1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ Trung.

11 268 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 130,04 KB

Nội dung

Tóm tắt: Nền kinh tế vĩ mô trong nửa đầu năm 2019 của Việt Nam có nhiều tín hiệu khả quan với GDP tăng trưởng ở mức khá, lạm phát ở mức thấp và tỷ giá được giữ ổn định. Đáng lưu ý, thành tích này đạt được trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ Trung, bắt đầu từ tháng 042018, tiếp tục kéo dài và leo thang cho tới thời điểm này. Bài viết chỉ ra những cơ hội, thách thức với nền kinh tế vĩ mô của nước ta trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ Trung chưa có dấu hiệu kết thúc.

Trang 1

Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019

trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.

Tóm tắt: Nền kinh tế vĩ mô trong nửa đầu năm 2019 của Việt Nam có nhiều tín hiệu khả

quan với GDP tăng trưởng ở mức khá, lạm phát ở mức thấp và tỷ giá được giữ ổn định Đáng lưu ý, thành tích này đạt được trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, bắt đầu từ tháng 04/2018, tiếp tục kéo dài và leo thang cho tới thời điểm này Bài viết chỉ

ra những cơ hội, thách thức với nền kinh tế vĩ mô của nước ta trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc.

Từ khóa: Tranh chấp thương mại, Kinh tế vĩ mô.

I Tổng quan về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung

Kể từ tháng 4/2018, Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra các chính sách leo thang thuế quan và áp thuế vào rất nhiều hàng hóa của nhau Tính đến hết tháng 6/2019, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng khoảng 250 tỉ USD – gần một nửa hàng hóa nhập từ Trung Quốc với mức thuế tăng từ 10% lên 25% sau một thời gian đàm phán không đạt được hiệu quả1 Ngoài ra, tổng thống Trump còn đe dọa nếu Trung Quốc tiếp tục có hành vi trả đũa, Mỹ sẽ không ngại đánh thuế 25% tất cả các hàng hóa của Trung Quốc

Ngược lại, để đáp trả Mỹ, Trung Quốc cũng áp hàng rào thuế quan tương tự lên hàng hóa

Mỹ, tuy nhiên việc tăng thuế của Trung Quốc lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ không đủ mạnh

để đáp trả do Trung Quốc đã áp thuế lên tới 85% mặt hàng nhập từ Mỹ (tổng cộng 110 tỉ USD trên tổng số 130 tỉ USD hàng nhập từ Mỹ) do vậy dư địa để tăng thuế những lần tiếp theo của Trung Quốc còn không nhiều (chỉ khoảng 15%) Do hạn chế về dư địa thuế quan, Trung Quốc hiện đang chuyển sang tiến hành một số biện pháp trả đũa phi thuế quan khác, như kiểm soát hải quan chặt chẽ, thanh tra gắt gao lên tới 100% số lô hàng nhập khẩu hay thủ tục hành chính quan liêu với hàng hóa Mỹ để gây khó dễ cho công ty Mỹ tại Trung Quốc Chẳng hạn như một số mặt hàng nông sản của Mỹ xuất sang Trung Quốc bị kiểm tra với tần suất nhiều gấp đôi bình thường

và thời gian thông quan lâu hơn dự kiến Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang âm thầm ngừng việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại nước này trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản

Các mốc diễn biến quan trọng của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có thể được tóm lược qua sơ đồ sau:

1 Ngày 01/8/2019, Tổng thống D Trump tuyên bố sẽ bắt đầu áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa và các sản phẩm

từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 01/9/2019 (gói hàng hóa này không bao gồm các mặt hàng trong gói hàng hóa trị giá

250 tỉ USD đã chịu mức thuế 25% trước đó)

Trang 2

Hành động của Mỹ

Hành động của Trung Quốc

Áp dụng mức thuế 25% lên

200 tỉ USD

10-5-2019

Điều tra thép

nhập từ

Trung Quốc

Đánh thuế Pin NLMT, máy giặt

22-1-2018 20-04-2017

Đánh thuế thép và nhôm

16/2-22/3/2018

Áp thuế 128 mặt hàng

02-4-2018

Cáo buộc ăn cắp công nghệ  Đe dọa đánh thuế 50

tỉ USD mức 25%

03-4-2018

Đe dọa đánh thuế 50 tỉ USD đáp trả

04-4-2018

Đe dọa nâng kim ngạch áp thuế lên 100 tỉ USD.

