1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO dự án TRONG dạy học văn bản “SÔNG nước cà MAU” THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH hợp

29 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

- Yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện nayđồng nghĩa với việc dạy học không phải là cung cấp kiến thức mà phải phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình th

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2017-2018

MÃ SKKN

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KHƯƠNG THƯỢNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 3

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2

1 Phương pháp dạy học theo dự án 2

2 Định hướng dạy học tích hợp 3

3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 4

III MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4

1 Về kiến thức 4

2 Về kĩ năng 9

3 Về thái độ 10

IV THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11

1 Thời gian nghiên cứu 11

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 12

I PHƯƠNG PHÁP CŨ KHI DẠY HỌC VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ MAU” 11

II VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ MAU” THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP 13

1 DỰ ÁN SỐ 1 13

2 DỰ ÁN SỐ 2 14

3 DỰ ÁN SỐ 3 15

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA HỌC SINH 16

1 DỰ ÁN 1 16

2 DỰ ÁN 2 19

3 DỰ ÁN 3 22

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 24

I KẾT LUẬN 24

II KHUYẾN NGHỊ 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

- Yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện nayđồng nghĩa với việc dạy học không phải là cung cấp kiến thức mà phải phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành năng lực ở người học Kiến thứckhông còn là mục đích tối thượng mà là phương tiện để rèn luyện tư duy Kiếnthức nhớ được trong đầu không quan trọng bằng sự trưởng thành, tiến bộ về mặt

tư duy ở người học sau mỗi bài học Người học không phải là cái bình chứa thụđộng để người dạy rót kiến thức đổ đầy; người dạy cũng không làm công việc đơnthuần là cung cấp kiến thức, truyền thụ một chiều tới người học Người dạy tổchức, hướng dẫn học trò của mình tự chiếm lĩnh tri thức bằng các thao tác trí tuệ

- Để đổi mới dạy học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học Trong đó, phương pháp dạy học theo dự án là mộtphương pháp thường xuyên được sử dụng, bởi nó có rất nhiều ưu điểm như:

+ Tạo cơ hội cho học sinh phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao như: xácđịnh vấn đề, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định,…;

+ Tăng sự chuyên cần và tự tin của học sinh, cải thiện đáng kể thái độ họctập của các em Những học sinh tương đối lười học, không có hứng thú vớiphương pháp học tập truyền thống tỏ ra rất thích thú với dạy học dự án Các emchủ động tham gia vào những bài tập phức tạp, từ đó hình thành kĩ năng tổ chứccông việc, quản lí thời gian và tự định hướng

+ Học sinh nắm chắc kiến thức hơn, có thể vận dụng kiến thức vào nhiềudạng bài tập khác nhau, vận dụng được kiến thức vào đời sống thực tiễn

Đối với giáo viên, dạy học dự án tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốtvới học sinh của mình, đặc biệt là với những em chán học và sợ học GV có cơhội nhìn sâu hơn vào năng lực của các em, trao cho các em cơ hội khẳng địnhbản thân mình Khoảng cách giữa thầy – trò được thu hẹp nhờ quá trình giao bàitập, hướng dẫn, hỏi, giải đáp các vướng mắc,… Sau mỗi dự án dạy học, giáoviên cũng cảm thấy yêu nghề hơn khi cảm nhận sự tiến bộ của học sinh, làm chocác em hứng thú, yêu thích môn học hơn

- Phương pháp dạy học dự án đặc biệt thích hợp với kiểu văn bản đòi hỏiphải tiếp cận theo hướng tích hợp như văn bản: “Sông nước Cà Mau” (tríchtruyện dài “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi) – Sách giáo khoa Ngữ văn 6học kì II Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” viết về thiên nhiên và cuộc sống sinhhoạt của con người ở vùng sông nước Cà Mau trong thời kì kháng chiến chốngPháp Để hiểu tường tận văn bản này, thấy hay và yêu thích nó, học sinh phảitìm hiểu, trang bị thêm cho mình vốn kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Văn

Trang 5

hóa (trong đó đáng chú ý là phương ngữ Nam Bộ),… Dạy bài này, nếu giáo viênvẫn giữ lối dạy truyền thống thì học sinh sẽ khó hiểu bài, không thấy bài học hấpdẫn, từ đó không nhớ được kiến thức,…

Học sinh không thể đến lớp học văn bản này với cái đầu rỗng không hoặcvới một bài soạn (trả lời các câu hỏi đọc – hiểu) qua loa, đối phó Các em cầnthời gian để tìm hiểu về văn bản trước ở nhà, theo nhóm, dưới hình thức thựchiện các dự án học tập được giáo viên giao Nhiệm vụ này có sự kết hợp giữa líthuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm để giới thiệu trước lớp (sản phẩmcủa từng nhóm học sinh)

