1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án cơ điện tử: Thiết kế hệ thống ĐHKK cho khách sạn biển ngọc sơn trà, đà nẵng

98 198 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

TÓM TẮT ĐỒ ÁNĐề tài:“Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách BIỂN NGỌC-TP Đà Nẵng” gồm có 5 chương với các nội dung chính sau: Chương 1 : TỔNG QUAN Giới thiệu tổng quan về khách s

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA:CÔNG NGHỆ NHIỆT-ĐIỆN LẠNH

BỘ MÔN:ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-o0o -ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THI T K H TH NG ĐHKK CHO KHÁCH S N ẾT KẾ HỆ THỐNG ĐHKK CHO KHÁCH SẠN ẾT KẾ HỆ THỐNG ĐHKK CHO KHÁCH SẠN Ệ THỐNG ĐHKK CHO KHÁCH SẠN ỐNG ĐHKK CHO KHÁCH SẠN ẠN

GVHD: TS NGUYỄN THÀNH VĂN SVTH: LÊ QUANG HOÀNG

MSSV: 104110091

Đà Nẵng, tháng 5/2016

Trang 2

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2 Các số liệu ban đầu:

3 Yêu cầu nội dung thuyết minh và tính toán:

4 Các bản vẽ và đồ thị:

Bao gồm các bản vẽ:

5 Cán bộ hướng dẫn:

6 Ngày giao nhiệm vụ: 02/2016

7 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 05/2016

Trang 3

Đà Nẵng, ngày….tháng….năm 2016 Đà Nẵng, ngày….tháng….năm 2016

Sinh viên đã hoàn thành và nộp toàn bộ báo cáo cho khoa.

mà mình sẽ làm trong tương lai khi tốt nghiệp ra trường

Trang 4

Với đề tài “Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách sạn BIỂN NGỌC – TP ĐàNẵng”, sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án, cùng với sự hướng dẫn tận tình củathầy giáo hướng dẫn về đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và kinhnghiệm cho công việc tương lai sau này.

Trong suốt quá trình làm đồ án với sự nổ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận

tình của thầy: TS Nguyễn Thành Văn cùng các thầy cô khác trong khoa đến nay đồ

án của em đã được hoàn thành Mặc dù em đã cố gắng tìm tòi và học hỏi nhưng dokinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình làm

đồ án Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để em hoàn thiệnhơn về kiến thức chuyên môn

Em xin chân thành cảm ơn thầy: TS Nguyễn Thành Văn đã tận tình hướng dẫn

em trong thời gian tìm hiểu và thực hiện Đề Tài Tốt Nghiệp này Sự hướng dẫn, góp ýtận tình của thầy đã là nguồn động viên to lớn giúp em rất nhiều trong quá trình thựchiện đề tài Và em cũng cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công Nghệ Nhiệt - Điện Lạnh

đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Công nghệ Nhiệt - ĐiệnLạnh thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình

là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Lê Quang Hoàng

Trang 5

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đề tài:“Thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho khách BIỂN NGỌC-TP Đà

Nẵng” gồm có 5 chương với các nội dung chính sau:

Chương 1 : TỔNG QUAN

Giới thiệu tổng quan về khách sạn BIỂN NGỌC TP Đà Nẵng.Giới thiệu về điều hòa không khí, vai trò và phân loại các hệ thống điều hòa không khí, lựa chọn thông

số tính toán và sơ đồ điều hòa không khí

Chương 2 : TÍNH NHIỆT THỪA, ẨM THỪA, KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG

Chương này nhằm tính toán các tổn thất nhiệt thừa và ẩm thừa cho từng không gian điều hoà của công trình để xác định năng suất lạnh yêu cầu của từng không gian điều hoà và của tổng thể công trình,đồng thời kiểm tra hiện tượng đọng sương bên ngoài kết cấu.

Chương 3 : THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒAKHÔNG KHÍ

Thành lập sơ đồ điều hòa không khí phù hợp cho công trình, xác định các quá trình thay đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I-d nhằm mục đích xác định các khâu cần xử lí và năng suất của nó để đạt được trạng thái không khí cần thiết trước khi thổi vào phòng, làm cơ sở tính chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí.

Chương 4 : TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG

Tính chọn công suất lạnh ứng với điều kiện vận hành,dựa vào công suất ta chọn dàn lạnh và dàn nóng cho công trình Ngoài ra, ta tính chọn đường ống dẫn môi chất, bộ chia gas.

Chương 5 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ

Dựa trên cơ sở tính toán sơ đồ điều hòa không khí ta tính chọn hệ thống phân phối không khí là các miệng hút,miệng thổi và hệ thống vận chuyển không khí là hệ thống đường ống, quạt.

Trang 6

Hình 1.7: Máy điều hòa không khí dạng cửa sổ.

Hình 1.8: Cấu tạo máy điều hòa không khí dạng của sổ

Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa kiểu rời

Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa dạng ghép

Hình 1.11: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa VRV

Hình 1.12: Nguyên lý dàn lạnh FCU

Hình 1.13: Cấu tạo bên trong AHU

Hình1.14 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa water chiller

Hình 1.15: Sơ đồ nguyên lý hệ thống diều hòa dạng tủ

Hình 3.1 Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp

Hình 3.2 Đồ thị I-d cho sơ đồ mùa hè

Hình 4.1: Dàn lạnh âm trần dạng mỏng

Hình 4.2:Dàn nóng VRV

Hình 4.3.Các dàn lạnh và dàn nóng đã chọn

Hình 4.4: Bộ chia gas và đường ống cho cụm dàn nóng số 1

Hình 4.5: Bộ chia gas và đường ống cho cụm dàn nóng số 2

Hình 4.6: Bộ chia gas và đường ống cho cụm dàn nóng số 5

Hình 4.7: Bộ chia gas và đường ống cho cụm dàn nóng số 6

Hình 5.1.Treo đỡ đường ống gió

Hình 5.2: bố trí dàn lạnh dấu trần trong phòng ngủ

Hình 5.3: Đường ống cấp gió tươi tầng 3

Hình 5.4:Quạt hướng trục nối ống gió

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các khu vực cần điều hòa của công trình

