1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DẠY HỌC NỘI DUNG HÌNH HỌC TRỰC QUAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 6 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

91 825 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 11 MB

Nội dung

Trình bày được cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: năng lực, các năng lực toán học cần được hình thành đối với học sinh lớp 6, dạy học trực quan…Thể hiện rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát triển một số năng lực cho học sinh. Vai trò này được cụ thể hóa bằng việc phân tích, thực hiện giáo án mẫu đã trình bày ở chương 2.Luận văn đã thể hiện được nội dung dạy học Hình học trực quan cho học sinh theo nội dung mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành năm 2018.Xây dựng được một số biện pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học trực quan để phát triển năng lực của học sinh.Đã soạn được một số giáo án dùng cho thực nghiệm giảng dạy tại trường, có thể là một tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc áp dụng triển khai nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đề ra.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU HÀ

DẠY HỌC NỘI DUNG HÌNH HỌC

TRỰC QUAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 6

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU HÀ

DẠY HỌC NỘI DUNG HÌNH HỌC TRỰC QUAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 6

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ

MÔN TOÁN HỌC

Mã số: 8.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Văn Tấn

HÀ NỘI – NĂM 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ được hoàn thành chính là do sự nỗ lực cố gắng củabản thân cũng như có được sự giúp đỡ rất lớn của các thầy cô giáo, sự độngviên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận vănthạc sĩ

Xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy PGS TS Trần Văn Tấn người

đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho tôi được hoàn thành luận văn Xinchân thành cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Sư phạm Trường Đại học Giáodục – Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cô trong bộ mônPhương pháp nói riêng đã truyền thụ kiến thức các bộ môn học cũng như giúp

đỡ, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn

Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ và thời gian nghiên cứu cònhạn chế nên luận văn khó tránh khỏi còn mắc những thiếu sót Rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp, nhận xét của quý thầy cô và bạn đọc để luậnvăn hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1 Bảng tần số điểm kiểm tra hai lớp ……… 69

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh tần số ……… 69

Bảng 3.2 Bảng thống kê mô tả kết quả kiểm tra ……… 69

Bảng 3.3 Mô tả kết quả kiểm định Z……… 70

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 6

Hình 1.1 Các thành phần cấu trúc của năng lực……… 10

Hình 2.1 Bánh chưng hình vuông……… 25

Hình 2.2 Viên gạch lát ……… …… 25

Hình 2.3 Khối rubic ……… 25

Hình 2.4 Bàn cờ……… 26

Hình 2.5 Quốc ấn……… 26

Hình 2.6 Hình các slide sử dụng trong bài dạy Hình vuông……… 30

Hình 2.7 Đền Taj Mahal……… 34

Hình 2.8.Con bướm ……… 34

Hình 2.9 Biển báo giao thông……… 34

Hình 2.10 Chữ cái tiếng Việt……… 34

Hình 2.11 Khuôn mặt……… 35

Hình 2.12 Chữ cái tiếng Việt……… 35

Hình 2.13 Biển báo giao thông……… 35

Hình 2.14 Ngôi sao……… 36

Hình 2.15 Cái đĩa……… 36

Hình 2.16 Tháp Eiffel……… 36

Hình 2.17 Hình thực tế về trục đối xứng……… 38

Hình 2.18 Hình các slide sử dụng trong bài dạy Trục đối xứng………… 39

Hình 2.19 Hình cửa kéo sắt……… 43

Hình 2.20 Đồ trang sức……… 44

Hình 2.21 Vải thổ cẩm……… 44

Hình 2.22 Vạch kẻ đường……… 44

Hình 2.23.Cửa sổ chùa Kleang-Sóc Trăng……… 44

Hình 2.24 Cách gấp hình thoi……… 47

Hình 2.25 Một số biển báo giao thông……… 48

Hình 2.26 Kiến trúc chùa……… 51

Hình 2.27 Kim tự tháp……… 51

Hình 2.28 Biển báo giao thông……… 51

Hình 2.29 Kệ treo tường……… 52

Hình 2.30 Cầu Burard- Vancouver……… 54

Hình 2.31 Hình ảnh thực tế về đối xứng……… 56

Hình 2.32 Hình ảnh thực tế về đối xứng tâm……… 58

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu: 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

6 Mẫu khảo sát 2

7 Vấn đề nghiên cứu: 3

8 Giả thuyết khoa học 3

9 Phương pháp nghiên cứu 3

10 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC TRỰC QUAN VÀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 4

1.1 Cơ sở lí luận của dạy học trực quan 4

1.1.1 Thế nào là dạy học trực quan? 4

1.1.2 Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn Toán 5

1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học trực quan 7

1.1.4 Những yêu cầu đối với phương tiện trực quan và với việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán 7

1.2 Cơ sở lí luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực 8

1.2.1 Khái niệm về năng lực 8

1.2.2 Đặc điểm - Cấu trúc của năng lực 10

1.2.3 Nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực 12

Trang 8

1.3 Thực trạng dạy học Hình học trực quan ở trường Trung học cơ sở hiện

nay 14

Kết luận chương 1 15

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC HÌNH HỌC TRỰC QUAN HÌNH HỌC LỚP 6 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 16

