Nội dung thực hiện đề tài: - Tìm hiểu về các dạng chuyển tông và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng phục chế các dạng bài mẫu trong phương pháp in offset tờ rời hình ảnh bitmap, đối tượng..
Trang 1KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KIỂM SOÁT CÁC ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN TÔNG
TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN CHO SẢN PHẨM IN OFFSET TỜ RỜI
Trang 2KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KIỂM SOÁT CÁC ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN TÔNG
TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN CHO SẢN PHẨM IN OFFSET TỜ RỜI
Trang 3Sinh viên thực hiện 1: Trần Thanh Quang MSSV: 15148041
Sinh viên thực hiện 3: Nguyễn Tiến Mạnh MSSV: 15148029
Khóa: 2015 - 2019
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Thanh Hà SĐT: 0918.305.196
1 Tên đề tài: “Kiểm soát các đối tượng chuyển tông trong quá trình chế bản
cho sản phẩm in offset tờ rời”
2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:
3 Nội dung thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu về các dạng chuyển tông và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng phục chế các dạng bài mẫu trong phương pháp in offset tờ rời (hình ảnh bitmap, đối tượng
Trang 4ii
- Đề xuất các tiêu chí, hướng dẫn kỹ thuật khi phục chế các đối tượng chuyển tông liên tục
- Thực hiện kiểm soát chất lượng khuôn in thông qua việc tuyến tính hệ thống ghi
- Khảo sát và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào quá trình in offset thực tế tại xưởng in Tuấn Nam
- Đánh giá chất lượng tái tạo đối tượng chuyển tông của các loại tram AM, FM,
XM và các hình dạng tram khác nhau
- Đánh giá chất lượng các đối tượng chuyển tông khi thực hiện các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật
4 Sản phẩm:
- Thiết lập tuyến tính cho kẽm Mylan DTP 150i
- Bản kẽm tuyến tính trong quá trình thực nghiệm
- Tờ in thực nghiệm đánh giá kết quả phục chế các đối tượng chuyển tông liên tục
Trang 5iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày,…tháng,…năm 2019
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)
Tên đề tài:
“Kiểm soát các đối tượng chuyển tông trong quá trình chế bản cho sản phẩm
in offset tờ rời”
Tên sinh viên 1:
TRẦN THANH QUANG
MSSV: 15148041 Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ IN Tên sinh viên 2:
ĐỖ BÁCH VINH
MSSV: 15148065 Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ IN Tên sinh viên 3:
NGUYỄN TIẾN MẠNH
MSSV: 15148029 Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ IN
Tên GVHD:
TRẦN THANH HÀ
Học vị: Thạc sĩ Chức danh: Trưởng Ngành Công nghệ in Đơn vị: Khoa Đào tạo Chất lượng cao
NHẬN XÉT
1 VỀ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
-
-
2 VỀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.1 Về cấu trúc đề
tài: -
-
-
2.2 Về nội dung đề tài:
-
-
-
-
Trang 6iv
-
-
-
2.3 Về ưu và nhược điểm của đề
tài: -
-
-
-
3 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm 1 Kết cấu luận án 30
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục (theo hướng dẫn của khoa In và TT) 10 Tính sáng tạo của đồ án 10 Tính cấp thiết của đề tài 10 2 Nội dung nghiên cứu 50 Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội… 10 Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10 Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế 10 Khả năng cải tiến và phát triển 10 Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành… 10 3 Ứng dụng vào đời sống thực tế 10 4 Sản phẩm của đồ án 10 Tổng điểm 100 4 KẾT LUẬN Đồng ý cho bảo vệ Không đồng ý cho bảo vệ Ngày……tháng……năm…… Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày,…tháng,…năm 2019
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN)
ĐỖ BÁCH VINH
MSSV: 15148065 Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ IN Tên sinh viên 3:
NGUYỄN TIẾN MẠNH
MSSV: 15148029 Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ IN
Tên GVHD:
LÊ CÔNG DANH
Học vị: Thạc sĩ Chức danh: Trưởng Khoa In và Truyền thông Đơn vị: Khoa In và Truyền thông
NHẬN XÉT
1 VỀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
- VỀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
- -
2 VỀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
- - -
3 VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI
- - -
Trang 8vi
4 CÁC CÂU HỎI TRẢ LỜI VÀ CÁC ĐỀ NGHỊ CẦN CHỈNH SỬA
-
-
-
-
-
-
-
5 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm 5 Kết cấu luận án 30
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục (theo hướng dẫn của khoa In và TT) 10 Tính sáng tạo của đồ án 10 Tính cấp thiết của đề tài 10 6 Nội dung nghiên cứu 50 Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội… 10 Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10 Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế 10 Khả năng cải tiến và phát triển 10 Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành… 10 7 Ứng dụng vào đời sống thực tế 10 8 Sản phẩm của đồ án 10 Tổng điểm 100 6 KẾT LUẬN Đồng ý cho bảo vệ Không đồng ý cho bảo vệ Ngày……tháng……năm…… Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 9vii
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ơn sâu sắc đối
với thầy cô Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, đặc
biệt là các thầy cô ngành Công Nghệ In của trường đã tận tâm giảng
dạy và chỉ bảo cho chúng em trong thời gian vừa qua
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của cô Trần Thanh Hà đã giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp này
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của thầy Lê
Công Danh, cô Quách Huệ Cơ trong quá trình thực nghiệm đề tài tại
xưởng in và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy Trương Thế
Trung cùng tập thể xưởng in Tuấn Nam đã giúp chúng em hoàn thành
quá trình thực nghiệm đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài khó có những sai sót, em rất
mong nhận được sự giảng dạy, chỉnh sữa của thầy, cô để chúng em
có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện đề tài
Trần Thanh Quang
Đỗ Bách Vinh Nguyễn Tiến Mạnh
Trang 10viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Kiểm soát các đối tượng chuyển tông trong quá trình chế bản cho sản
phẩm in offset tờ rời” nhóm nghiên cứu đã thực hiện tìm hiểu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu về các dạng chuyển tông và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng phục chế
các bài mẫu trong phương pháp in offset tờ rời (hình ảnh bitmap, đối tượng đồ hoạ)
- Tìm hiểu về quá trình phục chế với hệ thống chế bản CTP tại Trường Đại Học Sư
Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hệ thống, áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật để tiêu chuẩn quy trình in offset tờ rời
- Đề xuất các tiêu chí, hướng dẫn kỹ thuật khi phục chế đối tượng chuyển tông
- Đánh giá chất lượng tái tạo đối tượng chuyển tông của các loại tram AM, FM, XM
và các hình dạng tram khác nhau
- Thực hiện kiểm soát chất lượng khuôn in thông qua việc tuyến tính hệ thống ghi
- Khảo sát và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào quá trình in offset thực tế tại
xưởng in Tuấn Nam
Qua đó chúng em áp dụng vào điều kiện in thực tế nhằm kiểm soát và đánh giá chất
lượng toàn bộ quá trình in ( từ các công đoạn chế bản đến công đoạn in): tính chất bài
mẫu (các đối tượng chuyển tông: bitmap, đồ hoạ); kiểm soát chất lượng đầu vào quá
trình in (giấy, mực, khuôn in); đánh giá các kết quả thu được trong toàn bộ quá trình
thực hiện, từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng (xác định điều kiện ghi
hiện ứng với vật tư sử dụng, ổn định điều kiện thực nghiệm, tuyến tính hệ thống
CTP,…); xây dựng testform kiểm soát các đối tượng với những hướng dẫn đưa ra và
thu được những kết quả qua quá trình thực hiện đề tài
Kết quả đạt được thông qua quá trình thực hiện đề tài
- Tram FM phục chế các đối tượng chuyển tông tốt hơn so với tram AM
- Tram XM và FM phục chế tầng thứ tốt hơn tại các vùng sáng tối của bài in
- Chất lượng các đối tượng tô chuyển bitmap phục chế tốt hơn các đối tượng đồ hoạ
- Chất lượng các đối tượng tô chuyển tốt hơn khi áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật
- Chất lượng các đối tượng tô chuyển ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ phận giải
hình ảnh, các kiểu nén
- Chưa thấy rõ ảnh hưởng của độ dài tô chuyển và khoảng sai biệt màu đến chất
lượng hình ảnh chuyển tông (do điều kiện in không được ổn định)
- Nắm rõ được các biện pháp nâng cao chất lượng khuôn in (tuyến tính thiết bị ghi)
Nhưng do điều kiện hạn chế và kiến thức còn hạn chế nên kết quả thu được còn những
thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài
Cảm ơn quý thầy cô đã hết lòng hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài!