Bảng 1.2: Tốc độ gió TCVN 5687 - 1992

Bảng 1.4: Nhiệt độ và độ ẩm tính toán ngoài trời

Trang 7

Bảng 2.7 Nhiệt do lọt không khí vào phòng Q7

Bảng 2.12 Tổng kết các nguồn nhiệt

Bảng 3.1: Bảng tổng kết các thông số:

Bảng 4.1.Năng suất lạnh yêu cầu của tầng 1,2

Bảng 4.2.Năng suất lạnh tiêu chuẩn yêu cầu cho từng phòng,(kW)

Bảng 4.7 : Chọn bộ chia gas khác sau bộ chia gas đầu tiên tính từ dàn nóng

Bảng 4.8.Chọn bộ chia ga dàn nóng theo số modul

Bảng 4.9 : Kích cỡ ống đồng kết nối với dàn nóng

Bảng 4.10 : Kích cỡ ống đồng kết nối giữa các bộ chia gas dàn lạnh

Bảng 4.11 : Kích cỡ ống đồng nối giữa bộ chia gas vs dàn lạnh

Q- Lưu lượng không khí tươi; nhiệt lượng

Trang 8

- Nồng độ CO2 cho phép trong không gian cần điều hòa.

của kính, độ bẩn của kính, độ che khuất của cửa và của hệ thống che nắng

- Hệ số hấp thụ của kết cấu bao che

Trang 9

WT- Lượng ẩm thừa.

n- Số người

g- Lượng ẩm do một người tỏa ra

q- Lượng nhiệt do một người tỏa ra

W- Năng suất làm khô

Trang 10

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN

1.1.GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH:

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công trình:

Khách sạn Biển Ngọc nằm ở Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà

được chia làm nhiều khu vực:

- Tầng 1 là tầng hầm giữ xe và làm khu vực café

- Tầng 2 được dùng làm đại sảnh và phòng lễ tân

Trang 11

Hình 1.2: M t b ng t ng 2ặt bằng tầng 2 ằng tầng 2 ầng 2

Hình 1.3: M t b ng t ng 3-8ặt bằng tầng 2 ằng tầng 2 ầng 2

1.2 GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ:

1.2.1 Vai trò của điều hòa không khí:

Trang 12

* Khái niệm ĐHKK:

Điều hòa không khí là quá trình sưởi ấm hoặc làm mát không gian cần xử lí không khí, trong đó các thông số về nhiệt độ và độ ẩm tương đối, sự tuần hoàn lưu thông phân phối không khí, độ sạch bụi, cũng như các tạp chất hóa học, tiếng ồn…được điều chỉnh trong phạm vi cho trước theo yêu cầu của không gian cần điều hòa mà không phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết đang diễn ra ở bên ngoài không gian điều hòa

* Vai trò và ứng dụng:

Điều hòa không khí tạo ra và giữ ổn định các thông số trạng thái của không khí trong không gian hoạt động của con người luôn nằm ở vùng cho phép, để cho con người luôn cảm thấy dễ chịu nhất

Ngoài ra điều hòa không khí đáp ứng việc đảm bảo các thông số trạng thái của không khí theo điều kiện của công nghệ sản xuất

1.2.2.Ảnh hưởng của môi trường không khí đến con người:

Hình 1.4 Ảnh hưởng của môi trường đến con người

1.Nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người Cơ thể con người có

nhiệt, cơ thể luôn trao đổi nhiệt với môi trường theo hai hình thức sau:

Trang 13

- Truyền nhiệt: từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh theo ba cách: dẫn

nhiệt, đối lưa và bức xạ Nói chung nhiệt lượng trao đổi theo hình thức truyền nhiệtphụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh Lượng nhiệt

- Tỏa ẩm: có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi trường

càng cao thì cường độ tỏa ẩm càng lớn Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùngvới hơi nước dưới dạng nhiệt ẩm, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩm, ký hiệu

qw

nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó là thoát mồ hôi Người ta đã tínhđược rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể thải được một lượng nhiệt xấp xỉ 2500J Nhiệt

độ càng cao, độ ẩm môi trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều Nhiệt ẩn

có giá trị càng cao khi hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt không thuận lợi

Tổng nhiệt lượng truyền nhiệt và tỏa ẩm phải đảm bảo luôn bằng lượng nhiệt do cơ

Đây là một phương trình cân bằng động, giá trị của mỗi một đại lượng trongphương trình có thể thay đổi tuỳ thuộc vào cường độ vận động, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độchuyển động của không khí môi trường xung quanh

Khi nhiệt độ không khí xung quanh giảm xuống, cường độ trao đổi nhiệt đối lưugiữa cơ thể và môi trường sẽ tăng lên Cường độ càng tăng nếu độ chênh lệch nhiệt độgiữa bề mặt cơ thể và không khí càng tăng, nếu độ chênh lệch này càng lớn thì nhiệtlượng từ cơ thể mất đi càng lớn và đến một lúc nào đó sẽ có cảm giác ớn lạnh Việcgiảm nhiệt độ các bề mặt xung quanh sẽ làm gia tăng cường độ trao đổi nhiệt bằng bức

xạ, ngược lại nếu nhiệt độ các bề mặt xung quanh tiến gần đến nhiệt độ cơ thể thìthành phần trao đổi bằng bức xạ sẽ giảm đi rất nhanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số con người sẽ cảm thấy dễ chịu trong vùng nhiệt

2 Độ ẩm tương đối:

Trang 14

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng quyết định tới khả năng thoát mồ hôi vào môitrường không khí xung quanh Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi φ<100% Độ ẩmthấp thì khả năng thoát mồ hôi càng cao, cơ thể cảm thấy dễ chịu.

