1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại cục đăng kiểm việt nam

117 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 462,82 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tảiBGTVT, thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giao

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

-

-HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ TRÀ MY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 60 34 04 03

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ TRÀ MY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC

ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn tríchdẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xáccao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Trà My

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, bố mẹ tôi đã tạo điềukiện và ủng hộ về vật chất cũng như động viên tinh thần để tôi học hành trongsuốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lương Thanh Cường, người trực

tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, thầy đã cung cấp nhiều tài liệu quan trọng,tận tình truyền đạt kiến thức và đưa ra những lời khuyên, lời phê bình, lời góp

ý sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này

Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các cô tại Học viện Hànhchính Quốc gia đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôitiếp thu những kiến thức quý báu trong suốt hai năm qua Cảm ơn các anh,các chị trong Lớp HC20B1 đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích và hỗ trợtôi trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường

Tác giả luận văn

Phạm Thị Trà My

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Phương tiện thủy nội địaQuản lý nhà nước

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA 8

1.1 Phương tiện thuỷ nội địa và đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa 8

1.2 Cấu thành quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa 16

1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ

nội địa 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM

PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 36

2.1 Giới thiệu chung về Cục Đăng kiểm Việt Nam 36

2.2 Hiện trạng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục

Đăng kiểm Việt Nam thời gian qua 45

2.3 Nhận xét về quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tạiCục Đăng kiểm Việt Nam 62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 74

3.1 Định hướng bảo đảm quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội

địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam 74

Trang 7

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nuớc về đăng kiểm

phương tiện thuỷ nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam 79

TIỂU KÉT CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 106

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng thiết kế giữa năm 2015 và năm 2016 50Bảng 2.2: Số lượt phương tiện được giám sát năm 2014-2015 58Bảng 2.3: Số lượt phương tiện được giám sát năm 2015-2016 60

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Các lĩnh vực hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam 44

Sơ đồ 2.2: Tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam 47

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: So sánh số lượng thiết kế giữa năm 2015 và năm 2016 50Biểu đồ 2: So sánh số lượt phương tiện được giám sát năm 2014-2015 59Biểu đồ 3: Số lượt phương tiện năm 2014 được giám sát phân theo loại hình59

Biểu đồ 4: Số lượt phương tiện năm 2015 được giám sát phân theo loại hình59

Biểu đồ 5: So sánh số lượt phương tiện được giám sát năm 2015-2016 61Biểu đồ 6: Số lượt phương tiện năm 2016 được giám sát phân theo loại hình61

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn

Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải(BGTVT), thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giaothông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồihơi và bình chịu áp lực sử dụng trong GTVT đường bộ, đường sắt, đườngthủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăngkiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT vàphương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theoquy định của pháp luật

Nước ta có 3.260 km bờ biển, có gần 3.000 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trêndiện tích hơn một triệu km2 mặt biển đã tạo thành nhiều tuyến vận tải biển vàven biển Hệ thống cảng biển có 119 cảng được hình thành hầu hết trên cáctỉnh, thành phố ven biển Ngoài ra, chúng ta còn có 2.360 con sông, kênh lớnnhỏ với tổng chiều dài khoảng 220.000 km và có khoảng 6.000 cảng bến thủynội địa, đây là điều kiện hình thành hệ thống giao thông nối liền các tỉnh,thành phố với nhau Trong đó, GTĐTNĐ có khoảng 41.000 km sông, kênhđược khai thác vào mục đích vận tải Theo sự hình thành tự nhiên, hiện nay hệthống sông, kênh từ nội địa đổ ra biển đã tạo nên hệ thống GTVT sông, biểnliên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc GTVT thủy, góp phần vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực của đấtnước

Nhằm phát huy thế mạnh của hệ thống GTVT thủy nội địa, Đảng, Nhànước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông quahoạt động GTĐTNĐ, như tăng cường vận tải thủy nội địa giảm tải cho đườngbộ; phát triển tuyến vận tải thủy nội địa ven bờ biển; kết nối các phương thứcvận tải Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải tăng cường QLNN về giao thông

Trang 10

đường thuỷ nội địa, trong đó việc bảo đảm an toàn cho các PTTNĐ đóng vaitrò vô cùng quan trọng vì nó gắn liền với sinh mạng con người và tài sản củangười dân.

Theo định nghĩa của Luật GTĐTNĐ, PTTNĐ là tàu, thuyền và các cấutrúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trênđường thủy nội địa, cũng theo quy định của Luật GTĐTNĐ, Bộ GTVT cótrách nhiệm quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môitrường của PTTNĐ; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểmtrong phạm vi cả nước Cục ĐKVN là đơn vị thuộc Bộ GTVT được giao trựctiếp thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực này

Quy định về công tác đăng kiểm PTTNĐ đã được Bộ GTVT quy định cụthể tại Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015, trong đó tráchnhiệm QLNN về công tác đăng kiểm PTTNĐ của Cục ĐKVN được cụ thểnhư sau:

- Xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹthuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiệntrình cơ quan có thẩm quyền ban hành; xây dựng, ban hành các quy định vềnghiệp vụ đăng kiểm để áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vềchất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện

- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ về đăng kiểm phương tiện vàkiểm tra thực hiện quy định về đăng kiểm PTTNĐ

- Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Cơ sở dữ liệu quản

lý đăng kiểm PTTNĐ; nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu phương tiệncủa các đơn vị đăng kiểm

- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ đăng kiểm

- Thực hiện việc xác nhận và thông báo năng lực đơn vị đăng kiểm; công

bố hạng các đơn vị đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục ĐKVN

Trang 11

- Công bố danh sách các đơn vị đăng kiểm được Cục ĐKVN ủy quyền thực hiện công tác đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục ĐKVN.

