1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án ngữ văn 8 trọn bộ cực chuẩn

246 1,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Tuần 1: Ngày soạn 04/09/05 Tiết 1,2: Ngày dạy 06/09/05 BÀI 1:TÔI ĐI HỌC (Thanh Tònh) A.Mục tiêu cần đạt : * Giúp hs - Hiểu và phân tích được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tònh - Rèn cho hs đọc diễn cảm vb B.Chuẩn : - Nắm chắc nội dung biểu cảm của vb Tôi đi học - Dự kiến khả năng tích hợp ngang cho bài học : các cấp độ khái quát nghóa của từ , tính thống nhất về chủ đề của vb . Tích hợp ngang với bài Cổng trường mở ra ngữ văn 7 /1 - Dự kiến các hình thức dạy học tích cực: đọc , bình , giảng , phát phiếu học tập , thảo luận nhóm … C.Tiến trình lên lớp: 1.ổn đònh tổ chức : ( 1phút ) 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn sách vở của hs ( 3phút) 3.Bài mới : Hồi đầu năm lớp 7 , học bài Cổng trường mở ra , hẳn mỗi chúng ta không thể quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học . Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại ngày đầu tiên cắp sách đến trường :” Hằng năm cứ vào cuối thu … Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên đầy con đường làng dài và hẹp …” Câu văn ấy đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ. Có nhiều bạn thắc đó là câu văn của ai , trong tác phẩm nào ? Đó chính là câu văn trong vb “ Tôi đi học “ mà hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu . I, Tìm hiểu vài nét về tác giả – tác phẩm (?) Em hãy nêu vài nét về tác giả tác phẩm ?( sgk) II, Đọc – Tìm hiểu văn bản 1, Đọc , tìm hiểu chú thích: Gv đọc rồi hướng dẫn hs đọc theo yêu cầu( giọng chậm , dòu , hơi buồn , lắng sâu , chú ý những câu nói của nhân vật Tôi 2, Bố cục:(?) Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào ? (?) Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của vb ? - từ đầu buổi sáng hôm ấy đến trên ngọn núi - tiếp theo đến được nghỉ cả ngày nữa - đoạn còn lại 3, Phân tích HS đọc đoạn đầu vb a, Cảm nhận của “ tôi” trên đường tới trường (?) Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “ tôi” gắn với không gian , thời gian cụ thể nào ? (Thời gian : buổi sáng cuối thu ; Không gian : trên con đường làng dài và hẹp (?) Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm I, Tìm hiểu vài nét về tác giả – tác phẩm Sgk II, Đọc – Tìm hiểu văn bản 1, Đọc , tìm hiểu chú thích 2, Bố cục : 3 phần 3, Phân tích a, Cảm nhận của “ tôi” trên đường tới trường - Tự thấy như đã lớn lên , con đường làng không còn dài rộng như trước - Báo hiệu sự thay đổi trong 1 trí tác giả ?(đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc , gần gũi , gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương , đó là lần đầu tiên cắp sách tới trường ) (?) Trong câu văn : con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nay tự nhiên thấy lạ . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi , vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : Hôm nay tôi đi học , cảm giác quen mà lạ của nhân vật “ tôi” có ý nghóa gì ? - Tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tới trường tự thấy như đã lớn lên , con đường làng không còn dài rộng như trước (?) Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghóa gì ? - Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức của bản thân , cậu bé tự thấy mình lớn lên (?) Có thể hiểu gì về nhân vật “ tôi” qua chi tiết “ Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước? (Có chí học ngay từ đầu , muốn tự mình đảm nhận việc học tập , muốn được chững chạc như bạn , không thua kém bạn (?) Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường , nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình ? - yêu học , yêu bạn và mái trường (?) Khi nhớ lại ý nghó chỉ có người thành thạo mới cầm nổi bút thước , tác giả viết : ý nghó ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghóa và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên ? ( HSTLN) So sánh , kỷ niệm đẹp b, cảm nhận của “ tôi” lúc ở sân trường Gọi hs đọc đoạn 2 (?) Quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết : cảnh trước sân trường và ngôi trường làng Mó Lí lưu lại trong tâm trí nhân vật tôi có gì nổi bật ? ( rất đôngngười , người nào cũng đẹp , ngôi trường xinh xắn , oai nghiêm (?) Trước khung cảnh đó thì tâm trạng cậu bé ntn ?( lo sợ vớ vẫn ) (?)Cảnh tượng đó có ý nghóa gì ? ( Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta , bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác ; giả đối với mái trường tuổi thơ ) (?) Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường học , tác giả dùng hình ảnh so sánh nào ? (Họ như con chim non đứng bên bờ tổ ,nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ ) (?) Em đọc thấy những ý nghó nào từ hình ảnh so sánh ấy ? - miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường học , đề cao sức hấp dẫn của nhà trường (?) Tâm trạng và cảm giác nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi danh sách hs và khi rời khỏi tay mẹ như thế nào ? (tôi đã lúng túng , càng lúng túng hơn , Tôi dúi đầu vào lòng mẹ khóc (?)Vì sao Tôi bất giác “dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn nhận thức bản thân cậu bé - Có chí học ngay từ đầu , muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập , muốn được chững chạc như bạn , không thua kém bạn b, cảm nhận của “ tôi” lúc ở sân trường - rất đông người , người nào cũng đẹp - ngôi trường xinh xắn oai nghiệm  Lo sợ vớ vẫn - khi nghe ông đốc đọc danh sách và rời tay mẹ  Lúng túng , càng lúng túng và dúi vào lòng mẹ khóc 2 bước vào lớp” Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không ? c, Cảm nhận của “ tôi” trong lớp học: Hs đọc đoạn 3 (?) Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp , nhân vật “ tôi’ lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ? ( Vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học - Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình , phải tự mình làm tất cả , không còn có mẹ bên cạnh (?) Những cảm giác mà nhân vật “ tôi” bước vào lớp học là gì ? - Một mùi hương lạ xông lên … chút nào (?)Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật tôi ? - cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học , một môi trường sạch sẽ , ngay ngắn ; không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè , vì bắt đầu có ý thức được những thứ đó sẽ gắn thân thiết với mình (?) Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi” đối với lớp học của mình ?( tình cảm trong sáng , thiết tha ) (?)Đoạn cuối có chi tiết “ một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ …. Theo cánh chim “; những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh …. Đánh vần “ những chi tiết đó nói thêmđiều gì về nhân vật tôi ? - một chút buồn khi từ giã tuổi thơ , bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân (?) Những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào ? ( tình yêu , niềm trân trọng sách vở , bàn ghế , lớp học , thầy học , gắn liền với mẹ và quê hương (?) Từ đó em cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ nhân vật “ tôi” cũng chính là tác giả Thanh Tònh ? - giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường quê hương III, Tổng kết : (?)Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong truyện ngắn Tôi đi học ? ( HSTLN) muốn kể chuyện hay ,mcần có nhiều kỉ niệm đẹp và giàu cảm xúc c, Cảm nhận của “ tôi” trong lớp học - cảm giác lạ vì lần đầu vào lớp học , môi trường sạch sẽ , ngay ngắn - Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè , vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi III, Tổng kết : Ghi nhớ sgk IV, Luyện tập: 4. Hướng dẫn về nhà: Phân tích cảm xúc thiết tha trong trẻo của nhân vật tôi trong truyện Tôi đi học - Học phần ghi nhớ , làm bài tập còn lại - Soạn bài : Trong lòng mẹ 5. Rút kinh nghiệm: 3 Tuần 1: Ngày soạn 04/09/05 Tiết 3: Ngày dạy 08/09/05 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ A.Mục tiêu cần đạt : * Giúp hs - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghóa từ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghóa - Thông qua bài học , rèn luyện tư duy trong việc nhân thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng B.Chuẩn : 1 . GV:Tích hợp với văn ở vb Tôi đi học , với tâp làm văn qua bài Tính thống nhất về chủ đề của vb - Bảng phụ 2. HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài C.Tiến trình lên lớp : 1.n đònh tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bài của hs 3, Bài mới: Ở lớp 7 , các em đã học về từ đồng nghóa và từ trái nghóa . Bây giờ em nào có thể nhắc lại một số vd về từ đồng nghóa và từ trái nghóa ? ( Máy bay – phi cơ , đèn biển – hải đăng , trắng – đen ). Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghóa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên ? Các từ bình đẳng về mặt ngữ nghóa cụ thể : các từ đồng nghóa trong nhóm có thể thay thế có thể thay thế cho nhau được còn các từ trái nghóa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lực chọn để đặt câu . Từ nhận xét đó hoàn toàn đúng . Hôm nay , chúng ta học bài mới : Cấp độ khái quát nghóa của từ . I. Từ ngữ nghóa rộng , từ ngữ nghóa hẹp 1. Xét ví dụ:- Các ù em hãy quan sát sơ đồ trên bảng và trả lời câu hỏi (?) Nghóa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghóa của từ thú , chim , cá ? Tại sao ? - Nghóa của từ động vật rộng hơn nghóa của từ thú , chim , cá - Vì phạm vi nghóa của từ động vật bao hàm nghóa của 3 từ thú , chim , cá (?)Nghóa của thú rộng hơn hay hẹp hơn nghóa của từ voi , hưu ? Nghóa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghóa của từ tu hú , sáo ? Tại sao ? Nghóa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghóa của từ cá , cá thu ? Tại sao ? - Các từ thú , chim , cá có phạm vi nghóa rộng hơn các từ voi , hươu , tu thú , sáo , cá rô , cá thu (?) Nghóa của các từ thú , chim , cá rộng hơn nghóa của những từ nào , đồng thời hẹp hơn nghóa của từ nào ? - Các tư thú , chim , cá có phạm vi nghóa rộng hơn các từ voi , hưu , tu hú , sáo , cá rô , cá thu và có phạm vi hẹp hơn từ động vật  Bài tập nhanh Cho các từ : cây , cỏ , hoa tìm các từ ngữ có phạm vi nghóa hẹp hơn cây , I. Từ ngữ nghóa rộng , từ ngữ nghóa hẹp : 1. Xét ví dụ: - Một từ được coi là nghóa rộng khi phạm vi nghóa của từ đó bao hàm phạm vi nghóa của một số từ ngữ khác - Một từ được coi là nghóa hẹp khi phạm vi nghóa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghóa của một từ ngữ khác - Một từ có nghóa rộng đối với những từ ngữ này , đồng thời có thể có nghóa hẹp đối với 1 từ ngữ khác 4 cỏ , hoa và từ ngữ có từ rộng hơn ba từ đó - Thực vật > cây , cỏ , hoa - Cây ; cây cam , cây dừa - Cỏ : cỏ gà , cỏ tranh , cỏ mật - Hoa : hoa cúc , hoa huệ , hoa lan (?) Qua phân tích các vd trên em nào có thể rút ra khái niệm thế nào là một từ có nghóa rộng và nghóa hẹp ? Cho vd minh hoạ ( ghi nhớ sgk) (?) Một từ có thể vừa có nghóa rộng vừ có nghóa hẹp được không ? Vì sao . - một từ có thể vừa có nghóa rộng , vừa có nghóa hẹp vì tính chất rộng hẹp của nghóa từ ngữ chỉ là tương đối 2. Kết luận : HS đọc Ghi nhớ SGK/ 2. Kết luận : HS đọc Ghi nhớ SGK/ II, Luyện tập Bài tập 1 : LẬP SƠ ĐỒ - quần đùi , quần dài áo dài , sơ mi bom ba càng , bom bi súng trường , đại bác Bài tập 2 : Tìm từ nghóa rộng -a, chất đốt ; b, nghệ thuật ; c, thức ăn d, nhìn ; e, đánh Bài tập 3 : tìm nghóa bao hàm trong phạm vi của mỗi từ -a, xe cộ : xe máy , xe hơi , xe đạp -b, kim loại: sắt , đồng , nhôm -c, hoa quả : chanh , cam , chuối - d, họ hàng : nội , ngoại , bác , chú … - e, mang : xách , khiêng , gánh Bài tập 4 : a, Thuốc lào ; b, thủ quỹ ; c, bút điện ; d , , hoa tai 4. Hướng dẫn về nhà: :- Học phần ghi nhớ sgk - Làm hết bài tập còn lại , soạn bài mới “Trường từ vựng” 5. Rút kinh nghiệm: 5 Y phục quần o Vũ khí Bom súng Tuần 1: Ngày soạn : 05/09/05 Tiết 4: Ngày dạy 08/09/05 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN A.Mục tiêu cần đạt : * Giúp hs - Nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ; biết xác đònh và duy trì đối tượng trình bày, chọn lọc sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến cảm xúc của mình B.Chuẩn bò: 1.GV: Tích hợp với phần vb Tôi đi học , với tiếng việt bài Cấp độ khái quát nghóa của từ 2. HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài C.Tiến trình lên lớp : 1, ỔN đònh tổ chức : 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bài của hs 3, Bài mới: I. Chủ đề của văn bản : - Hs đọc lại vb Tôi đi học và trả lời câu hỏi (?) Văn bản miêu tả những việc đã xảy ra (hiện tại ) hay đã xảy ra ( hồi ức kỉ niệm ) - Vb miêu tả những việc đã xảy ra , đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học (?)tác giả viết vb này nhằm mục đích gì ? - để bộc lộ của mình về một kỉ niệm sâu sắc từ thû thiếu thời  VG chốt : chủ đề của vb là vấn đề chủ chốt , những ý kiến , những cảm xúc của tác giả được thể hiện hột cách nhất quán trong vb (?) Từ phân tích trên , em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì ? ( HS đọc ghi nhớ sgk) II, Tính thống nhất về chủ đề của vb (?) Để tái hiện những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học , tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ , câu như thế nào ?( HSTLN) - nói về chuyện “ Tôi đi học” - Đó là những kỉ niệm về buổi đầu đi học của “ tôi”, nên đại từ tôi , các từ ngữ biểu thò ý nghóa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần - Những câu đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời ; +Hôm nay tôi đi học + Hằng năm cứ vào cuối thu….lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy ; Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng ; Tôi bậm tay ghì thất chặt , nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chếch đầu chúi xuống đất I, Chủ đề của văn bản : - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà vb biểu đạt II, Tính thống nhất về chủ đề của vb + vb có tình thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác đònh , không xa rời hay lác sang chủ đề khác + Để viết hoặc hiểu một vb, cần xác đònh chủ đề được thể hiện ở nha đề , đề mục , trong quan hệ giữa các phần của vb và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại . 6 (?) Để tô đậm cảm giác trong sáng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học , tác giả đã sử dụng các từ ngữ và các chi tiết nghệ thuật nào ? + trên đường đi học :- về con đường : quen đi lại lắm lần – thấy lạ - thay đổi hành vi : lội qua sông thả diều , đi qua đồng nô đùa – đi học , cố gắng làm như một học trò thực thụ + trên sân trường :về ngôi trường : nhà cao ráo , sạch sẽ , xinh xắn,oai nghiêm - cảm giác bở ngỡ , lúng túng khi xếp hàng vào lớp : đứng nép bên người thân , chỉ diám nhìn một nữa , dám đi từng bước nhẹ , muốn bay nhưng còn ngạy ngùng e lệ … nức nở khóc theo + trong lớp học : cảm thấy xa mẹ , trước đây có thể đi chơi cả ngày cũng không thấy xa nhà , xa mẹ chút nào hết , giờ đây , mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ nhớ nhà (?)Dựa vào kết quả phân tích hai vấn đề trên , em có thể trả lời câu hỏi thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? (Ghi nhớ sgk ) (?) Tính thống nhất này được thể hiện ở những phương diện nào ? ( hình thức ; nhan đề của văn bản ; Nội dung ; mạch lạc ( quan hệ giữ các phần trong vb )từ ngữ , chi tiết ( tập trung làm rõ ý đồ , ý kiến , cảm xúc ); Đối tượng : xoay quanh nhân vật tôi (?) Làm thế nào để có thể viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề ? III, Luyện tập Bài tập 1 : phân tích tính thống nhất về chủ đề a, viết về cây cọ ở ùng sông thao quê hương tác giả + thứ tự trình bày : miêu tả hình dáng cây cọ , sự gắn của cây cọ với tuổi thơ tác giả , tác dụng của cây cọ , tình cảm gắn của cây cọ với người dân sông thao . + Khó thay đổi trật tự sắp xếp , các ý này đã rành mạch liên tục b, Chủ đề của vb : vẻ đẹp và ý nghóa của rừng cọ quê tôi c, Chủ đề thể hiện trong toàn vb : qua nhan đề của vb “ Rừng cọ quê tôi”và các ý của vb miêu tả hình dáng , sự gắn cây cọ với tuổi thơ của tác giả , tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây với người d, các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần : rừng cọ , lá cọ và các ý lớn trong phần thân bài : miêu tả hình dáng của cây cọ , nêu lên sự gắn mật thiết giữa cây cọ với nhân vật tôi , công dụng của cây cọ đối với cuộc sống Bài tập 2 : Các ý không đảm bảo tính thống nhất : b, d 4. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ ; Soạn bài tiếp theo “ Bố cục của vb” 5. Rút kinh nghiệm: 7 Tuần 2 : Ngày soạn 08/09/05 Tiết 5,6 : Ngày dạy 12/09/05 TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ ấu) Nguyên Hồng A.Mục tiêu cần đạt: * Giúp hs - Tình cảm đáng thương và nổi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng , cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình , lời văn tự truyện chân thành , giàu sức truyền cảm - Rèn kó năng phân tích nhân vật , khái quát đặc điểm tính cách qua lời nói , nét mặt tâm trạng . B.Chuẩn : 1. GV:Tập truyện những ngày thơ ấu ; Chân dung nhà văn Nguyên Hồng - Bức tranh phóng ta tranh minh hoạ cảnh bé Hồng nằm trong lòng mẹ - Dự kiến tích hợp với phần tiếng việt ở bài Trường từ vựng , phần tập làm văn bài bố cục của vb , đặc biệt là sự sắp xếp của phần thân bài. 2 . HS : Đọc, tìm hiểu và soạn bài C. Tiến trình lên lớp : 1, ỔN đònh tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ: - Vb Tôi đi học được viết theo thể loại nào ? Vì sao em biết ? - Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc , tâm trạng của tác giả Trong vb Tôi đi học là phép so sánh . Em hãy nhắc lại 3 so sánh hay trong bài và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó. 3, Bài mới : Trong tâm hồn mỗi chúng ta , tình mẫu tử luôn là nhu cầu chính đáng , trong sáng và thiêng liêng nhất . Một lần nữa chúng ta sẽ được sống lại tình cảm ấy khi đọc hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng , ở đó trong tâm hồn của một em bé cô đơn luôn hắt hủi vẫn luôn tha thiết và ấm áp tình yêu q dành cho người mẹ khốn khổ của mình . Một đoạn của hồi kí ấy mang tên Trong lòng mẹ và đó là nhan đề của bài học hôm nay . I,Tìm hiểu tác giả – tác phẩm Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao (?) Em hãy