Độ ẩm quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với con người

- Độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể cảm thấy nặng nề,

mệt mỏi, và dễ gây cảm cúm Người ta nhận thấy ở một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi, khi độ ẩm lớn khả thoát mồ hôi chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp mồ hôi nhớp nháp

- Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp mồ hôi sẽ dễ bay hơi nhanh làm da khô, gây nứt nẻ

chân tay, môi… Như vậy độ ẩm thấp cũng không có lợi cho cơ thể.Độ ẩm thích hợp

Độ ẩm thích hợp nhất đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng=

60  75%

3 Tốc độ không khí:

Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt và trao đổichất (thoát mồ hôi) giữa cơ thể với môi trường xung quanh, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cung cấp oxy.Khi tốc độ lớn, cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên Vì vậy khi đứng trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi yên tĩnh trong cùng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ

Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ quá lớn thì cơ thể mất nhiệt gây cảm giác lạnh Tốc độ gió thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ gió, cường độ lao động, độ

ẩm, trạng thái sức khoẻ của mỗi người…

Khi nhiệt độ phòng thấp cần chọn tốc độ gió nhỏ, tránh gây cảm giác lạnh

Trong kỹ thuật điều hoà không khí ta chỉ quan tâm tới tốc độ không khí trong vùng làm việc (vùng dưới 2m kể từ sàn nhà) Đây là vùng mà mọi hoạt động của con người đều xảy ra trong đó

Trang 15

Hình 15 Vùng làm việc

Tốc độ gió thích hợp phụ thuộc vào nhiệt độ phòng Ngoài ra còn phụ thuộc vàoquàn áo mặc, cường độ hoạt động và sức khỏe Tốc độ gió theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687-1992

Bảng 1.2- Tốc độ gió TCVN 5687-1992

Vi khí hậu tự nhiên ≥ 0,5 m/s ≤ 0,1 m/s

Nên chọn hướng gió phù hợp

Hình 1.6 Hướng gió phù hợp

4 Nồng độ bụi.

Bụi ảnh hưởng đến con người dưới các góc độ:

Trang 16

- Ảnh hưởng đến thị giác – đau mắt hột;

Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất, nồng độ và kích thước của bụi Kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu hơn, khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó khử bụi Hạt bụi lớn thì khả năng khử dễ hơn nên ítảnh hưởng đến con người

6 Nồng độ CO2

Khí CO2 không phải là chất độc nhưng sự tồn tại nhiều của nó trong không khí làm

Lưu lượng không khí cần thiết để thải khí CO2

2

co kk

V

V =

Trong đó:

Trang 17

o VCO2là lượng CO2 do 01 người thải ra trong 1 giờ, m3/h.người;

o β lànồng độ CO2 cho phép, % thể tích Thường chọn β= 0,15%;

o α là nồng độ thể tích của CO2 có trong không khí vào, chọn α=0,03%

Bảng 1.3-Ảnh hưởng nồng độ CO 2 trong không khí

Nồng độ CO 2 ,

Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây ra nguy hiểm

Có thể chia ra 3 nhóm các đối tượng yêu cầu độ ồn khác nhau:

Trang 18

- Độ ồn thấp < 30 dB: Thư viện, phòng ngủ, phòng studio (thu âm, thu lời, phát

thanh viên, phim trường);

- Độ ồn cao 85 dB : Công xưởng, xí nghiệp, nhà máy;

- Độ ồn trung bình 35 – 45 dB : Công sở, bệnh viện, nhà hát, nhà hàng, quán

cafê, ngân hàng, khách sạn, trường học, siêu thị, chung cư, nhà ga, hộitrường, vv…

Do đặc điểm của công trình ( Khách Sạn ) nên theo bảng 2.10 với độ ồn cực đại chophép đối với khách sạn (T39/TL[1]), ta chọn độ ồn cực đại cho phép 35dB

1.2.3.Ảnh hưởng của môi trường không khí đến sản xuất:

Các thông số môi trường ảnh hưởng đến con người, điều này tác động năng suấtlàm việc và chất lượng sản phẩm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp

1 Nhiệt độ:

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến nhiều loại sản phẩm Một số quá trình sản xuất đòi hỏiphải nằm trong một giới hạn nhiệt độ nhất định

Trang 19

- Khi tốc độ lớn: Sản phẩm bay hơi nước nhanh làm giảm chất lượng và khối lượng.Ngoài ra, với các nhà máy sợi dệt thì làm cho sản phẩm bay khắp phòng,… Vì vậy đòihỏi tốc độ không được vượt quá mức cho phép.

- Khi tốc độ nhỏ: Sự tuần hoàn gió trong phòng thấp làm cho sự trao đổi nhiệt ẩmkém, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm trong phòng

4 Độ trong sạch của không khí.