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1 Phương pháp dạy học theo dự án

a) Về khái niệm: Dạy học theo dự án là một phương pháp (có khi cũng gọi

là hình thức) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phứchợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, có tạo ra các sản phẩm

có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực caotrong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việcthực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

b) Về phân loại: Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều phương

diện khác nhau Có một số cách phân loại như: theo chuyên môn, theo quỹ thờigian, theo nhiệm vụ

c) Đặc điểm của dạy học dự án: định hướng hứng thú, tính tự lực cao,

cộng tác làm việc, tính liên môn, định hướng thực tiễn, ý nghĩa đời sống xã hội,định hướng hành động, định hướng sản phẩm

d) Ưu và nhược điểm của dạy học dự án:

+ Hình thành cho HS những kỹ năng thế kỉ 21 – những kỹ năng quantrọng, cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của các em

Trang 6

Đối với giáo viên:

+ Dạy học dự án tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp

và hợp tác giữa các đồng nghiệp; tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ tốt với HS

+ GV cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng được một dự án mang tínhhiệu quả cao và làm cho HS của mình thích thú, yêu môn học hơn

* Tuy nhiên, nhược điểm của dạy học dự án là:

+ Không phù hợp với những bài mang tính lí thuyết trừu tượng

+ Không hữu hiệu trong dạy HS tính toán, giải mã,…

+ Dạy học dự án không thể thay thế hoàn toàn mà là hình thức bổ sungkhi cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống

+ Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian của cả GV và HS khi thực hiện.+ Để phương pháp phát huy tối đa hiệu quả trong dạy học, đặc biệt đốivới những hoạt động thực hành, thực tiễn của HS đòi hỏi phải có phương tiệnvật chất phù hợp

* Tiến trình thực hiện dạy học dự án:

- Giai đoạn 1: Thiết kế dự án Bao gồm: + Xây dựng bộ câu hỏi định

hướng; + Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá; - Xây dựngnguồn tài nguyên tham khảo

- Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học dự án:

+ Bước 1: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án + Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi thực hiện dự án+ Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án

+ Bước 4: HS thực hiện dự án theo kế hoạch đã đặt ra

- Giai đoạn 3: Kết thúc dự án

HS trình bày sản phẩm dự án trong phạm vi lớp học hoặc trong nhàtrường, ngoài xã hội tùy thuộc vào quy mô của dự án GV và các HS còn lạicùng dựa vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm để đánh giá phần trình bày củanhóm bạn và sau đó cùng nhau rút kinh nghiệm, tổng kết lại nội dung bài học

2 Định hướng dạy học tích hợp

- Dạy hợp tích hợp hiện nay đã làm cho quá trình học tập trong nhàtrường thực sự có ý nghĩa Nó thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học;phát triển năng lực cho người học và giảm bớt những nội dung trùng lặp giữacác môn học

- Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề/tình huống tích hợp

Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề/tình huống tích hợp, bao gồm: kiến

thức, kĩ năng, thái độ, định hướng các NLcần hình thành ở HS

Trang 7

Bước 3: Xác định nội dung kiến thức trong chủ đề

Bước 4: Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương tiện và thiết

bị dạy học cần sử dụng

Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận năng lực

- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học thường được vận dụng để tổchức hoạt động học tập theo chủ đề tích hợp:

+ Phương pháp dạy học: Dạy học dự án, Giải quyêt vấn đề, Dạy học tìnhhuống, Khảo sát điều tra, Webquest, Động não

+ Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, KWLH, XYZ, 321, Sơ đồ tư duy,Mảnh ghép, Tranh luận - ủng hộ - phản đối

3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chất lượng học tập môn Văn hiện nay nhìn chung đang bị đánh giá là đixuống Học sinh có tâm lí chán học Văn, ngại học Văn Xã hội có tâm lí khôngcoi trọng môn Văn Vận dụng những phương pháp và hình thức dạy học mới đểđổi mới dạy học Văn là yêu cầu bức thiết để môn học trở lại hấp dẫn, hữu íchnhư nó vốn có