05-4-2018

Đàm phán nhượng bộ nhưng không đạt

03-5-2018

Tiếp tục đe dọa

áp đặt thuế 25% lên 50 tỉ USD

29-5-2018

Cáo buộc vi phạm SHTT, công bố danh sách hàng hóa 50 tỉ USD dự định áp thuế

15-6-2018

Công bố danh sách đánh thuế

50 tỉ USD đáp trả

15-6-2018

Cáo buộc phá giá,

đe dọa áp thuế mọi hàng hóa

21-7-2018

Chính thức áp thuế lên 16 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc

23-8-2018

Đe dọa đánh thuế

60 tỉ USD (chỉ còn 53 tỉ chưa bị)

04-8-2018

Hoàn thiện danh

sách 200 tỉ USD

18-9-2018

Công bố kế

hoạch áp thuế

lên 60 tỉ USD

18-9-2018

Cảnh báo đánh thuế tất cả hàng hóa

30-10-2018

Tạm thời đình chiến sau hội nghị G20

02-12-2018

Đàm phán

09-11-2018

Công bố danh sách kiểm soát

XK công nghệ mới

19-11-2018

Tổ chức

04 phiên đàm phán

T1,T2/2019

Công bố đánh thuế 60 tỉ USD đáp trả

13-5-2019

Áp dụng mức thuế 10% lên

300 tỉ USD

01-8-2019

Hình 1 Các mốc chính trong tranh chấp thương mại Mỹ - Trung

(Nguồn: Tổng hợp từ các sự kiện)

Trong bối cảnh Mỹ liên tiếp tăng mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều khả năng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh

do tác động của thuế quan Nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của thuế quan, Trung Quốc có thể

sử dụng chính sách duy trì đồng Nhân dân tệ (CNY) yếu, làm cho hàng hoá xuất khẩu của mình

đó trở nên rẻ hơn và xuất khẩu được nhiều hơn

Thực tế cho thấy sau tháng 04/2018 (thời điểm được cho là bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc), tỷ giá USD/CNY đã tăng mạnh Đồng CNY bắt đầu mất giá sau khi đạt mức đỉnh trong tháng 03 Tính từ 20/4/2018 đến hết năm 2018, đồng CNY mất giá khoảng 9% so với đồng USD2 Từ thời điểm tháng 12/2018 khi hai nước thỏa thuận đình chiến tạm thời và sau đó tổ chức 4 phiên đàm phán trong tháng 01-02/2019, tỷ giá USD/CNY có dấu hiệu giảm so với trước đó Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán không đạt được kết quả như kỳ vọng, trong tháng 4 và tháng 5 năm 2019, đồng CNY lại tiếp tục mất giá so với đồng USD Như vậy có thể thấy, vào những thời điểm mà tranh chấp thương mại Mỹ - Trung gia tăng căng thẳng thì giá trị đồng CNY tụt giảm mạnh so với đồng USD và chỉ có dấu hiệu phục hồi khi hai nước bước vào các vòng đàm phán

