Hình 1.2: Xu hướng phát triển hiện nay của ngành công nghiệp in 1.3 Hệ Thống Kiểm Soát Chất Lượng Close Loop Color Control 1.3.1 Giới Thiệu Về Hệ Thống Hệ thống Closed-loop color contr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHẤT LƯỢNG CAO
- - -
-TÓM TẮT ĐỀ TÀI
THIẾT LẬP CLOSE LOOP COLOR CONTROL ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO CÔNG TY STARPRINT VIET NAM JSC
GVHD: Th.S Chế Quốc Long
SVTH: Phan Văn Đức – 15148013
Bùi Thế Vinh – 15148139 Trịnh Văn Lực – 15148028
TP HCM, tháng 8 năm 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHẤT LƯỢNG CAO
- - -
-TÓM TẮT ĐỀ TÀI
THIẾT LẬP CLOSE LOOP COLOR CONTROL ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO CÔNG TY STARPRINT VIET NAM JSC
GVHD: Th.S Chế Quốc Long
SVTH: Phan Văn Đức – 15148013
Bùi Thế Vinh – 15148139 Trịnh Văn Lực – 15148028
TP HCM, tháng 8 năm 2019
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
Khoảng 15 năm trước đây, các hệ thông điều khiển màu bằng vòng lặp màu kín được giới thiệu cho các máy in offset cuộn Những hệ thống này nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong các xí nghiệp in lớn trên toàn cầu Các hệ thống kiểm soát màu vòng kín này
sử dụng các dải màu Các phím mực được điều chỉnh để duy trì các đặc tính màu thích hợp của các ô màu trên thanh màu Sự tiến bộ của công nghệ gần đây đã làm cho thế hệ
hệ thống kiểm soát màu tiếp theo có thể phát triển Các hệ thống này không dựa vào các thanh màu mà thay vào đó là kiểm soát màu dựa trên các phép đo của hình ảnh được in Vấn đề cơ bản với các hình ảnh màu đó là mỗi thiết bị khác nhau, điều này có nghĩa là chúng ta không thể cùng một giá trị pixel tới các thiết bị khác nhau Mà chúng ta phải điều chỉnh giá trị pixel sao cho các giá trị này phù hợp với từng thiết bị Có hai phương thức để tạo ra các trị số, cách truyền thống được gọi là closed-loop color (màu vòng kín)
và phương thức mới là open-loop color (màu vòng hở), thường được gọi là quản lý màu
1.2 Nhu Cầu Đòi Hỏi Của Ngành Công Nghiệp In Hiện Nay
Khác xa với 10 năm trước thì ngày nay ngành công nghiệp in có xu hướng phát triển như sau:
+ Số lượt in của một đơn hàng càng ngày càng giảm xuống
+ Thời gian hoàn thành đơn hàng phải ngắn hơn
+ Độ phức tạp của một đơn hàng tăng lên
+ Công việc chuẩn bị hợp đồng và chế bản chiếm phần lớn thời gian trong việc cấu trúc giá thành
Công nghiệp in trước đây và hiện nay luôn là một trong những ngành có khả năng tận dụng thành tựu của sự phát triển của khoa học, công nghệ của thế giới để phát triển
và thực tế là một ngành đang là một phần nằm trong nền công nghiệp 4.0 Trong quá trình phát triển đã từng bước số hóa các khâu sản suất để thay cho quá trình tương tự, và từng bước kết nối trong sản xuất và quản lý
Trang 4Hình 1.2: Xu hướng phát triển hiện nay của ngành công nghiệp in
1.3 Hệ Thống Kiểm Soát Chất Lượng Close Loop Color Control
1.3.1 Giới Thiệu Về Hệ Thống
Hệ thống Closed-loop color control (kiểm soát màu vòng kín) Là một giải pháp kiểm soát chất lượng màu sắc trong quá trình in, bao gồm cách thực hiện, quy trình kiểm soát, phần mềm và thiết bị, dải màu kiểm tra, các thông số kiểm tra, kiểm soát được lặp lại Là một giải pháp kiểm soát chất lượng màu sắc Quá trình đo được thực hiện trên dải màu kiểm tra in kèm theo sản phẩm in thực tế Quá trình hiệu chỉnh sai số giữa các khóa mực để lượng mực đồng đều trên bề mặt được thực hiện nhờ vào phần mềm Cũng có thể thực hiện bằng con người nếu không có đủ điều kiện để thực hiện một hệ thống hoàn chỉnh Cụ thể là chúng ta sẽ đầu tư một máy quét màu và một phần mềm hiển thị các giá trị đo như IntelliTrax2 Hoặc có thể là một hệ thống hoàn chỉnh như Inkzone bao gồm tất cả các phần mềm Inkzone Loop, Inkzone Pecfect, Inkzone Move mỗi phần mềm đều
Trang 5có một chức năng riêng biệt để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh lượng mực cung cấp cho máy in
Hình 1.4.1: Mô tả một hệ thống closed loop Color Control Cách thức làm việc của hệ thống:
Thực hiện việc thiết lập thông số độ mở khóa mực theo tập tin JDF
In, đo dải màu kiểm tra, hiển thị kết quả, so sánh với các giá trị tiêu chuẩn
Nếu có sai số với giá trị tiêu chuẩn, tính toán các thông số điều chỉnh việc cấp mực
Điều chỉnh trực tiếp việc cấp mực trên máy in theo các thông số đã tính toán
Điều chỉnh nhờ vào hệ thống phần mềm nếu được tích hợp canh chỉnh inkkey máy in
Quá trình in ổn định với các thiết lập mới, lấy mẫu và đo
Lặp lại quá trình
Trang 6Trên thực tế Close loop color Control là một phần nhỏ của CIP3/CIP4 việc thực hiện cũng phải cần định dạng file theo tiêu chuẩn của CIP3/CIP4 quy định Với hệ thống của Inkzone để canh mực trước in bằng phần mềm InkZone Pecfect thì đầu vào là file JDF chứa các thông tin về độ mở khóa mực Còn thông tin về giấy và mực in thì Inkzone Pecfect chưa hiểu và chưa xử lý được Thông thường DI-plot của Inkzone sẽ chuyển file TIFF-B từ quá trình RIP sang JDF để Inkzone đọc và mở khóa mực Các điều kiện in cụ thể bao gồm thông tin về loại giấy, loại mực sẽ được tuyến tính hóa bằng đồ thị có trên Inkzone Pecfect
1.4 Cấu trúc hệ thống Close loop color Control
- Cấu trúc 1: Trường hợp này dành cho các nhà in muốn đầu tư mới Thì tất cả các hãng máy in đều cung cấp giải pháp Close loop color Control
- Cấu trúc 2: Trường hợp này dành cho các nhà in có vốn đầu tư tối thiểu Để làm một
hệ thống cần một máy quét màu và phần mềm kết nối với máy quét đó hiển thị kết quả
đo lường
- Cấu trúc 3: Liên hệ với các nhà sản xuất thứ ba như Inkzone, PrintFlow cung cấp các phần mềm canh mực trước in, đọc dữ liệu CIP3, hiển thị kết quả đo lường Các nhà sản xuất khác cung cấp máy quét, bộ kết nối như Techkkon, X-rite Cấu trúc này vẫn là Online nhưng rẻ hơn rất nhiều khi đầu tư như là cấu trúc 1
Close loop color Control
Cấu trúc 1: Online
(Nhà sản xuất máy in
cung cấp)
Cấu trúc 2: Offline (Đầu tư máy quét và phần mềm hiển thị đo
lường)
Cấu trúc 3: Online (Nhà sản xuất thứ
ba kết nối với mọi máy in)
Trang 7CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
2.1 Xây Dựng SOP Với Định Hướng GMI
