Hình 8. Mô hình số địa hình khu vực Yên Châu

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá xói mòn đất khu vực Yên Châu tỉnh Sơn La (Trang 40)

của ArcGIS

Hình 8. Mô hình số địa hình khu vực Yên Châu

N-SPECT sử dụng cả dữ liệu lớp phủ bề mặt có sẵn và cho phép xây dựng các dữ liệu cho các vùng riêng. Tại Mỹ, N-SPECT sử dụng nguồn dữ liệu mặc được được cung cấp theo chương trình phân tích biến đổi bờ biển (Coastal Change Analyst Program, C-CAP) được thành lập bởi NOAA Coastal Services Center. Công cụ này cũng cho phép thành lập các dữ liệu về lớp phủ bề mặt cho các vùng khác trên thế giới.

Một trong những yêu cầu của dữ liệu lớp phủ bề mặt trong các mô hình đánh giá xói mòn là phải thống nhất với các dữ liệu khác. Đây là điều kiện để đảm bảo cho quá trình chồng ghép thông tin đưa ra kết quả đúng đắn.

Các đường cong mưa (CN)

Các đường cong mưa thể hiện khả năng thấm của đất và có giá trị trong khoảng từ 1 đến 100, giá trị 0 là không có dòng chảy mặt và 100 là không thấm nước. Đường cong mưa đóng vai trò quan trọng trong tính toán đánh giá dòng chảy mặt. N-SPECT cung cấp bảng tra giá trị đường cong mưa mặc định để sử dụng với

dữ liệu lớp phủ bề mặ cung cấp bởi C-CAP. Bảng dưới đây thể hiện phân loại lớp phủ bề mặt và đường cong mưa tương ứng cho mỗi nhóm đất – thủy văn (bảng sau).

Giá trị C- CA

P

Phân loại C-CAP Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D

2 Khu dân cư mật độ cao 89 92 94 95

3 Khu dân cư mật độ trung bình

77 85 90 92

4 Khu dân cư mật độ thấp 61 75 83 87

5 Đất trống cho xây dựng 49 69 79 84 6 Đất canh tác 67 78 85 89 7 Đồng cỏ 39 61 74 80 8 Đất trồng cỏ 30 58 71 78 9 Rừng rụng lá theo mùa 30 55 70 77 10 Rừng thường xanh 30 55 70 77 11 Rừng hỗn giao 30 55 70 77 12 Cây bụi 30 48 65 73 13 Rừng ngập mặn đầm lầy 0 0 0 0 16 Rừng ngập mặn cửa sông 0 0 0 0 19 Bờ biển tạm thời 0 0 0 0 20 Đât trống 77 86 91 94 21 Mặt nước 0 0 0 0

22 Nuôi trồng thủy hải sản 0 0 0 0

Bảng 1. Bảng tra tương quan lớp phủ bề mặt với đường cong mưa

Tuy nhiên, các thông số này chỉ áp dụng cho đánh giá xói mòn tại Mỹ và chưa được kiểm chứng tại các khu vực khác. Do đó, mô hình cho phép người dùng có thể thay đổi hoặc tạo mới các giá trị khi áp dụng vào khu vực khác.

Việc xây dựng dữ liệu lớp phủ mặt đất cũng được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Đối với khu vực nghiên cứu, nguồn dữ liệu lớp phủ bề mặt có thể được thánh lập bằng một trong các phương pháp sau:

• Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005: đây là bản đồ được xây dựng cho toàn huyện năm 2005 và đã có chỉnh lý bổ sung ngoài thực địa ở tỷ lệ 1:25000. Mức độ chi tiết của các đối tượng SDĐ rất tốt và có thể sử dụng cho thành lập dữ liệu lớp phủ bề mặt. Tuy nhiên, trên bản đồ này tập trung vào thể hiện mục đích sử dụng đất mà chưa thể hiện được đặc trưng của lớp phủ mặt đất.

• Từ tư liệu ảnh hàng không: đây là nguồn tư liệu rất có giá trị, đã được xử lý hình học chặt chẽ và đạt được độ chính xác cao. Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu hiện tại chỉ có duy nhất nguồn dữ liệu ảnh hàng không được bay chụp năm 1999, còn ít giá trị cho giải đoán lớp phủ mặt đất và không đủ thông tin cho phân loại lớp phủ tự động (ảnh toàn sắc). Ngoài ra, việc giải đoán thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất bằng mắt mất rất nhiều công sức và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan. Trong nghiên cứu này, tác giá chỉ sử dụng tư liệu này ở mục đích tham khảo.

• Từ tư liệu ảnh viễn thám: đây là một trong các nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp nhiều thông tin về hiện trạng lớp phủ mặt đất cho khu vực nghiên cứu. Nguồn tư liệu viễn có giá trị nhất của khu vực nghiên cứu là ảnh vệ tinh SPOT 5 chụp tháng 3 năm 2003, với 01 kênh toàn sắc độ phân giải 5m và 04 kênh đa phổ độ phân giải 10m. Với mục đích nghiên cứu ứng dụng viễn thám trong đánh giá xói mòn đất, tác giả đã chọn hướng sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh này cho phân loại lớp phủ mặt đất và làm dữ liệu đầu vào cho mô hình đánh giá xói mòn.

Hình 9. Sơ đồ ảnh vệ tinh SPOT 5 khu vực Yên Châu

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá xói mòn đất khu vực Yên Châu tỉnh Sơn La (Trang 40)