2.1 Nội dung hình học trong chương trình hình học 6 Trung học cơ sở 16

2.1.1 Nội dung hình học trong chương trình hình học 6 Trung học cơ sở 18

2.1.2 Những chú ý khi dạy hình học trong chương trình hình học lớp 6 Trung học cơ sở 20

2.2 Thiết kế bài giảng dạy học hình học trực quan Toán 6 theo hướng phát triển năng lực 21

2.2.1 Phương pháp dạy nội dung Hình học trực quan theo hướng phát triển năng lực của học sinh 22

2.2.2 Thiết kế bài dạy Hình vuông – Hình học 6 22

2.2.3 Thiết kế bài dạy Trục đối xứng – Hình học 6 32

2.2.4 Thiết kế bài dạy Hình thoi – Hình học 6 41

2.2.5 Thiết kế bài dạy Tam giác đều – Hình học 6 48

2.2.6 Thiết kế bài dạy Đối xứng tâm – Hình học 6 57

Kết luận chương 2 60

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 60

3.2 Tổ chức thực nghiệm 60

3.2.1 Xây dựng kế hoạch thực nghiệm 60

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 60

3.2.2.1 Đề kiểm tra thực nghiệm 60

3.2 2.2 Ý định sư phạm của đề kiểm tra 70

3.2.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 71

Kết luận chương 3 60

Trang 9

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61

1 Kết luận 74

2 Khuyến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, môn Toán giữ vai tròquan trọng Toán học là một trong những công cụ quan trọng giúp cung cấptri thức để người học có thể học tập các môn học khác Thông qua Toán học,người học được rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và lôgic, phát triển tư duylinh hoạt, sáng tạo và khả năng tưởng tượng tốt Do vậy, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của môn Toán là thông qua dạy học tri thức toán học sẽdạy học sinh cách tư duy, chủ động làm chủ kiến thức, rèn luyện đạo đức,phát triển tư duy cho học sinh

Mục tiêu đổi mới giáo dục được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốchội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngnhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dụcphổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phầnchuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục pháttriển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và pháthuy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Trong bối cảnh chương trình môn Toán mới công bố, làm thế nào đểdạy cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp cận? Làm thế nào để người dạy có PPDHnhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực người học?

Trong hình học, hình học trực quan về các hình như tam giác đều, tamgiác vuông, lục giác đều, tính đối xứng… là một trong những nội dung mới sẽđược đưa vào Chương trình Toán 6 Đó là một trong những nội dung khá xa lạvới chương trình hiện hành, nhất là trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dụctheo hướng phát triển năng lực của người học Chính vì những lí do như vậy, tôichọn đề tài “ Dạy học nội dung Hình học trực quan trong chương trình Toán lớp

6 theo hướng phát triển năng lực của người học ” nhằm đề xuất một phương ántriển khai giảng dạy nội dung này

Trang 11

2 Lịch sử nghiên cứu

Qua tìm hiểu tôi thấy có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về việc dạy họchình học, cách giải các bài toán hình học THCS, nhưng rất ít đề tài nào nghiêncứu nhiều về dạy học hình học trực quan trong chương trình dạy học ToánTHCS đặc biệt dạy học hình học trực quan trong chương trình Hình học 6

3 Mục đích nghiên cứu:

Xuất phát từ chương trình môn học, từ bối cảnh thực tế, chúng tôi đềxuất nội dung chi tiết và phương pháp dạy nội dung Hình học trực quan trongchương trình Toán 6 theo hướng phát triển năng lực của người học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về cơ sở lí luận của chương trình dạy học theo định hướng pháttriển năng lực của học sinh

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học Hình học trực quan

- Thiết kế bài giảng hình học dạy học Hình học trực quan theo hướng pháttriển năng lực người học

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình hình thành, mô tả khái niệm hình học của học sinh

Trang 12

7 Vấn đề nghiên cứu:

Dạy học Hình học trực quan trong chương trình sách giáo khoa Toán 6như thế nào để học sinh phát huy năng lực bản thân

8 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện dạy học hình học trực quan cho học sinh lớp 6 Trung học

cơ sở theo đề xuất trong luận văn thì học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thứcmới dễ dàng, chủ động, đồng thời sẽ phát huy năng lực bản thân, tính tích cựctrong việc tiếp thu kiến thức mới và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạtmục tiêu dạy học môn Toán

9 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu về lí luận dạy học, tìm hiểu sách

giáo khoa, sách GV, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học [9]

- Phương pháp điều tra: điều tra khả năng phát triển năng lực qua nội dung

hình học trực quan Toán 6 đồng thời so sánh chất lượng của học sinh trước vàsau thực nghiệm

- Phương pháp quan sát: tham gia dự giờ, các buổi sinh hoạt chuyên đề trao đổi với đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của

đồng nghiệp về PPDH môn học; phân tích kết quả học tập của học sinh nhằmtìm hiểu thực trạng về việc học hình của học sinh THCS

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học thực nghiệm tại

trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt – Đống Đa – Hà Nội

10 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc của luận văn mà tôi thực hiện gồm có phần mở đầu, phần kếtluận, danh mục tài liệu tham khảo và 2 chương chính:

Chương 1 : Cơ sở lí luận của dạy học trực quan và dạy học theo hướng pháttriển năng lực

Chương 2 : Dạy học Hình học trực quan Toán 6 theo hướng phát triển nănglực của người học

Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC TRỰC QUAN VÀ DẠY

HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.1 Cơ sở lí luận của dạy học trực quan

1.1.1 Thế nào là dạy học trực quan?

Trực quan là quá trình con người thực hiện quá trình quan sát, nhận biết

sự vật hiện tượng trong thực tế bằng các giác quan của mình

Phương tiện trực quan trong dạy học chính là các phương tiện dạy họcnhư vật thật, mô hình, tranh vẽ, sơ đồ…nhằm diễn tả một đối tượng nào đó.Nói cách khác, phương tiện trực quan là những đồ dùng học tập mà ngườithầy và người học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm truyền thụ kiếnthức, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh thông qua việc sử dụng tri giác để

mô tả sự vật hiện tượng

Dựa vào sự tác động của sự vật, hiện tượng trực quan vào các giácquan, người ta chia phương tiện trực quan gồm: nghe, nhìn, …

Dựa vào nguồn gốc của sự vật, hiện tượng, người ta xếp phương tiệntrực quan thành hai nhóm cơ bản:

- Nhóm nhân tạo: bao gồm có mô hình, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, sơ đồ khối….Những phương tiện trực quan này dùng để phác họa bản chất của một hìnhhình học hay tính chất cơ bản của loại hình học đó

- Nhóm tự nhiên: bao gồm vật thật, các sản phẩm Toán học

Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học trong đó sửdụng phương tiện trực quan, nhằm giúp cho học sinh cảm giác, tri giác tài liệumới từ đó nắm bản chất của các loại hình hình học

Phương pháp dạy học trực quan gồm hai hoạt động: hoạt động quan sátcủa học sinh và hoạt động thể hiện trực quan của giáo viên Hai hoạt động nàyluôn tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau thúc đẩy quá trình nhận thức đạt kếtquả cao

