. Bối cảnh thế giới và khu vực Châu ÁThái Bình Dương tác động đến điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc1. Nước Mỹ dưới thời Donald Trump có nhiều điều chỉnh chính sách quan trọng, tác động mạnh đến cục diện quốc tế, khu vực Châu ÁThái Bình Dương cũng như quan hệ Mỹ TrungTừ khi Donald Trump lên cầm quyền tháng 12017, Mỹ đã thực hiện nhiều điều chỉnh về đối ngoại theo hướng: (i) Thực dụng, đặt lợi ích Mỹ lên trên hết, coi trọng lợi ích kinh tế ngắn hạn hơn giá trị và chiến lược dài hạn, triển khai đối ngoại trước hết nhằm giải quyết các vấn đề trong nước (việc làm, thương mại, đầu tư…); Sẵn sàng đổi chác, kể cả những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ với cả đối thủ và đồng minh, đối tác; (ii) Coi trọng quân sự hơn ngoại giao, song phương hơn đa phương (tăng 910% ngân sách quốc phòng, giảm 30% ngân sách ngoại giao và bảo vệ môi trường); (iii) Phủ nhận di sản của chính quyền cũ (tuyên bố “khai tử” chính sách “tái cân bằng”, quyết định rút khỏi TPP, quay lại chính sách cũ với Cuba, rút khỏi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA),…); (iv) Khó lường, dễ thay đổi do đang ở trong giai đoạn định hình chính sách, vấp phải những khó khăn và lực cản lớn từ nội bộ Mỹ và chịu tác động mạnh bởi cá tính của Trump (có phần thất thường, bốc đồng, hiếu thắng, thích đề cao cá nhân và dễ dị ứng trước các chỉ trích).
Trang 1ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC TỪ SAU
ĐẠI HỘI 19 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC ĐẾN NAY
Từ khi Donald Trump lên cầm quyền tháng 1/2017, Mỹ đã thực hiện nhiều
điều chỉnh về đối ngoại theo hướng: (i) Thực dụng, đặt lợi ích Mỹ lên trên hết, coi trọng lợi ích kinh tế ngắn hạn hơn giá trị và chiến lược dài hạn, triển khai đối
ngoại trước hết nhằm giải quyết các vấn đề trong nước (việc làm, thương mại, đầutư…); Sẵn sàng đổi chác, kể cả những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ với cả đối
thủ và đồng minh, đối tác; (ii) Coi trọng quân sự hơn ngoại giao, song phương hơn đa phương (tăng 9-10% ngân sách quốc phòng, giảm 30% ngân sách ngoại giao và bảo vệ môi trường); (iii) Phủ nhận di sản của chính quyền cũ (tuyên bố
“khai tử” chính sách “tái cân bằng”, quyết định rút khỏi TPP, quay lại chính sách
cũ với Cuba, rút khỏi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA),…); (iv) Khó lường, dễ thay đổi do đang ở trong giai đoạn định hình chính sách, vấp phải những
khó khăn và lực cản lớn từ nội bộ Mỹ và chịu tác động mạnh bởi cá tính củaTrump (có phần thất thường, bốc đồng, hiếu thắng, thích đề cao cá nhân và dễ dịứng trước các chỉ trích)
Những điều chỉnh nói trên đã làm giảm độ tin cậy của các nước, nhất là cácđồng minh, đối tác của Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức mạnh mềm và vai trò lãnhđạo toàn cầu của Mỹ Ở khu vực CA-TBD, việc Mỹ rút khỏi TPP đã tạo “khoảngtrống quyền lực” về kinh tế để Trung Quốc tranh thủ khai thác Ở tầm toàn cầu,
1
Trang 2việc chính quyền Trump thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, giảm cam kếtquốc tế ở góc độ nào đó đã tạo điều kiện cho Trung Quốc thúc đẩy hình ảnh “lãnhđạo” toàn cầu hóa, giành giật quyền dẫn dắt các tập hợp lực lượng để phục vụ ý đồvươn lên trở thành cường quốc thế giới sau này.
Sang đến năm thứ hai của nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã tiếp tục có nhiều điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc Trong chiến lược An ninh Quốc gia (12/2017) và Chiến lược Quân sự (1/2018),
Mỹ đã lần đầu tiên công khai xác định Trung Quốc là đối thủ chiến lược Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Mỹ liên tục gây sức ép để kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc, ngăn chặn, vô hiệu hóa Kế hoạch
“Made in China 2025” mà Trung Quốc đề ra từ năm 2015, điển hình là cấm các tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc như ZTE nhập linh kiện hiện đại (chip, vi mạch) từ các công ty của Mỹ như Intel, Qualcom Về kinh tế - thương mại, Mỹ liên tục “ra đòn” với Trung Quốc bằng việc áp thuế nhập khẩu cao đến nay là 250 tỷ USD hàng Trung Quốc xuất vào Mỹ năm 2018, đang có kế hoạch tiếp tục áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc 1 Trên thực tế, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trên quy mô lớn Về các vấn đề an ninh khu vực, khác với các chính quyền trước, chính quyền Trump đang thay đổi cách tiếp cận về vấn đề bán đảo Triều Tiên, hòa dịu hơn
và đối thoại trực tiếp với Triều Tiên nhằm vừa giải trừ hạt nhân, vừa tách Triều Tiên ra khỏi quỹ đạo truyền thống của Trung Quốc Với các vấn đề Đài Loan và Biển Đông, chính quyền Trump cũng ngày càng thể hiện cách tiếp cận cứng rắn, không ngại va chạm.
Tất cả những điều chỉnh nói trên của Mỹ đều trực tiếp tác động đến môitrường chiến lược xung quanh Trung Quốc cũng như ý đồ vươn lên trở thànhcường quốc thế giới vào giữa thế kỷ XXI như “hai mục tiêu trăm năm” đã đề ra
2 Quan hệ giữa các nước lớn vẫn trong khuôn khổ vừa hợp tác vừa đấu
tranh, nhưng mặt cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt
Thay đổi nhanh chóng trong tương quan sức mạnh giữa Mỹ và các trung tâmquyền lực khác khiến cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng quyết liệt Trướckhi ông Trump cầm quyền, bối cảnh nước Mỹ đang suy yếu tương đối, TrungQuốc và Nga là hai nước lớn đang thách thức mạnh mẽ nhất trật tự thế giới do Mỹ
1 Mỹ đã áp thuế bổ sung 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, và sau đó tiếp tục áp thuế từ 10 đến 25% lên 200
tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc Đồng thời, Tổng thống Trump còn dự kiến tiếp tục áp thêm thuế lên lượng hàng
267 tỷ USD của Trung Quốc.
