường kinh doanh viễn thông ngoài nước :

Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 một lần nữa khẳng định sự pháttriển của “Kỷ nguyên Smartphone” Giờ đây, mọi người có thể kết nối với nhau từnhững nơi xa xôi một cách dễ dàng và thường xuyên hơn bằng những cuộc gọi videohay tin nhắn qua những ứng dụng, điều đó cũng mở ra một cơ hội lớn cho các doanhnghiệp viễn thông trên toàn thế giới

Sự phát triển về kinh tế tại một số khu vực như Đông Nam Á, Châu Phi, ChâuMỹ,… giúp cho người tiêu dùng tại các khu vực này chi tiêu mạnh tay hơn cho cáccuộc gọi cũng như lượng người truy cập internet ngày một nhiều hơn Bên cạnh đó,các chính phủ ngày càng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm mở cửa

Trang 13

chào đón các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài đầu tư vào, điều đó giúp việc tiếpcận thị trường của các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài trở nên dễ dàng hơn

Bên cạnh những thị trường đầu tư đầy tiền năng, những thị viễn thông trườngnhư Châu Âu bước vào giai đoạn bão hòa khá sớm, vì vậy các ông lớn trong ngànhviễn thông như France Telecom, Vodafone, Portugal Telecom, Deutsche Telekom,…trở thành những nhà tiên phong trong việc đầu tư phát triển viễn thông tại các thịtrường như Châu Phi và Châu Mỹ, biến thị trường viễn thông nơi đây thành một trongnhững nơi có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới

1.3. Phân tích nguồn nội lực của Viettel :

1.3.1. Nguồn lực về vốn:

• Viettel bước vào thị trường viễn thông trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của các nhà mạng nội địa, Viettel chấp nhận bỏ ra hơn 1 triệu USD để thuê các kỹ sư và tư vấn nước ngoài về để tự thành lập một mạng lưới riêng, nhờ học hỏi kinh nghiệm

từ nước ngoài Viettel có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn lớn, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống lực lượng thông tin quân đội với mạng lưới rộng khắp cả nước và được chính phủ ưu tiên phát triển

• Viettel tự xây dựng cho mình một đế chế riêng, mạng lưới viễn thông lớn nhưngvẫn để người dân sử dụng với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá cạnh tranh từ doanhnghiệp còn lại Không dừng ở đó, Viettel còn tiếp tục cho mở tổng đài, xây dựngcáp quang trải dài cả nước, thành lập các trạm thu phát sóng (BTS ) 3G, 4G khắp

cả nước Nhờ những bước đi đầu tiên đầy tính đúng đắn trong chiến lược, hệ thống

hạ tầng được đánh giá là tốt nhất cả nước, trở thành công ty viễn thông hàng đầu

1.3.2. Nguồn lực về nhân sự:

Trang 14

• Viettel là một tập đoàn thuộc quyền Nhà nước nên việc đề cao con người là điều cần ưu tiên, kể cả lực lượng lao động hay khách hàng Con người là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp Nhận thức được điều đó, Viettel luôn khai thác nguồn lực con người một cách hiệu quả nhất, kết nối , tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ công ty Bằng các chế độ làm việc, hưởng lương, tuyển dụng mang tính chuyên nghiệp và cộng đồng giúp cho nhân viên đoàn kết, tận tâm với công ty Hiện nay, Viettel sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật ổn định, trình độ cao, chuyên nghiệp và có kỉ luật.

1.3.3. Nguồn lực về thương hiệu:

• Nhờ sự uy tín trong những bước đầu thành lập, Viettel đã xây dựng lòng tin chongười dân về một tập đoàn đề cao phúc lợi của người dân Với slogan “ Hãy nóitheo cách của bạn” , Viettel đề cao sự hài lòng của khách hàng lên trên lợi nhuận,

từ đó giá trị thương hiệu của công ty cũng đã được nâng lên

• Có tín nhiệm cao đối với khách hàng về các sản phẩm và các dịch vụ viễn thông.Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và sửdụng Internet của khách hàng, tạo được lòng tin cậy, xây dựng và phát triển đượcmột số lượng lớn khách hàng trong những năm qua