Các tri thức toán học vốn có tính trừu tượng và khái quát cao trong khi

Trang 14

tư duy của học sinh còn mang tính cụ thể, gắn với hình ảnh, hình tượng cụthể Chính vì vậy mà trực quan sẽ bổ sung vốn hiểu biết cho các em, cung cấpchỗ dựa cho các hoạt động tư duy giúp học sinh dễ chú ý, để từ đó có thể nắmcác tri thức trừu tượng một cách vững chắc, tự giác và phát triển năng lực tưduy trừu tượng; qua đó hình học trực quan cũng là bước đệm giúp học sinh cóthêm tự tin khi chuyển từ hình học trực quan sang hình học suy diễn một cách

dễ dàng hơn ở chương trình hình học lớp 7

Phương pháp dạy học trực quan đóng góp một phần quan trọng đối vớiviệc dạy và học Toán, đặc biệt là đối với dạy học môn Toán theo chương trìnhđổi mới sách giáo khoa sẽ đưa vào triển khai sắp tới Các phương tiện sử dụngtrong dạy học trực quan vừa là phương tiện để dạy học vừa cung cấp kiếnthức cho học sinh khai thác

1.1.2 Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn Toán

* Cơ sở triết học

Chúng ta đều biết mọi lý thuyết đều bắt nguồn từ thực tiễn Vì vậy thựctiễn được coi là cơ sở của nhận thức, là mục đích đồng thời là tiêu chuẩn đểkiểm tra kiến thức

Theo quan điểm của duy vật biện chứng, quá trình nhận thức gồm bagiai đoạn: nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lí tính và giai đoạn tái sinh

cụ thể và trừu tượng Lênin đã chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan” [13].

Quan điểm này của Lênin cho thấy trực quan là điểm bắt đầu của nhậnthức, trực quan là nguồn cung cấp tri thức về sự vật, hiện tượng Trực quanđược đặc trưng bởi các quá trình tâm lí bao gồm: cảm giác, tri giác biểutượng, tình cảm và ý chí Quá trình nhận thức này mới phản ánh được cácthuộc tính bên ngoài, không bản chất Vì vậy, các thông tin cần được xử lí quatrí óc từ đó mới biết đúng bản chất của sự vật, hiện tượng

Trang 15

Vì vậy, tư duy trừu tượng, trực quan sinh động – nhận thức cảm tính,

và nhận thức lí tính là những bộ phận của quá trình lĩnh hội kiến thức

Để nhận thức đạt kết quả cao nhất thì cần kiểm tra và vận dụng vàothực tiễn Sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng cùng với mỗiliên hệ với thực tiễn vào 2 quá trình trên tạo nên quá trình nhận thức

* Cơ sở tâm – sinh lí

Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức được thực hiện một cách

hệ thống Quá trình này gồm ba giai đoạn được thực hiện kế tiếp nhau: nhậnthức cảm tính, nhận thức lí tính và tái sinh cái cụ thể trong tư duy

Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn được thực hiện trong ý thứccon người về các sự vật, hiện tượng cùng với thuộc tính của nó Sự vật hiệntượng tác động lên các giác quan của con người như thị giác, thính giác….do

đó nảy sinh nhận thức cảm tính Tín hiệu đầu tiên của giai đoạn nhận thứccảm tính là cơ sở tâm lí của nhận thức cảm tính Tín hiệu thứ hai của giaiđoạn nhận thức cảm tính là tư duy trừu tượng - nó là giai đoạn phản ánh mộtcách trừu tượng, khái quát hóa đối tượng nhận thức dưới hình thức là nhữngkhái niệm, định luật Giai đoạn nhận thức cảm tính mới là giai đoạn đầu củaquá trình nhận thức nhưng nó giữ vai trò quan trọng Quá trình tư duy trừutượng sẽ không được hình thành nếu không có nhận thức cảm tính Sự kiểmtra vận dụng kiến thức mới thu được vào trong tình huống mới thể hiện giaiđoạn tái sinh cái cụ thể trong tư duy

Trong dạy học để quá trình nhận thức được thực hiện hiệu quả, người tathường sử dụng các phương tiện trực quan, nhất là với học sinh tiểu học,trung học cơ sở Với những đối tượng học tập là học sinh tiểu học, trung học

cơ sở, giai đoạn này cần đảm bảo cho học sinh nắm vững được các tài liệutrực quan Việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng học tập trực quan trong dạyhọc sẽ giúp cho học sinh tiếp nhận các thông tin về những thuộc tính, nhữngmối liên hệ - quan hệ của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên trực quan phải gắn bóvới tư duy trừu tượng, trên cơ sở khái quát hóa nó mới để lại ấn tượng, sự

Trang 16

quan tâm trong ý thức học sinh.

1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học trực quan

* Ưu điểm:

Các phương pháp để thực hiện dạy học trực quan nếu được sử dụngđúng, hợp lí sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện dạy học giúphình thành kiến thức Vì vậy, dạy học trực quan góp phần quan trọng trongviệc phát huy tính tích cực của nhận thức

Học sinh sẽ được huy động sử dụng nhiều giác quan cùng với lời nói đểquá trình dạy học trực quan tạo điều kiện cho người học dễ học, dễ hiểu, dễnhớ, phát huy được năng lực chú ý, năng lực quan sát, khám phá khoa học củahọ

* Nhược điểm:

Phương tiện trực quan chỉ được coi là phương tiện nhận thức, nếu lạmdụng chúng hoặc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ thì dễ làm cho học sinhphân tán chú ý, không tập trung vào bản chất của vấn đề, của kiến thức cầntruyền đạt, thậm chí sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh còn

bị hạn chế

1.1.4 Những yêu cầu đối với phương tiện trực quan và với việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán

* Đối với phương tiện trực quan:

- Phương tiện trực quan được sử dụng trong dạy học phải phù hợp vớimục tiêu và nội dung bài giảng nhằm phát huy khả năng tiếp thu của học sinh

- Phương tiện trực quan phải phản ánh được bản chất của đối tượngđồng thời đảm bảo tính khoa học

- Việc tạo ra các phương tiện trực quan trong dạy học phải đúng quyđịnh, đúng kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ

- Việc sử dụng phương tiện trực quan nên đơn giản, dễ sử dụng, tránhlạm dụng mất nhiều thời gian trong giờ dạy

- Tạo không gian để tất cả học sinh có thể quan sát sự vật, hiện tượng

Trang 17

rõ ràng, đầy đủ Lựa chọn các đồ dùng trực quan có kích thước phù hợp, bố tríthiết bị ở nơi cao, đảm bảo đủ ánh sáng.