2
Trang 3và phương Tây chi phối, khiến mặt cạnh tranh chiến lược trong quan hệ Trung –
Mỹ và Nga – Mỹ ngày càng rõ
Cho nên, cần nhận thức rõ ràng rằng, dù là thao tác trên khía cạnh nào, bảnchất vấn đề là Trung – Mỹ và Nga – Mỹ cạnh tranh chiến lược Ngoài mâu thuẫnlợi ích địa – chiến lược, các lực lượng chống Trung Quốc và chống Nga trong nội
bộ Mỹ tương đối mạnh, khiến bất cử Tổng thống Mỹ nào cũng khó có thể thựchiện chính sách hòa dịu với Trung Quốc và Nga Trái với kỳ vọng ban đầu khiTrump mới đắc cử, đến nay triển vọng sớm cải thiện quan hệ Mỹ - Nga hoặc Mỹ
“chơi con bài Nga” trong việc kiềm chế chiến lược Trung Quốc (như Nixon từng
“chơi con bài Trung Quốc” để kiềm chế Liên Xô) là rất khó Mặc dù Trump vẫn đểngỏ khả năng hợp tác chiến lược với Nga, song những đấu đá nội bộ và sự cản pháquyết liệt của lực lượng bảo thủ “bài Nga” trong nội bộ Mỹ (nhất là việc khôngngừng xới xáo vấn đề Nga hậu thuẫn ê kíp tranh cử giúp Trump thắng cử năm2016) và đảng Cộng hòa khiến Trump rất khó thực hiện ý muốn sớm cải thiện quan
hệ Mỹ - Nga Đáng chú ý, sức ép cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây sau vụNga sáp nhập Crưm của Ukraina buộc Nga vẫn có nhu cầu ngả về phía TrungQuốc cả về kinh tế và an ninh – chiến lược để đối trọng với Mỹ
Điểm mới là xu hướng chính trị quyền lực trong quan hệ nước lớn rõ hơntrước Các nước lớn sẵn sàng sử dụng vũ lực với các nước nhỏ là “vệ tinh” của đốithủ để răn đe, “thử” giới hạn của nhau, nhất là trong quan hệ Mỹ - Nga và Mỹ -Trung Các vụ Mỹ oanh kích Syria, và 3 lần điều tàu sân bay đến gần bán đảoTriều Tiên trong năm 2017 là thông điệp răn đe đối với Nga, và Trung Quốc Tuynhiên, các nước lớn vẫn tìm cách hợp tác trong những vấn đề có chung lợi ích nhưchống khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Mặt cạnh tranh cũng có giớihạn là không dẫn đến đối đầu hay đổ vỡ quan hệ; mặt hợp tác có giới hạn là không/chưa dẫn tới những thỏa hiệp lớn mang tính chiến lược
3
Trang 43 Trào lưu dân túy, dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên mạnh mẽ, tác động
đáng kể đến tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, chủ nghĩa đa phương cũng như vai trò của luật pháp quốc tế
Chủ nghĩa dân túy, dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ, tác động đến chính trịnội bộ và chính sách đối ngoại của nhiều nước Điểm mới là làn sóng này đang trỗidậy mạnh mẽ ở chính các khu vực và các nước tư bản phát triển từng cổ xúy mạnh
mẽ nhất cho toàn cầu hóa như châu Âu, Bắc Mỹ Trên chính trường Mỹ, Anh vànhiều quốc gia thành viên chủ chốt của EU, các lực lượng dân túy hoặc đã lên cầmquyền, hoặc giành được vai trò lớn hơn Trong khi đó, các nước đang phát triển,nhất là các quốc gia Châu Á lại thể hiện quan điểm bảo vệ toàn cầu hóa (theo khảosát, 75% người Trung Quốc và 68% người Ấn Độ có quan điểm tích cực về toàncầu hóa)
Dưới tác động của trào lưu dân túy và dân tộc chủ nghĩa, các nước có xuhướng coi trọng lợi ích quốc gia – dân tộc hơn lợi ích chung của khu vực và quốc
tế Đặc biệt, việc Mỹ dưới thời Donald Trump giảm quan tâm, giảm cam kết vànguồn lực cho Liên hợp quốc, ứng phó biến đổi khí hậu,… cũng tác động mạnhđến cách hành xử của các nước theo hướng giảm tin cậy vào các thể chế đa phương
và vai trò của luật pháp quốc tế, coi trọng hơn lợi ích dân tộc vị kỷ và tranh thủ cácnước lớn
4 Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục đi đầu về phát triển, liên kết kinh tế nhưng an ninh ngày càng bất ổn; cục diện “lưỡng siêu, đa cường” ngày càng định hình rõ với vai trò chi phối của Mỹ và Trung Quốc
So với cục diện thế giới, cục diện khu vực Châu Á-TBD đang chuyển độngnhanh hơn do một số yếu tố: (i) Đây là khu vực phát triển năng động nhất trên thếgiới, có triển vọng trở thành trung tâm quyền lực mới của thế giới trong thế kỷ 21,
có sự hiện diện của hầu hết các cường quốc lớn mạnh nhất thế giới đang cạnh tranhchiến lược quyết liệt với nhau; (ii) Đây là một trong những khu vực tập trung nhiều
4
Trang 5nhất các điểm nóng tiềm tàng liên quan trực tiếp đến cạnh tranh chiến lược nướclớn cũng như các thách thức an ninh phi truyền thống trên thế giới; (iii) So với cáckhu vực khác như Châu Âu, Châu Mỹ, các thể chế đa phương ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chưa phát triển tới mức có đủ khả năng xử lý các thách thức anninh ở khu vực Ở đây cũng chưa hình thành hệ thống an ninh tập thể như nhiềukhu vực khác trên thế giới
Mỹ và Trung Quốc có sức mạnh tổng thể vượt trội so với các cường quốc khác là Nhật Bản, Nga, Ấn Độ Chỉ Mỹ và Trung Quốc có quy mô GDP trên
10.000 tỷ USD (năm 2016, GDP Mỹ là 18.561 tỷ USD và Trung Quốc là 11.391 tỷUSD so với khoảng 4.900 tỷ USD của Nhật Bản, 2.500 tỷ USD của Ấn Độ và1.500 tỷ USD của Nga) Mỹ và Trung Quốc cũng là hai cường quốc có ngân sáchquân sự lớn nhất thế giới: năm 2016, Mỹ chi 596 tỷ USD, chiếm 40% chi phí quân
sự toàn cầu trong khi con số của Trung Quốc là 147 tỷ USD và 9,7%
Đến thời điểm 2017, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhấtcủa trên 130 quốc gia, vùng lãnh thổ Trong đó, gần như tất cả các nước khu vực,
kể cả các đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…đều có quan
hệ thương mại số 1 với Trung Quốc Đây là lợi thế quan trọng giúp Trung Quốc cóđòn bẩy quan trọng trong tập hợp lực lượng ở khu vực Ngược lại, Mỹ vẫn có thếmạnh về đầu tư (chỉ đứng sau Nhật Bản, EU về đầu tư ở Đông Nam Á) và vẫn chiphối hệ thống “trục và nan hoa” – xương sống của cấu trúc an ninh khu vực ChâuÁ-TBD Nhìn cơ bản, các nước khu vực vẫn “đi với Trung Quốc về kinh tế, đi với
Mỹ về an ninh”
Khu vực Đông Á đã trở thành nơi tập trung nhiều điểm nóng an ninh truyền thống và phi truyền thống nhất thế giới trong khi cấu trúc khu vực vẫn đang trong
quá trình định hình, các thể chế đa phương còn yếu và thiếu tính ràng buộc, chưa
đủ khả năng giải quyết các vấn đề ở khu vực Bốn điểm nóng tiềm tàng khả năng
xảy ra xung đột ở khu vực là bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan
5
Trang 6và Biển Đông đều liên quan trực tiếp đến cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ vàchắc chắn sẽ lôi kéo sự can thiệp quân sự trực tiếp của ba cường quốc lớn nhất thếgiới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trong kịch bản nổ ra xung đột Trong cácđiểm nóng đó, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông được coi là các điểm nóng cónhiều rủi ro xảy ra xung đột nhất.