Có nhiều ngành sản xuất bắt buộc phải thực hiện trong phòng không khí cực kỳtrong sạch như sản xuất hàng điện tử bán dẫn, tráng phim, quang học Một số ngànhthực phẩm cũng đòi hỏi cao về độ trong sạch của không khí, tránh làm bẩn các thựcphẩm

Như vậy, con người và sản xuất đều cần có môi trường không khí với các thông

số thích hợp Môi trường không khí tự nhiên không thể đáp ứng được những đòi hỏi

đó Vì, vậy phải sử dụng biện pháp tạo ra vi khí hậu nhân tạo bằng cách thông gió,điều hòa không khí

1.2.4 Phân loại hệ thống điều hòa không khí:

Có nhiều cách phân loại hệ thống ĐHKK vì chúng rất đa dạng và phong phú nhằmđáp ứng nhiều ứng dụng của các ngành kinh tế Tuy nhiên, có thể phân loại theo một

số đặc điểm sau:

1.2.4.1 Theo mức độ quan trọng: 3 loại

*Hệ thống điều hòa không khí cấp I: là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì cácthông số tính toán với mọi phạm vi thông số bên ngoài trời

*Hệ thống điều hòa không khí cấp II: hệ thống điều hòa có khả năng duy trì cácthông số tính toán trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong một năm

*Hệ thống điều hòa không khí cấp III: hệ thống điều hòa có khả năng duy trì cácthông số tính toán trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong một năm

1.2.4.2.Theo đặc điểm khâu xử lý nhiệt ẩm:3 loại

Trang 20

*Hệ thống điều hòa cục bộ: là hệ thống điều hòa nhỏ chỉ sử dụng cho một khônggian hẹp (phòng nhỏ): máy điều hòa kiểu rời, máy điều hòa dạng cửa sổ, máy điều hòakiểu ghép.

*Hệ thống điều hòa phân tán: là hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý nhiệt

ẩm phân tán nhiều nơi, như: hệ thống điều hòa kiểu VRV (Variable RefrigerantVolume), kiểu làm lạnh bằng nước (Water chiller),…

*Hệ thống điều hòa trung tâm: là hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý khôngkhí được thực hiện ở một trung tâm, sau đó được dẫn theo hệ thống kênh gió vàophòng (máy điều hòa dạng tủ)

1.2.4.3 Một số cách khác

*Theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm: Hệ thống điều hòa kiểu khô, Hệ thống điều hòakiểu ướt

*Theo đặc điểm môi chất giải nhiệt: Giải nhiệt bằng gió, giải nhiệt bằng nước

*Theo khả năng xử lý nhiệt ẩm: Máy điều hòa một chiều, máy điều hòa hai chiềunóng lạnh

1.3.ĐẶC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ:

1.3.1 Hệ thống kiểu cục bộ.

Đây là hệ thống chỉ điều hòa không khí trong một phạm vi hẹp, thường chỉ mộtphòng riêng độc lập hoặc một vài phòng nhỏ

1 Máy điều hòa cửa sổ:

Được lắp đặt trên tường, nó là một tổ máy lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh thành mộtkhối tại nhà máy sản xuất Trong khối này có đầy đủ dàn nóng, dàn lạnh, máy nén, hệthống đường ống gas, hệ thống điện Máy loại này có công suất nhỏ từ 7000, 9000,12000,18000 và 24000 Btu/h

Trang 21

76

54

Hình 1.7.Máy điều hòa không khí dạng cửa sổ.

Hình 1.8.Cấu tạo máy điều hòa không khí dạng của sổ.

Trang 22

Chú thích:

1 - Dàn nóng; 2 - Máy nén ; 3 - Động cơ quạt; 4 - Quạt dàn lạnh

5 - Dàn lạnh; 6 - Lưới lọc; 7 - Cửa hút gió lạnh; 8 - Cửa thổi gió; 9 - Tường nhà.Hình 1.2b trình bày cấu tạo bên trong của một máy điều hòa dạng cửa sổ Bìnhthường dàn lạnh đặt phía bên trong phòng, dàn nóng nằm phía ngoài Quạt dàn nóng

và dàn lạnh đồng trục và chung động cơ Quạt dàn lạnh thường là quạt dạng ly tâmkiểu lồng sóc cho phép tạo lưu lượng và áp lực lớn để có thể thổi gió đi xa, hoạt động

êm Riêng quạt dàn nóng là kiểu hướng trục do cần lưu lượng lớn, không cần cột áplớn Ở giữa máy có vách ngăn cách khoang dàn lạnh và khoang dàn nóng

Gió trong phòng được hút vào cửa hút nằm ở giữa phía trước máy và được đưa vàodàn lạnh làm mát và thổi ra cửa gió đặt phía trên hoặc bên cạnh Cửa thổi gió có cáccánh hướng gió có thể chuyển động qua lại nhằm điều chỉnh hướng gió tới các vị tríbất kỳ trong phòng

Không khí giải nhiệt dàn nóng được lấy ở hai bên hông của máy Khi quạt hoạtđộng gió tuần hoàn vào bên trong và được thổi qua dàn nóng và sau đó ra ngoài Khilắp đặt máy điều hòa cửa sổ cần lưu ý đảm bảo các cửa lấy gió nhô ra khỏi tường mộtkhoảng cách nhất định không được che lấp các cửa sổ lấy gió

2 Máy điều hòa kiểu rời:

Để khắc phục nhược điểm của máy điều hòa cửa sổ là không thể lắp đặt cho cácphòng nằm sâu trong công trình và sự hạn chế về kiểu mẫu, người ta chế tạo ra máyđiều hòa kiểu rời, ở đó dàn lạnh và dàn nóng được tách thành hai khối

Máy điều hòa rời gồm hai cụm: dàn nóng và dàn lạnh được bố trí tách rời nhau Nốiliên kết giữa hai cụm là các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển Máy nén thườngđặt ở bên trong cụm dàn nóng, điều khiển làm việc của máy từ dàn lạnh thông qua bộđiều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa

* Thiết bị chính:

1) Dàn lạnh (indoor unit): được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu

ống đồng cánh nhôm Dàn lạnh được trang bị quạt ly tâm (lồng sóc) Dàn lạnh cónhiều dạng khác nhau cho phép người sử dụng có thể lựa chọn phù hợp với kết cấu tòanhà và không gian lắp đặt Dàn lạnh thường có đường nước ngưng, các ống thoát nước

Trang 23

ngưng phải có độ dốc nhất định để nước ngưng có thể chảy kiệt và không đọng lại trênđường ống gây đọng sương Ống nước ngưng thường là ống PVC và có bọc mút cáchnhiệt nhằm tránh đọng sương bên ngoài.

