1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đánh giá CT đổi mới

7 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT H. TÂY HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI Độc lập – tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Nhơn Năm sinh: 1976 Trình độ chuyên môn: CĐSP Tiếng Anh A. Một số thông tin về giáo dục cấp học của địa phương: Trường đóng trên địa bàn xã miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phải dạy và học ở hai điểm trường nên gặp không ít khó khăn trong công tác dạy học cũng như công tác quản lí. Thiếu các phòng chức năng, ĐDDH phân bổ cho hai điểm trường nên rất bất tiện trong việc phục vụ giảng dạy,các bộ tranh của các khối lớp còn thiếu, các máy cassette chất lượng kém. Tuy nhiên được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường cùng với sự nổ lực vượt khó của các thành viên trong tổ đã khắc phục được những khó khăn và đạt được một số kết quả nhất định. Công tác bồi dưỡng chương trình thay sách giáo khoa mới được tổ chức kịp thời,chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì được triển khai liên tục giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu chương trình thay sách giáo khoa mới. B. Đánh giá chương trình của bộ môn Tiếng Anh: Chương trình Tiếng Anh của sách giáo khoa mới được xây dựng xoay quanh các chủ đề, chủ điểm gần gủi với đời sống thực tế của học sinh. Tuy nhiên một số chủ đề, chủ điểm còn mang tính khu vực, chưa sát thực đối học sinh vùng nông thôn miền núi. Ngữ liệu được giới thiệu và luyện tập thông qua các tình huống và các bài tập sinh động, nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh trong quá trình học tập, giúp các em vừa phát triển được năng lực giao tiếp, đồng thời vừa nắm bắt được hệ thống cấu trúc ngữ pháp, tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ sau này. Các kĩ năng được luyện phối hợp trong các dạng bài tập và các hoạt động học tập khác nhau nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể phát triển khả năng nghe, nói, đọc, viết qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên một số bài tập phát triển kĩ năng đòi hỏi quá cao. Ví dụ như ở chương trình lớp 7 bước đầu làm quen với kĩ năng đọc hiểu nhưng nội dung bài đọc quá dài dễ gây nhiễu thông tin trong khi đọc cho các em. Hoặc kĩ năng viết trong chương trình 8, 9 trong thời lượng một tiết dạy 45 phút mà yêu cầu các em viết một lá thư hoặc một postcard thì quá sức đối với học sinh chưa tính đến việc giáo viên phải hướng dẫn cho các em dàn ý hoặc làm các bài tập trước khi viết. Theo tôi để viết được những bài kiễu như trên thì cần đưa ra những gợi ý và phân ra thành những câu nhỏ. C. Đánh giá sách giáo khoa: 1. Tính khoa học và tính sư phạm của sách: - Sách giáo khoa Tiếng Anh 9 thể hiện được các mục tiêu về nội dung chương trình, tính hệ thống, chính xác của kiến thức. - Các trật tự nội dung kiến thức được sắp xếp hợp lí và theo logic. - Sách cập nhật được những kiến thức hiện đại và có tính thực tiễn cao. - Kèm với cuốn sách giáo khoa là cuốn sách bài tập có các dạng bài tập phong phú và vận dụng các cấu trúc ngữ pháp linh hoạt, giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức ngữ pháp. - Hỗ trợ rất nhiều cho học sinh và giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy và học . Giúp học sinh dễ dàng trong việc tư duy cũng như tiếp thu kiến thức. - Nội dung sách cơ bản phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên một số nội dung yêu cầu cao đối với trình độ học sinh, thời lượng không đảm bảo. 2. Hình thức và trình bày của sách giáo khoa Tiếng Anh 9: - Sách có cấu trúc rất hợp lí và khoa học với phần mục lục ở đầu sách có tiêu đề của từng đơn vị bài học, trọng tâm kiến thức, ngữ pháp cần chú ý như vậy giúp cho học sinh và gióa viên tránh được sự nhầm lẫn trong việc xác định trọng tâm kiến thức cần dạy hoặc học. - Các đơn vị bài học được trình bày theo một cấu trúc thống nhất . Bắt đầu mỗi bài là phần “Getting Started” giúp học sinh có được sự khởi động trước khi bước vào phần “ Listen and read” tiếp theo là các phần phát triển các kĩ năng theo trình tự nói, nghe, đọc , viết và cứ sau cùng là phần “language focus” giúp củng cố lại các điểm ngữ pháp trọng tâm. - Các kênh hình rất phong phú, hiệu quả, nhiều màu sắc thu hút được sự chú ý của học sinh. - Dấu hiệu phân biệt giữa các phần, các chương là rất rõ ràng. - Ngôn ngữ sử dụng có tính đa dạng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. - Sách có kích cỡ chữ phù hợp, rõ ràng, màu sắc sinh động thu hút được học sinh. 3. Khía