Trước nguy cơ mai một tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, trong các văn kiện có tính pháp lý của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đều luôn thể hiện sự tôn trọng đối với tiếng nói,
Trang 1PHẦN I: GIẢ THIẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1 Lý do chọn dự án
Điện Biên là một tỉnh vùng cao, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, được chia tách từ tỉnh Lai Châu (cũ) Toàn tỉnh có khoảng 46 vạn người với 19 dân tộc Trong các dân tộc hiện đang cư trú tại Điện Biên, dân tộc Thái là dân tộc có tỉ lệ dân số lớn nhất Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Điện Biên cuối năm 2017, dân tộc Thái có dân số là 197.300.000 người, chiếm 38.4 % dân số toàn tỉnh Dân tộc Thái gồm 2 ngành chính là Thái đen và Thái trắng Hiện nay dân tộc Thái sinh sống ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh (tập trung ở huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Lay, Mường Chà
và Thành phố Điện Biên Phủ)
Người Thái là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam có tiếng nói và chữ viết riêng Chữ viết cổ của người Thái được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao
và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 10/03/2016
Tiếng Thái là ngôn ngữ đơn tiết, có thanh điệu Về mặt ngữ âm và ngữ pháp, tiếng Thái có nhiều điểm gần với tiếng Việt Tiếng nói của người Thái ở các địa phương (các nhóm Thái Đen, Thái Trắng) có một số khác biệt, chủ yếu ở
hệ thống phụ âm đầu và thanh điệu Ở Điện Biên có cả người Thái Đen và Thái Trắng Về cơ bản, tiếng nói hai nhóm này ở Điện Biên khác biệt không lớn Chữ viết của người Thái có tự dạng Sanscrit, vốn được vay mượn từ Ấn độ
và được chế tác thành bộ chữ riêng
Chữ Thái cổ hiện nay do những người già, người am hiểu chữ Thái nắm giữ và bảo lưu trong các cuốn sách chữ Thái cổ Hệ thống sách chữ Thái cổ ghi chép nhiều lĩnh vực như: lịch sử, lễ nghi, phong tục, luật lệ, đạo lí, tín ngưỡng, nhân sinh quan thế giới và vũ trụ, văn học … Đây là nguồn sử liệu vô giá nghiên cứu về mọi mặt đời sống, văn hóa, xã hội của người Thái
Là một dân tộc đông người, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, có tác động lan tỏa đến nhiều dân tộc cùng chung sống, nhưng do cư trú trên địa bàn vùng thấp, gần với những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh, huyện nên văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên đã xuất hiện những biến đổi khá rõ nét
Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào Thái sinh sống thì tiếng Thái vẫn là tiếng nói mang tính phổ thông, được nhiều đồng bảo sử dụng Nhưng ở những vùng cư trú đan xen ở các đô thị của tỉnh, huyện, tiếng Thái đang bị mai một Bởi đến nay, rất nhiều trẻ em người Thái không nói được tiếng mẹ đẻ
Trước nguy cơ mai một tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, trong các văn kiện có tính pháp lý của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đều luôn thể hiện sự tôn trọng đối với tiếng nói, chữ viết của các dân tộc và coi việc dạy học chữ viết của các dân tộc này là việc làm cần thiết để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Luôn tuân thủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số, năm
2011, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 8/9/2011 về việc phê duyệt Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 định hướng đến 2020
Trang 2Năm 2012, UBND tỉnh ban hành tiếp Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 phê chuẩn Bộ chữ Thái sử dụng trong dạy chữ dân tộc
Trên cơ sở các Quyết định của UBND tỉnh Điện biên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng ban hành Quyết định 1302 Đ-SGDĐT ngày 12/3/2014, thành lập Hội đồng chỉnh sửa tài liệu dạy tiếng Thái tập 1, 2, 3 cho học sinh Tiểu học
