1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định của công ước vienna 1980

65 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 780,08 KB

Nội dung

Tuy nhiên, có mộtnguyên tắc không thể không nhắc đến khi nghiên cứu hoặc giải quyết tranh chấp khicác bên lựa chọn Công ước Vienna 1980 để làm nguồn luật điều chỉnh đó là nguyêntắc thiện

Trang 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA

CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, lãnh đạo Khoa Luật đã tạođiều kiện học tập tốt nhất, thuận lợi nhất đến các bạn sinh viên nói chung và em nóiriêng Từ cơ sở học tập, các chương trình thực tiễn, các buổi hội thảo, những giảngviên đầy kinh nghiệm và môi trường học tập truyền đầy cảm hứng cho người học,…Cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Luật đã nhiệt huyết, tận tâm, luôn có phương phápgiảng dạy khiến cho người học thu kiến thức dễ dàng và mang lại nhiều kiến thức

vô cùng quý giá để tiếp sức em làm hành trang bước ra xã hội

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến thầyThS Nguyễn Chí Thắng là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thànhchuyên đề Khóa luận cuối khóa Cuối cùng em cùng không quên gửi lời cảm ơn đếnnhững người thân, quý thầy cô, bạn bè,… luôn bên cạnh trợ giúp, ủng hộ, sẻ chia,chỉ dạy để em có thể hoàn thành được khóa học cũng như chuyên đề Khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên

Lê Phát Đạt

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Lê Phát Đạt, MSSV: 1511270471

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt

nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);

Nội dung trong khoá luậnKHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.

Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường

và pháp luật

Sinh viên

Lê Phát Đạt

Trang 4

UNITED NATIONSCONVENTION ONCONTRACTS FOR THEINTERNATIONAL SALE

OF GOODS (1980)

hợp đồng châu Âu

Principles of EuropeanContract Law

Thương mại Quốc tế

Principles of InternationalCommercial Contracts

9

Quốc về Luật thương mại

quốc tế

United Nations Commission

on International Trade Law

10

UNIDROIT Viện quốc tế về nhất thể

hoá pháp luật tư

International Institute for theUnification of Private Law/Iinstitut International Pourl’unification du Droit Prive

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I LỜI CAM ĐOAN II DANH MỤC VIẾT TẮT III

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục đề tài 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 5

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 5

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 5

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9

1.2 Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo CISG 14

1.2.1 Nghĩa vụ bên bán 14

1.2.2 Nghĩa vụ bên mua 16

1.3 Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định Công ước Vienna 1980 18

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng. .18

1.3.2 Vai trò của nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 39

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 41

2.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thiện chí thông qua một số tranh chấp: 41

2.1.1 Phân tích “nguyên tắc thiện chí” trong vụ kiện số 1: 41

2.1.2 Phân tích “nguyên tắc thiện chí” trong vụ kiện số 2: 43

2.1.3 Phân tích “nguyên tắc thiện chí” trong vụ kiện số 3: 46

2.2 Đánh giá và đề xuất áp dụng “nguyên tắc thiện chí” cho các bên khi thực hiện hợp đồng 49

Trang 6

2.2.1 Đánh giá quy định nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo

Công ước Vienna 1980 49

2.2.2 Kiến nghị việc áp dụng nguyên tắc thiện chí đối với các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 54

KẾT LUẬN CHUNG 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên HợpQuốc về Luật thương mại quốc tế là một trong những nỗ lực hướng tới việc thốngnhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Năm 1964 haiCông ước được ra đời có tên gọi chung là La Haye Công ước thứ nhất có tên là

“Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”

điều chỉnh việc hình thành hợp đồng như chào hàng, chấp nhận chào hàng; Công

ước thứ hai có tên là “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”

đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được ápdụng khi một trong các bên vi phạm hợp đồng Tuy vậy, hai Công ước La Hayenăm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng Lý do là vì hai Công ước này do mộtthiết chế tư (Unidroit) soạn thảo nên không gây được ảnh hưởng rộng rãi trên thếgiới Hơn nữa, chỉ có những quốc gia Châu Âu (theo hệ thống luật Civil Law) thamgia vào việc soạn thảo hai Công ước và vì vậy, chúng hầu như chỉ được biết đến vàđược áp dụng tại các quốc gia này

Năm 1968, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thốngnhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằmthay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964 Được soạn thảo dựa trên các điềukhoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Vienna 1980 có những điểm đổimới và hoàn thiện cơ bản Công ước này được thông qua tại Vienna (Áo) ngày 11tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mạiquốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế.Ngày 11 tháng 4 năm 1980, sau cùng của các nỗ lực thì UNCITRAL đã thống nhấtluật và cho ra đời Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

và có hiệu lực chính thức vào 11 tháng 4 năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm đưa vào

áp dụng, có thể nói đã giải quyết khá nhiều vấn đề khi giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa giữa thương nhân của các quốc gia khác nhau Tuy nhiên, càng ngày kinh

tế các quốc gia trên thế giới càng phát triển, việc giao thương hàng hóa giữa thươngnhân của các quốc gia được diễn ra sôi nổi, càng thúc đẩy nhiều quốc gia tham giavào Công ước, ngoài việc có cơ sở pháp lý để giải quyết khi xảy ra tranh chấp thìcòn mang lại khá nhiều lợi ích cho các nước thành viên tham gia

Trang 8

Hiện nay, tính đến 2019 đã có đến 85 quốc gia trên thế giới tham gia Côngước, trong đó ngày 18/12/2015 Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhậpCông ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc

để trở thành viên thứ 84 của Công ước này, việc số lượng các quốc gia tham giangày càng tăng và cùng sự phát triển trên thế giới thì có nhiều vấn đề có thể khônglường trước được bởi Công ước đã ra đời cách đây hơn 30 năm Tuy nhiên, có mộtnguyên tắc không thể không nhắc đến khi nghiên cứu hoặc giải quyết tranh chấp khicác bên lựa chọn Công ước Vienna 1980 để làm nguồn luật điều chỉnh đó là nguyêntắc thiện chí, nguyên tắc này được Công ước được đề cập tại khoản 1 Điều 7, dựatrên lòng tin, sự trưng thực và ý chí tự nguyện của nhau để giải quyết các tranh khiphát sinh, để có một cách nhìn nhận sâu sắc hơn về nguyên tắc thiện chí và có cơ sởbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia người viết quyết định chọn

đề tài “Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước Vienna 1980” để tiếp tục nghiên cứu thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn

đề này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích chính của việc nghiên cứu là để chứng minh nguyên tắc thiện chítrong Công ước Vienna 1980 có vai trò chung không chỉ giới hạn trong việc giảithích Công ước mà còn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nguyên tắc thiện chíkhi thực hiện hợp đồng trong Công ước Vienna 1980 từ đó giúp các bên khi thamgia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiểu rõ các quyền, nghĩa vụ của mình nhằmmục đích thực hiện các giao dịch đúng theo tinh thần của Công ước, không nhữngtránh được các chế tài không đáng có khi giao kết hợp đồng mà còn giúp việc kinhdoanh giữa các bên thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán, thực hiện, thanh toánhợp đồng tạo sự tin tưởng nhất định cho các bên tham gia Đồng thời nghiên cứunguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng trong CISG thông qua các tài liệu lýthuyết, tìm hiểu về định nghĩa nguyên tắc trong pháp luật các nước, tính chất vàcũng như là vai trò của nguyên tắc kết hợp với các bản án thực tế, những tình huống

cụ thể được tòa án quốc tế giải quyết để làm rõ hơn quy định này, từ đó đưa ra bàihọc kinh nghiệm và đề xuất cho các bên tham gia để nhằm sự thuận lợi hơn trongviệc mua bán hàng hóa quốc tế

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên là một trong những nguyên tắc quan trọng của Công ước

Vienna 1980 : nguyên tắc thiện chí trong phạm vi thực hiện hợp đồng khi các bên

sử dụng CISG để giải thích hợp đồng.

Đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn sử dụng nguyên tắc thiệnchí để giải quyết các quan hệ tranh chấp phát sinh trong mua bán hàng hóa quốc tế.Bài viết phân tích nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế và việc vận dụng nguyên tắc này thông qua các vụ án cụ thể mà Tòa ánquốc tế đã ra phán quyết

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đối với đề tài “Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định Công ước Vienna 1980” hiện tại ở Việt Nam người viết chưa tìm thấy có tác giả

nghiên cứu về đề tài này, có thể Việt Nam là một trong các số nước tham gia vàoCông ước những năm gần đây, nên việc quan tâm đến nguyên tắc thiện chí trongCông ước Vienna 1980 còn hạn chế Có chăng cũng chỉ là những bài viết dưới dạngtạp chí, văn bản học thuật, sách giáo trình, báo hoặc là một phần nghiên cứu nhỏtrong các đề tài khác

Nguyên tắc thiện chí đã được nhắc đến nhiều trong các ngành Luật của ViệtNam và các ngành Luật khác trên luật quốc gia của các nước trên thế giới, tuy nhiên

để nghiên cứu về nguyên tắc thiện chí trong một Công ước chung trên thế giới thìcòn khá nhiều hạn chế, chẳng hạn chưa có một thuật ngữ chung nào trên thế giớiđịnh nghĩa về nguyên tắc thiện chí Tuy nhiên đề tài liên quan nghiên cứu cụ thểnguyên tắc thiện chí tại các nước tham gia vào Công ước ở giai đoạn đầu đã có khánhiều luận văn, chẳng hạn như luận văn thạc sĩ của Obaid Khalfan Almutawanghiên cứu về Vai trò của thiện chí trong Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế » hay luận văn của John Felemegas nghiên cứu về “Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Điều 7 và giải thích thống nhất” và còn khá nhiều các bài viết bình luận khác trên thế giới về nguyên tắc

trên

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ về nguyên tắc thiện chí khi tham gia giao kết hợp đồng theo quyđịnh của Công ước Vienna 1980 người viết áp dụng một số phương pháp nghiêncứu sau:

Trang 10

Phương pháp bình luận pháp lý : nghiên cứu tổng hợp các khái niệm để phântích, bình luận với mục tiêu cuối cùng là đưa ra đề xuất.

Phương pháp so sánh: để hiểu ý nghĩa cơ bản và ứng dụng thực tế của nguyêntắc thiện chí được nghiên cứu trong các nguồn luật khác nhau như PECL và Nguyêntắc UNIDROIT Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên tắc thiện chí trên cả hai cấp quốc gia

và quốc tế, từ đó hiểu biết nhiều hơn về khái niệm thiện chí trong CISG như là mộtphần của luật thương mại quốc tế ở góc độ luật tư

Đồng thời khóa luận sử dụng các phương pháp liệt kê, thu thập các bản án đãđược tòa án quốc tế xét xử, so sánh quy định về nguyên tắc thiện chí giữa các nướclớn trên thế giới, diễn giải và tổng hợp Từ đó làm rõ hơn quy định về nguyên tắcnày

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC

VIENNA 1980

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và sự thiết lập cáckhuôn khổ pháp lý song phương và đa phương về thương mại, hoạt động mua bánhàng hóa giữa các cá nhân tổ chức không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốcgia mà còn vươn ra phạm vi quốc tế Phương tiện pháp lý cơ bản để các tổ chức cánhân tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế là mua bán hànghóa quốc tế Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnhvực khác nhau như thương mại hàng hóa, thương mại liên quan đến quyền sở hữutrí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư…Trong đó các giao dịch trong lĩnh vựcthương mại hàng hóa luôn diễn ra sôi động nhất, giữ vị trí trung tâm trong các giaodịch thương mại quốc tế.1

Như đã trình bày, các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tếđược thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuynhiên trong khoa học pháp lý hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế hay nói chính xác hơn là chưa có một cách xác địnhthống nhất tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà chỉ nêu lên một

số khái niệm hay một số cách xác định yếu tố quốc tế của loại hợp đồng này Trong

khi đó, có thể nói rằng, việc làm rõ khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác

định luật nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng Nếuhợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp đồng nội địa) thì sẽđược pháp luật trong nước điều chỉnh Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếthì nó sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật thương mại quốc tế: có thể là pháp luật củacác quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợpliên quan đến cả tập quán thương mại quốc tế, nên cần thiết phải lựa chọn luật nàotrong số đó để áp dụng cho hợp đồng Không những thế mà trong một số trường

1 Võ Sĩ Mạnh(2015), vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước vien 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam Nguồn:

vien-1980.pdf

Trang 12

http://www.fdvn.vn/wp-content/uploads/2018/03/Luan-an-tien-si-luat-Vi-pham-hop-dong-theo-cong-uoc-hợp còn cho phép xác định được pháp luật của quốc gia nào được sử dụng để điềuchỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Vì vậy hết sức cần thiết phải

có một khái niệm chung, rõ ràng về hợp đồng mua bán hàng quốc tế, hay nói cáchkhác là phải có cách xác định tương đối thống nhất tính quốc tế của hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế.2

Có một số tác giả đã đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vàxác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên nhiều yếu

tố khác nhau, Về phương diện thuật học, trong nước có một số tác giải đưa ra kháiniệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chẳng hạn theo tác giả Trương VănDũng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộcgiữa các bên có địa điểm kinh doanh đóng ở các nước khác nhau, theo đó bên bán

có nghĩa vụ giao và chuyển hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận vàthanh toán Tuy nhiên, Tiến sĩ Võ Duy Mạnh cho rằng khái niệm này chưa làm rõ

được cơ sở xác định “hiệu lực bắt buộc” ở đây theo quy định của pháp luật nào bởi

tính chất quốc tế của hợp đồng thì rất nhiều nguồn luật khác nhau có thể cùng điềuchỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bên cạnh đó, bản thân của hợp đồngmua bán hàng hóa đã là sự thỏa thuận giữa bên mua và bán, sự thỏa thuận này phảiđảm bảo đúng theo quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng thì nó trở thành quyđịnh bắt buộc đối với các bên.3 Vì vậy việc nhấn mạnh “hiệu lực bắt buộc” đối với

các bên là không cần thiết

Tuy nhiên, tại Điều 56 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy địnhhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán được thiệt lập giữa cácbên có địa điểm kinh doanh (nếu không có địa điểm kinh doanh thì là nơi cư trú)

nằm trên lãnh thổ các nước khác nhau thỏa mãn các điều kiện như sau: thứ nhất,

hợp đồng bao gồm mua bán hàng hóa mà tại thời điểm ký kết hợp đồng, hàng hóa

được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác; thứ hai, chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng được lập trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trong lãnh thổ của các quốc gia

khác với lãnh thổ của quốc gia chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng

Như vậy theo pháp luật Anh, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trước hết làhợp đồng mua bán hàng hóa, tức là hợp đồng mà theo đó người bán chuyển giao

2 LS Đặng Bá Kỹ, Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguồn: http://www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

3 Võ Sĩ Mạnh(2015), vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước vien 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam Nguồn:

vien-1980.pdf

Trang 13

http://www.fdvn.vn/wp-content/uploads/2018/03/Luan-an-tien-si-luat-Vi-pham-hop-dong-theo-cong-uoc-hoặc đồng ý chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua để nhận tiềntương ứng gọi là giá cả Cở sở để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế là căn cứ vào ba yêu cầu tại Điều 56 Luật mua bán hànghóa năm 1979 Để được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không chỉ hợpđồng được giao kết giữa các bên có địa điểm kinh doanh ở các quốc gia khác nhau

mà hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnhthổ quốc gia khác, chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng được lập trên lãnh thổ củaquốc gia khác nhau, rõ ràng quy định nói trên của Luật mua bán hàng hóa 1979 đã

thể hiện việc sử dụng tiêu chí “địa điểm kinh doanh” làm cơ sở xác định một hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay một hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.4

Ở Hoa Kỳ, Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ năm 1952 không trực tiếpđưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đưa ra định nghĩa

về giao dịch quốc tế tại Điều 1-301, theo đó giao dịch quốc tế là giao dịch với quốcgia khác Hoa Kỳ và mua bán chính là việc chuyển giao quyền sở hữu từ người bánsang người mua để nhận tiền Tại bộ luật này, tuy không đưa ra trực tiếp tiêu chỉ đểxác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng việc định nghĩa giao dịch

quốc tế đã thể hiện của tiêu chí “địa điểm kinh doanh” ở các nước khác nhau.5Mặc dù quy định của Hoa Kỳ và Anh được diễn đạt khác nhau nhưng đềuthỏa thuận từ việc chuyển giao sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua đểđổi lại tiền tương ứng và cả hai bên phải có địa điểm kinh doanh ở các quốc giakhác nhau

Ở phạm vi quốc tế, mặc dù Công ước Vienna không quy định về khái niệmhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng tại Điều 1 Công ước đã gián tiếp xác

định phạm vi của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: “1 công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau… 2 sự kiện các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký kết giữa các bên hoặc từ việc trao đổi thông tin của các bên…”.6

Như vậy, Công ước Vienna đã xem địa điểm kinh doanh là tiêu chí để xácđịnh hợp đồng ký kết giữa các bên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếhay không Trong trường hợp có nhiều địa điểm kinh doanh bên giao dịch có thể

4 Luật mua bán hàng hóa của Anh (1979), Điều 56.

5 Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (1952), Điều 301.