2 Từ 6.2964 CNY đổi 1 USD (20/4/2018) tăng lên 6.8785 CNY đổi 1 USD (28/12/2018) theo số liệu từ Bloomberg.

Trang 3

ay-1

9

B1Ap

r-19 B1M

-19 B1Fe

b-19 B1Ja

19 B1De

c-18 B1No

v-18 B1Oc

t-18 B1Se

p-18 B1Au

g-18 B1Ju

l-18 B1Ju

18 B1M

ay-1 8 B1Ap

r-18 B1M

-18 B1Fe

b-18 B1Ja 18 0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

6,200

6,300

6,400

6,500

6,600

6,700

6,800

6,900

7,000

7,100

Giai đoạn căng thẳng gia tăng Giai đoạn căng thẳng hạ nhiệt Price

Hình 2 Diễn biến tỷ giá USD/CNY từ 01/2018 đến 05/2019

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bloomberg)

Tháng 07/2018, Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter rằng: “Trung Quốc, EU

và một số quốc gia khác đã nhào nặn đồng tiền của họ và áp dụng lãi suất thấp trong khi đó, Mỹ lại nâng lãi suất vào lúc đồng USD mạnh lên từng ngày – làm mất đi lợi thế cạnh tranh của chúng ta…” Bên cạnh đó, theo báo cáo tháng 10/2018 của Bộ Tài chính Mỹ, Mỹ vẫn tiếp tục

xem xét cẩn trọng chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc Điều đó cho thấy chính quyền của ông Trump nhận định rằng Trung Quốc đang chủ động phá giá đồng CNY

Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc lựa chọn phá giá đồng CNY như một vũ khí trong tranh chấp thương mại với Mỹ thì hậu quả là kinh tế Trung Quốc

cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại Thứ nhất, nó gây ra tổn thất cho NHTW Trung Quốc khi can thiệp

vào thị trường ngoại hối Trước đó, vào tháng 08/2015, khi đồng CNY mất giá trị tới 4,6% chỉ trong vài ngày, NHTW Trung Quốc phải bỏ ra hơn 1.000 tỷ USD để can thiệp vào thị trường

ngoại hối Thứ hai, làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia Thứ ba, tăng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước không trả được nợ dẫn đến phá sản hàng loạt Cuối cùng, hậu quả

không kém phần nghiêm trọng khác là dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ rời khỏi Trung Quốc do lo ngại sự bất ổn định tỷ giá Mặt khác, Trung Quốc với tiềm lực lớn như hiện nay có nhiều lựa chọn khác để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với nước Mỹ trước khi sử dụng biện pháp phá giá đồng nội tệ chẳng hạn như quay lại thị trường nội địa rộng lớn hay tìm kiếm các đối tác thương mại khác Như vậy có thể thấy, với tiềm lực lớn mạnh của Trung Quốc, khả năng Trung Quốc chủ động phá giá mạnh đồng CNY là thấp Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp: dù không cố tình phá giá đồng CNY, song NHTW Trung Quốc có thể lựa chọn không can thiệp nhiều vào thị trường mà để đồng CNY tự trượt giá do ảnh hưởng từ những nguyên nhân bên ngoài Việc đồng CNY từ từ trượt giá đến một điểm cân bằng mới sẽ phần nào giảm bớt các tác động của hàng rào thuế quan mà Mỹ dựng lên đối với xuất khẩu của Trung Quốc Mặt khác, việc mất giá một cách từ từ của đồng CNY sẽ làm giảm tác động tiêu cực lên thị trường tài chính – tiền tệ của Trung Quốc, như thời điểm phá giá tháng 08/2015

Trang 4

Một khía cạnh nữa giải thích cho khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho phép đồng CNY trượt giá đó là hiệu ứng truyền dẫn tỉ giá ERPT (exchange rate pass through) vào lạm phát ở Trung Quốc là thấp Hiệu ứng này xảy ra khi đồng nội tệ mất giá, dẫn tới giá cả của hàng nhập khẩu, bao gồm cả hàng tiêu dùng và hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất, tăng lên, gia tăng sức ép lên lạm phát Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát của Trung Quốc là rất nhỏ, ít nhất là trong ngắn hạn Theo Ca' Zorzi

