1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng thừa cân - béo phì thông qua chỉ số Triglycerid glucose (FULL TEXT)

94 247 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân - béo phì được xem như là một “đại dịch” của thế kỷ 21 với số lượng người mắc bệnh lý này đang tăng lên một mức báo động, không chỉ ở những nước đang phát triển mà cả những nước phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương [82]. Trên thế giới, từ năm 1980 đến năm 2013, tỷ lệ thừa cân và béo phì đã tăng 27,5% ở người lớn và tăng 47,1% ở trẻ em [22], [34]. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,1 tỷ người, tương đương với gần một phân ba dân số thế giới đang thừa cân, béo phì [22]. Tại Hoa Kỳ, năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì đã lên đến 60% [56]. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu năm 2018 trên 1,7 triệu người tuổi từ 35 -80 tuổi ghi nhận tỷ lệ thừa cân - béo phì lên tới 42,7% [52]. Gần đây, ở nước ta, cùng với sự bùng nổ dân số, gia tăng tuổi thọ, quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế và lối sống tĩnh tại, tỷ lệ thừa cân - béo phì đang tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI [9]. Điều tra toàn quốc (2005) ở đối tượng từ 25-64 tuổi tại 8 vùng sinh thái nhận thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,3%. Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [8]. Kháng insulin là sự suy giảm hiệu quả sinh học của insulin, liên quan đến việc giảm nhạy cảm các mô cơ, mô mỡ với Insulin, giảm khả năng sản xuất glucose và tăng tạo mỡ ở gan thường biểu hiện bằng tăng nồng độ insulin trong máu. Có thể nói cách khác: kháng insulin xảy ra khi tế bào mô đích không đáp ứng hoặc có phản ứng chống lại sự tăng insulin máu. Năm 1923, Kylin E. đã mô tả dưới sự kết hợp của tăng huyết áp, tăng glucose máu và bệnh gout thành một hội chứng. Hội chứng này cũng đã thay đổi rất nhiều theo thời gian như: hội chứng chuyển hóa, hội chứng kháng insulin, hội chứng đa chuyển hóa [24]. Cho tới nay, nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân - béo phì có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng kháng insulin và chỉ ra đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng đề kháng insulin và từ đó đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý như đái tháo đường typ 2, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, các biến cố tim mạch, một số loại ung thư, buồng trứng đa nang... và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [44], [69], [74]. Do đó, mối liên quan giữa đề kháng insulin và thừa cân - béo phì được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, kể cả ở nước ta, và việc phát hiện sớm tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân - béo phì là rất cần thiết để có kế hoạch theo dõi, điều trị kịp thời, từ đó có thể làm chậm sự hình thành và tiến triển của nhiều bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường typ 2, các bệnh lý tim mạch và làm giảm gánh nặng cho xã hội. Cho tới nay, có rất nhiều chỉ số gián tiếp được đưa ra có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong việc đánh giá đề kháng insulin như chỉ số HOMA-IR, chỉ số QUICKI, chỉ số McAuley, chỉ số Bennett.... [9], [10], [37]. Việc tính toán các chỉ số này đều cần định lượng nồng độ insulin máu đói, trong khi điều kiện y tế nước ta còn nhiều hạn chế, không có nhiều cơ sở có thể làm được xét nghiệm này, đặc biệt là các tuyến y tế cơ sở. Năm 2017 trên thế giới, nhiều nhà khoa học quan tâm đến một số chỉ số mới đơn giản và thuận tiện trong thực hành lâm sàng có thể dự báo được tình trạng đề kháng insulin [39], [40]. Chỉ số TyG tính toán đơn giản từ Triglycerid và glucose máu đói, được nhiều nghiên cứu chứng minh có giá trị tiên đoán hơn chỉ số HOMA-IR trong chẩn đoán kháng insulin [46]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ số này trên đối tượng thừa cân - béo phì ở Việt Nam còn hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng thừa cân - béo phì thông qua chỉ số Triglycerid glucose” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng đề kháng insulin qua chỉ số TyG ở đối tượng thừa cân - béo phì. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng đề kháng insulin theo chỉ số TyG với một số yếu tố nguy cơ ở đối tượng thừa cân - béo phì.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ DIỆU NGA

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG

INSULIN Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ

THÔNG QUA CHỈ SỐ TRIGLYCERID GLUCOSE

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Trang 2

HUẾ - 2019

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ 4

1.1.1 Định nghĩa 4

1.1.2 Tần suất 4

1.1.3 Bệnh nguyên 6

1.1.4 Phân loại béo phì 8

1.1.5 Phân độ béo phì 9

1.1.6 Các chỉ số đánh giá béo phì khác 10

1.1.7 Ảnh hưởng của béo phì đối với cơ thể 11

1.2 KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁNG INSULIN 15

1.2.1 Kháng insulin 15

1.2.2 Các nguyên nhân gây kháng insulin 16

1.2.3 Kháng insulin và một số rối loạn liên quan 17

1.2.4 Các phương pháp đánh giá kháng Insulin: 20

1.2.5 Một số chỉ số đánh giá độ nhạy/kháng insulin 22

1.3 KHÁNG INSULIN VÀ THỪA CÂN - BÉO PHÌ 26

1.3.1 Acid béo và adipokin 27

1.3.2 Thay đổi nồng độ hormone 27

1.3.3 Rối loạn chức năng ty lạp thể 27

1.3.4 Khiếm khuyết về sự phosphoryl oxy hóa trong ty lạp thể 28

1.3.5 Cơ chế thần kinh 28

1.3.6 Dự trữ mỡ lạc chỗ 28

Trang 3

1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 29

1.4.1 Trong nước 29

1.4.2 Ngoài nước 30

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh 32

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 33

2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu 33

2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu 33

2.2.4 Các biến số nghiên cứu 33

2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 42

2.3.1 Phương pháp 42

2.3.2 Phần mềm thống kê 42

2.4 Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 45

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ 47

3.1.1 Phân bố mẫu nhóm thừa cân béo phì theo giới ( N=101) 47

3.1.2 Phân bố mẫu nhóm thừa cân béo phì theo tuổi 47

3.1.3 Thói quen sinh hoạt 48

3.1.4 Vòng bụng 48

3.1.5 Phân bố tình trạng huyết áp trong mẫu nghiên cứu 49

3.1.6 Đặc điểm một số cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu 50

3.2 TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN QUA CHỈ SỐ TYG VÀ HOMA IR 53 3.2.1 Chỉ số HOMA-IR 53

3.2.2 Chỉ số triglyceride và glucose (TyG) 53

3.2.3 Kháng insulin theo nhóm thừa cân- béo phì 54

Trang 4

3.3 LIÊN QUAN CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI TÌNH TRẠNG ĐỀ

KHÁNG INSULIN THEO TYG 54

3.3.1 Liên quan các yếu tố nguy cơ với tình trạng đề kháng insulin theo TyG 54 3.3.2 Mối liên quan giữa kháng insulin theo chỉ số TyG với các trị số lipid máu 57

3.4 ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ VÀ TYG 58

3.4.1 Tương quan TyG và các yếu tố nguy cơ 58

3.4.2 Đường cong ROC dự báo tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG 61

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 63

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ 63

4.1.1 Giới và tuổi 63

4.1.2 Thói quen sinh hoạt 64

4.1.3 Vòng bụng 64

4.1.4 Đặc điểm huyết áp 65

4.1.5 Đặc điểm một số cận lâm sàng 66

4.2 TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN QUA CHỈ SỐ TYG VÀ HOMA IR 69 4.2.1 Chỉ số HOMA-IR 69

4.2.2 Chỉ số triglyceride và glucose (TyG) 70

4.3 LIÊN QUAN CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG INSULIN THEO TYG 72

4.3.1 Tuổi và giới 72

4.3.2 Thói quen sinh hoạt 73

4.3.3 Vòng bụng 73

4.3.4 Đặc điểm huyết áp 74

4.3.5 Đặc điểm một số cận lâm sàng 74

4.4 ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ VÀ CHỈ SỐ TYG 76 4.4.1 Tương quan TyG và các yếu tố nguy cơ 76

4.4.2 Đường cong ROC dự báo tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG 76

KẾT LUẬN 78

KIẾN NGHỊ 79

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

CHÂU Á 10 BẢNG 2.1 PHÂN LOẠI HUYẾT ÁP THEO HỘI TĂNG HUYẾT ÁP

VIỆT NAM/ HỘI TIM MẠCH VIỆT NAM 34 BẢNG 2.2 PHÂN LOẠI BMI ÁP DỤNG CHO NGƯỜI CHÂU Á

TRƯỞNG THÀNH 35 BẢNG 2.3 ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN THÀNH PHẦN LIPID MÁU 40 BẢNG 3.1 TỶ LỆ NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ THEO TUỔI 47 BẢNG 3.2 THÓI QUEN SINH HOẠT THEO THỪA CÂN BÉO PHÌ 48 BẢNG 3.3 VÒNG BỤNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 48 BẢNG 3.4 TỶ LỆ THA THEO NHÓM THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ 49 BẢNG 3.5 HAĐM TRUNG BÌNH THEO NHÓM THỪA CÂN VÀ BÉO