• Ngoài ra, Viettel còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp gắn bó, ý nghĩa kỷ luậtcao, khả năng khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sáng tạo để hoànthành nhiệm vụ được giao

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bão hòa và

sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường viễn thông nội địa cũng như sự phát triển mạnh mẽ, đầy những cơ hội đầu tư nhưng cũng đầy những thách thức của thị trường viễn thông quốc tế Điều đó đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư, mở rộng sang thị trường viễn thông nước ngoài phải có kinh nghiệm vững vàng, nguồn lực dồi dào về vốn, tập trung đầy đủ những yếu tố về con

Trang 15

người, thương hiệu Như vậy, có thể nhìn thấy Viettel hội tụ đủ những yếu tố trên và đã đến lúc Viettel phải mở rộng kinh doanh toàn cầu, không chỉ tập trung cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh quốc

tế trên thị trường nước ngoài.

Trang 16

2. Nhận diện chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh của Viettel :

2.1. Chiến lược phát triển :

a. Chiến lược thâm nhập thị trường :

Với thương hiệu Viettel của tổng doanh nghiệp viễn thông quân đội Việt Nam, ngườitiêu dùng Việt Nam biết đến một thương hiệu có các gói cước giá rẻ Viettel thâm nhậpvào thị trường viễn thông đã làm phá vỡ thế độc quyền trong ngành bưu chính viễnthông Với thông điệp “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel đã tại nên sự khác biệt riêngcủa mình, nâng lên tầm cao mới, phát triển như vũ bão Với mục đích nhắm đến thế hệtrẻ, thế hệ sinh viên Việt Nam, đặc biệt là người dân thu nhập thấp sống ở nông thôn,Viettel lựa chọn chiến lược kinh doanh từ nông thôn ra thành thị, việc đưa ra gói cước giá

rẻ là lựa chọn tối ưu, tạo lợi thế cạnh tranh, Viettel đã từng bước chiếm được ưu thế tronglòng khách hàng, chiếm vị thế lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chấtlượng ngày càng cao cấp, đa dạng mới mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng kháchhàng, vùng miền Viettel đã thực hiện chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinhdoanh bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của tổng doanhnghiệp như điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, điện thoại cố định, các dịch vụthông tin di động, dịch vụ Internet, bưu chính, tài chính, nhân sự

Thị trường viễn thông Việt Nam đang trong quá trình bão hòa, các nhà mạng cũngđang cố gắng chiếm lĩnh thị phần thông qua các gói cước giá rẻ Vì vậy trên cơ sở đánh

Trang 17

giá, phân tích môi trường kinh doanh, xem xét mục tiêu hoạt động, xem xét nhiệm vụ đãxác định, Viettel đã và đang tung ra một loạt các gói cước giá rẻ như : Hi School, Sinhviên, Happy Zone, Cha và con, Tomato, Basic +, Coporate… cùng với nỗ lực tiếp thịquảng cáo không ngừng thông qua các trên truyền hình, internet, báo chí, băng rôn…nhằm tăng thị phần của các sản phẩm dịch vụ.

Viettel còn thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch

vụ, tăng nhân viên bán hàng và mở rộng đại lý tại các tỉnh thành trong cả nước Hơn nữa,Viettel luôn đề cao tinh thần làm việc và ý tưởng sáng tạo của nhân viên Đối với Viettel,việc tạo áp lực cho nhân viên là cơ sở để tăng hiệu quả công việc, cả cấp trên và cấp dướiđều phải cố gắng cùng nhau phát triển và học tập, nhân lực là yếu tố quan trọng quyếtđịnh thành công Đào tạo con người, thu hút và giữ gìn nhân tài, tạo môi trường làm việccởi mở, khuyến khích sáng tạo để tránh nguy cơ chảy máu chất xám

Không chỉ dừng chân tại thị trường trong nước, Viettel còn khát vọng vươn xa ra thịtrường quốc tế Với sự có mặt của mình tại Campuchia với mạng Metfone, Viettel đãkhẳng định được vị thế của mình Những kinh nghiệm khi cọ xát với môi trường cạnhtranh quốc tế sẽ giúp Viettel đưa ra các chính sách, chiến lược hoạt động hiệu quả Viettel

sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực di động và internet ở thị trường Campuchia,đồng thời hoàn thành thủ tục đầu tư vào lĩnh vực di động ở Lào Viettel đang từng bướchội nhập kinh tế quốc tế trong việc mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài Chủ trươngtăng cường hợp tác, hội nhập với các đối tác nước ngoài để hiểu hơn về các đối thủ cạnh