và cộng sự (2007), đồng CNY mất giá 1% thì lạm phát của Trung Quốc chỉ tăng 0,08% trong 1 năm Con số này thấp hơn rất nhiều so với hầu hết các quốc gia mới nổi khác, như Hàn Quốc (0.12%), Cộng hòa Séc (0,55%), Ba Lan (0,3%) và Mexico (0,6%) Chang Shu và cộng sự (2008) cho rằng lạm phát Trung Quốc chỉ tăng 0,07% trong ngắn hạn khi CNY mất giá 1% Fun

và Xiang (2006) tìm thấy hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát lớn hơn ở Trung Quốc, nhưng cũng chỉ là 0,2% cho mỗi 1% thay đổi của tỷ giá Số liệu thực tế về lạm phát của Trung Quốc năm 2018 cũng cho thấy hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Trung Quốc là không đáng kể Tính từ 20/4/2018 đến hết năm 2018, đồng CNY mất giá khoảng 9% so với đồng USD3, nhưng lạm phát Trung Quốc trong năm 2018 chỉ là 2,1% Theo dự báo của ADB (2019), lạm phát của Trung Quốc năm 2019 và 2020 chỉ ở mức 1,9% và 1,8% Những con số trên cho thấy Trung Quốc không ngại để cho đồng CNY trượt giá vì ảnh hưởng của tỉ giá lên các chỉ số vĩ mô của Trung Quốc, như lạm phát, là không lớn

Bảng 1 Lạm phát của Trung Quốc

Nguồn: ADB (2019)

Về khía cạnh đầu tư, cơ cấu đầu tư của Trung Quốc đang có sự thay đổi khá rõ nét Đầu

tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh, với tốc độ tăng 19% năm 2017 xuống chỉ còn 3,8% năm 2018 Điều này là không đáng ngạc nhiên trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung gây ra tâm lý quan ngại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang muốn đầu tư vào Trung Quốc Mặc dù vậy, tốc độ tăng đầu tư vào sản xuất của Trung Quốc tăng gấp đôi từ mức 4,8% năm 2017 lên 9,5% năm 2018, chủ yếu là do đổi mới và nâng cấp khu vực sản xuất Đặc biệt, đầu tư trong các ngành dược phẩm, điện tử và thiết bị viễn thông thông tiếp tục tăng nhanh ở mức hai chữ số (ADB, 2019) Điều này cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cấp khu vực sản xuất, đẩy mạnh đầu tư vào những ngành công nghệ cao và tiếp tục theo đuổi chương trình “Made in China 2025” nhằm giúp nước này hạn chế việc phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và sớm trở thành một cường quốc về công nghệ Trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang, mục tiêu này của Trung Quốc càng trở nên mạnh mẽ và cấp thiết Do

đó, một xu hướng khác là các công nghệ cũ, lạc hậu sẽ có xu hướng bị đẩy ra sang các nước khác

II Tổng quan về nền kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2019

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu (World Bank, 2019), World Bank đã hạ mức

dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo được đưa ra tháng 01/2019 với lý do tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ

3 Từ 6.2964 CNY đổi 1 USD (20/4/2018) tăng lên 6.8785 CNY đổi 1 USD (28/12/2018) theo số liệu từ Bloomberg.

Trang 5

cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cộng thêm sự suy giảm trong hoạt động đầu tư toàn thế giới

Tăng trưởng GDP toàn cầu

Nguồn: World Bank (2019)

Theo báo cáo Chỉ số Triển vọng Thương mại Thế giới (WTOI) công bố ngày 25/5/2019, chỉ số về thương mại hàng hóa thế giới WTOI giảm xuống mức 96,3 điểm (thấp hơn mức cơ bản

100 và thấp hơn mức 100,3 của lần công bố của quý trước) và là mức thấp nhất kể từ năm 2010, cho thấy xu hướng thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm Tình hình kinh tế thế giới cũng chứa đựng nhiều bất ổn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn leo thang Các rủi ro khác cho nền kinh tế thế giới bao gồm: (i) kế hoạch của Mỹ đánh thuế châu Âu4; (ii) căng thẳng

