1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Hoa 9 - Nang cao chat luong dai tra

13 526 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

phần thứ nhất : phần mở đầu 1/ Lí do chọn đề tài . Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4 khoá 7 đã đề ra những quan điểm đổi mới " Giáo dục là quốc sách hàng đầu " Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp XD XHCN và bảo vệ tổ quốc , là một động lực của đất nớc . Đa đất nớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vơn lên trình độ tiên tiến của thế giới ( Trích văn kiện ĐH VII) . Phát triển GD nhằm phát huy nhân tố con ngời , GD là chìa khoá mở cửa vào tơng lại . Là một giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên khối THCS nhận thức đợc vai trò của giáo dục trong thời đại hiện nay, tôi thấy : Để mỗi con ngời, phát triển toàn diện , việc nắm bắt tốt mỗi một bộ môn đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con ngời Việt Nam. Bộ môn Hoá THCS có vai trò quan trọng bởi các kiến thức kĩ năng có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Nó cung cấp những kiến thức hoá học phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện, những kiến thức này phải phù hợp với trình độ hiểu biết hiện đại theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, tạo điều kiện hớng nghiệp gắn với cuộc sống. Nhằm chuẩn bị tốt cho các em tham gia vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên phổ thông trung học. Đồng thời môn hoá học góp phần phát triển năng lực t duy khoa học, rèn luyện kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp góp phần xây dựng thế giới quan khoa học rèn luyện phẩm chất đạo đức của ngời lao động mới. Để bồi dỡng cho những thế hệ của học sinh có năng lực sáng tạo , năng lực giải quyết vấn đề . Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định : cần phải đa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức học sinh bằng hoạt động tự lực tích cực của mình mà chiếm lấy lĩnh vực kiến thức quá trình này đợc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần vào hình thành và phát triển cho học sinh năng lực t duy sáng tạo. Hoá học là một môn khoa học tự nhiên có tính ứng dụng thực tiễn cao vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực nghiệm . Khi học hoá học học sinh đợc hình thành kiến thức hoá học và kí năng thực hành hoá học . Vì thế việc nắm vững kiến 1 thức c bản về Hoá học trong đại đa số học sinh là hết sức quan trọng . Nhng thực tiễn cho thấy rằng môn Hoá học là môn khoa học tự nhiên hoàn toàn mới mẽ và khó đối với học sinh trung học cơ sở , hiện nay đa số Học sinh ở các vùng nông thôn lại nắm kiến thức hoá học hết sức sơ sài ,thể hiện cụ thể qua các bài thi cuối học kì. Vì vậy việc nang cao chất lợng học sinh đại trà là hết sức cấp thiết . Với lí do trên Tôi đã tìm hiểu , nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lợng đại tra môn hoá học THCS 2/ Mục đích của đề tài : Nghiên cứu đề tài sáng kiến kimh nghiệm trên nhắm mục đích nâng cao chất l- ợn học sinh đại trà . Giúp đại đa số các em nắm vững các kiến thức cơ bản về Hóa học . Phần 2: nội dung nghiên cứu . 1/ Thực trạng : 1.1.Những vấn đề về cơ sở lí luận . Nh ta đã biết Hoá học là một môn học có tính thực nghiệm cao ,là một môn học khó đối với học sinh THCS. Nó cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức về hoá học nhằm phục vụ cho các em có kiến thức để giải thích hiện tợng tự nhiên và ngoài đời sống. Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục, giáo dỡng thế hệ học sinh qua môn học. Để đạt đợc điều đó bên việc giáo viên có kiến thức vững chắc, mà còn đòi hỏi ngời thầy phải biết kết hợp nhiều phơng pháp dạy học khác nhau, phù hợp với tiết dạy, bài dạy, nhằm mục tiêu đạt đợc hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Căn cứ vào mục đích của việc dạy học, ngời giáo viên phải đề ra phơng pháp dạy học phù hợp với từng đối tợng học sinh, với phơng phơng pháp này sẽ giúp các em nắm bắt nhanh kiến thức hoá học và có kĩ năng thực hành thí nghiệm tốt, từ đó tự rút ra đơn vị kiến thức mới. Từ kết quả đó sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học . Vì vậy việc tìm ra phơng pháp để nâng cao chất lợng học sinh đại trà ở môn Hoá học THCS nói riêng và môn học khác nói chung là một vấn đề cần đợc giải quyết. 2 1. 2. Thực trạng. Là giáo viên trực tiếp dạy học môn Hoá ở bậc THCS, và là một giáo viên dạy học học sinh ở vùng ven biển phía Nam Quảng Xơng, nơi có điều kiện kinh tế và đời sống của ngời dân có nhiều khó khăn. Đa số học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông, bà nuôi dỡng, phần còn lại thì bố mẹ đi biển, hoặc buôn bán làm ăn; hơn nữa các em học sinh hiện đang học trong một ngôi trờng cấp bốn, cơ sở hạ tầng xuống cấp, phòng chức năng cha có, nên việc học tập của các em nói chung và đặc biệt là bộ môn Hoá học nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và nổi cộm lên những vấn đề sau: - Học sinh cha thực sự yêu thích môn Hoá học. - Khả năng nắm bắt, kiến thức Hoá học của học sinh cha cao, cha hiểu hết bản chất của vấn đề. - Khả năng làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét rút ra kết luận đang còn nhiều lúng túng. - Kết quả học sinh đại trà cha cao, đặc biệt thông qua kiểm tra đánh giá thi ở các học kỳ. * Cụ thể là: Chất lợng thi học kỳ II năm học 2007 - 2008 là: Tổng số HS Kết quả 235 Điểm dới TB Điểm trên TB 60.5% 39.5% Xuất phát từ tình hình thực tiễn của môn học và nhu cầu của học sinh, qua quá trình giảng dạy và tìm tòi phơng pháp, tôi đã đúc kết đợc kinh nghiệm nâng cao chất lợng đại trà môn Hoá học, nhằm kích thích học sinh chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt đợc kiến thức cơ bản của từng bài dạy, của từng tiết dạy trong bộ môn Hoá học. Đây chính là con đờng dẫn tới nâng cao chất lợng học tập của học sinh. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, tôi đã quyết định chọn đề tài Nâng cao chất lợng đại trà môn Hoá học THCS, để nêu lên những kinh 3 nghiệm của bản thân, nhằm đóng góp một ý kiến của mình vào trong quá trình đổi mới phơng pháp dạy học môn Hoá học, nhằm nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập của học sinh ở môn Hoá học THCS. 2. Những giải pháp. Sau một thời gian nghiên cứu và điều tra tôi đã phát hiện rõ đặc điểm của từng đối tợng học sinh, từ đó đề ra phơng pháp nâng cao chất lợng đại trà môn hoá học THCS nh sau: 2.1.Dạy học tạo tình huống có vấn đề gây hứng thú ,lòng ham tìm tòi để giải quyết vấn đề của học sinh. Tạo tình huống có vấn đề là một trong biện pháp hữu hiệu lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học một cách tích cực . Từ đó kích thích lòng ham tìm tòi , lòng ham học hỏi để giải quyết các vấn đề đợc nêu ra trong bài học của học sing . Ví dụ : Khi dạy bài tính chất của hiđro giáo viên nêu vấn đề: Tại sao khi bơm khí hiđro vào quả bóng bay , thả quả bóng ra thì quả bóng bay lên ? 