Trang 18

tranh trong tương lai Phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng các công nghệ tiên tiến Đadạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các doanh nghiệp bất động sản, truyềnthông, đầu tư tài chính, sàn xuất thiết bị, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp…khi đóViettel sẽ chia sẻ rủi ro ra những lĩnh vực khác nhau và viễn thông vẫn là ngành chủ đạocủa Viettel.

- Là phương thức tốn kém nhất vì công ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng,mạng lưới,… phục vụ thị trường nước ngoài Công ty mẹ phải chịu toàn bộ rủi ro củaviệc thành lập công ty con ở nước ngoài do biến động của các vấn đề kinh tế, chínhtrị,…

Triển vọng:

Trang 19

- Qua các thành công mà Viettel đạt được, dễ dàng nhận ra được rằng chiến lượcthâm nhập này vô cùng hiệu quả trong bước đầu phát triển của Viettel, điển hình nhưmột số thành tích đã gặt hái được như: trở thành công ty viễn thông hàng đầu ViệtNam; là một trong những nhà cung ứng viễn thông lớn nhất ở các thị trường nướcngoài (là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trở thành nhàcung ứng hàng đầu tại các nước Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique,…); là 1 trong

15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao,…

- Tuy nhiên, bên cạnh các thành công, Viettel cũng sẽ đối mặt với các khó khăn vàthách thức:

+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngay từ đầu sẽ làm cho Viettel mất một lượngchi phí đầu tư khá lớn Nếu như việc kinh doanh gặp khó khăn thì Viettel sẽ đươngđầu với lỗ, trong khi khả năng tài chính của Viettel cũng không lớn đến mức có thể tàitrợ trong thời gian dài được nên Viettel cần có sự tính toán thật sự chặt chẽ trước khitiến hành triển khai

+ Việc đầu tư ra nước ngoài đặt ra nhiều thách thức: những bất ổn về chính trị, sựkhác biệt văn hóa - xã hội cũng như các nguy cơ khác mà Viettel chưa lường trướcđược có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh

- Đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị đầu cuối, Viettel vẫn còn phụ thuộc lớn vào cáclinh kiện nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến chi phí cao

Trang 20

b. Chiến lược phát triển thị trường

Doanh nghiệp tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh vàđội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnhthành và quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích và có sự đánh giá tíchcực Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn Cơhội của thị trường đang phát triển vì thế mà doanh nghiệp đã đưa ra các gói dịch vụ phùhợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụngkhả của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu một số lĩnh vực

có lợi thế

Với chiến lược giá hấp dẫn mà doanh nghiệp đưa ra cùng với chiến lược Maketing mạnh

mẽ nhắm tới việc thu hút những khách hàng sử dụng mới Số lượng thuê bao của Viettellên tới hơn 22 triệu thuê bao, chiếm trên 45% thị phần di động, cao nhất trong các nhàmạng tại Việt Nam Đồng thời cũng chiếm thị phần lớn trong các sản phẩm và dịch vụkhác mà doanh nghiệp đang kinh doanh Về chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đãtìm kiếm những phân khúc thị trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều(gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cướcCiao) Và mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lạidoanh thu lớn Dịch vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm rưỡi ra đời đã có tám triệungười sử dụng Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như I – share (chia sẻtài khoản), dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại động…

Trang 21

Hiện nay doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang 10 nước và 8/10thị trường này đã và đang mang lại lợi nhuận.

- Phát triển đa dạng các dịch vụ giúp Viettel tiếp cận đến đa dạng các loại đối tượngkhách hàng, đồng thời tăng độ phủ sóng của thương hiệu đến công chúng, góp phần nângcao thị phần của Viettel trên thị trường

c. Chiến lược phát triển sản phẩm

Trang 22

Là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm đa dạngthích hợp, có khả năng cạnh tranh thị trường Với thị trường rộng lớn trong nước và ngoàinước Đồng thời khách hàng luôn luôn quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của Viettel.