Trang 11- Researching the restoring process by practicing in CTP room at HCMUTE
- Managing and applying technology guides galore in order to standardize offset printing process
- Proposing either standardization or technology guide when restoring any sample having continuous gradient
- Evaluating the quality of any samples using gradient with AM, FM and XM or even any kind of trame
- Checking the quality of offset’s printing plate by adjusting CTP system
- Surveying and apply the result of this project to genuine offset printing process at Tuan Nam company
Therefore, we can apply our knowledge in real life so as to control and evaluate printing quality (from prepress to press), characteristic of samples (gradient object: Image and graphic design), manage the input of printing process (material, plate), evaluate the result after studying this project Then, we will propose the way to increase product’s quality (determine the condition of CTP process, CTP materials, stabilize the experiment condition, and adjust CTP systems, etc) Finally, we can build a new test form controlling any object with technology guide which was got after making experiment
The result of this project is that:
- FM can restore gradient object better than AM
- XM and FM restore better in highlight and shadow area
- Quality of image gradient can restore better than graphic object
- Using technology guide can make gradient object become supremely well
- Image resolution and file format can easily effect to the quality of gradient
- The length of gradient and delta E value was not focused on
- Knowing the way of develop printing plate’s quality
Notwithstanding, because of the low condition about equipment and knowledge, there are failures galore in our project
The last thing we want to say is that thanks for teacher’s help and friends’ support during the day we research this project!
Trang 12x
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP………i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (DÀNH CHO GVHD)……… iii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (DÀNH CHO GVPB)……… v
LỜI CẢM ƠN……… vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU………viii
ABSTRACT……… ix
MỤC LỤC……… x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……… xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……… xv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ……… xvi
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… xviii
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 2
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.2 Giới hạn đề tài 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1 Tổng quan về phục chế tông liên tục 4
2.2 Tram AM 6
2.3 Tram FM 16
2.4 Tram XM (Hybrid) 19
2.5 Chất lượng phục chế trong in offset 22
2.5.1 Gia tăng tầng thứ 22
2.5.2 Hiện tượng gãy tông trong quá trình phục chế tông liên tục 25
Trang 13xi
2.6 Kiểm soát hiện tượng gãy tông trong quá trình chế bản 26
2.6.1 Phục chế hình ảnh bitmap 29
2.6.2 Phục chế hình ảnh vector 34
2.6.3 Kiểm soát gãy tông trong quá trình chế bản 35
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 47 3.1 Mục đích thực nghiệm 47
3.2 Điều kiện thực nghiệm 47
3.2.1 Điều kiện chế bản 47
3.2.2 Điều kiện in 48
3.2.3 Thiết bị và điều kiện đo 49
3.2.4 Các hướng dẫn kỹ thuật sử dụng 49
3.3 Thực nghiệm 51
3.3.1 Xây dựng Test Form kiểm soát các đối tượng chuyển tông liên tục 51
3.3.2 Ổn định điều kiện thực nghiệm 58
3.3.3 Đánh giá kết quả in thực nghiệm 65
3.3.4 Kết luận quá trình in thực nghiệm 71
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 4.1 Những kết quả đạt được 73
4.2 Vấn đề còn tồn tại 74
4.3 Hướng phát triển của đề tài 74
Phụ lục 1 Điều kiện thực nghiệm đề tài……… 75
Phụ lục 2 Tram đồng tâm Concentrix……… 83
Phụ lục 3 Các hệ thống tram……… 85
Phụ lục 4 Lựa chọn góc xoay tram cho màu pha……… 101
Phụ lục 5 Một số điều kiện in và hồ sơ màu & Biểu đồ các đường cong tầng thứ theo ISO 12647-2:2004……… 103 Phụ lục 6 Tuyến tính và bù trừ GTTT trên hệ thống ghi bản suprasetter A105 ….105
Trang 14CMYK Cyan, Magenta,
Yellow, K (black) 4 màu cơ bản trong in ấn
Trang 15xiii
Interface
OPI là một hệ thống sử dụng trong chế bản giúp lưu trữ hình ảnh có độ phân giải cao và một phiên bản của hình ảnh này ở
độ phân giải thấp, trong quá trình xử lí hình ảnh thì hình ảnh có độ phân giải thấp được sử dụng
Format
là một định dạng file biểu diễn một tài liệu với tính chất độc lập với phần mềm ứng dụng, phần cứng và hệ điều hành của
hệ thống dùng để tạo ra nó
PS là một ngôn ngữ máy tính cho đồ họa
Nó được sử dụng như là một ngôn ngữ
mô tả trang trong điện tử
Processor
RIP làm nhiệm vụ tram hóa tài liệu hay nói chính xác hơn là một bộ phận diễn dịch ngôn ngữ PostScript để tạo ra một file thật sự cần thiết cho việc xuất file
là một tổ chức và tên của một bộ thông số
kỹ thuật mà nó được tạo ra với mục đích cải thiện tính nhất quán và chất lượng của vật liệu in ở Hoa Kỳ (in offset cuộn)
TAC Total Area Coverage Tổng lượng mực phủ
TIFF Tagged Image Format
File
TIFF là một định dạng file hình ảnh chất lượng cao
UV Ink Ultra Violet Ink Mực được làm khô bằng tia cực tím
Tram XM trong in ấn là áp dụng tram FM
ở vùng sáng và vùng bóng tối để giữ được chi tiết tốt nhất ở các vùng này đồng thời áp dụng tram AM ở vùng trung gian
để lưu giữ các vùng chuyển tông mịn màng
Trang 16xiv
ĐƠN VỊ ĐO
Trang 17xv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hướng dẫn sử dụng các bộ góc xoay cho loại tram không có trục chính 9
Bảng 2.2 Hướng dẫn sử dụng các bộ góc xoay cho loại tram có trục chính 10
Bảng 2.3 Hướng dẫn lựa chọn tram XM phù hợp với khả năng phục chế 22