PHÌ 49 BẢNG 3.6 BILAN LIPID VÀ TỶ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU 50 BẢNG 3.7 BILAND LIPID GIỮA 2 NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ 50 BẢNG 3.8 TỶ LỆ NỒNG ĐỘ GLUCOSE THEO NHÓM THỪA CÂN

BÉO PHÌ 51 BẢNG 3.9 NỒNG ĐỘ INSULIN ĐÓI CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

CỨU 52 BẢNG 3.10 CHỈ SỐ HOMA-IR CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53 BẢNG 3.11 TỶ TYG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53

Trang 7

BẢNG 3.12 TỶ LỆ TYG TĂNG THEO NHÓM THỪA CÂN BÉO PHÌ

53 BẢNG 3.13 TỶ LỆ KHÁNG INSULIN THEO NHÓM THỪA CÂN -

BÉO PHÌ 54 BẢNG 3.14 LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ SỐ

TYG VỚI TUỔI 54 BẢNG 3.15 LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ SỐ

TYG VỚI TUỔI 55 BẢNG 3.16 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI GIỚI 55 BẢNG 3.17 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ SỐ

TYG VỚI VÒNG BỤNG 55 BẢNG 3.18 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG - VÒNG BỤNG 56 BẢNG 3.19 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC 56 BẢNG 3.20 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI THA 56

BẢNG 3.21 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI GLUCOSE MÁU ĐÓI 57 BẢNG 3.22 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI TC 57 BẢNG 3.23 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI TG 57 BẢNG 3.24 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI LDL 58 BẢNG 3.25 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG INSULIN THEO CHỈ

SỐ TYG VỚI HDL 58

Trang 8

BẢNG 3.26 TƯƠNG QUAN TYG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 58 Bảng 3.27 Giá trị dự báo kháng Insulin của một số chỉ số kháng Insulin

61

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 3.1 PHÂN BỐ NHÓM THỪA CÂN - BÉO PHÌ THEO GIỚI

47

BIỂU ĐỒ 3.2 NỒNG ĐỘ GLUCOSE THEO NHÓM THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ 51

BIỂU ĐỒ 3.3 INSULIN TRUNG BÌNH CỦA 2 NHÓM THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ 52

BIỂU ĐỒ 3.4 TƯƠNG QUAN GIỮA HATTR VÀ TYG 59

BIỂU ĐỒ 3.5 TƯƠNG QUAN GIỮA GLUCOSE VÀ TYG 59

BIỂU ĐỒ 3.6 TƯƠNG QUAN GIỮA CHO VÀ TYG 60

BIỂU ĐỒ 3.7 TƯƠNG QUAN GIỮA TRIGLYCERID VÀ TYG 60

Biểu đồ 3.8 Tương quan giữa HDL và TyG 61

SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1.2 BÉO PHÌ LIÊN QUAN VỚI KHÁNG INSULIN QUA CON ĐƯỜNG NỘI TIẾT, VIÊM VÀ THẦN KINH 14

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 45

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa cân - béo phì được xem như là một “đại dịch” của thế kỷ 21 với sốlượng người mắc bệnh lý này đang tăng lên một mức báo động, không chỉ ởnhững nước đang phát triển mà cả những nước phát triển, đặc biệt là các nướctrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương [82]

Trên thế giới, từ năm 1980 đến năm 2013, tỷ lệ thừa cân và béo phì đãtăng 27,5% ở người lớn và tăng 47,1% ở trẻ em [22], [34] Hiện nay, trên thếgiới có khoảng 2,1 tỷ người, tương đương với gần một phân ba dân số thế giớiđang thừa cân, béo phì [22] Tại Hoa Kỳ, năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì đãlên đến 60% [56] Tại Trung Quốc, một nghiên cứu năm 2018 trên 1,7 triệungười tuổi từ 35 -80 tuổi ghi nhận tỷ lệ thừa cân - béo phì lên tới 42,7% [52].Gần đây, ở nước ta, cùng với sự bùng nổ dân số, gia tăng tuổi thọ, quá trình đôthị hóa, sự phát triển kinh tế và lối sống tĩnh tại, tỷ lệ thừa cân - béo phì đangtăng nhanh chóng và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI [9].Điều tra toàn quốc (2005) ở đối tượng từ 25-64 tuổi tại 8 vùng sinh thái nhậnthấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,3% Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em

cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [8]

Kháng insulin là sự suy giảm hiệu quả sinh học của insulin, liên quanđến việc giảm nhạy cảm các mô cơ, mô mỡ với Insulin, giảm khả năng sảnxuất glucose và tăng tạo mỡ ở gan thường biểu hiện bằng tăng nồng độ insulintrong máu Có thể nói cách khác: kháng insulin xảy ra khi tế bào mô đíchkhông đáp ứng hoặc có phản ứng chống lại sự tăng insulin máu Năm 1923,Kylin E đã mô tả dưới sự kết hợp của tăng huyết áp, tăng glucose máu vàbệnh gout thành một hội chứng Hội chứng này cũng đã thay đổi rất nhiềutheo thời gian như: hội chứng chuyển hóa, hội chứng kháng insulin, hộichứng đa chuyển hóa [24]

Trang 11

Cho tới nay, nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân - béo phì có mối liênquan chặt chẽ với tình trạng kháng insulin và chỉ ra đây là một trong nhữngyếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng đề kháng insulin và từ đó đóng vai tròquan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý như đái tháo đường typ

2, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, các biến cố tim mạch, một số loạiung thư, buồng trứng đa nang và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnhnhân [44], [69], [74]

Do đó, mối liên quan giữa đề kháng insulin và thừa cân - béo phì đượcnhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, kể cả ở nước ta, và việc phát hiệnsớm tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân - béo phì là rất cần thiết

để có kế hoạch theo dõi, điều trị kịp thời, từ đó có thể làm chậm sự hình thành

và tiến triển của nhiều bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường typ 2, các bệnh lýtim mạch và làm giảm gánh nặng cho xã hội

Cho tới nay, có rất nhiều chỉ số gián tiếp được đưa ra có ý nghĩa và ứngdụng quan trọng trong việc đánh giá đề kháng insulin như chỉ số HOMA-IR,chỉ số QUICKI, chỉ số McAuley, chỉ số Bennett [9], [10], [37] Việc tínhtoán các chỉ số này đều cần định lượng nồng độ insulin máu đói, trong khi điềukiện y tế nước ta còn nhiều hạn chế, không có nhiều cơ sở có thể làm được xétnghiệm này, đặc biệt là các tuyến y tế cơ sở Năm 2017 trên thế giới, nhiều nhàkhoa học quan tâm đến một số chỉ số mới đơn giản và thuận tiện trong thựchành lâm sàng có thể dự báo được tình trạng đề kháng insulin [39], [40] Chỉ sốTyG tính toán đơn giản từ Triglycerid và glucose máu đói, được nhiều nghiêncứu chứng minh có giá trị tiên đoán hơn chỉ số HOMA-IR trong chẩn đoánkháng insulin [46] Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ số này trên đối tượng thừacân - béo phì ở Việt Nam còn hạn chế

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin ở đối tượng thừa cân - béo phì thông qua chỉ

số Triglycerid glucose” nhằm hai mục tiêu sau:

Trang 12

1 Đánh giá tình trạng đề kháng insulin qua chỉ số TyG ở đối tượng thừa cân - béo phì.

2 Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng đề kháng insulin theo chỉ số TyG với một số yếu tố nguy cơ ở đối tượng thừa cân - béo phì.

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ

Thừa cân và béo phì ngày càng gia tăng và làm tăng nguy cơ mắc cácbênh lý khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường typ 2,bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh lý túi mật, thoái hóa khớp, hội chứng ngưngthở khi ngủ, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt Đây trởthành một trong những vấn đề sức khỏe được Tổ chức Y tế Thế giới đặt mốiquan tâm hàng đầu [38], [57], [65]

1.1.1 Định nghĩa

Béo phì có nhiều cách định nghĩa: Béo phì được đinh nghĩa bằng sự quátải lượng mỡ cơ thể, đặc biệt liên quan đến chuyển hóa năng lượng, kéo theohậu quả xấu cho sức khỏe hoặc gọi béo phì khi tăng trên 25% trọng lượng cơthể và được đánh giá dựa và kích thước và giới Đại đa số dùng công thứcBMI để đánh giá mức độ béo phì BMI quá trọng lượng khi BMI > 27 kg/m2

và theo phân loại hiện nay, được quốc tế chấp nhận, béo phì được định nghĩabằng BMI ≥ 30 kg/m2 Từ giá trị này, người ta xem như là sự tích mỡ quánhiều, bởi vì nó kéo theo một sự gia tăng có ý nghĩa về bệnh suất và tử suất[4], [22]

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiềucao [8] Khi sử dụng công thức BMI, thừa cân được định nghĩa bằng BMI25,0 đến 29,9 kg/m2 [22]

Trang 14

đang thừa cân, béo phì [22] Thừa cân và béo phì tăng cả ở các nước có nềnkinh tế phát triển và đang phát triển [22].

