1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá rủi ro môi trường = environmental risk assessment era

453 227 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 453
Dung lượng 15,52 MB

Nội dung

Cuốn sách nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Môi Trường những kiến thức cơ bản về Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường ĐRM liên quan đến việc đánh giá định tính, định lượng cùa rủi ro tác động đến

Trang 3

T S LÊ TH Ị H Ò N G TRÂN

ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

(E N V IR O N M E N T A L R ISK A SS E S S M E N T -E R A )

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Hiện nay, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường đang là vấn

đề bức xúc đối với nhiều quốc gia trên thế giới Những mối nguy hại đối với con người và môi trường có thể phát sinh do phơi nhiễm với các chất ô nhiễm, bắt nguồn từ chính những hoạt động góp phần phát triển kinh tế và

xã hội Mối nguy hại với môi trường có thể phát sinh từ hoạt động khai thác không hợp lý tài nguyên và phá hoại môi trường Các tác động đến môi trường của các hoạt động này có thể là hệ quả cùa việc mất đi các chức năng sinh thái, dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái

Cuốn sách nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Môi Trường những kiến thức cơ bản về Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường (ĐRM) liên quan đến việc đánh giá định tính, định lượng cùa rủi ro tác động đến sức khoẻ con người và môi trường do sự hiện diện hoặc sử dụng các vật chất gây ô nhiễm Cung cấp mô hình đánh giá cụ thể trong việc ĐRM và cũng là một công cụ khoa học được sử dụng để dự báo các mối nguy hại đến sức khỏe con người

và môi trường ĐRM giúp các nhà ra quyết định cân bằng được giữa lợi ích kinh tế xã hội và môi trường Ngoài ra, giáo trình này còn giới thiệu vị trí quan trọng của đánh giá rủi ro môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đặc biệt trong xác định các khía cạnh môi trường đáng kể trong việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường Đồng thời cung cấp các ứng dụng nghiên círu thực tiễn, các nghiên cứu điển hình (Case studies) trong ĐRM trên thế giới và ở Việt Nam

Nội dung của cuốn sách bao gồm 9 chương, được cấu trúc như sau:

• Chirơng 1: Giới thiệu tổng quan ĐRM, các khái niệm cơ bàn về rủi

ro và các vấn đề liên quan đến ĐRM, phân loại rủi ro môi trường và lịch sử hình thành ĐRM

• Chương 2, 3, 4: Giới thiệu chi tiết về mô hình ĐRM và mô tả chi tiết các bước trong mô hình đánh giá định tính, định lượng của rủi ro đến sức khoẻ con người và môi trường do sự hiện diện hoặc sử dụng các vật liệu gây ô nhiễm Các bước chính trong mô hình này là nhận biết mối nguy hại, ước lượng mối nguy hại, đánh giá độc tính, đánh giá phơi nhiễm và đặc tính của rủi ro Ngoài ra, quản lý rủi ro môi trường (QLRRMT) cũng được đề cập và xem xét vị trí của ĐRM trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ĐRM sử dụng các đánh giá có tính khoa học nhằm xác định các rủi ro với sức khoẻ con người, hệ sinh thái gây bởi các hoạt đông khác nhau của con người Đánh giá rủi ro nhằm trả lời các câu hỏi “có bằng chúng nào về các mối nguy hại đối với các đối tượng” và những vần đề gì có thể xảy ra, như là hậu

Trang 6

quả của điều kiện hiện tại hay điều kiện có thể xảy ra trong tương lai QLRRMT một quá trình có hệ thống và rõ ràng, cung cấp thông tin tổng hợp và logic cho các nhà quản lý môi trường và những người ra quyết định trong việc xác định những phương án quản lý phù hợp.

• Chương 5, 6, 7, 8 và 9: Giới thiệu các trường hợp nghiên cứu điển hình trên thế giới và ở Việt Nam áp dụng ĐRM cho các trường hợp như chất thải nguy hại, hóa chất, nước thải từ các khu đò thị khu công nghiệp, bệnh viện, môi trường biển, dược phẩm và ô nhiễm môi truờng không khí

Tác giả xin chân thành cảm ơn GS TS Lâm Minh Triết, PGS TS Nguyễn Phước Dân, TS.Lê Hoàng Nghiêm, TS.Chế Đình Lý, NCS Nguyễn Thị Vân Hà, các chuyên gia, đồng nghiệp, các bạn sinh viên khóa QLMT2004, cao học QLMT2007 Đại Học Bách Khoa TPHCM, những người đã đóng góp ý kiến và hỗ trợ trong quá trình biên soạn cuốn sách này

Trong thời gian tới tác giả sẽ xuất bản cuốn “đánh giá rủi ro sức khỏe và đánh giá rủi ro sinh thái” sẽ giúp bạn đọc một cách nhìn tổng qưan

về vấn đề này Do cuốn sách được xuất bản lần đầu nên không tránh khỏi các sai sót và khuyết điểm rất mong được bạn đọc rộng lượng bao dung Tác giả xin chân thành cảm ơn và mong nhận được các ý kiến đónạ góp quý báu cùa các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn

r*-i f _ _• 2

rác gia

Lê Thị Hồng Trân

4

Trang 7

LỜI MỞ ĐÀU

Đánh giá rủi ro môi trường (ĐRM) liên quan đến việc đánh giá định tính, định lượng của rủi ro đến sức khoẻ con người và môi trường do sự hiện diện hoặc sử dụng các vật chất gây ô nhiễm Cung cấp mô hình đánh giá cụ thể trong việc ĐRM là một công cụ khoa học được sử dụng để dự đoán các mối nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường ĐRM giúp các nhà ra quyết định cân bằng giữa lợi ích kinh tế xã hội và môi trường

Phương pháp ĐRM đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, Uc, Canada và các nước Khối Cộng Đồng Châu Âu ĐRM sơ

bộ và chi tiết được áp dụng cho Eo biển Malacca (chung của ba nước Singapore, Malaixia và Inđônêxia) năm 1999, đưa ra các kết luận quan trọng

về khả năng rủi ro do tràn dầu và các đề xuất liên quan cho ba quốc gia nói trên Đánh giá rủi ro môi trườnẹ dự báo (ĐGRRDB) đã hoàn thành đối với Vịnh Manila, Philipine, bước đầu xác định và lượng hóa được mức độ của các rủi ro chính đối với môi trường nước của Vịnh Đánh giá rủi ro hệ sinh thái (EcoRA) đối với Vịnh Manila hiện đang được tiến hành

Quản lý rủi ro môi trường không phải là vấn đề mới, từ xa xưa người dân khi trồng cây đã ước lượng trước vấn đề sâu bệnh hay việc thành lập các

tổ chức về đánh bắt cá phải nghiên cứu và tính toán về số lượng và phương thức đánh bắt Ở Việt Nam, ĐRMDB vùng ven bờ thành phố Đà Năng là công trình đầu tiên được triển khai và cách tiếp cận phương pháp ĐRM, đuợc thực hiện bởi Nhóm chuyên gia đa ngành địa phương với sự tham vân của các chuyên gia của Chương trình Hợp tác khu vực trong Quản lý môi trường các Biển Đông Nam Á Nhiệm vụ này nằm trong khuôn khổ Dự án

“quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nằng”, được xây dựng với mục tiêu nâng cao năng lực của địa phương trong quản lý môi trường và tài nguyên vùng ven bờ, tạo cơ sở để hoàn thiện chương trình quan trăc môi trường và các kế hoạch, quy định về quản lý tài nguyên, môi trường liên quan

Quản lý rủi ro cần phải được giải thích và hiểu biết của cả chính quyền, các nhà lãnh đạo và những đối tượng bị rủi ro Chi có cách này mới đảm bảo quản lý rủi ro môi trường sẽ cung cấp các giải pháp an toàn hơn trong tương lai

Quản lý rủi ro là một phần cửa thiết lập các nhu cầu và luật lệ của chính phủ Quản lý rủi ro môi trường phải cạnh tranh với những đòi hỏi trong sự quan tâm và các phương sách của quôc gia Quản lý rủi ro kết hợp

sự tiếp cận xã hội, kinh tế, tiêu chuân và kỹ thuật đê quản lý rủi ro Các thỏng tin đánh giá rủi ro được sử dụng trong tiến trình quản lý rủi ro nhăm

