1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sửa chữa hệ thống nâng hạ thùng xe

8 11,3K 195
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 137,92 KB

Nội dung

Cơ cấu nâng hạ thùng xe gồm có xi lanh, piston thủy lực, bơm dầu kiểu bánh răng, van điều khiển, hộp tách công suất, thùng dầu và các đường ống dẫn.

. SỬA CHỮA HỆ THỐNG NÂNG HẠ THÙNG XE8.1 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG8.1.1. Sơ đồ hệ thốngCơ cấu nâng hạ thùng xe gồm có xi lanh, piston thủy lực, bơm dầu kiểu bánh răng, van điều khiển, hộp tách công suất, thùng dầu và các đường ống dẫn.Hộp tách công suất loại một cấp số lắp bên hông hộp số chính dùng để truyền động cho bơm dầu chuyển động ép dầu vào cơ cấu nâng thủy lực. Bơm dầu lắp ở vỏ hộp tách công suất. Đẩy tay số hộp tách công suất ở buồng lái, bánh răng trung gian của hộp tách công suất ăn khớp với bánh răng lớn của khối bánh răng số lùi trong hộp số của ôtô.Van điều khiển được dẫn động bằng tay số của hộp tách công suất. Van điều khiển có dạng trục trượt dùng để đóng mở các đường dầu khi nâng hạ hay giữ thùng xe ở vị trí này. Trong cụm van điều khiển có van an toàn và van một chiều kiểu van bi. Hình 8.12 trình bày cấu tạo và hoạt động của van điều khiển. Hình 8.12 Hệ thống nâng hạ thuỷ lực.Hình 8.12 Cấu tạo và hoạt động của van điều khiển1. Lò xo van an toàn; 2. Van an toàn; 3. Vỏ van điều khiển; 4. Trục trượt van điều khiển; 5. Rãnh khuyết; 6. Van bi một chiều.a. Đường dẫn dầu hồi; b. Rãnh dầu; c. Đường dầu đến xi lanh lực; d. Đường dầu từ bơm vào van; e. Rãnh dầu hồi.I . Nâng ben; II. Giữ ben; III. Hạ ben.8.1.2. Nguyên lý làm việc: (hình 8.12)Để nâng hạ thùng xe của ôtô ben cần phải mở khoá thành sau của thùng, đạp lên bàn đạp ly hợp và kéo tay gài số về tận cùng phía sau để gài hộp tách công suất dẫn động cho bơm dầu, sau đó tăng dần số vòng quay của động cơ đến giá trị quy định rồi nhả từ từ bàn đạp ly hợp. Bơm dầu hút dầu từ thùng chứa, đẩy dầu có áp suất cao qua van bi một chiều và van điều khiển. Lúc này trục trượt van điều khiển đóng kín với rãnh dầu hồi, nên dầu cao áp từ van điều khiển theo đường ống đến khoảng trống phía dưới đẩy piston đi lên để nâng thùng xe nghiêng đi một góc nào đó để đổ hàng. ( hình8.12. I ) Khi cần thiết phải ngừng nâng và định vị thùng xe ở vị trí nâng thì phải đạp bàn đạp ly hợp và đưa tay số về vị trí dừng ( vị trí trung gian ). Lúc này bơm dầu bị ngắt truyền động, trục trượt van điều khiển vẫn đóng kín rãnh dầu hồi và van bi một chiều được đóng lại, dầu trong xi lanh được giữ nguyên nên thùng xe dừng ở vị trí đã nâng. ( hình8.12. II )Muốn hạ thùng xe, đưa tay số về tận cùng phía trước. Trục trượt van điều khiển mở rãnh hồi dầu e. Do tác dụng trọng lượng của thùng xe, piston bị đẩy xuống dưới và ép dầu trong khoang dưới piston theo đường ống về van điều khiển và qua đường hồi dầu trở về thùng chứa. Do tiết diện lưu thông của van điều khiển nhỏ nên tạo ra sức cản làm thùng xe hạ xuống từ từ.( hình 8.12.III )Trong trường hợp áp lực dầu trong hệ thống vượt quá giá trị quy định, van an toàn (2) mở cho dầu thoát về thùng chứa.8.