Tần suất béo phì theo đổi tùy theo tuổi, giới tính, địa dư, chủng tộc, tìnhtrạng kinh tế xã hội:

Tuổi: 2% lúc 6 7 tuổi, 7% tuổi dậy thì và cao nhất ở tuổi 50 (Âu Mỹ) [4]

Giới: nữ gặp nhiều hơn nam (25% so với 18%) [4]

- Địa dư, chủng tộc: miền Đông nước Pháp là 33%, miền Tây là 17%.Tại Nam Phi, béo phì gặp ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn phía Bắc Trongthập kỷ qua, tỷ lệ béo phì của toàn nước Mỹ từ 25 - 33%, tăng một phần ba.Phụ nữ da đen tuổi từ 45 - 55 tuổi có tỷ lệ béo phì gấp hai lần so với nữa datrắng cùng tuổi Ở châu Âu, gần đây khoảng chừng 15 nghiên cứu dịch tễ về

sự quá tải trọng lượng ở 17 nước của chau Âu Sự sử dụng tiêu chuẩn chẩnđoán khác nhau tùy theo nghiên cứu (BMI, hoặc công thức Lorentz, hoặccông thức Broca) [4]

- Điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, phongcách sống:

+ Ở Trung Quốc, số trẻ em béo phì tăng cao trong những năm gần đây, dođược nuông chiều, ăn uống quá mức, từ khi có chủ trương mỗi gia đình chỉ cómột con

+ Ở Singapore, trẻ em béo phì tại các trường tiểu học gia tăng một cáchđáng kể

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, do mức sống ngày càng cao, nên số béophì trẻ em cũng như người lớn gia tăng

Nhưng ngược lại, tại Mỹ mức kinh tế thấp thì tần suất béo phì cao hơn sovới mức sống kinh tế xã hội cao [4]

Ở Việt Nam, gần đây, cùng với sự bùng nổ dân số, gia tăng tuổi thọ, quátrình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế và lối sống tĩnh tại, tỷ lệ thừa cân, béo

Trang 15

phì đang tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế

kỷ XXI [9] Điều tra toàn quốc (2005) ở đối tượng từ 25-64 tuổi tại 8 vùngsinh thái nhận thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 16,3% Tình trạng thừa cân béophì ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [8]

1.1.3 Bệnh nguyên

1.1.3.1 Quá tải calo

Về phương diện chuyển hóa, béo phì do quá tải calo vượt quá nhu cầu

cơ thể Tuy nhiên có sự khác nhau tùy cá nhân trong sử dụng năng lượng vànhu cầu cơ vân Có bệnh nhân ăn nhiều nhưng không béo, lý do còn chưabiết, vì trong một gia đình, cùng cơ chế dinh dưỡng, nhưng lại có khác nhau.Điều này gợi ý thường có yếu tố di truyền tham gia cơ chế bệnh nguyên [4]

- Bênh tâm thần kinh

- Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc íthoạt động [4]

1.1.3.3 Nguyên nhân di truyền

Béo phì có yếu tố di truyền [50] 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béophì, 18% cả bố và mẹ đều béo phì, chỉ có 7% tiền sử gia đình không có ai bịbéo phì [4] Nếu cả bố lẫn mẹ đều bình thường thì chỉ có 7% con họ là béophì Nếu một trong hai người là béo phì thì có 40% con họ béo phì Nhưngnếu cả bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì có 80% con họ bị béo phì Nếu mẹ béo phìthì nguy cơ con bị béo phì tăng 24,8 lần [8]

Trang 16

Phân định giữa vai trò của di truyền và vai trò của dinh dưỡng còn chưa

rõ ràng [4] Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phânchia các tế bào mỡ rất dễ dàng theo một trong hai cách:

- Quá sản: tăng số lượng và thể tích tế bào mỡ gấp ba đến bốn lần, xảy ra

ở trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị

- Phì đại: tế bào mỡ to ra do tăng sự tích tụ mỡ nhưng không tăng sốlượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn [3]

1.1.3.4 Nguyên nhân nội tiết

Hội chứng Cushing: phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng, trong khi các chigầy nhỏ

Cường insulin: do u tụy tiết insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh

mô mỡ, tăng tiêu hủy glucid

Giảm hoạt tuyến giáp: hiếm, phải chú ý rằng chuyển hóa cơ bản đượcbiển thị bằng calo/m2 bề mặt da thường giảm ở người béo phì Thật vậy, bềmặt da gia tăng là do tăng mô mỡ, là mô ít tiêu thụ oxy Trái lại, trong phầnlớn các trường hợp béo phì khác, sự giảm chuyển hóa cơ bản này không cónguồn gốc tuyến giáp

Hội chứng béo phì sinh dục (hội chứng Grochlich hay Babinski Frochlich): béo phì ở thân và gốc chi và suy sinh dục, biểu hiện ở thiếu niênvới người phát dục cơ quan sinh dục, có thể kèm rối loạn khác như đái tháonhạt, rối loạn thị lực và tâm thần Theo A Frochlich nguyên nhân do u vùngdưới đồi

-Người bị thiến: mô mỡ tăng quanh hang, phần cao của đùi, giống nhưhội chứng béo phì - sinh dục [4], [22], [59]

1.1.3.5 Nguyên nhân do thuốc

Hiện nay, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tốbéo phì Tăng cân có thể là kết quả của các hocmon steroid và bốn nhómchính của các thuốc kích thích tâm thần:

Trang 17

1.1.4 Phân loại béo phì

1.1.4.1 Phân loại béo phì theo sinh bệnh học

- Béo phì đơn thuần: là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học

rõ ràng

- Béo phì bệnh lý: là béo phì do các bệnh lý liên quan gây nên, bao gồmsuy giáp, cường vỏ thượng thận, thiếu hocmon tăng trưởng, thiểu năng sinhdục, tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thầnkinh [3], [22]

1.1.4.2 Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu

Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo dạng nữ thể Gynoid): là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi

Béo bụng (còn gọi là béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo,béo dạng nam - thể Android): là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ởvùng bụng Béo bụng có nguy cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch,đái tháo đường, tăng insulin máu, rối loạn chuyển hóa lipid, không dung nạpglucose hơn so với béo đùi [63]

1.1.4.3 Phân loại béo phì theo tuổi

Người ta có thể phân biệt 2 thể béo phì:

- Béo phì xảy ra ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): số tế bào mỡ cố định

và tăng trọng lượng là do tích tụ quá nhiều lipid trong mỗi tế bào, điều trịgiảm glucid là có hiệu quả

Trang 18

- Béo phì tuổi trẻ (thể tăng sản phì đại): không chỉ các tế bào phì đại màcòn tăng số lượng, khó điều trị [4].

1.1.5 Phân độ béo phì

1.1.5.1 Dựa theo chỉ số BMI

Bảng 1.1 Giới hạn chỉ số BMI liên quan với tuổi [3].

Bảng 1.2 Tiêu chuẩn phân biệt tăng cân quá mức và béo phì theo chỉ số

khối lượng cơ thể BMI ( kg/m 2 ) [3]

Mức độ béo phì % vượt cân nặng mong muốn BMI (kg/m2)

Béo phì bệnh lý > 100%/ > 100 pound so cân nặng

mong muốn (1 pound = 453,6 g)

Bảng 1.3 Phân độ béo phì theo chỉ số BMI

1.1.5.2 Phân độ dựa theo tỷ vòng bụng/vòng mông

Béo phì dạng nam khi:

- VB/VM > 0,9 đối với nam

- VB/VM > 0,85 đối với nữ [9]

1.1.5.3 Phân độ dựa theo công thức Broca

Trang 19

Trọng lượng lý tưởng được tính theo công thức:

Trọng lượng lý tưởng = chiều cao (cm) - 100

Công thức này hiện nay không dùng nữa [3]

1.1.5.4 Phân độ dựa theo công thức Lorent

Trọng lượng lý tưởng = chiều cao (cm) - 100 - (chiều cao - n)/150 Trong đó: n = 4 cho nam và n = 2 cho nữ [11]

1.1.5.5 Phân độ béo phì dựa vào BMI và số đo vùng bụng

Bảng 1.4 Phân độ béo phì cho người trưởng thành châu Á [9], [27].

