1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC (GDCD lớp 10)

30 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 176,6 KB

Nội dung

Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới”. Đổi mới phương pháp là nhu cầu của sự phát triển trong giai đoạn đất nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy để phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Môn GDCD ở PTTH nhằm giáo dục cho các em những chuẩn mực của người công dân phù hợp với từng lớp học. Dạy bộ môn này không đơn giản chỉ là việc truyền thụ tri thức mà còn phải giáo dục hành vi của các em cho phù hợp với các chuẩn mực đã học, hình thành được tình cảm niềm tin đạo đức, pháp luật. Nếu chúng ta chỉ dạy phần lý thuyết khô khan thì khó lòng thuyết phục các em. Kiến thức của bộ môn này phải được cập nhật hàng ngày qua tư liệu sách báo, tài liệu tham khảo, trên thông tin đại chúng mới chừng đó thì chưa đủ. Hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều những thông tin cần thiết và bổ ích. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay đồ dùng dạy học cho bộ môn này còn thiếu rất nhiều, thì việc chuyển tải nội dung bài học bằng công nghệ thông tin là rất phù hợp nhằm lôi cuốn các em, gây hứng thú cho các em qua tiết học để từ đó giáo dục hành vi cần thiết hình thành nhân cách cho học sinh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

_֍֍֍ _

HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM

BÀI TIỂU LUẬN

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA

ĐẤT NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn: TRẦN NHƯ HIỀN

Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THU HƯƠNG

Mã sinh viên : 17S5021035

Huế 05/2019

Trang 2

1.1 Cách mạng công nghiệp hóa trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa

1.1.1.2 Lịch sử công nghiệp hóa

1.1.2 Cách mạng Công nghiệp hóa tại Việt Nam

1.1.2.1 Công nghiệp hóa tại Việt Nam là gì?

1.1.2.2 Lịch sử công nghiệp hóa tại Việt Nam

1.2 Đường lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.1 Định nghĩa

1.2.2 Quan điểm về công nghiệp hóa

1.2.3 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.4 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.5 Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức

1.2.5.1 Nội dung

Trang 3

1.2.5.2 Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

1.2.6 Kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện đường lối

CHƯƠNG 2: Đánh giá về đường lối xây dựng công nghiệp hóa đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 4

DANH SÁCH CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa – CNH, HĐH

Đảng Cộng sản Việt Nam - ĐCSVN

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộccách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh Cuộc cách mạng côngnghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khácnhư một trào lưu phát triển mới của thế giới Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, côngnghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sửdụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước côngnghiệp phát triển Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội màquá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt Ở ViệtNam, đường lối công nghiệp hóa có thể chia ra làm 2 thời kỳ chính, trước và saukhi đổi mới ( Đại hội Đảng VI -1986)

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, cách mạng số hóa 4.0 ra đời, thì việc đổi mới

đi theo tiến trình của thế giới chính là điều tất yếu Trong giai đoạn đất nước ViệtNam đang phấn đấu đi lên nằm trong nhóm các nước đang phát triển trên thế giới,công cuộc đổi mới đi theo CNH, HĐH là vô cùng quan trọng Nhằm hướng tớimục tiêu đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Chủ tịch

Hồ Chí Minh chỉ dạy, thì điều đáng quan tâm hiện nay là làm sao cho Việt Nam cóthể không bị bỏ lại trên con đường Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Thế giới ởhiện tại và thậm chí là trong tương lai Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài này để nghiêncứu và thảo luận

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu nhằm đi sâu vào tìm hiểu tiến trình xây dựng Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta, và chỉ rõ tầm quan trọng của công cuộc đổimới đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu và xây dựng của đường lối Công nghiệp hóa mà ĐảngCộng sản Việt Nam đề ra và thực hiện

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

Với phương pháp luận là quan điểm của ĐCSVN đi tìm hiểu sâu giúp cho tư duy

và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và hiệu quả Kết hợp với phương phápphân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành là ba phươngpháp nghiên cứu chính khi nghiên cứu đề tài này

Trang 7

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách

mạng công nghiệp hóa đất nước 1.1 Cách mạng công nghiệp hóa trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ cácngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế Đó là tỷ trọng về laođộng, về giá trị gia tăng, v.v

Đây là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tếvới mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế côngnghiệp Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa Sự chuyển biếnkinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sảnxuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn Công nghiệp hóa còn gắn liền với thayđổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên Dầuvậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của công nghiệp hóa hayngược lại thì vẫn còn tranh cãi