ASEAN hình thành Cộng đồng với dân số 630 triệu USD và ở thời điểm triển
khai xây dựng Cộng đồng đạt tổng GDP đạt 2.400 tỷ USD (đứng thứ 7 thế giới và
dự báo sẽ lên vị trí nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050) Vai trò củaASEAN vẫn được các nước lớn và các đối tác coi trọng Tuy nhiên, ASEANnhưng chưa trở thành thực thể thống nhất có vai trò lớn hơn trước, thậm chí “vaitrò trung tâm” của ASEAN đang có dấu hiệu giảm do thách thức nội bộ và điều
chỉnh chính sách của các nước lớn Trước Đại hội XIX, Cộng đồng ASEAN đã
được thành lập hơn một năm, song mức độ hợp tác thực chất còn tương đối thấp.ASEAN cơ bản vẫn là một tổ chức liên chính phủ, chứ chưa thực sự là một Cộngđồng với các chính sách chung Mức độ gắn kết kinh tế nội khối rất thấp: thươngmại giữa các nước ASEAN chỉ chiếm khoảng 24% tổng thương mại của ASEANtrong khi tỷ lệ này của EU là khoảng 60%
ASEAN đang gặp thách thức cả từ bên trong và bên ngoài Về các vấn đềbên trong, trừ Singapore, 4 trong số 5 nước thành viên sáng lập ASEAN đang gặpvấn đề trong nước cần giải quyết Các nước như Campuchia, Lào, Myanmar cũngđối mặt với nhiều khó khăn khác nhau liên quan chính trị, kinh tế, và chủ nghĩa lykhai do mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc, trong đó Campuchia và Lào đang phụ thuộcnặng vào Trung Quốc Thực trạng đó đang ảnh hưởng không thuận tới đoàn kết,đồng thuận ASEAN, nhất là về vấn đề Biển Đông
Đặc biệt, vấn đề Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp cả trên thực địa cũng như về mặt chính trị - ngoại giao, pháp lý và tập hợp lực lượng Trung Quốc đã
6
Trang 7hoàn thành việc tôn tạo các cấu trúc ở Trường Sa2; một mặt tăng cường hiện diệntrên thực địa, ráo riết kết hợp quân sự hóa với dân sự hóa nhằm buộc các nước khuvực dần chấp nhận nguyên trạng mới, mặt khác tỏ hòa dịu về ngoại giao nhằmphân hóa các nước khu vực, chia rẽ ASEAN, không để ASEAN trở thành thực thểthống nhất có thể phần nào đối trọng với Trung Quốc, ngăn các nước ASEAN ngả
về phía Mỹ, ngăn Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… can dự vào vấn đề Biển Đông Mỹ chưacoi Biển Đông là ưu tiên trong chính sách khu vực, vẫn tập trung xử lý các vấn đềquan trọng hơn với Mỹ là hạt nhân Triều Tiên và thâm hụt thương mại với TrungQuốc Trong năm 2017, mặc dù tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông hơn sovới thời Obama, song chính quyền Trump vẫn chưa có chính sách rõ ràng, bài bản
về Biển Đông, chưa quan tâm đến tập hợp lực lượng chính trị - ngoại giao hay kếthợp tổng thể các biện pháp quân sự, chính trị - ngoại giao và kinh tế - thương mại
để ngăn chặn các hành vi vi phạm LPQT của Trung Quốc ở Biển Đông Các nướclớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ và một số cường quốc trong EU có dấu hiệu muốncan dự sâu hơn vào Biển Đông, nhưng do hạn chế nguồn lực nên không đủ khảnăng tác động đến hành vi của Trung Quốc
Thực trạng trên khiến cục diện Biển Đông ngày càng có lợi hơn cho TrungQuốc và bất lợi hơn cho các nước tranh chấp trong ASEAN, trong đó có Việt Nam.Khoảng cách so sánh lực lượng giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp ở BiểnĐông đang ngày càng doãng ra theo hướng có lợi cho Trung Quốc Sự thiếu chắcchắn, tin cậy trong cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực cũng khiến nội bộASEAN chia rẽ, suy yếu hơn về vấn đề Biển Đông Không chỉ các nước thực dụngnhư Campuchia, Philippines, mà cả một số nước vốn nguyên tắc như Singapore,Indonesia cũng điều chỉnh cách tiếp cận theo hướng hòa dịu hơn với Trung Quốc.Tình hình thực địa cũng như tập hợp lực lượng về vấn đề Biển Đông đang tạo thêm
2 Trong 3 năm từ 2014-2017, Trung Quốc đã tôn tạo tổng cộng 1.300 héc-ta trên 7 cấu trúc ở Trường Sa, lớn gấp 20 lần tổng diện tích tôn tạo của tất cả các nước có tranh chấp khác ở Trường Sa cộng lại trong 40 năm qua.