- Kiểm tra, giám sát công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm Xử lýhoặc đề nghị xử lý sai phạm của cá nhân và đơn vị đăng kiểm theo quy định

- Quy định các biên bản, báo cáo kiểm tra kỹ thuật cấp cho phương tiện

- In ấn, quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, ấn phẩm sử dụng trong đăngkiểm phương tiện

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm theo quy định

- Thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành

Bên cạnh các quy định về đăng kiểm PTTNĐ, Bộ GTVT cũng đã banhành Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 quy định về tiêuchuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viênnghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm PTTNĐ nhằm xây dựng nguồn nhân lực thựchiện công tác đăng kiểm PTTNĐ Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượngphương tiện, đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiệnthì yếu tố con người thực thi đóng vai trò rất quan trọng Chính vì vậy, việcchuẩn hóa nguồn nhân lực thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn về chuyênmôn nghiệp vụ, thời gian đào tạo, nội dung đào tạo là rất cần thiết Để trởthành đăng kiểm viên PTTNĐ, người được đào tạo phải đủ tiêu chuẩn theoquy định, được đào tạo lý thuyết và thực hành nghiệp vụ, sau một thời gianthực tập, thực hành nghiệp vụ mới được xem xét đánh giá và bổ nhiệm đăngkiểm viên PTTNĐ

Trong thời gian qua, Cục ĐKVN đã thực hiện tốt chức năng QLNNtrong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cậptrong quá trình thực hiện do các yếu tố chủ quan cũng như các yếu tố kháchquan, cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách rất khoa học nhằm tìm ranguyên nhân của những tồn tại cũng như các giải pháp thực hiện nhằm nâng

Trang 12

cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài

luận văn: "Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục

Đăng kiểm Việt Nam" là cần thiết và mang tính thời sự rất cao.

2 Tình hình nghiên cứu

Việc tiếp cận và nghiên cứu chung về QLNN của ngành GTVT nóichung hoặc về QLNN trong một số lĩnh vực cụ thể của ngành giao thông nóiriêng đã có một số đề tài và bài báo… Trên thực tiễn các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng đã có những tiếp cậnchung ví dụ như:

Đỗ Trung Dũng (2015) trong đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng caohiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn quản lýcủa Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I” Trong nghiên cứu có những phântích, đánh giá thực trạng cảng ,bến thuỷ, phương tiện, nguồn nhân lực côngtác quản lý Dựa trên những phân tích trên để đưa ra nhưng giải pháp tậptrung nâng cao hiệu quả quản lý tại các cảng biển, bến thuỷ nội địa phù hợptính chất đặc thù khu vực I

Bùi Văn Minh, Lê Quốc Tiến (2016) trên bài “Thực trạng ngành hànghải và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nướcchuyên ngành hàng hải” (trên tạp chí Khoa học Hàng hải) đã phân tích nhữngđóng góp của ngành hàng hải tác động đối với sự phát triển của nền kinh tếquốc dân, nhất là các ngành, các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, kinh tếthương mại, du lịch; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyềnquốc gia cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển.Bài viết đã nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước chuyên ngành, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hải và kinh tế biểnnói chung, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải, phát huyvai trò là đầu mối kết nối với các ngành giao thông khác

Trang 13

Nhìn chung các đề tài, bài báo đã phân tích và làm rõ một cách có hệthống những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước và đề xuất giải phápgóp phần giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đối với một

số lĩnh vực cụ thể của ngành giao thông vận tải Tuy nhiên để nhấn mạnh vaitrò của quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăngkiểm Việt Nam có thể xem là đề tài đầu tiên

3 Mục tiêu của luận văn

Mục tiêu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giáđúng đắn thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả QLNN về hoạt động đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN

Để đạt được mục tiêu đó, Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về đăngkiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN: Đưa ra được khái niệm, định nghĩa, đặc điểm,vai trò và nội dung, thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ; thẩm quyềncủa Cục ĐKVN trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ

- Phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng QLNN về đăng kiểm PTTNĐtại Cục ĐKVN thời gian qua: chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

- Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài

Luận văn nghiên cứu thẩm quyền, nội dung, phạm vi, phương thức thựchiện chức năng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN trong khoảng thờigian thực hiện Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004, đặc biệt là tậptrung vào giai đoạn từ năm 2015 đến nay – giai đoạn thực hiện Thông tư số48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT quy định về đăng kiểmPTTNĐ và Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT

Trang 14

quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên

và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, học viên sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học xã hội cơ bản là: tổng hợp, thống kê, lịch sử, phân tích

và so sánh

- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm bảo đảmnhững nội dung được nghiên cứu vừa có tính hệ thống, khái quát, vừa có tínhchuyên sâu về từng vấn đề được đề cập

- Luận văn thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh, phương pháplịch sử để nghiên cứu QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN trong sựphát triển có tính lịch sử và so sánh đặc điểm, tính chất của nó giữa các giaiđoạn lịch sử với nhau Đồng thời, học viên còn so sánh QLNN về đăng kiểmPTTNĐ với các lĩnh vực QLNN khác, từ đó chỉ ra những điểm đặc thù cầnphải quan tâm để nâng cao chất lượng hoạt động này

- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê được để xử lý những số liệuthực tiễn, đặc biệt là thực hiện QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN Quacác số liệu thực tiễn, nhất là các số liệu tổng hợp trong các báo cáo trong

thời gian qua, học viên xây dựng hệ thống các bảng biểu, đồ thị để khái quát những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ những vần đề lý luận nghiên cứu

hệ thống hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ qua đó đề xuất những giảipháp đổi mới công tác quản lý nhà nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam để pháthuy những lợi thế và khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm đảm bảo việcthực hiện các quy định của pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ mà vẫn tạo điềukiện cho doanh nghiệp, chủ phương tiện phát triển