1.1.1.2 Lịch sử công nghiệp hóa

Đa phần các xã hội tiền công nghiệp có mức sống không cao hơn mức tự cung tựcấp là mấy Có nghĩa là phần đông dân cư tập trung vào sản xuất những vật phẩm

cơ bản nhất để tồn tại Ví dụ, ở Châu Âu thời Trung Cổ, 80% lao động hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp tự cung tự cấp Một số nền kinh tế tiền công nghiệp,như Hy Lạp cổ đại, đã có các hoạt động trao đổi, thương mại phát triển nhờ đó đạtđược sự thịnh vượng vượt trên mức sinh hoạt cơ bản nhất Nạn đói xảy ra thườngxuyên ở các xã hội tiền công nghiệp Song các nước như Hà Lan và Anh ở thế kỷ

17, 18, các thành quốc Italia ở thế kỷ 15 và Hy Lạp, La Mã cổ đại đã thoát khỏiquy luật trên nhờ trao đổi và buôn bán sản phẩm nông nghiệp Theo ước tính, trongthế kỷ 17, nguồn ngũ cốc của Hà Lan có tới 70% từ nhập khẩu Người Hy Lạp cổđại ở thế kỷ 5 trước Công nguyên nhập khẩu 75% nguồn lương thực

Trang 8

Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên Đây cũng là quê hương của Cáchmạng công nghiệp và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester.Nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba bắt đầu các chương trình công nghiệp hóa dưới

sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nửa cuối thế kỷ

20 Nỗ lực này ở một số nước Đông Á thành công hơn ở các nơi khác trên thế giới(ngoại trừ các quốc gia tiến hành công nghiệp hóa muộn mằn châu Âu, dẫu vậytiến trình của các nước này đã bắt đầu từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai)

Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng côngnghiệp đứng đầu thế giới năm 2005, tiếp sau nó là Nhật Bản và Trung Quốc

Cơ chế phát triển chủ đạo hiện nay theo các tổ chức tổ chức phát triển quốc tế(Ngân hàng thế giới, OECD, các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức tương

tự quốc tế khác) là giảm nghèo Cơ chế này vẫn nhấn mạnh vào sự tăng trưởngkinh tế, nhưng tin rằng các chính sách công nghiệp hóa truyền thống không manglại hiệu quả dài hạn Việc tạo ra và hỗ trợ những ngành công nghiệp nội địa kémhiệu quả là vô ích trong một thế giới tự do thương mại hiện nay

1.1.2 Cách mạng Công nghiệp hóa tại Việt Nam

1.1.2.1 Công nghiệp hóa tại Việt Nam là gì?

Công nghiệp hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ dựavào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính Quá trình côngnghiệp hóa tại Việt Nam bắt đầu từ thời Pháp thuộc khi người Pháp xây dựngnhững cơ sở công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và kéo dài cho đến ngày nay Dù

có một lịch sử công nghiệp hóa lâu dài nhưng đến ngày nay nền công nghiệp ViệtNam vẫn chưa hoàn chỉnh và lạc hậu so với thế giới, tỷ trọng công nghiệp vẫnchưa chiếm ưu thế trong tổng thu nhập quốc gia nên vẫn được xem là một nướcnông nghiệp

1.1.2.2 Lịch sử công nghiệp hóa tại Việt Nam

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 và hiệp định Genevetháng 7 năm 1954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự, sau đó dokhông có tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị chia cắt làm hai miền Miền

Trang 9

Bắc Việt Nam một mặt đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mặt khác trợ giúp Mặttrận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống

Mỹ Trong khi đó, Miền Nam Việt Nam thành lập chính phủ riêng với trợ giúp tàichính và quân sự từ Mỹ và quốc tế, tiến hành xây dựng nền kinh tế theo hướng thịtrường ở miền Nam Việt Nam

Tại miền Bắc, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội gặp rất nhiều khó khăn và tháchthức Gần 100 năm đô hộ của Pháp đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam Dân chủCộng hòa ở miền Bắc có xuất phát điểm rất thấp Sự phát triển kinh tế thời chiếngặp nhiều khó khăn do các chiến dịch ném bom của Mỹ Hơn nửa triệu người chết,các thành phố, các cơ sở công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, làng mạc ruộngđồng bị tàn phá nặng nề Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng địnhmuốn thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ nhằm thống nhất Việt Nam đồng thờicông nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa miền Bắc Miền Bắc thực hiện Kế hoạch 5 nămlần thứ I nhằm xây dựng nền tảng công nghiệp cho nền kinh tế, phát triển nôngnghiệp đủ sức đáp ứng nhu cầu của xã hội Trong thời kỳ này miền Bắc chú trọngphát triển công nghiệp nặng bằng cách đầu tư vào các ngành điện, cơ khí, luyệnkim, hoá chất, vật liệu xây dựng Các chiến dịch ném bom của Mỹ làm gián đoạnquá trình phát triển kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sau Sự kiện VịnhBắc Bộ ngày 2/8/1964 Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam Hội nghị lần thứ