Sản xuất ra một sản phẩm là một quy trình tổng quát với sự tham gia của nhiều bộ phận, nhiều con người Và không thể áp dụng một quy trình to đùng, dài mấy trang để hướng dẫn người khác làm theo Chúng ta cần phải chia nhỏ quy trình tổng thể này ra làm các quy trình con, quy trình cơ sở sẽ được rút rọn, dễ dàng làm việc hơn Standard operating procedure – SOP với các yêu cầu, định nghĩa, mô tả công việc chi tiết là một thứ không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm in Khi xây dựng SOP nó sẽ cho chúng ta biết người nào có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để thực thi Việc có các SOP thì sẽ giúp chúng ta đặt ra được các yêu cầu về kỹ năng, yêu cầu đào tạo người thực thi dễ dàng hơn bao giờ hết
2.2 Xây Dựng Điều Kiện In Cụ Thể
Bước 1: Chuẩn hóa vật tư
Kiểm tra nền trắng giấy bằng cách sử dụng máy đo màu cầm tay Xrite Và đo, kiểm thông số đúng với mẫu giấy GMI đưa ra
Mẫu giấy có thông số như sau được chấp nhận :
L* = 94.00 a* = 0.00 b* = -2.00
- Kiểm tra bản in: Phần tử in không trầy xước
- Kiểm tra loại mực: Sử dụng tương thích với các giá trị dưới đây:
Bảng: CIELAB ước tính CMYK không được vượt quá ∆E 3.5 trên nền trắng
a* = -37 a* = 74 a* = -5 a* = 0
b* = -50 b* = -3 b* = 93 b* = 0
Trang 8Bảng: CIELAB ước tính RGB không nên vượt quá ∆E 3.5 trên nền trắng
R
G
B
L* = 47 L* = 50 L* = 24
a* = 68 a* = -65 a* = 22
b* = 48 b* = 27 b* = -46
- Việc kiểm tra loại mực được kiểm tra một cách riêng biệt bằng việc mua các loại mực
từ các nhà cung cấp và tiến hành in so sánh Với bảng trước khi đem vào sản xuất
Bước 2: Chuẩn hóa điều kiện in
- Vật liệu in: Loại giấy metalized sử dụng của lần in trước phải đúng với lần in trước phải trùng với lần in sau, cũng như chất lót trắng tạo nền trắng giấy
- Mực in: Loại mực đúng mã code, ghi rõ nhà sản xuất, loại mực chấp nhận để thực hiện Close loop có ghi rõ số hiệu để nhận biết
- Góc xoay và kiểu trame:
Bước 3: Chuẩn hóa điều đo lường và điều kiện xem bài
● Xem điều kiện cho bản in thử và tờ in:
- Bản in thử và tờ in phải được xem dưới thiết bị chiếu sáng của đèn D50 (5000K)
- Bản in thử và tờ in phải được xem trên một white backing surrounded bởi một bề mặt xám mờ
● Điều kiện đo lường màu sắc:
Trang 9- Số đo mật độ là DIN nguyên chất
- Lưu đồ sản xuất tổng quát:
Hình 3.1.1: Thiết lập Close loop color Control với hệ thống Inkzone
- Lưu đồ sản xuất cụ thể (dạng khối):
Trang 10Hình 3.1.2: Sơ đồ sản xuất cụ thể với hệ thống của Inkzone kết nối với máy in Komori LS640
- Phân tích lưu đồ:
Bảng 3.1.1: Phân tích lưu đồ làm việc thực tế trong sản xuất với hệ thống của Inkzone
kết nối với máy in Komori LS640
STT Giai
đoạn
Các công việc thực hiện
Bước 1: Xác định loại trame
- Thiết lập loại trame tròn như chương 2 quy định
Trang 11- Xác định thời gian ghi, tốc độ ghi, hiện bản, cường độ chiếu sáng phải đúng và vừa đủ để bản
in đạt chất lượng cao nhất, các phần tử in
- Hóa chất hiện phù hợp Bản sau khi hiện xong phải sạch sẽ, không
bị dơ hay trầy xước, hiện đúng
tử không mong muốn xuất hiện)
Bon, mark, thang màu… đảm bảo
4 Kiểm
tra
Kiểm tra dữ liệu giấy, mực, vật tư
in , …
- Kiểm tra dữ liệu sản xuất về vật
tư đúng bảng kế hoạch (Bản kế hoạch quy định chuẩn cho giấy, mực , …)
- Lập bảng kế hoạch
dữ liệu sản xuất dựa vào chương 2
Trang 12cơ bản
- Set – up máy chuẩn
bị in
Bước 1: Kiểm tra tầm ép 2 cây lô
chà đầu tiên
- Đảm bảo tầm ép 2 cây lô chà A
và B là 4 mm trên máy in Komori LS640
Bước 2: Đặt thông số hơi máy
6 Ink
preset
- Canh mực trước in