Trang 8

giúp đỡ trong việc ra quyết định như thế nào để bảo vệ sức khoẻ con người

và môi trường

Việc tiếp cận ĐRM đã đến lúc cần được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam nhằm sử dụng hiệu quả hơn các bộ dữ liệu môi trường thu thập được trong những năm qua, hoàn thiện các chương trình quan trắc môi trường trên

cơ sở các lỗ hổng thông tin quan trọng được xác định, tập trung vào những vấn đề ưu tiên, có nguy cơ gây rủi ro cao, tạo thêm cơ sở khoa học tin cậy cho các đề xuất quản lý liên quan đến giảm thiểu rủi ro môi trường Đánh giá rủi ro cung cấp thông tin cho quản lý rủi ro vì thế ĐRM là một công cụ quản lý môi trường góp phần bảo vệ môi trường và an toàn sức khoẻ con người

6

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI

TRƯỜNG VÀ NHỮNG VÁN ĐÊ LIÊN QUAN

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

3.4 Xu hướng xây dựng chương trình quản lý rủi ro môi

Trang 10

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ

THÓNG QUẢN LÝ MÔI TRƯ Ờ NG ISO 14001

4.1 ĐRM trong phạm vi quản ỉý rủi ro

4.2 ĐRM và các thành phần quản lý trong ISO 14001

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI

CHÁT THẢI NGUY HAI

5.1 Đánh giá định lượng rủi ro cho chất thải nguy hại (CTNH)

bãi chôn lấp ABC

5.3 Nghiên cứu ô nhiễm tại Lackawana Refuse, Old forge

5.4 Các giải pháp quản lý rủi ro chất thải nguy hại

5.5 Phương pháp xử lý an toàn chất thải nguy hại để

giảm thiểu rủi ro

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG GÂY

RA BỞI CÁC HÓA CHÁT Đ ộ c HẠI

6.1 Đánh giá rủi ro hoá chất đối với sức khoẻ con người cụ

thể là tiềm năng gây ra ung thư (carcinogen) ở Việt Nam6.2 Giới thiệu đánh giá rủi ro môi trường gây ra bởi các hóa

chất độc hại ở Mỹ

6.3 Đề xuất quản lí rủi ro và chiến lược sử dụng và kiểm soát

hóa chất

CHƯƠNG 7: ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG NƯỚC

nguồn nước từ các nhà máy xừ lý nước thải đô thị và bùn lắng7.2 Đánh giá rủi ro dự báo môi trường nước và đánh giá rủi ro

hồi cố ở Thành phố Đà Năng

7.3 Đánh giá rủi ro cho nước thải công nghiệp và sinh hoạt được

thải vào môi trường nước ngọt

7.4 Đánh giá rủi ro cho hạ nguồn các dòng sông, sự xuất hiện của

các bợo chết betablocker tronn n rớ c thải 1fư n của cár nhâ máy xư lý nước thải ở khu vực Lyon (Pháp)

Trang 11

CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG ĐỐI

VỚI CÁC LOẠI DƯỢC PHẢM

8.1 Đánh giá rủi ro môi trường của các dược phẩm tại Thụy Điển 3338.2 Đánh giá rủi ro môi trường về thuốc trị bệnh thông thường tại

8.3 Đánh giá rủi ro môi trường các loại thuốc có tính axit trong

8.4 Đánh giá rủi ro môi trường cùa việc con người sừ dụng

thuốc và biện pháp kiểm soát việc sản xuất và sử dụng

CHƯƠNG 9: ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DO Ô

NHIỄM KHÍ TH Ả I CÔNG NGHIỆP NGUỒN ĐIỂM TẠI M E X IC O

Trang 12

DANH MỤC CÁC THUẬT NGŨ VIÉT TÁT

Abs Tỉ lệ hấp thụ vào máu (Absorption into bloodstream)

(Acceptable daily intake)

BCF Hệ sổ tích tụ sinh học (Bio-concentration Factor)

CASM Mô hình các hệ thống hệ thủy sinh tổng hợp (Comprehensive

Aquatic Systems Model)CDI Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (Chronic

daily intake)

DDD Xác định liều lượng hằng ngày (defined daily dosis)

ĐGRRHC Đánh giá rủi ro hồi cố

ĐRM Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk

Assessment-ERA)ĐRMDB Đ4rh Giá Rủi R.0 Môi T rx ờ rg Dự B?o

A ssessm ent)

equivalent level)

10

Trang 13

EMEA Cơ quan đánh giá các dược phẩm Châu Âu (The European

Agency for the Evaluation o f Medicinal Products)

EcoRA Đánh giá rủi ro hệ sinh thái (Ecological Risk Assessment)

System)

rNGthức ăn Lượng thức ăn trong ngày

(International Standard Organization

l c 50 Nồng độ gây chết 50 (Lethal Concentration 50)

l d 50 Liều lượng gây chết 50% (Lethal Dose 50)

l o a e l Mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được (Lowest

Observed Adverse Effect Level)

Observed Effect Level)

Trang 14

MEC Nồng độ môi trường đo được

(Measured Environmental Concentration)

MSDS Bảng dữ liệu an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)

N OAEL Mức ảnh hưởng có hại không quan sát được (Non Observes

Adverse -E ffe c t Level)

Concentration)

(No Observed Effect Concentration)

Level)

Economic Corporation and Development)

Perfromance Appraisal)

(Operator and Pollution Risk Appraise)

Concentration)

Hazard Appraisal)

concentration)

Q V Ư IM T Cuản 'ý r r ro môi t r r ò r g (En’M-CTmsntil Pirk M 'ir a g r n e r t )

RR = ABS Tốc độ hít thở (retention rate)

12

Trang 15

SA Diện tích bề mặt phơi nhiễm (Skin exposed area)

SAB ủ y Ban c ố v ấ n Khoa Học (The Science Advisory Broad)

SCOPE Hội đồng khoa học về các vấn đề môi trường

STP Các nhà máy xử lý thải đô thị (Sewage Treatment Plants)

Intake)

Environmental Protection Administration

UNESCO Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn

hoá

Protection Agency

WHO TỔ chức Y tế Thế giới (W orld Health O rganization)

Trang 16

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Các loại rủi ro thông thường có thể xảy ra

Hình 1.2 : Rủi ro do hạn hán, lũ lụt

Hình 1.3: Mối riguy hại từ sự cố cháy nổ trong hoạt động công nghiệp

Hình 1.4: Mối nguy hại từ các bãi chôn lấp chất thải

Hình 1.5: Mối nguy hại vật lý từ sự cố chất nổ trong công nghiệp

Hình 1.6 : Mối nguy hại hóa học từ những họp chất ăn mòn, dễ cháy

Hình 1.7: Biểu đồ minh hoạ sự hiện diện của rủi ro

Hình 1.8: Phân lọai cơ bản mức độ rủi ro của những vấn đề ô nhiễm môi

trường

Hỉnh 1.9: Rủi ro thiếu nước sạch

Hình 1.10: Rủi ro từ việc thủng tầng ozon, mưa axit

Hình 1.11: Rủi ro từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại đến cộng đồng và hệ

sinh tháiHình 1.12: Rủi ro trượt lở đất, động đất và núi lửa phun trào

Hình 1.13: Rủi ro từ việc quản lý nguồn tài nguyên và rủi ro từ sự phát triển

kinh tếHình 1.14: Rủi ro từ các dự án phát triển kinh tế từ nhà máy lọc dầu, nhà

máy hóa chấtHình 1.15: Rủi ro từ thảm họa tự nhiên như sấm chớp, bão, cơn lốc

Hình 1.16: Rủi ro từ các dược phẩm mới

Hình 2.1: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo

Hình 2.2: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo

Hình 2.3: Vị trí dự án được đặt ngay đầu hướng gió chủ đạo và đầu nguồn

nước

Hình 2.4: Chu kỳ lưu chuyển chung của các chất độc hại trong quá trình sản

xuất

Hình 2.5: Nghiên cứu hiện tượng gây độc

Hình 2.6: Nghiên cứu liều lượng gây độc

Hình 2.7: Nghiên cứu cơ chế gây độc

M’r h 2 8 : Q J?p sít cá' ',rh bj'jrr.g và ngoẹi u y

Hình 2.9: Mô tả đặc trung cùa đồ thị liều lượng - đáp ứng

Hình 2.10: Dạng đặc trưng của đồ thị liều lượng - đáp ứng

Hình 2.11: Dạng đặc trưng đồ thị liều lượng - đáp ứng cá thể Grade

14

Trang 17

Hình 2.12: Đồ thị liều lượng - đáp ứng dạng Grade Đáp ứng của cá thể

Hình 2.13: Dạng đặc trung đồ thị số học

Hình 2.14: Dạng đặc trưng đồ thị bán log (semi - log)