Trong cấu trúc đề thi tuyển sinh vào cấp III ở Hà Nội và nhiều tỉnh thànhkhác, dạng đề mở - nghị luận xã hội – đã được đưa vào bài thi Để làm được cácbài viết nghị luận xã hội đúng hướng, tốt, đòi hỏi học sinh phải luôn luôn tìmhiểu, cập nhật các tin tức xã hội Điều này không thể đợi đến lớp 9 mà học sinhphải được rèn luyện từ khi học lớp 6 Chẳng hạn, từ những dự án học tập liênquan đến bài “Sông nước Cà Mau”, học sinh hiểu biết và có thể trình bày vềnhững vấn đề tự nhiên – môi trường – sinh thái mà vùng Đồng bằng sông CửuLong nói chung, vùng sông nước Cà Mau nói riêng đang phải đổi mặt: đó là khôhạn, xâm nhập mặn, nguy cơ biến mất của vùng đồng bằng phì nhiêu do mất lũhàng năm

III MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1 Về kiến thức:

* Tích hợp liên môn: Giáo viên định hướng cho học sinh liên kết nội

dung kiến thức của ba môn học: Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, Lịch sử giúp họcsinh có cái nhìn đa chiều về tự nhiên và xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Cộng với kiến thức tìm hiểu thêm trên mạng, từng nhóm học sinh sẽ thực thi các

dự án học tập liên quan đến bài “Sông nước Cà Mau” mà giáo viên giao

* Qua môn Ngữ văn:

Bài 19 (Ngữ văn 6 học kì II) Văn bản “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi)

- Học sinh cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiênsông nước vùng Cà Mau Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ,

Trang 8

đầy sức sống hoang dã Trong đó, chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập,trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc

Bài 15 (Ngữ văn 9 học kì I) Văn bản “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)

- Học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo

le của cha con ông Sáu

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người miền Tây – người dân vùngĐồng bằng sông Cửu Long, những mất mát do chiến tranh mà họ phải chịu đựng

Bài 8 (Ngữ văn 9 học kì I) Văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Nguyễn Đình Chiểu)

Qua đoạn trích này, học sinh phần nào hình dung ra phẩm chất của ngườiNam Bộ qua hình tượng Lục Vân Tiên: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài

Bài 15 (Ngữ văn 7 tập 1): Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” (Minh Hương)

Học sinh thấy được nét đẹp riêng của Sài Gòn – một vùng đất phía Namcủa Tổ quốc – với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của conngười Sài Gòn Sài Gòn là là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫnriêng về thiên nhiên và khí hậu Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực,chân tình và trọng đạo nghĩa

* Qua môn Địa lí:

Bài 25 Địa lí 8: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Học sinh nắm được lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biếnđổi Trong đó, giai đoạn Tân kiến tạo cách nay khoảng 25 triệu năm, nhiều quátrình tự nhiên xuất hiện Nổi bật là:

- Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh

mẽ Đồi núi được nâng cao và mở rộng

- Quá trình hình thành các cao nguyên Ba dan và đồng bằng phù sa trẻ.Theo đó, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Tây Nam Bộ (Đồng bằng SôngCửu Long) là vùng sụt võng vào Tân sinh phủ phù sa

- Quá trình mở rộng Biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ởthềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ

- Quá trình tiến hóa của giới sinh vật

Trong giai đoạn Tân kiến tạo, khoáng sản được sản sinh ra chủ yếu là:dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu (Đồng bằng sông Hồng); than bùn (Đồng bằngsông Cửu Long)…; các mỏ bô xít (quặng nhôm) ở Tây Nguyên; dầu mỏ, khí đốt(ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa)

Trang 9

Bài 29: Địa lí 8: Đặc điểm các khu vực địa hình

Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau:đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, có diệntích khoảng 40.000 km2 Sau đó là đồng bằng sông Hồng: 15.000 km2 Đây làhai vùng nông nghiệp trọng điểm và tập trung gần ½ dân số cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long cao trung bình 2m-3m so với mực nước biển Trênmặt đồng bằng không có đê lớn ngăn lũ Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộnglớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giácLong Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá

Châu thổ sông Cửu Long còn có bờ biển với nhiều bãi bùn rộng, rừng câyngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản

Bài 31 Địa lí 8 Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường.Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 độ Bắc) trở vào có khí hậucận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tươngphản sâu sắc

Bài 33 Địa lí 8 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Sông ngòi Nam Bộ thường có lượng nước chảy lớn, chế độ nước cũngtheo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ Lòng sông rộng

và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn, rất thuận lợi cho giao thông, vận tải

Sông ngòi Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và

Bài 36 Địa lí 8 Đặc điểm đất Việt Nam

Nước ta có ba nhóm đất chính, trong đó nhóm đất bồi tụ phù sa sông vàbiển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên Nhóm đất này tập trung ở các đồng bằnglớn, nhỏ từ bắc vào nam Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông CửuLong và đồng bằng sông Hồng

Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi Đất tơixốp, ít chua, giàu mùn,… thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây

ăn quả,…) Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất

Trang 10

trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miềnĐông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ởcác vùng trũng Tây Nam Bộ;…

Bài 37 Địa lí 8 Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Việt Nam có hệ sinh thái đa dạng, phân bố khắp mọi miền

Vùng đồng bằng Tây Nam Bộ có vùng đất bãi triều cửa sông, ven biểnphát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Sống trong môi trường ngập mặn, đất bùnlỏng và sóng to gió lớn là tập đoàn cây sú, vẹt, đước,… cùng với hàng trăm loàicua, cá, tôm,… và chim thú

Đồng bằng Tây Nam Bộ có vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

Bài 43 Địa lí 8 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long nhiệt độ trung bình năm vượt 25 độ C

- Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượngmưa cả năm Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng

- Đồng bằng Nam Bộ hình thành và phát triển trên một miền sụt võng rộnglớn và được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông MêCông bồi đắp nên Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm tới hơn một nửa diện tíchđất phù sa của cả nước và còn giữ lại nhiều tính chất tự nhiên ban đầu

- Nhìn chung, đất đai, khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiềuthuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn

* Qua môn Lịch sử

Bài 23 Lịch sử 7 Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII

Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng đểcủng cố cơ sở cát cứ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ,lương ăn, lập thành làng ấp

Riêng ở Thuận Hóa năm 1971, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha

tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê quán làm ăn Tính đến năm

1776, số dân binh tăng lên 126.857 suất, số ruộng đất tăng lên 265.507 mẫu

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định.Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này Đến giữathế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới PhủGia Định gồm có hai dinh: dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, BìnhDương, Bình Phước) và dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An,Tây Ninh)

Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở ĐàngTrong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long Năng suất lúarất cao

Trang 11

Dựa vào bài học lịch sử trên, học sinh biết được lịch sử hình thành vùngđất phía Nam, trong đó có đồng bằng Tây Nam Bộ ngày nay

* Qua môn Sinh học.

Bài 58 Sinh học 7 Đa dạng sinh học (tiếp theo) Mục I: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cảnhững môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới gió mùa

có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinhvật Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùathích nghi và chuyển hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môitrường

Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam nói chung, ở vùng Đồng bằngsông Cửu Long nói riêng được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về độngvật Nguồn tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sựphát triển bền vững của đất nước chúng ta, của vùng Đồng bằng sông Cửu Longnói chung

Tuy nhiên, trong tỉ lệ chung của thế giới và Việt Nam, độ đa dạng về sinhhọc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị giảm sút nghiêm trọng Nguyênnhân chủ yếu là: 1) Nạn khai thác rừng, khai thác gỗ và khai thác các lâm sảnkhác, nạn du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, tất

cả làm mất môi trường sống của động vật; 2) Sự săn bắt buôn bán động vậthoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải củacác nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển

Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừngbừa bãi, săn bắn, buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễmmôi trường

Bài 53 Sinh học 9 Tác động của con người đối với môi trường

Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinhvật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái Tácđộng lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật,

từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môitrường, hạn hán, lụt lội, lũ quét,

Bài 54 Sinh học 9 Ô nhiễm môi trường.

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: ô nhiễm do thải các khíđộc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ônhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm docác tác nhân sinh học

Trang 12

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm dùng không đúng cách vàdùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởngtới sức khỏe con người

Bài 60 Sinh học 9 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Rừng ở Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn và gồm nhiều loại nhưrừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, Tuynhiên, rừng ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần Vì vậy, nhà nước ta đang tích cựcbảo vệ và trồng rừng mới ở nhiều vùng

Có nhiều phương pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, ví dụ: xây dựng kế hoạchkhai thác ở mức độ hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia;phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư; trồngrừng; tăng cường công tác giáo dục bảo vệ rừng

Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất Nước ta cóđường bờ biển dài hơn 3000 km Các loài động vật trong hệ sinh thái biển rấtphong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người Tuy nhiên, tàinguyên sinh vật biển không phải là vô tận Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sảntăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ cạn kiệt

Bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyênbiển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm,đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển

2 Về kĩ năng:

Việc thực hiện các dự án học tập liên quan đên bài “Sông nước Cà Mau”hướng tới hình thành ở học sinh những năng lực cốt lõi, gồm:

- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông trong đó

có Ngữ văn (năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc hiểu), Lịch sử, Địa lý, Giáo dụccông dân

- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỷ 21, trong đó có nhận thức

về vấn đề tài nguyên – môi trường

- Các năng lực suy nghĩ và học tập: năng lực giải quyết vấn đề và tư duy

phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực học từ bối cảnh thực tế,

- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông (thông qua việc học sinh

ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày dự án của nhóm mình trước tập thể)

- Năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống (cho việc học tập trong hiện tại

và cho tương lai): mềm dẻo linh hoạt và thích ứng, tự định hướng, lãnh đạo và

trách nhiệm xã hội,

Trang 13

Tóm lại, qua dự án học sinh có thể hình thành các năng lực chung vàchuyên biệt sau:

a) Đối với học sinh:

- Tạo được niềm hứng thú cho học sinh trong học tập môn Ngữ văn

- Xây dựng được những phương pháp học tập mới – hiệu quả cho họcsinh Tác động trực tiếp đến đến học sinh, khắc phục được thói quen học thuộclòng, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì thế mau quên kiến thức cũ củahọc sinh

- Khắc phục được kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thứcđối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh

- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam, yêu mỗi vùng miền của

Tổ quốc ở học sinh Các em thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ,giữ gìn môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên của quê hương, đất nước, vì lợi íchsống còn và lâu dài của chính người dân đất nước mình

- Học sinh có thể tìm thấy định hướng nghề nghiệp cho mình sau mỗi dự

án, nhờ việc tìm hiểu vấn đề ở nhiều chiều, liên môn, xuyên môn

b) Đối với giáo viên

Tổ chức dạy học dự án đem lại nhiều lợi ích không chỉ đối với học sinh

mà với cả giáo viên

- Giáo viên được tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp trong dạy họcsao cho ngày càng phù hợp với đặc trưng của trường học thế kỉ 21 Đó là: kiểmtra đánh giá tích hợp với giảng dạy, tập trung vào việc phát triển các năng lựchành động ở học sinh, học sinh là trung tâm còn giáo viên là người tổ chức,hướng dẫn, điều khiển , thúc đẩy học sinh hợp tác cùng giải quyết vấn đề Người

Trang 14

thầy hiện nay tạo điều kiện để học si nh học cách tư duy, đặc biệt là tư duy bậccao (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, siêu nhận thức).

- Sau mỗi dự án học tập, thầy – trò hiểu nhau hơn, dân chủ, cởi mở hơntrong việc trao đổi các vấn đề học tập Mối quan hệ thầy trò vì thế sẽ tốt hơn làquan hệ truyền thụ một chiều

- GV cảm thấy yêu nghề hơn vì nhận thấy hoạt động tổ chức, hướng dẫn,điều khiển của mình đã đem lại lợi ích cho học sinh

IV THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Thời gian nghiên cứu:

Giáo viên thiết kế dạy học dự án văn bản “Sông nước Cà Mau” theo địnhhướng tích hợp Các dự án học tập được giao cho các nhóm học sinh thực hiệntrong khoảng thời gian 02 tuần (từ 6/1/2018 đến 20/1/2018)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

49/49 học sinh lớp 6A7 được giáo viên chia thành 4 nhóm, thực hiện 3 dự

án Đây là lớp có tới 13/49 học sinh có học lực trung bình, thiếu tinh thần tíchcực trong học tập

Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án khi dạy học văn bản “Sôngnước Cà Mau” theo định hướng tích hợp, vì thế phạm vi nghiên cứu mà giáoviên định hướng cho học sinh khá rộng Từ văn bản, học sinh sẽ thực hiện các

dự án nghiên cứu về vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở các khía cạnh tự nhiên

và xã hội: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đời sống sinh hoạt, đặc tính dân cư,…

Học sinh sẽ đọc sách giáo khoa Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Sinh học (lớp 6,

7, 8, 9) có các văn bản, các bài học nói về con người, thiên nhiên vùng đất này.Ngoài ra, các em phải truy cập Internet để tìm hiểu về hiện trạng biến đổi khíhậu đang diễn ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sau khi học sinh 6A7 trình bày kết quả thực hiện dự án “Sông nước CàMau” trên lớp, giáo viên đã có một bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng của các

em Kết quả, có 38/49 (chiếm 77,55%) học sinh đạt điểm 7 trở lên; hầu hết các

em viết rất mạch lạc đoạn văn cảm nhận về thiên nhiên và cuộc sống con người

ở vùng sông nước Cà Mau Con số này cao hơn nhiều so với kết quả kiểm trahọc sinh lớp 6I, 6A6 - các khóa học trước (với mức độ làm bài tốt chỉ đạt 20%)

Ngày đăng: 23/11/2019, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w