Bảng 2.4 Bảng gia tăng tầng thứ (GTTT) theo MediaStandard Print 2018 24
Bảng 2.5 Độ dài tô chuyển thích hợp với số bước chuyển tương ứng 35
Bảng 2.6 Bảng thông số các loại giấy đặc trưng theo ISO 12647-2 37
Bảng 2.7 Bảng thông số mực theo ISO 12647-2 2004 38
Bảng 2.8 Các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thiết kế và xử lý file 41
Bảng 2.9 Lựa chọn icc profile ứng với điều kiện in 43
Bảng 2.10 Lựa chọn độ phân giải tram thích hợp dựa trên khả năng của thiết bị 44
Bảng 3.1 Các phần mềm ứng dụng sử dụng trong quá trình thực nghiệm………… 47
Bảng 3.2 Mô tả điều kiện in thực nghiệm……… 48
Bảng 3.3 Giá trị thành phần màu CIELAB các màu tông nguyên theo ISO 12647-2 2004 dành cho giấy loại 1……… 49
Bảng 3.4 Icc profile sử dụng cho in thực nghiệm……… 50
Bảng 3.5 Bảng giá trị Density theo Gracol……… 50
Bảng 3.6 Bảng thông số thiết lập của máy ghi……… 59
Bảng 3.7 Bảng thông số thiết lập của máy hiện……… 59
Bảng 3.8 Thiết lập các thông số tram cần test dựa theo điều kiện in thực hiện…… 62
Bảng 3.9 Các giá trị đo kẽm sau khi ghi kẽm lần 1……… 63
Bảng 3.10 Bảng giá trị kết quả ghi kẽm sau khi thực hiện tuyến tính……… 64
Bảng 3.11 Bảng thông số kiểm soát các điều kiện in……… 65
Bảng 3.12 Bảng Giá trị density trên thang đo màu trên tờ in……… 66
Bảng 3.13 Giá trị màu của các ô tông nguyên CMYKRGB trên tờ in……… 66
Bảng 3.14 Giá trị ∆E so với tiêu chuẩn ISO 12647-2……… 67
Bảng 3.15 Giá trị Density trên thang đo 1……… 67
Bảng 3.16 Giá trị Density trên thang đo 2……… 67
Bảng 3.17 Bảng giá trị GTTT đo trên tờ in……… 67
Trang 18xvi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Ví dụ về hình ảnh chuyển tông 4
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng và các TSKT ảnh hưởng đến chất lượng in 5
Hình 2 3 Một số hình dạng tram truyền thống 8
Hình 2.4 Tram AM – IS Classic (trái) và tram AM – IS CMYK + 7.5 (phải) 10
Hình 2.5 Lựa chọn góc xoay tram phù hợp cho màu pha 11
Hình 2.6 Thông số tram RT Y45o K fine 12
Hình 2.7 Moiré xảy ra với tram AM 15
Hình 2.8 Ví dụ về sự sai biệt màu 16
Hình 2.9 Các loại tram FM theo thứ tự 1, 2, 3 17
Hình 2.10 Tram Diamond Screening (Heidelberg) 18
Hình 2.11 Tram Satin Screening (Heidelberg) 18
Hình 2.12 Các giá trị tram 2%, 5%, 50%, 95% và 98% của Stochastic Screening 18
Hình 2.13 Tram XM giải pháp thứ nhất 20
Hình 2.14 Tram XM giải pháp thứ hai 20
Hình 2.15 Các giá trị tram 2%, 5%, 50%, 95% và 98% của tram Hybrid 21
Hình 2.16 Mô tả nguyên lý tram XM giải pháp thứ ba 21
Hình 2.17 Sự biến đổi hình dạng điểm tram trong quá trình in 23
Hình 2.18 Hiện tượng tán quang 23
Hình 2 19 Biểu đồ các đường cong tầng thứ theo ISO 12647-2:2004 25
Hình 2.20 Hình ảnh bị gãy tông trong khi in màu chuyển 26
Hình 2.21 Các hình ảnh chuyển tông tự nhiên chụp từ máy ảnh KTS 27
Hình 2 22 Các dạng tô chuyển trong Photoshop 28
Hình 2.23 Các dạng tô chuyển trong Adobe Illustrator 29
Hình 2.24 a Gãy tông ảnh hưởng bởi độ phân giải hình ảnh 31
Hình 2.24 b Gãy tông ảnh hưởng bởi giải thuật nén mất dữ liệu 31
Hình 2.25 Mô tả quá trình làm mịn hình ảnh với bộ lọc Blur……… 33
Hình 2.26 Sự khác nhau về chất lượng hình ảnh chuyển tông 33
Hình 3.1 Test Form kiểm soát hiện tượng gãy tông……… 51
Hình 3.2 Ảnh hưởng của chất lượng hình ảnh 52
Hình 3.3 Vùng kiểm tra chất lượng tô chuyển với các độ dài khác nhau 55
Hình 3.4 Vùng kiểm tra chất lượng tô chuyển với các giá trị sai biệt màu 55
Hình 3.5 Vùng kiểm tra chất lượng tô chuyển với các loại tram khác nhau với hình ảnh bitmap 56
Hình 3.6 Vùng kiểm tra ảnh hưởng các loại tram 57
Trang 20[5] Creo (2002), User Guide Scattato version 10/20/25
[6] An Introduction to Screening Technology (2007), Heidelberg
[7] Helmut Kipphan (2000), “Handbook of Print Media - Technology and Print Method”, Heidelberg
[8] ISO 126747-2 (2004)
[9] Bundesverband Druck Und Medien (2018), Media Standard Print 2018 -
Technical Guilines for Data, Proofs and Films
[10] Don Hutcheson, Hutcheson Consulting (2005), GRACol Setup Guide 2005 [11] AGFA, XM (Cross-Modulated) Screening Technology
[12] Shahram Hauck (2015), “Automated CtP Calibration for Offset Printing”, Linkoping University, pp 55
[13] Media Standard Print 2018
Website
[14] https://workflowhelp.kodak.com/display/PRIN75/
[15] Printwiki.com
[16] http://the-print-guide.blogspot.com/
Trang 21[21] X-rite, PlateScope User Guide
[22] X-rite, Exact User Guide
Trang 221
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mức sống ngày càng được cải thiện, con người ngày càng đáp ứng các nhu cầu về tinh thần hơn và cái đẹp ngày càng được yêu cầu cao hơn, vì thế các thiết kế cũng đòi hỏi tính thẩm mỹ hơn, do đó các bài in có độ khó ngày càng cao, trong đó có các đối tượng chuyển tông
Trong quá trình phục chế, chất lượng bài in phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong quá trình in Quá trình in bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn bao gồm nhiều bước sản xuất khác nhau, điều đó cho thấy lỗi in có thể xảy ra ở bất
cứ công đoạn nào Nếu như các thông số phục chế không được kiểm soát, hậu quả sẽ không xảy ra ngay lập tức và điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất, nhất là khi in offset là một trong những phương pháp in có nhiều yếu tố biến đối và cần được kiểm soát Ảnh hưởng của các lỗi in có thể phải trả giá đắt khi kết quả chỉ được thể hiện sau khi kết thúc quá trình sản xuất, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, thời gian và năng lượng của chúng ta Kết quả phục chế sản phẩm không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng kiểm soát trên màn hình máy tính, quá trình phục chế phải được kiểm soát qua từng công đoạn cụ thể, có như vậy quá trình sản xuất mới trở nên hiệu quả