Hình 2.15: Dạng đặc trưng đồ thị log - log

Hình 2.16: Sơ đồ về tác động của sự tăng nồng độ của một chất đối với quá

trình sinh lý của một cơ the sống

Hình 2.17: Thiết bị Microtox Analyser

Hình 2.18: Ví dụ con đường di chuyển trong môi trường không khí và nước

cùa khu vực ô nhiễm và tuyến phơi nhiễm

Hình 2.19: Ví dụ con đường di chuyển trong môi trường không khí và nước

ngầm từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại

Hình 2.20: Các chỉ thị của rủi ro

Hình 2.21: Chuồi nối của các sự kiện và các đường truyền môi trường bởi

nguồn gốc của mối nguy hại

Hình 2.22: Phân tích cây sự kiện và cây sai lầm của máy bơm hỏng

Hỉnh 2.23: Cây sự kiện phân tích nguyên nhân máy Radio hư

Hình 2.24: Cây sự kiện và cây sai lầm trong quá trình thải bỏ

Hành 2.25: Cây sai lầm, cây sụ kiện tại nhà máy sản xuất

Hình 2.26: Cây sai lầm, cây sự kiện tại HTXLNT cục bộ

Hình 2.27: Cây sai lầm, cây sự kiện HTXLNT tập trung

Hình 2.28: Biểu đồ mô tả sự phân tích phát triển kịch bản phơi nhiễm khi sử

dụng mô hình cây sự kiện

Hình 2.29: Mô tả mô hình của các kịch bản phơi nhiễm

Hình 2.30: Ma trận đánh giá rủi ro

Hình 2.31: Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động của các biến cố rủi ro Hình 2.32: Hàm mật độ xác suất

H ình 2.33: Sơ đồ đánh giá ngirỡng các nồng độ

Hình 2.34: Mô hình đánh giá rủi ro hồi cố

H ình 3.1: Giảm thiểu rủi ro thay vì chi phí

Hình 3.2: Ma trận rủi ro

Hình 3.3: Chương trình quản lý rủi ro môi trường (QLRRMT)

Hình 3.4 : Thực thi chương trình quản lý môi trường với phân tích chi phí và

lợi íchHình 3.5: Hệ thống đánh giá rủi ro do ô nhiễm môi trường

Hình 3.6: Cách tiếp cận đánh giá rủi ro chiến lược (SRA)

Híình 3.7: Ma trận rủi ro trong đánh giá rủi ro chiến lược

Trang 18

Hình 3.8: Khung quản lý rủi ro khi có hợp tác giữa các bên liên quan

Hình 3.9: Sự kết hợp giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro

Hình 4.1: Mô hình ISO 14001

Hình 5.1: Mối nguy hại từ việc chôn lấp không an toàn chất thải nguy hạiHình 5.2: Đánh giá phơi nhiễm từ bãi chôn lấp CTNH

Hình 5.3: Đánh giá độc tính chất thải nguy hại

Hình 5.4: Quản lý chất thải nguy hại theo hướng tiếp cận phát triển bền

vững

Hình 5.5 Kiểm tra lưu trữ, thu gom an toàn chất thải nguy hại

Hình 5.6: Kiểm tra dán nhãn an toàn chất thải nguy hại

Hình 5.7: Chiến lược giảm thiểu chất thải nguy hại

Hình 5.8: Chôn lấp an toàn chất thải nguy hại để giảm thiểu rủi ro môi

trường

Hình 6.1: Cơ cấu tổ chức của công ty, nhà máy khi có sự cố tràn đổ hóa

chất

Hình 7.1: Hệ thống xử lý nước thải đô thị

Hình 7.2: Nước thải chày trục tiếp ra kênh, hồ, sông, biển

Hình 7.3: Sơ đồ đơn giản đường di chuyển chất ô nhiễm vào trong môi

trường và tuyến phơi nhiễm

Hình 7.4: Ảnh hường và rủi ro đến môi trường, sức khỏe con người và hệ

sinh thái, mất đi đa dạng sinh học

Hình 7.5: Vị trí các điếm quan trắc môi trường nước biển trên thành phố Đà

Năng

Hình 7.6: ô nhiễm nước từ chất thải rắn và chất thải nguy hại

Hình 7.7: Sơ đồ vị trí khảo sát vị trí tải nguyên sinh học vùng bờ thành phố

Đà Nang

Hình 7.8: Sơ đồ khu vực nghiên cứu (đồng bằng sông Lujan) Các con số là

các vị trí lấy mẫu nước mặt và cặn

Hình 7.9: Nồng độ DO, BOD, COD trung bình cùa tất cả các vị trí lấy mẫu

(mg/1)

Hình 7.10: Tỉ lệ sinh trưởng cùa tảo trong các mẫu nước sông Lujan Tỉ lệ

sinh trưởng kiểm soát tại 96 giờ được xem như là 100%

Hình 7 )1: Trình bày các kết quà phân t'cb thành phần chính PCA lấy dữ

liệu hóa iý cua mói dòng cnay

Hình 7.12: Trình bày các kết quả phân tích thành phần chính PCA lấy dữ

liệu hóa lý của mỗi dòng chảy và độ độc phân tích cho tất cà các loài

16

Trang 19

Hình 7.13: Biểu đồ về sự phân bố các thông số hóa lý của mỗi dòng thải.

Hai thành phần mà chiếm 75% tổng thay đổi

Hình 7.14: Phân tích hồi quy (độ quan trọng p<0,05) giữa hợp chất hữu cơ

» OM trong cặn và tỉ lệ chết ghi chép được đối với loài

H.Curvispina Giá trị F là 14,11 tại p<0,05

Hỉnh 7.15: Vị trí của 5 nhà máy xử lý nước thải dọc con sông Saône và sông

RhôneHình 7.16: Nồng độ trung bình và lớn nhất của các betablocker đơn lẻ tại 5

nhà máy xử lý nước thải gần Lyon (Pháp) (n= số lượng các mẫu) (Oxprenolol và betaxolol không thấy phát hiện trong các mẫu này)

Hỉnh 7.17: Những thay đổi theo thời gian nồng độ của các betabloker riêng

biệt (ng/1) cho Nhà mày xử lý nước thải từ (A) Pierre Benite và

từ (B) Neuville

Hì nh 8.1: Công thức hoá học của dược phẩm nghiên cứu

Hình 8.2: Giá trị nồng độ trong khoảng từ 4 đến 7 ngày (min, max, trung

bình) của Clofibric ở STP

Hình 8.3: Giá trị nồng độ trong khoảng từ 4 đến 7 ngày (min, max, trung

bình) và % loại trừ của Ibuprofen ở STP

H ỉnh 8.4: Giá trị nồng độ trong khoảng từ 4 đến 7 ngày (min, max, trung

bình) và % loại trừ cùa Ketoprofen ở STP

Hìình 8.5: Giá trị nồng độ trong khoảng từ 4 đến 7 ngày (min, max, trung

bình) và % loại trừ của Mefenamic ở STP

Htinh 8.6 : Giá trị nồng độ trong khoảng từ 4 đến 7 ngày (min ,max, trung

bình) và % loại trừ của Diclofenac ở STP

Hình: 9.1: Cường độ gió trong khu vực nghiên cứu

Hỉnh 9.2: Nồng độ SƠ2 trung bình theo kết quả chạy mô hình ISC-ST

Hình 9.3: Thương số nguy hại đối với công nhân, RfDj

Htinh 9.4: Thương số nguy hại đối với dân cư trú, RtDi

Hình 9.5: Thương số nguy hại đối với trẻ em, RfDj

Hỉnh 9.6: Thương số nguy hại đối với công nhân, RíDi

Hình 9.7: Thương số nguy hại đối với dân cư trú, RfDj

Hình 9.8: Thương số nguy hại đối với trẻ em, RfDj

Trang 20

Bảng 1.3: Các vấn đề rủi ro môi trường và mức độ nghiêm trọng

Bảng 1.4: x ế p hạng rủi ro môi trirờng

Bảng 1.5: Một số ví dụ rủi ro môi trường và các thảm họa trong lịch sử, các

nghiên cứu phơi nhiễm của con người đến mối nguy hại là kết quả

từ sụ cố ô nhiễm môi trường

Bảng 1.6 : Các sự kiện thay đổi trong lịch sử ĐRM ở Mỹ: Trường hợp dioxinBảng 1.7: Tổng kết bệnh nghề nghiệp TPHCM từ năm 1995 - 2007