Trang 15

Về thực tiễn , Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình hoànthiện QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, đặc biệt là tổng kết được thực tiễn lĩnhvực này Các giải pháp đưa ra có tính khả thi, đáp ứng được các yêu cầu vềquản lý nhà nước trong giai đọan hiện nay và “đón đầu” xu hướng phát triểncủa ngành

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kếtcấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về đăng

kiểm phương tiện thủy nội địa

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy

nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam

Chương 3: Định hướng, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về đăng

kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA1.1 Phương tiện thuỷ nội địa và đăng kiểm phương tiện

thuỷ nội địa

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của phương tiện thuỷ nội địa

Trong đời sống xã hội, thuật ngữ phương tiện thường được hiểu là nhữngvật dùng để làm một việc gì đó, nhằm đến mục đích nào đó Trong lĩnh vựcGTVT, thuật ngữ "phương tiện" thường được dùng dưới cụm từ "phương tiệngiao thông", đó là các vật dùng để di chuyển, đi lại công khai như xe, tàu điện,các phương tiện giao thông công cộng… Trong mỗi loại phương tiện

giao thông lại phân định thành các loại phương tiện giao thông khác nhau Ví

dụ, chỉ trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông đường

bộ bao gồm hai loại là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phươngtiện giao thông thô sơ đường bộ

Ở Việt Nam, đường thủy nội địa được xác định là luồng, âu tàu, các côngtrình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch, hoặc luồng trên hồ,đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác GTVT.Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BGTVT ban hành ngày 31 tháng

03 năm 2011 thì đường thuỷ nội địa được phân thành thành 3 loại bao gồm:Đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷnội địa chuyên dùng

Đường thuỷ nội địa quốc gia là tuyến đường thuỷ nội địa nối liền các

trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội, các đầu mối GTVT quan trọng phục vụkinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thuỷ nội địa có hoạtđộng vận tải thuỷ qua biên giới

Trang 17

Đường thuỷ nội địa địa phương là tuyến đường thuỷ nội địa thuộc phạm

vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Đường thuỷ nội địa chuyên dùng là luồng chạy tàu, thuyền nối liền vùng

nước cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng với đường thuỷ nội địa quốc giahoặc đường thuỷ nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu GTVT của tổ chức,

cá nhân đó

Hiện nay, với một hệ thống đường thuỷ nội địa rất phong phú gồm hơn2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000km, cùng các hồ, đầm, phá, hơn3.200km bờ biển và hàng nghìn km đường từ bờ ra đảo tạo thành một hệthống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ thành thị đếnnông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận chuyểnhàng hóa và hành khách Ưu thế của vận tải đường thủy nội địa là chi phíthấp, vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường Hiệnnay, vận tải đường thủy nội địa giữ tỷ trọng khoảng 25% tổng khối lượnghàng hoá vận tải của toàn ngành GTVT, với mức tăng trưởng bình quân hàngnăm khoảng 10%; đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vận tải đườngthủy nội địa đảm nhiệm khoảng 60-70% tổng khối lượng vận tải hàng hoátrong khu vực với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% năm GTVTđường thủy nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi,bảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần giao lưu với một số quốc gia lâncận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hoá cao, nhiều thành phần kinh tếđều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa Với lợi thế đó, ngành vận tảithuỷ nội địa ở Việt Nam là một ngành vận tải truyền thống, khả năng pháttriển các thành phần kinh tế rộng rãi với khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiềunguồn, nhất là cho việc đóng mới phương tiện

Trang 18

Hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa rất đa dạng, baogồm hoạt động của người, phương tiện tham gia GTVT trên đường thủy nộiđịa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giaothông đường thuỷ nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ GTĐTNĐ và QLNN vềgiao thông đường thuỷ nội địa….Trong đó, hoạt động của các PTTNĐ lànòng cốt, gắn liền với nhu cầu vận tải của người dân và xã hội, đòi hỏi phảichịu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước.

PTTNĐ ở Việt Nam rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau Theo Khoản

8 Điều 5 Nghị định số 40 ngày 05 tháng 07 năm 2013 về bảo đảm trật tự, antoàn GTĐTNĐ thì Phương tiện thuỷ nội địa bao gồm:

- Tàu, thuyền có động cơ hoặc không có động cơ;

- Bè mảng;

- Các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thuỷ nội địa.[26]

Để bảo đảm tính khái quát, Luật GTĐTNĐ đã quy định: Phương tiện

thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không

có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.[70]

Phương tiện thuỷ nội địa có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, PTTNĐ hoạt động gắn liền với hệ thống đường thủy nội địa

Trong các loại phương tiện GTVT nói chung thì PTTNĐ có vai trò quantrọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng vàgiao thương, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hóa cao, nhiều thành phầnkinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa Có những thời điểmPTTNĐ đã khẳng định được vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội của đấtnước Ví dụ như năm 1967, khi địch bắn phá ác liệt miền Bắc nước ta, vận tảiđường sông chiếm 48,7%, tiếp đó mới đến vận tải đường sắt (chiếm 26,8%),vận tải bằng ô tô (chiếm 21,7%), vận tải đường biển (chiếm 0,2%)

Trang 19

Thứ hai, PTTNĐ chủ yếu sử dụng vào mục đích phục vụ, tham gia trực

tiếp vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sởsản xuất và sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất

xã hội diễn ra liên tục và bình thường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân,giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện PTTNĐ có thể coi là mộttrong những mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiệnnhờ mạng lưới GTVT thủy nội địa Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tảithủy nội địa lớn, các đầu mối GTVT cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất,dịch vụ và dân cư

Điều kiện bảo đảm hoạt động của PTTNĐ được quy định tại Điều 24Luật GTĐTNĐ (sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau:

- Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn,phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phươngtiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảođảm các điều kiện sau:

+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theoquy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;

+ Có giấy chứng nhận đăng ký PTTNĐ, giấy chứng nhận an toàn kỹthuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước antoàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

+ Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định

- Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sứcngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt độngtrên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này

- Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến

15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công

Trang 20

suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt độngtrên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký PTTNĐ và bảo đảmđiều kiện an toàn như sau:

+ Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong;phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt độngvào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằngtrên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người đượcphép chở trên phương tiện;

+ Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động vàhoạt động ổn định;

+ Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng ngườiđược phép chở trên phương tiện;

+ Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chởngười, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn Dấu mớnnước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơnmạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimétnằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phươngtiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiệnchở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người

- Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sứcchở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảmđiều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này

Để được tham gia GTĐTNĐ thì các PTTNĐ phải bảo đảm còn niên hạn

sử dụng theo quy định của Chính phủ

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện là nhu cầu cần thiết, nhằm đưa phương tiện vào quản lý, đồng thời xác lập quyền chủ sở hữu tài sản của chủ

Trang 21

phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông Trong lĩnh vực GTVT, cácvăn bản pháp luật chưa có giải thích thống nhất về thuật ngữ "đăng kiểm" màchỉ có những quy định chung về tiêu chuẩn an toàn cho các phương tiện giaothông và một số quy định mô tả nội dung của của hoạt động này từ góc độthực hiện nhiệm vụ QLNN.

Ví dụ, theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về bảo đảmquy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giớitham gia giao thông đường bộ thì xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéobởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về antoàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (gọi là kiểm định) Chủ phương tiện,người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật củaphương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữahai kỳ kiểm định Việc kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thựchiện Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểmđịnh phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định

Trong lĩnh vực GTĐTNĐ, các PTTNĐ chỉ được sử dụng theo đúng côngdụng và đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo

vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Phương tiện quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 24 của Luật GTĐTNĐ thuộc diện đăng kiểm; chủ các loạiphương tiện này phải thực hiện quy định sau đây:

- Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơthiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;

- Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn

kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan ĐKVN; chịu trách nhiệm bảo đảmtình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêuchuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra

Trang 22

Cơ quan đăng kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phươngtiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩnngành Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểmtra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

Từ thực tiễn hoạt động nghiệp vụ đăng kiểm hiện nay, có thể quan niệm

như sau: Đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa là việc kiểm tra và xác nhận

tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các phương tiện thuỷ nội địa.

Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động đăng kiểm PTTNĐ do cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung được pháp luậtquy định Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung của QLNN vềPTTNĐ, nằm trong nội dung QLNN về GTĐTNĐ

Thứ hai, nội dung đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiều hoạt động cụ thể, gắn

liền với việc so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và môitrường

Ở đây, có sự phân định giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Tiêuchuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn đểphân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và cácđối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả của các đối tượng này Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dướidạng văn bản để tự nguyện áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là quyđịnh về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạtđộng kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ conngười; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốcgia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.[72]

Trang 23

Thứ ba, đăng kiểm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và gắn liền với

toàn bộ quá trình tồn tại và vận hành của PTTNĐ

Nội dung đăng kiểm PTTNĐ bao gồm:

- Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu

- Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp giấychứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTTNĐ cho phương tiện nhậpkhẩu

- Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sửdụng cho phương tiện Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho PTTNĐ gồm: Vậtliệu, máy móc và các trang thiết bị được sử dụng trong đóng mới, hoán cải,sửa chữa phục hồi lắp đặt trên PTTNĐ

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngPTTNĐ cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

- Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện

- Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phươngtiện

- Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện

Với nội dung đăng kiểm như trên, hoạt động đăng kiểm khác với hoạtđộng kiểm định Hoạt động kiểm định chỉ là một trong những nội dung tronghoạt động đăng kiểm Kiểm định là việc tiến hành kiểm tra định kỳ, đánh giátình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện để cấpchứng nhận có đủ điều kiện tham gia GTVT Hoạt động đăng kiểm PTTNĐcũng khác với đăng ký PTTNĐ Theo quy định của pháp luật, phương tiện cónguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ

Trang 24

môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp đăng ký Việc đăng ký PTTNĐ chủ yếu nhằm mục đích quản lýcác PTTNĐ về mặt pháp lý và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đăng kýphương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Thứ tư, hoạt động đăng kiểm PTTNĐ gắn liền với việc kiểm tra phương

tiện với nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra lần đầu, kiểm tra theo chu kỳ

và kiểm tra bất thường

- Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phươngtiện nhập khẩu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu;

- Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian;

- Kiểm tra bất thường theo quy định tại Danh mục các các quy chuẩn kỹthuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với PTTNĐ

1.2 Cấu thành quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ "quản lý" Có quan điểm chorằng quản lý là cai trị, áp đặt ý chí của người quản lý lên đối tượng chịu sựquản lý nhưng cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển,chỉ huy, có sự tham gia của cả chủ thể quản lý và đối tượng chịu sự quản lý.Thuật ngữ quản lý cũng được sử dụng ở nhiều phương diện khác nhau, ví dụnhư quản lý xã hội, quản lý công, quản lý nguồn nhân lực…

Trong lĩnh vực thực thi quyền lực nhà nước, khái niệm "QLNN" cũngđược nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, giáo trình đề cập đến Tuy nhiên,

dù quan niệm như thế nào thì khái niệm "QLNN" vẫn được hiểu một cáchchung nhất là sự tác động của quyền lực nhà nước lên các mối quan hệ xã hội