7
Trang 8cơ sở cho Trung Quốc hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” để khống chế, tiếntới thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
II Chiến lược quốc tế của Trung Quốc xác định tại Đại hội XIX
Báo cáo chính trị của Tập Cận Bình trình bày tại Đại hội lần thứ XIXĐCSTQ đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ to lớn và quan trọng cho giai đoạnphát triển tiếp theo của Trung Quốc, trong đó chỉ rõ mục tiêu chiến lược đài hạn làđưa Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, có sức mạnh tổnghợp quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế đứng hàng đầu thể giới vào năm 2050(hàm ý mục tiêu siêu cường rõ ràng) Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc sẽ tiếptục bố cục ngoại giao toàn phương vị, và chính sách ngoại giao nước lớn đặc sắcTrung Quốc trên nhiều lĩnh vực, nhiều tầng nấc
Báo cáo của Tập Cận Bình chỉ rõ, trong 5 năm qua kể từ sau Đại hội 18(10/2012), Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn mang tính lịch sử vàtoàn diện, đem lại nhiều thay đổi sâu sắc, căn bản cho đất nước Trung Quốc; đãgiải quyết được những vấn đề nan giải mà nhiều năm qua chưa giải quyết được,
làm được những việc lớn mà nhiều năm qua chưa làm được Trong đó, về kinh tế
-xã hội, Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình cao, GDP từ
54.000 tỷ NDT năm 2012 (tương đương 8.130 tỷ USD) đã tăng lên 80.000 tỷ NDT
(12.000 tỷ USD), giữ vững vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đóng góp trên
30% cho tăng trưởng GDP toàn cầu; kim ngạch thương mại, đầu tư ra nước ngoài
và dự trữ ngoại hối đều liên tục đứng đầu thế giới; thu nhập của người dân tăng cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Về đối ngoại, bố cục ngoại giao toàn phương vị tiếp
tục được mở rộng và đi vào chiều sâu, ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốcđược triển khai toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhiều tầng nấc; môi trường bên ngoàihòa bình, ổn định được giữ vững, tầm ảnh hưởng quốc tế, sức hiệu triệu và nănglực kiến tạo của Trung Quốc được nâng cao một bước; Trung Quốc đã triển khai
8
Trang 9một loạt sáng kiến lớn như “Vành đai và Con đường,” Ngân hàng đầu tư cơ sở hạtầng châu Á; tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị cấp cao APEC(11/2014), Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (9/2016), Diễn đàn cấp caohọp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (5/2017), Hội nghị thượng đỉnh BRICStại Hạ Môn (9/2017); Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn mới cho hòa bình
và phạt triển của khu vực và trên thế giói
Tuy nhiên, Báo cáo của Tập Cận Bình trình bày tại Đại hội XIX cũng chỉ
rõ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Trung Quốc vẫn còn tồn tại không ítkhó khăn, thách thức như tình trạng phát triển không cân bằng, không đồng đềuvẫn chưa được giải quyết; chất lượng và hiệu quả phát triển chưa cao; năng lựcsáng tạo chưa mạnh; trình độ phát triển của kinh tế thực sự còn thấp; nhiệm vụ bảo
vệ môi trường còn nặng nề; các vấn đề dân sinh như việc làm, giáo dục, y tế cònkhông ít khó khăn; khoảng cách phát triển và thu nhập giữa thành thị và nông thôncòn lớn; nhiều biện pháp cải cách chưa được triển khai đến nơi đến chốn; an ninhquốc gia đang đứng trước tình hình mới phức tạp do các nhân tố không ổn định,không xác định nổi lên, các điểm nóng khu vực diễn biến phức tạp, các nguy cơ anninh phi truyền thống tiếp tục lan rộng
Trên cơ sở đánh giá, phân tích đầy đủ những thành tựu và hạn chế tronggiai đoạn 5 năm qua, Báo cáo chính trị của Tập Cận Bình trình bày tại Đại hội XIX
đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ to lớn và quan trọng cho giai đoạn phát triểntiếp theo của Trung Quốc, trong đó chỉ rõ mục tiêu chiến lược dài hạn là đưa Trung
Quôc trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, có sức mạnh tổng hợp quốc gia
và tầm ảnh hưởng quốc tể đứng hàng đầu thế giới vào năm 2050 Tập Cận Bình nhấn
mạnh, Đại hội XIX đã đưa Trung Quốc bước vào thời đại mới3 của CNXH đặc sắcTrung Quốc và chuyển sang giai đoạn phát triển thứ ba, sau khi đất nước Trung
3 Trong Báo cáo chính trị do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đọc tại Đại hội XIX, cụm từ “thời đại mới” xuất hiện 34 lần.
9
Trang 10Quốc đã “đứng lên” (dưới thời đại Mao Trạch Đông), đã “giàu lên” (dưới thời đạiĐặng Tiểu Bình), nay sẽ “mạnh lên” (dưới thời đại Tập Cận Bình) Cùng với đó,các mục tiêu chiến lược và chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời gian tói cũng
sẽ có những chuyển biến mới, tác động sâu sắc tới cục diện thế giới, khu vực vàtình hình chính trị quốc tế trong những năm tiếp theo
1 Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược
Báo cáo chính trị của Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định mục tiêu pháttriển chiến lược trong thời đại mới là thực hiện thắng lợi công cuộc hiện đại hóaXHCN, đến giữa thế kỷ XXI Trung Quốc trở thành cường quốc XHCN hiện đại,giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp; nhấn mạnh giai đoạn từ Đạihội XIX đến Đại hội XX (năm 2022) là thời kỳ giao thoa của hai “mục tiêu 100năm” theo đó vừa phải thực hiện thắng lợi “mục tiêu 100 năm” lần thứ nhất là xâydựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2021 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng),vừa phải mở ra tiến trình mới, tạo đà cho viêc hoàn thành “mục tiêu 100 năm” lầnthứ hai vào năm 2049 (100 năm thành lập Nước)
Trên cơ sở đó, Tập Cận Bình lần đầu tiên xác định lộ trình 2 bước nhằm cụthể hóa việc thực hiện “mục tiêu 100 năm” lần thứ hai: (i) từ năm 2021 đến năm
2035, cơ bản hoàn thành công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa; (ii) từ năm 2035đến năm 2049, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại,giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp Như vậy về cơ bản, mục tiêulâu dài trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc sau Đại hội XIX vẫn là vươn lêntrở thành cường quốc hàng đầu thế giới, đóng vai trò chủ đạo và có tiếng nói mangtính quyết định đối với các vấn đề toàn cầu
Trong đó, Tập Cận Bình nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ quốc tế là mở
rộng không gian phát triển tạo lập vị thế và tầm ảnh hưởng quốc tế mới, để
thông qua chiến lược quốc tế góp phần trực tiếp và quan trọng thực hiện thắng lợi các mụctiêu phát triển chiến lược trang và dài hạn nói trên Báo cáo chính trị của Tập Cận Bình
10
Trang 11trình bày tại Đại hội XIX đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ bao trùm của Trung Quốc trong chiến lược quốc tế thời gian tới là: Kiên trì thúc đẩy xây dựng cộng
đồng chung vận mệnh nhân loại (trên cơ sở nâng cấp “cộng đồng chung vận
mệnh châu Á”); thúc đấy xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới (trên cơ sở nâng cấp
“quan hệ nước lớn kiểu mới” đã đề xuất với Mỹ từ năm 2013); xây dựng mạng
lưới quan hệ đối tác toàn cầu; kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích
phát triển quốc gia.
