Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp in hiện đại việc in và kiểm soát quá trình in trên giấy metalized là một điều vô cùng khó khăn và vô cùng phức tạp.Với việc chưa có một tiêu chuẩn nào
Trang 1TÓM T ẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH IN OFFSET TRÊN VẬT LIỆU KHÔNG
TH ẤM HÚT: GIẤY METALIZED TRÊN HỆ THỐNG MÁY IN CÓ INLINE” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS CHẾ QUỐC LONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN ĐẠT MSSV: 15148010
TR ẦN VÕ THÀNH MSSV: 15148046 NGÔ THÀNH TRUNG MSSV: 15148057
Trang 2M ỤC LỤC
1 Lý do ch ọn đề tài 1
2 M ục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 1
4 Gi ới hạn đề tài 1
5 Phương pháp nghiên cứu 1
I Các v ấn đề nghiên cứu 2
II Th ực nghiệm 2
III.K ết quả nghiên cứu 16
Trang 31 Lý do ch ọn đề tài
Trong ngành bao bì nói chung, sản xuất giấy làm bao bì ở Việt Nam chủ yếu là giấy carton gợn sóng, giấy lớp mặt trắng (white-top liner) từ giấy tái chế, giấy làm bao bì xi-măng cấp thấp, sản xuất giấy bìa tráng phủ (coated duplex) và gần đây là sự xuất hiện của giấy metalized Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp in hiện đại việc in
và kiểm soát quá trình in trên giấy metalized là một điều vô cùng khó khăn và vô cùng phức tạp.Với việc chưa có một tiêu chuẩn nào cụ thể dành riêng cho giấy metalized nên hầu hết các thông số và công việc kiểm soát trong quá trình sản xuất sản phầm in từ giấy metalized đều phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc lâu năm Nắm bắt được khó khăn đó nên nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Kiểm soát quá trình in Offset trên vật liệu không thấm hút: giấy metalized trên hệ thống máy in có inline” Để có thể đưa ra được giải pháp trong việc kiểm soát khi in trên giấy metalized Đồng thời cũng có thể xây dựng được một quy trình cụ thể để sử dụng nội
bộ và dễ dàng kiểm soát nhằm đảm bảo tính ổn định trong sản xuất in
2 M ục đích nghiên cứu
− Nghiên cứu giấy metalized, phân tích tính chất đặc trưng của giấy metalized
từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình in
− Nghiên cứu quy trình sản xuất in và quy trình kiểm soát chất lượng trên giấy metalized
− Đánh giá kết quả thực nghiệm sản xuất in trên giấy metalized
− Đưa ra được tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong quá trình in trên giấy metalized
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những sản phẩm được in trên giấy metallized; các thiết bị, máy móc để kiểm tra ở xưởng, nơi thực nghiệm
4 Gi ới hạn đề tài
Đề tài giới hạn nghiên cứu quy trình sản xuất in và kiểm soát chất lượng trên vật liệu giấy ghép màng metallized sử dụng phương pháp in Ofset tờ rời Các đánh giá dựa trên điều kiện sản xuất thực tế
5 Phương pháp nghiên cứu
− Tham khảo nguồn tài liệu uy tín để tổng hợp kiến thức
− Tham gia thực nghiệm thực tế tại công ty có in trên giấy metalized
− Tham khảo ý kiến của chuyên gia và kinh nghiệm thợ máy để được đóng góp
ý kiến và hoàn thiện đề tài hơn
− Khảo sát, đánh giá trên sản phẩm cụ thể và dựa trên điều kiện sản xuất thực tế của công ty
Trang 4I Các v ấn đề nghiên cứu