2.2. Dạy học tăng cờng phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học thay vì lấy Dạy làm trung tâm sang lấy Học làm trung tâm. Trong phơng pháp tổ chức, ngời học - đối tợng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học - đợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình cha rõ cha có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đợc giáo viên sắp đặt. Đợc đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, ngời học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đợc kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm đợc phơng pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không dập theo những khuôn mẫu sẵn có, đợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. 4 Dạy theo cách này giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hớng dẫn học sinh biết hành động, vận dụng dựa trên kiến thức đã đợc học. Nội dung và phơng pháp dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chơng trình hành động của cộng đồng, thực hiện thầy chủ đạo, trò chủ động. Nh vậy ta có thể hiểu là hoạt động làm cho lớp ồn ào hơn, nh ng là sự ồn ào hiệu quả . 2.3. Dạy học chủ trọng rèn luyện phơng pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. Phơng pháp tích cực xem việc rèn luyện phơng pháp học tập cho học sinh không chỉ là một phơng pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin khoa học, kĩ thuật công nghệ phát triển nh vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lợng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phơng pháp học nh thế nào. Trong các phơng pháp học thì phơng pháp tự học mang lại hiệu quả cao. Nũu rèn luyện cho học sinh có đợc phơng pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi học sinh, kết quả học tập sẽ đợc nâng lên gấp bội. Vì vậy khi dạy học giáo viên cần nhấn mạnh hoạt động của học sinh, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học không chỉ ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả ngay trong mỗi tiết học có sự hớng dẫn của giáo viên. 2.3. Sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giúp học sinh dễ hiểu bài,hiểu sâu hơn và nhớ bài lâu hơn. làm sinh động nội dung học tập,nâng cao hứng thú học tập môn học , nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.phát triển năng lực ,nhận thức ,rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh. phát triển nhân cách học sinh . Khi học sinh bắt đầu nghiên cứu một môn học,các em đã tích luỹ đợc một số biểu tợng ban đầu do quan sát thực tiễn , hoặc do trao đổi ,học tập mà có .Nhng những 5 biểu tợng dự trữ này không đồng đều giữa các em , mức độ chính xác và sâu sắc của các biểu tợng ở mỗi học sinh cũng khác nhau .Vì vậy, trong trờng hợp muốn học sinh hiểu bài một cách chính xác và sâu sắc thì phải xây dựng các khái niệm ,các lý thuyết từ sự quan sát trực tiếp các hiện tợng .Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng quan sát các hiện tợng thực tiễn .Vì vậy, ngời ta tạo ra các hiện tợng tự nhiên bằng phơng pháp nhân tạo , hoặc cho học sinh quan sát hình ảnh các hiện tợng ấy , nghĩa là sử dụng các phơng tiện trực quan. - Trong dạy hoá học ,giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để biểu diễn các thí nghiệm hoặc hớng dẫn học sinh làm thí nghiệm , nghiên cứu, thực hành , giáo viên đã có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác , giúp cho học sinh kiểm tra tính đúng đắn các kiến thức đã học theo lý thuyết ,sữa chữa,bổ sung chúng nếu không phù hợp với thực tiễn. - Trong quá trình dạy học hoá học chúng ta còn gặp các hiện tợng , đối tợng nghiên cứu