Phân loại BMI (kg/m2)

Yếu tố phối hợp

Số đo vòng bụngNam < 90 cm

Thừa cân vừaBéo nhiềuQuá béo

1.1.6 Các chỉ số đánh giá béo phì khác

Béo trung tâm hay béo bụng được mô tả và chẩn đoán theo các thông sốchỉ điểm kinh điển (classical obesity parameters) nhờ vòng bụng, tỷ vòngbụng/vòng mông, chỉ số khối cơ thể

Hiện nay, bên cạnh các chỉ số trên, người ta còn đề xuất nhiều chỉ số khácnhư: tỷ vòng bụng/chiều cao (VB/CC), chỉ số mỡ nội tạng (Visceral AdiposityIndex-VAI), chỉ số mỡ cơ thể (Body Adiposity Index-BAI) VAI được xem

Trang 20

như một chỉ điểm tốt của béo bụng hay béo nội tạng và tình trạng nhạy cảminsulin BAI lại có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ mỡ cơ thể [54], [76].

1.1.7 Ảnh hưởng của béo phì đối với cơ thể

• Hệ tim mạch

Béo phì làm dày thành tim và biến đổi điện tim: thể tích máu ở ngườibéo phì tăng tương ứng với trọng lượng cơ thể Tăng thể tích máu làm giatăng tiền gánh thất trái và tăng cung lượng tim lúc nghĩ ngơi Hậu quả dẫn đếnthay đổi cấu trúc cơ tim, biến đổi chức năng dòng điện trong tim Trong đó,rung nhĩ là thường gặp Ngoài ra còn có là thay đổi hình dạng sóng P, điện thếQRS thấp, sóng T dẹt ở chuyển đạo sau dưới tim, kéo dài đoạn QT [3]

Tăng huyết áp cũng liên quan mật thiết với béo phì Có nhiều cơ chế gâytăng huyết áp ở người béo phì Hệ thống thần kinh giao cảm được hoạt hóa làmột cơ chế quan trọng trong quá trình hình thành bệnh tăng huyết áp ở nhữngngười béo phì [77] Hoạt tính renin tăng lên, kháng insulin, vai trò của cácadipokin nhờ leptin, adiponectin cũng góp phần gây tăng huyết áp

Các adipokin được tạo ra bởi tế bào mỡ có liên quan đến cân bằngglucose và lipid máu, sinh học mạch máu và hơn nữa, tham gia vào phản ứngviêm hệ thống, đặc trưng cho chứng béo phì và hội chứng chuyển hóa Điềunày có thể biểu hiện mối quan hệ sinh lý quan trọng với biến chứng xơ vữađộng mạch và các biến cố tim mạch [29]

• Hệ hô hấp

Hen phế quản: đầu mối của sự liên kết giữa béo phì và hen phế quản làviêm Protein phản ứng C (CRP) và fibrinogen có nồng độ cao hơn ở ngườibéo phì hơn người không béo phì Có một sự tương quan chặt chẽ giữa sốlượng bạch cầu ái toan trong đàm với vòng bụng Ngoài ra, ngừng thở khi ngủcũng xuất hiện nhiều ở người béo phì, biểu hiện bằng một loạt lần ngừng thởnối tiếp nhau, mỗi lần ngừng từ 20-30 giây trong lúc tim vẫn đập bình thường.Sau nhiều năm, bệnh sẽ có biến chứng suy hô hấp mạn tính, tăng huyết áp, rối

Trang 21

loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, thậm chí đột tử [3] Các yếu tố làm tăngnguy cơ ngừng thở khi ngủ là béo phì, tuổi, giới Ngừng thở khi ngủ lâu dài

có thể làm rối loạn chức năng ty lạp thể do thiếu oxy mô Nhiều nghiên cứu

đã chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ leptin và adiponectin với ngừng thở khingủ Ở những bệnh nhân béo phì, leptin huyết thanh tăng lên và adiponectingiảm và những adipokine này có thể là dấu hiệu lâm sàng tiềm tàng của hộichứng ngừng thở khi ngủ nghiêm trọng [70]

• Hệ tiêu hóa

Gan nhiễm mỡ rất thường gặp ở bệnh nhân thừa cân, béo phì và liênquan đến mức độ béo phì Cơ chế bệnh sinh chính xác của bệnh vẫn cònđang được nghiên cứu

Sự tăng tổng hợp acid béo do khối lượng mỡ tăng lên có thể là nguyênnhân chính làm tăng các lipoprotein giàu tryglyceride tại gan Trên thực tế, cácacid béo có thể kích hoạt con đường chết tế bào theo chương trình trong tế bàogan thông qua kinase N-terminal kinase (JNK) JNK kích hoạt proteinpropoptotic Bim dẫn đến tăng apoptosis, gọi là “lipoapoptosis” (chết tế bàotheo chương trình liên quan mỡ) Hơn nữa, béo phì dường như là một yếu tốnguy cơ gây ung thư biểu mô tế bào gan [20]

• Hệ tiết niệu

Béo phì làm tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm, tăng insulin máu Các yếu

tố trên góp phần làm tăng tái hấp thu natri và ứ đọng dịch gây nên tăng huyết

áp do thận ở người béo phì Sự kết hợp tăng mức lọc cầu thận và tăng huyết

áp có thể khởi đầu cho tổn thương thận về sau này [3]

• Hệ sinh dục

Có mối quan hệ giữa béo phì với chức năng sinh sản: giảm hoạt độngtình dục và bất lực thường gặp ở nam giới, gia tăng tỷ lệ chảy máu tử cung vàmất kinh ở nữ giới [3]

• Hệ cơ xương khớp

Trang 22

Loãng xương: khi lipid bị oxy hóa kích thích hủy cốt bào và ức chế tạocốt bào trong mô xương đồng thời với tình trạng giảm dòng máu đến nuôixương do xơ vữa sẽ làm giảm cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng cần choxây dựng mô xương, dẫn đến mất xương và loãng xương [3].

Viêm khớp: béo phì đã được nhận biết như một yếu tố làm thúc đẩyviêm khớp do làm gia tăng các lực sinh học tác động trực tiếp lên bề mặtkhớp Thoái khớp: khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớpcàng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớpnày sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh [3]

• Huyết học

Mô mỡ là nguồn sản xuất fibrinogen và PAI-1 quan trọng Tăng nồng độfibrinogen có liên quan trực tiếp đến quá trình tiền đông và phát triển xơ vữađộng mạch PAI-1 (chất ức chế hoạt hoá plasminogen-1) là chất ức chế chínhphân hủy fibrin Khi nồng độ PAI-1 tăng, hoạt động của plasminogen bị giảm

và gây nên ứ đọng fibrin [3]

• Chuyển hóa

Những thay đổi chủ yếu lipid máu ở người béo phì là: tăng triglyceridemáu, tăng LDL-C và giảm HDL-C Điều này tương ứng với tăng tỷ lệ cáclipoprotein sinh xơ vữa và giảm các lipoprotein bảo vệ xơ vữa Làm tăngnguy cơ bệnh tim mạch [3]

Béo phì làm tăng nồng độ insulin máu đói tăng insulin sau gan dẫn đếntăng nồng độ insulin ngoại biên, cuối cùng gây nên kháng insulin Tăng nồng

độ acid béo tự do huyết tương, đặc biệt là sau ăn dẫn đến tình trạng sản xuấtglucose bất hợp lý và suy giảm sử dụng đường tại gan (giảm dung nạpglucose) Giảm thải insulin tại gan làm tăng nồng độ insulin ngoại biên vàgiảm điều hoà thụ thể insulin [3]

Sự nhạy cảm của tế bào với insulin giảm tới 30-40% khi cân nặng cơ thểtăng 30-40% Cơ thể càng béo insulin tiết càng nhiều để bù lại tình trạng

Trang 23

kháng insulin và duy trì trạng thái cân bằng chuyển hóa glucose Khi chứcnăng tế bào beta bị suy giảm gây giảm tiết Insulin đãn đến đái tháo đườngtype 2.