6 Công Ước Vienna 1980, Điều 1.

Trang 14

chọn ra trụ sở có mối quan hệ chặt chẽ nhất trong hợp đồng Trong trường hợp bênkhông có địa điểm kinh doanh thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên làm tiêu chí xácđịnh tính chất quốc tế của hợp đồng (Điều 10 CISG).

Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không chứng minh được địa điểm kinhdoanh của mình một cách chính thức như tại quy định tại khoản 2 Điều 1, giả sử,một trong các bên giao dịch không chứng minh mình là đại lý hợp pháp của mộtbên có địa điểm kinh doanh khác thì hợp đồng ký kết giữa hai bên không được xem

là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Ngoài ra Công ước Vienna không lấy cácyếu tố mang tính quốc tịch, quy chế dân sự và quy chế thương mại làm tiêu chí xácđịnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, (khoản 3 Điều 1)

Từ quy định tại Điều 1, kết hợp Điều 40, Điều 53 Công ước có thể hiểu hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có địa điểm kinhdoanh đặt tại các nước khác nhau, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giaohàng, chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu về hàng hóacho bên kia (người mua) và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhậnhàng.7

Bên cạnh Công ước Vienna, PICC đưa ra những quy phạm chung, chủ yếu ápdụng cho hợp đồng thương mại quốc tế PICC không đưa ra quy định rõ ràng,nhưng khái niệm hợp đồng thương mại phải được hiểu một nghĩa rộng nhất có thểđược, không chỉ bao gồm các giao dịch thương mại nhằm cung cấp hay trao đổihàng hóa hay dịch vụ, mà còn bao gồm các hình thức kinh tế khác như các hợpđồng về đầu tư và ủy thác, các hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyên môn Tính chấtquốc tế của một hợp đồng thương mại, theo PICC, được xác định bằng nhiều cách.Pháp luật quốc gia và quốc tế đưa ra nhiều giải pháp từ việc căn cứ vào trụ sở haynơi cư trú thường xuyên của các bên tại các quốc gia khác nhau đến việc áp dụngnhững tiêu chí tổng quát hơn PICC không nhấn mạnh bất kỳ tiêu chí xác định tínhquốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế Tuy nhiên, tính quốc tế của hợp đồngthương mại nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cần được giải thíchtheo nghĩa rộng nhất có thể, chỉ ngoại trừ những trường hợp không có bất kỳ yếu tốquốc tế nào, nghĩa là khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đếnmột quốc gia.8

7 Công ước Vienna 1980, Điều 40, 53.

8 Võ Sĩ Mạnh(2015), vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước vien 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Nguồn: c-vin-nm-1980-v-hp-ng-mua-bn-hng-ha-quc-t-v-nh-hng-hon-thin-cc-quy-nh-c-lin-quan-ca-php-lut-vit-nam

Trang 15

https://www.slideshare.net/garmentspace/lun-n-tin-s-lut-hc-vi-phm-c-bn-hp-ng-theo-quy-nh-ca-cng-Như vậy, tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngoài của quan hệ chính làđiểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hànghóa thông thường Yếu tố nước ngoài có thể được quy định khác nhau trong phápluật của các quốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung đó là cácyếu tố liên quan đến quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể liên quan đếnnơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng củahợp đồng.

Do đó theo quan điểm này, thì tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế được xác định dựa trên các yếu tố: (i) chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng làcác bên có quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở ở các quốc gia khác nhau, (ii) khách thểcủa hợp đồng (hàng hóa) ở nước ngoài, (iii) căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt hợpđồng xảy ra ở nước ngoài.9

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết đó cũng là một loại của hợpđồng, vì vậy nó mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của tất cả các loại hợp đồng nóichung Ngoài ra, do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kếtgiữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, tức là có yếu tốnước ngoài tham gia, vì vậy nó sẽ có những điểm khác biệt nhất định so với hợpđồng mua bán hàng hóa thông thường Vấn đề đặc điểm của hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế rất ít khi được bàn đến trong các tài liệu nghiên cứu Điều đókhông có nghĩa là việc luận giải các đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

là không quan trọng, mà ngược lại việc phân tích kỹ vấn đề này sẽ cho phép chúng

ta có cái nhìn thật cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trên cơ sở đó sẽtạo điều kiện cho việc phân tích những vấn đề khác.10

Xuất phát từ những đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường,cùng với sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế Chúng ta có thể đưa ra các đặc điểm sau đây đối với hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế:

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Về phương diện pháp lý, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, kể cả cácđạo luật mẫu điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ít khi bàn đến vấn

9 LS Đặng Bá Kỹ, Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguồn: http://www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

10 LS Đặng Bá Kỹ, Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguồn: http://www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

Trang 16

đề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều này được lí giải rằng thẩmquyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do pháp luật của quốc gia được

áp dụng đối với bên ký kết quy định Từ đó, dẫn đến một hệ quả là pháp luật củacác quốc gia khác nhau sẽ có những quy định không giống nhau về thẩm quyềnđược ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nhưng có thể thấy, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu làcác thương nhân Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những ngườitrực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại Trong luật thương mại,thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốcgia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp

cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia) Mỗi quốc gia có những quy địnhkhác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể Chẳng hạn,đối với cá nhân những điều kiện hưởng tư cách thương nhân trong pháp luật thươngmại quốc gia thường bao gồm điều kiện nhân thân (độ tuổi, năng lực hành vi, điềukiện tư pháp) và nghề nghiệp.11

Như vậy, tùy theo mỗi quốc gia mà có cách khác nhau để quy định về điềukiện để trờ thành thương nhân, nhưng có thể nói một cách bao quát về đặc điểmchung về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán vàngười mua và một điều không thể thiếu đó là có địa điểm kinh doanh đặt ở các nướckhác nhau

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãncác quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật củanước bên mua và bên bán Pháp luật của các quốc gia khác nhau có những quy địnhkhông giống nhau về những hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đếnviệc có những hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bánnhưng theo quy định của pháp luật nước khác thì lại cấm trao đổi mua bán Như vậychỉ những hàng hóa nào đều được pháp luật quốc gia của các bên ký kết hợp đồngquy định là được phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong pháp luậtcác quốc gia trên thế giới hiện nay, mặc dù có những khác biệt nhất định song đều

có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại.Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế

11 PGS.TS Mai Hồng Quỳ- ThS Trần Việt Dũng, Luật Thương Mại Quốc Tế, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2005, tr 19.

Trang 17

chẳng hạn như Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tàisản có hai thuộc tính cơ bản: (i) có thể đưa vào lưu thông, và (ii) có tính chất thươngmại Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (tại điểm d, e, f Điều 2)chỉ loại trừ đối với một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy bảo đảm chứng từ

và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phươngtiện vận tải bằng khinh khí cầu12…Như vậy, đối tượng của hợp đồng mua bán hànghoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước, trừnhững loại hàng hóa mà pháp luật quốc gia cấm hoặc được loại trừ

Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, các bên tham gia giao kết hợp đồng cóquyền tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp Điều này cũng có nghĩa là

về nguyên tắc, ý chí không nhất thiết phải được bày tỏ dưới một hình thức nhất định,

nó có thể biểu lộ bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi, cử chỉ cụ thể hoặc thậmchí là sự im lặng Tuy nhiên, để thiết lập sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồngcũng như để bảo toàn chứng cứ và bảo vệ trật tự pháp luật, lợi ích xã hội, có nhữngtrường hợp hợp đồng giao kết phải tuân theo những hình thức pháp luật quy định,nếu không các bên tham gia giao kết sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi Nhưvậy hình thức hợp đồng được hiểu không chỉ là phương thức ghi nhận sự biểu lộ ýchí dưới dạng lời nói, văn bản, hành vi, cử chỉ cụ thể mà còn là những thủ tục màpháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ trong một sốtrường hợp nhất định.13

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rấtkhác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế Có pháp luật củamột số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếphải được lập thành văn bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có

bất kỳ một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng Mặt khác, ngay cả khái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có các quan niệm rộng hẹp khác nhau về những dạng

vật chất nhất định chứa đựng thông tin nào được coi là văn bản

Trong các văn bản pháp lý quốc tế, rất ít khi quy định về điều kiện hình thứccủa hợp đồng Thật vậy, theo quy định của Công ước Vienna 1980 thì hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng

12 Công ước Vienna 1980, Điều 2.

13 TS Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007,

tr 174-176.