Trong bài viết về Tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Bộtrưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngay trước thềm Đại hội XIX cũngchỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ then chốt của công tác đối ngoại thời gian tới là “mở racục diện mới cho nền ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc” thông qua thúcđẩy xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại,” xây dựng “quan hệ quốc tếkiểu mới,” xây dựng “mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu” đồng thời làm rõ hơn về
nội hàm của các khái niệm này, trong đó: cộng đồng chung vận mệnh nhân loại là
chủ trương xây dựng thế giới với 5 đặc trưng hòa bình lâu dài, an ninh rộng rãi,
cùng phồn vinh thịnh vượng, cởi mở bao dung, tươi đẹp trong lành; quan hệ quốc
tế kiểu mới có nội hàm là tôn trọng lẫn nhau, công bằng chính nghĩa, lấy hợp tác
thay cho đối kháng, lấy cùng thắng thay cho độc chiếm; xây dựng mạng lưới quan
hệ đổi tác toàn cầu là chủ trương mở rộng quan hệ bạn bè dưới tiền đề nguyên tắc
không liên minh liên kết, xây dựng quan hệ đối tác mang tính bình đẳng, hòa bình,bao dung, không phân chia mặt trận, không đặt kẻ thù giả định, không nhằm vàobên thứ ba4
Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ tổng thể được nêu tại Đại hội XIX, có thểthấy, Trung Quốc sẽ tập trung triển khai thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ trêncác mặt là:
4 Bài viết đăng trên “Thời báo Học tập” - Tạp chí của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, ngày 01/9/2017.
11
Trang 12Về an ninh: Mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là duy trì môi trường
bên ngoài hòa bình, ổn định, củng cố môi trường quốc tế thuận lợi nhằm giữ vững
và kéo dài thời kỳ cơ hội chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc; bảo vệvững chắc “lợi ích cốt lõi”5 nhất là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốcgia và các lợi ích phát triển; tăng cường tập hợp lực lượng, thúc đẩy hình thành cáckhuôn khổ, trật tự mới về an ninh khu vực dựa theo lợi ích quốc gia
Về phát triển: Mở rộng tối đa phạm vi và không gian lợi ích quốc gia thông
qua tăng cường đan xen lợi ích với các nước, thúc đẩy xây dựng mạng lưới đối táctoàn cầu trên cơ sở họp tác cùng có lợi, lấy chia sẻ lợi ích phát triển làm chất keogắn kết; triệt để khai thác thế mạnh của thị trường khu vực và thế giới, đặc biệt làthị trường năng lượng và tài nguyên, tích cực thu hút vốn, kỹ thuật, kinh nghiệmquản lý của nước ngoài để phục vụ phát triển trong nước, tăng cường sức mạnhtổng họp quốc gia Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là thúc đẩy triển khaicác sáng kiến, kết nối kinh tế khu vực và liên khu vực do Trung Quốc khởi xướng
và dẫn dắt, nhất là chiến lược “Vành đai và Con đường” tiếp tục đẩy mạnh chiếnlược cường quốc biển nhằm mở rộng không gian phát triển kinh té biển
Về vị thế quốc tế: Tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng, nâng cao hơn nữa
vai trò và tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, trước hết là ở khuvực Châu Á - Thái Bình Dương; nỗ lực tạo dựng và củng cố hình ảnh “nước lớn cótrách nhiệm” tích cực tham gia dẫn dắt các cơ chế, thể chế chính trị - kinh tế quốc
tế, chủ động tham gia xây dụng “luật chơi,” định hình chương trình nghị sự trongcác vấn đề toàn cầu Mục tiêu sâu xa của Trung Quốc là tạo lập vị thế quốc tế mớitương xứng với sức mạnh tổng hợp quốc gia đang ngày càng gia tăng, từng bướcthúc đẩy hình thành trật tự khu vực và quốc tế có lợi cho Trung Quốc
5 Sách trắng về “Phát triển hòa bình của Trung Quốc” ban hành tháng 9/2011 xác định nội hàm “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bao gồm 6 điểm sau: (i) chủ quyền quốc gia; (ii) an ninh quốc gia; (iii) toàn vẹn lãnh thổ; (iv) thống nhất đất nước; (v) chế độ chính trị quốc gia do Hiến pháp quy định và ổn định đại cục xã hội; (vi) bảo đảm cơ bản cho sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội.
12
Trang 132 Chủ trương, đường lối để đạt được mục tiêu chiến lươc
Phát biểu của Tập Cận Bình tại Đại hội XIX tiếp tục khẳng định chủtrương chiến lược của Trung Quốc thời gian tới là: Kiên trì đi con đường phát triểnhòa bình, thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng; kiên trì đi conđường mới trong quan hệ giữa quốc gia với quốc gia là tôn trọng lẫn nhau, hiệpthương bình đẳng, đối thoại không đối đầu, kết bạn không liên minh; kiên trì giảiquyết tranh chấp bằng đối thoại và hiệp thương; kiên trì quan điểm đúng đắn vềđạo nghĩa và lợi ích; tích cực đóng góp cho hòa bình thế giới, và phát triển toàncầu cũng như giữ gìn trật tự thế giới Đồng thời, Trung Quốc cũng xác định rõ một
số phương châm, nguyên tắc lớn trong các công việc quốc tế: Thực hiện chính sách
ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ; thúc đẩy xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mớitôn trọng lẫn nhau, công bằng, chính nghĩa, hợp tác cùng thắng; tôn trọng quyền tựlựa chọn con đường phát triển của nhân dân các nước, giữ gìn công bằng và chínhnghĩa quốc tế, phản đối áp đặt ý chí của mình cho người khác, phản đối can thiệpvào công việc nội bộ của nước khác, phản đối nước mạnh ức hiếp nước yếu Nhấnmạnh Trung Quốc quyết không phát triển bản thân mình bằng việc hy sinh lợi íchcủa nước khác, cũng quyết không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình, bất cứ aicũng không nên ảo tưởng về việc Trung Quốc sẽ “nuốt quả đắng” phương hại lợiích của mình Sự phát triển của Trung Quốc không gây đe dọa đối với bất cứ nướcnào; cho dù phát triển đến trình độ nào đi nữa, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờxưng bá, không bao giờ bành trướng.6
Theo quan điểm của Đại hội XIX và tư tưởng chỉ đạo của Tập Cận Bình, về
bố trí chiến lược để mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu tập trung vào mấy điểm:
Về chính trị đối ngoại, tích cực phát triển quan hệ đối tác toàn cầu, mở rộng
giao thoa lợi ích với các nước; xây dựng khuôn khổ quan hệ nước lớn tổng thể ổnđịnh, phát triển cân bằng; làm sâu sắc quan hệ với các nước láng giềng theo quan
6 Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội XIX.