Ngoài ra, ở người béo phì thường gặp các loại ung thư [5] Ở nam giới làung thư đại trực tràng và tiền liệt tuyến [32] Trong khi nữ giới là ung thư túimật, tuyến vú và tử cung [3]

Sơ đồ 1.2 Béo phì liên quan với kháng insulin qua con đường nội tiết,

viêm và thần kinh [66]

Trang 24

1.2 KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁNG INSULIN

1.2.1 Kháng insulin

Kháng insulin là sự suy giảm hiệu quả sinh học của insulin, thường biểuhiện bằng tăng nồng độ insulin trong máu Có thể nói cách khác: khánginsulin xảy ra khi tế bào mô đích không đáp ứng hoặc có phản ứng chống lại

sự tăng insulin máu Insulin là hormon chính làm giảm nồng độ glucose máu,

do tế bào bêta đảo tụy tiết ra, lưu hành trong máu và tác động đến tế bào đích[75], [84]

Trên lâm sàng, hội chứng kháng insulin có nhiều biểu hiện khác nhau.Các đặc tính lâm sàng có thể được giải thích một phần bằng cơ chế thay đổisinh hóa Insulin bám và phát huy tác dụng chủ yếu thông qua receptor insulin

và một phần qua receptor của yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1).Insulin tác động ở mức tế bào thông qua các dẫn truyền tín hiệu hậu receptortại các tế bào đích Tiểu đơn vị b của receptor insulin là một tyrosin kinase, sẽđược hoạt hóa khi insulin gắn vào tiểu đơn vị a, nó tự phosphoryl hóa và kéotheo một loạt các tác động của insulin trong tế bào Nồng độ insulin, tìnhtrạng bệnh lý, sinh lý và nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến việc điều hòa mật

độ và tính nhạy cảm của các receptor insulin Béo phì, nguyên nhân chính củakháng insulin, có tình trạng giảm số lượng receptor và giảm hoạt tính của hậureceptor với tyrosinkinase Chuyển hóa lipid và protein theo con đườngđường phân không enzym tạo ra các sản phẩm đường, tăng các stress oxy hóa,tăng hoạt động protein kinase C và các bệnh vi mạch [84]

Kháng insulin tăng song hành với tăng tỉ lệ mỡ của cơ thể Đa số người

có BMI > 30kg/m2 đều có tăng insulin máu sau ăn Ở châu Á kháng insulin xảy

ra ở những người có BMI > 25 hoặc có khi còn thấp hơn (BMI > 23) Sự nhạycảm của tế bào với insulin giảm tới 30-40% khi cân nặng cơ thể tăng 30-40%

Cơ thể càng béo insulin tiết càng nhiều để bù trừ

Trang 25

1.2.2 Các nguyên nhân gây kháng insulin

1.2.2.1 Tế bào beta tiết sản phẩm bất thường

Hiện nay, các nghiên cứu phát hiện có sự đột biến gen cấu trúc insulingây ra các phân tử insulin có bất thường về cấu trúc và tác dụng sinh họccủa insulin Một số nghiên cứu khác lại thấy tăng proinsulin có tính chấtgia đình, do proinsulin chuyển không hoàn toàn thành insulin tại tế bàobeta, hậu quả của bất thường về cấu trúc tại các vị trí cắt C-peptide củaphân tử proinsulin [73]

1.2.2.2 Kháng thể kháng insulin

Kháng thể kháng insulin có thể hình thành ở những bệnh nhân điều trịbằng insulin lâu ngày Những kháng thể này làm thay đổi thời gian tác dụngthông thường của insulin Tuy nhiên chỉ trong trường hợp bất thường thìkháng thể này mới gây được kháng insulin thực sự Một số ít bệnh nhân cókháng thể kháng insulin xuất hiện tự phát mặc dù không được điều trị bằnginsulin Những kháng thể này có thể tương tác với phép đo miễn dịch insulin,làm tăng insulin máu nhưng không gây kháng insulin [35]

Thực tế cho thấy những người sử dụng insulin động vật lâu dài có thểxuất hiện kháng thể kháng insunlin, xuất hiện globulin miễn dịch nội sinh lưuhành trong máu kháng lại thụ thể insulin [68]

hạ đường máu [84]

Trang 26

1.2.2.4 Rối loạn dẫn truyền tín hiệu insulin

Kháng insulin được đặc trưng bởi giảm tác dụng của insulin tại rất nhiều

cơ quan đích Đột biến gen insulin receptor tìm thấy ở các bệnh nhân khánginsulin hoặc đái tháo đường Ngoài ra các nghiên cứu còn chứng minh có sựgiảm hoạt tính của IR tyrosin kinase ở các con chuột béo phì kháng insulin và

ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2, độc lập với sự thay đổi cấu trúc genreceptor insulin Tuy nhiên chỉ riêng việc thay đổi cấu trúc receptor insulintrên màng tế bào không đủ giải thích cho sự suy giảm hoạt tính của receptorinsulin Góp phần vào quá trình đó còn có sự phosphoryl hóa serine/threoninereceptor ở mặt trong tế bào của 1 số đồng phân PKC Các nghiên cứu về độtbiến gen cho thấy serine tồn dư 1189/90/94 ở nhánh tận C của domain kinase,mặc dù không ảnh hưởng đến sự tự phosphoryl hóa của insulin receptornhưng lại cần thiết cho quá trình phosphoryl hóa chất nền IRS-1, IRS-1 vàSHC Cơ chế thứ hai dẫn tới giảm hoạt tính insulin ở các đối tượng béo phì vàcác bệnh nhân có tăng insulin máu kéo dài là sự tăng insulin/yếu tố tăngtrưởng 1 giống insulin (IGF-1) tại các mô đích của insulin, kết quả là làmgiảm dẫn truyền tín hiệu insulin do tăng insulin máu và/hoặc tăng tác độngcủa IGF-1R [43]

1.2.3 Kháng insulin và một số rối loạn liên quan

1.2.3.1 Kháng insulin và rối loạn đông máu

Kháng insulin làm tăng nồng độ insulin và proinsulin trong máu gây hậuquả là tăng lượng PAI-1, làm cho quá trình tiêu fibrin bị rối loạn, gây tổnthương mạch máu dễ dàng hơn Trong hội chứng chuyển hóa cơ thể bị rốiloạn quá trình đông máu, ba thành phần chính bị kích hoạt là tiểu cầu, tế bàonội mạc và các yếu tố đông máu huyết tương Kháng insulin làm kích hoạttiểu cầu, tăng quá trình hình thành cục máu đông, giảm quá trình tiêu sợi

Trang 27

huyết gây rối loạn chức năng tế bào nội mạc và hậu quả là rối loạn quá trìnhđông máu [64].

1.2.3.2 Kháng insulin gây tăng huyết áp

Insulin là một yếu tố giãn mạch ở người bình thường nhưng lại là yếu tố

co mạch ở những người có kháng insulin, rối loạn glucose, tuổi cao Khánginsulin gây giảm tiết NO, giảm tưới máu tổ chức và giảm chuyển hóa glucose.Kháng insulin làm tăng phản ứng của hệ giao cảm dẫn tới co mạch ngoại vi,tăng nhịp tim và tăng huyết áp Insulin có tác dụng chống đào thải Natri niệuthông qua hệ Rennin-Angiotensin-Aldosterone Nhiều nghiên cứu cho thấy cóthể cải thiện tình trạng kháng insulin bằng chế độ ăn giảm muối, áp dụng chocác đối tượng bình thường cũng như người tăng huyết áp Khi có khánginsulin sẽ có tăng thể tích tuần hoàn do tăng giữ natri, làm tăng huyết áp Giảthuyết cuối cùng về mối liên quan giữa kháng insulin và tăng huyết áp là cơchế phân bố lại cation Bơm Na/K+ ATPase rất nhạy cảm với insulin Trongtình trạng kháng insulin, bơm này làm tăng nồng độ Natri trong tế bào kéotheo tăng nồng độ canxi trong tế bào và dẫn tới nhiều biến chứng trên thànhmạch [33]

1.2.3.3 Kháng insulin liên quan đến rối loạn lipid máu

Chuyển hóa các lipoprotein ở gan chủ yếu được kiểm soát bởi insulin.Insulin là yếu tố điều hòa quan trọng hoạt tính của hai enzyme trong chuyểnhóa lipid:

- Lipase và enzym bị ức chế bởi insulin Khi insulin giảm, hoạt độ lipasetăng, làm tăng thủy phân lipid ở tổ chức mỡ, dẫn tới làm tăng acid béo tự dotrong máu Các acid béo tự do này để tổng hợp triglycerid và được vậnchuyển dưới dạng lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)

- Khi có kháng insulin, acid béo tự do sẽ tăng cường đến gan làm tăngtổng hợp triglycerid Đồng thời cũng tăng tạo mỡ, giảm nồng độlipoproteinlipase ở mô ngoại biên

Trang 28

Sự tích lũy cholesterol trong máu là biểu hiện sự cân bằng giữa hai quátrình thu nhận và loại bỏ cholesterol Trong đó có vai trò quan trọng của cácHDL-C Gắn HDL-C vào các vị trí gắn bề mặt của tế bào làm khởi phát sựchuyển vị của cholesterol từ kho nội bào ra bề mặt tế bào, mà từ đó nó có thể

bị loại bỏ bởi các hạt nhận, nhiều khi là chính các HDL-C Các vị trí gắnHDL-C trên bề mặt tế bào tăng lên để đáp ứng với sự tích tụ cholesterol, tạothuận lợi cho tế bào loại bỏ cholesterol dư thừa Đây được xem là cơ chế bảo

vệ thành mạch của HDL-C Tình trạng kháng insulin làm thay đổi hoạt tínhcủa men lipase nội bào và men lipoprotein lipase do dó liên quan đến sự tăngtriglyceride và giảm HDL-cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2[60], [40]