cạnh kinh tế của sách: Giá bán của sách giáo khoa như vậy là phù hợp D. Những đánh giá chung về chương trình, SGK: - Chương trình được xây dựng theo kiểu xoắn ốc. Các chủ điểm và kiến thức được nâng dần từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. - Nội dung kiến thức thể hiện được tính hiện đại và cập nhật, sát với thực tế đời sống. - Sách giáo khoa có nhiều hình ảnh sinh động, lôi cuốn. * Những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương trình mới: Thuận lợi: - Sách có kèm theo các bộ tranh minh họa được phóng lớn giúp giáo viên đỡ tốn thời gian và tiền bạc trong việc vẽ tranh. - Các kĩ năng được rèn luyện độc lập xong vẫn có sự hỗ trợ cho nhau rất lớn . - Tính thực tiễn cao. - Lí thuyết gắn liền với thực hành. - Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh thực hiện việc tiếp thu kiến thức nên ít phải làm việc nhiề trong một tiết học. - Đồ dùng dạy học phong phú hơn. - Áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. - Người học chủ động tích cực trong việc tiếp cận kiến thức. Khó khăn: E. Đề xuất và kiến nghị: 1. Về phía nhà trường: cần đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy nghe. 2. Về phía chính quyền địa phương: tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng 3. Về phía nghành giáo dục: - Phân bổ các trang thiết bị dạy học, các bộ tranh còn thiếu. - Nên biên soạn thành 2 bộ sách 1 cho đối tượng học sinh nông thôn và một cho đối tượng học sinh thành thị. Giáo viên Nguyễn Văn Nhơn PHÒNG GD&ĐT H. TÂY HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI Độc lập – tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI Tổ: Tiếng Anh A. Một số thông tin về giáo dục cấp học của địa phương: Trường đóng trên địa bàn xã miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phải dạy và học ở hai điểm trường nên gặp không ít khó khăn trong công tác dạy học cũng như công tác quản lí. Thiếu các phòng chức năng, ĐDDH phân bổ cho hai điểm trường nên rất bất tiện trong việc phục vụ giảng dạy,các bộ tranh của các khối lớp còn thiếu, các máy cassette chất lượng kém. Tuy nhiên được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường cùng với sự nổ lực vượt khó của các thành viên trong tổ. Tổ đã khắc phục được những khó khăn và đạt được một số kết quả nhất định. Công tác bồi dưỡng chương trình thay sách giáo khoa mới được tổ chức kịp thời,chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì được triển khai liên tục giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu chương trình thay sách giáo khoa mới. B. Đánh giá chương trình của bộ môn Tiếng Anh: Chương trình Tiếng Anh của sách giáo khoa mới được xây dựng xoay quanh các chủ đề, chủ điểm gần gủi với đời sống thực tế của học sinh. Tuy nhiên một số chủ đề, chủ điểm còn mang tính khu vực, chưa sát thực đối học sinh vùng nông thôn miền núi. Ngữ liệu được giới thiệu và luyện tập thông qua các tình huống và các bài tập sinh động, nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh trong quá trình học tập, giúp các em vừa phát triển được năng lực giao tiếp, đồng thời vừa nắm bắt được hệ thống cấu trúc ngữ pháp, tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ sau này. Các kĩ năng được luyện phối hợp trong các dạng bài tập và các hoạt động học tập khác nhau nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể phát triển khả năng nghe, nói, đọc, viết qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên một số bài tập phát triển kĩ năng đòi hỏi quá cao. Ví dụ như ở chương trình lớp 7 bước đầu làm quen với kĩ năng đọc hiểu nhưng nội dung bài đọc quá dài dễ gây nhiễu thông tin trong khi đọc cho các em. Hoặc kĩ năng viết trong chương trình 8, 9 trong thời lượng một tiết dạy 45 phút mà yêu cầu các em viết một lá thư hoặc một postcard thì quá sức đối với học sinh chưa tính đến việc giáo viên phải hướng dẫn cho các em dàn ý hoặc làm các bài tập trước khi viết. Theo tôi để viết được những bài kiễu như trên thì cần đưa ra những gợi ý và phân ra thành những câu nhỏ. C. Đánh giá sách giáo khoa: 1. Tính khoa học và tính sư phạm của sách: - Bộ sách giáo khoa Tiếng Anh cấp THCS gồm 4 cuốn, thể hiện được các mục tiêu về nội dung chương trình, tính hệ thống, chính xác của kiến thức. - Các trật tự nội dung kiến thức được sắp xếp hợp lí và theo logic. - Sách cập nhật được những kiến thức hiện đại và có tính thực tiễn cao,nhiều hình ảnh minh họa sinh động thu hút học sinh. - Sách được biên soạn theo quan điểm chủ điểm, bao gồm các nội dung giao tiếp gần gũi, sát thực với mục đích, nhu cầu và sở thích của học sinh. - Kèm