Trang 25

nhằm đạt được mục tiêu xác định mà nhà nước đề ra Khi đề cập đến quyềnlực nhà nước, do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau mà quan niệm vềQLNN có nội hàm khác nhau Do đó, nội dung QLNN có thể được hiểu theo

cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, QLNN được hiểu là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhànước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp Cơquan có thẩm quyền QLNN theo nghĩa rộng gồm cả Quốc hội, Chính phủ,Tòa án, chính quyền địa phương…Với quan niệm này, đối tượng QLNN cũngrất rộng, bao gồm toàn bộ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia vào cácmối quan hệ pháp luật trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp

Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp Ở đây, quyềnhành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụthực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội Quyềnhành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trungương tới địa phương thực hiện Cơ quan có thẩm quyền QLNN theo nghĩa hẹpchỉ bao gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ

và Ủy ban nhân dân các cấp và một số cơ quan khác được trao quyền hànhpháp Đối tượng QLNN theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các cơ quan, tổ chức, cánhân tham gia vào mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước Trong mối quan

hệ này, nhà nước thực hiện quyền quản lý bằng biện pháp hành chính, chủ yếubằng phương thức quyền uy Các đối tượng chịu sự quản lý phải tuân thủ cácquy định do nhà nước ban hành để thi hành pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử lý

Trong lĩnh vực GTVT nói chung và đăng kiểm PTTNĐ nói riêng, quản

lý được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là quá trình thực thi quyền hành pháp để đảmbảo hoạt động đăng kiểm PTTNĐ đạt được mục tiêu đề ra

Trang 26

Có thể quan niệm: Quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ

nội địa là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền hành pháp đối với quá trình đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các phương tiện thuỷ nội địa.

Với quan niệm như trên, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có những đặcđiểm sau:

Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động thực thi quyền

hành pháp trong lĩnh vực GTĐTNĐ

Trước hết, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải do cơ quan, tổchức có thẩm quyền thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước thông qua việcthực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh này với nhiều nội dung khácnhau từ việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách pháp luật, tổ chứcthực hiện chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, hợp tácquốc tế Việc thực hiện nội dung QLNN về đăng kiểm PTTNĐ cũng đượcthực hiện với nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là biện pháp mệnhlệnh- phục tùng thể hiện rõ nét bản chất của việc thực thi quyền hành pháptrong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Bên cạnh đó,các chủ thể quản lý trong lĩnh vực QLNN về đăng kiểm PTTNĐ còn sử dụngbiện pháp giáo dục, thuyết phục để bảo đảm đạt được mục đích đề ra

Thứ hai, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chỉ được tiến hành bởi những chủ

thể có quyền năng hành pháp, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ

Chủ thể có thẩm quyền cụ thể trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ baogồm Chính phủ, Bộ GTVT, Cục ĐKVN và các chủ thể khác được trao thẩmquyền cụ thể trong lĩnh vực này Các chủ thể được trao thẩm quyền QLNN vềđăng kiểm PTTNĐ được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ có sự phân cấptrong quản lý bảo đảm sự liên tục trong hoạt động hành pháp, vừa thể hiệntính tập trung trong thực thi quyền hành pháp nhưng đồng thời bảo đảm sự

Trang 27

kịp thời trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội Chính vì đặc điểm này nêntrong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ luôn phải xác định tính hợp lý thẩmquyền của mỗi cấp quản lý.

Thứ ba, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có tính chấp hành và điều hành

Do QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung trong QLNN nói

chung nên thể hiện rõ nét tính chấp hành và điều hành Tính chất đó được thểhiện trên thực tế qua những hoạt động trong quá trình quản lý luôn phải bảođảm được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện phápluật Trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và QLNN về đăng kiểmPTTNĐ nói riêng mặc dù trong những giới hạn nhất định luôn có tính chủđộng sáng tạo của chủ thể quản lý nhưng không được vượt quá khuôn khổpháp luật và phân cấp thẩm quyền Cấp dưới phải chấp hành quy định và chỉđạo của cấp trên Các cấp quản lý phải điều hành cấp dưới của mình, thựchiện việc dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn nhằm bảođảm các quy định của pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành đượcthực thi

Thứ tư, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động mang tính liên tục

Đây cũng là đặc điểm chung của hoạt động QLNN và phân biệt hoạtđộng QLNN (theo nghĩa hẹp) với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nướckhác như hoạt động lập pháp và tư pháp Hoạt động QLNN về đăng kiểmPTTNĐ luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vậnđộng không ngừng của đời sống xã hội trong lĩnh vực GTĐTNĐ Chính điểmđặc thù đòi hỏi tính liên tục trong việc QLNN về đăng kiểm PTTNĐ mà Nhànước đã ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động đăng kiểm PTTNĐ,quy định rõ chế độ trách nhiệm của các chủ thể khác nhau bao gồm chế độtrách nhiệm của cả cơ quan QLNN và trách nhiệm công vụ của công chứctrong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ

Trang 28

Với điều kiện hiện nay và nhu cầu hoạt động giao thông, vận tải trongphát triển kinh tế xã hội thì hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có vai tròđặc biệt quan trọng Vai trò đó được thể hiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ góp phần trực tiếp vào quá trình

thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnhvực giao thông nói chung và GTĐTNĐ nói riêng

Thứ hai, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là điều kiện đầu tiên góp phần

bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các PTTNĐ, góp phần thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội

Sự hình thành các PTTNĐ trước hết xuất phát từ nhu cầu của đời sống

xã hội có tính lịch sử lâu dài Đây là đặc thù của các quốc gia có hệ thốngGTĐTNĐ phát triển Do đặc thù về lĩnh vực GTĐTNĐ, sự tham gia của nhiềuchủ thể với các loại phương tiện rất đa dạng như tàu, thuyền, bè, mảng và cáccấu trúc nổi khác… Một nhu cầu khách quan là các phương tiện khi tham giaGTĐTNĐ phải bảo đảm an toàn cho con người, hàng hóa và các tài sản khác.Việc kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn đối với các phương tiện này khôngthể dựa vào ý chí chủ quan mà phải căn cứ vào các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật

và môi trường và bảo đảm phải được áp dụng thống nhất trong phạm vi cảnước

1.2.2 Chủ thể quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Việc xác định chủ thể QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải dựa trên cơ sởquy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức quyền lực hành pháp Ở ViệtNam, Nhà nước là chủ thể QLNN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh

tế, chính trị, xã hội Nhà nước thành lập các cơ quan và giao cho các cơ quan

đó các chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện hoạt động quản

lý của mình

Trang 29

Các chủ thể có thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ bao gồm:Chính phủ; Bộ Giao thông – Vận Tải; Cục ĐKVN; Thanh tra giao thông; Uỷban nhân dân cấp tỉnh; Sở giao thông vận tải Các Chi Cục, Chi nhánh, Trungtâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng vai tròtrực tiếp quản lý công tác đăng kiểm, thanh tra, kiểm tra phương tiện, thực thicác quyết định do trung ương ban hành và thu thập số liệu tại địa bàn đượcphân công báo cáo

1.2.2.1 Chính phủ

Quyền QLNN theo ngành và lĩnh vực được trao cho Chính phủ Điều 94Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nướccao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyềnhành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội" Tiếp đó, khoản 3 Điều 94Hiến pháp cũng trao cho Chính phủ quyền: Thống nhất quản lý về kinh tế,văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin,truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ của Chính phủ nằm trongQLNN về lĩnh vực GTĐTNĐ, được quy định tại Điều 99 Luật GTĐTNĐ:Chính phủ thống nhất QLNN về giao thông đường thuỷ nội địa

1.2.2.2 Bộ Giao thông – Vận Tải

Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ là cơquan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về một hoặc một số ngành,lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.Trong lĩnh vực GTVT, Điều 1 Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ GTVT ghi rõ: Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thựchiện chức năng QLNN về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,

Trang 30

hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công theoquy định của pháp luật.

Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ của Bộ GTVT nằm trongQLNN về lĩnh vực GTĐTNĐ, được quy định tại Điều 99 Luật GTĐTNĐ: BộGTVT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giao thôngđường thuỷ nội địa

1.2.2.3 Cục Đăng kiểm Việt Nam

Theo Thông tư số 862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng BộGTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CụcĐKVN, Cục ĐKVN là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năngQLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bịxếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụngtrong GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm

vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuậtcác loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khaithác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật

1.2.2.4 Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Các chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương là các tổ chức trực thuộc Cục ĐKVN có thẩm quyềntrực tiếp thực hiện công tác đăng kiểm PTTNĐ theo quy định tại Thông tư số862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục ĐKVN

1.2.2.5 Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa

Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa là thanh tra chuyên ngành, có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, vận tải đường

Trang 31

thuỷ nội địa, phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện Tổ chức vàhoạt động của thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của phápluật về thanh tra.

1.2.2.6 Sở Giao thông vận tải

Trách nhiệm chủ yếu trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thuộc về ngànhGTVT Ở địa phương, Sở GTVT có vai trò quan trọng trong QLNN về GTVTnói chung, trong đó có quản lý về GTĐTNĐ Sở GTVT là cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy bannhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: giao thông(cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị); vận tải; kết cấu hạ tầngkhác có liên quan đến GTVT (cấp thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sángcông cộng và bãi đỗ xe đô thị, kè bảo vệ bờ trên các tuyến đường thủy nội địa,tuyến hàng hải); an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và thực hiện một sốnhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vàtheo quy định của pháp luật Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở GTVT

có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật vàbảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nộiđịa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT

1.2.2.7 Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảmpháp luật về GTĐTNĐ được thi hành, trong đó có các quy định về đăng kiểmPTTNĐ Ví dụ, trong lĩnh vực GTĐTNĐ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tráchnhiệm tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấphuyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạtầng giao thông đường thuỷ nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng,bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm vềtrật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn,

Trang 32

giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thuỷ nội địa trong phạm vi địaphương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đườngthủy nội địa của địa phương; tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạmpháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền; áp dụng cácbiện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địaphương.

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

1.2.3.1 Ban hành chính sách, pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là nội dung đầu tiên củaQLNN về đăng kiểm PTTNĐ được quy định trong nhiều văn bản khác nhau.Chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ được ban hành ở nhiều cấp độkhác nhau do các cơ quan có thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ banhành

Ở Việt Nam, khái niệm "chính sách" được hiểu theo nghĩa khác nhau, cóquan điểm cho rằng các "chính sách" bao gồm cả chính sách của Đảng Có quanđiểm cho rằng, chính sách chỉ có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền banhành Nghiên cứu QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là nghiên cứu về

một nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, các chính sách

về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu được thể hiện trong các văn bản củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Các quy định của pháp luật về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ nằm trong

hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành Trong lĩnh vực này, các quy định pháp luật chủ yếu nằm trong Luật

Trang 33

GTĐTNĐ, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng BộGTVT.