* Yêu cầu về việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán

- Khi sử dụng các phương tiện trong dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ,tránh phân tán, xao nhãng sự chú ý của học sinh

- Kết hợp nhiều loại phương tiện trong giờ dạy học để huy động đượctối đa giác quan của học sinh

- Sử dụng kiến thức chính xác và tiến trình bài dạy; giáo viên hướngdẫn học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ tìm

ra được quy luật, bản chất của đối tượng toán học cần truyền thụ

- Lựa chọn đúng các phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với mụcđích, yêu cầu của từng tiết học

- Không thực hiện trình bày quá nhiều phương tiện trong một tiết dạy

để mất thời gian, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết dạy

- Cần hướng dẫn học sinh xác định đúng mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ,hướng dẫn quan sát, ghi chép những điều quan sát được Từ đó giúp học sinhrút ra những kết luận đúng, có tính khái quát và biết thể hiện các kết luận đómột cách rõ ràng

1.2 Cơ sở lí luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực

1.2.1 Khái niệm về năng lực

Năng lực là một phạm trù từng được đề cập đến trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội

Theo từ điển tiếng Việt, “ Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [12].

Theo cuốn từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực là nhữngcái mà một người phải thực hiện, chứng minh nó có hiệu quả trong việc làm,vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ cụ thể Định nghĩa này ám chỉ

Trang 18

trực tiếp rằng khi diễn giải hành vi phù hợp với việc làm, động cơ và kiếnthức, kỹ năng kỹ thuật (những gì mà một người biết về sự kiện, công nghệ,nghề nghiệp, quy trình, việc làm, tổ chức, ) Năng lực được thể hiện thôngqua các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc.

Vì vậy, có thể hiểu rằng năng lực không phải là một thuộc tính tâm lýduy nhất (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà nó chính là sự tổng hợpcác thuộc tính tâm lý của một cá nhân nhằm đáp ứng được những yêu cầuhoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được những kết quả như mong muốn

Tóm lại, dựa trên nhiều khái niệm, quan niệm của các tác giả có thểđịnh nghĩa như sau:“Năng lực chính là khả năng thực hiện hiệu quả một hoạt

động trong một hoàn cảnh nhất định nhờ sự tổng hợp các kiến thức, kĩ năng

và thái độ như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánhgiá qua cách thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các

vấn đề trong đời sống xã hội”.

Như vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến nănglực, bao giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lựctoán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt độngcủa hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy… Nănglực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc,hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị,trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trongmôi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xãhội [13]

Trong nội dung chương trình dạy học theo định hướng phát triển nănglực, khái niệm năng lực được hiểu là:

- Sự liên kết những tri thức, hiểu biết, khả năng, hoạt động nhằm đạtđược mục tiêu hình thành các năng lực chung, năng lực chuyên biệt

- Lựa chọn nội dung dạy học, phương pháp, hành động hợp lí nhằm

Trang 19

hình thành năng lực cần hướng tới.

1.2.2 Đặc điểm - Cấu trúc của năng lực

Năng lực có tính chất cá nhân, có sự tác động của một cá nhân cụ thể tớimột đối tượng cụ thể nào đó (kiến thức, xã hội, đời sống…) để có một sản phẩmnhất định, để từ đó thấy được sự khác nhau giữa người này với người khác

Để đánh giá năng lực con người, ta có thể dựa trên một kết quả hayhiệu quả cụ thể, nó đề cập tới một kết quả nào đó của công việc do chính conngười thực hiện ví dụ như năng lực học tập, năng lực tư duy…

Cấu trúc của năng lực theo quan điểm của các nhà sư phạm Đức được

mô tả bởi sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau [15]:

Hình 1.1 Các thành phần cấu trúc của năng lực

- Năng lực chuyên môn: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ có nộidung chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách khách quan, cóphương pháp và chính xác về mặt chuyên môn

- Năng lực phương pháp: là khả năng thực hiện những hành động có

kế hoạch, mục đích rõ ràng nhằm giải quyết các vấn đề

- Năng lực xã hội: là kết quả có thể đạt được trong những tình huốnggiao tiếp ứng xử xã hội hoặc trong những nhiệm vụ khác nhau mà tại đó có sự

Trang 20

phối hợp ăn ý, đoàn kết giữa những thành viên với nhau.

- Năng lực cá thể: dựa vào những cơ hội phát triển cũng như trình độcủa cá nhân, con người có khả năng xác định trình độ bản thân để từ đó pháttriển, xây dựng chiến lược và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, trong đóbao hàm cả những giá trị đạo đức và các thái độ, hành vi ứng xử Nó đượctiếp nhận qua việc rèn luyện đạo đức, cảm xúc cá nhân và khả năng tự chịutrách nhiệm trước các tình huống xảy ra trong đời sống xã hội

Hiện nay, trong chương trình dạy học của các nước thuộc tổ chức Hợptác và phát triển kinh tế, người ta sử dụng cấu trúc năng lực đơn giản hơn, cấutrúc này gồm hai nhóm: đó là năng lực chung và năng lực chuyên môn

* Các năng lực chung gồm:

 Khả năng thực hiện hành động một cách độc lập, hiệu quả

 Biết sử dụng giao tiếp và vận dụng tri thức một cách tự chủ

 Biết hành động hiệu quả trong các nhóm xã hội không đồng nhất

* Các năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học cụ thể:

Ví dụ các năng lực chuyên môn cần hình thành trong môn Toán bao gồm:

 Năng lực giải quyết vấn đề

 Khả năng lập luận nội dung liên quan đến toán học

 Kỹ năng giao tiếp trong toán học

 Thảo luận, phản biện về các nội dung toán học

 Biết cách trình bày khoa học, lôgic trong toán học

 Sử dụng đúng, chính xác các ký hiệu, công thức, các thuật toán.Đối với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục vàđào tạo ban hành năm 2018 có chỉ rõ:

Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm mục tiêu hình thành và pháttriển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau [1]:

a) “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất

cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực

Trang 21

giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh” [1].