13
Trang 14điểm “thân, thành, huệ, dung”7 và phương châm “thân thiện với láng giềng, làmbạn với láng giềng;” tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước đang phát triểntheo quan điểm “chân, thực, thân, thành”8 tăng cường giao lưu hợp tác với cácchính đảng và tổ chức chính trị các nước, thúc đẩy giao lưu đối ngoại của Quốchội, Chính hiệp, quân đội, địa phương và đoàn thể nhân dân.
Về kinh tế đối ngoại, kiên trì mở cửa đối ngoại, tích cực thúc đẩy hợp tác
cùng xây dựng “Vành đai, con đường;” đẩy mạnh viện trợ cho các nước đang pháttriển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, thúc đẩy thu hẹp khoảng cách pháttriển Nam - Bắc; ủng hộ các thể chế thương mại đa phương, ủng hộ tự do hóa, tiệnlợi hóa thương mại và đầu tư; thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa kinh tế phát triển theohướng ngày càng cởi mở, bao dung, cân bằng và cùng thắng
Về phát huy vai trò chủ chốt, dẫn dắt trong các cơ chế đa phương, tích cực
đóng góp trí tuệ và phương án của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế; tích cựctham gia cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, thúc đẩy dân chủ hóaquan hệ quốc tế, kiên trì bình đẳng giữa các quốc gia; ủng hộ Liên hợp quốc pháthuy vai trò tích cực, ủng hộ mở rộng tính đại diện và tiếng nói của các nước đangphát triển trong các vấn đề quốc tế
3 Phương thức triển khai
Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội XIX, Tập Cận Bình nhấnmạnh mấy điểm quan trọng về phương thức triển khai để đạt được mục tiêu củachiến lược quốc tế, bao gồm:
Triển khai toàn diện chỉnh sách ngoại giao nước lớn
Trọng tâm chiến lược đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc trong thời giantới là đẩy mạnh xây dựng nền “ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc” xứng tầmvới sức mạnh tổng hợp quốc gia, nhất là sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia
7 Thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung.
8 Thật tâm, thực chất, thân thiện, chân thành.
14
Trang 15tăng Trong đó, biện pháp thực hiện là tiếp tục làm sâu săc hơn nữa cục diện đốingoại “toàn phương vị, đa lĩnh vực, nhiều tầng nấc” thông qua triển khai mạnh mẽhoạt động đối ngoại trên cả 5 cấp độ là ngoại giao nước lớn, ngoại giao láng giềng
và khu vực, ngoại giao với các nước đang phát triển, ngoại giao đa phương vàngoại giao nhân dân; mở rộng thiêt lập các mối quan hệ đối tác hợp tác trên toànthế giới, tạo dựng “vòng tròn bạn bè,” mà thực chất là tập hợp lực lượng dựa trên
cơ sở chia sẻ lợi ích về phát triển; củng cố và nâng cao vị thế chiến lược chủ độngcủa Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, dần thể hiện rõ hơn vai trò “cường quốc thếgiới.”
Lấy “tích cực hành động” thay cho “giấu mình chờ thời”
Với việc xác lập mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầuthế giới vào giữa thế kỷ XXI, quan điểm của Tập Cận Bình tại Đại hội XIX là dấumốc thể hiện Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ phưong châm đối ngoại “giấu mìnhchờ thời” (do Đặng Tiểu Bình khởi xướng) để chuyển sang giai đoạn ngoại giao
“tích cực hành động” Theo đó, về cả tư duy và hành xử đối ngoại, Trung Quốc sẽ
có những điều chỉnh theo hướng chủ động và quả quyết hơn trong việc triển khaichính sách ngoại giao nước lớn, tích cực thúc đẩy xây dựng khuôn khổ quan hệquốc tế kiểu mới dưới ngọn cờ “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” (thực chất
là xây dựng cấu trúc chính trị quốc tế trong đó Trung Quốc được nhìn nhận nhưmột trung tâm quyền lực mới của thế giới); kiên quyết và cứng rắn hơn trong việcthực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia, nhất làchủ quyền lãnh thổ; chủ động tạo dựng luật chơi để đạt được mục tiêu chiến lượclâu dài; không lập tức thách thức nhưng quyết tâm từng bước thay đổi nguyêntrạng về an ninh và kinh tế, tiến tới xây dựng một trật tự chính trị an ninh - kinh tếmới ở khu vực theo hướng có lợi hơn cho Trung Quốc; không liên minh liên kếtnhưng tìm cách thiết lập mạng lưới đối tác toàn cầu theo xu hướng thực dụng hơn,không dựa vào ý thức hệ mà căn cứ nhiều hơn vào lợi ích quốc gia; không can
15
Trang 16thiệp nhưng can dự có điều kiện, có lựa chọn vào các công việc chính trị, an ninhquốc tế để thể hiện vai trò và bảo vệ các lợi ích của mình; chủ động tham gia các
cơ chế khu vực và liên khu vực mà Trung Quốc cólợi ích đồng thời hướng các cơchế này vào các nội dung chủ đề phục vụ tối đa cho lợi ích của Trung Quốc
4 Các trọng điểm triển khai chính sách sau Đại hội XIX
Đối với các nước lớn
Ngoại giao nước lớn là thành tố then chốt trong tổng thể chiến lược đốingoại của Trung Quốc, với những phương hướng triển khai chính: (i) xây dựng vàcủng cố khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với các trung tâm quyền lực thế giới,nhất là Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ nhằm mở rộng dư địa chiến lược của Trung Quốc; (ii)thúc đẩy hình thành trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, thực hiện sách lược “hợptung” tập hợp lực lượng đưa Trung Quốc trở thành một cực mạnh của thế giới, kếthợp sách lược “liên hoành” chia rẽ, phân hóa các tập hợp lực lượng kiềm chếTrung Quốc; (iii) tích cực can dự nhằm xây dựng “luật chơi” mới trong quan hệquốc tế, nhất là quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng có lợi hơn cho Trung Quốc;(iv) xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, tích cực tham gia định hình cácchương trình nghị sự toàn cầu và tham gia vào việc giải quyêt các vấn đề điểmnóng an ninh thế giới
Với Mỹ: Trung Quốc xác định đây là cặp quan hệ song phưong quan trọng
nhất, là đòn bẩy để thực hiện mục tiêu xây dựng khuôn khổ quan hệ nước lớn tổngthể ổn định, phát triển cân bằng; duy trì quan hệ Trung- Mỹ ổn định, hợp tác làđiều kiện thuận lợi để Trung Quốc tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển chiếnlược đã đề ra tại Đại hội XIX Các biện pháp chính sách của Trung Quốc đối với
Mỹ về cơ bản sẽ tiếp tục kế thừa những chủ trương, đường lối lâu nay, trong đósách lược cơ bản là quản lý quan hệ Mỹ - Trung trong khuôn khổ “vừa hợp tác,vừa cạnh tranh” hướng quan hệ Trung - Mỹ vào quỹ đạo “không xung đột, khôngđổi kháng, tôn trọng lẫn nhau, họp tác cùng có lợi” Trung Quốc tiếp tục theo đuổi
16