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Một trong những nội dung quan trọng của QLNN nói chúng và việc tổchức thực hiện chính sách, pháp luật Trong lĩnh vực QLNN về đăng kiểmPTTNĐ, việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật là nội dung quantrọng nhất Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nàynhằm đạt được mục tiêu quản lý bằng pháp luật Các cơ quan QLNN về đăngkiểm PTTNĐ phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách cóhiệu quả, hiệu lực nhất Yêu cầu đặt ra đối với tổ chức thực hiện pháp luật vềđăng kiểm PTTNĐ phải tuân thủ là phải bảo đảm công khai, minh bạch, sựcông bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh

Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ hiểu làhoạt động triển khai thực hiện các chính sách quy định pháp luật áp dụng vàothực tiễn, bao gồm cả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thựchiện chính sách, pháp luật

Trong nội dung thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ có quy địnhviệc trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm PTTNĐ là nhiệm vụ chủ yếu củangành ĐKVN và gắn liền với đăng ký PTTNĐ Theo Điều 24 Luật GTĐTNĐnăm 2014 phương tiện được chia thành 4 loại, trong đó, phương tiện thuộckhoản 1 và khoản 2 là những phương tiện không có động cơ trọng tải toànphần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sứcngựa hoặc có sức chở từ 5 người trở lên là những phương tiện thuộc diện phảiđăng kiểm Phương tiện thuộc khoản 3, khoản 4 là những phương tiện không

có động cơ trọng tải toàn phần từ 15 tấn trở xuống hoặc có sức chở từ 12người trở xuống, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức

Trang 34

ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người, phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phầndưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè là những phương tiện khôngthuộc diện phải đăng kiểm Theo quy định tại Điều 26 của Luật GTĐTNĐ, BộGTVT quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngcủa phương tiện (trừ phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh); quyđịnh và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm

vi cả nước

1.2.3.3 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm là nội dung trong QLNN

về đăng kiểm PTTNĐ với mục đích nhằm kịp thời phòng ngừa, phát hiện và

xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ.Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăngkiểm PTTNĐ được trao cho nhiều cơ quan khác nhau theo sự phân cấp quảnlý

- Theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra là hoạt động xemxét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quannhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm

vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Hoạt động thanh tra bao gồmthanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Thanh tra hành chính là hoạtđộng thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức,

cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,quyền hạn được giao Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức,

cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyênmôn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó Hoạt động thanh traviệc đăng kiểm PTTNĐ có thể được thực hiện bằng cả hai loại hình là thanh

Trang 35

tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Trong đó, các cơ quan thanh tranhà nước có thẩm quyền thanh tra cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐtrong việc tổ chức thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ Các cơ quanthanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đối với các PTTNĐ trongviệc tuân thủ các quy định về đăng kiểm.

- Hoạt động kiểm tra việc đăng kiểm PTTNĐ hiện nay bao gồm kiểm tracủa Thủ trưởng, cơ quan thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đối với

đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý và kiểm tra của

cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đối với các PTTNĐ trong việc thựchiện pháp luật về đăng kiểm

- Ở Việt Nam, hoạt động giám sát được hiểu một cách chung nhất baogồm giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dâncác cấp) và giám sát của xã hội Trong phạm vi QLNN về đăng kiểm

PTTNĐ, hoạt động giám sát thường được hiểu theo nghĩa là giám sát của các

cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan QLNN về đăng kiểmPTTNĐ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng kiểm PTTNĐ là nhữngkênh thông tin quan trọng để phát hiện vi phạm pháp luật về đăng kiểmPTTNĐ từ đó có hình thức xử lý kịp thời Tuy theo mức độ vi phạm của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân mà hành vi vi phạm đó có thể bị xử lý hình sự hoặchành chính Ví dụ, các phương tiện vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểmtàu thuyền sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 93/2013/NĐ-CPngày 20/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa

1.2.3.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Trang 36

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là một trongnhững biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và toàn xãhội về thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ góp phần thực hiện pháp luật

về GTĐTNĐ nói chung

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ được thựchiện bằng nhiều hình thức khác nhau, lồng ghép vào tuyên truyền, phổ biếnpháp luật về an toàn giao thông nói chung Theo Điề u 6 Lu ật GTĐTNĐ, côngtác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nộiđịa được quy định như sau:

- Tổ chức liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệmtuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địacho nhân dân và cán bộ, công chức, người lao động trong phạm vi quản lý củamình

- Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền,phổ biến pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa thường xuyên, rộng rãi đếntoàn dân

- Cơ quan QLNN về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việcgiáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa trong các cơ sở giáo dụcphù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ

1.2.3.5 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Đăng kiểm PTTNĐ liên quan đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật Vìvậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ là nội dung đảm bảonâng cao hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ Hoạt động hợp tác quốc tế

về đăng kiểm PTTNĐ đòi hỏi phải đặt dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của

lãnh đạo Bộ GTVT Theo quy định tại Nghị định số 107/2012/NĐ-CP Quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT thì Bộ

Trang 37

GTVT được trao thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GTVTđường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không theo quyđịnh của pháp luật Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế về đăng kiểmPTTNĐ đòi hỏi phải có sự phối hợp của của các cơ quan, đơn vị trực thuộc

Bộ GTVT để tạo điều kiện tốt giúp Cục ĐKVN mở cửa, cải cách hành chính

và chủ động hợp tác quốc tế để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp vàkhẳng định uy tín trên trường quốc tế

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiềunội dung, bao gồm hợp tác song phương và đa phương thông qua các hoạtđộng ký kết các thỏa thuận quốc tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứutrao đổi kinh nghiệp trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ

1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa.