Mỹ - Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt có thể đẩy giá dầu thế giới tăng cao và thậm chí có thể leo thang căng thẳng thành đụng độ quân sự; (iii) nguy cơ Brexit không đạt được thỏa thuận

Với đà tăng trưởng chậm lại của kinh tê toàn cầu cùng với xu hướng giảm nhiệt của lạm phát, các NHTW lớn trên thế giới (Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed, NHTW Nhật Bản - BOJ, NHTW châu Âu - ECB…) đã có động thái dừng đà tăng lãi suất và có thể sẽ duy trì mức lãi suất thấp trong thời gian tới (Bloomberg, 2019; World Bank, 2019) Các phân tích cũng chỉ ra khả năng lãi suất đã gần chạm đỉnh hoặc đã đạt đỉnh và các chính sách tiền tệ sẽ có xu hướng nới lỏng hơn trong tương lai Khảo sát của Bloomberg vào đầu tháng 04/2019 về kì vọng lãi suất của

23 NHTW lớn nhất thế giới với tầm ảnh hưởng chính sách cho gần 90% kinh tế toàn cầu cho thấy các ngân hàng đều sẽ rất thận trọng trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ, phần lớn các ngân hàng sẽ giữ mức lãi suất ổn định, hoặc nếu có tăng cũng chỉ tăng rất nhẹ (hình 2) Trong đó, NHTW châu Âu (ECB) và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra thông điệp về việc không tăng lãi suất (trái ngược với dự kiến 2 lần tăng lãi suất trong năm 2019 như Fed trước đó đã thông báo) Trong khi đó, nhiều NHTW tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Philippines, Malaysia, New Zealand cũng có những động thái hạ lãi suất nhằm chuyển hướng sang nới lỏng chính sách tiền tệ

4 Ngày 8/4/2019, Mỹ công bố kế hoạch đánh thuế lượng hàng hóa nhâp khẩu trị giá 11 tỷ USD từ châu Âu Các mặt hàng dự kiến

bị đánh thuế rất đa dạng từ máy bay trực thăng cho đến phô mai.

Trang 6

Hình 3: Thay đổi dự kiến trong lãi suất tính đến cuối năm 2019

(Nguồn: Bloomberg News, 2019)

Bên cạnh đó, tác động tích cực của chính sách giảm thuế của Tổng thống Trump tới kinh

tế Mỹ đã đạt đỉnh vào tháng 5/2019 và có xu hướng chững lại vào tháng 06/2019 (World Bank, 2019) Theo đó, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ và có thể đã chạm đáy Nếu vậy, tác động tích cực của chính sách giảm thuế của Tổng thống Trump đã đạt đỉnh vào tháng 5/2019 và tác động này sẽ không còn được duy trì trong thời gian tới Xu thế dòng vốn đầu tư quay trở lại Mỹ trước kia đã đạt đỉnh và sẽ đảo chiều, dịch chuyển trở lại các quốc gia đang phát triển trong thời gian tới

1999199920002001200120022003200320042005200520062007200720082009200920102011201120122013201320142015201520162017201720182019 0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 2 thập kỷ

Hình 4 Tỉ lệ thất nghiệp (%) của Mỹ giai đoạn 1999 - 2019

Nguồn: Bureau of Labor Statistics (2019)

Trang 7

III Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam nửa đầu 2019

Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 có nhiều chuyển biến tích cực Môi trường vĩ mô ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát (chỉ số CPI bình quân của 6 tháng đầu năm tăng 2,64% - thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây), tăng trưởng GDP nửa đầu năm tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của

6 tháng đầu các năm 2011 - 2017 Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cho là điểm sáng, đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn vừa qua với mức tăng 11,18%, tuy thấp hơn cùng kì năm 2018 nhưng cao hơn so với mức tăng của nửa đầu năm của giai đoạn 2012-2017 (Tổng cục thống kê, 2019) Ngược lại, ngành nông nghiệp gặp khó khăn do dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng nên chỉ tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,06% của năm 2018 Bên cạnh đó, việc giảm giá đồng CNY sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là nông sản của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc nên ước tính tốc độ tăng trưởng của khu vực này sẽ giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP năm 2019