Gãy tông là một hiện tượng thường xảy ra trong quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông, khi các yếu tố về điều kiện sản xuất, các lưu ý, hướng dẫn kỹ thuật không được tuân theo, hậu quả không những màu sắc phục chế không chính xác mà trên bài in còn xuất hiện những vùng “gãy” không mong muốn, hình ảnh chuyển tông không mịn Hiện tượng gãy tông là một trong những vấn đề đau đầu đối với các nhà
in, khi nhà in là người bị động trước những thiết kế của khách hàng Một số giải pháp, nghiên cứu đã được đưa ra nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh chuyển tông có thể kể đến như: sự linh hoạt trong việc sử dụng tram hình dạng e-lip, áp dụng điều chỉnh độ phân giải in thích hợp, hay đưa ra một giải pháp tram mới – tram Concentrix của Esko, v.v… Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết hiện tượng này, và kèm theo đó, các tiêu chuẩn hướng dẫn kỹ thuật, các diễn đàn in ấn cũng đưa ra các quy chuẩn, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các đối tượng tô chuyển này, tuy nhiên không phải bao giờ quá trình này cũng được giải quyết hoàn hảo
Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài
“KIỂM SOÁT CÁC ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN TÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ
BẢN CHO SẢN PHẨM IN OFFSET TỜ RỜI” Đây cũng là dịp để chúng em có
Trang 232
thể củng cố, xâu chuỗi các kiến thức đã được học tại trường và cũng là cơ hội để chúng em rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu và chọn lọc tài liệu – một kĩ năng quan trọng cho quá trình làm việc thực tế sau này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu về các đối tượng chuyển tông trong các ấn phẩm in offset tờ rời
- Nghiên cứu các yếu tố cần kiểm soát trong quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục bằng phương pháp in offset
- Nghiên cứu các giải pháp, các hướng dẫn kỹ thuật nhằm hạn chế sự gãy tông trong quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông
- Đề xuất các tiêu chí, hướng dẫn kỹ thuật cần quan tâm khi phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục
- Thực nghiệm các giải pháp kiểm soát tờ in sản lượng (offset)
1.3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Quá trình phục chế chuyển tông trong phương pháp in offset tờ rời Đối tượng nghiên cứu:
- Các đối tượng chuyển tông trong quá trình in offset tờ rời, những phương pháp kiểm tra, giải pháp cải thiện chất lượng hình ảnh chuyển tông trong quá trình chế bản
- Các đối tượng phục chế chuyển tông bao gồm: chữ, hình ảnh và đồ họa
- Công nghệ sản xuất ấn phẩm in offset tờ rời
- Lưu đồ chế bản
- Các phần mềm ứng dụng sử dụng trong quá trình phục chế sản phẩm: Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Acrobat Pro, Signa Station, hệ thống RIP Prinect MetaDimension, CTP User Interface.… và các plugin như PDF Toolbox, Pitstop Pro
1.4 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu cho quá trình phục chế các ấn phẩm thương mại, các loại bao bì giấy sử dụng phương pháp in offset tờ rời, sử dụng công nghệ chế bản CTP, các sản phẩm hướng đến trong đề tài không sử dụng các phương pháp gia công
bề mặt như tráng phủ và dán ghép màng trong quá trình gia công bề mặt
Trang 243
- Sử dụng chu trình PDF
- Áp dụng công nghệ in thử kỹ thuật số
- Thực hiện cho công nghệ in offset tờ rời trên giấy, in 1 lần (one pass)
- Các sản phẩm hướng đến trong đề tài không áp dụng các phương pháp gia công bề mặt như tráng phủ, ghép màng
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được thực hiện để hoàn thành đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, các giáo trình, tham khảo các hướng dẫn kỹ thuật về sử dụng phần mềm, các hướng dẫn kỹ thuật trong in ấn (Media Standard Print 2018, ISO 12647-2, …) để xây dựng cơ sở lý luận
- Thực hiện thực nghiệm, xây dựng Test form nhằm đánh giá kết quả thực tế trong điều kiện sản xuất như sau: Điều kiện chế bản sử dụng các thiết bị tại xưởng in trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; In tại
xưởng in Tuấn Nam (Phụ lục 1)
- Trao đổi, tham khảo ý kiến của giảng viên trong quá trình thực hiện đề tài Thông qua các cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu kết hợp với kết quả thực nghiệm, chúng em đưa ra các đánh giá về kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra các bài học cho quá trình thực hiện đề tài
Trang 25Hình 2.1 Ví dụ về hình ảnh chuyển tông
Tram hóa hình ảnh
Do tính chất của quá trình in là tái tạo một lớp mực đồng đều trên toàn bộ bài
in để có thể phục chế tầng thứ từ những mảng màu nhạt cho tới những chi tiết đậm màu Vì vậy, hình ảnh in phải được tram hóa để phục chế các giá trị tầng thứ khác nhau trên bài in
Tram hoá là quá trình phân hình ảnh thành các điểm tram nhằm tạo sự thay đổi diện tích phần nhận mực, cùng nhận đều một lớp mực nhưng những điểm ảnh lớn nhận được nhiều mực hơn sẽ tạo thành sự chuyển tông Diện tích bề mặt nhận mực khác nhau dựa vào sự khác nhau về biên độ trong tram AM hay tần số xuất hiện trong tram FM Trong tram AM, các vùng tối của hình ảnh in được diễn đạt bằng các hạt tram có kích thước lớn hơn và chuyển dần về vùng sáng với kích thước nhỏ dần Khác với FM, các vùng tối của hình ảnh in được thể hiện thông qua sự thay đổi về tần suất xuất hiện của các hạt tram, nghĩa là các hạt tram sẽ xuất hiện nhiều hơn ở vùng tối và ngược lại để thể hiện các chi tiết của hình ảnh in Các điểm tram được tạo ra qua quá
Trang 265
trình tram hoá hình ảnh được thực hiện tại bộ phận RIP Thông tin của hình ảnh in được tái tạo thành các điểm riêng biệt (điểm tram) và sau đó sẽ được ghi bởi các thiết