Hiện nay, chương trình tiếng Thái cấp Tiểu học tỉnh Điện Biên được thực hiện theo Thông tư 46/2014/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình tiếng Thái cấp Tiểu học, sử dụng bộ tài liệu dạy thí điểm tiếng Thái tập 1,2,3 của tỉnh Điện Biên đã chỉnh sửa trong giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 2658/QĐ-SGDĐT ngày 26/11/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành tài liệu giáo dục ngoài giờ chính khóa; Kế hoạch số 544/ KH-SGDĐT ngày 28/3/2018 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh Tiểu học và THCS năm 2018
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc các em học sinh dân tộc Thái có thể đọc và viết được chữ của dân tộc mình là rất ít Đa phần các em có thể giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình rất tốt, nhưng để biết chữ viết của dân tộc thì lại không nhiều Bởi vì chữ Thái rất khó nhớ, khó học, khó viết hơn chữ các dân tộc khác Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên, năm học 2018 - 2019 có 261/ 567 học sinh là dân tộc Thái, chiếm gần 50% học sinh toàn trường Qua khảo sát 261 bạn dân tộc Thái, chúng em thấy: 100% các bạn giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình rất tốt; Hơn 95% các bạn không biết đọc và viết chữ Thái; có 5% các bạn đã biết đọc, viết chữ Thái bằng việc tự học
Qua tìm hiểu, chúng em nhận thấy các bạn dân tộc Thái đang học tại trường PT DTNT tỉnh đều muốn được học chữ của dân tộc mình với mục đích tăng thêm hiểu biết về văn hóa cũng như bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình Trong quá trình tự học, các bạn gặp nhiều khó khăn như: Không biết nên học như thế nào? Nên bắt đầu học từ đâu? Học theo phương pháp nào?
Từ những lí do nêu trên, nhóm chúng em quyết định chọn thực hiện Dự án
“Nâng cao ý thức tự học chữ viết dân tộc mình cho các bạn học sinh dân tộc Thái ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Từ việc khảo sát thực tế các bạn học sinh dân tộc Thái tự học chữ viết dân tộc mình tại trường PT DTNT tỉnh Điện Biên, chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ phương pháp tự học chữ Thái cho học sinh người dân tộc Thái Giải pháp này cũng có thể ứng dụng phần nào cho các bạn học sinh dân tộc khác trong trường có nhu cầu tự học chữ viết của dân tộc Thái
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Ý thức tự học chữ viết dân tộc mình của các bạn học sinh dân tộc Thái ở trường
PT DTNT tỉnh Điện Biên như thế nào?
- Nhu cầu, mục đích học chữ viết dân tộc Thái của các bạn để làm gì?
- Phương pháp tự học của các bạn ra sao?
- Giải pháp giải quyết những vấn đề tự học chữ viết Thái như thế nào?
4 Giả thiết khoa học: Nếu công trình được thực nghiệm thành công sẽ góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc tự học chữ Thái của học sinh người dân
Trang 3tộc Thái đang theo học tại trường PT DTNTT Điện Biên đến mức có thể đọc thông viết thạo chữ Thái
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc tự học chữ viết dân tộc Thái hiện nay ở
trường PT DTNT tỉnh Điện Biên
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh người dân tộc Thái đang theo học tại
trường PT DTNT tỉnh Điện Biên
6 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, Nghị
quyết về học chữ viết nói chung và học chữ dân tộc Thái nói riêng nhằm xác định cơ sở lí luận của đề tài
- Phương pháp khảo sát, quan sát:
+ Quan sát các hoạt động mà các bạn tham gia, qua tìm hiểu thực tế
+ Sử dụng phiếu khảo sát, để thu thập số liệu và thông tin về thực trạng việc học chữ viết Thái hiện nay ở các trường PTDTNT
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến của
+ Giáo viên dạy tiếng Thái ở trung tâm Tin học - Ngoại Ngữ tỉnh.