`2 CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG 8.2.1 Bơm thuỷ lực 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Bơm thuỷ lực là loại bơm dầu kiểu bánh răng có nhiều loại với cấu tạo các bạc khác nhau, kết cấu của bơm thuỷ lực gần giống bơm dầu nhờn kiểu bánh răng trong hệ thống bơi trơn, Điểm khác biệt là ở hai mặt đầu của cặp bánh răng ăn khớp có bố trí các bạc ngoài và bạc trong. Ở đầu hai bạc, phía không tiếp xúc với bánh răng có các khoang chứa dầu và thông với khoang đẩy của bơm bằng rãnh thông đằc biệt. Bánh răng chủ động được làm liền trục, phía đầu vào được làm kín bằng phớt chắn dầu và đệm làm kín giữa bạc ngoài và nắp. Nguyên lý làm việc của các loại bơm thuỷ lực dùng trong hệ thống tương tự bơm dầu kiểu bánh răng trong hệ thống bôi trơn, chỉ khác ở đây các chi tiết được chế tạo rất chính xác, trong bơm đảm bảo mức độ kín sát cao, nên áp suất làm việc do bơm đẩy ra cao hơn các loại bơm khác nhiều ( có thể lên tới 150 at). Ngoài ra bơm có khả năng tự điều chỉnh khe hở mặt đầu của bạc và các bánh răng, do dầu áp suất cao từ khoang đẩy được dẫn tới các khoang ở hai đầu các bạc trong và ngoài, áp suất dầu này luôn ép các bạc luôn tỳ sát vào hai mặt đầu của các bánh răng. Như vậy bảo đảm khe hở mặt đầu của bánh răng luôn nhỏ nhất, vừa kín sát tránh rò rỉ dầu vừa bôi trơn tốt.2. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.a. Những hư hỏng.− Thân, nắp bơm nứt, mặt phẳng lắp ghép bị vênh do lắp ghép không đúng kĩ thuật. − Lòng thân bơm và nắp bị mòn do tiếp xúc với bánh răng và dầu có áp suất cao.− Các bạc lắp ở hai đầu bánh răng bị mòn rộng lỗ lắp ghép với trục bánh răng, mò lưng bạc chỗ lắp tiếp xuác với lòng thân bơm và mòn mặt đầu tiếp xuác với mặt đầu bánh răng do ma sát.− Các bánh răng bị mòn hỏng do làm việc lâu ngày.− Các đệm làm kín bị hỏng do làm việc lâu ngày.− Các lỗ ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kĩ thuật.* Tác hại: Làm giảm công suất bơm và hiệu quả công tác hoặc bơm không làm việc được.b. Kiểm tra − Kiểm tra sơ bộ trên xe bằng cách cho thử tải nâng, hạ ben, qua đó đánh giá chất lượng bơm.− Tháo rời các chi tiết để kiểm tra bằng quan sát kết hợp với các dụng cụ kiểm tra tương tự như ở bơm dầu bôi trơn.c. Sửa chữa− Vùng hút hoặc đẩy mòn ít cho phép thay đổi hai vị trí cho nhau.Nếu mòn nhiều doa rộng lỗ và ép thêm bạc có đường kính lỗ phù hợp quy định, độ côn cho phép nhỏ hơn 0,02 mm.− Độ ôvan cho phép nhỏ hơn 0,01, độ nhám Ra = 0,8 ÷ 0,63 µm, đường tâm bạc phải vuông góc với đường tâm của lòng thân bơm, độ sai lệch cho phép tới 0,03 mm. Tâm của 2 bạc phải song song với nhau, sai lệch cho phép tới 0,03 mm.− Lòng thân bơm, bánh răng kiểm tra sửa chữa tương tự như như ở bơm dầu bôi trơn, cặp bạc được chế tạo bằng đồng chủ yếu mài mòn mặt cạnh chỗ tiếp xúc với bánh răng. Nếu mòn ít thì rà phẳng, khi rà sẽ làm giảm kích thước bạc, vì vậy cần phải thêm đệm có chiều dày phù hợp mặt dưới 2 bạc trong lòng thân bơm, nếu bị mòn nhiều thay bạc.− Rãnh thoát tải mòn thì sửa chữa theo kích thước ban đầu.− Các đệm làm kín hỏng thay mới.