không thể cho học sinh quan sát trực tiếp đợc: Cần phải dùng máy móc,dụng cụ ,hoặc dựa vào hình tợng gián tiếp của các hiện tợng ,tức là dùng các phơng tiện kỹ thuật dạy học nh máy móc, đĩa phim,băng hình Ngời giáo viên trong khi dạy học có thể dùng ĐDDH, các phơng tiện kỹ thuật dạy học hớng dẫn , điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh. - ĐDDH và phơng tiện kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bên ngoài của đối tợng và các chất ; Giúp cụ thể hoá những cái trừu tợng , làm sáng tỏ cấu tạo của những dụng cụ máy móc phức tạp .Do đó giúp học sinh thu nhận thông tin về sự vật ,hiện tợng một cách sinh động đầy đủ , chính xác. - Trong dạy hoá học,đồ dùng dạy học đợc sử dụng tốt sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh tạo ra động cơ học tập,rèn luyện thái độ tích cực đối với các tài liệu mới .Các phơng tiện dạy học hiện đại nh máy chiếu qua đầu đĩa phim .Cho phép giới thiệu với học sinh những kiến thức chính xác ,mô tả một cách sinh động các quá trình hiện tợng hoá học,kích thích học sinh chủ động 6 tích cực hoạt động nhận thức , làm tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh. - Nh vậy,phơng tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học đã giúp cho các em học sinh học tập một cách hứng thú ,nâng cao lòng tin của các em vào khoa học. - Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy hoá học một cách đầy đủ ,đúng mục đích sẽ có tác động hết sức quan trọng phát huy tính tích cực t duy, phát triển trí tuệ học sinh .Đồ dùng dạy học ,thí nghiệm hoá học trong dạy hoá học tạo điều kiện cho phát triển các hoạt động tâm lý :Tri giác,biểu tợng trí nhớ .nhờ vậy t duy học sinh phát triển. - Các phơng tiện kỹ thuật đồ dùng dạy học giúp phát triển kỹ năng thực hành của học sinh .Trong dạy hoá học ,đồ dùng dạy học giúp phát triển kỹ năng thực hành cho học sinh .ĐDDH còn là điều kiện ,là phơng tiện để tổ chức các hình thức thực hành ,từ thí nghiệm biểu diễn của giáo viên ,các thao tác mẫu mức giúp học sinh hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên một cách chủân xác .Sau đó học sinh đợc tự tay thực hiện những thí nghiệm nghiên cứu ,thực hành lợng nhỏ ,các thao tác thí nghịêm nghiên cứu,thực hành lợng nhỏ ,các thao tác thí nghiệm của các em đợc tăng dần lên. - Qua thực hành hứng thú nhận thức của học sinh đợc kích thích khi tiếp xúc với thực tiễn , t duy của học sinh luôn luôn đựơc đặt trớc những tình huống mới, bắt học sinh phải suy nghĩ ,tìm tòi phát triển sáng tạo - Qua thực hành những đặc tính kiên trì,chính xác, tính trật tự ngân nắp của học sinh đợc rèn luyện,tình yêu lao động đợc nảy nở.Đó là những phẩm chất rất cần thiết đối với ngời lao động cần đợc hình thành cho học sinh qua một quá trình rèn luyện lâu dài,bằng những hoạt động lâu dài,bằng những hoạt động đa dạng. - Sử dụng tốt phơng tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức đặc biệt là năng lực quan sát,năng lực t duy( phân tích ,tổng hợp các hiện tợng, rút ra kết luận có độ tin cậy cao) 7 - Một trong những mặt mạnh của đồ dùng dạy học là khả năng tác động tới việc hình thành nhân cách của học sinh .Thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học ( Nh thí nghiệm hoá học,phim giáo khoa,băng hình) Góp phần hình thành ở học sinh một hệ thống các khái niệm và nhận thức về thế giới xung quanh, giúp học sinh xác định đợc bản chất của sự vật, hiện tợng trong tự nhiên và xã hội .