bị xuất và tạo hình ảnh in trên bề mặt khuôn in (khuôn in bản dương)
Với công nghệ chế bản CTP (Computer To Plate) như hiện nay, ta có thể phục chế hình ảnh thông qua quá trình tram hóa bằng cách sử dụng các loại tram như tram AM (Amplitude-modulated), tram FM (Frequency-modulated) hay kết hợp ưu điểm giữa
AM và FM như các loại tram XM (Cross-modulated, hay còn gọi là tram Hybrid) Các loại tram sẽ có các tính chất, đặc tính khác nhau cũng như về ưu điểm và nhược điểm tuỳ vào mục đích sử dụng và khả năng phục chế của hệ thống chế bản mà ta lựa chọn các điều kiện in phù hợp với yêu cầu của sản phẩm phục chế
Quá trình phục chế
Quá trình phục chế là quá trình mô phỏng lại các chi tiết và màu sắc của hình ảnh phong cảnh hoặc vật thể gốc bằng các phương pháp phục chế Trong các kỹ thuật
in ấn việc phục chế chi tiết và màu sắc hình ảnh dựa vào các nguyên lý riêng của các
kỹ thuật in, mỗi kỹ thuật in sẽ có phương pháp phục chế cụ thể để tạo được kết quả giống với hình ảnh gốc Chất lượng của bài in phụ thuộc rất lớn vào công việc chuẩn
bị được thực hiện trong quá trình in, quy trình in, quá trình kiểm tra, thiết bị sử dụng
và các vật liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm in như giấy và mực Chất lượng của sản phẩm in cuối cùng bị ảnh hưởng bởi các quy trình và thiết bị sử dụng
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng và các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến
chất lượng in
(Nguồn: [7, trang 99])
Trang 276
Hình 2.2 mô tả các yếu tố ảnh hưởng và các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng in Các tác nhân có sự ảnh hưởng đến quá trình phục chế chuyển tông trong in offset có thể bắt đầu từ khi lựa chọn điều kiện in như vật liệu in, hệ thống tram sử dụng, chất lượng bản in tạo ra đến quá trình cân chỉnh, truyền mực lên vật liệu in Gia tăng tầng thứ là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông, khi mà các hạt tram biến đổi một cách mất kiểm soát đồng nghĩa với việc hình ảnh in chuyển tông không mịn Do đó, để có thể phục chế hình ảnh chuyển tông tốt thì quá trình kiểm soát gia tăng tầng thứ phải được đảm bảo trước khi nghĩ tới các vấn đề tiếp theo
Trong quá trình phục chế sản phẩm in có rất nhiều công đoạn sản xuất, từ bước lựa chọn vật liệu cho tới lúc thành phẩm hộp, có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng hình ảnh phục chế, cả về màu sắc lẫn chất lượng bài in (Hình 2.1) Trong bất
kì công đoạn nào, chỉ một yếu tố không được kiểm soát cũng có thể gây ra những sai biệt rất lớn cho sản phẩm in Chất lượng của tờ in (bài in một hoặc nhiều màu với hình ảnh, văn bản và đồ họa) được đánh giá thông qua chất lượng màu sắc, chất lượng tầng thứ của các hạt tram được phục chế, độ chính xác in chồng màu và các thuộc tính bề mặt của hình ảnh in, trang in hoặc tờ in
Chất lượng tái tạo hình ảnh chuyển tông
Chất lượng tái tạo hình ảnh chuyển tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phục chế như: Tính chất của bài mẫu, chất lượng hình ảnh đầu vào, điều kiện in của sản phẩm (bề mặt giấy, mực, tram, khoảng phục chế), điều kiện chế bản (hệ thống ghi), điều kiện máy in (số đơn vị in, cao su, dung dịch làm ẩm, áp lực in,…)
Các bài mẫu chuyển tông đòi hỏi phục chế tầng thứ mịn màng với một lớp mực đồng đều Trong quá trình tram hóa, việc lựa chọn thông số tram phù hợp với tính chất của bài in giúp chúng ta cải thiện tốt quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục Khi điều kiện in đã được xác định, ta cần phải đảm bảo quá trình tạo khuôn in tuyến tính (dot gain zero) ở cả quá trình ghi bản và hiện bản
Ảnh hưởng của gia tăng tầng thứ (GTTT) đến chất lượng hình ảnh chuyển tông
sẽ còn thể hiện rõ hơn trong quá trình in và các công đoạn sau đó, sự to ra của các hạt tram tại các điểm tram chúng chạm vào nhau lần đầu tiên trên bản in là một ví dụ điển hình Do đó, việc kiểm soát gia tăng tầng thứ trong quá trình in cũng sẽ nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh phục chế của các bài mẫu chuyển tông
2.2 Tram AM
Tram AM thường được sử dụng là do dễ kiểm soát gia tăng tầng thứ ở vùng trung gian khi in ở độ phân giải cao Tuy nhiên, khi đó, các hạt tram ở vùng sáng sẽ
Trang 287
trở nên bé lại và lọt vào bề mặt giấy, dẫn đến mất tram và vùng tối xảy ra hiện tượng gia tăng tầng thứ làm bít tram, thay đổi màu sắc của bài in Ngoài ra khi sử dụng tram AM sẽ có một số nhược điểm như hiện tượng moire gây ảnh hưởng đến chất lượng phục chế trong quá trình in ấn Các yếu tố cần được kiểm soát của tram
AM bao gồm: hình dạng điểm tram, góc xoay tram, tần số tram và tổng % lượng mực in chồng màu Hình dạng điểm tram ảnh hưởng đến độ tương phản, sự gia tăng tầng thứ và độ trơn tru của tông chuyển hay độ mịn màng của hình ảnh Tần số tram
và góc xoay tram các bản tách màu thường liên quan đến các hiệu ứng Rossette và Moire trên hình ảnh (Hình 2.7)
Hình dạng điểm tram
Tùy thuộc vào mục đích phục chế mà ta lựa chọn các loại tram phù hợp với mục đích phục chế khác nhau Dựa vào hình dạng điểm tram mà người ta chia làm 2 loại chính: tram phân bố theo một hướng (có trục chính) và tram phân bố theo nhiều hướng (không có trục chính) Các loại tram không có trục chính phổ biến là tram tròn, tram vuông, tram tròn vuông… đây là các loại tram truyền thống hay được sử dụng Các loại tram có trục chính phổ biến là tram elip, tram đường… có ưu điểm là giảm thiểu được gia tăng tầng thứ do cấu tạo hạt tram
Tram tròn