1.2.3.4 Kháng insulin gây tăng glucose máu

Mô cơ xương là mô ngoại vi quan trọng nhất trong đề kháng insulin Cácnghiên cứu trên mô hình thực nghiệm cũng như trên cơ thể cho thấy giảm dẫntruyền tín hiệu insulin gây giảm vận chuyển glucose ở cơ xương Các nguyênnhân khác gây đề kháng insulin tại cơ xương là sự thay đổi đặc hiệu các conđường dẫn truyền tín hiệu insulin, bao gồm giảm chất lượng protein IRS-1,rối loạn phosphoryl hóa IRS-1, giảm hoạt tính PI3K, hoặc thay đổi trình diệnprotein của tiểu đơn vị điều hòa PI3K Thay đổi sự trình diện hoặc di chuyểnGLUT4 đến màng tế bào là cơ chế sinh bệnh chính Tuy nhiên sự thay đổi này

là tiên phát hay thứ phát sau một chuỗi các rối loạn chuyển hóa thì chưa rõràng Kháng insulin ở cơ xương là hậu quả của các tương tác phức tạp giữacác yếu tố nội-ngoại sinh [19]

Giảm quá trình chuyển GLUT4 từ khoang trong bào tương ra màng tếbào để vận chuyển glucose dưới tác dụng của insulin Nồng độ GLUT4 trong

tế bào và khả năng vận chuyển glucose của các tế bào cơ và tế bào mỡ giảm

đi 40% ở những người béo không bị bệnh đái tháo đường và 85% ở nhữngngười béo có đái tháo đường týp2 Giảm hoạt động của men chịu trách nhiệm

Trang 29

tổng hợp glycogen (ezym glycogenosynthase) Giảm khả năng phosphorylhoá để chuyển glucose thành G-6-P ở cơ Ngoài ra còn thấy có hiện tượnggiảm hoạt tính enzym chủ yếu trong quá trình oxy hoá glucose (enzympyruvat - dehydrogenase -PHD) do tăng axit béo tự do sinh ra từ phân huỷlipid [19].

Quá thừa lượng acid béo tự do trong cơ gây đề kháng insulin [85] Cơchế chưa rõ ràng Tuy nhiên, tác giả Randle cho rằng các acid béo tự do dưthừa ức chế quá trình oxi hóa glucose (chu trình glucose-acid béo) Gần đây,nhiều nghiên cứu đã chứng minh nồng độ diacylglycerol trong cơ tăng cao,kích thích quá trình phosphoryl hóa serin của thụ thể insulin và do đó ức chếdẫn truyền tín hiệu bình thường của insulin, làm giảm tác dụng chuyển hóaglucose tại cơ gây tăng glucose máu Các acid béo tự do cũng làm giảm độnhạy insulin ở cơ do ức chế thu nhận glucose, tăng sản xuất PAI-1 vàfibrinogen [55], [74]

Phóng thích glucose tại gan có thể bị ức chế hoàn toàn bởi nồng độ caoinsulin sinh lý và insulin quá mức sinh lý ở bệnh nhân đái tháo đường týp2.Kháng insulin tại gan góp phần vào tăng quá mức tốc độ sản xuất glucose,tăng glucose máu Giảm khả năng ức chế phóng thích glucose tại gan ở bệnhnhân đái tháo đường týp2 có thể thứ phát sau rối loạn ức chế sinh acid béo tự

do của insulin Tăng lượng acid béo chưa este hóa tới gan làm tăng lượngtriglycerit trong gan (gan nhiễm mỡ), tăng tổng hợp glucose và triglycerit,giải phóng VLDL, tạo vòng xoắn bệnh lý Thêm vào đó, gia tăng luồng tiềnchất của glucose như lactate, alamine và glycerol từ tổ chức ngoại biên đếngan cũng tham gia vào sự duy trì gia tăng tốc độ phóng thích glucose tại gantrong đề kháng insulin [41]

1.2.4 Các phương pháp đánh giá kháng Insulin:

Có nhiều phương pháp và chỉ số khác nhau

Trang 30

1.2.4.1 Định lượng insulin máu cơ bản lúc đói

Sau một đêm nhịn đói, lấy mẫu máu buổi sáng định lượng nồng độinsulin và glucose Ở người khỏe mạnh, trạng thái cân bằng glucose ổn địnhnhất khi đói với ngưỡng tiết insulin cơ bản từ tế bào beta tuyến tụy thay đổikhông đáng kể và quá trình sinh glucose từ gan hằng định Nồng độ insulinmáu lúc đói phản ảnh mức độ kháng hay nhạy insulin tại gan Để đảm bảo độchính xác, phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nhịn đói Insulin

có thể được định lượng theo các phương pháp sau:

- Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA- Radio Immuno Assay)

- Đo lượng phóng xạ miễn dịch học

- Kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA-Electro Chemi nessance Immuno Assay)

Lumi Kỹ thuật miễn dịch enzym với những kháng thể đơn dòng khánginsulin

Các phương pháp khác nhau cho giới hạn nồng độ insulin bình thườngkhá khác nhau Trong đó kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang cho kết quảchính xác nhất Tùy từng phương pháp mà các tác giả đề xuất ngưỡng chẩnđoán kháng insulin dựa theo nồng độ insulin máu lúc đói khác nhau [14]

1.2.4.2 Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:

Định lượng nồng độ Glucosse,Insulin lúc đói

Cho uống 75g Glucosse, sau 30 phút, 120 phút lấy máu định lượng nồng

độ Glucosse,Insulin

Đánh giá các chỉ số tại các thời điểm để thấy có hoặc không tình trạng đềkháng Insulin

1.2.4.3 Các phương pháp ngoại sinh

Kỹ thuật kẹp đẳng đường- cường Insulin: là tiêu chuẩn vàng để đánh

giá tình trạng đề kháng Insulin Nguyên tắc là đo lượng Glucosse cần thiết, để

Trang 31

bù Insulin máu tăng mà không gây hạ đường huyết Kỹ thuật kẹp glucose thựchiện trong khoảng thời gian 2 giờ: truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,06UI/kg/phút Đồng thời với Insulin,Glucose 20% được truyền tĩnh mạchđể duytrì nồng độ glucose máu từ 5- 5,5 mmol/L Tốc độ truyền glucose được xácđịnh bởi kiểm tra Glucose máu mỗi 5 phút Tốc độ truyền glucose trong 30phút cuối của thử nghiệm sẽ xác định tình trạng kháng Insulin

Tốc độ truyền > 7,5 mg glucose / phút: nhạy cảm Insulin

Tốc độ truyền <4 mg glucose / phút: có kháng Insulin

Tốc độ truyền từ 4,1 – 7,5 mg glucose / phút: Bệnh nhân có rối loạndung nạp đường huyết( tiền kháng Insulin)

1.2.5 Một số chỉ số đánh giá độ nhạy/kháng insulin

1.2.5.1 Tỉ lệ Glucose/Insulin (G/I) đói

Tỉ lệ Glucose/Insulin đói được xem là một chỉ số sàng lọc để đánh giákháng insulin Tỉ lệ Glucose/Insulin đói <4,5 được xem là bất thường với độnhạy là 95% và độ đặc hiệu là 84% [79]

Một số các nghiên cứu sử dụng chỉ số G/I để đánh giá kháng insulin (đặcbiệt là sử dụng cho các bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang) Tuynhiên đối với bệnh nhân đái tháo đường chỉ số này ít có giá trị vì nồng độglucose và insulin có sai số lớn giữa các thời điểm lấy máu xét nghiệm [14]

và cũng còn một số hạn chế so với các chỉ số khác [67]

1.2.5.2 Chỉ số HOMA-IR

Mô hình đánh giá cân bằng nội mô (HOMA = Homeostasis modelassessment) được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong các nghiên cứu đánh giáchức năng tế bào beta và tình trạng đề kháng insulin và được đề xuất vào năm

1985, đây là một mô hình đánh giá tương tác giữa động học insulin vàglucose, được sử dụng để tiên đoán nồng độ insulin và glucose trong trạngthái ổn định (lúc đói) [80] Giảm chức năng tế bào bêta là giảm đáp ứng tiếtinsulin với kích thích từ nồng độ glucose máu, kháng insulin là giảm phảnứng ức chế sinh glucose ở gan của insulin HOMA mô tả cân bằng động giữa

Trang 32

insulin và glucose không theo liên quan tuyến tính Công thức lập trình trênmáy tính cho phép tính toán sự kết hợp giữa S1 (HOMA %S) với chứcnăng tế bào bêta (HOMA%B) khi nhập thông số glucose và insulin máu lúcđói của từng bệnh nhân Tuy nhiên, trong thực thế rất khó hay có thể nói làkhông thể đánh giá chính xác cập nhật chức năng tiết insulin của tế bàobêta Do đó người ta tính mức độ kháng insulin dựa theo công thức HOMA(HOMA-IR) [80]:

HOMA IR  Io(U/mL)  Go (mmol/L)

22,5HOMA-IR: Homeostasis Model Assessment Insulin Resistance – Chỉ sốkháng insulin theo phương pháp đánh giá ổn định nội môi

I0: nồng độ insulin lúc đói tính bằng μU/ml.U/ml

G0: nồng độ glucose lúc đói tính bằng mmol/L

1.2.5.3 Chỉ số QUICKI

Chỉ số QUICKI (Quantitative Insulin Sensitivity Check Index): Còn gọi

là chỉ số kiểm soát độ nhạy chất lượng insulin Chỉ số QUICKI được tính theo công thức của Kazt và cộng sự (2000) [17]:

log(I0) + log(G0)

I0: nồng độ insulin máu lúc đói tính bằng μU/ml.U/ml

G0: nồng độ glucose máu lúc đói tính bằng mg/dl

Tổ chức y tế thế giới quy định có kháng insulin khi chỉ số QUICKI nhỏhơn tứ phân vị thấp nhất trong nhóm chứng QUICKI là chỉ số có giá trị cao,liên quan chặt với nghiệm pháp kẹp (r = 0,8 – 0,9) Được sử dụng rộng rãitrong các nghiên cứu dịch tễ học [17], [78]

1.2.5.4 Chỉ số MCAULEY

Chỉ số McAuley (dựa vào sự gia tăng của nồng độ triglycerid và insulinmáu lúc đói) do McAuley đề xuất, công thức tính :

F(x)= exp[2,63  0,28 lnI0(μU/ml.U/ml) – 0,31 lnTG (mmol/L)]

Một số nghiên cứu chỉ ra chỉ số McAuley có thể có giá trị hơn chỉ số

Trang 33

HOMA-IR và định lượng insulin máu đói cơ bản trong dự đoán nguy cơ cácbiến cố tim mạch ở chủng tộc da đen [30].

1.2.5.5 Chỉ số Bennett

Công thức tính: Chỉ số Bennett=1/[Ln(Io μU/ml.U/ml) X Ln (Go mmol/L] [17]

1.2.5.6 Chỉ số triglyceride và glucose (TyG)

Chỉ số TyG được đề xuất bởi Guerrero-Romero và cộng sự (2008), làmột chỉ điểm gián tiếp cho tình trạng đề kháng insulin và nhiều nghiên cứuhiện nay cho thấy chỉ số TgG có giá trị dự đoán nguy cơ mắc bệnh đái tháođường và hội chứng chuyển hóa [48]

Chỉ số TyG được tính toán đơn giản và thuận tiện dựa vào triglyceridmáu đói và glucose máu đói theo công thức sau:

TyG = Ln[ TG (mg/dL) X glucose (mg/dL)/2] [37]

Với TG được chuyển đổi từ đơn vị mmol/L thành đơn vị mg/dl theocông thức:

TG (mmol/L) X 0,875 = TG (mg/dL)Glucose được chuyển đổi từ đơn vị mmol/L thành đơn vị mg/dL theocông thức:

Go (mmol/L) X 18 = Go (mg/dL)

1.2.5.7 Tỷ Leptin/Adiponectin

Trên những bệnh nhân thừa cân, béo phì, nồng độ leptin cao hơn và nồng

độ adiponectin thấp hơn nhóm chứng do đó tỷ leptin/ adiponectin trong huyếttương trên nhóm béo phì, thừa cân đều cao hơn tỷ leptin/adiponectin trênnhóm chứng [11]

Giá trị chẩn đoán tình trạng đề kháng insulin theo chỉ số TgG đã đượcchúng minh qua rất nhiều nghiên cứu trên thế giới Điểm cắt chẩn đoán đềkháng insulin của chỉ số này cũng tùy theo sự khác nhau về nhóm đối tượngtrong từng nghiên cứu Nghiên cứu của Salazar và cộng sự (2017) trên 1050

nữ và 954 nam ở thành phố Maracaibo, Venezuela ghi nhận chỉ số TyG trung

Trang 34

bình là 4,6 ± 0,3, điểm cắt 4,49 để xác định tình trạng kháng insulin Nghiêncứu của Li và cộng sự (2018) trên 992 bệnh nhân trên 40 tuổi tại Trung Quốccho thấy chỉ số TyG là những chỉ số đơn giản để đánh giá kháng insulin và cóthể tiên đoán có ý nghĩa thống kê hội chứng chuyển hóa với điểm cắt 8,98[41] Nghiên cứu của Guerrero-Romero (2017) tại Mexico ghi nhận TyGđược sử dụng để chẩn đoán kháng insulin với điểm cắt phù hợp nhất là 4,75đối với nữ và 4,70 đối với nam Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2018) trên

7643 người Hàn Quốc có tuổi từ 40 - 69 đánh giá kháng insulin ghi nhận chỉ

số TyG có giá trị xác định kháng insulin và điểm cắt của chỉ số TyG là 4,69[39] Nghiên cứu của Er và cộng sự (2016) ở Đài Loan trên bệnh nhận khôngmắc bệnh ĐTĐ ghi nhận chỉ số TyG có giá trị trong việc chẩn đoán tình trạngkháng insulin với điểm cắt 4,11 [31]

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Viết Thái trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2

có hẹp động mạch vành tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận cho thấy chỉ số TyG có ýnghĩa trong chẩn đoán HCCH tại điểm cắt 9,145

1.2.5.8 Chỉ số triglyceride glucose -WC (TyG-WC):

Chỉ số TyG-VC được tính theo công thức: TyG x WC

Điểm cắt chẩn đoán theo nghiên cứu tại Venuazuala là 4,5 nghiên cứu tạiĐài loan 3,5

- Chỉ số nhạy insulin (ISI: insulin sensitivity index):

Là tỷ số giữa nồng độ glucose và insulin máu (I/G)

Trang 35

Sử dụng NPDNG để đánh giá đáp ứng tiết insulin thừa sớm trong 30phút đầu Tỷ số giữa nồng độ Glucose và insulin lúc đói là hằng số sau đó sovới nhóm chứng [17].

- Chức năng tế bào beta

Khả năng tiết insulin của beta được tính theo công thức [17]

Chỉ số M = (20xI0)(G0 - 3,5)Trong đó:

+ I0 là nồng độ insulin máu lúc đói

+ G0 là nồng độ glucose máu lúc đói

1.3 KHÁNG INSULIN VÀ THỪA CÂN - BÉO PHÌ

Kháng insulin là một tình trạng bệnh lý trong đó insulin tạo ra một đápứng sinh học kém hơn bình thường Tình trạng kháng insulin đóng vai tròquan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2 và có mối liênquan chặt chẽ với nhiều bệnh lý khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,vữa xơ động mạch (hội chứng chuyển hóa, hội chứng X…), buồng trứng đanang… [74] Có nhiều cơ chế giải thích tình trạng kháng insulin ở người thừacân - béo phì [42]

1.3.1 Acid béo và adipokin

Trang 36

Các chất chuyển hóa của acid béo (acyl-Coenzym A, ceramide vàdiacyglycerol) hoạt động nhờ các chất truyền tín hiệu sẽ hoạt hóa các proteinkinase (protein kinase C - PKC), chất ức chế yếu tố nhân kappa B (theinhibitor of nuclear factor-кB) Các protein kinase này làm giảm dẫn truyềntín hiệu insulin bằng cách ức chế quá trình serine phosphoryl hóa các cơ chấtthụ thể insulin (IRS: insulin receptor substrates), chất trung gian truyền tínhiệu chủ chốt qua thụ thể insulin Bên cạnh tạo ra nhiều acid béo tự do, mô

mỡ nội tạng ở người béo phì cũng rất nhiều adipokin (adiponectin, resistin,IL-6 ) Các sản phẩm tiền viêm và nội tiết này tương tác với dòng thác pháttín hiệu của insulin gây nên tình trạng kháng insulin [42]

1.3.2 Thay đổi nồng độ hormone

Cortisol là một hormone được tiết ra từ mô mỡ Nồng độ glucocorticoidtăng gây nên kháng insulin và đái tháo đường týp 2 bằng cách đối kháng tácdụng chống tân tạo glucose ở gan của insulin [17]

1.3.3 Rối loạn chức năng ty lạp thể

Rối loạn chức năng ty lạp thể: giảm chức năng ty lạp thể (gồm: giảmhoạt động oxy hóa ty lạp thể và giảm tổng hợp ATP của ty lạp thể) là do bởinồng độ triglyceride cao ở cơ và gan làm gia tăng các chất chuyển hóa acidbéo bên trong tế bào (acyl-CoA mỡ và diacylglyerol) làm gián đoạn đườngdẫn truyền tín hiệu insulin ở cơ cũng nhờ ở gan [17], [74]