Trang 18

được coi là hợp pháp Điều 11 Công ước quy định: hợp đồng mua bán không cầnphải được ký kết hoặc xác lập bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác

về hình thức hợp đồng Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cảnhững lời khai của nhân chứng Vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộnguyên tắc của UNIDROIT 2016 về hợp đồng thương mại quốc tế Theo quy địnhtại Điều 1.2 của Bộ nguyên tắc thì: không một chi tiết nào của Bộ nguyên tắc yêucầu một hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc phải được chứng minh có sựthỏa thuận bằng văn bản Sự tồn tại của một hợp đồng có thể được chứng minh bằngbất kỳ hình thức nào kể cả bằng nhân chứng.14Tuy nhiên để giảm bớt sự “tùy nghi”

của Điều 11 Công ước Vienna 1980 và có tính đến quy định trong pháp luật quốcgia của một số nước thành viên yêu cầu hình thức của hợp đồng phải là văn bản, tạiĐiều 12 Công ước quy định: nước thành viên của công ước có pháp luật quốc giayêu cầu hợp đồng phải có hình thức bằng văn bản có thể tuyên bố bảo lưu vấn đềnày bất cứ lúc nào Và Điều 96 của Công ước cũng quy định nếu luật của một quốcgia thành viên nào đó quy định hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bảnmới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng, kể cả trong trường hợp chỉ cầnmột trong các bên có địa điểm kinh doanh tại quốc gia có luật quy định hợp đồngphải được thể hiện dưới hình thức văn bản Ví dụ: theo quy định tại Điều 27 LuậtThương Mại Việt Nam 2005 thì: mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên

cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tươngđương;15Vậy mặc dù 2 bên thỏa thuận áp dụng Công ước Vienna 1980, nhưng ViệtNam chỉ xem hợp đồng có hiệu lực khi được giao kết dưới hình thức văn bản hoặctương đương (mail, telex, fax, ) và việc này hoàn toàn được chấp nhận theo quyđịnh trên

Như vậy, mặc dù trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong quy địnhpháp luật của một số quốc gia không yêu cầu hình thức của hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế phải được lập thành văn bản, tuy nhiên, xuất phát từ sự tham gia củayếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, từ sự quy định khácnhau trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, từ sự bất đồng ngôn ngữ giữa cácbên tham gia ký kết hợp đồng và hàng loạt các vấn đề khác, cho nên tốt hơn hết cácbên khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nên thiết lập bằngvăn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, vì như vậy các bên sẽ

14 Bộ nguyên tắc của UNIDROIT 2016 về hợp đồng thương mại quốc tế, Điều 1.2.

15 Luật Thương Mại Việt Nam, 2005, Điều 27.

Trang 19

tránh được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi, những rủi ro và tranh chấp khôngđáng có cũng như các thiệt hại có thể xảy ra.16

Thứ tư, về luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đếnđâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, nhữngtình huống có thể phát sinh trong thực tế Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồngmua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụngcho hợp đồng đó Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợpđồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước ngườimua 17Việc địa điểm kinh doanh của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tếnằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau không chỉ có nghĩa các bên nằm trênlãnh thổ của các nước khác nhau mà còn có nghĩa là các bên liên quan đến các hệthống pháp luật khác nhau Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này làluật nước ngoài đối với người bán Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít

ra người bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán haykhông Và ngược lại, đối với người mua cũng vậy Trong khi đó mỗi một quốc giatrên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đókhác nhau, thậm chí là trái ngược nhau Từ đó dẫn đến hiện tượng xung đột phápluật Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều

có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác

Từ đó có thể nói, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởipháp luật của các quốc gia khác nhau, bên cạnh đó hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc

tế, hoặc và các đạo luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế Tuy nhiên điều cầnnhấn mạnh ở đây là mỗi quan hệ thì chỉ có thể áp dụng một hệ thống pháp luật đểđiều chỉnh mà thôi Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống phápluật để áp dụng điều chỉnh quan hệ đó Như vậy, không chỉ người bán và người muacần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giảiquyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụngcho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình18 Xuấtphát từ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng mua bán

16 LS Đặng Bá Kỹ, Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trang 20

hàng hóa quốc tế có thể chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng của mình.Tất nhiên việc chọn luật phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật, và trong một sốtrường hợp quyền chọn luật bị hạn chế bởi quy định của pháp luật quốc gia khi nóliên quan đến các vấn đề chẳng hạn như bảo lưu trật tự công cộng…Trong trườnghợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì các quy tắc của tư phápquốc tế được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng khi cầnthiết.

1.2 Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo CISG

1.2.1 Nghĩa vụ bên bán

Theo quy định tại Điều 30 của Công ước Vienna 1980, thì trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế bên bán có hai nghĩa vụ cơ bản: (i) nghĩa vụ giao hàng;(ii) chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa theođúng quy định của hợp đồng và của Công ước19

Thứ nhất, bên bán nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng:

Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều cóliên quan đến và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua.Khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng tại địa điểm vàtheo thời gian giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng.20

Một là, Giao hàng đúng số lượng và chất lượng Tại Điều 35 Công ước Vienna

1980 quy định: bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng mà cácbên đã quy định trong hợp đồng, đồng thời phải được đóng trong bao bì thích hợpnhư hợp đồng đã quy định, và phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nếu hợp đồngkhông quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không đúng quy cách phẩm chất khi:hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại thườngđáp ứng hoặc hàng không phù hợp với bất kỳ mục đích nào mà người bán đã chongười mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí hợp đồng; hoặc hàngkhông phù hợp với hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà bên bán đãcung cấp cho bên mua, hoặc hàng không được đóng trong bao bì theo cách thôngthường cho những mặt hàng cùng loại đề bảo vệ hàng đó

19 Công ước Vienna 1980, Điều 30.

20 Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương HN, NXB Đại học Hà Nội, 2012, Trang 224.

Trang 21

Hai là, Giao hàng đúng địa điểm Theo quy định tại Điều 31 của Công ước

Vienna 1980 thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận tronghợp đồng Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì: (i) bênbán phải giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên, nếu hợp đồng có liên quan đến

sự vận chuyển; (ii) trường hợp khác thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dướiquyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc tại địa điểm kinhdoanh của người bán tùy vào từng trường hợp cụ thể, vấn đề này cũng được quyđịnh tương tự trong Bộ nguyên tăc UNIDROIT 2016 Theo quy định tại Điều 6.1.6của Bộ nguyên tắc thì: nếu địa điểm thực hiện nghĩa vụ không được quy định tronghợp đồng hoặc không thể xác định được căn cứ vào hợp đồng thì nghĩa vụ phảiđược thực hiện: (i) tại trụ sở của bên có quyền, nếu là nghĩa vụ thanh toán mộtkhoản tiền; (ii) tại trụ sở của bên có nghĩa vụ nếu là nghĩa vụ khác Tuy nhiên điềukhác biệt giữa Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Công ước Vienna 1980 là Bộ nguyêntắc đã không dự liệu đến trường hợp giao hàng có người vận chuyển

Ba là, Giao hàng đúng thời hạn Theo quy định tại Điều 33 Công ước Vienna

1980 thì người bán phải giao hàng đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng, nếuhợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụgiao hàng trong một thời gian hợp lí sau khi hợp đồng được ký kết Về việc giaohàng đúng thời hạn Bộ nguyên tắc UNIDROIT tại Điều 6.1.1 cũng có quy địnhtương tự Tuy nhiên có một điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản pháp lý này vềthời hạn giao hàng mà chúng ta cần chú ý đó là: theo quy định của tại Điều 33 Côngước Vienna 1980 thì bên bán phải giao hàng trong khoảng thời gian được hợp đồng

ấn định hoặc có thể xác định từ hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn

đó, trừ phi tình huống cho thấy bên bán (nghĩa là chính bên có nghĩa vụ) phải chọnmột ngày khác Trong khi đó theo quy định tại Điều 6.1.1 Bộ nguyên tắcUNIDROIT 2016 thì: bên có nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mìnhvào một thời điểm bất kỳ trong một khoảng thời gian xác định, nếu khoảng thờigian đó được ấn định trong hợp đồng hoặc có thể xác định được căn cứ vào hợpđồng, trừ trường hợp do hoàn cảnh mà việc lựa chọn thời điểm thực hiện hợp đồng

do bên kia (nghĩa là bên có quyền) quyết định Như vậy, cùng một hoàn cảnh,nhưng theo quy định của Công ước Vienna 1980 thì bên bán (bên có nghĩa vụ) sẽ làbên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng); trongkhi đó theo quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2016 thì bên mua (bên cóquyền) mới là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giaohàng)

Trang 22

Thứ hai, nghĩa vụ chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu

hàng hóa:

Các loại giấy tờ này bao gồm: hóa đơn, B/L, Giấy chứng nhận sở hữu hànghóa, …Theo quy định tại Điều 34 Công ước Vienna 1980 thì bên bán có nghĩa vụgiao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời gian và thời điểm đãquy định trong hợp đồng Tuy nhiên bên bán có thể giao giấy tờ liên quan đến hànghóa trước thời gian quy định nếu việc giao giấy tờ đó không bất tiện hoặc chi phícho người mua; trong trường hợp người bán giao giấy tờ cho người mua đã gâythiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Ngoài các nghĩa vụ cơ bản trên đây thì bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảmquyền sở hữu cho người mua đối với hàng hóa đã bán đề người mua không bị bênthứ ba tranh chấp, cũng như bảo đảm hàng không bị ràng buộc bởi bất kỳ quyền hạnnào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.21

1.2.2 Nghĩa vụ bên mua

Theo quy định tại Điều 53 Công ước Vienna 1980 thì nghĩa vụ nhận hàng củabên mua được thể hiện ở hai hành vi, đó là: (i) thanh toán tiền hàng và (ii) tiếp nhậnhàng.22

Nếu việc giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa là nghĩa vụ của bên bán,thì nhận hàng và thanh tóan là nghĩa vụ cơ bản của bên mua Trong quá trình thựchiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người mua luôn gắn liền với việc nhận hàng

và thanh toán

Thứ nhất, nghĩa vụ thanh toán:

Một là, nghĩa vụ thanh toán theo đúng giá cả của hàng hóa Theo quy định tại

Điều 55 Công ước Vienna 1980 thì: người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàngcho người bán theo giá cả mà các bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng Nếu hợpđồng không quy định cụ thể về giá của hàng hóa thì giá của hàng hóa sẽ được xácđịnh bằng cách suy đoán rằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàngnhư vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành thươngmại tương tự Vấn đề cũng được quy định tương tự tại Điều 5.1.7 của Bộ nguyên tắcUNIDROIT 2016 theo đó: khi hợp đồng không ấn định giá hoặc không đưa raphương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng được coi như (trừ chỉ dẫn ngược

21 LS Đặng Bá Kỹ, Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguồn: http://www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

22 Công ước Vienna 1980, Điều 53.

Trang 23

lại) đã hướng tới mức giá thông thường được áp dụng vào thời điểm giao kết hợpđồng tại cùng ngành hàng, cho cùng công việc thực hiện trong hoàn cảnh tương tự,hoặc nếu không có mức giá này thì hướng tới mức giá hợp lí Tuy nhiên Bộ nguyêntắc UNIDROIT 2016 thực sự đã đi xa hơn Công ước Vienna 1980 khi quy định rằng:khi mức giá do một bên ấn định rõ ràng là phi lý thì một mức giá hợp lí sẽ thay thế

dù cho hợp đồng có quy định ngược lại

Hai là, nghĩa vụ thanh toán đúng địa điểm quy định Theo quy định tại Điều

57 Công ước Vienna 1980 thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theođúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể

về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho ngườibán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếuviệc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ

Ba là, nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn Theo quy định tại Điều 58 Công ước

Vienna 1980 thì bên mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy địnhtrong hợp đồng Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thìngười mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng khi người bán chuyển giao hànghoặc các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của hợp đồng Nếu hợp đồng

có quy định về việc vận chuyển hàng thì người bán có thể gửi hàng đi và với điềukiện là hàng hoặc giấy tờ liên quan đến hàng hóa chưa giao cho người mua nếungười mua chưa thanh toán tiền Như vậy trong trường hợp này người mua có nghĩa

vụ thanh toán trong thời gian hợp lí để nhận được hàng

Tóm lại, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tạo lập quyền vànghĩa vụ cho các bên tham gia ký kết, các bên sẽ thực hiện hợp đồng thông qua việcthực hiện nghĩa vụ của mình trên cơ sở tính ràng buộc và hiệu lực của hợp đồng;các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng những gì mà hợp đồng và luật

áp dụng cho hợp đồng quy định Trường hợp ngược lại, trách nhiệm sẽ được đặt rađối với bên không thực hiện nghĩa vụ của mình

Thứ hai, nghĩa vụ nhận hàng:

Nhận hàng là việc người mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán Bênmua hàng hóa có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện các công việchợp lý để giúp bên bán giao hàng Người mua sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếungười mua không nhận hàng theo đúng quy định trong hợp đồng Mặt khác, đó lại

là quyền lợi của người mua được nhận hàng để đạt được mục đích của mình khi kýkết hợp đồng

Trang 24

Để thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng, người mua phải tiến hành chuẩn bịmọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, kho bãi…nhằm tạo điều kiện thuận lợinhất cho việc nhận hàng Việc người mua phải thực hiện hành vi sẵn sàng tiếp nhậnhàng không những thể hiện sự tận tâm mẫn cán của người mua đối với nghĩa vụ củamình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thực hiện việc giao hàng củamình Khi bên bán đưa hàng đến địa điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạtcủa người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.23Ngoài ra còn có một số nghĩa vụ đồng thời là quyền của bên mua như:

Kiểm tra chất lượng hàng hóa: là một bước không thể thiếu khi người muanhận hàng

Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa: Sau kiểm tra và phát hiện sựkhông phù hợp của hàng hóa, người mua phải thông báo về sự không phù hợp nàycho người bán trong một khoảng thời gian hợp lý

Từ chối nhận hàng: sau khi kiểm tra, giám định và nhận thấy hàng hóa khôngphù hợp với thỏa thuận của hợp đồng, người mua có quyền từ chối lô hàng hoặcphần không phù hợp.24

1.3 Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định Công ước

Vienna 1980.

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng.

Thiện chí được hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là một ý định tốt khi muốn thựchiện một hành vi nào đó, theo từ điển Cambridge25định nghĩa một hành động là cóthiện chí nếu nó được thực hiện một cách chân thành và trung thực

Phần lớn các văn bản pháp lý và lập pháp liên kết khái niệm trung thực vớithiện chí Theo luật Canon,26 thiện chí được xác định một cách chủ quan bởi mỗingười Mối quan hệ giữa thiện chí và sự trung thực trước tiên có thể được xác địnhtrong từ điển pháp lý Trong từ điển luật hợp đồng, giao ước ngụ ý về sự trung thực

và giao dịch công bằng là một giả định chung cho rằng các bên tham gia hợp đồng,

sẽ đối xử với nhau một cách trung thực, công bằng và thiện chí, để không phá hủy

23 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, sđd, tr 253.