1.3.1 Mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong QLNN nói chung là quản lýbằng pháp luật Điều này được thể hiện rõ tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013:Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xãhội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là việc thực thi quyền lực nhà nước Vì vậy,các cơ quan có thẩm quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật; được làm tất cả những việc mà Hiến pháp vàpháp luật cho phép làm; hoạt động trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp

và pháp luật; công cụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu bằng Hiến pháp

và pháp luật

Ở nước ta nguồn duy nhất của pháp luật là các văn bản pháp luật do Nhànước ban hành Chính vì vậy, mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về

Trang 38

QLNN trong lĩnh vực GTĐTNĐ là yếu tố đầu tiên tác động đến hiệu quảQLNN về đăng kiểm PTTNĐ Pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là công cụ đểNhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực này Chỉ khi quản lý bằng pháp luậtđối với lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ thì mục đích của việc quản lý mới đạtđược và có hiệu quả cao Bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước ràngbuộc trách nhiệm của các chủ thể trong việc đề ra các kế hoạch và chính sách,xác định cơ cấu, tổ chức và hoạt động, trình tự, thủ tục đăng kiểm PTTNĐ,xác định các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhà nước, đưa ra các biện pháphữu hiệu để xử lý các vi phạm Hệ thống pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ cóthể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cho công tác đăng kiểm nếu đó là hệthống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn Tuy nhiên, hệ thống phápluật về đăng kiểm PTTNĐ cũng có thể là trở ngại kìm hãm hoạt động đăngkiểm PTTNĐ nói riêng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của lĩnh vựcGTĐTNĐ và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

1.3.2 Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam

QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một trong những nội dung hoạt độngcủa nền hành chính Hiện nay, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã kéotheo sự thay đổi và nhìn nhận lại vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế.Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ: “Nhà nước phải làm tốtchức năng kiến tạo phát triển”, tức là nhà nước phải thực sự là “bà đỡ” củanền kinh tế Các hoạt động QLNN nói chung phải hướng đến mục tiêu phục

vụ Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì phải yêu cầuquan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, nhất là độingũ cán bộ, công chức cấp cao làm việc ở các bộ, ngành Trung ương Đối vớihoạt động QLNN trên các lĩnh vực thì sự nhiệt huyết, trình độ chuyên môn vàđạo đức công vụ của công chức có tính chất quyết định đến hiệu quả công

Trang 39

việc và điều đó tác động trực tiếp đến hiệu quả QLNN Nếu chất lượng độingũ cán bộ, công chức thấp thì công việc sẽ không đạt được mục tiêu đề ra vàgây khó khăn, tiêu cực, tham nhũng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của

bộ máy nhà nước Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra đốivới bộ máy nhà nước là tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộphận cán bộ, công chức Điều này đã được ghi rõ trong nghị quyết Hội nghịlần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộcao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiệnkhác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội,thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc

Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ cũng phụ thuộc nhất nhiều vào năng lựcthực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Cục ĐKVN Hiện nay,đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng kiểm PTTNĐ cũng đứng trướcđòi hỏi phải được xây dựng và củng cố đáp ứng các yêu cầu của cải cách hànhchính như một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầuphục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” Đề án đẩy mạnh cải cáchchế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công

vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”

1.3.3 Sự phát triển của khoa học công nghệ trong quy mô quản lý giao thông đường thuỷ nội địa

Đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động đòi hỏi phải tuân theo đúng thẩm quyềnvới trình tự, thủ tục chặt chẽ và gắn liền với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an

Trang 40

toàn kỹ thuật và môi trường Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động hànhchính và có tính “phục vụ” rất cao Đăng kiểm PTTNĐ không chỉ để nhằmđạt được mục tiêu của quản lý mà còn trực tiếp phục vụ nhu cầu chính đángcủa các cơ quan, tổ chức và cá nhân Chính vì vậy, ứng dụng khoa học côngnghệ vào các hoạt động trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ là nhu cầu kháchquan trong quản lý giao thông đường thủy nói chung và là trụ cột không thểthiếu trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ hiện nay Sự phát triển của khoa họccông nghệ tác động trực tiếp đến hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011– 2020 đã xác định nghiệm vụ là: “Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động củaMạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet Đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thứctrao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điệntử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tửtrong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trongcác cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước đượcthực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụngtruyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trựctuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4,đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọinơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; Ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhànước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với

tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụcông của đơn vị sự nghiệp công” Những nội dung này đã thể hiện rõ vai trò

Ngày đăng: 27/11/2019, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
47. Cục ĐKVN (2013), Quyết định về việc ban hành "Quy chế chi Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi của Cục ĐKVN", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế chi Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi của Cục ĐKVN
Tác giả: Cục ĐKVN
Năm: 2013
1. Bộ Nội vụ (2013) Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Học viện Hành chính, Hà Nội Khác
2. Bộ GTVT (2000), Quyết định của Bộ GTVT về việc ban hành tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội Khác
3. Bộ GTVT (2004), Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT qui định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội Khác
4. Bộ GTVT (2004), Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội Khác
5. Bộ GTVT (2009), Quyết định về quản lý tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, Hà Nội Khác
6. Bộ GTVT (2009), Quyết định về công bố tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia, Hà Nội Khác
7. Bộ GTVT (2010), Thông tư Quy định về phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trên đường thuỷ nội địa, Hà Nội Khác
8. Bộ GTVT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa, Hà Nội Khác
9. Bộ GTVT (2011), Thông tư “Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về đăng kiểm PTTNĐ ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ- BGTVT ngày 25/11/2004 và quy định về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm, Hà Nội Khác
10. Bộ GTVT (2011), Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa, Hà Nội Khác
11. Bộ GTVT (2012), Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm, Hà Nội Khác
12. Bộ GTVT (2012), Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa, Hà Nội Khác
13. Bộ GTVT (2013), Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, Hà Nội Khác
14. Bộ GTVT (2013), Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng PTTNĐ - QCVN 72: 2013/BGTVT, Hà Nội Khác
15. Bộ GTVT (2013), Báo cáo 8 năm thực hiện Luật giao thông đường thủy nội địa (2005-2012), Hà Nội Khác
16. Bộ GTVT (2013), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Hà Nội Khác
17. Bộ GTVT (2014), Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới, Hà Nội Khác
18. Bộ GTVT (2014), Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm PTTNĐ, Hà Nội Khác
19. Bộ GTVT (2014), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành giao thông vận tải giai đoạn 2014-2020 và địnhhướng đến năm 2030, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w