Giảm số lượng ty lạp thể ở cơ do tăng tích tụ mỡ trong tế bào, gây nêngiảm hoạt động của gen điều hòa qua trình sinh tổng hợp ty lạp thể, ví dụ:PGC-1α (PPARγ coactivator 1α: chất đồng vận PPARγ 1α) và PGC-1β(PPARγ coactivator 1 β: chất đồng vận PPARγ 1 β) [17]

1.3.4 Khiếm khuyết về sự phosphoryl oxy hóa trong ty lạp thể

Trang 37

Stress oxy hóa: là tình trạng mất cân đối dai dẳng giữa quá trình sản xuấtcác loại phân tử phản ứng cao (chủ yếu là oxy và nitơ) và hàng rào chống oxyhóa Tích lũy mỡ quá mức gây tăng các loại oxy phản ứng (ROS: reactiveoxygen species) đƣợc tạo ra bởi quá trình β oxy hóa ty lạp thể Khi ROS quánhiều thì hoạt hóa hàng loạt protein kinase serine/threonine JNK (JUN kinase,IKK-β (chất ức chế yếu tố nhân kappa B kinase β), điều này ức chế tín hiệuinsulin hoặc là trực tiếp thông qua ức chế quá trình serine phosphoryl hóa cơchất thụ thể insulin IRS-1 (insulin receptor substrate 1) hay IRS-2 hoặc làgián tiếp thông qua quá trình chuyển vị đƣợc xúc tác bởi NF-кB (yếu tố nhânkappa B) [17]

Stress nội bào mô luới (ER stress: endoplasmic reticulum stress): béophì hoạt hóa đáp ứng stress nội bào mô lưới tế bào làm ức chế tín hiệuinsulin [17]

1.3.5 Cơ chế thần kinh

Não tạo ra hệ thống thông tin gồm đáp ứng với tín hiệu hormon nhờinsulin và leptin, đồng thời đáp ứng với tín hiệu dinh dưỡng, tương xứng vớikhối lượng thức ăn đưa vào bằng cách gởi tín hiệu kiểm soát hành vi ăn uống

và quá trình chuyển hóa các chất nhằm ổn định nội môi Leptin và insulin cóvai trò trong việc kiểm soát chuyển hóa glucose ngoại biên [17]

1.3.6 Dự trữ mỡ lạc chỗ

Béo phì làm gia tăng nồng độ acid béo và các phân tử lipid khác nhưtriglyceride gây nên mỡ dự trữ lạc chỗ ở cơ và gan, làm hoạt hóa proteinkinase C gây ức chế tín hiệu insulin

Tóm lại, kháng insulin ở người béo phì là một quá trình rối loạn phứctạp Các con đường có thể xảy ra đơn độc hoặc phối hợp với nhau làm ảnhhưởng đến đường dẫn truyền tín hiệu insulin và chức năng các mô chuyển hóa

khác nhau như: mỡ, gan, cơ, hệ miễn dịch, hệ thần kinh [17]

Trang 38

1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Thuận, Nguyễn Thy Khuê (2012) trên

509 đối tượng công nhân viên chức quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ghinhận chỉ số HOMA-IR trung bình ở nhóm không có tăng huyết áp và có tănghuyết áp lần lượt là 1,48 và 1,83 và tỷ lệ kháng insulin theo HOMA-IR ở hainhóm này lần lượt là 53,3% và 74,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kêvới p < 0,0001 [16]

Năm 2013, Hồ Thị Kinh Thanh nghiên cứu tình trạng kháng insulin ởngười cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Hà Nội ghi nhận tỷ lệ khánginsulin là 54% giống nhau theo cả hai tiêu chí nồng độ insulin máu lúc đói vàchỉ số HOMA-IR Trong nghiên cứu này, tác giả xác định tình trạng khánginsulin chủ yếu thông qua nồng độ insulin lúc đói, chỉ số HOMA-IR và chỉ sốQUICKI [14]

Năm 2015, nghiên cứu của Nguyển Hải Thủy và cộng sự trên đối tượngnữa ăn chay trường khi đánh giá kháng insulin cũng sử dụng các chỉ số HOMA-

IR, chỉ số QUICKI, chỉ số Mac Auley và nồng độ insulin máu đói và ghi nhậntình trạng kháng insulin ở đối tượng ngày có tỷ lệ thấp và có sự khác biệt giữacác chỉ số [18]

Năm 2018, Lê Thị Ánh Minh nghiên cứu các chỉ số TyG đánh giá tìnhtrạng đề kháng Insulin ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có hoặc không tăng

Trang 39

huyết áp tại bệnh viện trung ương Huế ghi nhận tỉ lệ kháng insulin trên bệnhnhân hội chứng chuyển hóa là 44,9%, chỉ số TyG trung bình là 4,56 ± 0,52 vàkết luận chỉ số TyG có ý nghĩa tiên lượng độc lập tình trạng kháng insulin với

OR = 3,362 [7]

Năm 2018, nghiên cứu của Phạm Viết Thái trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cóhẹp động mạch vành trên chụp MDCT 64 lắt cắt tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuậncho thấy chỉ số TyG có ý nghĩa trong chẩn đoán HCCH tại điểm cắt 9,145 với

độ nhạy 93,6% và độ đặc hiệu 52,6%, chỉ số TyG tương quan thuận với chỉ sốHOMA-IR và chỉ số TyG càng cao thì mức độ hẹp càng nặng và số nhánh hẹpcàng nhiều [13]

1.4.2 Ngoài nước

Nghiên cứu của Salazar và cộng sự (2017) trên 1050 nữ và 954 nam ởthành phố Maracaibo, Venezuela ghi nhận chỉ số TyG trung bình là 4,6 ± 0,3,điểm cắt 4,49 để xác định tình trạng kháng insulin, độ nhạy 82,6% và độ đặchiệu 82,1% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi sự dụng chỉ sốTyG và chỉ số HOMA-IR [72]

Nghiên cứu của Li và cộng sự (2018) trên 992 bệnh nhân trên 40 tuổitại Trung Quốc cho thấy chỉ số TyG là những chỉ số đơn giản để đánh giákháng insulin và có thể tiên đoán có ý nghĩa thống kê hội chứng chuyển hóa

và chỉ số TyG ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa là 8,98 ± 0,57 và cao hơn

có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có hội chứng chuyển hóa [36]

Nghiên cứu của Wu và cộng sự (2016) trên 511 đối tượng không đáitháo đường ở Đài Loan cho thấy chỉ số TyG có mối quan hệ chặc chẽ với chỉ

số HOMA-IR trong đánh giá tình trạng kháng insulin và kết loại đây là nhữngchỉ số đơn giản, dễ áp dụng trong xác định sớm kháng insulin [31]

Yuan và cộng sự nghiên cứu trên 7629 người Trung Quốc trưởng thành(2014) ghi nhận các chỉ số TyG có mối liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kêvới chỉ số HOMA-IR, AUC của chỉ số TyG là 0,709 ở nam và 0,711 ở nữ Từ

Trang 40

đó, kết loại chỉ số TyG có giá trị hơn trong xác định sớm tình trạng khánginsulin [28].

Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2018) trên 7643 đường Hàn Quốc cótuổi từ 40 - 69 đánh giá kháng insulin ghi nhận chỉ số TyG có giá trị xác địnhkháng insulin và điểm cắt của chỉ số TyG là 4,69 Nghiên cứu này cũng kếtluận chỉ số TyG có giá trị dự báo đái tháo đường có ý nghĩa hơn chỉ số VAI

và LAP [45]

Nghiên cứu của Er và cộng sự (2016) ở Đài Loan trên bệnh nhận khôngmắc bệnh ĐTĐ ghi nhận chỉ số TyG có giá trị trong việc chẩn đoán tình trạngkháng insulin với điểm cắt 4,11 [31]

Nghiên cứu của Guerrero-Romero (2010) tại Mexico ghi nhận TyGđược sử dụng để chẩn đoán kháng insulin với điểm cắt phù hợp nhất là 4,75đối với nữ và 4,70 đối với nam TyG cũng được chứng mình có mối liên quanvới HOMA-IR (r=0,910 ở nữ và r=0,902 ở nam) [37]

Ngày đăng: 25/11/2019, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Họ và tên bệnh nhân:…………………………………………………… Khác
2. Giới: a. Nam □ b. Nữ □ 3. Tuổi…………………………… Khác
4. Địa chỉ Khác
5. Ngày khám :……………………….6. Số vào viện:...................................7. Chẩn đoán:II. KHÁM LÂM SÀNG Khác
2. Cân nặng: ….... kg 3. Chiều cao:.......m 4. BMI: ……..kg/m2 5. Vòng bụng……........cm Khác
1. Glucose máu đói: …..........mmol/L 2. Insulin máu đói…………..mcgU/ml 3. Bilan Lipid :Cholesterol toàn phần máu:................mmol/L Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w