2) Dàn nóng(outdoor unit): cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm,

có quạt kiểu hướng trục Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà khôngcần che nắng che mưa Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp từ mặttrời, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy

3) Ống dẫn gas: liên kết dàn nóng và dàn lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas.

Kích cỡ ống được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc căn cứ vào các đầunối của máy Ống dịch nhỏ hơn ống gas Khi sử dụng máy điều hòa chỉ có chế độ làmlạnh thì các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy.Ngoài ra cũng bọc mút cách nhiệt

4) Dây điện điều khiển: tùy hãng mà số lượng dây có khác nhau từ 3÷6 sợi Kích

5) Dây điện động lực: thường được nối với dàn nóng Tùy theo công suất mà dây

điện nguồn chia làm 3 pha Thường công suất trên 36000 Btu/h thì dùng điện 3 pha Sốdây điện động lực tùy thuộc vào máy 1 pha, 3 pha và hãng máy

Công suất nhỏ từ 9.000÷60.000 Btu/h Bao gồm chủ yếu các model sau:9000,12.000,18.000,24.000,36.000,48.000,60.000 Btu/h Tùy theo hãng chế tạo mà sốmodel mỗi chủng loại khác nhau

o Theo chế độ làm việc: Máy một chiều và máy hai chiều

o Theo đặc điểm của dàn lạnh: Máy điều hòa gắn tường, đặt nền, áp trần, dấutrần, cassette, máy điều hòa kiểu vệ tinh

Trang 24

Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa kiểu rời

3 Máy điều hòa ghép:

Để hạn chế có nhiều dàn nóng, chiếm nhiều diện tích lắp đặt nên sử dụng máy điềuhòa ghép

Thực chất là máy điều hòa kiểu rời nhưng ở đây một dàn nóng được sử dụng với từ

2 đến 4 dàn lạnh Máy điều hòa kiểu hai mảnh thổi tự do: đây là loại máy có công suấttrung bình.Như vậy, về cơ bản máy điều hòa ghép có các đặc điểm của máy điều hòahai mảnh

Trang 25

DÂY ĐỘNG LỰC

DÀN NÓNG APTOMAT

DÀN LẠNH

BỘ ĐIỀU KHIỂN

ỐNG DỊCH ĐI

ỐNG GA VỀ DÂY ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

ỐNG NƯỚC NGƯNG

DÀN LẠNH

BỘ ĐIỀU KHIỂN

Hình 1.10.Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa dạng ghép

Ngoài ra máy điều hòa ghép còn có các ưu điểm khác:

- Tiết kiệm không gian lắp đặt dàn nóng;

- Chung điện nguồn, giảm chi phí lắp đặt

4 Máy điều hòa kiểu rời dạng tủ thổi trực tiếp:

Máy điều hòa kiểu rời dạng tủ là máy điều hòa có công suất trung bình Đây là dạngmáy rất hay được lắp đặt ở các nhà hàng và sảnh của các cơ quan Công suất của máy

từ 36.000  120.000 Btu/h.Về nguyên lý lắp đặt cũng giống như máy điều hòa rờigồm dàn nóng, dàn lạnh và hệ thống ống đồng, dây điện nối giữa chúng

o Dàn lạnh: Có dạng khối hộp (dạng tủ) Cửa thổi đặt phía trên cao, thổi ngang.

Trên miệmg thổi có các cánh hướng dòng, các cánh này có thể cho chuyển động qualại hoặc đứng yên để hướng gió tới vị trí cần thiết Cửa hút đặt phía dưới cùng một mặtvới cửa thổi, trước cửa hút có phin lọc bụi, định kỳ người sử dụng cần vệ sinh phin lọccẩn thận

o Dàn nóng: Là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm Quạt dàn nóng là quạt

hướng trục có thể thổi ngang hoặc thổi đứng, máy nén lạnh dạng kín đặt bên trong dànnóng

ỐNG NƯỚC NGƯNG

Trang 26

Bộ điều khiển dàn lạnh đặt phía mặt trước của dàn lạnh, ở đó có đầy đủ các chứcnăng điều khiển cho phép đặt nhiệt độ phòng, tốc độ chuyển động của quạt,…

nhiệt thấp;

đặt ngay trong phòng mà không bị ảnh hưởng

1.3.2 Hệ thống kiểu phân tán.

Máy điều hòa phân tán là máy điều hòa mà khâu xử lý không khí phân tán nhiềunơi

Có 2 dạng phổ biến:

o Máy điều hòa kiểu VRV

Máy điều hòa không khí VRV.

khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần hoàn và qua đó có thể thay đổi công suấttheo phụ tải bên ngoài

rời độ dài đường ống dẫn gas, chênh lệch độ cao giữa dàn nóng, dàn lạnh và công suấtlạnh bị hạn chế

với nhiều dàn lạnh khác nhau (từ 4 ÷ 16 dàn) và chênh lệch độ cao giữa các dàn cũngnhư độ dài đường ống lớn hơn

của dàn nóng;