Bảng 1.8: Tình hình tai nạn lao động tại doanh nghiệp TPHCM

Bảng 1.9: Tình hình tai nạn lao động tại doanh nghiệp TPHCM theo lĩnh

vực hoạt động

Bảng í 10: Tình hình tai nạn lao động tại doanh nghiệp TPHCM theo loại tai

nạn lao độngBảng 1.11: Tình hình tai nạn lao động tại TPHCM theo loại hình doanh

nghiệpBảng 1.12: Tình hình tai nạn lao động tại doanh nghiệp TPHCM theo

nguyên nhân gây tai nạn lao độngBảng 2.1: Nguyên nhân chính và cơ chế phát tán chất ô nhiễm vào các thành

phần môi trường khác nhau

Bảng 2.2: Các dự án công nghiệp điển hình và mối nguy hại

Bảng 2.3: Các nhóm hóa chất và các tác động môi trường nguy hại

Bảng 2.4: Phương pháp nhận diện các hóa chất đại diện trong đánh giá rủi ro

môi trường

Bảng 2.5: So sánh giá trị nồng độ

Bảng 2.6: Liều lượng tham chiếu và hệ số dốc

Bảng 2.7: Bảng xếp hạng các chất ô nhiễm đại diện

Bảng 2.8: Các số liệu về động vật thử nghiệm

F.r\r.£, 2 f: Cừ. ' ụ '1 chi ÙT c ú Jjf.h L -V n:Ji:ệ n đ ĩc ‘.rì.ì

động vật và bệnh học và dịch tễ họcBảng 2.10: Liều lượng LD50 qua tuyến ăn uống và mức độ độc hại

Bảng 2.11: Cơ chế phát tán vào môi trường

18

Trang 21

Bảng 2.12: Một số cơ chế xâm nhập và biến đổi của hóa chất trong môi

trườngBảng 2.13: Các nhân tố ảnh hường tuyến phơi nhiễm

Bảng 2.14: Danh sách minh họa cho sự phát triển kịch bản cùa các vấn đề phơi nhiễm

Bảng 2.15: Các thông số điển hình và các thông tin cần thiết cho việc đánh

giá tình trạng các nguồn tiếp nhận tiềm năngBảng 2.16: Các yếu tố về ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi rủi ro

Bảng 2.17 Rủi ro từ các chất ung thư

Bảng 2.18: Rùi ro từ các chất không gây ung thư

Bảng 2.19: Phân loại đặc tính rủi ro

ISO 14001

Bảng 4.2: Xác định các khía cạnh môi trường sử dụng đánh giá rủi ro môi

trường

Bảng 4.3: Ví dụ ma trận đánh giá rủi ro của tần xuất xảy ra trong xác định

các khía cạnh môi trường đáng kể

Bảng 4.4: Ví dụ ma trận đánh giá rủi ro của mức độ tác hại trong xác định

các khía cạnh môi trường đáng kể

Bảng 5.1: Nồng độ lớn nhất và trung bình của các hóa chất gây ô nhiễm tìm

thấy trong các thành phần môi trường : không khí, nước ngầm, đấtBảng 5.2: Một số thông số tiêu chuẩn cho việc tính toán liều ỉượng vào cơ

thể cho bãi chôn lấp rác ABC

Bảng 5.3: Đặc tính rủi ro của các phương án

Bảng 5.4: Phạm vi ứng dụng các phương pháp phục hồi chất thải

Bảng 5.5: Phạm vi ứng dụng các phương pháp xừ lý hoá học và vật lý

Bảng 5.6: Phạm vi ứng dụng cùa phương pháp xử lý nhiệt

Bảng 5.7: Các công nghệ thường được sử dụng đốt CTNH

Bảng 6 1: Kết quả với các m ẫu đất

Bảng 6.2: Đánh giá so sánh rủi ro bởi mô hình về MS NOECs chứa trong

mesocosms

Trang 22

Bảng 6.3: So sánh BR-50 cho các loài các 1 (OMF1) bằng mô hình với việc

sử dụng LC50

Bảng 6.4: Dữ liệu vể các mô hình quần thể và độc tính được sử dụng

Bảng 7.1:Rủi ro tiềm tàng đến sinh thái của những nhóm chừa bệnh khác

nhau trong các thành phần môi trường (nước-bùn)

Bảng 7.2: Sự xuất hiện cặn thuốc trong STP dòng sông, nước mặt và bùnBảng 7.3: Kết quả tính RQ cúa chất dinh dưỡng trong nước biển

Bảng 7.4: Tóm tắt các thông tin cho đánh giá dự báo rủi ro do DO, BOD và

COD

Bảng 7.5: Kết quả tính RQ của BOD, c o và DO trong nước biển

Bảng 7.6: Kết quả tính toán RQ của TSS trong nước biển

Bảng 7.7: Tóm tắt thông tin về coliform trong môi trường nước biển

Bảng 7.8: Kết quả tính toán RQ cùa Coliform trong nước biển

Bảng 7.9: Tóm tắt thông tin về đánh giá dự báo rủi ro do xianua trong nước

biển

Bảng 7.10: Kết quả tính RQ của Xianua trong môi trường nước biển

Bảng 7.11: Tóm tắt thông tin về đánh giá dự báo rủi ro do kim loai nặng

Bảng 7.12: Kết quả tính RQ của kim loại nặng trong nước biển

Bảng 7.13: Tóm tắt thông tin đánh giá dự bảo rủi ro do dầu/mỡ:

Bảng 7.14: Kết quả tính RQ của dầu/mỡ đối với nước biển

Bảng 7.15: Tóm tắt đánh giá rủi ro ban đầu đối với nước biển

Bảng 7.16: Kết quả RQGm

Bảng 7.17: Kết quả chỉ số RQ

Bảng 7.18: Tóm tắt đánh giá hồi cố rủi ro đối với thủy sàn nuôi trồng

Bảng 7.19: Đánh giá hồi cố rủi ro đối với thủy sản nuôi trồng

Bảng 7.20: Tóm tắt thông tin đánh giá hồi cố rủi ro đối với thực vật phù duBảng 7.21: Tóm tắt thông tin sử dụng đánh giá hồi cố rủi ro đối với rạn san

hôBảng 7.22: Tóm tắt thông tin đánh giá hồi cố rủi ro đối với cỏ biển

Bảng 7.23: Tóm tắt thông tin đánh giá hồi cố rủi ro đối với bãi cát

Bảng 7.24: Đánh giá hồi cố rủi ro đối với bãi cát

Pppp 7 ?5: Tóm tắt đánh piá bồi cố rủi ro tài nguyên đối với bờ đá

Bảng 7.26: Tóm tắt thông tin đánh giá hồi cố rủi ro đối với đất ngập nướcBảng 7.27: Phân tích chi tiết đánh giá hồi cố rủi ro đối với đất ngập nướcBảng 7.28: Tóm tát thông tin đánh giá hồi cố rủi ro đối với quần xã đáy

mềm

20

Trang 23

Bảng 7.29: Tóm tắt thông tin đánh giá hồi cố rủi ro đối với tài nguyên rừngBảng 7.30: Đánh giá hồi cố rủi ro đối với diện tích rừng

Bảng 7.31: Đánh giá hồi cố rủi ro đối với động vật rừng

Bảng 7.32: Tóm tắt các bằng chứng, phạm vi và các hậu quả của sự suy

giảm tài nguyênBảng 7.33: Các thông số hóa lý của các dòng thải lỏng được thí nghiệm

(mg/1)Bảng 7.34: Các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong nước mặt và trong các

dòng nước thải Bảng 7.35: Đánh giá rủi ro môi trường theo các phương pháp đơn vị độc

tính và ngoại suy cho mỗi dòng thải lỏng được thí nghiệmBảng 7.36: Đặc điểm của các nhà máy xử lý nước thải được nghiên cứu trong

khu vực đô thị của LyonBảng 7.37: Giới hạn phát hiện (Limit o f detection - LD) và khả năng phục hồi

trích ly trung bình (R) của betablockers trong Oasis® HLB cho nước sông được pha 100 ng/1

Bảng 7.38: Đánh giá rủi ro thãm dò cho propranolol ở thượng nguồn sông

của 5 nhà máy xử lý nước thải gần Lyon, PhápBảng 8.1: Các đặc tính lý hóa, phân hủy sinh học, độc sinh thái của các hóa

chất trong dược phẩm

Bảng 8.2: Phân loại môi trường và tổng số bán ra cùa các hóa chất được

chọn

Bảng 8.3: Các thông số mô hình đặc biệt mặc định cho khu vực vùng được

sử dụng trong đánh giá rủi ro môi trường vùng ở EUSES 2.0:

Bảng 8.4: Gía trị PNEC và thương số PEC/PNEC cho các hóa chất trong

dược phẩm được chọn để tính toán với EUSES 2.0

Bảng 8.5: Danh sách 25 hóa dược được sử dụng nhiều nhất tại Đan Mạch

năm 1997 (Hội Y Tế Đan Mạch, 1999)