Trang 17chính sách hai mặt và phương châm hòa hoãn chiến thuật, tránh đối đầu trực diệnvới Mỹ; một mặt thể hiện thiện chí hợp tác, mong muốn cùng Mỹ chia sẻ lợi ích,trách nhiệm và vai trò ở khu vực, hướng tới cục diện “cùng thắng”; mặt khác kiênquyết, thậm chí cứng rắn hơn trong các vấn đề mà Trung Quốc cho là liên quanđến lợi ích cốt lõi như Đài Loan, Biển Đông; tiếp tục tranh giành ảnh hưởng vói
Mỹ trên phạm vi toàn cầu
Trong triển khai chính sách cụ thể, Trung Quốc sẽ chú trọng: (i) tiếp tụcthúc đẩy ngoại giao nguyên thủ, duy trì trao đổi cấp cao với Mỹ, củng cố và mởrộng các cơ chế đối thoại chiến lược mới thiết lập giữa hai bên9 nhằm tăng cườngtin cậy, thúc đẩy hợp tác, kiểm soát bất đồng; (ii) tăng cường đan xen lợi ích vàmức độ tùỵ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác thực chất với Mỹ trên các lĩnh vựckinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân nhằm làm nổibật mặt hợp tác và điểm đồng giữa hai bên, làm dịu những vấn đề mâu thuẫn và bấtđồng; (iii) dàn xếp hoặc xuống thang với Mỹ trong một số vấn đề về kinh tế (cânbằng thửơng mại, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ), dân chủ nhân quyền, an ninhmạng, hạt nhân Triều Tiên để giữ ổn định quan hệ Trung - Mỹ; (iv) trong vấn đềBiển Hoa Đông, Biển Đông, Trung Quốc sẽ thực hiện sách lược vừa kiên quyết giữvững “giới hạn đỏ” vừa thỏa hiệp và linh hoạt thích ứng, không tạo cớ để Mỹ giatăng hiện diện quân sự, tránh thách thức trực tiếp, đe dọa đến “lợi ích an ninh hànghải” của Mỹ; (v) theo đuổi lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề Đài Loan, thúc ép
Mỹ tuân thủ chính sách “một Trung Quố,” quyết liệt cản phá Mỹ bán vũ khí choĐài Loan
Nhìn chung, tại Đại hội XIX Trung Quốc xác định, trong thời gian tới, quan
hệ Trung - Mỹ vẫn tiếp tục là cặp quan hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến cục diện khuvực châu Á - Thái Bình Dưong nói riêng và trên thế giới nói chung Tại Đại hội
9 Từ tháng 4/2017 đến nay, Trung Mỹ đã thành lập mới 05 cơ chế Đối thoại cấp cao gồm: Đối thoại Ngoại giao
-An ninh, Đối thoại Kinh tế tổng hợp, Đối thoại Thực thi pháp luật và -An ninh mạng, Đối thoại Văn hóa và Xã hội, Đối thoại Bộ Tham mưu liên họp giữa hai quân đội.
17
Trang 18XIX, Trung Quốc nhìn nhận, về dài hạn cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng hạnchế xung đột trực diện, thúc đẩy họp tác trên những lĩnh vực có lợi ích chung Tuynhiên, Trung Quốc đánh giá, do mâu thuẫn chiến lược giữa hai bên sẽ ngày cànggia tăng nên ít có khả năng Trung - Mỹ quay lại mức độ câu kết, thỏa hiệp như đãtừng xảy ra trong lịch sử, có thể xảy ra những “biến số” khó lường trong quan hệhai bên, nhất là những biến số có thể đến từ sự chủ động của Mỹ (dự đoán này củaTrung Quốc đã thành hiện thực khi Mỹ thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranhthương mại nhằm chính vào Trung Quốc) Cạnh tranh ảnh hưởng Trung - Mỹ sẽtác động sâu sắc tới lợi ích và phương thức bảo đảm lợi ích của các nước trong khuvực, về cơ bản sẽ chưa đến mức buộc các nước phải “chọn bên” giữa Trung Quốchoặc Mỹ, song trong một số vấn đề cụ thể, các nước sẽ gặp khó khăn lớn hơn trongviệc duy trì lập trường cân bằng.
Với Nga: Trung Quốc cơ bản duy trì khuôn khổ chính sách vừa tăng cường hợp tác sâu rộng vừa cạnh tranh ngầm với Nga, trong đó hợp tác toàn diện là xu
thế chủ đạo do cả hai bên đều có nhu cầu tập hợp lực lượng nhằm đối trọng vớiliên minh Mỹ - Nhật, thúc đẩy hình thành trật tự thế giới đa cực Phương châmchính sách của Trung Quốc với Nga là: (i) duy trì quan hệ chính tộ tin cậy, ổn định,triển khai các cơ chế trao đổi, hơp tác sâu rộng về ngoại giao, an ninh, quốc phòng;(ii) mở rộng họp tác thực chất trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, kếtnối Vành đai (vành đai kinh tế theo Con đường tơ lụa trên bộ) với Liên minh kinh
tế Á - Âu, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, khoa học kỹ thuật, công nghệ quân
sự, vũ khí; (iii) tăng cường ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến “lợi íchcốt lõi” như an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; lôi kéo Nga ủng hộ lậptrường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông; (iv) tích cực phốihợp lập trường và hành động trong các khuôn khổ đa phương (Liên hợp quốc, G20,APEC ), các vấn đề an ninh toàn cầu và điểm nóng khu vực như hạt nhân Triều
18
Trang 19Tiên, Syria, Iran, Afghanistan ; (v) phối hợp xây dựng các thể chế an ninh và kinh
tế khu vực không có sự tham gia của Mỹ như CICA, SCO, BRICS
Nhiều ý kiến cho rằng, quan hệ Trung - Nga hiện nay dù chưa phải là mộthình thức “liên minh” nhưng đẵ có đầy đủ các thành tố của một mô hình hợp tácchặt chẽ hơn khuôn khổ đối tác chiến lược thông thường, thậm chí phần nào là biểuhiện của quan hệ “cận đồng minh” hoặc “gần như đồng minh” Tuy nhiên, sự xíchlại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga còn mang tính tình thế, chưa có những yếu
tố bền chặt Đây có thể chỉ là sự liên minh tạm thời khi các lợi ích của Nga chưaxung đột với lợi ích của Trung Quốc và trước mắt hai bên cần hợp tác để đối phóvới chiến lược kiềm chế của Mỹ và đồng minh Trên thực tế, quan hệ Trung - Ngavẫn có những giới hạn do hai bên có sự cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Trung Á(vốn là vành đai an ninh sát sườn của Nga), đồng thời nội bộ Nga còn nhiều lo ngại
về tham vọng bành trướng, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực ViễnĐông, nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của Nga ởcác khu vực này về lâu dài
Với Nhật Bản: Trung Quốc luôn coi Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh trực tiếp
trên con đường trở thành cường quốc khu vực Khác với quan hệ giữa Trung Quốcvới các nước láng giềng ở khu vực Đông Á, cạnh tranh Trung - Nhật là cạnh tranhgiữa hai nước lớn về cả kinh tế, văn hóa và quân sự, thể hiện qua các góc độ: (i)
mô hình phát triển kinh tế, văn hóa, phần nào là chính trị của Nhật Bản hiện vẫn làthách thức đối với Trung Quốc về tính hiệu quả và sự hấp dẫn; (ii) Nhật đã tạođược một vùng ảnh hưởng đáng kể ở khu vực, nhất là tại Đông Nam Á, là kết quảcủa thời gian dài phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa ở khu vực này; (iii)Nhật có tiềm lực kinh tế, quốc phòng đủ sức đương đầu với Trung Quốc trong cácxung đột quân sự trên biển, hơn nữa sức mạnh tổng hợp của khối đồng minh Mỹ -Nhật đang tạo ra thách thức đối với chiến lược của Trung Quốc mở rộng ảnh
19
Trang 20hưởng sang hướng Đông; (iv) trong giới lãnh đạo và người dân hai nước, nhất làTrung Quốc, còn nặng tâm lý ác cảm, nghi kỵ lẫn nhau.