1.2.3 Nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực

Dạy học nhằm hình thành những phẩm chất, phát triển năng lực ngườihọc được coi là một nội dung, một phương pháp của giáo dục như: dạy họcnêu vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phát huy tính tích cực của họcsinh Điểm khác nhau giữa các phương pháp là dạy học nhằm hình thành

phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi

người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cũng trình độ giảngdạy cao hơn trước

Đặc biệt việc dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực so với cácquan niệm dạy học trước giúp người học được tiếp cận gần hơn, cụ thể, rõ

ràng hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người trong xã

hội hiện đại

Trong quan điểm dạy học theo chương trình mới, tổ chức được một giờhọc tốt phải là giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo của cả giáo viên và học sinh Đối với giáo viên đó là sự nâng cao tri thức,tìm kiếm nguồn tài liệu giúp học sinh dễ tiếp nhận, tự chủ động tìm tòi kiếnthức, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập chongười học Đối với học sinh đó là phát triển được năng lực hợp tác nhóm, khảnăng vận dụng tri thức vào thực tiễn, biết phương pháp tự học Ngoài nhữngyêu cầu như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng của từngmôn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học; tiết học đổi mới

Trang 22

phương pháp dạy học còn có cả những yêu cầu như: việc giáo viên tổ chứccác hoạt động học tập cho học sinh theo hướng rèn luyện khả năng tư duy,cách thức tự học, tự nảy sinh nhu cầu hành động, thái độ tự tin; được thựchiện dưới nhiều hình thức tương tác khác nhau như: giữa giáo viên với họcsinh, giữa học sinh với nhau Tuy nhiên dùng bất kỳ phương pháp cũng phảiđảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự chủ, chủ động tìm hiểu kiến thức, tựmình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên”.

Giáo án (kế hoạch bài học) trong chương trình dạy học theo hướng pháttriển năng lực cũng được điều chỉnh cụ thể hơn so với phương pháp dạy họctruyền thống Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáoán) Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể…

- Mục tiêu bài học:

+ Kết thúc bài học, học sinh sẽ đạt được những gì về kiến thức, kĩ năng, thái

độ đề ra

+ Mục tiêu cần được diễn đạt bằng những động từ cụ thể, lượng hoá được

- Nêu cụ thể về phương pháp và phương tiện sử dụng trong dạy học:+ Giáo viên chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình,vật thật, hoá chất ), các phương tiện (máy chiếu, máy tính, ti vi, máyprojector ) và tài liệu tham khảo dạy học cần thiết

+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước bài học, tự xây dựng nội dung bài học(đọc trước tài liệu, làm bài và chuẩn bị đủ đồ dùng học tập)

- Tiến trình dạy học (thể hiện qua các hoạt động dạy học cụ thể): Vớimỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động

+ Mục tiêu

+ Phương pháp thực hiện trong bài dạy

+ Thời gian thực hiện

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc học sinh cầnphải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt

Trang 23

động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thểcùng bạn, gia đình, làng xóm…) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

1.3 Thực trạng dạy học Hình học trực quan ở trường Trung học cơ sở hiện nay

a/ Về phía giáo viên

Thông qua sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn thì tôi nhận thấy:

Hiện nay, ở hầu hết các trường phổ thông đều đưa vào sử dụng cácdụng cụ trực quan trong dạy học Ở một số trường đã đưa ra việc mượn đồdùng dạy học và căn cứ vào kí sổ mượn đồ dùng để đánh giá xếp loại viênchức, buộc giáo viên phải sử dụng đồ dùng để dạy học Tuy nhiên không phảitrường nào cũng làm như vậy và việc mượn đồ dùng như vậy chưa hẳn pháthuy hiệu quả

Chúng ta cùng nhìn nhận vào vấn đề là hầu hết giáo viên đều mượn đồdùng dạy học trực quan nhưng chưa thường xuyên, còn qua loa nên vai tròchức năng của đồ dùng dạy học trực quan còn bị hạn chế rất nhiều mà chươngtrình Hình học lớp 6 dụng cụ trực quan là yếu tố quyết định trong dạy họcmôn Toán Vì những lí do trên nên kết quả dạy và học của thực hiện cải cáchdạy học từ trước đó tới nay theo phương pháp mới vẫn chưa cao

Đối với một số trường THCS, đặc biệt các trường ở vùng sâu vùng xa,hiện nay một số dụng cụ trực quan còn thiếu, một số đồ dùng bị cũ và hỏng,một số giáo viên có tiết đầu giờ đôi khi chuẩn bị không kịp các đồ dùng hoặcthí nghiệm phức tạp nên chỉ chuẩn bị được những dụng cụ đơn giản nên kếtquả tiết dạy học còn chưa cao

b/ Về phía học sinh

Phần Hình học lớp 6 khá mới lạ đối với học sinh đồng thời học sinhmới bắt đầu với những khái niệm hình học nên còn bỡ ngỡ và chưa bắt kịpnhịp độ học tập Một số học sinh vẫn còn học mang tính chất đối phó nên kếtquả học tập còn chưa cao

Kết luận chương 1

Trang 24

Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn của đề tài, có một sốkết luận được rút ra như sau:

Trực quan là một phần của quá trình nhận thức, dạy học theo phươngpháp trực quan đã được đưa vào sử dụng trong dạy học từ lâu và nó có cơ sởkhoa học nhất định Dạy học hình học trực quan tiếp tục được đưa vào sửdụng trong chương trình Hình học lớp 6 nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu

và đặc điểm nội dung môn Toán Đây là một trong những phương pháp giúpnâng cao chất lượng môn học