− Các lỗ ren hỏng phải ta rô ren mới.3. Kỹ thuật lắp ghép Các chỉ tiêu kĩ thuật của các chi tiết trong bơm đòi hỏi tương đối cao, vì vậy yêu cầu các chi tiết sau khi đã được sửa chữa và thay thế phải được đảm bảo sạch sẽ, lắp đúng nhóm kích thước, nhất là cặp bánh răng và cặp bạc. Chiều dài của hai bạc và bánh răng tổng cộng bằng chiều dài của lòng thân bơm, độ sai lệch cho phép không quá 0,1 mm.Nếu vượt quá 0,1 mm thì phải căn đệm có chiều dài phù hợp. Sau khi lắp yêu cầu trục bơm không bị vướng kẹt, phải quay được bằng tay.Sau khi lắp ghép cần chạy thử khảo nghiệm về độ kín và năng suất của bơm:+ Độ kín: Cho bơm làm việc với áp suất đẩy 200 at trong 3 phút. Yêu cầu bơm không rò rỉ dầu.+ Năng suất: Bơm dầu thuỷ lực được khảo nghiệm với áp suất đẩy 100 at và nhiệt độ dầu 50 ± 5 0C. Sau khi sửa chữa năng suất bơm phải đạt không tấp hơn 90% so với tiêu chuẩn.8.2.2. Van điều khiển.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van được a. Sơ đồ cấu tạo: ( hình 8.12)Gồm có vỏ van (3), trục trượt điều khiển (4), van bi một chiều (6), van an toàn (2) và lò xo van (1). Trong vỏ có khoan đường dầu vào (d), đường dầu tới xi lanh lực (c), rãnh dầu hồi (e) (b), đường dầu hồi (a).Trên trục trượt điều khiển (4) có rãnh thoát dầu (5). Trục trượt được điều khiển tiến lùi để đóng mở van bởi tay điều khiển. b. Nguyên lý làm việc: Nguyên lý hoạt động của van điều khiển đẫ được trình bày trong hoạt động chung của hệ thống nâng, hạ ben ở phần trên.2. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.a. Hư hỏng:− Bề mặt trụ để đóng mở các đường dầu bị mòn, xước do làm việc lâu ngày, trong dầu lẫn tạp chất cơ học và sói mòn bởi dòng dầu có áp suất cao Khe hở lắp ghép tăng gây lọt dầu và áp suất trong hệ thống giảm, việc điều khiển không chính xác.− Mòn vị trí đặt khớp cầu nối với tay điều khiển do ma sát, làm việc lâu ngày. − Khi van điều khiển ít làm việc trục trượt có thể bị han gỉ, bám cặn bẩn nên van vị kẹt hoặc dịch chuyển khó khăn.− Van bi an toàn, van một chiều và đế van bị mòn không đều hay bị rỗ, lò xo yếu gẫy gây tình trạng áp suất trong hệ thống thấp hơn quy định. Nguyên nhân do ma sát, va đập và sói mòn của dòng dầu áp suất lớn.b. Kiểm tra:− Quan sát kết hợp với với dùng các dụng cụ đo kiểm chính xác để xác định hao mòn các chi tiết lắp ghép. c. Sửa chữa: − Lò xo yếu, gẫy thay thế. − Van mòn rà lại bằng bọt rà mịn và dầu− Ngăn kéo phân phối mòn ít thì mài rà khử hết độ côn, độ ôvan rồi mạ crôm sau đó gia công đúng kích thước.− Ở một số xe van trả về ở vị trí trung hoà là van bi, nếu bị mòn đóng không kín thì rà với ổ đặt hoặc thay mới. d. Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa − Khe hở lắp ghép giữa trục trượt và ổ đặt: 0,008 ÷ 0,01 mm. − Khe hở giữa con đội và ổ đặt bộ phận tự trả về vị trí trung hoà: từ 0,05 ÷ 0,25 mm.e. Kiểm tra, điều chỉnh:Sau khi sửa chữa xong phải đưa lên bàn khảo nghiểm kiểm tra và điều chỉnh van trước khi sử dụng.Trước khi điều chỉnh phải để nhiệt độ ở 40OC – 50OC và dùng đồng hồ áp suất để kiểm tra:− Kiểm tra van điều khiển không bị rò rỉ dầu: Đưa áp suất dầu kiểm tra lên 150 at, yêu cầu dầu trong 1 phút dầu không bị rò rỉ ra ngoài.Điều chỉnh: có thể điều chỉnh áp suất dầu làm việc của hệ thống trên xe như sau: − Cho động cơ làm việc, đưa tay điều khiển vào vị trí nâng theo dõi áp dầu trên đồng hồ, áp suất phải đạt từ 130 ÷ 135 at.