Điều đó cũng cố niềm tin của học sinh vào chân lý khách quan và có tác dụng h- ớng dẫn hành động. Có tác giả đã nhấn mạnh vai trò của đồ dùng dạy học trong việc giáo dục t tởng chính trị,lao động,đạo đức nhân cách của học sinh. 2.4. Phân loại học sinh: Thông qua kiểm tra đánh giá họcsinh trong trong giờ dạy và trong từng bài kiểm tra môn hoá học, giáo viên có đợc kết quả cụ thể và sẽ tiến hành phân loại học sinh theo từng nhóm nh sau: Nhóm thứ nhất: Yếu, kém; nhóm thứ hai: Trung bình; nhóm thứ ba: Khá, giỏi. Sau khi phân loại học sinh theo từng nhóm, giáo viên sẽ có đợc định hớng trong soạn giáo án và lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp với từng nhóm trên và áp dụng trực tiếp trên giờ dạy. Đối với nhóm : Yếu, kém, giáo viên cấn đa ra những câu hỏi đơn giản nhất có trong tiết dạy và có thể đa ra những câu hỏi đã học ở tiết trớc nhằm củng cố kiến thức cho các em, từ câu hỏi và kiến thức cần trả lời, học sinh Yếu, kém có thể vận dụng vào việc giải quyết và tìm ra kiến thức cơ bản của bài học. Qua đó các em học sinh trong nhóm Yếu, kém có thể trả lời đợc câu hỏi và từ đó sẽ tạo nên động lực cho các em tập trung và chăm chỉ hơn trong quá trình học tập môn hoá học. Đối với nhóm: Trung bình, Giáo viên cung cấp những câu hỏi ở mức đảm bảo kiến thức cơ bản có trong tiết dạy, đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu và trả lời, qua đó giáo viên gợi ý cho học sinh biết vận dụng kiến thức cơ bản đó để có thể giải đợc những câu hỏi ở mức cao hơn. Đây cũng chính là phơng pháp gợi mở, nêu vấn đề và tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong khi học tập và tìm tòi kiến thức mới. 2.5 . Dạy học phải thờng xuyên ôn , luyện tập cho học sinh . 8 Sau mỗi bài học để học sinh nắm vững kiến thức đã học thì việc ôn ,luyện tập sau mỗi tiết học là việc hết sức cần thiết . Vì qua việc ôn ,luyện tập học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi ,Từ đó các em củng cố , dể nhớ , dể hiểu , dể thuộc các kiến thức đã học . Ví dụ : Sau khi dạy xong bài rợu etylic , giáo viện cho học sinh làm bài tập sau: Cho các chất sau : Na, Cu , O 2 , H 2 O . Chất nào tác dụng đợc với rợu etylic , Viết phơng trình hoá học xảy ra ? Sau khi học sinh làm xong bài tập này các em sẽ cũng cố và nắm chắc đợc tính chất hoá học của rợu etylic và rèn luyện đợc kĩ năng viết phơng trình hoá học . 2.6. Dạy học phải thờng kiểm tra ,đánh giá học sinh để năm bắt đợc việc nắm kiến thức của học sinh để từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp . Sau khi dạy học xong mỗi bài , mỗi phần hoặc mỗi chơng thì giáo viên thờng ra đề để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh , xem các em đã nắm chắc đợc phần nào , phần nào đang còn hổng , lúng túng trong khi làm bài . từ đó giáo viên có kế hoặch điều chỉnh , lên phơng án để khắc phục : phù đạo hoặc chỉnh sửa ngay trong mỗi tiết học trên lớp để nâng bậc cho học sinh đang còn yếu kém . Góp phần cải tạo , nâng cao chất lợng đào tạo học sinh đại trà . Phần 3: Kết quả đạt đợc và đề xuất kiến nghị . * kết quả đạt đợc Sau khi nghiên cứu , tìm tòi , thực nghiệm những giải pháp trên vào quá trình dạy học môn hoá học khối trung học cơ sở . tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá nhiều lần qua một số tiết học và qua một số phần học thì thấy kết quả chất lợng học sinh đại trà đợc nâng lên đáng kể cụ thể nh sau: Tổng số HS Kết quả 235 Điểm dới TB Điểm trên TB 25% 75% Nhận xét 9 Với thực tiễn về cơ sở vật chất của trờng đang còn nhiều khó khăn . một trờng vùng biển nghèo phía nam quảng xơng . Để đạt đợc kết quả trên là một sự nổ lực cố gắng vơn lên của cả thầy và trò chúng tôi . Số học sinh có điểm khá giỏi tăng lên một cách đáng kể , học sinh có điểm dới trung bình giảm đáng kể.