Hiện nay việc dạy học môn Toán còn có nhiều tồn tại, đặc biệt cácphương tiện đưa vào sử dụng trong dạy học còn thiếu, phương pháp dạy họccòn chậm đổi mới hoặc đổi mới nhưng mang tính chất qua loa, đối phó khôngđáp ứng được nhu cầu mới đặt ra của xã hội

Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là quá trình tổchức dạy học nhằm phát huy năng lực của mỗi cá nhân, tạo điều kiện để họcsinh được sáng tạo, tương trợ lẫn nhau, tự chủ động tìm hiểu kiến thức mà ở

đó vai trò học sinh là chủ đạo, giáo viên chỉ đóng vai trò quan sát, hỗ trợ

Việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học,phát huy năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thểnăm 2018 là vấn đề đang được quan tâm hiện nay Dạy học trực quan là mộttrong những phương pháp tạo hiệu quả cao trong quá trình dạy học Vận dụng

cơ sở lí luận trên, ở chương 2 của luận văn sẽ trình bày việc nghiên cứu sửdụng dạy học trực quan trong dạy học môn Toán lớp 6 theo chương trình sáchgiáo khoa mới

Trang 25

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC HÌNH HỌC TRỰC QUAN HÌNH HỌC LỚP 6

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.1 Nội dung hình học trong chương trình hình học 6 Trung học cơ sở

Theo tài liệu [2, tr 6-9], mục tiêu chương trình dạy học môn Toán ở các cấpnhư sau:

* Mục tiêu chung

Chương trình dạy học môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tốcốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoátoán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toánhọc; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

b) Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủyếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp họcđược quy định tại Chương trình tổng thể

c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; pháttriển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán

và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Côngnghệ, Lịch sử, Nghệ thuật, ; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, ápdụng toán học vào thực tiễn

d) Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối vớitừng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như

có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán họctrong suốt cuộc đời

*Mục tiêu ở cấp trung học cơ sở

Những mục tiêu chủ yếu của môn Toán cấp trung học cơ sở mà họcsinh cần đạt như sau:

Trang 26

a/ Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học dựa trên nhữngtiêu chí sau: nêu và trả lời được câu hỏi khi giải quyết vấn đề, lập luận, biếtlập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh các mệnh đề toán học đơngiản không quá phức tạp, sử dụng được các mô hình toán học như công thức,hình biểu diễn, phương trình đại số…) để mô tả các tình huống xuất hiệntrong các bài toán thực tiễn đơn giản; biết diễn đạt các nội dung, thể hiện căn

cứ, hình thức, kết quả lập luận thông qua việc sử dụng được ngôn ngữ toánhọc kết hợp với ngôn ngữ thông thường; thể hiện, nêu lên được ý tưởng vàcách sử dụng công cụ; phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ họctập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học

b/ Hình thành được những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:-Số và Đại số: bao gồm hệ thống số bắt đầu từ số tự nhiên cho đến sốthực; biết tính toán chính xác và sử dụng công cụ tính toán thành thạo; sửdụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biết cách biến đổi biểu thức đại số, giảiphương trình, hệ phương trình, bất phương trình; biết dùng ngôn ngữ hàm số

để mô tả (mô hình hóa) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn

-Hình học và Đo lường: Nội dung về Hình học và Đo lường ở cấp trunghọc cơ sở này bao gồm hai phần: Hình học trực quan và Hình học phẳng.Hình học trực quan tiếp tục được đưa vào trong chương trình trung học cơ sởnhằm cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đốitượng của thực tiễn (hình phẳng, hình khối); phát triển trí tưởng tượng khônggian; tính toán một số yếu tố hình học, tạo lập một số mô hình hình học thôngdụng; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản [2] Hình học phẳng nhằmgiúp học sinh nắm được những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ lập luận, suyluận lôgic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng cơ bản (điểm,đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc, tứ giác, đường tròn, hai đường thẳng song song)

-Thống kê và Xác suất: nhằm giúp học sinh bước đầu biết thu thập,

Trang 27

chọn lọc, biểu diễn, phân tích và xử lí các dữ liệu thống kê thu thập đượcthông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật thống kê đơngiản trong thực tiễn, dùng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản về xác suấtthực nghiệm và xác suất của một biến cố; đồng thời nhận biết tầm quan trọngcủa xác suất trong thực tiễn.

c/ Giúp học sinh có những kiến thức, hiểu biết ban đầu về các ngànhnghề liên quan tới môn Toán; giáo dục hướng nghiệp dựa trên năng lực và sởthích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trunghọc cơ sở như tiếp tục học lên trung học phổ thông, chuyển hướng học nghềhoặc tham gia vào cuộc sống lao động [2]

2.1.1 Nội dung hình học trong chương trình hình học 6 Trung học cơ sở

Theo tài liệu [2, tr 50-51], nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở chươngtrình Hình học trực quan lớp 6 như sau:

– Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng

cụ học tập

– Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắpghép các tam giác đều

Trang 28

– Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bìnhhành bằng các dụng cụ học tập.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắnvới việc tính chu vi và diện tích của các hìnhđặc biệt trên (ví dụ: tính chu vi hoặc diện tíchcủa một số đối tượng có dạng đặc biệt ở trên…)

– Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiênbiểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻđẹp của một số loài thực vật, động vật trong tựnhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng)

2.1.2 Những chú ý khi dạy hình học trong chương trình hình học lớp 6 trung học cơ sở

Trang 29

- Thực hiện các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được

sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quảcủa việc quan sát

- Biết cách đặt câu hỏi và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyếtvấn đề trong môn Toán

- Sử dụng các mô hình toán học như các công thức toán học, hình vẽ,

sơ đồ, bảng biểu, … để mô tả tình huống xuất hiện trong các bài toán thựctiễn đơn giản, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày

- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép tóm tắt các thông tin toán học cơ bản từ

đó biết phân tích, lựa chọn được các thông tin toán học từ văn bản (nói, viết)

- Biết cách kết hợp giữa ngôn ngữ toán học với ngôn ngữ thông thường

để diễn đạt các nội dung toán học

- Thể hiện được việc dùng công cụ, dụng cụ học tập cũng như cácphương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc diễn tả những lậpluận, chứng minh toán học