Trang 27

 chiều dài cho phép lớn (100m), độ cao chênh lệch giữa các OU và IU là 50mcòn giữa các IU là 15m, thích hợp cho các tòa nhà cao tầng;

hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay nhờ bộ biến tần;

thống;

vừa;

giảm dần

Hình 1.11.Sơđồ nguyên lý máy điều hòa VRV

Hệ thống bao gồm các thiết bị chính: Dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống đường ống dẫn

và phụ kiện

Trang 28

Daikin cũng đã đưa ra VRV cải tiến goi là VRVIII có nhiều tính năng vượt trội

Hệ VRVIII được chia làm 2 loại: loại thông thường và loại có hiệu suất cao Loại hiệu suất cao có đặc điểm là dàn nóng lớn hơn VRVIII là phiên bản cải tiến quan trọng của

VRV, đánh dấu một cuộc cách mạng về công nghệ điều hòa không khí cho các tòa nhà Những kỹ thuật điều hòa không khí mới nhất được áp dụng Dàn nóng của hệ thống này gồm 1 đến 4 máy nén trong đó có một máy nén được điều khiển biến tần (inverter) Khả năng thay đổi phụ tải của máy nén inverter rất rộng do tần số điện có thể thay đổi trong phạm vi từ 50Hz đến 210 Hz Nhờ đó điều chỉnh năng xuất lạnh từ

21 cấp trở lên 5Hp điều chỉnh được 21 cấp, 54 Hp điều chỉnh được 62 cấp

Vừa qua, Daikin mới đưa ra hệ thống VRVII W giải nhiệt nước Cấu tạo hệ thống cũng như VRVII nhưng các dàn nóng giải nhiệt bằng nước Như vậy mỗi tầng chỉ cần

một phòng nhỏ để lắp đặt dàn nóng Ống gas sẽ nối tới các dàn lạnh cùng tầng Trên tầng thượng có tháp giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt phục vụ cho dàn nóng tất cả cáctầng Với phương án này, hệ VRV có thể lắp đặt cho tòa nhà với bất kì chều cao nào

a) Máy ĐHKK làm lạnh bằng nước (water chiller).

Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm

nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là cácFCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí Như vậy trong hệ thống này nước sử dụnglàm chất tải lạnh

Hệ thống gồm các thiết bị chính sau:

- Cụm máy lạnh Chiller

- Tháp giải nhiệt (Chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn nóng (Chiller giải nhiệtbằng gió)

- Bơm nước giải nhiệt

- Bơm nước lạnh tuần hoàn

- Bình giản nở và cấp nước bổ sung

- Hệ thống xử lý nước

- Các dàn lạnh FCU và AHU

Trang 29

* Cụm Chiller:cụm máy lạnh Chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều

hòa kiểu làm lạnh bằng nước Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hòa

tải lạnh Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nơi chế tạo, vớicác thiết bị sau:

1) Máy nén: Có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy

nén pittông nửa kín

2) Thiết bị ngưng tụ: Tùy thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị ngưng tụ là bình

ngưng hay dàn ngưng Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải nhiệtbằng gió sử dụng dàn ngưng Nếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giảinhiệt và bơm nước giải nhiệt Trên thực tế, nước ta thường hay sử dụng máy giải nhiệtbằng nước vì có hiệu quả cao và ổn định hơn

3) Bình bay hơi: Bình bay hơi thường hay sử dụng là bình bay hơi ống đồng có

cánh Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống Bình bay hơi được

đóng băng gây nổ bình Công dụng bình bay hơi là làm lạnh nước

* Dàn lạnh FCU (Fan Coil Unit): là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt

gió Nước chuyển động trong ống, không khí chuyển động ngang qua cụm ống trao đổinhiệt, ở đó không khí được trao đổi nhiệt ẩm, sau đó thổi trực tiếp hoặc qua một hệthống kênh gió vào phòng Quạt FCU là quạt lồng sóc dẫn động trực tiếp

Hình 1.12 Nguyên lý dàn lạnh FCU

Trang 30

* Dàn lạnh AHU (Air Handling Unit): Tương tự FCU, AHU thực chất là dàn trao

đổi nhiệt Nước lạnh chuyển động bên trong cụm ống trao đổi nhiệt, không khí chuyểnđộng ngang bên ngoài, làm lạnh và được quạt thổi theo hệ thống kênh gió tới cácphòng Quạt AHU thường là quạt ly tâm dẫn động bằng dây đai

- AHU có hai loại:

- AHU thường được lắp ghép từ nhiều modul: buồng hòa trộn, bộ lọc bụi, dàn traođổi nhiệt, hộp quạt

Hình 1.13 Cấu tạo bên trong AHU

* Bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt:

- Chọn lựa dựa vào công suất và cột áp

* Các hệ thống thiết bị khác:

- Bình giãn nở và cấp nước bổ sung: Có công dụng bù giãn nở khi nhiệt độ nướcthay đổi và bổ sung thêm nước khi cần Nước bổ sung phải được qua xử lý cơ khí cẩnthận

- Hệ thống đường ống nước lạnh là ống thép bọc cách nhiệt, sử dụng để tải nướclạnh từ bình bay hơi tới các FCU và AHU

- Hệ thống đường ống giải nhiệt là thép tráng kẽm

Trang 31

- hệ thống hoạt động ổn định, bền và tuổi thọ cao;

Hình1.14 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa water chiller

1.3.3 Hệ thống kiểu trung tâm.

Đây là hệ thống ĐHKK mà nhiệt ẩm được xử lý ở một trung tâm rồi được các kênhgió dẫn đến các hộ tiêu thụ

Trang 32

Trên thực tế máy điều hòa dạng tủ là máy điều hòa kiểu trung tâm Ở trong hệ thốngnày không khí sẽ được xử lý nhiệt ẩm trong một máy lạnh lớn, sau đó được dẫn theo

hệ thống kênh dẫn đến các hộ tiêu thụ

Có hai loại hệ thống kiểu trung tâm:

- Giải nhiệt bằng nước: Toàn bộ hệ thống lạnh được lắp đặt kín trong một tủ, nối rangoài chỉ là các đường ống nước giải nhiệt