nêu vài nét về Nguyên Hồng và tác phẩm Những ngày thơ ấu ? (sgk) II, Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1, Đọc – Tìm hiểu chú thích - Gv đọc mẫu sau đó hướng dẫn cho hs đọc ( Giọng chậm tình cảm , chú ý các hình ảnh , từ ngữ thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật tôi , nhất là đoạn cuối cuộc trò chuyện với bà cô …) (?) Em hãy so sánh , mạch truyện và cách kể chuyện bài trong lòng mẹ I,Tìm hiểu tác giả – tác phẩm : Sgk II, Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1, Đọc – Tìm hiểu chú thích 8 có gì giống và khác vb Tôi đi học ? - Giống nhau : kể và tả theo trình tự thời gian , trong hồi tưởng , nhớ lại kí ức thuổi thơ Khác nhau :+ ở bài tôi đi học :chuyện liền mạch trong một thời gian ngắn , không ngắt quãng : Buổi sáng đầu tiên đến trường + Trong lòng mẹ: chuyện không thật liền : có một gạch nối nhỏ , ngắn về thời gian vài ngày khi chưa gặp mẹ và khi gặp mẹ 2 .Bố cucï : (?) Vb này chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần - Phần 1; từ đầu đến … người ta hỏi đến chứ : Cuộc trò chuyện với bà cô - Phần 2 : Còn lại Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng (?) Hãy tái hiện nội dung thứ nhất của vb bằng giọng đọc diễn cảm của em ? 3, Phân tích : a, Cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh (?) Cảnh ngộ của chú bé Hồng có gì đặc biệt ? - Mồ côi cha , mẹ tha phương cầu thực . Hồng sống nhờ nhà người cô , không được yêu thương , còn hắt hủi (?) Từ đó bé Hồng có thân phận như thế nào ? - cô độc, tuổi cực , luôn khao khát tình yêu thương (?) Theo dõi cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng , cho biết nhân vật người cô có quan hệ ntn với chú bé Hồng ? ( Quan hệ cô – cháu ruột ) (?) Nhân vật người cô hiện lên qua những, cử chỉ , lời nói điển hình nào với cháu ? - cô tôi gọi tôi đến cười bảo : Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu ! - Mày dại quá, cứ vào đi , tao chạy cho tiền tàu . Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho thăm em bé chứ (?) Vì sao bé Hồng cảm nhận trong lời đó những ý nghó cay độc , những rắp tâm tanh bẩn ? - Vì trong những lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối , mỉa mai , hắt hủi thậm chí độc ác dành cho người mẹ đáng thương của bé Hồng (?) Những lời lẽ đó bộc lộ tính cách nào của người cô ? - Hẹp hòi , tàn nhẫn * Trong cuộc đối thoại này , bé Hồng đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghó của mình . (?) Hãy tìm những chi tiết bộc lộ cảm nghó của bé Hồng đối với người cô? (?)Trong đó , cảm xúc nào của bé Hồng gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc ? ( Hs bộc lo) GV bình : Mỗi xcảm xúc của bé Hồng có thể gợi lên ở mội người những cảm nghó riêng về nổi cay đắng , tủi cực mà bé Hồng phải chòu đựng . Có điều trong những đắng cay của bé Hồng đâu chỉ có nổi đau mà còn có niềm căm 2, Bố cucï : 2 phần 3, Phân tích a, Cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh + Người cô : là một con người cay độc , tàn nhẫn thể hiện qua lời nói , cử chỉ + Những ý nghó , cảm xúc của chú bé Hồng khi trả lời người cô : -Nhận ra những ý nghó cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kòch của cô - Nhắc đến mẹ tôi , cô tôi chỉ có ý reo rắt vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi - Hai tiếng em bé mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt , thất rõ , quả nhiên đã xoán chặt lấy tâm can tôi 9 hờn cái xấu , cái ác đang trà đạm lên tình mẫu tử của con người (?) ở đây phương thức biểu đạt nào được vận dụng ? nêu tác dụng của phương thức biểu đạt ấy ? - Biểu cảm , thể hiện trực tiếp và gợi trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng (?) Cảmû xúc của em khi đọc những cảm xúc của bé Hồng ? (?) Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng , tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ( Tương phản ) (?) Hãy chỉ ra phép tương phản này ? nhận xét về ý nghóa của phép tương phản đó ? -Đặt hai tính cách trái ngược nhau : Tính cách hẹp hòi , tàn nhẫn của người cô >< Tính cách trong sáng giàu tình yêu thương của bé Hồng - Làm nổi bật lên tính cách của người cô và khẳng đònh tình mẫu tử , cao cả của bé Hồng b, Bé Hồng yêu thương mẹ: Gọi hs đọc phần 2 (?) Hình ảnh người mẹ của bé Hồng hiện lên qua những chi tiết nào ? + Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi + Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi …vừa kéo tay tôi , xoa đầu tôi …, lấy vạt áo nây thấm nước mắt cho tôi + Mẹ tôi không còm cõi xơ xác … gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mòn , làm nổi bật màu hồng của 2 gò má . Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường (?) Cacùh gọi mẹ tôi trong tật cả các chi tiết ấy có ý nghóa gì ? (Khẳng đònh đó là người mẹ của riêng bé Hồng .Tình mẹ con gắn bo) (?) Từ đó bé Hồng cómột người mẹ ntn? - đẹp đẽ, cao quý , vô cùng yêu con (?)Trong phần vb này , tình yêu thương của bé Hồng được trực tiếp bộc lộ đâu là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương đó ? +Tiếng gọi : Mợ ơi! Mợ ơi!Mợ ơi !… +Hành động : Tôi thở hồng hộc trán đẩm mồ hôi và khi trèo lên xe , tôi ríu cả chân lại . Tôi ngồi trên đệm xe , đùi áp đùi mẹ tôi , đầu ngã vào cách tay mẹ tôi , tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bổng lại mơn man khắp da thòt +Xúc cảm : phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ , để bàn tay người mẹ vuột ve từ trán xuống cằm , và gãi rôm ở sống lưng cho , mới thấy người mẹ có một êm dòu vô cùng (?)Tiếng mẹ luôn vang lên trong mọi hành động và cảm nghó của bé Hồng điều đó có ý nghóa gì ? -Với bé Hồng , người mẹ là tất cả - Ngươì mẹ không thể thiếu được trong cuộc sống của người con Bé Hồng vô cùng yêu q mẹ (?) Với em biểu hiện nào ở bé Hồng thấm thía nhất tình mẫu tử ? ( HS bộc lộ) (?) Nhận xét về phương thức biểu đạt của những đoạn văn trên . tác dụng của phương thức biểu đạt đó ? như ý cô tôi muốn -Gía những cổ tục đã đày đoạ me tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh , đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi Tương phản để làm nổi bật tính cách của người cô, khẳng đònh tình mẫu tử , cao cả của bé Hồng b, Bé Hồng yêu thương mẹ + Tiếng gọi : Mợ ơi ! Mợ ơi! Mợ ơi ! + Hàng động :Tôi thở hòng hộc trán đẩm mồ hôi và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại ….mơn man khắp da thòt + Xúc cảm : phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ , để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm ….vô cùng Biểu cảm trực tiếp, yêu mẹ mãnh liệt , người mẹ không thể thiếu được trong cuộc sống 10 [...]... Từ ngữ và câu trong đoạn văn 2, Từ ngữ và câu trong đoạn văn: a, Từ ngữ chủ đề vả câu chủ đề của a, Từ ngữ chủ đề vả câu chủ đề của đoạn văn đoạn văn: SGK Đọc thầm đoạn văn 2 và trả lời câu hỏi : (?) ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì ? (?)Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát ấy ? (?) Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề Em có nhận xét gì về câu chủ đề ? -Đoạn văn đánh... Hạc” 5 Rút kinh nghiệm: Tuần3: Tiết 10: Ngày soạn 18/ 09/05 Ngày dạy 21/09/05 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A.Mục tiêu cần đạt: * Giúp hs - Hiểu được khái niệm đoạn văn , từ ngữ chủ đề , câu chủ đề , quan hệå giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn - Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất đònh 17 B .Chuẩn bò: 1.GV:Dự kiến khả năng tích hợp : ở vb Tức... bài mới “ Tóm tắt văn bản tự sự” 5 Rút kinh nghiệm: Tuần 5: Tiết 17: Ngày soạn 30/09/05 Ngày dạy 03/10/05 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI A.Mục tiêu cần đạt : * Giúp hs - Hiểu rõ thế nào là từ đòa phương , thế nào là từ biệt ngữ xh - Biết sử dụng từ ngữ đòa phương và biệt ngữ xh đúng lúc , đúng chỗ Tránh lạm dụng từ ngữ đòa phương và biệt ngữ xh , gây khó khăn trong giao tiếp B .Chuẩn : 1.GV:... đoạn văn - Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng phép diễn dòch , quy nạp , song hành … b Cách trình bày nội dung đoạn văn (?) Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn ? + Đoạn 1 : theo cách song hành + Đoạn 2, mục I ,: theo kiểu diễn dòch + Đoạn II, 2 , theo cách quy nạp II, Luyện tập : Bài tập 1 : Văn bản có 2 ý , mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn. .. tả và biểu cảm trong văn tự sự” 5 Rút kinh nghiệm: Tuần 5: Tiết 20: A.Mục tiêu cần đạt: Ngày soạn 28/ 09/05 Ngày dạy 03/10/05 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 * Giúp hs - Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự - Rèn luyện kó năng về ngôn ngữ và kó năng xd vb B .Chuẩn : 1.GV:Dự kiến khả năng tích hợp : với các vb tự sự đã học trong chương trình ngữ văn 6, 7 2 HS: Đọc,... cánh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo ) ; thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện... tối , trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè - Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhân kêu tích tắc suốt đêm 4 Hướng dẫn về nhà: :- Học thuộc phần ghi nhớ - Làm hết bài tập còn lại - Soạn bài tiếp theo “ Từ ngữ đòa phương và biệt ngữ xh” 5 Rút kinh nghiệm: Tuần 4: Tiết 16: Ngày soạn 25/09/05 Ngày dạy 28/ 09/05 LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A.Mục tiêu cần đạt : *Giúp hs... mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghóa , trái nghóa , ẩn dụ , hoán dụ , nhân hoá …giúp ích cho việc học văn và làm văn - Rèn kó năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói , viết B .Chuẩn bò: 1 GV:Dự kiến khả năng tích hợp cho bài học : VB Trong lòng mẹ , với tập làm văn Bố cụ của văn bản - Bảng phụ 2 HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài C Tiến... vào các nhân vật chính và nội dung chính ( bao gồm sự sự việc chính việc tiêu biểu và nhân vật (?) So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của vb ? (HSTLN) quan trọng ) của vb đó - Nguyên văn truyện dài hơn - Số lượng các chi tiết và nhân vật dài hơn - Lời văn trong truyện khách quan hơn * Viết đoạn văn trên người ta gọi là tóm tắt vb tự sự Gọi 1 hs đọc yêu cầu phần I 2 (?)Vậy theo em , thế nào là tóm... đoạn văn ? Hs đọc thầm vb về Ngô Tất Tố I.Thế nào là đoạn văn ? và trả lời câu hỏi : (?) Văn bản trân gồm mấy ý ? mỗi ý được viết thành mấy - Đoạn văn là đơn vò trực tiếp tạo nên đoạn văn ? vb , bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu - 2 ý , mỗi ý viết thành một đoạn văn dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống (?) Dấu hiệu hình thức nào có thể giúp em nhận biết đoạn dòng và thường biểu đạt một ý tương văn ? . Từ ngữ và câu trong đoạn văn: a, Từ ngữ chủ đề vả câu chủ đề của đoạn văn Đọc thầm đoạn văn 2 và trả lời câu hỏi : (?) ý khái quát bao trùm cả đoạn văn. hoàn chỉnh . Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành 2, Từ ngữ và câu trong đoạn văn a, Từ ngữ chủ đề vả câu chủ đề của đoạn văn: SGK 18 (?) Qua đó em hiểu

Ngày đăng: 15/09/2013, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w