- Nhận biết được các hình hình học trong mặt phẳng cùng các tính chấtliên quan tới cạnh, góc, đường chéo; đối xứng trục – đối xứng tâm

- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhậtthông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật

- Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng

bộđồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật

- Liên hệ và giải quyết được một số bài tập có nội dung thực tiễn ở mức

độ đơn giản

- Bước đầu làm quen giải quyết bài toán hình học bằng hình học trực quan

- Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo tự tìm hiểu kiến thức toán họcmới; liên hệ với thực tiễn và từ đó tự mình giải quyết vấn đề đặt ra

2.2 Thiết kế bài giảng dạy học hình học trực quan Toán 6 theo hướng phát triển năng lực

Trang 30

2.2.1 Phương pháp dạy nội dung Hình học trực quan theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Sau thời gian tập huấn chương trình mới theo bộ sách giáo khoa mới, kể

từ năm 2020, giáo viên phải cơ bản có được những chuẩn bị tốt nhất về nộidung cũng như phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu dạy học hướng đến

sự phát triển năng lực học sinh Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu kiếnthức một cách chủ động, tích cực? Làm thế nào để giáo viên chỉ đóng vai trò

hỗ trợ học trò khám phá được tri thức? Đó là một trong những nội dung được

đề cập đến trong bối cảnh hiện tại Đặc biệt chương trình có sự thay đổi lớn

về nội dung và yêu cầu như nội dung dạy học Hình học trực quan là một sựthách thức lớn cho các thầy cô giáo Trước hết, chúng ta đều nhận thấy cáchdạy học các nội dung toán học từ trước đến nay đều tập trung vào việc truyềnthụ kiến thức có sẵn, hầu như giáo viên đều yêu cầu học sinh chỉ cần nhớ,hiểu bài mẫu sau đó làm thật nhiều bài tập để học sinh làm được các dạng bàitương tự chứ ít học sinh hiểu bản chất kiến thức, tư duy sáng tạo Cách dạyhọc đó khiến học sinh khá thụ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức và khó

có thể phát triển năng lực của học sinh Học sinh không tìm được niềm vui,hứng thú, sự đam mê học tập Sau đây tôi xin trình bày phương pháp dạy họckhái niệm Hình học trực quan theo hướng phát triển năng lực của học sinh

mà tôi đã nghiên cứu thực hiện

Xuất phát từ quy trình dạy học môn Toán theo hướng phát triển nănglực, ta có thể xây dựng bốn bước để dạy học định nghĩa như sau:

* Trải nghiệm thực tiễn

Trang 31

mạng Hoạt động này ban đầu kích thích trí tò mò, thích thú của học sinh.Thông qua hoạt động tìm hiểu cụ thể đối tượng này giúp học sinh cảm nhậnđược sự tồn tại của khái niệm hình học và ý nghĩa thực tiễn của đối tượnghình học được định nghĩa Hoạt động này cũng góp phần phát triển năng lực

tự học, sáng tạo cho học sinh

 Hình thành khái niệm: Hoạt động này giúp học sinh nhận biết đượcdấu hiệu của đối tượng hình học cần được định nghĩa, từ đó phân tích, sosánh, trừu tượng, khái quát hóa để tìm ra dấu hiệu đặc trưng khái niệm hìnhhọc đó Giáo viên giới thiệu thêm các thuật ngữ liên quan đến đối tượng hìnhhọc để học sinh có thể phát biểu và ghi nhớ định nghĩa Hoạt động này gópphần giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếptoán học, hợp tác cho học sinh

 Luyện tập củng cố: Học sinh thực hiện các hoạt động nhận diện kháiniệm ở các mức độ nhận biết, thông hiểu qua các bài tập đơn giản, trò chơi

Vận dụng định nghĩa: Học sinh vận dụng khái niệm vừa học trong cáctình huống gián tiếp phức tạp hơn, có thể vận dụng vào giải quyết một số bàitoán thực tế

2.2.2 Thiết kế bài dạy hình vuông – Hình học 6

- Môn Giáo dục công dân: nhận dạng được các biển báo giao thônghình vuông để khi tham gia giao thông đường bộ được an toàn

Trang 32

- Môn Văn: hiểu được ý nghĩa phong tục ngày Tết – nét đẹp văn hóacủa dân tộc khi làm bánh chưng.

- Môn Công nghệ: biết các nguyên liệu sử dụng khi làm bánh chưng

- Môn Mĩ thuật: biết thêm về bài Trang trí hình vuông

- Môn Toán bằng Tiếng Anh: bước đầu làm quen với giải toán bằngtiếng Anh; tham gia các vòng thi giải toán bằng tiếng Anh qua trang webviolympic.vn

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

Trang 33

- Tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm

b Phương tiện dạy học

- Giáo án về bài dạy, bài giảng điện tử powerpoint, bảng phụ, bút dạ,bìa màu, kéo…

- Tìm những video trên Youtube có liên quan đến bài học

- Sử dụng phần mềm ProShow producer

- Kết hợp kĩ thuật dạy học hiện đại trong bài dạy

- Sử dụng phần mềm Sketchpad, phần mềm gõ công thức toánMathtype

- Bìa giấy màu các loại về hình vuông với kích thước khác nhau

2 Chuẩn bị của học sinh

- Đồ dùng học tập (thước thẳng, compa, êke, bút chì….)

- Sưu tầm các hình ảnh trong thực tế có liên quan đến hình vuông

- Đọc trước, tự nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh minh họa về hình vuông

Trang 34

III TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

+Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị trước bài học ở nhà của học sinh.

+Phương pháp: Vấn đáp, trò chơi, đặt vấn đề.

-Giáo viên cho học sinh quan sát

đoạn video clip và trả lời câu hỏi

Hình 2.1 Bánh chưng hình vuông

Hình 2.2 Viên gạch lát

Hình 2.3 Khối rubic

Hình 2.4 Bàn cờ

Trang 35

Hình 2.5 Quốc ấn

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình vuông

+Mục tiêu: HS mô tả được hình vuông, nắm được các yếu tố cơ bản của hình

vuông gồm cạnh, đỉnh, góc, đường chéo

+Phương pháp: Vấn đáp

GV cùng học sinh định nghĩa hình

vuông dựa trên hình ảnh thực tế

được quan sát từ các ví dụ trên

-Hình vuông là một tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau

Tứ giác ABCD là hình vuông khi

Hoạt động 2: Các yếu tố của hình vuông

+ Mục tiêu: Mô tả, nhận biết các yếu tố của hình vuông.