24 Công ước Vienna 1980, Điều 39, 50, 51, 60, 65.

25 Từ điển Cambridge, nguồn: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/good-faith

26 Hiện nay trên thế giới có ba hệ thống pháp luật phổ biến nhất đó là các hệ thống dân luật, thông luật và luật tôn giáo Luật Canon là một trong các loại luật chính của Luật tôn giáo (Luật tôn giáo bao gồm 3 loại chính: Sharia ở Hồi Giáo, Halakha ở Do thái giáo, và luật Canon ở một số quốc gia theo Công giáo)

Trang 25

quyền của bên kia hoặc các bên khác để nhận được lợi ích từ hợp đồng Tuy nhiên,đáng chú ý là các từ điển đều xác nhận rằng yếu tố chính của khái niệm thiện chí là

sự trung thực, có nghĩa là sự trung thực hoặc có thể tin cậy và không có khả năng ănlừa đảo, lừa gạt hoặc không giữ lời hứa

Ý nghĩa của từ thiện chí dường như cho thấy rằng thiện chí và trung thực đượcphải được liên kết với nhau, mà theo đó, hành động trong thiện chí sẽ yêu cầu hànhđộng trung thực Tương tự như vậy, người trung thực là người hành động có thiện ý.Ngoài ra, cả hai khái niệm này đều là khái niệm đạo đức trong bản chất của chúng,điều này đã tạo ra khó khăn khi cố gắng xác định ý nghĩa hoặc chức năng của chúng

Nó đã được giải thích rằng: Cố gắng xác định phạm vi của “trung thực”, có thể gặp

phải những vấn đề tương tự như xác định thuật ngữ “thiện chí”; bởi nó chỉ thay thếmột thuật ngữ này bằng một thuật ngữ khác.27

Pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế chiếm vị trí rất quan trọng trên hệthống pháp luật thế giới bởi hầu hết các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế điềuliên quan đến pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế, như đã biết hợp đồng là sựthỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ của cácbên, vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thỏa thuậnvới nhau về quyền và nghĩa vụ của nhau Vì vậy thiện chí là một trong nhữngnguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, nhằm tạo sự thuận lợihơn khi giao kết hợp đồng Tuy nhiên việc ghi nhận nguyên tắc này chưa có sựthống nhất trong các hệ thống pháp luật khác nhau, chẳng hạn:

Theo hệ thống Common Law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồngkhông có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại Do

đó, họ được hưởng quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi thương lượng màkhông phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại Một ngoại lệ của

sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel Lý thuyết này bảo vệ bên đàmphán có niềm tin hợp lý về việc các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng

Trái với hệ thống Common Law, khái niệm trách nhiệm tiền hợp đồng được

áp dụng tại nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt là các nước theo hệthống Châu Âu lục địa Theo hệ thống Civil Law, culpa in contrahendo – một hìnhthức của trách nhiệm tiền hợp đồng – là một phần quan trọng trong luật hợp đồng vànghĩa vụ ngoài hợp đồng Trách nhiệm tiền hợp đồng yêu cầu các bên hành xử trên

27 Obaid Khalfan Almutawa, 2015, The Role of Good Faith in the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG), Thesis submitted for the degree of Master of Philosophy at the University of Leicester, trang 31,32.

Trang 26

cơ sở nguyên tắc trung thực, thiện chí trong quá trình đàm phán hợp đồng Như vậy,nguyên tắc trung thực, thiện chí không chỉ đặt ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng

mà còn trong cả giai đoạn đàm phán hợp đồng đối với hệ thống Civil Law

Về khái niệm nguyên tắc thiện chí trong pháp luật các nước Thứ nhất, khái

niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Anh, các thương nhân ở thời trước, quanhiều thời kỳ sử dụng và tích lũy luật tập quán được đưa ra bởi các thương gia vàđồng thời các thương nhân này xét xử khi có tranh chấp và đã hình thành nênnguyên tắc thiện chí Các thương nhân này được gọi là Tòa án thương gia, Tòa ánthương gia sẽ đi khắp châu Âu đến các hội chợ quốc tế và họ sẽ giải quyết bất kỳtranh chấp thương mại nào Khoảng thời gian này, Luật tập quán tồn tại ở một mức

độ tương đối thống nhất, mặc dù chưa được sửa đổi, dựa trên tập quán và thông lệthương mại hoàn toàn tách biệt với luật thông thường do tòa án của nhà vua quản lý

và một trong những tập quán này là nguyên tắc thiện chí Dần về sao quyền tài pháncủa các thương gia đã được đưa vào các tòa án hoàng gia, và các nguyên tắc củaluật được các tòa án thương mại áp dụng trong nhiều thế kỷ đã được đưa vào luậtchung Vì luật chung của Anh không có Bộ luật dân sự hoặc Luật thương mại, khicác tòa án luật chung chiếm quyền tài phán của các tòa án thương gia cũ, nguyên tắcthiện chí biến mất trong một thời gian Tất nhiên, điều này không đại diện cho luậtAnh hiện đại, nhưng nó đưa ra một dấu hiệu cho thấy luật Anh từng có một vị tríkhá cực đoan trong nhiệm vụ của các bên để cẩn thận hơn trong lĩnh vực kinhdoanh.28 Chính vì thế khi bắt đầu của bất kỳ cuộc thảo luận nào về khái niệmnguyên tắc thiện chí trong luật pháp Anh, Anh luôn cho rằng không có học thuyếtchung về nguyên tắc thiện chí trong luật hợp đồng Anh Như đã được giải thích rõhơn ở luật khác, điều này không phải vì luật pháp Anh bác bỏ đạo đức thiện chí;thay vào đó, luật pháp Anh đưa ra các giải pháp cho các vấn đề hợp đồng ở mức độchi tiết hơn của các quy tắc pháp lý, mặc dù loại bỏ nguyên tắc thiện chí trong luậthợp đồng, nhưng nguyên tắc thiện chí trong quá trình đàm phán được nâng cao bởinghĩa gián tiếp trong luật pháp Anh Pháp luật Anh không đưa ra khái niệm chung

về nguyên tắc thiện chí bởi vì nó sẽ làm mất đi sự chắc chắn của các điều khoản đãđược thỏa thuận trong hợp đồng, bằng cách đưa ra các điều kiện mới và trừu tượng

mà không có trong thỏa thuận khách quan Trọng tâm của luật hợp đồng Anh là giảithích khách quan lời nói và hành vi của một bên, thay vì trạng thái chủ quan, ý địnhhay động cơ chủ quan.Tuy nhiên, hiện nay luật pháp Anh có một khái niệm về thiệnchí, Ví dụ, luật pháp Anh đối xử với một người với hành động thiện chí nếu người

28 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the

International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.

Trang 27

đó có hành động trung thực, ngay cả khi người đó cẩu thả hoặc thậm chí không hợp

lý Như vậy phần 61 (3) của Đạo luật Bán hàng hóa năm 1979 quy định: "Một điều được coi là được thực hiện với mục đích tốt theo nghĩa của Đạo luật này khi nó thực sự được thực hiện một cách trung thực, cho dù nó được thực hiện một cách cẩu thả hay không." Tuy nhiên, luật pháp Anh không có bất cứ điều gì tương đương

với khái niệm chung về thiện chí được tìm thấy trong luật dân sự; những gì đượcyêu cầu là thiện chí trong các tình huống cụ thể.29

Tóm lại, từ thời kỳ trước các thương nhân qua quá trình mua bán hàng hóa dầnhình thành nên các tập quán pháp và thông lệ nên cơ bản có sự thiện chí với nhautrong việc mua bán và kinh doanh hàng hóa, tuy nhiên về sau thì các luật tập quán

và thông lệ này được hợp nhất với luật chung và từ đó không bất kỳ định nghĩa thếnào về nguyên tắc thiện chí, nhưng những gì được xem là thiện chí sẽ được thể hiệntrong từng trường hợp cụ thể

Thứ hai, khái niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Hoa Kỳ: về nguyên

tắc thiện chí trong hệ thống pháp luật Mỹ có một số khác biệt với Anh Trong luậtchung của Mỹ đã có một khái niệm chung được chấp nhận về nguyên tắc thiện chítrong nhiều thập kỷ, Mỹ không chỉ có Bộ luật thương mại thống nhất được sử dụngrộng rãi, mà còn có đạo luật Retatement of contracts,30cả Bộ luật thương mại thốngnhất và Retatement of contracts đều áp đặt cho các bên tham gia hợp đồng mộtnghĩa vụ thiện chí.Ví dụ tại Mục 1-203 của Bộ luật thương mại quy định rằng31:

"Mọi hợp đồng hoặc nghĩa vụ trong Đạo luật này đều áp đặt một nghĩa vụ của thiện chí trong việc thực hiện hoặc thực thi." và Mục 205 của Retatement of

contracts(phần 2), được soạn thảo muộn hơn Bộ luật thương mại và được lấy cảm

hứng từ Bộ luật này, tuyên bố rằng"Mọi hợp đồng đều áp đặt cho mỗi bên một nghĩa vụ thiện chí và đối xử công bằng trong việc thực hiện và thực thi." Hầu hết

các hệ thống pháp luật thông thường, các luật gia Mỹ không công nhận nghĩa vụcủa thiện chí trước thỏa thuận Tuy nhiên, luật gia Mỹ, không giống như luật giangười Anh, bởi vì họ có những định nghĩa về thiện chí Ngay cả Bộ luật thương mạithống nhất cũng không chỉ có một mà có cả hai định nghĩa về sự trung thực áp dụngcho các hợp đồng mua bán hàng hóa Theo định nghĩa chung trong Mục 1-201

(19)(261 262)." Thiện chí có nghĩa là sự trung thực trong thực tế trong hành vi hoặc giao dịch liên quan." Đây là định nghĩa theo truyền thống được sử dụng để

29 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.