+ Các nghệ nhân người Thái,các thầy cô giáo người Thái về việc tổ chức các hoạt động thu hút học sinh tham gia học chữ Thái
- Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế và thực hiện các giải pháp tại
trường PT DTNT tỉnh Điện Biên
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Các số liệu điều tra
cơ bản sẽ được xử lý trong phần mềm Excel
7 Tính mới của dự án.
- Đã thiết kế và tổ chức được các hoạt động thu hút được các bạn học sinh tham gia chủ động, tích cực có nhiều sáng tạo trong việc tự học chữ viết Thái.
- Giảm tình trạng học sinh tái mù sau khi đã được học chữ viết Thái.
8 Tiến trình nghiên cứu
8.1 Nghiên cứu lí luận (tháng 3,4/2018):
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp tự học, đặc biệt là tự học chữ viết nói chung và chữ viết Thái nói riêng
- Nghiên cứu các tài liệu về tổ chức các hoạt động nhằm thu hút đông đảo HS tham gia, tạo sự hứng thú “Học mà chơi, chơi mà học” trong học chữ viết Thái
- Nghiên cứu các tài liệu về công nghệ thông tin để hỗ trợ người học học chữ viết Thái hiệu quả, tiện ích
8.2 Nghiên cứu thực trạng (tháng 4, 5/2018):
Khảo sát thực trạng biết chữ dân tộc Thái, nhu cầu và mục đích học chữ Thái cho học sinh người dân tộc Thái đang theo học tại trường PT DTNT tỉnh Điện Biên với 200 phiếu điều tra Từ đó nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
8.3 Tiến hành thiết kế và thực hiện các giải pháp (tháng 6 - 11/2018):
- Thiết kế chi tiết các giải pháp tiến hành trong dự án, xây dựng kế hoạch
thời gian tiến hành cụ thể (tháng 6, 7/2018)
Thực hiện các giải pháp, ghi chép số liệu khi thực hiện (tháng 8 -11/2018)
8.4 Tổng hợp số liệu, viết báo cáo (tháng 11- 12/2018):
Trang 4Tổng hợp số liệu, các tư liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
A KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
1 Một số quan điểm về tự học
Trong các giáo trình, tài liệu, các tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về
tự học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
- Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học
- Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, coi “Tự học là việc hoàn thành
các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy”
- Theo tác giả Lê Khánh Bằng: thì tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định
- Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi
người do nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”
- Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học – là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp )
và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi vv ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về
tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc
lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.
2 Quan điểm của một số tác giả về chữ viết của dân tộc thiểu số
- Theo tác giả Hoàng Tuệ: Người dân tộc thiểu số có ý thức đầy đủ, sâu sắc về
tiếng mẹ đẻ cũng như về tiếng Việt và có khả năng sử dụng tốt tiếng Việt văn học cũng như tiếng mẹ đẻ, phát triển dần thành ngôn ngữ văn học
- Theo Giáo sư – Tiến sỹ Bùi Khánh Thế cho rằng: Để giúp cho lớp người
Thái trẻ tuổi có sự hiểu biết cần thiết về hệ thống văn tự cổ truyền (tùy nhu cầu
và sự tự nguyện), qua đó mà biết được lịch sử phát triển văn hóa không chỉ riêng cho dân tộc mình, mà của cả toàn khối cộng đồng dân tộc
- Theo nhà thơ Nông Quốc Chấn: Mỗi công dân nói thành thạo hai ngữ ngôn,
viết và đọc thành thạo chữ quốc ngữ và chữ dân tộc mình sẽ là một thuận lợi lớn trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa, khoa học và mở rộng mối quan hệ giữa các dân tộc
- Theo Giáo sư – Tiến sỹ Hoàng Thị Châu: Chỉ khi nào người lớn nhận thấy
chữ viết quả là có ích, không thể thiếu được trong cộng đồng, họ sẽ tự dạy cho con em họ, yêu cầu mở lớp dạy chữ và khuyến khích con em đi học Cần có nhiều biện pháp đưa chữ viết vào đời sống như viết các thông báo, biển treo ở những nơi công cộng bằng song ngữ (tiếng dân tộc thiểu số và tiếng Việt) nhất
Trang 5là ở các thị xã, thị trấn.