Đây là loại tram được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhưng gia tăng tầng thứ thường ảnh hưởng đến vùng tối của bài in gây bít tram Ở vùng tram 78%, các điểm tram bắt đầu chạm vào nhau và có dạng hình cái gối (pincushion-shaped), khi đó giá trị tầng thứ nhảy vọt dưới áp lực in và hiện tượng gãy tông xảy ra Tuy nhiên, loại tram này lại phục chế hình ảnh tốt ở vùng sáng và vùng trung gian Thích hợp cho các hình ảnh có tông mịn màng và chuyển đổi đều đặn như màu da người (Hình 1.3)
Tram vuông
Tram vuông thường ít khi được sử dụng, chúng thường được lựa chọn cho các mục đích đặc biệt, phục chế các hình ảnh có nhiều chi tiết sắc nét Tram vuông có độ gia tăng tầng thứ tăng đột ngột ở vùng 50% và vùng tối
Tram tròn vuông
Tram tròn vuông được dùng để tận dụng ưu điểm của hai loại tram tròn và tram vuông, sử dụng hình dạng hạt tram tròn ở vùng sáng và chuyển dần sang dạng hình vuông ở vùng trung gian và ở vùng tối các phần tử không in có dạng tròn Loại tram này có ưu điểm về kiểm soát gia tăng tầng thứ ở vùng tối do sử dụng tram vuông,
và hình ảnh ở vùng sáng (<30%) chuyển tông mịn màng Tuy nhiên, ở các vùng trung
Trang 29và chạm đầu nhau lần 2 tại 60% ± 5% (thông thường tại điểm tram 61%) và trong khoảng tông này hạt tram có dạng hình thoi Sau đó lại chuyển thành elip và cuối cùng sang vùng tối các điểm trắng (phần tử không in) là hình tròn Do tránh được hiện tượng gia tăng tầng thứ đột ngột khi hạt tram elip đụng nhau 2 lần (vị trí 40% ± 5% và 60% ± 5%) nên loại tram này phù hợp cho phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục Ở vùng sáng và vùng trung gian hình ảnh in mịn màng hơn dạng tram tròn, đồng thời ở vùng tối sự gia tăng tầng thứ đối với hình dạng tram elip cũng thấp hơn so với dạng tram tròn Nhược điểm của loại tram này là khi sử dụng áp lực in quá lớn có thể tạo nên các hiệu ứng thành các tram đường
Dạng tram elip là lựa chọn tiêu chuẩn cho in offset ngày nay Hầu hết các tiêu chuẩn kỹ thuật hay tài liệu hướng dẫn chế bản điện tử đều coi dạng tram elip là tiêu chuẩn cho in offset (ISO 12647, Heidelberg, Harlequin…)
Trang 309
Góc xoay tram
Góc xoay tram chỉ được định nghĩa cho các loại tram có phần tử điểm tram bố trí đều đặn và được định nghĩa bằng độ lệch của cấu trúc tram so với một trục (tùy thuộc vào các tiêu chuẩn và quy ước của từng hướng dẫn kỹ thuật mà người ta có thể chọn trục tung hay trục hoành làm trục gốc) Góc được xác định giữa góc tram so với trục gốc gọi là góc lệch tuyệt đối của tram, và góc lệch giữa hai hướng tram của hai màu gọi là góc lệch tương đối
Để hạn chế hiệu ứng moiré khi sử dụng kỹ thuật tram AM, tất cả các tiêu chuẩn, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đều thống nhất về nguyên tắc như sau:
- Với dạng tram không có trục chính (hạt dạng tram tròn, vuông, tròn-vuông…), góc tram các bản tách màu C, M, K phải lệch nhau tối thiểu 30°, góc tram của bản tách màu Y lệch so với màu khác 15° Trị số góc xoay tram màu chủ đạo (màu đậm và nhiều chi tiết nhất) là 45° Dưới đây là một số bộ góc xoay tram phù hợp cho dạng tram không có trục chính có thể tham khảo:
Bảng 2.1 Hướng dẫn sử dụng các bộ góc xoay cho loại tram không có trục chính
• Bộ 2 được ứng dụng cho các bài in có nhiều chi tiết màu M, ví dụ như màu tím, đỏ cờ hay màu cam đậm hay màu da người
• Bộ 3 được ứng dụng khi in các mảng màu lớn có màu xanh lục, do màu
Y là một màu nhạt nên góc chủ đạo thường được đặt cho màu C = 45o và các màu Y, K và M được đặt lần lượt theo các góc xoay là 0o, 15o và 75o
- Với dạng tram có trục chính (hạt tram dạng elliptical, tram đường…), góc tram các bản tách màu C, M, K phải lệch nhau tối thiểu 60 độ, góc tram của bản tách màu Y lệch so với màu khác 15 độ Trị số góc tram màu chủ đạo là 45 độ hoặc 135 độ Dưới đây là một số bộ góc xoay tram phù hợp cho dạng tram có
trục chính có thể tham khảo:
Trang 3110
Bảng 2.2 Hướng dẫn sử dụng các bộ góc xoay cho loại tram có trục chính
(hoặc 135o), các màu C, M đảm bảo khoảng cách giữa 3 màu CMK tối thiểu 60o
• Bộ 3 được ứng dụng khi in các sản phẩm có nhiều chi tiết màu M, ví dụ như màu tím, đỏ cờ hay màu cam đậm hay màu da người
• Bộ 4 được ứng dụng khi in các mảng màu lớn có màu xanh lục, do màu
Y là một màu nhạt nên góc chủ đạo thường được đặt cho màu C = 45o
(hoặc 135o) và các màu Y, K và M được đặt lần lượt theo các góc xoay
là 0o, 105o và 165o
Ngoài ra, một số thiết bị RIP của các hãng như Heidelberg, Harlequin… còn đưa ra giải pháp đặc biệt: cho phép góc tram các bản tách màu xoay thêm 7,5° so với góc tiêu chuẩn thông thường (vd hệ thống tram IS CMYK + 7,5° và hệ thống tram Hybrid của Heidelberg) Đây là giải pháp rất có hiệu quả để hạn chế hiệu ứng moiré
đã được kiểm chứng trong thực tế sản xuất
Hình 2.4 Tram AM – IS Classic (trái) và tram AM – IS CMYK + 7.5 (phải)
(Screen angle: góc xoay; Relative screen frequency: hệ số tần số tram)
(Nguồn: [6, trang 29, 33])
Ở hình bên trái mô tả các tính chất trong hệ thống tram truyền thống IS Classic của Heidelberg, để tránh hiện tượng moire hệ thống này thay đổi hệ số tần số tram
Trang 3211
khác nhau cho từng màu in Để giải quyết vấn đề moire, một giải pháp tram được Heidelberg đưa ra đó chính là hệ thống tram IS CMYK + 7.5 (Hình bên phải), hệ thống này ban đầu chỉ được ứng dụng cho phương pháp in flexo và in lưới, tuy nhiên hiện nay nó hoàn toàn phù hợp với phương pháp in offset Ở hệ thống này, thay vì thực hiện biến đổi hệ số độ phân giải in của các màu thành phần, hệ thống này thực hiện đặt các góc tram lệch 7.5o so với các góc xoay của tram IS Classic, điều này đem đến kết quả giảm thiểu hiện tượng moire một cách hiệu quả
Lựa chọn góc xoay tram phù hợp cho màu pha (phụ lục 4)