30 Retatement of contracts: tổng cộng có 4 phần, trong đó có phần 2 quy định về hợp đồng.

31 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.

Trang 28

giải thích về thiện chí Theo định nghĩa đặc biệt trong Mục 2-103 áp dụng cho

thương nhân trong giao dịch bán hàng: “Thiện chí” có nghĩa là sự trung thực trong thực tế và việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại hợp lý của giao dịch công bằng trong thương mại.”

Tóm lại, nếu như nói rằng pháp luật Anh không có bất kỳ quy định hoặc địnhnghĩa nào về nguyên tắc thiện chí, thì ngược lại pháp luật Hoa Kỳ có phần cụ thểhóa về các quy định hơn, ở chỗ không những quy định về nguyên tắc thiện chí khigiao kết hợp đồng mà còn định nghĩa thế nào là thiện chí

Thứ ba, khái niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Đức, trong Bộ luật Dân

sự Đức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, thì việc tuân thủ "Treu und Glauben mit Rcksicht auf die Verkehrssitte" ("thiện chí và giao dịch công bằng") -

được thể hiện qua các điều khoản chung như 157, 242, và nguyên tắc này thườngxuyên xuất hiện trong các bối cảnh cụ thể hơn và sau đó dần đã trở thành mộtnguyên tắc pháp lý có ảnh hưởng rộng trong luật dân sự Đức, có thể nói Điều 242của Bộ luật Dân sự Đức đang thiết lập nghĩa vụ chung để thực hiện các hợp đồngmột cách thiện chí Tuy nhiên, Luật gia Đức đưa ra một số lưu ý, tùy vào sự đa dạngcủa các vụ án, lý thuyết mà sử dụng quy tắc chính và quy tắc phụ của Điều 242BLDS Đức một cách hợp lý, bởi vì các quyết định của tòa án và lý thuyết học thuậthiện nay đã áp dụng nguyên tắc Treu und Glauben theo luật Đức cho hầu hết mọitình huống được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, đó là sự lạm dụng vào nguyên tắcnày, ngoại trừ việc dùng nguyên tắc trên để giải thích các hợp đồng cụ thể dướiĐiều 157 Do vậy, Các nhà hành pháp thường xuyên không quan tâm đến các vănbản và ý nghĩa của các điều khoản đặc biệt khác Vì thế nhiều chuyên gia ngườiĐức, cố gắng xác định ý nghĩa và chức năng của Điều 242 rõ ràng hơn, phân biệtgiữa các chức năng và các giá trị của từng điều khoản Nhìn chung, pháp luật Đứckhông những có quy định về nguyên tắc thiện chí mà còn được sử dụng hiển nhiên,ngoài ra nguyên tắc thiện chí được xem là tinh thần của Bộ luật dân sự Đức, được

sử dụng một cách lạm dụng và được nhiều chuyên gia trong nước lên tiếng cảnh báo

về thực trạng này đối với những nhà hành pháp.32

Thứ tư, nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp

luật Việt Nam, trung thực thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc

ký kết và thực hiện hợp đồng, nguyên tắc này được đề cập rộng rãi tại các quốc giatrên thế giới, và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ không ghi nhận

32 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.

Trang 29

nguyên tắc này trong pháp luật về hợp đồng Giữa hành vi vi phạm hợp đồng vớinguyên tắc thiện chí tồn tại một mối quan hệ tương hỗ, vì vậy vi phạm hợp đồng cố

ý có thể là biểu hiện của sự không trung thực thiện chí

Lý thuyết về hợp đồng mà pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nướcthuộc hệ thống pháp luật Châu Âu có chỉ ra rằng, lỗi là một trong những căn cứ đểxác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nóiriêng Trong khi đó pháp luật trong các nước thuộc hệ thống thông luật như Anh-

Mỹ lại không coi lỗi là một trong các yếu tố để xác định trách nhiệm hợp đồng, sựkhác biệt này có thể là do truyền thống pháp luật, bởi truyền thống được xuất phát

từ các nguồn gốc khác nhau Do đó Công ước Vienna 1980 ra đời có thể để hài hòagiữa hai hệ thống pháp luật, thay vì xác định bên vi phạm có lỗi hay không thì Côngước này đã xác định hành vi vi phạm hợp đồng có phải là hậu quả của tình huốngbất khả kháng hay không

Pháp luật Việt Nam và các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu có sự phânbiệt hai hình thức lỗi vô ý và cố ý, sự phân biệt này không phải là không có mụcđích Trong pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, nguyêntắc thiện chí trung thực là một trong những nguyên tắc cơ bản nền tảng cho việc xâydựng nhiều quy định của pháp luật hợp đồng Như đã trình bày nguyên trung thựcthiện chí có mối quan hệ mật thiết với các hình thức lỗi trong trường hợp có viphạm hợp đồng, bởi lẽ sự thiện chí phản ánh ý thức thái độ của các bên đối với nhautrong suốt quá trình thực hiện hợp đồng và đối với việc xử lý những tình huống cóthể ảnh hưởng đến số phận của giao dịch và lợi ích của các bên Trong khi đó hành

vi vi phạm hợp đồng là những biểu hiện khách quan dưới dạng hành động hoặckhông hành đồng trái với các thỏa thuận giữa các bên trước đó trong hợp đồng Tuynhiên, khi sự vi phạm được gắn liền với yếu tố lỗi thì biểu hiện khách quan đã đượclồng ghép với dấu hiệu chủ quan, bởi lỗi phản ánh trạng thái nhận thức của người viphạm khi có hành vi trái với thỏa thuận Vì thế trong pháp luật Việt Nam khi sửdụng nguyên tắc thiện chí để suy ra các biểu hiện của hành vi vi phạm hợp đồngchúng ta có thể kết luận sau: (i) hành vi vi phạm hợp đồng với lỗi vô ý thì người viphạm có thể không trung thực hoặc có thể trung thực, (ii) khi các bên đã cố ý viphạm hợp đồng thì hành vi đấy chắc chắn là hành vi thiếu trung thực thiện chí.Đương nhiên khi một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng bị xâm phạm vớinhững mức độ khác nhau thì tất yếu việc xử lý các trường hợp vi phạm cũng sẽkhác nhau Tuy nhiên, ta không nên xem xét các vấn đề về nguyên tắc thiện chí vàlỗi một cách riêng biệt mà cần phải xem xét chúng trong một tổng thể Bởi lẽ chỉ có

Trang 30

như vậy mới có thể có cái nhìn, cách đánh giá toàn diện một cách tương đối về phápluật hợp đồng.

Khi xem xét các quy định của Luật thương mại 2005 ta có thể thấy rằng, có rấtnhiều quy định trong thể hiện mục đích phân biệt hình thức lỗi cố ý và vô ý, tức là

hệ quả của lỗi cố ý và vô ý là không giống nhau, để làm rõ vấn đề người viết xindẫn chứng một số quy định sau để phân tích cho nhận định này:

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, trong trường hợp người bán giao hànghóa không phù hợp với điều kiện của hợp đồng, có thể là chất lượng kém so vớithỏa thuận, hoặc hàng hóa được giao có sự tranh chấp với bên thứ ba liên quan đếnquyền sở hữu hay quyền sở hữu trí tuệ thì người mua chỉ được quyền khiếu kiệnnếu tuân thủ thời hạn thông báo vè tính chất của sự không phù hợp hàng hòa haytính chất tranh chấp của người thứ ba trong thời hạn hợp lý được pháp luật quy định.Nếu người mua không tuân thủ về thời hạn trên thì có thể bị mất quyền khởi kiệntheo quy định khoản 2 Điều 47 Luật thương mại 2005 Tuy nhiên cũng tại khoản 2Điều 47 Luật thương mại 2005 các nhà làm luật lại quy định rằng, nếu người bánbiết hay không thể biết về sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của hợpđồng hay khiếu nại của người thứ ba thì người mua vẫn không mất quyền khiếukiện ngay khi đã hết thời hạn thông báo do luật định “Bên mua mất quyền viện dẫnquy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Luật này nếu bên mua không thôngbáo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao saukhi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặcphải biết về khiếu nại của bên thứ ba” Như vậy trách nhiệm thông báo của ngườimua hoặc khả năng, nghĩa vụ nhận biết của người bán về tình trạng của hàng hóa làbiểu hiện cụ thể nhất của nguyên tắc thiện chí và hợp tác trong các giao dịch muabán giữa các chủ thể, bởi chúng thể hiện thái độ tôn trọng của các bên đối với quyềnlợi của bản thân và quyền lợi của đối tác