- Theo Ông Lò Ngọc Duyên - Trưởng ban điều phối “Trung tâm Bảo tồn và
Phát triển tri thức các dân tộc Ðiện Biên” Nếu chúng ta không tự học, một mai
số người cao tuổi biết chữ Thái qua đời, số sách cổ chữ Thái của cha ông để lại không có người biết đọc “Chính vì vậy, tuổi trẻ dân tộc Thái cần có trách nhiệm với dân tộc mình, phải học để biết, để ghi chép lưu truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau”
Từ những quan điểm trên chúng tôi nhận thấy:
- Chữ viết dùng để thực hiện vai trò tích cực trong việc làm nên những thành tựu văn hóa (chẳng hạn văn học nghệ thuật, các văn bản truyền thanh truyền hình và tất cả những sáng tạo được ghi bằng chữ) cũng như bảo tồn và phát triển chúng, bằng cách ghi lại cho người khác và các thế hệ kế tiếp nhau cùng đọc
- Chữ viết có vai trò như một phương tiện để tăng cường sự cố kết trong nội bộ một dân tộc và hướng về cội nguồn
- Chữ viết còn giúp cho thông tin tuyên truyền, cho việc chuyển tải các kiến thức khác nhau (trong đó có các kiến thức về chính ngôn ngữ các DTTS); tạo điều kiện (qua mặt chữ và các loại sách giáo dục) cho học sinh và cán bộ công chức, đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau học tiếng, hiểu biết hơn về văn hóa các dân tộc anh em
B NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TIỄN
Khảo sát thực trạng học sinh tự học chữ dân tộc Thái ở trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên
- Mục đích khảo sát:
+ Nhằm đánh giá thực trạng các bạn học sinh đã biết chữ dân tộc Thái và
nhu cầu học chữ dân tộc mình của học sinh người dân tộc Thái ở trường PT DTNT tỉnh Điện Biên
+ Đánh giá nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học chữ viết Thái cũng như thực tế việc lập kế hoạch hiện nay của học sinh trong việc thực hiện tự học chữ Thái
- Đối tượng khảo sát: 300 học sinh của trường PTDTNT tỉnh Điện Biên (năm học
2017 - 2018)
- Hình thức khảo sát: Sử dụng phiếu hỏi (Phụ lục số 1).
- Nội dung khảo sát: Đã tiến hành trao đổi và xin ý kiến qua phiếu điều tra đối
với các học sinh về các vấn đề sau:
(1) Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học chữ viết Thái
(2) Mức độ lập kế hoạch tự học, sử dụng thời gian tự học chữ Thái của học sinh (3) Thực trạng về việc biết và nhu cầu học chữ dân tộc mình của học sinh người
dân tộc Thái ở trường PT DTNT tỉnh Điện Biên
(4) Nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức tự học chữ Thái của học sinh
Trang 6KẾT QUẢ SAU KHI KHẢO SÁT
(1), Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học và thực tế xây dựng
kế hoạch cá nhân trong việc tự học chữ viết dân tộc Thái
Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của
tự học của HS trường PTDTNT tỉnh Điện Biên (các mức độ 1: không đồng ý; 2: chưa nhận thức được; 3: còn phân vân; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý).