Bảng 8.6 : Ước tính khối lượng của các nhóm thuốc chính trong giải phẫu

hằng năm tại Đan Mạch

Bảng 8.7: 20 hóa chất dược hành đầu trong môi trường thử nghiệm và lựa

chọn kết quả đúng từ thử nghiệm độc tố sinh thái

Bảng 8.8: Biến đổi sinh học, hệ số Octan-nước, hằng số axit-bazo, hệ số

ngăn cách đất và nước của 20 (+2) hóa dược, hệ số phân chia nước và octanl được xác định qua thí nghiệm hoặc tính toán

Bảng 8.9: PEC và PNEC của 20 hóa dược sử dụng hàng đầu và giá trị rủi ro

dựa vào PEC hoặc đo nồng độ và PNEC

Trang 24

Bảng 8.10: Nồng độ dự báo trong bùn thải của chất FUROSEMIDE,

IBUPROFEN, oxytetracycline & CIPROFLOXACIN (MG/KG) dựa vào dự đoán và thí nghiệm KDS

Bảng 8.11: Số lượng các dược phẩm nghiên cứu bán ở Thụy Sỹ từ tháng 7

năm 2001 đến tháng 6 năm 2002 và lượng bài tiết qua nước tiểu

và mậtBảng 8.12: Độ lệch tiêu chuẩn tương đối của phương pháp lập lại (n = 4),

khả năng thu hồi và độ lệch chuẩn.giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng (LOD, LOQ) trong nước thải của 5 hợp chất

Bảng 8.13: Mô tả nhà máy xử lý nước thải

Bảng 9.1: Các hợp chất ô nhiễm và tác hại

Bảng 9.2: Các yếu tố phơi nhiễm

Bảng 9.3: Bảng tóm tắt kết quả

22

Trang 25

Rủi ro môi trường là khả năng mà điều kiện môi trường, khi bị thay đổi bởi hoạt động của con người,

có thể gây ra các tác động có hại cho một đối tượng nào đó Các đối tượng bao gồm sức khỏe, tính mạng con người, hệ sinh thái (loài, sinh cảnh, tài nguyên, ) và xã hội (các nhóm cộng đồng, các loại hình hoạt động, .) Tác nhân gây rủi ro, có thể là tác nhân hóa học (chất dinh dưỡng, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, ), sinh học (vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, ), vật lý (nhiệt độ, các chất lơ lủng trong nước, ) hay các hành động mang tính

cơ học (chặt phá cây chống ngập mặn, đánh bắt cá quá mức, ) Các đối tượng bị rủi ro và tác nhân gây rủi ro nằm trong mối quan hệ rất phức tạp và được thể hiện bằng một sơ đồ, gọi là chuỗi đường truyền rủi ro

QLRRMT là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và |iả m bớt rủi ro sao cho hiệu quả, kịp thời và kinh tế nhất Quản lý rủi ro là cung cấp các thông tin về rủi ro cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định

Sự phơi nhiễm hay còn gọi là sự tiếp xúc cùa dối tượng với các tác nhân ô nhiễm môi trường

Phân tích rủi ro là việc sử dụng có hệ thống các thông tin sẵn có để xác định các mối nguy hại và ước lượng các rủi ro đối với cá nhân, tập thể, tài sản, môi trường Phân tích rủi ro bao gồm: xác định các sự cố, các nguyên nhân và hậu quả của sự cô

Nồng độ sinh học là quá trình tích lũy trong các cơ thể sống các nguyên tố hoặc các hợp chất đến mức

độ lớn hơn nồng độ môi trường xung quanh

Trang 26

Adverse Effect Level)

Liều lượng tham

Nồng độ ngưỡng là giá trị nồng độ mà trên mirc đó

có thể xảy ra các tác động và dưới mức này thì không có tác động xảy ra

LC50 là nồng độ gây chết 50% lượng động vật thí nghiệm qua đường hô hấp trong thời gian phơi nhiễm là 4 giờ LC50 được biểu diễn bằng mg/1 Đày

là nồng độ thường dùng để đánh giá độc tính học của chất độc dạng lỏng hòa tan trong nước, nồng

độ hơi hay bụi trong không khí Giá trị này càng thấp thì độc tính càng cao

EC50 là nồng độ ảnh hưởng, nếu như điểm cuối của ảnh hưởng không phải là các ảnh hưởng sinh học khác thì ta sử dụng liều lượng ảnh hường ED50 (effective dose) hay EC50 (effective concentration) Nếu như thời gian là một thành phần quan trọng của tiếp xúc thì nó phải được chỉ ra rất rõ ràng Ví dụ như LC50 24 giờ là nồng độ gây chết 50% số sinh vật thử nghiệm sau 24 giờ

Lượng của một chất trong môi trirờng, được tính theo khối lượng (mg/kg), thể tích (ml/1), hoặc số lượng ppm

Mức độ ảnh hưởng thấp nhất của các tác nhân, được đánh giá qua thí nghiệm về độc tố hoặc khảo sát thực địa về sinh học, đến các sinh vật bị phơi nhiễm, so với các sinh vật không bị phơi nhiễm trong vùng khảo sát nghiên cứu

Liều lượng tham chiếu là ngưỡng gây tác động của chất không gây ung thư Liều lượng tham chiếu được sử dụng để gọi tên lượng hấp thu vào trong cơ thể hằng ngày mà không có rủi ro đáng kể nào Đem

vị của RfD là mg/kg trọng lượng cơ thể /ngày trong suốt thời gian sống Giả sử thời gian sống trung bình của con người là 70 năm

Liều lượng gây chết 50% là liều lượnệ tính toán của các hợp chất hóa học có khả năng giểt chết 50% số lượng động vật thí nghiêm thông qua đườr>^ hô hấp kill cnúng pnưi nhiem với chất hóa học này Liều lượng gây chết 50% L D50 được biểu diễn bằng mg/kg trọng lượng vật thí nghiệm sống trên cạn Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) dựa vào LD50 để

24

Trang 27

• Nhóm II: LD5o= ỉ 00 - 300 mg/kg là độc cao

• Nhóm III: LDso= 300 - 1000 mg/k là độc vừa

• Nhóm IV: LD5o> 1000 mg/kg là độc ítKhả năng xảy ra là xác suất xảy ra một sự việc nào

đó trong một thời gian nhất định

ĐRM là liên quan đến việc đánh giá định tính và định lượng của rủi ro đến sức khỏe con người và môi trường do hiện diện hoặc sử dụng các chất gây

ô nhiễm Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ được sử dụng để dự báo các mối nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường

Đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong tương lai do một hay nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường hoặc do những điều kiện trong tương lai được tạo ra bời các tác nhân hiện tại

Đánh giá phơi nhiễm là một thành phần của đánh giá rủi ro, cho phép lượng hóa mức độ phát thải, xác định đường truyền và tốc độ di chuyển hóa chất trong môi trường, cũng như sự biến đổi hoặc phân hủy cùa hóa chất nhằm ước lượng nồng độ của nó

mà hệ thống có thể bị tác động

Đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động quan sát được với các tác nhân trong môi trường.Đặc tính rủi ro là một bước trong mô hình ĐRM khi

có kết quả của đánh giá phơi nhiễm (ví dụ như PEC, lượng tiêu thụ hằng ngày) và đánh giá các ảnh hưởng (PNEC, NOAEL) được so sánh với nhau Hơn nữa tính không chắc chắn của cách tính rủi ro cũng được tính và có thể được lượng hóa trong đặc tính rủi ro

Chất không gây ung thư là những chất có ngưỡng gây tác động mà dưới ngưỡng đó nó không gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe khi phơi nhiễm

Trang 28

Chất gây ung thư

Các con đường di chuyển giữa nguồn gốc cúa mối nguy hại và dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường Các biểu đồ quá trình mà tác nhân phơi nhiễm với các đối tượng được trình bày trong các tuyến phơi nhiễm Trong biểu đồ này, inỗi con đường phơi nhiễm gồm nguồn, điểm và cách phơi nhiễm thì cần xét thêm các thành phần môi truờng phơi nhiễm (không khí, đất, nước ) và xem xét các tuyến phơi nhiễm như: qua da, hô hấp

và tiêu hóa

Môi trường là tổng thể các yếu tố lý, hóa, sinh chung quanh con người Thông thường gồm: khí quyển (atmosphere), thủy quyển (hydrosphere), thạch quyển (litosphere) và sinh quyển (biosphere) Chùng quần là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một sinh môi nhất định ở một thời điểm nhất định

Khi nghiên cứu về chủng quần cần lưu ỷ đến các đặc tính: sức sinh sản của chùng quần, sức tử vong của chủng quần, mật độ chủng quần và sự sinh trường của chùng quần (Tại sao một số loài cùng tồn tại trong một nơi? Chúng phát triển hay bị suy giảm?)