CD

Trang 36

+ Phương pháp: Phân tích

-Hỏi các yếu tố hình vuông mà các

con đã biết

-GV giới thiệu thêm yếu tố mới

“đường chéo” và cho học sinh tìm

các đường chéo hình vuông

Các yếu tố của hình vuông:

+ Đỉnh: A, B, C, D+ Góc:

+ Cạnh: AB, BC, CD, DA+ Đường chéo: AC, BDQuan sát hình vẽ và điền đúng các yếu

tố của hình vuông

Tên hình vuông

Tên đỉnh Tên góc Tên

cạnh

Tên đường chéo ABCD A,B,C,D … …

-Nội dung: GV phát cho mỗi nhóm

các giấy bìa màu khác nhau với các

27

C D

M

N P

Q

I

Trang 37

điền vào bảng nhóm.

+ Nhóm 2: đo góc rồi điền vào bảng

nhóm

+ Nhóm 3: đo độ dài các đường

chéo rồi điền bảng nhóm

Kết thúc, 3 nhóm đưa kết quả lên

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

+

Mục tiêu : Biết làm bài tập hình vuông liên quan đến thực tế

+Phương pháp: gợi mở, thực hành

-Phát phiếu bài tập gồm các nội

dung cần kiểm tra GV cho học sinh

làm tại lớp bài 1; 2

Bài 1: Chu vi của hình vuông là 20cm.Hãy tính độ dài cạnh hình vuông đó?Bài 2: Vẽ hình vuông biết độ dài mộtcạnh của nó là 3,5cm

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

+Mục tiêu: nhằm củng cố kiến thức bài học

+Phương pháp: Hoạt động nhóm, trò chơi

Trang 38

Trò chơi cuối giờ (trình bày trên

E.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

-Cho học sinh tổng kết qua bài hát tiếng Anh về hình vuông

-Hướng dẫn học sinh làm bài toán liên hệ thực tế (bài trên máy chiếu + bài 4)

Hình 2.6 Hình các slide sử dụng trong bài dạy Hình vuông

Trang 39

Slide 1 Slide 2

Trang 40

Slide 7 Slide 8

Ngày đăng: 23/11/2019, 21:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Bộ Giáo dục và đào tạo – Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học , Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực– Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo – Dự án Việt – Bỉ
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2010
[4] Lê Thị Hoài Châu (2004), Phương pháp dạy học Hình học ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Hình học ở trườngTrung học phổ thông
Tác giả: Lê Thị Hoài Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
[5] Lê Thị Hoài Châu (2006), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Toán, Nxb Đại học Sư phạm, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy họcToán
Tác giả: Lê Thị Hoài Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
[6] Lê Hải Châu (2012), Giải toán lý thú và sáng tạo Hình học Trung học cơ sở, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải toán lý thú và sáng tạo Hình học Trung họccơ sở
Tác giả: Lê Hải Châu
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
[8] Nguyễn Ngọc Giang (2017), Phương pháp sáng tạo các bài toán Hình học Trung học cơ sở, Nxb Đại học sư phạm, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp sáng tạo các bài toán Hìnhhọc Trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Ngọc Giang
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2017
[9] Vũ Thị Thùy Hương (2015), Rèn luyện kỹ năng giải phương trình và bất phương trình bằng phương pháp hàm số, luận văn thạc sĩ sư phạm Toán, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng giải phương trình vàbất phương trình bằng phương pháp hàm số
Tác giả: Vũ Thị Thùy Hương
Năm: 2015
[10] Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1992), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học mônToán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
[11] Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học những nộidung cụ thể môn Toán
Tác giả: Bùi Văn Nghị
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2008
[13] Trần Hoàng Phong (2018), “ Từ lí luận về quá trình nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin nghĩ về phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực người học”, Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1-1/2018), tr 54 - 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lí luận về quá trình nhận thức của chủnghĩa Mác – Lênin nghĩ về phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cậnnăng lực người học”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Trần Hoàng Phong
Năm: 2018
[14] Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh (2018), Dạy học môn Toán cấp Trung học cơ sở, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học môn Toán cấp Trunghọc cơ sở
Tác giả: Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2018
[15] Nguyễn Ngọc Thắng (2007), Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho việc dạy và học Động lực học chất điểm chương trình lớp 10 Ban cơ bản, luận văn thạc sĩ sư phạm Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho việcdạy và học Động lực học chất điểm chương trình lớp 10 Ban cơ bản
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thắng
Năm: 2007
[16] Đặng Thị Thanh Trà (2014), Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 Trung học phổ thông, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho họcsinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 Trung học phổthông
Tác giả: Đặng Thị Thanh Trà
Năm: 2014
[17] Richard W. Fisher (2008), Mastering Essential Math Skills, Math Essentials Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mastering Essential Math Skills
Tác giả: Richard W. Fisher
Năm: 2008
[18] Lu Jitan, (2009), Primary Mathematics, Shinglee, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Primary Mathematics
Tác giả: Lu Jitan
Năm: 2009
[19] Dr Fong Ho Kheong – Gan Kee Soon (2006), Math 6, Marshall Cavendish, Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Math 6
Tác giả: Dr Fong Ho Kheong – Gan Kee Soon
Năm: 2006
[20] Cynthia Pratt Nicolson - Lissa D’Amour - Gay Sul - Peggy Morrow - Sandra Glanville Maurer - Sharon Jeroski - Ray Appel - Trevor Brown (2009), Math makes sense 6 textbook, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Math makes sense 6 textbook
Tác giả: Cynthia Pratt Nicolson - Lissa D’Amour - Gay Sul - Peggy Morrow - Sandra Glanville Maurer - Sharon Jeroski - Ray Appel - Trevor Brown
Năm: 2009
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể Khác
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w