- Giải nhiệt bằng không khí: Gồm hai mảnh IU và OU rời nhau

rạp phim, hội trường, phòng họp,…;

phòng đóng cửa vẫn được làm lạnh

Trang 33

Hình 1.15 Sơ đồ nguyên lý hệ thống diều hòa dạng tủ

1.4 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HỆ THỐNG ĐHKK:

Hiện nay trên thị trường phổ biến 3 loại hệ thống điều hòa: hai mảnh, Water Chiller,VRV Do đó ở đây phân tích 3 hệ thống trên để lựa chọn

1.4.1 Hệ thống điều hòa hai mảnh

* Ưu điểm của hệ thống điều hòa 2 mảnh : có vốn đầu tư thấp, giá vận hànhthấp, hoạt động hoàn toàn tự động, vận hành, bảo trì, sửa chữa dễ dàng, không cầnphòng máy, không cần công nhân vận hành độ tin cậy lớn, có khả năng sử dụng cụcbộ( cần phòng nào làm lạnh phòng đó)

* Nhược điểm của hệ thống điều hòa 2 mảnh :

-Năng suất lạnh nhỏ nên rất khó áp dụng cho phòng lớn như các phòng hội thảo haynhà hàng,… Nếu có dùng thì phải dùng rất nhiều máy mới đủ Đồng thời đường ốngdẫn gas của máy hai mảnh chỉ giới hạn trong khoảng 10m Do đó rất khó bố trí các dànnóng Nếu bố trí thì các dàn nóng cũng đặt gần nhau dễ gây hiện tượng quẩn gió làmgiảm hiệu suất máy;

Trang 34

rung tường, và tạo ồn trong phòng;

đặt các cụm sao cho dễ dàng sữa chửa, bảo dưỡng;

Có thể thấy máy điều hòa hai mảnh chỉ phù hợp với các công trình nhà ở, phòng,căn hộ nhỏ Còn với công trình này thì đây là 1 công trình quy mô lớn, yêu cầu tínhthẩm mỹ cao, yêu cầu tính kỹ thuật cao … Tạo sự tiện nghi và dễ chịu cho khách hàngnên với công trình này thì hệ thống điều hòa 2 mảnh là không phù hợp

1.4.2 Hệ thống điều hòa Water Chiller.

Hệ thống điều hòa Water Chiller: là hệ thống ĐHKK trong đó cụm máy lạnh không

trực tiếp làm lạnh không khí mà làm lạnh nước, sau đó nước theo hệ thống kênh dẫn điđến các FCU và AHU đặt ở trong phòng để xử lý không khí

- Ưu điểm: công suất dao động lớn, hệ thống hoạt động ổn định, bền và tuổi thọ cao,

hệ thống có nhiều cấp giảm tải, thích hợp cho các tòa nhà lớn và cao tầng có hệ số sửdụng đồng thời lớn, giá thành tương đối thấp so với hệ thống VRV

- Nhược điểm: phải có phòng máy riêng, phải có người chuyên trách phục vụ, vậnhành, bảo dưỡng tương đối phức tạp, tiêu thụ điện năng tính cho một đơn vị năng suấtlạnh cao

Đối với hệ thống này thì hệ số sử dụng đồng thời nhỏ, do công trình chủ yếu làphòng cho thuê, nên ở công trình này không nên sử dụng hệ thống điều hòa WaterChiller

1.4.3 Hệ thống điều hòa VRV

Những lợi thế của hệ thống VRV :

* Điều khiển riêng biệt: VRV hiệu quả khi hệ số sử dụng đồng thời thấp, tải bất

thường Do đó rất lý tưởng khi thay đổi cách bố trí đối với từng loại cao ốc điển hình

và có thể điều khiển chính xác theo từng mức độ phù hợp với điều kiện của mỗiphòng

Trang 35

* Tiết kiệm không gian lắp đặt: Hiệu quả không gian được nâng cao do máy nhỏ

gọn, chiều dài ống được kéo dài và khả năng đáp ứng một hệ thống điều hòa không khíchỉ với tuyến ống đơn

* Mẫu mã đa dạng: Có hai loại, đó là loại 2 chiều và loại chỉ làm lạnh, từ 5 HP đến

48 HP và tăng đều thêm 2 HP Dàn lạnh có 11 kiểu dáng với tổng cộng 73 loại Mangđến sự lựa chọn lớn, đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu của khách hang

*Linh hoạt thiết kế:

+ Đường ống dài cho phép linh hoạt hơn khi thiết kế hệ thống

+ Công nghệ máy nén mới loại bỏ việc cần tính toán đường ống, rút ngắn thời gianthiết kế

+ Dễ dàng thay đổi cách bố trí do công suất dàn lạnh có thể đạt đến 130% công suấtdàn nóng

+ Dàn nóng có thể đặt trên tầng mái mà không làm ảnh hưởng đến thiết kế bêntrong của toà nhà

* Dễ sử dụng: Máy được thiết kế hoạt động êm và cũng được trang bị thêm chức

năng hoạt động cực êm đặc biệt là vào ban đêm Bộ điều khiển dễ sử dụng và có thểđiều khiển riêng biệt từng phòng

* Độ tin cậy tối đa:

+ Chức năng chuẩn đoán giúp kiểm tra, phát hiện sự cố nhanh chóng và chính xác.+ Chức năng tự khởi động lại đảm bảo hệ thống hoạt động lại với chế độ cài đặt đãđịnh trước ngay cả khi nguồn điện bị tắt

+ Hệ thống được điều khiển từng phòng riêng biệt nên sự cố xảy ở một dàn lạnhnào đó không làm gián đoạn hoạt động của cả hệ thống