Vì vậy mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phùhợp với thị hiếu khách hàng, với nhu cầu thị trường

Đối với chất lượng: Chất lượng sẽ được đo từ đầu vào cho đến đầu ra cho các sản phẩm

và các loại hình dich vụ của doanh nghiệp, do đó trước tiên cần phải đảm bảo đầu vào đạtđúng tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất với công nghệ mới nhất

Phổ cập và mở rộng phạm vi thị trường cho các dịch vụ: điện thoại, bưu phẩm, dịch vụ diđộng, internet, bưu phẩm chuyển phát nhanh (EMS), các dịch vụ Bưu chính Viễn thôngđặc biệt khác

Tóm lại, chiến lược tăng trưởng sẽ giúp cho Viettel mở rộng qui mô về thị trường, về sảnphẩm, dịch vụ Thực hiện được mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ, chiếm ưu thế vềthị phần cũng như ảnh hưởng đối với khách hàng Cho phép Viettel tập hợp mọi nguồnlực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để tập trungkhai thác các điểm mạnh, phát triển quy mô kinh doanh trên cơ sở ưu tiên chuyên mônhóa sản xuất và đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ Nhờ đưa ra chiến lược phù hợp

mà thị phần và quy mô của Viettel không những chiếm thị phần lớn nhất mà ngày càng

mở rộng trong cả các lĩnh vực khác

Trang 23

Ưu điểm:

- Ưu thế về mặt sản phẩm khi Viettel tập trung nguồn lực để phát triển và hoàn thiện sảnphẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời tăng sự cạnh tranh trênthị trường so với các đối thủ

- Chiến lược nhân rộng quy mô ở nhiều lĩnh vực giúp Viettel dần được công chúng “điểmmặt - gọi tên”

- Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể mất một thời gian khá dài, trong khi

đó có thể xuất hiện một vài rủi ro từ bên ngoài như sự xuất hiện mới của dịch vụ từ phíađối thủ,…

Triển vọng:

- Phương thức phát triển sản phẩm này sẽ cung cấp cho khách hàng chất lượng sản phẩmtốt nhất, đem lại tiềm năng cao về doanh thu và nên được phát huy trong thời gian tới.Tuy nhiên cần tối đa hóa thời gian nghiên cứu sản phẩm để tránh các rủi ro không đáng

có trong suốt quá trình

2.2. Chiến lược cạnh tranh :

Chiến lược cạnh tranh là chiến lược dựa trên các nguồn lợi thế cạnh tranh đề thành công.Mỗi doanh nghiệp đều có thể tạo dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh, nếu nó thực thiện

Trang 24

các bước đi hợp lý cho phép giành được vị trí hàng đầu trong việc hấp dẫn khách hàng sovới các đối thủ cạnh tranh, mục tiêu để khách hàng cảm nhận được giá trị vượt trội so vớinhững gì mà đối thủ cung cấp Mặc dù có rất nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau,song một cách khái quát có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo dựng lợi thế cạnh tranh đó là:chiến lược giá; chiến lược khác biệt hóa; chiến lược trọng tâm.

2.2.1 Chiến lược giá :

Viettel dùng chiến lược dẫn đầu về chi phí áp dụng cho thị trường với tập khách hàng đadạng để tạo mức chí phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất trong ngành,thấp hơn đối thủ cạnh tranh, tức giá cước trong ngành là thấp nhất

Vào thời điểm gia nhập ngành, Viettel nhận định giá cước viễn thông di động Việt Namvẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình quân trong nước.Việt Nam cóhơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập thấp, vì thế muốn mang dịch vụ liên lạc diđộng đến với họ, giá cước rẻ là điều kiện tiên quyết Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưaviễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trìnhkhuyến mại hấp dẫn

Nhận thấy thị trường nhạy cảm về giá, khách hàng cũng không mặn mà với nhà cung cấphiện có lúc đó, và theo Pháp lệnh BCVT thì doanh nhiệp khống chế thị trường khôngđược tự quyết định về giá, Viettel đã giữ mức cước rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranhkhác, Viettel đã có giá cước thấp hơn so với VinaPhone, MobiFone 260đ (đối với dịch vụ

Ngày đăng: 22/12/2019, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w