Hiểu biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển chữ viết
Tự giác tìm hiểu, mở rộng vốn hiểu biết về chữ Thái 0 0 10 61 229
Phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình tự học 0 8 39 55 198
Chủ động kế hoạch thời gian cá nhân để tự học 0 0 11 88 201
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số các bạn đánh giá cao vai trò, ý nghĩa của tự học chữ viết dân tộc Thái ở trường PTDTNT tỉnh Điện Biên (100% HS được hỏi
đồng ý với các vai trò được hỏi), trong đó, bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết, hiểu biết về nguồn gốc và lịch sử phát triển chữ viết dân tộc Thái đều được học sinh
đồng ý ở mức độ cao Đối với thực tế xây dựng kế hoạch cá nhân trong việc tự
học chữ viết dân tộc Thái, tự giác tìm hiểu, mở rộng vốn hiểu biết về chữ Thái, phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình tự học, chủ động kế hoạch thời gian
cá nhân để tự học cũng được đánh giá đồng ý ở mức cao nhưng vẫn còn một số
bạn phân vân
(2), Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học chữ viết dân tộc Thái của các bạn học sinh
Nội dung
Mức độ sử dụng
Rất thường xuyên
Thườn g xuyên
Thỉnh thoản g
Hiếm khi
Khôn
g bao giờ
Kết quả bảng cho thấy: tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học từng ngày, từng tuần cao, đặc biệt 91% học sinh có kế hoạch tự học từng ngày; tỷ lệ học sinh có
kế hoạch tự học từng tháng, học kỳ và năm học thấp, trong đó học sinh có kế hoạch năm học chiếm tỷ lệ thấp nhất (60%)
Trang 7(3), Thực trạng về việc biết chữ dân tộc Thái và nhu cầu học chữ dân tộc Thái của học sinh ở trường PT DTNT tỉnh Điện Biên.
Tiến hành khảo sát trong số 300 bạn được điều tra có 251 người là học sinh dân tộc Thái, 49 người là học sinh dân tộc khác (Kinh, HMông, Khơ mú, Lào…), họ là những học sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc Thái, Khơ mú, Lào hoặc đã từng học qua tiếng Thái
Bảng 3.1.Trình độ đã học qua lớp tiếng Thái theo dự án của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên.
Chưa biết chữ Thái
Từ lớp 3 đến lớp 5
Từ lớp 5 trở lên
Đã biết nhưng
bị tái mù lượngSố
KHỐI 10
Dân Tộc
KHỐI 11
Dân tộc
KHỐI 12
Dân tộc
Kết quả ở bảng 3.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy: có 245/300 người chiếm 82% số người điều tra chưa biết chữ Thái; có 31/300 người chiếm 10% số người đã bị tái mù Như vậy, có tất cả 92% số người điều tra hiện còn mù chữ Thái Trong đó, số người Thái chưa biết chữ Thái là 202/251 người chiếm 80,5%
Trang 8Bảng 3.2: Nhu cầu học chữ Thái theo các mục đích
Khối lớp Mục
đích
Nhu cầu học chữ Thái
Cộng SL
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường
Không cần thiết
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Ghi chú:
* 1: Tìm hiểu phong tục tập quán của người Thái
* 2: Giữ gìn chữ viết của người dân tộc Thái
* 3: Mục đích khác
Kết quả Bảng 3.2, biểu đồ 2.2, 2.3 cho thấy: Có 63 ý kiến chiếm 21% số người cho rằng mục đích của việc học chữ Thái là vì phải tìm hiểu phong tục tập quán của người Thái; trong đó có đến 263/300 ý kiến nêu có nhu cầu “rất cần thiết” chiếm 87,6% và 33/300 ý kiến cho là “cần thiết” chiếm 11,1% trong tổng số những người có mục đích này Chỉ có 1,3% cho rằng “bình thường” và không có ai cho rằng “không cần thiết” học chữ Thái
Có 217 ý kiến chiếm tới 72% số người cho biết học chữ Thái nhằm để giữ gìn chữ viết của người Thái; trong đó có đến 191/300 ý kiến chiếm 63,7% của người diện này có nhu cầu “rất cần thiết” học chữ Thái; không có người nào cho rằng “ không cần thiết” phải học chữ Thái Chỉ có 20 ý kiến chiếm 7% nêu lí do học chữ Thái là vì mục đích khác, trong đó có một số người không phải dân tộc Thái cho rằng họ học chữ Thái để dễ dàng trong quan hệ công tác sau này và khi giao tiếp với đồng bào dân tộc Thái