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2019 ước tính đạt 245,48 tỷ USD, đạt mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay với kim ngạch nhập khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước Xuất khẩu ròng trong 5 tháng đầu năm thâm hụt 434 triệu USD và tháng 6/2019 xuất siêu ước tính 400 triệu USD Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 ước tính nhập siêu khoảng 34 triệu USD (Tổng cục thống kê, 2019) Một nguyên nhân của nhập siêu 5 tháng đầu năm là do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (trừ rau quả) do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường chính như Trung Quốc giảm trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường nông sản quốc tế ngày càng mạnh mẽ Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng này còn gặp khó khăn vướng mắc trên các thị trường chủ lực như EU chưa bỏ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam, Cơ quan Hải quan Trung Quốc siết chặt quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu (như truy xuất nguồn gốc đối với trái cây, tiến hành đăng ký mẫu tem truy xuất nguồn gốc, tem dán trên bao bì phải có thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói, danh sách các vườn trồng và cơ sở đóng gói phải được cơ quan quản lý thông báo chính thức cho phía Trung Quốc…)

Đối với thị trường Trung Quốc, không chỉ xuất khẩu nông sản sang đây gặp khó khăn mà

dự kiến một số mặt hàng xuất khẩu khác của ta nếu không có biện pháp ứng phó phù hợp cũng

có thể bị giảm kim ngạch, chẳng hạn như linh kiện điện tử Đây là một mặt hàng quan trọng mà

ta xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng nếu nhu cầu của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc giảm thì xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, áp lực giảm giá của đồng CNY cũng sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là sang Trung Quốc Theo báo cáo của Bộ Công thương (2019), trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm 2018 Ngược lại, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh cũng đẩy thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc tăng lên Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng lên 20 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2018 Đây là một yếu tố tạo sức ép kiềm chế xuất siêu của nước ta trong giai đoạn tới

Ngược lại, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn đầu năm 2019 có nhiều khả quan Xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu tăng 27,4% với nhiều mặt hàng tăng

Trang 8

trưởng tốt như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép Dưới tác động của tranh chấp thương mại

Mỹ - Trung, một số ngành hàng của Việt Nam được đánh giá sẽ hưởng lợi thế để thay thế cho hàng Trung Quốc trên thị trường Mỹ như dệt may và da giầy đã có đơn hàng ổn định đến hết năm Trong trường hợp Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với danh mục 300 tỷ USD tiếp theo, cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng rõ rệt do trong danh mục này sẽ có nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, trong đó đáng kể nhất là các sản phẩm như điện thoại di động, giầy dép thể thao, một số sản phẩm gỗ nội thất, sản phẩm dệt may… (Bộ Công thương, 2019)

Tính đến hết ngày 15/6/2019, tình hình thu ngân sách Nhà nước ước đạt 660,6 nghìn tỷ động, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018 cao hơn so và có thặng dư ngân sách khoảng 48,1 nghìn tỷ đồng Trong 6 tháng đầu năm 2019, thu ngân sách Nhà nước duy trì tiến độ, chi ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời các yêu cầu đầu tư phát triển, chi trả nợ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước (Tổng cục Thống kê, 2019) Tuy nhiên giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019 cũng

là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế Vốn FDI thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018 Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút FDI lớn nhất với

số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới chiếm 73,4% tổng vốn đăng ký cấp mới Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ năm trước thì vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong 6 tháng chiếm 77,9% tổng vốn đăng ký Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng có những tín hiệu rất tích cực Trong khi các nhà đầu tư đã rút 14,6 tỷ USD khỏi thị trường các nước mới nổi trong tháng 5 (mức lớn nhất trong 6 năm – theo Viện Tài chính Quốc tế) thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tính đến ngày hết tháng 06/2019 dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào ròng là 1,28 tỷ USD Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán Tính đến ngày 18/06/2019, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10.456 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng 9.033 tỷ đồng trái phiếu