Quần xã là một tổ họp nào đó của các quần thể, ph?r bố front; từng •ãph thổ hoặc sinh cành XPC định, tương đối đồng nhât vế thành phần loài va về hình dạng ngoài, có cấu trúc nhất định về quan hệ dinh dưỡng và trao đổi chất

Khi nghiên cứu về quần xã cần chú ý đến các đặc

26

Trang 29

không quan sát được

NOEL (No Observed

Effect Level)

điểm: độ nhiều (richnespess), độ thường gặp, loài

ưu thê, độ ưa thích, độ đa dạng vê loài (species diversity) (tại sao có nhiều quần xã trong một nơi, tại sao có quần xã rất phát triển và chiếm ưu thế trong khi quần xã khác lại ít phát triển)

Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài phân bố trong một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định

Hệ sinh thái là đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các sinh vật (quần xã) của một khu vực nhất định cùng tác động qua lại với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất trong mạng lưới

Hệ sinh thái là 1 hệ thống bao gồm các quần xã và các môi trường sống của chúng

Ví dụ: khúc cây, hồ, rừng, thành phố Đặc điểm của hệ sinh thái là gồm 3 thành phần (ecology struture): có chức năng (e function); có

(e.interaction)

Loài là nhóm sinh vật thực hiện hay có khả năng giao phối và sinh đẻ, trong sự cách ly với tất cả các nhóm khác, nhóm phân loại cúa các cá thể có hình thái giống nhau

Đáp ứng là phản ứng cùa một cơ quan hay một phần cùa cơ quan nội tạng đối với một tác nhân kích thích Tác nhân kích thích càng lớn thì phản hồi càng mạnh, khi tác nhân là hóa chất kích thích thì đáp ứng tương quan đến liều lượng

Đây là mức độ liều lượng cao nhất của một hóa chất gây ra các ảnh hưởng không quan sát được đối với các động vật thí nghiệm trong một thí nghiệm để kiểm tra tính độc đã thục hiện Mức ảnh hưởng không quan sát được của một hóa chất thay đổi theo tuyến phơi nhiễm và khoảng thời gian phơi nhiễm NOEL đối với hầu hết các chất thỉ thị nhạy cảm đối với tính độc thường được điều chỉnh Các ảnh hưởng trong trường hợp này thường được xem xét

là các tác động bât lợi và được gọi là mức ảnh hưởng bất lợi không quan sát được (NOAEL)

Trang 30

Đánh giá rủi ro sinh

thái (Ecological Risk

Hệ số không chắc chắn là một giá trị mà mức độ ảnh hưởng bất lợi không quan sát được (NOAEL) phân chia để đạt được lượng lấy vào hằng ngàỵ của

cơ thể có thể chấp nhận được của một lọai hóa chất cho kết quả điều chỉnh Hệ số an toàn cũng được dùng để giải thích cho việc ước lượng đánh giá các ảnh hưởng tiềm tàng của các hóa chất tác động lên con người từ kết quả thí nghiệm với các loài khác nhau Hệ số này cho phép các liều lượng khác nhau trong sự nhạy cảm giữa các thí nghiệm giữa các loài khác nhau và giữa những người khác nhau như sự biến đổi nhạy cảm trong quần thể người Khoảng thay đổi của hệ số an toàn là (100-10000) Hệ số này chứng tỏ dữ liệu không đầy đủ, không tin cậy

và có thể thay đổi hay những ảnh hưởng bất ngờ

Hệ số này thường dùng để giới hạn những chất độc gây ung thư

Đánh giá liều lượng là một phần trong đánh giá độc tính và trong mô hình đánh giá rủi ro để mô tả mối liên hệ giữa liều lượng của một chất độc dùng cho một quân thê động vật thí nghiệm và mức độ ảnh hưởng của các tác động bất lợi v ấ n đề này liên quan đến phương pháp mô hình hóa để ngoại suy

từ những ảnh hưởng của liều lượng cao quan sát được trên những động vật thí nghiệm để ước lượng những ảnh hưởng dự báo từ sự phơi nhiễm những liều lượng thấp đặc trưng có thể xảy ra ở con người Đom vị độc chất là đại lượng thể hiện lượng độc chất của mẫu thử với sinh vật thí nghiệm Một đơn

vị tương ứng với mẫu pha loãng giết chết 50% sinh vật thử nghiệm TU = 100%/ EC50 (50%)

Đặc tính rủi ro là một bước trong mô hình ĐRM khi

có kết quả của đánh giá phơi nhiễm (ví dụ như PEC, lượng tiêu thụ hằng ngày) và đánh giá các ảnh hườníỊ ÍPNEC, N O A E I ) được so Pánb vái nhn'1 Hơn nữa tính không chăc chắn của cách tính rủi ro cũng được tính và có thể được lượng hóa trong đặc tính rủi ro

28

Trang 31

Liều lượng (Dose)

cơ thể (mg, g, ml/m2)Đáp ứng là phản ứng của một cơ quan hay một phần của cơ quan nội tạng đối với một tác nhân kích thích Tác nhân kích thích càng lớn thi phản hồi càng mạnh, khi tác nhân là hóa chất kích thích thì đáp ứng tương quan đến liều lượng

Trang 32

Chương 1 TỎNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ LIÊN QUAN

1.1 T ổng quan về rủi ro

1.1.1 Rủi ro (Risk)

Rủi ro được định nghĩa là xác suất của một tác động bất lợi lên con người và môi trường do tiếp xúc với mối nguy hại Rủi ro thường biểu diễn xác suât xảy ra tác động có hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được

Ví dụ: Trung bình mỗi ngày có một người chết vì tai nạn xe cộ, tai nạn giao thông thì trong trường hợp rủi ro có thể được tính toán bằng xác suât cùa một biên cô xảy ra nhân với mức độ thiệt hại nếu biến cố đó xảy ra

Hình 1.1: Các loại rủi ro thông thường có thế xảy ra

30

Trang 33

Các loại rủi ro bao gồm:

• Rủi ro trong quá trình vận hành

• Rủi ro trong thiết kế kỹ thuật

• Rủi ro cho sức khỏe và an toàn

• Rủi ro môi trường, hệ sinh thái

• Rủi ro kinh tế (rủi ro kinh doanh)

• Rủi ro xã hội

• Rủi ro chính trịThông thường rủi ro được biểu diễn dưới dạng phương trình 1:

Rủi ro = Xác suất của biến cố (P) X m ức độ thiệt hại (S) (1)

Trong đó: P: tần suất (Probability or Likelihood)

s : mức độ thiệt hại (Severity occuưence, Consequence or Impact)Giả sử có hai hoạt động có cùng mức độ rủi ro, nhưng mức độ thiệt hại và xác suất xảy ra khác nhau

Trong thực tế, thông thường kết quả hay hậu quả của sự thiệt hại không phải là bài toán xác định số lượng Do vậy, trong trường hợp này rủi

ro được định nghĩa đơn giản là xác suất xảy ra thiệt hại

Ví dụ: Theo thống kê có khoảng 25% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh ung thư trong thời gian sổng trong suốt cuộc đời của họ, do đó rủi ro bệnh ung thư trong suốt thời gian sống là 0,25 nơi do nhân tố đặc biệt gây ra Trong trường hợp này rủi ro nền là 0,25 và rủi ro tổng cộng ảnh hưởng đên sức khỏe bằng rủi ro nền là 0,25

Phân biệt rủi ro nền, rủi ro tăng thêm và rủi ro tổng cộng:

• Rủi ro nền (background risk) là rủi ro có thể gặp phải khi chưa

kể đến sự hiện diện của nhân tố gây ra rủi ro đặc biệt đang xét

Trang 34

Đây là rủi ro có sẵn Bảng 1.1 sẽ cho chúng ta thấy rủi ro nền tính trên cơ sở hằng năm.