Trang 36

Nhược điểm của hệ thống VRV

o Không lấy được gió tươi, để cấp gió tươi cho phòng và tiết kiệm năng lượngcho hệ thống điều hòa không khí cần bố trí thêm thiết bị thông gió hồi nhiệt đi kèm

o Giá thành hệ thống VRV tương đối cao, khi ít quan tâm tới yếu tố chi phí đầu tưthì có thể sử dụng

Đối với công trình là khách sạn cao tầng, chủ yếu là phòng cho thuê nên yêu cầulàm lạnh riêng từng phòng , hệ số sử dụng đồng thời nhỏ Vì vậy ta chọn hệ thốngđiều hòa VRV cho công trình là hợp lý nhất

1.5 CHỌN THÔNG SỐ TÍNH TOÁN:

1.5.1 Chọn cấp chính xác cho hệ thống điều hòa không khí:

Theo mức độ quan trọng của công trình, điều hòa không khí được chia làm 3 cấp:

Điều hòa không khí cấp I: Là điều hòa tiện nghi có độ tin cậy cao nhất, duy trì các

thông số vi khí hậu trong nhà trong giới hạn cho phép không phụ thuộc vào biến độngkhí hậu cực đại ngoài trời

Điều hòa không khí cấp II: Là điều hòa không khí có độ tin cậy trung bình, duy trì

được các thông số vi khí hậu trong nhà với phạm vi sai lệch không quá 200 giờ trongmột năm

Điều hòa không khí cấp III: Là điều hòa tiện nghi có độ tin cậy thấp, duy trì được

các thông số vi khí hậu trong nhà với phạm vi sai lệch không quá 400giờtrong 1 năm.-Điều hòa không khí cấp I tuy có mức độ tin cậy cao nhất nhưng chi phí đầu tư, lắpđặt, vận hành rất lớn nên chỉ sử dụng cho những công trình điều hòa tiện nghi đặc biệtquan trọng hoặc các công trình điều hòa công nghệ yêu cầu nghiêm ngặt như: LăngBác, các phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử, quang học, cơ khí chính xác

-Điều hòa không khí cấp II thường chỉ áp dụng cho các công trình chủ yếu như:Khách sạn 5 sao, bệnh viện quốc tế…

- Điều hòa không khí cấp III có mức độ tin cậy thấp nhất tuy nhiên trên thực tế nó lạiđược sử dụng nhiều nhất do mức độ đầu tư ban đầu thấp nhất Hầu hết các công trìnhdân dụng như: điều hòa không khí khách sạn, văn phòng, siêu thị, hội trường, rạp hát,rạp chiếu bóng, nhà ở… với công trình này chỉ cần chọn điều hòa cấp III là hợp lý

Trang 37

Khái niệm về mức độ quan trọng chỉ mang tính tương đối và không rõ ràng Chọnmức độ quan trọng là theo yêu cầu của khách hàng và điều kiện thực tế của công trình.Tuy nhiên người ta thường chọn hệ thống điều hòa không khí cấp III cho hầu hết các

hệ thống điều hòa trên thực tế

Cần lưu ý rằng nếu chọn công trình có độ chính xác cao nhất (cấp I), kéo theo năngsuất lạnh yêu cầu lớn nhất, chi phí đầu tư cho công trình cũng sẽ cao nhất Ngược lại,khi chọn độ chính xác của công trình vừa phải thì đầu tư cho công trình cũng vừa phải.Chính vì vậy, ở hệ thống điều hòa không khí tại công trình này ta chọn hệ thống điềuhòa không khí cấp III vì ở đây cần độ chính xác vừa phải

1.5.2 Chọn thông số tính toán.

Thông số tính toán ở đây là nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòngcần điều hòa và ngoài trời vào mùa hè

a) Thông số tính toán ngoài trời

ngoài trời được biểu thị bằng điểm N trên đồ thị không khí ẩm Chọn thông số tính toán ngoài trời phụ thuộc vào mùa nóng, mùa lạnh và cấp điều hòa Lấy theo TCVN 5687-1992 như sau:

Bảng 1.4 Nhiệt độ và độ ẩm tính toán ngoài trời

ttb min

max)

min)

Trang 38

Trong đó:

đối trong năm

Tuy nhiên, do hiện nay các số liệu này ở Việt Nam chưa có nên có thể lấy bằng

Hệ thống điều hòa không khí tại công trình ta chọn hệ thống cấp III nên các thông

số tính toán ta chọn như sau:

max)Đối với hệ thống điều hòa không khí cấp III, tại Đà Nẵng tháng nóng nhất là tháng

6 khi đó tra theo nhiệt độ và độ ẩm PL – 2 (T456/TLT[1]) và PL – 4 (T460/TLT[1]) ta

b) Thông số tính toán trong nhà:

T

Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà được chọn tùy thuộc vào chức năng của phòng

Tra theo trạng thái lao động và vào mùa hè theobảng 2.1 (24/TL[1]).Ta chọn được:

Trang 39

Từ các thông số trên, dựa trên đồ thị I – d của không khí ẩm, ta tìm được các thông

số còn lại:

i. Tốc độ không khí trong phòng :

Chọn theo nhiệt độ không khí tính toán trong phòng Nếu nhiệt độ trong phòng thấp

ii Độ ồn cho phép trong phòng:

Độ ồn có ảnh hưởng đến trạng thái và mức độ tập trung vào công việc của conngười Mức độ ảnh hưởng đó tuỳ thuộc vào công việc tham gia hay tuỳ thuộc vào chứcnăng của phòng

Độ ồn là một tiêu chuẩn quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế hệ thống điều hòakhông khí

Trang 40

Q12 = ∑ Ni

Thiết bị điện: máy tính (150W), Tivi (130W)

Ngày đăng: 06/12/2019, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w