Trong đề tài “Kiểm soát quá trình in Offset trên vật liệu không thấm hút: giấy metalized trên hệ thống máy in có inline”, nhóm đã nghiên cứu được các công việc:
− Phân tích giấy metalized và đưa ra được đặc trưng của giấy metalized từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình in
− Nghiên cứu phương pháp xử lý bề mặt metalized: Xử lý corona, xử lý plasma
và tráng phủ primer
− Phân tích đặc điểm của kỹ thuật in Offset, hệ thống sấy,
− Nghiên cứu quy trình sản xuất in và quy trình kiểm soát chất lượng trên giấy metalized
− Đánh giá kết quả thực nghiệm sản xuất in trên giấy metalized
− Đưa ra được tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong quá trình in trên giấy metalized
II Th ực nghiệm
a Điều kiện thực nghiệm
• Công đoạn đoạn chế bản
Bảng 1 Điều kiện chế bản
1 Quản lý màu Theo chuẩn ISO, G7
2 Xử lý file Phần mềm Adobe Acrobat và Adobe Illustrator
3 Phiên bản PDF Sử dụng PDF/X-4, phiên bản PDF 1.6
4 Dàn trang Phần mềm Adobe Illustrator
5 Bình trang Phần mềm Signa Station và Adobe Illustrator
7 Ghi kẽm Máy ghi Heidelberg Suprasetter A105
Máy ghi Heidelberg Suprasetter A106
8 Hiện kẽm Máy hiện G&J Raptor Pro 85T
Máy hiện G&J Kaylin 85T
Loại tram AM, FM Góc xoay tram: Y 00, C 150, M 750, K 1350 Hình dạng tram: tròn, vuông,
Độ phân giải tram: 175 lpi
Trang 5• Công đoạn tờ in thử
Hình 1 T ờ in thử
− Điều kiện tạo tờ in thử: ICC profile theo Fogra39 (OFCOM, PS1, 115 g/m2, curve A)
− Loại giấy: Đạt chuẩn ISO 12647-2:2013 và giấy sử dụng không dùng OBAs
− Máy in thử: Epson Stylus Pro 9880
• Công đoạn ghi và hiện bản
B ảng 2 Tiêu chí đánh giá công đoạn ghi và hiện bản
dùng cho mực UV)
Độ phân giải ghi 2540 dpi
Tốc độ ghi 500 rpm Kiểm tra thiết lập trên hệ thống
Heidelberg Prinect Shooter
Thời gian hiện bản 29s Thiết lập tại máy hiện
Nhiệt độ hiện bản 23 Thiết lập tại máy hiện
Nồng độ thuốc hiện
Độ pH: 11.8 ± 1
Độ dẫn điện: 10.46 mS
Độ cứng nước: 1 ppm Nhiệt độ thuốc hiện: 24oC
Sử dụng máy đo Hanna HI 9813-5
có đầu dò để đo và kiểm tra
Kiểm tra hóa
chất hiện
Dung dịch hiện kẽm Kodak
Kiểm tra ngoại quan thông tin, …
Trang 6Đo pH, EC, bằng máy đo Hanna
HI 9813-5
Kiểm tra chất
lượng ghi
Tiêu chí: Ô này dùng để đánh giá
được chất lượng ghi và hiện kẽm
K ết quả: Qua kiểm tra thì có thể
đánh giá được chất lượng ghi và hiện đạt chất lượng Các ô tam giác tram mịn nửa bên trái, sẽ có tông đậm hơn các ô tram thô dải so sánh, còn các ô tam giác nửa bên phải sẽ nhạt hơn Vị trí tối ưu là ô tam giác tram mịn và ô tram thô dải so sánh cùng tông (match) ở chính giữa vùng
Kiểm tra ô đánh giá
ghi bản đối xứng
Tiêu chí: Ô này gôm 4 ô vuông
dạng tram đường kẻ (kẻ đứng, kẻ ngang, kẻ chéo 45ovà 135o)
Nếu hình dạng pixel cân xứng theo
2 chiều quét x, y thì cả 4 ô tram cùng trị số tông quang học
Nếu 4 ô tram có trị số tông khác nhau thì việc ghi là không đối xứng
K ết quả: Sau khi quan sát bằng
kính soi tram thì thấy các ô vuông dạng tram mất đối xứng nhưng vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được
Kiểm tra ô đánh giá
độ phân giải bản
kẽm
Tiêu chí: Ô chữ Times có kích
