Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại cục đăng kiểm việt nam (Trang 37 - 44)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong QLNN nói chung là quản lý bằng pháp luật. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013:

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là việc thực thi quyền lực nhà nước. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật; được làm tất cả những việc mà Hiến pháp và pháp luật cho phép làm; hoạt động trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật; công cụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu bằng Hiến pháp và pháp luật.

Ở nước ta nguồn duy nhất của pháp luật là các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Chính vì vậy, mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về

QLNN trong lĩnh vực GTĐTNĐ là yếu tố đầu tiên tác động đến hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là công cụ để Nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực này. Chỉ khi quản lý bằng pháp luật đối với lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ thì mục đích của việc quản lý mới đạt được và có hiệu quả cao. Bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể trong việc đề ra các kế hoạch và chính sách, xác định cơ cấu, tổ chức và hoạt động, trình tự, thủ tục đăng kiểm PTTNĐ, xác định các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhà nước, đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý các vi phạm. Hệ thống pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cho công tác đăng kiểm nếu đó là hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ cũng có thể là trở ngại kìm hãm hoạt động đăng kiểm PTTNĐ nói riêng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của lĩnh vực GTĐTNĐ và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

1.3.2. Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam

QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một trong những nội dung hoạt động của nền hành chính. Hiện nay, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự thay đổi và nhìn nhận lại vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế.

Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ: “Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển”, tức là nhà nước phải thực sự là “bà đỡ” của nền kinh tế. Các hoạt động QLNN nói chung phải hướng đến mục tiêu phục vụ. Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì phải yêu cầu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp cao làm việc ở các bộ, ngành Trung ương. Đối với hoạt động QLNN trên các lĩnh vực thì sự nhiệt huyết, trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ của công chức có tính chất quyết định đến hiệu quả công

việc và điều đó tác động trực tiếp đến hiệu quả QLNN. Nếu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thấp thì công việc sẽ không đạt được mục tiêu đề ra và gây khó khăn, tiêu cực, tham nhũng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với bộ máy nhà nước là tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức. Điều này đã được ghi rõ trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...

Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ cũng phụ thuộc nhất nhiều vào năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Cục ĐKVN. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng kiểm PTTNĐ cũng đứng trước đòi hỏi phải được xây dựng và củng cố đáp ứng các yêu cầu của cải cách hành chính như một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.

1.3.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong quy mô quản lý giao thông đường thuỷ nội địa

Đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động đòi hỏi phải tuân theo đúng thẩm quyền với trình tự, thủ tục chặt chẽ và gắn liền với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an

toàn kỹ thuật và môi trường. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động hành chính và có tính “phục vụ” rất cao. Đăng kiểm PTTNĐ không chỉ để nhằm đạt được mục tiêu của quản lý mà còn trực tiếp phục vụ nhu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Chính vì vậy, ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ là nhu cầu khách quan trong quản lý giao thông đường thủy nói chung và là trụ cột không thể thiếu trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ hiện nay. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.

Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định nghiệm vụ là: “Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công”. Những nội dung này đã thể hiện rõ vai trò

và sự tác động của khoa học công nghệ đối với cải cách hành chính nói chung và trong phục vụ trực tiếp nhu cầu của xã hội nói riêng.

1.3.4. Sự phối hợp giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

QLNN về đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiều nội dung và thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan như đã phân tích ở các phần trên. Chính vì vậy, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị trong ngành GTVT và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của ngành GTVT với các cơ quan khác, đặc biệt là sự hợp tác trong tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ.

Trong các cơ quan có thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, Cục ĐKVN có vai trò đặc biệt quan trọng, là đầu mối tổ chức công tác đăng kiểm PTTNĐ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cũng như tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GTVT trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Cục Đẳng kiểm Việt Nam rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương.

1.3.5. Ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá xã hội. Ý thức pháp luật nói chung tác động trực tiếp đến cả quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật có các động rất lớn đến QLNN với nguyên tắc quản lý bằng pháp luật;

Trước hết, ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành các quy định về đăng kiểm PTTNĐ là tiền đề trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, xây dựng các đề án, dự thảo văn bản

pháp luật. Do đó, nếu ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cao thì các văn bản quy phạm cũng như chính sách được ban hành sẽ phù hợp với thực tiễn, có tính điều chỉnh cao, có chất lượng, phù hợp cuộc sống. Trong trường hợp ngược lại - sẽ cho ra đời văn bản không khách quan, không phù hợp cuộc sống, không khả thi...

Đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền trong lĩnh vực đăng kiểm thì ý thức pháp luật cũng có vai trò to lớn, có tác động mạnh mẽ bởi lẽ việc thực hiện Ngoài ra, các quy định pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ phụ thuộc vào trình độ nhận thức pháp luật và tâm lý của chính những cá nhân đó. Bên cạnh đó, trong việc đăng kiểm PTTNĐ, về bản chất đây là quá trình áp dụng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật của những người này tác động trực tiếp đến tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật. Ngoài ra, ý thức tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về đăng kiểm PTTNĐ cũng là một nội dung quan trọng. Khi chủ phương tiện có ý thức pháp luật cao về đăng kiểm PTTNĐ thì sẽ giúp cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền hành pháp đối với quá trình đăng kiểm PTTNĐ nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các PTTNĐ. QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là nội dung quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giao thông nói chung và GTĐTNĐ nói riêng, góp phần bảo đảm an toàn cho các PTTNĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện với nhiều nội dung khác nhau được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ. Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu được giao cho các cơ quan sau:

Chính phủ; Bộ Giao thông – Vận Tải Cục; ĐKVN; Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa; Sở GTVT; Ủy ban nhân dân các cấp.

Thứ ba, nội dung của QLNN về đăng kiểm PTTNĐ rất rộng, bao gồm:

Ban hành chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng kiểm PTTNĐ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ.

Những nội dung này thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau. Trong đó, Bộ GTVT và trực tiếp là Cục ĐKVN có thể được coi là đầu mối quan trọng và trực tiếp nhất trong thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ.

Thứ tư, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chịu tác động của nhiều yếu tố, liên quan đến chính sách, pháp luật, năng lực thực thi công vụ của đội

ngũ công chức, viên chức, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phối hợp giữa các cơ quan, ý thức pháp luật của người dân trong việc chấp hành quy định về đăng kiểm PTTNĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại cục đăng kiểm việt nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w