Bước 2: Cho khoảng 20 tờ giấy
dơ để canh chỉnh chồng màu trước
Trang 13- Hiển thị kết quả đo
- Thay đổi khóa mực điều chỉnh màu sắc
Bước 1: Dùng máy quét màu
PDC S – II đo dải màu trên tờ in
để truyền kết quả đến phần mềm Inkzone Move
Bước 2: Phần mềm Inkzone Move sẽ hiển thị kết quả đo được
từ máy quét PDC SI – II, sau đó
sẽ truyền dữ liệu vào Inkzone Loop
Bước 3: 11auk hi nhận dữ liệu từ Inkzone Move, phần mềm
Inkzone loop sẽ tiến hành thay đổi các khóa mực dựa vào đồ thị hiệu chỉnh lô máng mực và khóa mực
- Máy PDC S-II có thể hoạt động nhờ nút bấm trên thân máy hoặc bấm nút Scan từ màn hình Inkzone Move
- Inkzone Move có sẵn các chuẩn đo lường của ISO, GraCol , …
để người vận hành so sánh và điều chỉnh đồ thị trên Inkzone Loop đến khi đạt được tờ in chất lượng
9 In sản
lượng
Đo, kiểm tờ
in theo đúng quy cách
Bước 1: Cứ 500 tờ qua máy chúng ta sẽ rút ra đo 1 lần
Bước 2: Nếu có sai biệt màu dừng máy điều chỉnh độ thị trên Inkzone Loop và quét dải màu kiểm tra
- Nếu dừng máy, nên loại bỏ khoảng 30 tờ
in sau cùng đến khi máy dừng hẳn
10 Lưu
trữ Save Job
Sau khi chạy đủ số lượng ta Save đơn hàng trên phần mềm Inkzone Loop
Inkzone Loop có chức năng này để thuận tiện ink preset cho lần sau
Trang 14Bước 1: Mở Ink profile kiểm tra xem đúng file lần trước không
Bước 2: Kiểm tra nội dung trên phần mềm Inkzone Loop và bản
in khớp nhau không
Bước 3: Tiến hành truyền dữ liệu ink preset đến bàn điều khiển trung tâm Komori (PQC) để chạy đơn hàng
Bước 4: Lặp lại từ công việc số 1 đến số 9 trong bảng này
- Đối với các đơn hàng lặp lại chúng ta
sẽ không cần Ink preset nữa
3.1.2 Giải Pháp và Phương Án Với Hệ Thống Xrite
● Quy trình thực hiện:
- Quy trình dạng đồ họa:
Hình 3.1.2: Thiết lập Close loop color Control với hệ thống Xrite cho công ty
Trang 15- Lưu đồ sản xuất cụ thể (dạng khối):
Hình 3.1.2: Sơ đồ sản xuất cụ thể với hệ thống Close loop của X-rite
Trang 16- Phân tích lưu đồ:
1 Mở khóa mực
- Thợ in tiến hành mở khóa mực dựa theo thông số độ phủ mực trên bản in bằng kinh nghiệm, hoặc có thể dự theo thông số củ của job củ
- Mở khóa mực bằng hoặc thấp hơn
2 In – đo màu
- Chạy khoảng 50 tờ in để lượng mực xuống đều Tiến hành lấy tờ in thứ 45 để đo kiểm
- Sử dụng máy quét easytrax kết nối với phần mềm inkey control 2
và công cụ Press Tool để hiển thị kết quả đo độ dày lớp mực – Density
là như thế đối với máng mực được canh chỉnh đúng Máy in KBA thì 3% độ mở khóa mực sẽ tăng 0.15D)
4 In - đo màu
- Chạy điều chỉnh lặp lại cứ 50 tờ lấy tờ 45 để đo kiểm đến khi lượng
Nếu không đạt thì chúng ta phải tiến hành hiểu chỉnh
Trang 17mực đồng đều trên toàn bộ tờ in và quá trình này được lặp lại
bằng phần mềm inkey control 2
5 Chạy sản lượng
- Khi tờ in đã đạt Density mong muốn, ta chạy khoảng 200 tờ và đo
tờ thứ 195 nếu quá trình in vẫn ổn định ta bắt đầu chạy sản lượng
6 Kết thúc – lưu trữ
- Lưu trữ Job trên hệ thống Colortronic của KBA, KHS-AI của Komori Để phục vụ cho các lần in sau Nên đo kiểm tra lại tờ in đối với các đơn hàng lặp lại
Bảng 3.1.2: Phân tích lưu đồ sản xuất với giải pháp Close – loop của X-rite
3.2 CÁC BƯỚC THỰC NGHIỆM
3.2.1 Điều Kiện Thực Nghiệm
Bảng 3.2.1: Các Điều Kiện Thực Nghiệm Giải Pháp Close Loop Color Control