Ở một góc độ khác, về nguyên tắc thiện chỉ khi thực hiện hợp đồng được quyđịnh trong Bộ luật dân sự 2015, theo Điều 420 khi tìm hiểu về nguồn gốc của lýthuyết khi Điều luật này được hình thành, đó là lý thuyết về hardship Hardship rađời trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng, đó là nguyên tắc

“Pacta sunt servanda” và nguyên tắc thiện chí Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 quyđịnh về việc “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” nếu chiếu theonguyên tắc “Pacta sunt servanda” có thể hiểu quy định của điều này như sau: nếu đãgiao kết hợp đồng thì các bên phải thực hiện hợp đồng đó Nguyên tắc này đảm bảobảo vệ quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng, và ngăn chặn các trường hợp

Trang 31

mà một bên ký kết hợp đồng không thiện chí và muốn đơn phương từ bỏ, chấm dứthợp đồng Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh để thực hiện hợp đồng có sự thay đổi đáng kể

so với hoàn cảnh khi ký kết hợp đồng Trong những trường hợp như vậy, việc ápdụng cứng nhắc nguyên tắc Pacta sunt servanda, tức là buộc các bên vẫn phải tiếptục thực hiện nghĩa vụ đúng theo hợp đồng đã kí, dường như đi ngược lại với chínhtinh thần của nguyên tắc này, đó là đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được côngbằng và bảo vệ quyền lợi cho các bên, khi mà, một bên dù không có lỗi nhưng lạiphải gánh chịu thiệt hại một cách vô lý Để mềm dẻo hóa việc áp dụng nguyên tắcPacta sunt servanda, cũng như bù đắp lỗ hổng mà điều khoản bất khả kháng khôngthể điều chỉnh được, các nhà lập pháp đã xây dựng một ngoại lệ cho nguyên tắcPacta sunt servanda, đó là trường hợp hardship Như ta có thế hiểu nguyên tắc Pactasunt servanda và lý thuyết về hardship không đối lập với nhau mà bổ sung cho nhau,nhằm hoàn thiện và tạo ra bộ khung pháp lý mềm dẻo, hợp lý cho các giao dịch dân

sự, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

Mặc dù Bộ luật dân sự Việt Nam nhấn mạnh về nguyên tắc thiện chí, nhưngtinh thần, sức sống của nguyên tắc này chưa mạnh mẽ, chưa có nhiều quy định cụthể trong Bộ luật thể hiện nguyên tắc này Điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bảncần được diễn giải như là một điều khoản thể hiện rõ tinh thần của nguyên tắc thiệnchí, cụ thể: thứ nhất, đối với bên bị ảnh hưởng, bên viện dẫn hardship cần thể hiện

sự thiện chí của mình, đó là không được sử dụng hardship như là một công cụ đểkéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng Khi viện dẫn hardship, cần đưa ra các căn cứ

cụ thể, và nếu những căn cứ đó là không hợp lý, thì bên viện dẫn đó phải chịu tráchnhiệm đối với bên kia về việc viện dẫn sai hoàn cảnh hardship (thời gian thực hiệnhợp đồng bị kéo dài do đàm phán, gây thiệt hại cho bên kia) Bằng cách này, chúng

ta có thể hạn chế các trường hợp bên thiếu thiện chí lạm dụng quy định tại Điều 420.Thứ hai, đối với bên không bị ảnh hưởng, việc yêu cầu đàm phán là quyền của bêngặp bất lợi khi xảy ra thay đổi hoàn cảnh, và vì thế sẽ trở thành nghĩa vụ của bêncòn lại của hợp đồng Ở đây là nghĩa vụ đàm phán một cách thiện chí để tìm ra giảipháp khắc phục sự thay đổi của hoàn cảnh Nếu bên kia không tham gia đàm phán,hoặc đàm phán một cách thiếu thiện chí, thì sẽ có thể phải bồi thường thiệt hại chobên bị ảnh hưởng

Nhìn chung không những đối với pháp luật Việt Nam và pháp luật trên thếgiới, nguyên tắc thiện chí trung thực đã, đang và sẽ là nguyên tắc cơ bản của việc kýkết để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cùng với sự phát triển của các quan

hệ xã hội, của hoạt động kinh doanh thương mại và của pháp luật hợp đồng nguyên

Trang 32

tắc thiên chí ngày càng có ý nghĩa hết sức quan trọng Để phát huy được hiệu lựccủa nguyên tắc, pháp luật cần phải có những quy định thể hiện sự nghiêm khắc đốivới những hành vi ký giao kết hay thực hiện hợp đồng không trung thực, thiện chíhoặc những hành vi cố ý vi phạm pháp luật hợp đồng Có như vậy pháp luật hợpđồng mới có thể bảo vệ một cách tốt hơn hiệu quả hơn quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên hay nói cách khác là bảo vệ lợi ích cho bên yếu thê, bên thiện chí, trungthực.

Về tính chất của “nguyên tắc thiện chí”: Như đã đề cập ở phần trước về thực

hiện hợp đồng, như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằngviệc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào vàtrong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi vàchấm dứt Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặccác loại chủ thể khác Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, cóthể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo

vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng trung thực và thiện chí trong việc giaokết, thực hiện hợp đồng Trung thực, thiện chí là một trong những nguyên tắc nềntảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, được ghi nhận không những trongCISG mà còn được quy định trong pháp luật của nhiều nước Nguyên tắc này đượcquy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bịnhững cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ phápluật hợp đồng Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ traođổi một cách trung thực và có thiện chí với nhau; không ai được viện lý do khác biệt

về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo hay điều kiệnnào khác… để tạo ra sự lừa dối hay cố ý giả tạo thông tin nhằm tạo ra những điềukhoản có lợi hơn cho mình Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợpđồng được giao kết thiếu sự trung thực và thiện chí của một trong các bên chủ thể.Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ýchí trung thực của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việchoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và kháchquan khác nhau.33

Như chúng ta đã biết, trung thực, thiện chí là sự thể hiện ý chí thành thật,không giả dối và cố tình tạo ra sự nhầm lẫn thì có thể xem là đã quy phạm quy tắchợp đồng Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự

33 Công ty luật Minh Khuê, 27/10/2015, Phân tích nguyên tắc thiện chí trung thực, bình đẳng tự nhiên trong luật dân sự Nguồn: https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/phan-tich-nguyen-tac-thien-chi-trung-thuc binh-dang-tu-nhien-trong-luat-dan-su-.aspx

Ngày đăng: 29/11/2019, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. May 2003 thesis on "four corners methodology" by Bruno Zeller [Australia] Sách, tạp chí
Tiêu đề: four corners methodology
2. Use of the Principles of European Contract Law to help interpret CISG article 7 Khác
3. Chronology of development of Article 7 at the 1980 Vienna Diplomatic Conference Khác
4. Comments on Article 7 from seminal 1986 text by Peter Schlechtriem [Germany] Khác
5. Comments on Article 7 by Michael Joachim Bonell [Italy] in 1987 Bianca-Bonell Commentary on the International Sales Law Khác
6. Comments on Article 7 by John O. Honnold [U.S.] in the 3rd ed. (1999) of the most frequently cited text on the CISG: Uniform Law for International Sales Khác
7. Comments on Article 7 in December 2000 text by Joseph Lookofsky [Denmark / U.S.] Khác
8. February 2001 thesis on Article 7 by John Felemegas [Australia] Khác
9. Peter Huber [Germany], excerpt from Some Introductory Remarks on the CISG, Internationales Handelsrecht (December 2006) 229-230, 234-235 Khác
10. Commentarios al Articulo 7 sobre textos de 2001 por Pilar Perales [Espaủa] Khác
12. Paul J. Powers [U.S.], Defining the Indefinable: Good Faith and the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 18 Journal of Law and Commerce (1999) 333-353 Khác
13. Disa Sim [Singapore], The Scope and Application of Good Faith in the Vienna Convention on Contracts for the International Sale of Goods (September 2001) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w