thước font là 0.5, 1.2 và 4 point được ghi ở 2 chế độ dương bản và
âm bản để đánh giá độ phân giải bản kẽm cũng như đánh giá ghi tram không đối xứng và ghi tram không tuyến tính
K ết quả: Ô chữ Times có kích
thước font là 0.5, 1.2 và 4 point được ghi ở 2 chế độ dương bản và
Trang 7âm bản có độ phân giải bản kẽm đạt yêu cầu
Đánh giá ô tầng thứ
tram ghi trên bản
Tiêu chí: Tầng thứ tram hình ảnh
ghi trên bản được kiểm tra và đánh giá trên 8 ô: Các ô tram hàng trên cho kết quả trị số tram khi có canh chỉnh hệ thống ghi bản Các ô tram hàng dưới là trị số tram không có canh chỉnh thiết bị
Kiểm tra & đánh giá
chính xác mức độ
ghi tram tuyến tính
Tiêu chí: Để kiểm tra & đánh giá
chính xác mức độ ghi tram tuyến tính
Do hạt tram là hình vuông, nếu ghi tram tuyến tính tuyệt đối (trị số tram trên file là 50% thì trị số tram trên bản cũng là 50%) các ô vuông này chỉ vừa chạm đầu nhau Nếu quan sát mắt thường, trong trường hợp này cả 4 ô tram phải cùng một tông màu xám, ô tram có kích thước hạt tram nhỏ không nhạt hơn
ô tram có kích thước hạt tram lớn Nếu có khe hở trắng giữa các ô đen (diện tích vùng không bắt mực lớn hơn) tức là dot gain trên bản nhận giá trị âm (bay tram) Còn nếu các
ô đen gối đầu nhau một phần (kích thước hạt tram lớn lên) tương ứng với việc gia tăng tầng thứ trên bản
in (dot gain trên bản dương)
Kiểm tra bản in
Đo và kiểm tra ở thang đo tầng thứ ở các ô 20%, 50%, 80%
Máy đo kiểm kẽm Xrite iCplate 2
Trang 8• Đo gia tăng tầng thứ tại bản kẽm
Bảng 3.1 Kết quả đo kẽm Black và Yellow
Linear Calibration Uncalibration Calibration Uncalibration
B ảng 3.2 Kết quả đo kẽm Cyan và Magenta
Linear Calibration Uncalibration Calibration Uncalibration
Trang 930 26.2 26.3 26.8 26.8
Nh ận xét kết quả:
− Quá trình ghi và hiện kẽm ổn định, 4 bản kẽm có sự tương đồng (ở đường Calibration), thay đổi rất nhỏ (±0,2%)
− Quan sát bằng kính soi trame: Ô % thấp nhất vẫn còn điểm trame và % cao nhất không bị mất điểm trame
− …
• Công đoạn in
Mực UV/ Màu mực Kiểm tra bằng mắt thông tin trên lon mực
Cao su
Loại cao su Loại cao su EPDM cho in UV Cấu trúc
Không kiểm tra
Độ cứng
Độ dày
Độ nhám
Độ bền kéo Đèn sấy UV Công suất đèn Điều chỉnh trên màn hình chính ở đầu máy in Công suất được chia từ 0 – 100%
Quá trình in Xử lý bề mặt
Tráng phủ Primer cho giấy Metalized bằng máy Heidelberg XL 75 và để sau 24h mới in
Kiểm tra độ bám dính Primer bằng băng keo, nếu trên băng keo không có dấu hiệu của Primer là đạt
Trang 10Áp lực của các lô Nhập độ dày giấy vào máy và máy tự điều chỉnh áp
lực phù hợp
Ống bản Kiểm tra bề mặt các ống, đảm bảo không bị bụi bẩn
hay bắt dơ
Kiểm tra 2 đầu ống có độ hở hay tiếp xúc đều nhau
Ống cao su Ống ép Kiểm tra dung dịch cấp ẩm Sử dụng máy đo của Hanna để đo pH, EC, nhiệt độ Kiểm tra tờ in So mẫu bằng mắt
Kiểm tra tách tờ Điều chỉnh lượng gió phù hợp (các vòi phun 2 bên
hông, đuôi) đủ để tách khoảng 10 tờ Gắn loại lưỡi
gà phù hợp để tờ
Kiểm tra bộ phận khử tĩnh điện
• Đánh giá tờ in
Để có thể đánh giá tờ in được chính xác nhất, nhóm đưa ra các tiêu chí gồm:
+ Bon chồng màu
+ Kéo dịch đúp nét
+ Mật độ tông nguyên
+ Trapping
+ Dot gain
+ Độ tương phản in