với cuốn sách giáo khoa là cuốn sách bài tập có các dạng bài tập phong phú và vận dụng các cấu trúc ngữ pháp linh hoạt, giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức ngữ pháp. - Hỗ trợ rất nhiều cho học sinh và giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy và học . Giúp học sinh dễ dàng trong việc tư duy cũng như tiếp thu kiến thức. - Nội dung sách cơ bản phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên một số nội dung yêu cầu cao đối với trình độ học sinh, thời lượng không đảm bảo. 2. Hình thức và trình bày của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh THCS : - Sách có cấu trúc rất hợp lí và khoa học với phần mục lục ở đầu sách có tiêu đề của từng đơn vị bài học, trọng tâm kiến thức, ngữ pháp cần chú ý.Như vậy giúp cho học sinh và gióa viên tránh được sự nhầm lẫn trong việc xác định trọng tâm kiến thức cần dạy và học. - Các đơn vị bài học được trình bày theo những cấu trúc thống nhất .Ở lớp 6,7 sách có cấu trúc giống nhau.mỗi đơn vị bài học được chia thành hai chủ đề nhỏ,bắt đầu là các bài đàm thội ngắn để giới thiệu ngữ liệu,sau đó là các bài tập phát triển các kĩ năng ở mức thấp. Ở lớp 8,9 sách có cấu trúc giống nhau bắt đầu mỗi đơn vị bài là phần “Getting Started” giúp học sinh có được sự khởi động trước khi bước vào phần “ Listen and read” phần này giới thiệu các ngữ liệu mới, tiếp theo là các phần phát triển các kĩ năng theo trình tự nói, nghe, đọc , viết và cứ sau cùng là phần “language focus” giúp củng cố lại các điểm ngữ pháp trọng tâm. - Các kênh hình rất phong phú, hiệu quả, nhiều màu sắc thu hút được sự chú ý của học sinh. - Dấu hiệu phân biệt giữa các phần, các chương là rất rõ ràng. - Ngôn ngữ sử dụng có tính đa dạng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. - Sách có kích cỡ chữ phù hợp, rõ ràng, màu sắc sinh động thu hút được học sinh. 3. Khía cạnh kinh tế của sách: Giá bán của sách giáo khoa như vậy là phù hợp 4. Những góp ý và đề nghị chỉnh lí: Bài / Trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lí -Unit5 section B 1 (class 7) -Unit 10 section B 3 (class 7) -Từ “blindman’s bluff -Phần điền từ thích hợp vào chỗ trống, chỗ trống thứ nhất theo đáp án của sách giáo viên là từ “nervous” -Chỉnh thành “ blindman’s buff” - Nên thay bằng từ “ scared” D. Những đánh giá chung về chương trình, SGK: - Chương trình được xây dựng theo kiểu xoắn ốc. Các chủ điểm và kiến thức được nâng dần từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. - Nội dung kiến thức thể hiện được tính hiện đại và cập nhật, sát với thực tế đời sống. - Sách giáo khoa có nhiều hình ảnh sinh động, lôi cuốn. * Những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương trình mới: Thuận lợi: - Sách có kèm theo các bộ tranh minh họa được phóng lớn giúp giáo viên đỡ tốn thời gian và tiền bạc trong việc vẽ tranh. - Các kĩ năng được rèn luyện độc lập xong vẫn có sự hỗ trợ cho nhau rất lớn . - Tính thực tiễn cao. - Lí thuyết gắn liền với thực hành. - Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh thực hiện việc tiếp thu kiến thức nên ít phải làm việc nhiề trong một tiết học. - Đồ dùng dạy học phong phú hơn. - Áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. - Người học chủ động tích cực trong việc tiếp cận kiến thức. Khó khăn: E. Đề xuất và kiến nghị: 1. Về phía nhà trường: cần đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy nghe. 2. Về phía chính quyền địa phương: tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng 3. Về phía nghành giáo dục: - Đề nghị phân bố lại thời lượng dành cho các tiết ngữ pháp (language focus), viết (write) vì thời lượng phân bố như hiện tại là quá ít. - Phân bổ các trang thiết bị dạy học, các bộ tranh còn thiếu. - Nên biên soạn thành 2 bộ sách 1 cho đối tượng học sinh nông thôn và một cho đối tượng học sinh thành thị. F. Thống kê chất lượng bộ môn: 1. Chất lượng bộ môn năm học 2006 – 2007 Khối Tổng số HS/Nữ Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6 7 8 9 2. Chất lượng bộ môn HK I năm học 2007 – 2008 Khối Tổng số HS/Nữ Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6 7 8 9 Tổ trưởng . cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu chương trình thay sách giáo khoa mới. B. Đánh giá chương trình của bộ môn Tiếng Anh: Chương trình Tiếng Anh của sách giáo. cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu chương trình thay sách giáo khoa mới. B. Đánh giá chương trình của bộ môn Tiếng Anh: Chương trình Tiếng Anh của sách giáo

Ngày đăng: 16/09/2013, 04:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w