Điều kiện thực
nghiệm
Điều kiện sản xuất
PDC - SII
Máy quét màu tùy vào nhà in
Trang 18Máy quét màu tự động
để chuyển file TIFF –
B sang file CIP3/PPF,
JDF/CIP4
Phần mềm tùy vào nhà in
Phần mềm inkzone
Loop để Canh mực
trước in, điều chỉnh
key mực dựa vào dữ
liệu của Inkzone
Move, hiệu chỉnh đồ
thị giấy mực trên một
điều kiện in cụ thể
Phần mềm tùy vào nhà in
Trang 19Vật
tư
Giấy metalized, giấy
Ivory, giấy couche
định lượng từ 150 –
250 g/m2
Giấy metalized, giấy Ivory, giấy couche định lượng
từ 150 – 250 g/m2 Mực in Loại mực đúng mã
code, ghi rõ nhà sản xuất, loại mực chấp nhận để thực hiện Close loop có ghi rõ số hiệu để nhận biết
bì hộp giấy
3.2.2 Các Phương Án Thực Nghiệm
Thực hiện theo đúng phương pháp và quy trình được đề xuất ở chương 3
Bảng 3.2.2: Các Phương án thực hiện
Trang 20Thiết bị Máy in LS740 và KBA 105
Máy quét màu tự động EasyTrax
Máy in LS640 Máy quét màu tự động PDC – SII
Phụ trợ Phần mềm InkKeyControl của
X-rite hiển thị các kết quả đo
Density, TVI, Gray balance
Phần mềm inkzone Loop để Canh mực trước in, điều chỉnh key mực dựa vào dữ liệu của Inkzone Move, hiệu chỉnh đồ thị giấy mực trên một điều kiện in cụ thể
Phần mềm DI – Plot để chuyển file TIFF – B sang file CIP3/PPF, JDF/CIP4
Quy
trình
Trang 21CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1 KẾT LUẬN
Theo truyền thống, chất lượng sản phẩm đa phần đều dựa vào kinh nghiệm của thợ in một cách cảm tính, vấn đề này sẽ làm tăng sự hao phí cho nhà in Còn hệ thống Close loop color Control (quản trị màu vòng kín) là một giải pháp có thể giúp quá trình in ấn tại công ty đạt được chất lượng như mong muốn, có thể tái bản một cách đơn giản với
độ chính xác cao nhất Qua đề tài, nhóm đã tìm hiểu và đưa ra được rất nhiều lợi ích và các dẫn chứng, chứng minh được hiệu quả của hệ thống không những vậy nhóm đã tìm hiểu và đưa ra đề xuất các giải pháp, kèm theo là quy trình thực hiện và hướng dẫn sử dụng phần mềm, thiết bị của từng hệ thống Tuy chưa thể thực hiện được mục đích cuối cùng là đưa vào thực tiển tại công ty nhưng đề tài có thể làm một tài liệu tham khảo cho các nhà in, thợ in để áp dụng khi có thể và cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan về chức năng và mục đích của hệ thống quản trị màu vòng kín Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sự thiếu xót nhóm mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô
4.2 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có thể chuyển giao trực tiếp dưới dạng tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp sản xuất in là công ty Starprint Viet Nam JSC nói chung và các doanh nghiệp sản xuất in muốn kiểm soát chất lượng nói riêng để giải quyết được các vấn đề khó khăn đang gặp phải ở các doanh nghiệp
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên để hiểu được quá trình thực hiện Close loop color Control như thế nào và thực hiện chúng ra sao
4.3 KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất in ấn cụ thể là công ty Starprint thiết lập Close loop color Control đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành nghiên cứu các cơ sở dữ liệu và các thông số kỹ thuật tương ứng cần thiết