a Bon ch ồng màu
Hình 2 Bon chồng màu
Yêu c ầu: Bon chồng màu ở 4 góc của tờ in chồng khít nhau, lệch nhau ± 0.01 mm Thiết bị kiểm tra: Kính soi trame
Nh ận xét:
Trang 11− Khi quan sát bon chồng màu trên tờ in bằng kính soi tram, nhận thấy rằng 4 bon chồng màu ở 4 góc của tờ in còn nguyên vẹn, không bị mất nét
− Màu Cyan và màu Yellow bị lệch trong khoảng sai số cho phép
− Màu Magenta với màu Black trùng khít nhau hoàn toàn
b M ức độ kéo dịch và đúp nét (Slur and Doubling)
Hình 3 Mức độ kéo dịch, đúp nét
Yêu c ầu: Tờ in không xảy ra hiện tượng bị kéo dịch hay đúp nét
Thiết bị kiểm tra: Kính soi tram hoặc máy đo màu Techkon SpectroDen
K ết quả: Ở ô màu C, M, Y đều có mức độ kéo dịch thấp Riêng đơn vị màu K chênh
lệch khá cao 8.4%
Nguyên nhân: màu K chênh lệch khá cao do tấm cao su không đủ lực căng, thay đổi
chu vi ống làm cho quá trình chuyển động sẽ trượt lên nhau và mực in quá nhiều
Bi ện pháp: Kiểm tra, đo đạc lực căng tại đơn vị màu đen sau đó xiết lại lực vừa đủ
đảm bảo tấm cao su trên các đơn vị in căng đều nhau
Trang 12c M ật độ tông nguyên
• Màu Cyan vs màu Magenta
Trang 13• Màu Yellow vs màu Black
Trang 14Thi ết bị đo: máy đo màu Techkon SpectroDen
Yêu c ầu: Đo ở kính lọc M3 (lọc tán xạ) trong điều kiện ướt chồng khô
Kết quả đo:
− Màu Cyan từ phím mực thứ 1 đến phím mực thứ 8 có mật độ không ổn định dẫn đến độ dày lớp mực không đồng đều Mật độ của màu Cyan từ phím mực thứ 9 đến phím mực thứ 14 lại tăng giảm ổn định dẫn đến lớp mực in ra được
đồng đều Nguyên nhân độ dày lớp mực trên tờ in không đồng đều xuất phát
từ việc bố trí nhãn trên layout bình trang
− Màu Magenta trên tờ in có mật độ tông nguyên ổn định, dẫn đến độ dày lớp mực của màu Magenta đồng đều
− Mật độ tông nguyên màu Yellow thấp, nguyên nhân có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: thợ in điều chỉnh lượng mực màu vàng trên tờ in chưa đủ hoặc
từ file thiết kế
− Do bài này có nhiều chỗ cần nhiều mực màu đen nên mật độ tông nguyên màu đen tương đối lớn và được in đầu tiên
Tuy nhiên, vì không phải thiết bị đo chuyên dụng nên kết quả chỉ (khoảng 70 – 80%)
so với thực tế
d Trapping
Hình 4 K ết quả đo Trapping
Trang 15Thi ết bị đo: Máy đo màu Techkon SpectroDen
Nh ận xét:
Thông qua kết quả đo trapping có thể đánh giá được % truyền mực của các màu Như hình kết quả đo được và biểu đồ bên trên có thể thấy:
− Quá trình truyền mực của màu Cyan lên màu Yellow ra màu Green chưa đạt yêu cầu với % truyền mực chỉ ở mức 65,7% Nguyên nhân do mực in không trong suốt hoàn toàn hoặc do bề mặt tờ in có sự phản xạ và tán xạ ánh sáng cao (bề mặt giấy metalized) Ngoài ra, nguyên nhân có thể do một phần máy
đo không được chính xác
− Ngược lại, quá trình truyền mực của màu Magenta lên màu Yellow ra màu Red đạt yêu cầu với % truyền mực đạt ở mức 87.9%
% truyền mực ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chồng màu được chính xác, đặc biệt là ở trong điều kiện ướt chồng khô hoặc ướt chồng ướt
e So sánh t ờ in thử và tờ in sản lượng
Hình 5 Kết quả Lab giấy in thử (bên trái) và Lab vùng trắng
trên gi ấy metalize (bên phải)