Điều này chứng tỏ đợc tính hiệu quả của việc thực hiênh các biện pháp đã nêu trong đề tài . Kết luận Sau khi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng học sinh đại trà .Tôi thấy : Học sinh đã hứng thú học tập hơn trớc rất nhiều , không còn nhiều học sinh đến lớp không làm bài tập và không học bài cũ nữa vì thông qua các hoạt động dạy học . Học sinh đã khắc sâu ngay kiến thức trên lớp . Chất lợng học sinh đại trà đợc nâng lên đáng kể , tuy không cao nhng so với chất lợng học sinh đại trà của những năm trớc thì đây là một kết quả có tính khả quan. Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với sự giúp đỡ của đồng nghiệp , sự tìm tòi nghiên cứu và thực nghiệm tôi mạnh dạn đa ra một số biện nâng cao chất lợng học sinh đại trà với mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình cải thiện chất lợng dạy và học môn hó học khối trung học cơ sở . Trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót kính mong sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài đợc hoàn thiện hơn. * đề xuất ,kiến nghị Chơng trình hoá học ở bậc phổ thông cơ sở đợc phân phối ở hai khối lớp là khối lớp 8 và khối lớp 9 về mặt kiến thức khá đầy đủ .Thời lợng phân phối cho môn hoá học và trong từng tiết dạy ngày càng đợc hợp lý hơn. Sách giáo khoa ngày cũng đợc chỉnh lý khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức và 10 [...]... thời gian nhiều hơn - Trong phân phối chơng trình hoá học lớp 8 ,9 ã có nhiều đổi mới phù hợp với sự lĩnh hội kiến thức của học sinh , nh đã có các tiết luyện tập ở mỗi chơng Nhng theo tôi với chơng trình hoá học nên đa vào chơng trình mỗi sau mỗi bài kiểm tra thì nên có tiết trả và chữa bài kiểm tra - Môn hoá học là môn có nhiều thí nghiệm thực hành song phần lớn các trờng phổ thông trang thiết bị phục...học sinh dễ tiếp thu bài hơn Tính lôgíc của chơng trình cao hơn tuy nhiên nó vẫn còn đôi chỗ cha thực sự hợp lý Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chơng trình hoá học ở THCS Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau - Môn hoá học là môn khoa học tự nhiên có tính ứng dụng thực tiễn cao vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm song thời lợng dành cho bộ môn... học - Phải có biên chế cán bộ thiết bị trờng học cho các trờng và phải đợc tập huấn kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học Trên đây là một và đề xuất nho nhỏ của tôi với mong muốn làm sao cho quá trình dạy của giáo viên học của học sinh đạt kết quả cao nhất 11 Mục lục Trang phần thứ nhất : phần mở đầu 1 1/ Lí do chọn đề tài 1 Phần 2: nội dung nghiên cứu 1/ Thực trạng : 2 2 1.1 Cơ sở lí luận 2-3 1.2... nhất : phần mở đầu 1 1/ Lí do chọn đề tài 1 Phần 2: nội dung nghiên cứu 1/ Thực trạng : 2 2 1.1 Cơ sở lí luận 2-3 1.2 Thực trạng 2/Những giải pháp 4 -9 Phần 3: Kết quả đạt đợc và đề xuất kiến nghị 12 10 * Kết quả đạt đợc 10 *Kết luận 10 *Đề xuất ,kiến nghị 1 1-1 2 13 . sau: - Học sinh cha thực sự yêu thích môn Hoá học. - Khả năng nắm bắt, kiến thức Hoá học của học sinh cha cao, cha hiểu hết bản chất của vấn đề. - Khả. túng. - Kết quả học sinh đại trà cha cao, đặc biệt thông qua kiểm tra đánh giá thi ở các học kỳ. * Cụ thể là: Chất lợng thi học kỳ II năm học 2007 - 2008

Ngày đăng: 15/09/2013, 01:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w