− Nếu không đúng phải điều chỉnh bằng cách thay đổi sức căng lò xo của van an toàn, tăng sức căng lò xo sẽ tăng áp suất làm việc và ngược lại. 3. Xi lanh thủy lực.a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.− Cấu tạo: Xi lanh lực gồm có ống thép hai đầu có hai nắp bắt với nhau bằng các vít cấy. Hai nắp ép khít trong xilanh bằng các vòng đệm cao su. Trong xi lanh đặt piston thường chế tạo bằng hợp kim nhôm. Trong rãnh piston có các vòng đệm cao su và đệm da. Piston được bắt chặt trên cần đẩy thép bằng một đai ốc hãm và vòng khít. Cần đẩy chui qua nắp, ở đầu cần đẩy bắt một đầu nối để nối với khớp ở phía dưới ben xe thông qua chốt.− Hoạt động: Khi nâng ben, dầu từ bơm qua van điều khiển vào khoang dưới piston đẩy piston đi lên để nâng ben đổ hàng. Khi dừng ben cần cắt truyền động đến bơm, áp suất dầu do bơm cung cấp giảm, lập tức van bi một chiều ở van điều khiển đóng lại, giữ áp suất không đổi trong hệ thống làm ben dừng lại.Khi hạ ben, van điều khiển mở đường dầu thoát để dầu trong xi lanh thoát qua van điều khiển, theo rãnh và đường dầu hồi trở về thùng chứa. Dầu được ép ra khỏi xi lanh do tự trọng của ben, van điều khiển có tiết diện rãnh thoát nhỏ nên ben hạ xuống từ từ.b. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.* Hư hỏng: − Bề mặt làm việc của xi lanh, piston bị mòn, cào xước do ma sát và làm việc lâu ngày, trong dầu có lẫn tạp chất cơ học, làm lọt dầu và lực nâng ben giảm.− Piston bị mòn, các vòng làm kín bị mòn hoặc rách nát, lỗ tiếp xúc với cần piston bị mòn, biến dạng do ma sát không đảm bảo sự lắp ghép chặt giữa piston và cần piston.− Nắp xi lanh dưới bị nứt, vỡ do chịu áp suất lớn và va đập. − Cần piston bị cong do chịu tải quá lớn hoặc tác động đột ngột.− Gioăng phớt đệm cao su làm kín bị mòn, rách, biến cứng làm chảy dầu.* Kiểm tra:− Kiểm tra sơ bộ bằng cách giữ nguyên hệ thống, thực hiện thao tác nâng, hạ để kiểm tra, qua đó phát hiện chảy dầu, lực nâng yếu.− Tháo rời các chi tiế trong xi lanh lực để kiểm tra, kết hợp giữa quan sát và các dụng cụ đo kiểm tra để phát hiện các hư hỏng. b. Sửa chữa:− Xi lanh: Doa hết côn, ôvan và vết xước dọc sau đó mạ crôm.− Piston: mòn và xước thì thay thế mới với kích thước phù hợp với kích thước xi lanh đã sửa chữa.− Các phớt đệm làm kín hỏng thì thay thế mới.− Cần piston cong thì nắn lại.− Ngoài ra các chốt để lắp với ben và đầu ngang của xe bị mòn hỏng do làm việc lâu ngày, phải thay chốt có kích thước phù hợp với lỗ lắp chốt.Ở máy kéo T100M, ngoài các hư hỏng tương tự như trên còn hỏng các mối ghép ren, để dẫn đường dầu vào xi lanh do tháo lắp nhiều lần hoặc không đúng kĩ thuật phải tạo ren mới.c. Khảo nghiệm: Sau khi sửa chữa xong, xi lanh lực được khảo nghiệm trên bàn thuỷ lực cùng bơm và van điều khiển.− Kiểm tra độ kín: Độ kín của xi lanh lực được kiểm tra độ kín ở áp suất 130 ÷ 135 at trong khoảng 20 phút. Yêu cầu xi lanh không bị rò rỉ. . . SỬA CHỮA HỆ THỐNG NÂNG HẠ THÙNG XE8 .1 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG8.1.1. Sơ đồ hệ thốngCơ cấu nâng hạ thùng xe gồm có xi lanh,. piston đi lên để nâng thùng xe nghiêng đi một góc nào đó để đổ hàng. ( hình8.12. I ) Khi cần thiết phải ngừng nâng và định vị thùng xe ở vị trí nâng thì phải

Ngày đăng: 24/10/2012, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w