11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng 3/1965 nhận định

"trong cuộc chiến tranh cách mạng yêu nước của nhân dân cả nước chống đế quốc

Mỹ, miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn, nhữngnhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện chotiền tuyến miền Nam Hướng tích cực nhất để làm thất bại âm mưu của địch là tậptrung lực lượng của cả nước để đánh bại hoàn toàn địch ở miền Nam" Ngày2/3/1965 Mỹ bắt đầu Chiến dịch Sấm Rền ném bom phá hủy cơ sở hạ tầng, các cơ

sở công nghiệp, các lực lượng phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéodài cho đến ngày 1/11/1968 Trong suốt thời gian này nền kinh tế miền Bắc chịuthiệt hại nặng nề, không thể tiếp tục phát triển Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộnghòa chấp nhận đàm phán với Mỹ để kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Mỹ chấm dứtném bom Nền kinh tế miền Bắc bước vào giai đoạn phục hồi Cơ sở hạ tầng đượcxây dựng lại, các nhà máy được sửa chữa và tiếp tục hoạt động, sản xuất nôngnghiệp cũng được khôi phục

Trang 10

Tại miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thốngNgô Đình Diệm thực hiện các kế hoạch kinh tế 5 năm nhằm phát triển công nghiệp

để giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu, tiết kiệm ngoại tệ Trọng tâm của chính sáchcông nghiệp Việt Nam Cộng hòa là chế tạo những sản phẩm tiêu thụ thông dụngbằng cách phát triển công nghiệp nhẹ để cung cấp cho thị trường trong nước vàcông nghiệp chế biến nông sản Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, từ năm 1965,đường lối sản xuất thay thế nhập khẩu bị gác lại Việt Nam Cộng hòa từ bỏ việcphát triển kinh tế theo kế hoạch để thay thế bằng chính sách kinh tế tự do, nhànước can thiệp một cách hạn chế vào nền kinh tế Một số ngành công nghiệp nontrẻ như dệt, sản xuất đường bỗng dưng không được bảo hộ nữa nên gặp khó khăn.Nhưng một số ngành khác lại có cơ hội phát triển đa phần là các ngành nhanh cólợi nhuận và dễ thực hiện Số lượng các cơ sở sản xuất nhỏ, ít vốn nhưng có tỷ suấtlợi nhuận cao hoạt động bằng cách nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về chếbiến phát triển mạnh làm nguồn ngoại tệ của Việt Nam Cộng hòa bị hao hụt và nềnkinh tế Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Muốnnhập khẩu cần có ngoại tệ mà nguồn ngoại tệ chủ yếu là viện trợ Mỹ vì xuất khẩucủa Việt Nam Cộng hòa không đủ bù đắp cho nhập khẩu do đó nền kinh tế ViệtNam Cộng hòa ngày càng phụ thuộc vào viện trợ Chính sách tự do hóa nền kinh tế

đã thất bại trong việc xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia khiến nền kinh tếViệt Nam Cộng hòa ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài vì không có một chươngtrình phát triển công nghiệp, không tận dụng được nội lực, thương mại phát triểnmạnh hơn công nghiệp Nhìn chung, công nghiệp vẫn tăng trưởng, trừ năm 1968

và sau đó là năm 1972 bị giảm sút do tác động của chiến tranh

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), Việt Nam tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa

xã hội chủ nghĩa để trở thành một nước công nghiệp hóa Sau 10 năm thực hiện Kếhoạch 5 năm lần thứ II và Kế hoạch 5 năm lần thứ III Việt Nam vẫn chưa xây dựngđược nền tảng công nghiệp quốc gia trong khi nhiều quốc gia khác đã công nghiệphóa thành công bằng mô hình kinh tế kế hoạch Sự sụp đổ của Liên Xô khiến ViệtNam phải thực hiện Đổi mới vào năm 1986 để chuyển hướng sang kinh tế thịtrường Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng

cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽđưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp Tuy nhiên mục tiêu nàykhông thành công Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp hoàn chỉnh ViệtNam tiếp tục đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2030

Trang 11

1.2 Đường lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.1 Định nghĩa

Nghị quyết TW khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra định nghĩa vềcông nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trìnhchuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản

lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiệnđại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ranăng suất lao động xã hội cao

1.2.2 Quan điểm về công nghiệp hóa

Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phươnghóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế Dựa vào nguồn lực trong nước là chính,

đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mởcửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩmnhập khẩu cho có hiệu quả

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phầnkinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo

Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền vớicải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xãhội

Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết hợp côngnghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiệnđại ở những khâu có tính chất quyết định

Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương ánphát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu đểkhai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy môvừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thờixây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả

Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng

Trang 12

1.2.3 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàunước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể.Đại hội X xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta rakhỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Cụ thể, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷtrọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%,dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao độngcông nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%

1.2.4 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức

Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh

1.2.5 Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức

Trang 13

1.2.5.1 Nội dung

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bốicảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với pháttriển kinh tế tri thức Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế

và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Nội dung cơ bản của quá trình này là:

Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiềuvào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với trithức mới nhất của nhân loại

Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước pháttriển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội

Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnhvực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao

1.2.5.2 Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải

quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình côngnghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vìcông nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăngkhu vực công nghiệp, xây dựng dịch vụ và đô thị Nông nghiệp là nơi cung cấplương thực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trườngrộng lớn của công nghiệp và dịch vụ Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểmkhi bắt đầu công nghiệp hóa Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nôngthôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa Ởnước ta, trong những năm qua, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Trang 14

và nông thôn được đặt ở vị trí quan trọng Trong những năm tới, định hướng pháttriển cho quá trình này là:

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giátrị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanhtiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất,chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng,từng địa phương

Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp

Về quy hoạch phát triển nông thôn:

Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, vănminh, môi trường lành mạnh

Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ nhưthủy lợi, giao thông, điện nước, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện,chợ…

Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng caotrình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh,trật tự an toàn xã hội

Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sửdụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, cáckhu đô thị mới Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh

tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch

vụ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nôngthôn, kể cả lao động nước ngoài

Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số

Trang 15

Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngưnghiệp xuống dưới 50% tổng số lao động xã hội và nâng cao tỷ lệ thời gian sửdụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85%.

Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trọng của nông nghiệp giảmcòn công nghiệp, dịch vụ thì tăng lên Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanhhơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Đối với công nghiệp và xây dựng:

Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, côngnghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩmxuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khukinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất Khuyến khích

và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quantrọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nướcngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia

Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng

để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơbản, phân bón, vật liệu xây dựng Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô.Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việtđịnh cư ở nước ngoài

Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bayquốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lướicung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủylợi, cấp thoát nước Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệmnăng lượng Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông

Đối với dịch vụ:

Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chấtlượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành

Ngày đăng: 13/12/2019, 18:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công nghiệp Việt Nam vẫn lạc hậu sau 30 năm Đổi mới, VnExpress, 22/4/2016 2. Báo cáo về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Vietnam Finance, 21/12/2018 Khác
3. CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, Nguyễn Xuân Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Khác
4. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, 11/01/2016, Báo Nhân dân Khác
5. Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và Đấu tranh thống nhất đất nước, Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, Chính phủ Việt Nam, 20/08/2010 Khác
6. GIAI ĐOẠN 1955-1975: XÂY DỰNG CNXH VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, Khôi phục kinh tế và đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, Chính phủ Việt Nam Khác
7. Hiện tình kinh tế Việt Nam – Quyển I, trang 22, Nguyễn Huy, Nxb Lửa Thiêng, 1972 Khác
8. Hiện tình kinh tế Việt Nam – Quyển I, trang 12-14, Nguyễn Huy, Nxb Lửa Thiêng, 1972 Khác
9. Tiêu chí nước công nghiệp của Việt Nam năm 2020, VnEconomy, 29/09/2007 10. Mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 không đạt: kết thúc một mơ ước duy ý chí, Một thế giới, 13/04/2016 Khác
11. Vượt thách thức đưa VN thành nước công nghiệp hiện đại, Vietnamnet, 29/07/2015 Khác
12. Đến năm 2030: Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 23/03/2018 Khác
13. Lao động dồi dào, chi phí rẻ: Việt Nam là điểm đến 'hot' của nhà đầu tư, vnmedia.vn, 01/05/2017 Khác
14. 30 năm đón vốn FDI: Chuyển giao công nghệ không như kỳ vọng, Thời báo Tài chính, 25/06/2018 Khác
17. NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 Khác
18. Giáo dục Việt Nam trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện, Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội, 13/05/2019 Khác
19. Năng lực nghiên cứu khoa học Việt Nam ra sao?, Báo Dân trí, 15/06/2012 20. Thực trạng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nước, Tạp chí Tài chính, 01/01/2018 Khác
21. Mức độ chuyển giao công nghệ của khu vực FDI: Chưa đạt như kỳ vọng, Báo Công thương, 19/10/2017 Khác
22. Doanh nghiệp chưa quan tâm hoạt động nghiên cứu và phát triển, Báo Nhân dân, 18/08/2018 Khác
23. Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 168-169, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014 Khác
24. Quá nhiều tiền đổ vào nền kinh tế, Việt Nam liệu có đang phồn hoa giả tạo?, Báo Dân trí, 18/04/2018 Khác
25. Chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam, Trần Văn Thọ, Báo Tia sáng, 15/01/2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w