- Trong quá trình phục chế, màu pha đa số thường được sử dụng để in màu tông nguyên 100%, khi đó chúng ta không cần phải quan tâm đến vấn đề lựa chọn góc xoay tram phù hợp cho màu pha Tuy nhiên không ngoại lệ, màu pha vẫn được sử dụng để in tông tram, thậm chí là in chồng màu với các màu mực thông thường Một số hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng cho màu pha như cố gắng đặt góc xoay tram cho màu pha trùng với thành phần màu không nằm bên dưới nó (hoặc có % màu ít nhất), tuy nhiên nên tránh sử dụng góc tram của màu Yellow vì sở dĩ nó có tạo moire
Hình 2.5 Lựa chọn góc xoay tram phù hợp cho màu pha
Hình (a) màu C (105 o ) và Y (90 o ), hiện tượng moire rất yếu và khó phát hiện Hình (b) màu C (105 o ) và màu pha PMS 144 (màu vàng đậm) (90 o ), hiện tượng morie xuất hiện mạnh có Hình (c) màu C (105 o ) và PMS 144 (75 o ),
morie giảm hẳn và ở mức an toàn có thể chấp nhận được
Trang 3312
thông thường cho màu Black Khi đó màu pha được sử dụng có thể đặt ở góc
0o cho quá trình in chồng màu
Hình 2.6 Thông số tram RT Y45 o K fine
Để hạn chế hiện tượng moire xảy ra, hệ thống RIP của Heidelberg đưa ra giải pháp là tách màu Black hoặc Yellow với số dòng quét tram cao hơn so với các màu còn lại Hệ thống tram IS Y fine (tần số quét tram màu Y cao hơn các màu C, M, K khoảng 1,5 lần) và tram RT Y45 K fine (tần số quét tram màu K cao hơn các màu C,
M, Y khoảng 1,4 lần) là các giải pháp nên được cân nhắc (Hình 2.6)
Trang 3413
Tổng % lượng mực in chồng màu (TAC)
TAC là giá trị thể hiện tổng độ dày điểm tram của các màu chồng Giá trị này ảnh hưởng đến thời gian khô mực sau khi in
Theo hướng dẫn của MediaStandard Print 2018, trong từng điều kiện in khác nhau – tương ứng với từng icc profile khác nhau, với thứ tự in là K-C-M-Y ta có được giá tổng % lượng mực chồng màu đối với từng loại giấy được quy định cụ thể
- Giấy loại 1, loại 2, sử dụng tần số tram từ 60 l/cm đến 80 l/cm (150 lpi đến
200 lpi), đối với tram AM, sử dụng icc profile ISOcoated_v2_eci, gia tăng tầng thứ với đường cong tầng thứ A đối với với 3 màu CMY và đường cong tầng thứ B đối với màu K; hay tram FM với kích thước hạt tram nhỏ nhất là
20 µm, sử dụng icc profile PSO_Coated_NPscreen_ISO12647_eci, gia tăng tầng thứ với đường cong F có giá trị in chồng màu tối đa là 330%
- Giấy loại 4, loại 5, sử dụng tần số tram từ 60 l/cm đến 80 l/cm (150 lpi đến
200 lpi) đối với tram AM, sử dụng icc profile PSO_Uncoated_ISO12647_eci, gia tăng tầng thứ với đường cong tầng thứ C đối với với 3 màu CMY và đường cong tầng thứ D đối với màu K có giá trị in chồng màu tối đa là 320%; hay tram FM với kích thước hạt tram nhỏ nhất là 20 µm (đối với giấy loại 4), sử dụng icc profile PSO_Uncoated_NPscreen_ISO12647_eci, gia tăng tầng thứ với đường cong F có giá trị in chồng màu tối đa là 300%
- Lưu ý đối với từng điều kiện in cụ thể, tương ứng ta sẽ có các giá trị TAC khác nhau cho từng điều kiện in đó (Tham khảo Phụ lục 5, trích dẫn trang 34,35,36 Media Standard Print 2018) Đối với các điều kiện in cụ thể chưa được ban hành icc profile, ta cần phải xây dựng icc profile cụ thể cho điều kiện in đó hay thực hiện xây dựng các đường cong tầng thứ (khi điều kiện in không ứng với các đường cong tầng thứ tiêu chuẩn) thông qua các thay đổi trong hệ thống Ctp-RIP ứng với điều kiện in đó Ví dụ như khi sử dụng giấy loại 1, sử dụng icc profile ISOcoated_v2_eci và các điều kiện in được đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 12647-2 ngoại trừ tram sử dụng là tram AM có tần số 250 lpi, khi đó đường cong tầng thứ A sẽ không xảy do điều kiện về tần số tram không nằm trong giá trị tiêu chuẩn được hướng dẫn (từ 150 lpi đến 200 lpi) Do đó ta cần phải xây dựng một icc profile mới cho điều kiện in cụ thể này hoặc thực hiện các thay đổi tại CtP-RIP để thực hiện bù trừ cho điều kiện in này
Các loại tram AM của một số nhà sản xuất
- Irrational Screening (Heidelberg): Các hệ thống tram IS là các hệ thống tram
thông thường, trong đó các màu xác định như CMYK, được đặt cách nhau ở
Trang 3514
các góc 60 ° Khoảng cách lớn giữa các góc tạo ra kết quả in chồng màu tốt hơn, đặc biệt là khi sử dụng loại tram elip tiêu chuẩn
- RT Screening (Heidelberg): Tram RT (Rational Tagent) Tram hữu tỷ (kỹ
thuật tạo tram với góc lệch tính bằng góc tang hữu tỷ)
- HQS Screening (Heidelberg): Tram Supercell (HQS) hay tram HQS (High
Quality Screening) là loại tram chất lượng cao, tạo được những góc lệch chính xác hơn tram RT nhất là các góc 15 ͦ và 75 ͦ, giảm hẳn hiện tượng Moiré khi tách màu Kỹ thuật này chấp nhận hạt tram to ra để vấn đề về góc độ được khắc phục tốt nhất, tính toán chính xác theo quy định của mạng lưới Grid, coi hạt tram như là một “supercell” và chia nhỏ hạt tram này thành nhiều hạt tram nhỏ hơn và tia laser sẽ tạo nên những hạt tram nhỏ này chứ không tạo ngay những hạt tram lớn, do đó mật độ tram tương đối mịn, in được ảnh có chất lượng cao
- Megadot Screening (Heidelberg): Công nghệ tram Megadot được phát triển
gần đây không thể so sánh với các công nghệ tram khác được mô tả cho đến nay Megadot chủ yếu là một dạng tram dòng và các tram trong hệ thống này không tạo ra bất kỳ hiệu ứng Rossette bù nào mà tạo ra độ mịn ấn tượng trên các bản in
- Maxtone AM (Tram IS) (Kodak): Công nghệ tram này tạo ra một rosetter
giữa các màu K, M và C bằng cách tram hóa các thành phần màu này ở cùng tần số tram với các góc xác định là 75°, 15° và 135° (ví dụ cho hình dạng tram elip) Màu vàng khi đó sẽ được tram hóa ở góc 0° với một tần số tram cao hơn một chút so với các thành phần khác để giảm moiré Trong các thiết lập mặc định, màu đen, là màu chủ đạo nhất, thường được tram hóa ở góc 135°