Trang 9(4), Nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức việc tự học chữ Thái hiện nay Kết quả điều tra một số nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức việc
tự học chữ Thái hiện nay
Nội dung điều tra
Kết quả
Số lượng Tỉ lệ
Chữ Thái khó nhớ, khó viết do nhiều nét gần tương đồng nhau 300 100% Tính tích cực chủ động của người học còn chưa cao 264 88% Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng 270 90%
Số liệu bảng 2.5 cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng HS tự học chữ viết Thái còn hạn chế chủ yếu là do: Khó bố trí thời gian tự học; Chữ Thái khó nhớ, khó viết do nhiều nét gần tương đồng nhau; Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng; Chưa có phương pháp tự học; Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể; Tính tích cực chủ động của người học còn chưa cao
TÓM LẠI Qua quá trình khảo sát hiện trạng vấn đề tự học và nhu cầu học chữ viết dân tộc Thái ở trường PTDTNTT Điện Biên chúng tôi nhận thấy:
*Thuận lợi
- Hiện nay, nhà trường chú trọng vấn đề tự học của học sinh, khuyến khích học sinh học tập một cách chủ động và sáng tạo
- Tất cả các học sinh được khảo sát đã biết nghe, nói tiếng Thái và biết sử dụng ngữ pháp trong câu nói tiếng Thái nên có thể ghép chữ dễ dàng theo ngữ pháp và quy tắc ghép chữ
* Khó khăn
- Các bạn dành rất nhiều thời gian cho học tập chính khóa và tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường nên có ít thời gian dành cho học chữ Thái
- Chữ Thái khó nhớ, khó viết do nhiều nét gần tương đồng nhau, việc phân biệt và nhớ mặt chữ khá khó nên các bạn mau nản và dễ bỏ học
- Do không bắt buộc học nên các bạn chỉ thực hiện nghiêm túc thời gian đầu sau đó các bạn tìm nhiều lý do để ngừng việc tự học chữ Thái
- Tài liệu để học và tìm hiểu có rất ít, phần lớn các bạn phải tự tìm do thư viện nhà trường cũng không có
* Nguyên nhân
- Phương pháp tự học của các bạn còn đơn điệu, ít sáng tạo chưa tạo được hứng thú khi học…
- Bảng chữ cái bao gồm 24 cặp phụ âm tương ứng 48 chữ cái, 19 chữ nguyên âm và 2 dấu thanh rất khó nhớ
- Cách viết chữ Thái khác với chữ tiếng Việt Một số chữ cái khi ghép nằm
ở các vị trí không tuân theo thứ tự mà bắt buộc tuân theo quy tắc riêng
Trang 10Từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi nhận định: việc xây dựng các
hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” thu hút đông đảo học sinh tham gia và
hỗ trợ công nghệ thông tin, phương pháp tự học để các bạn tự học chữ viết Thái
là một trong những giải pháp có hiệu quả khắc phục một số khó khăn trên.
C CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC CHỮ VIẾT
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THÁI
1 Giải pháp 1 Nâng cao ý thức cho các bạn học sinh có thêm động cơ và nhận thức đúng đắn cũng như sự cần thiết lợi ích của việc tự học chữ Thái.
- Tổ chức cho các bạn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa chữ viết Thái:
Thông qua hội thi bản sắc văn hóa các dân tộc; Tết dân tộc; Hoạt động giao lưu với các nghệ nhân…
- Các bạn được thường xuyên tiếp xúc với chữ Thái ở mọi lúc, mọi nơi: Thể hiện trên bảng, biểu treo tại phòng ở của học sinh, tại lớp học …
- Xây dựng bầu không khí học tập tích cực, động viên giúp đỡ nhau trong tập thể học sinh
Duy trì nề nếp tự học nghiêm túc Cùng nhau trao đổi, học nhóm