• Rủi ro tăng thêm (incremental risk) là rủi ro do bời các nguồnkhác đặt thêm vào hay do nhân tố đặc biệt gây ra

• Rủi ro tổng cộng (total risk) là tổng rủi ro nền và rủi ro tăng

Hơn nữa, rủi ro được giải thích trong phương trình (2) như là xác suât của một yêu tô có hại đên con người hay môi trường gây ra bởi các yêu

tô hoá học, vật lý, sinh học Nó cũng được thê hiện băng môi liên hệ giữa phương trình sau:

• f(I) là hàm của đặc tính tự nhiên hoặc đặc tính nguy hiểm của mốinguy hại, nó hiện diện như bản chất rủi ro

• f(P) là hàm của số lượng vật chất hoặc mối nguy hại phát thải vàomôi trường và tất cả sự tích luỹ có liên quan đến các thông số hoáhọc, vật lý, sinh học cùa sản phẩm cũng như với trường hợp đặcbiệt cùa thông số điển hình của môi trường

• f(D) hiện diện như yếu tố giải pháp bảo vệ mà chức năng chính cóthể là cả việc ngăn ngừa và biện pháp bảo vệ để làm giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng về sức khỏe và các mối nguy hại, yếu tố quan trọng nhất là chỉ số f(D) bao gồm những biện pháp hữu hiệu làm suy yếu đi mức độ nguy hiểm cũng như đề xuẩt các công cụ giảm thiểu hiệu quả các tác động Các công cụ này bao gồm công cụ pháp lý, kinh tế, kỹ thuật và công cụ tổng hợp

Trong thực tế, mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào cấp độ nguy hạicũng như số lượng của những giải pháp an toàn, các công cụ giảm thiểu và

hệ thống phòng ngừa chống lại những tác động bất lợi Vì thế, kết quả là rủi

ro có thể được định nghĩa bằng mối quan hệ đơn giản như mối quan hệ của hàm sau (3):

Rủi ro = f {mối nguy hại, phơi nhiễm (tiếp xúc), các giải pháp an

Trang 35

Hệ thống ngăn ngừa hoặc biện pháp giảm thiểu được xem là một chức năng của sự đáp ứng Hơn nữa sẽ có mức độ tương ứng giữa liều lượng phai nhiễm và sự đáp ứng Hệ thống phòng ngừa và bảo vệ được xem như là một hành động làm giảm đến mức thấp nhất có thể tiếp xúc hay phơi nhiễm với mối nguy hại.

Việc ước lượng rủi ro bao gồm sự lồng ghép của thông tin về cường

độ môi nguy hại, tần suất xảy ra, mức độ thường xuyên của sự phơi nhiễm

và khoảng thời gian phơi nhiễm cho tất cả tuyến phơi nhiễm xác định hoặc

là nhóm tiếp nhận

ĐRM là tiến trinh nghiên cứu tìm kiếm đề ước lượng khả năng xảy

ra các ảnh hưởng bất lợi (adverse effects) từ sự phơi nhiễm của con người và

sự vật phơi nhiễm với sự hiện diện củạ các yếu tố hóa học, sinh học, vật lỵ tồn tại trong môi trường Rủi ro bao gồm những đặc điểm về tiềm năng kết quả không mong muốn hoặc tác động bất lợi tới con người, sinh vật tiếp nhận theo sự phơi nhiễm của chúng đổi với môi trường hoặc rủi ro khác Tiến trình bao gồm việc sử dụng các công cụ kỹ thuật tiên tiến tốt nhất để đảm bảo rằng có thể thực thi dự án trong trường hợp có sự cố xảy ra, đặc biệt là hiệu quả chi phí và đưa ra quyết định đúng đắn trong trường hợp có rủi ro Tiến trình có liên quan đến việc đánh giá tầm quan trọng của tất cả các yếu tố rủi ro xác định Việc thực hiện ĐRM là công cụ hữu hiệu cho việc tìm ra mối liên hệ chủ yếu giừa các con đường phơi nhiễm khác nhau có liên

hệ với những trường họp rủi ro tiềm năng

1.1.2 Những vấn đề liên quan đến đánh giá rủi ro môi trường

Rủi ro được phân làm hai dạng : rủi ro chủ ý và rủi ro không chù ý

Rủi ro có chủ ý (Voluntary Risk)

Là rủi ro do các chù tâm cố ý mang tính chất cá nhân, là kết quả của các quyết định đã được biết rõ Ví dụ, hằng ngày chúng ta ra các quyết định

để đảm bảo việc thực hiện tốt các hoạt động của chính mình, chúng ta thêm vào hay giảm đi m ột vài rủi ro trong kế họach của chúng ta như để lựa chọn

và ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận các rủi ro này

Hầu hết các rủi ro có chủ ý phát sinh từ các hoạt động cá nhân như lái máy bay, leo núi, trò chơi cảm giác mạnh, chơi nhào lộn, nhảy dù, uống

cà phê, hút thuốc Do tính tự ý cho nên các cá nhân có thể ra các quyết định để đáp ứng lại với các rủi ro này Nhưng chúng ta có thể kiêm soát, điều chỉnh mức độ phơi nhiễm các cá nhân để giảm thiểu tối đa các nguy hại

Ví dụ: một vận động viên chơi môn nhảy dù trên không, môn thể thao này là một hoạt động cá nhân liên quan đến các rủi ro rất nguy hiểm do chấn thương hay gây tử vong Một cá nhân có thể chọn lựa đáp ứng với các

Trang 36

rủi ro này bằng cách không chơi hay tránh tham gia các hoạt động trên Do vậy, cá nhân có thể tự ra quyết định của mình để đảm bảo rằng kiểm soát được các mối nguy hại trên bằng cách không chọn môn thể thao này để chơi hay vẫn chơi mà có các biện pháp bảo hiểm và đảm bảo an toàn để giảm bớt rủi ro đến mức thấp nhất và vẫn đảm bảo nhu cầu về sở thích, sự đam mê hay mục tiêu đã đề ra.

Rủi ro không chủ ý (Involuntary Risk)

Là các rủi ro ngoài tầm kiểm soát của con người là các đáp ứng cá nhân tiếp xúc với mối nguy hại có thể đứợc kiểm soát nhưng rủi ro không thể giảm đến bằng không

Ví dụ: Một rủi ro không chủ ý là các thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng về mặt tài sản, của cải và tính mạng của con người, hệ sinh thái Cho dù con người hay sinh vật trong hệ sinh thái có tránh đi đến mức tối đa về mối thiệt hại ví dụ như các giải pháp di dời đến khu vực an toàn hay có những biện pháp khắc phục rủi ro về thảm họa thiên tai này nhưng thiệt hại vẫn không giảm đến mức zero mà các rủi ro này ít nhiều cũng gây tổn thất cho thiên nhiên và con người

Hĩnh 1.2 : Rủi ro do hạn hán, lũ lụt

34

Trang 37

Mối nguy hại (Hazard)

Mối nguy hại được định nghĩa như là tiềm năng cùa một vấn đề hay trường hợp là nguyên nhân cùa những tác hại tạo ra những tác động bất lợi cho cộng đồng hay mất mát tài sản và tính mạng con người Đó là một tiềm năng bị mất đi mà không thể ước lượng được và có thể bao gồm một điều kiện, một trường hợp hay là một kịch bản với tiềm năng tạo ra kết quả không như mong muốn Hay nói cách khác, mối nguy hại là một trạng thái

mà có thể xảy ra trong suốt thời gian sống của một hệ thống sản phấm mà có the gây ra các mối thiệt hại về con người, tài sản, gây hư hại về môi trường, thiệt hại về kinh tế, xã hội và các rủi ro

Hĩnh 1.3: Mối nguy hại từ sự cố cháy nổ trong hoạt động công nghiệp

Trang 38

Ví dụ: trong công nghiệp các mối nguy hại thường gặp là mối nguy hại vật lý và hóa học và sinh học như sau:

Mối nguy hại vật lý: Các sự cố cháy, nổ, năng lượng điện, nhiệt độ cao, tiếng ồn, rung lắc, bức xạ (ion hóa: phân hủy những thành phần phóng

xạ, không ion hóa: tia cực tím, hồng ngoại, laser, điện từ trường: sóng vi ba, sóng radio cao tần, bức xạ sóng dài ), thời tiết, nhiệt độ môi trường khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh), thiếu ánh sáng, nhiều ánh sáng, chói lòa, thông thoáng kém

Hình 1.5: Mối nguy hại vật lý từ sự cố chất nổ trong công nghiệp

Mối nguy hại hóa học: Hydrogen, HS, Nitrogen, dòng thải, nước nóng, các vật liệu tự bốc cháy, các vật liệu ăn mòn và các vật liệu dễ nổ, Bụi : e.g silica, bụi bông, sợi vô cơ : e.g asbestos, khí độc, dung môi, khói, dung dịch hóa chất, kim loại nặng