- Maxtone AM (Tram RT) (Kodak): Tương tự như công nghệ tram RT của
Hidelberg, các góc xoay tram được tạo tính bằng góc lệch tang hữu tỷ Ứng với các loại tram như Maxtone RT01 Y0K4 - Loại tram này tạo thành một Rosette vuông giữa màu K, M và C bằng cách tram hóa các màu này ở các tần
số tram có sai lệch nhỏ và các đặt ở các góc khoảng 18o, 45o và 72o, màu vàng được tram hóa ở 0 ° với tần số tram cao hơn một chút so với màu K Hay Maxtone RT04 Y45K45 – Các màu C, M được sử dụng cùng tần số tram, với các góc lệch hữu tỷ xấp xỉ 18o và 72o, màu Y và K được đặt ở cùng một góc
45o hoặc 135o với tần số tram xác định cho từng màu lần lượt là 10% thấp hơn
C đối với màu Y và 33% cao hơn C đối với màu K
Các vấn đề khi sử dụng tram AM
Trang 36sẽ được in với góc 45, các màu khác sẽ được xoay với các góc lệch
Hình 2.7 Moiré xảy ra với tram AM, khi sử dụng các tần số tram khác nhau
(trên) và ảnh hưởng của góc xoay tram (dưới)
(Nguồn: [6, trang 6])
Sự thay đổi màu (Color Shifts)
Trong trường hợp 2 loại tram sử dụng cùng một góc xoay tram và tần số tram, hay trong quá trình máy in vận hành, ta không thể chắc chắn rằng không có sự xê
Trang 3716
dịch giữa các màu in (ở đây là bản in) Khi đó, sự sai biệt màu sẽ xảy ra sau mỗi lần
in Tuy nhiên, theo các hướng dẫn kỹ thuật, rất ít khi các màu được đặt chung một góc xoay tram cụ thể, và thường các thông số về góc xoay tram và tần số tram giữa các màu in cũng được đặt với một lượng sai lệch nhất định Và trong thực tế rất hiếm khi người ta sử dụng các màu với cùng góc xoay tram và tần số tram
Hình 2.8 Ví dụ về sự sai biệt màu
Hình bên trái hạt tram hai màu nằm tách biệt nhau, hình bên phải hai màu in chồng
lên nhau (Nguồn: [6, trang 6])
2.3 Tram FM
Trong khi công nghệ tram AM cố gắng lựa chọn góc xoay tram phù hợp nhất
có thể để không xảy ra các hiện tượng, được coi là lỗi như moiré, thì tram FM lại có thể phục chế tốt các hình ảnh do không sử dụng đến các góc xoay tram, do đó loại bỏ hoàn toàn khả năng gây ra moiré Với công nghệ này, giá trị tầng thứ của hình ảnh in được tạo nên thông qua tần số xuất hiện của các hạt tram, chính vì lý do này mà loại tram này cũng được gọi là tram ngẫu nhiên
Ở kỹ thuật tạo tram FM, các điểm ghi trong phần tử nửa tông không tập hợp lại để tạo thành các hạt tram nữa mà chúng được phân bố một cách ngẫu nhiên (điều tần) trong phạm vị một phần tử nửa tông
Trang 38kỹ thuật, ví dụ như ISO 12647
Theo ISO 12647 – 2, kích thước hạt tram FM dao động trong phạm vi từ 20
µm đến 40 µm đối với các sản phẩm in offset 4 màu và được quy định cụ thể như sau:
- Đối với giấy tráng phủ, kích thước hạt tram FM tối ưu khoảng từ 20 µm đến
tram thay đổi
Hình 2.9 Các loại tram FM theo thứ tự 1, 2, 3
(Nguồn: Giáo trình Đại cương In)
Trang 3918
Các loại tram FM của một số nhà sản xuất
- Diamond Screening (Heidelberg): Là loại tram FM truyền thống đầu tiên
của Heidelberg, các điểm tram hình thành ngẫu nhiên bởi các điểm ghi, điểm ghi nhỏ nhất được quy định là 2 x 2 pixel Nhược điểm của loại tram này là gây ra hiện tượng nhiễu hạt ở vùng trung gian do sự hình thành ngẫu nhiên của
các hạt tram
Hình 2.10 Tram Diamond Screening (Heidelberg)
- Satin Screening (Heidelberg): Tram Satin được sử dụng thay thế cho tram
Diamond khi nó hạn chế được hiện tượng nhiễu hạt ở vùng trung gian bằng
cách hình thành các điểm tram dưới dạng hình “con sâu” uốn cong
Hình 2.11 Tram Satin Screening (Heidelberg)
- Prinect Stochastic Screening (Heidelberg): Là loại tram thay thế 2 dòng
tram Diamond Screening và Satin Screening, hệ thống tram Stochastic điều chỉnh các điểm ghi hình thành các điểm tram mượt mà hơn, không gây hiện tượng nhiễu hạt ở vùng trung gian và có thể lựa chọn kích thước điểm ghi nhỏ
nhiễu hạt thường thấy ở tram FM
Trang 4019
Ưu điểm của tram FM
- Không tạo moiré: Bằng cách tạo các hạt tram một cách ngẫu nhiên, tram FM
tránh được các vấn đề liên quan đến lưới điểm ghi, sẽ không còn phụ thuộc vào các thông số như độ phân giải ghi, độ phân giải tram và góc xoay Không
có bất kì một khoảng cách nhất định nào giữa các điểm tram nên không có khả năng tạo moiré khi in chồng 4 màu
- In chồng màu chính xác dễ dàng hơn: Không có góc xoay tram hay khoảng
cách nhất định nên việc in chồng màu sẽ có độ dung sai lớn lớn khi không còn
lo sợ moiré hay các cấu trúc rosette xảy ra
- Tái tạo tốt các chi tiết mảnh: Với lợi thế kích thước hạt tram nhỏ hơn so với
AM, các hạt tram FM có thể tái tạo tốt các chi tiết mảnh trên bài in như sợi
tóc, hoa văn, …
- Tạo tông chuyển tốt hơn: Do kích thước hạt tram nhỏ và xuất hiện một cách
ngẫu nhiên nên không có sự thay đổi đột ngột về hình dạng điểm tram hay tông độ hình ảnh do đó tránh được hiện tượng nhảy tông, nhất là trong các chi tiết chuyển màu (gradient), các hình ảnh có nhiều chi tiết màu phối trộn
Nhược điểm của tram FM
- Máy tính phải đủ mạnh để có thể tính toán, xử lý dữ liệu
- Dễ mất chi tiết trong quá trình ép in do kích thước hạt tram nhỏ
- Gia tăng tầng thứ cao: cũng giống như tram truyền thống, các hạt tram FM có kích thước nhỏ hơn rất nhiều nên xảy hiện tượng gia tăng tầng thứ cao và khó kiểm soát
- Yêu cầu chất lượng ghi – hiện cao và các thông số phải chính xác để không làm bay tram trong quá trình tạo bản in
- Noise: Quan điểm của kỹ thuật tạo tram FM là các điểm ghi được đặt một cách ngẫu nhiên sẽ không tạo ra các dải moiré Tuy nhiên, việc định vị các điểm ghi này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả thuận lợi Nó có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng gây ra moiré nhưng lại đem lại cảm giác nhiễu hạt cho hình ảnh
in, đôi lúc gây ra sự giả tạo có thể nhìn thấy được