Trang 16Như đã nêu ở trên, tờ in thử chỉ mang tính chất để thợ in kham khảo, giúp canh chỉnh màu sắc nhanh hơn Trong thực tế tờ in có lót trắng nhưng vẫn thấy rõ được sự khác biệt
Sự khác biệt được xác định là do Lab của mực trắng chưa đạt yêu cầu, chênh lệch L* mực trắng cao so với L* của giấy Dưới đây là kết quả đo Lab của giấy in thử và Lab mực trắng trên giấy metalize
• S ự khác biệt giữa tờ in thử và tờ in sản lượng
Hình 6 Sự khác nhau giữa tờ in thử (bên trái) và in sản lượng (bên phải)
Hình 7 S ự khác nhau của tên nhãn hiệu và hình ảnh trên
tờ in thử (bên trái) và in sản lượng (bên phải
Trang 17Nh ận xét:
− Sự khác biệt rất rõ ràng giữa tờ in thử và tờ in sản lượng (có lót trắng)
− Cần thay loại mực trắng có L* cao hơn để đạt chất lượng hơn, nếu so màu với
tờ in thử cũng chuẩn hơn
− Dù lớp mực trên giấy metalize rất cao nhưng vẫn (lớp mực dày che phủ, giảm
độ bóng của metalize) nhưng màu vẫn rất khác biệt rất rõ ràng (đối với vùng không lót trắng) Dễ nhìn nhận bằng mắt
Trang 18III K ết quả nghiên cứu
Sau quá trình thực nghiệm và nghiên cứu đề tài, nhóm chúng em đã giải quyết được những mục tiêu đề ra ban đầu Trong quá trình thực nghiệm, đề tài thông qua việc tham khảo các tài liệu uy tín, được tiếp xúc với môi trường sản xuất trên giấy metalized thực tế Qua đó, giúp nhóm chúng em có thêm được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm
a Nh ững công việc nhóm đã làm được
− Hiểu rõ hơn về các phương pháp xử lý bề mặt giấy metalized và phương thức kiểm tra bề mặt giấy metalized
− Phân tích được tính chất vật lý của giấy metalized và những tính chất của giấy metalized ảnh hưởng đến quá trình in
− Thông qua việc thực nghiệm tại công ty, biết được thực tế công ty sản xuất và kiểm soát trong thực tế Từ đó, nhóm có thể đánh giá và kiểm soát được quá rình in để cho ra tờ in đạt chất lượng
− Đưa ra được những tiêu chí đánh giá, kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào bao gồm giấy, mực, bản kẽm, hóa chất, …
− Dự trù được những lỗi thường xuyên xảy ra trong công đoạn in để đưa ra giải pháp khắc phục cụ thể nhằm hạn chế lỗi phát sinh trong những lần in tiếp theo
b Thu ận lợi khi thực hiện đồ án
− Được sự hỗ trợ nhiệt tình và đầy nhiệt huyết từ giáo viên hướng dẫn và các anh chị khóa trên
− Được các anh chị tại công ty in 7 hỗ trợ hết mình và tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành đồ án tốt nghiệp
− Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng và phong phú
− Được sự hỗ trợ và giúp sức rất nhiều từ công ty VINATAM trong việc cho mượn thiết bị đo màu, đo kẽm,
c Khó khăn khi thực hiện đồ án
− Điều kiện in trên giấy metalized ở công ty Việt Nam còn nhiều hạn chế
− Chưa có tiêu chuẩn cụ thể khi in trên giấy metalized nên kết quả đo chỉ mang tính chất tham khảo
− Việc kiểm soát chất lượng in nói chung và kiểm soát in trên giấy metalized nói riêng còn nhiều thiếu sót và hạn chế Do bị chi phối thị trường, cạnh tranh về giá cả nên chất lượng chưa được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc
− Thiết bị đo màu trên giấy metalized chưa được phổ biến rộng rãi trong các nhà
in tại Việt Nam