Mối nguy hại sinh học: vi khuẩn, viruses, nấm, mốc

36

Trang 39

Rủi ro môi trường là khả năng mà điều kiện môi trường, bị thay đổi bởi hoạt động của con người, có thê gây ra các tác động có hại cho một đối tượng nào đó Các đôi tượng bao gồm sức khỏe và tính mạng con người, hệ sinh thái (loài, sinh cảnh, tài nguyên, ) và xã hội (các nhóm cộng đong, các loại hình hoạt đ ộ n g , ) Tác nhân gây rủi ro, có thể là tác nhân hóa học (chất dinh dưỡng, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, ), sinh học (vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, ), vật lý (nhiệt độ, chất lơ lừng trong nước, ) hay các hành động mang tính cơ học (chặt cây ngập mặn, đánh bắt cá quá mức, ) Các đối tượng bị rủi ro và tác nhân gây rủi ro nằm trong mối quan hệ rất phức tạp và được thể hiện bằng một sơ đồ, gọi là chuỗi đường truyền rủi ro Chuồi này liên hệ tất cả các hoạt động liên quan của con người với các loại tác nhân gây rủi ro và các đối tượng bị rủi ro Nhiều tác nhân có thể gây rủi

ro cho một đối tượng, đống thời nhiều đối tượng có thể bị tác động bởi một tác nhân gây rủi ro Rủi ro thường phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc hay phơi nhiễm cùa đối tượng đối với tác nhân gây rủi ro và mức độ gây hại tiềm tàng của các tác nhân lên đối tượng Như vậy, rủi ro môi trường là xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra do sự phơi nhiễm với các nguy hại môi trường Hay xác suất cúa một tác động bất lợi lên con người hay môi trường do phơi nhiễm với một chất Nó thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có hại, tức là tỷ

số giữa số lượng cá thể bị ảnh hưởng và tổng số cá thể phơi nhiễm với tác nhân gây rủi ro

Rủi ro là tập họp các hiện tượng có quan hệ với nhau và bằng xác suất xày ra nhân với mức độ hậu quả Vì vậy cần kết hợp chặt chẽ việc đánh giá rủi ro với quản lý môi trường Mục đích quản lý rủi ro có những đặc điểm khác biệt sau đây:

• Rủi ro là chuồi phức tạp nguyên nhân, hậu quả, thông qua nguồn gốc của các biến cố môi trường, tronẹ đó biến cố về xã hội và kỹ thuật cần phải mô hình hóa Vì thế, để nghiên cứu rủi ro ta cần phải sử dựng các phương pháp hệ thống

• Rủi ro phải được cân nhác trong mối tương quan với các vấn đề

khác Một số hay rất nhiều rủi ro xảy ra đồng thời trong cùng một quốc gia, khu vực Một khi, ta so sánh rủi ro và chấp nhận rủi ro này

có nghĩa là chấp nhận rủi ro tương ứng là bao nhiêu so với các rủi ro khác

• Rủi ro phải được xét trong mối tương quan về phúc lợi xã hội, vì vậy khi chap nhận rủi ro này thì phúc lợi xã hội sẽ giảm đi Các rủi ro khác nhau có lợi ích tương tự nhau thường có liên quan với nhau.Thông thường rủi ro có thể xảy ra trên toàn cầu, liên quan đến tất cả các nvớc kể cả các nước phát triển, đang phát triên, trong cả công nghiệp và

Trang 40

nông nghiệp Do vậy, sẽ có các thuận lợi đối với một số quốc gia dựa trên lý thuyết so sánh rủi ro trong quản lý môi trường.

Hầu hết rủi ro không bao giờ có thể đo lường một cách chính xác vì bản chất cùa xác suất là ước lượng và không xác định được chính xác Những phươnẹ pháp ước lượng rủi ro có những phần giống nhau cơ bản mà chúng ta có thể mô tả và phát triển được

Một rủi ro có thể nghiêm trọng trong thời kỳ này nhưriẸ không quan trọng trong thời kỳ khác Vì vậy, một rủi ro có thể đánh giá về các mức độ khác nhau và tuỳ theo từng thời kỳ xã hội

Rủi ro có thể xảy ra cho con người khi làm việc trong dây chuyền sản xuất hay một số rủi ro sinh ra trong quá trình tự nhiên không phải do con người gây ra

Mức độ rủi ro thông thường sẽ được quyết định thông qua phơi nhiễm và tiềm năng tác động hoặc kết quả tác động từ bất kỳ tuyến phơi nhiễm nào

1.2 Sự hiện diện rủi ro môi trường

Khi nào thì có sự rủi ro xảy ra ?

Không thấy được rủi ro

Rủi ro tiềm năng

Có rủi ro

Hĩnh 1.7: Biểu đồ minh hoạ sự hiện diện của rủi ro.

Trong môi trường cụ thề, khi có sự hiện diện của mối nguy hại, việc tiến hành đánh giá sẽ được thực hiện, dựa trên 3 yếu tố: mối nguy hại, con

38

Ngày đăng: 21/11/2019, 23:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A bu Baker Che M an, David Gold. “An toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc”. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc
2. ADB- “Environm netal R isk A ssessm ent” D ealing with uncertainly in Environmental Impact Assessment, ADB - No.7, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Environm netal R isk A ssessm ent
3. Alois Schafer - “E nvironm ental R isk A ssessm ent f o r Tropical E cosystem ” - Volum es 1,2,3 - C enter for Environm net Research U niversity O D Saarland Saarbrucken, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “E nvironm ental R isk A ssessm ent f o r Tropical E cosystem
4. D.Kofi A sante-D uah “R isk assessm ent in environm ental M a nag em en t” , John Wiley &amp; Sons Ltd, West Suxxex P0191UD, England, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “R isk assessm ent in environm ental M a nag em en t
5. HM SO - “A guide to R isk A ssessm ent and R isk M anagem ent f o rEnvironmnetalprotection ” - Crown copyright, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “A guide to R isk A ssessm ent and R isk M anagem ent f o r"Environmnetalprotection
7. M. Ruchirawat, R.c. Shank. “ Environemtal Toxicology” Vol. 1, 2 Chulabhom Research Institute, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environemtal Toxicology
8. Micheál D. Lagrega, Phillip L. Bukingham, “Harzardous waste m anagem ent Me Graw Hill, 2nd Edition, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Harzardous waste m anagem ent
9. Scott.J Callan, Janet N. T. - Environmental Economic and Management - “E nvironm ental R isk Analysis", Harourt, Inc, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: E nvironm ental R isk Analysis
10. Thế Nghĩa. “ Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất”. Nhà xuất bàn Khoa Học và kỹ Thuật, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất
11. Trịnh Thị Thanh. “ Độc học môi trường và sức khòe con người”. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 20Ọ0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học môi trường và sức khòe con người
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội
12. U.S. Environmental Protection Agency. “Guildeness for Ecological Risk A ssessm en t EPA/630/R-95/002F, Washington DC, April 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Guildeness for Ecological Risk A ssessm en t
13. Huỳnh Tan Dũng “Tình hình công tác an toàn - vệ sinh lao động trên địa bàn Thành Phố hiện nay một số vấn đề cấp bách”. Sở Lao động, Thương binh Xã hội Tp.HCM, Hội thảo Bảo Vệ Môi Trường và an toàn lao động, Đại Học Ton Đức Tháng, TPHCM, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình công tác an toàn - vệ sinh lao động trên địa bàn Thành Phố hiện nay một số vấn đề cấp bách
14. Huỳnh Tấn Tiến, “Báo cáo tình hình bệnh nghề nghiẻp 10 năm và bài học kinh nghiệm”. Trung Tâm Sức Khỏe Lao Động &amp; Môi Trường Hội thảo Bảo Vệ Môi Trường và an toàn lao động, Đại Học Tôn Đức Tháng, TPHCM, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình bệnh nghề nghiẻp 10 năm và bài học kinh nghiệm
11. ANZECCrNHMRC Australian and New Zealand Environmental and Conservation Council, National Health and () G.H. Eduljee The Science o f the Total Environment 249 2000 13]23 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: () G.H. Eduljee The Science o f the Total Environment 249 2000 13]23
6. Lê Thị Hồng Trân, Nguyễn Thị Vân Hà, Tập Bài Giảng “Đánh giá Rủi Ro Môi Trường, ĐHBKTPHCM, 2001 Khác
15. Pesticides and Health Risk Assessment (PPP - 48) 16. Pesticides and Ecological Risk Assessment (PPP - 4 1 ) Khác
17. GEF/UNDP/IMO/ Chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á. Dự Án Đánh Giá Ban Đầu Rủi Ro Môi Trường ờ Đà Năng, ủ y Ban Nhân Dân Thành phố Đà Năng. 2004 Khác
1. Detroyer, Y. Vander Heyden, s. Carda-Broch, M.-C. Garcia-Alvarez- Coque, D.-L. M assart, J. Chrom atogr. A 912 (2001) 211 Khác
2. Duncan, Developments in Environmental Regulation—Implications for Industry and Regulators, Journal o f the Institute o f Environm ental M anagem ent, M arch 1996 Khác
8. Alberdi, J.L., Di Marzio, W.D., Sa' enz, M.E., Tortorelli, M.C., 1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w