Để đối phó với việc Nhật Bản đang triển khai mạnh mẽ chính sách ngoạigiao tầm nhìn toàn cầu với trụ cột quan trọng nhất là tăng cường đồng minh Nhật -
Mỹ và gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sáchvừa thúc đẩy hợp tác, vừa cạnh tranh kiềm chế Một mặt tiếp tục nhấn mạnh việccải thiện quan hệ với Nhật Bản trên cơ sở 4 văn kiện chính trị Trung - Nhật10, tranhthủ hợp tác cùng có lợi với Nhật Bản về kinh tế, khoa học công nghệ; mặt khác đẩymạnh cạnh tranh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng với Nhật Bản theo hướng toàndiện hơn trong các vấn đề tranh chấp ở Biển Hoa Đông, đảo Điếu Ngư/Senkaku,vấn đề lịch sử, các sáng kiến liên kết khu vực11 và trong các diễn đàn đa phương,gia tăng kiềm chế, cạnh tranh ảnh hưởng nhằm ngăn cản việc can dự của Nhật Bảntrong vấn đề Biển Đông
Với Ấn Độ: Trang Quốc vẫn sẽ duy trì xu thế vừa tăng cường hợp tác vừa
cạnh tranh chiến lược, trong đó Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Ấn
Độ về kinh tế - thương mại, mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực mà Ấn Độ có nhucầu và phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, đẩy mạnh khai thác thị trường to lớncủa Ấn Độ cho hàng hóa và nguồn vốn của Trung Quốc; lấy hợp tác về kinh tế làmđòn bẩy thúc đẩy quan hệ chính trị, cải thiện lòng tin chiến lược, giảm bớt nghi kỵlẫn nhau giữa hai nước về biên giới lãnh thổ trên bộ, an ninh, dân chủ nhân quyền,ngăn chặn và giảm thiểu ảnh hưởng của việc Ấn Độ tham gia liên minh với Mỹ -
10 Bốn văn kiện chính trị chỉ đạo quan hệ Trung - Nhật: (i) Năm 1972, Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei ra “Thông cáo chung Trung
- Nhật.” (ii) Năm 1998, trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, hai bên ra tuyên
bố xây dựng “quan hệ đối tác hợp tác hữu nghị vì hòa bình và phát triển.” (iii) Tháng 9/2006, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Abe, hai bên đã nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ “hợp tác chiến Ịược cùng
có lợi.” (iv) Tháng 5/2008, trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Hồ cẩm Đào, hai nước ký Tuyên
bố chung vê thúc đẩy toàn diện “quan hệ chiến lược cùng có lợi.”
11 Nhật Bản đề ra chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” nhằm cạnh tranh với đại chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
20
Trang 21Nhật – Australia (trong “tứ giác kim cương” của chiến lược Ấn Độ- Thái BìnhDương), tạo thế vòng cung bao vây kiềm chế Trung Quốc Đồng thời, để đối phóvới chiến lược ngoại giao toàn diện “Liên kết với phương Tây và hướng về phươngĐông” của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ triển khai cạnh tranh chiến lược theo hướng: (i)
về kinh tế, đẩy mạnh cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Nam Á thông qua sáng kiến
“Vành đai, con đường,” đẩy mạnh đầu tư vào hai hành lang kinh tế Trung Quốc Pakistan và Bangladesh - Ấn Độ - Trung Quốc - Myanmar, thúc đẩy kết nối hàng
-loạt các cảng biển ở Pakistan, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, (ii) về an ninh, dùng
vấn đề biên giới lãnh thổ và tăng cường quan hệ đổi tác chiến lược về quốc phòng,
an ninh với Pakistan để kiềm chế sự phát triển của Ấn Độ (iii) về dân chủ, nhân
quyền, tiếp tục gây sức ép với Ấn Độ trong một số vấn đề liên quan đến “lợi íchcốt lõi” của Trung Quốc như Tây Tạng, Đài Loan
Nhìn chung, mặc dù có mâu thuẫn về lợi ích chiến lược, nhưng so với cáccặp quan hệ khác như quan hệ Trung - Mỹ và Trung - Nhật, cạnh tranh Trung - Ấn
có phần bớt gay gắt hơn do sức mạnh tổng hợp quốc gia và vị thế chính trị quốc tếcủa Ấn Độ còn thua kém Trung Quốc, Ấn Độ cũng chưa thách thức trực tiếp mụctiêu cường quốc tại khu vực của Trung Quốc Ngược lại, do lợi ích an ninh biêngiới, chống khủng bố và lợi ích kinh tế, Trung Quốc suy đoán Ấn Độ không thểđứng hoàn toàn về phía Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, mà cũng phải tăng cườngquan hệ an ninh và phát triển với Trung Quốc
Đối với láng giềng
Phát biểu của Tập Cận Bình tại Đại hội XIX xác định Trung Quốc tiếp tụccoi việc phát triển quan hệ toàn diện với các nước láng giềng trong khu vực, nhất làcác nước ASEAN là hướng trọng tâm trong chính sách đối ngoại12 Về công khai,
Trung Quốc sẽ tích cực khẳng định vai trò quan trọng của láng giềng, đẩy mạnh
12 Sau Đại hội 18 (11/2012), Trung Quốc lần đầu tiên xác định rõ ASEAN là “ưu tiên” trong chính sách ngoại giao láng giềng (Ngoại trưởng Trung Quốc VưongNghị trả lời báo chí ngày 05/5/2013).
21