Có thể thấy sự dịch chuyển đầu tư này là hoạt động chuyển hướng thương mới với dòng vốn đầu tư đến từ hai nguồn: (i) dòng FDI của Trung Quốc chuyển sang Việt Nam do các doanh nghiệp Trung Quốc muốn tránh tranh chấp thương mại; (ii) dòng FDI của các quốc gia khác trên lãnh thổ Trung Quốc dịch chuyển sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam Diễn biến đầu năm 2019 cho thấy dòng đầu tư thứ nhất tăng tương đối rõ Thực tế trong 6 tháng đầu năm

2019, tổng vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 7,5 tỷ USD, cao hơn so với con số 5,8 tỷ USD của cả năm 2018 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019) Ngược lại, dòng đầu tư thứ hai chưa có dấu hiệu gia tăng rõ rệt Theo ước tính của Ngân hàng đầu tư Nomura, trong khoảng thời gian 1 năm từ quý 1/2018 đến quý 1/2019, Việt Nam hưởng lợi từ hoạt động chuyển hướng thương mại này lên đến 8% GDP

Một nguyên nhân khác nữa của sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài là do các nhà đầu

tư có xu hướng rút vốn khỏi những thị trường rủi ro hơn để đầu tư vào những thị trường ổn định hơn mà Việt Nam là một ví dụ Đầu tháng 4/2019, Việt Nam chính thức được S&P nâng định hạng tín nhiệm từ mức BB- lên mức BB với triển vọng “ổn định” Đây là lần đầu tiên tổ chức này cải thiện xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam kể từ 12/2010 Bên cạnh đó, Việt nam cũng được

Trang 9

bổ sung vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi loại 2 (secondary emerging) theo báo cáo thường niện của FTSE Russell công bố ngày 27/9/2018 Đây

là những dấu hiệu tích cực cho thấy mặc dù kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, song kinh tế Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn tương đối ổn định so với khu vực và có triển vọng thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư từ nước ngoài

IV Nhận định và đề xuất chính sách:

Về tăng trưởng kinh tế: Tình hình khả quan của kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2019 cho

thấy trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam là một trong số quốc gia hưởng lợi từ tranh chấp thương mại Trung – Mỹ Số liệu tích cực về dòng vốn đầu đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như tăng trưởng của khu vực xuất khẩu cho thấy một số mục tiêu của Chính phủ như tăng trưởng 6,8%, kiểm soát lạm phát dưới 4% là hoàn toàn có khả năng để thực hiện được Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung rất khó đoán định, và cả hai bên Mỹ cũng như Trung Quốc đều là đối tác thương mại lớn của Việt Nam thì chúng ta cũng đứng trước những thách thức rất lớn về ổn định kinh tế vĩ mô

Về điều hành tỉ giá, đây là một thách thức trong giai đoạn tới Việc đồng CNY của

Trung Quốc mất giá sẽ có tác động hai chiều đến xuất nhập khẩu Hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ rẻ hơn và sẽ cạnh tranh với hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng tiêu dùng, làm gia tăng thâm hụt thương mại, đồng thời có thể làm gia tăng tình trạng buôn lậu Đặc biệt, việc giảm giá đồng CNY sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là nông thủy sản của Việt Nam, trở nên kém cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc Đây là một bất lợi rất lớn đối với hàng hóa của Việt Nam

do đây là mặt hàng khó chuyển dịch thị trường nếu không xuất khẩu vào Trung Quốc Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt nam với hàng hóa Trung Quốc trên thị trường quốc tế cũng bị suy giảm Ở khía cạnh tích cực, việc giảm giá hàng xuất khẩu, đặc biệt là máy móc, nguyên liệu đầu vào sẽ giảm chi phí đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp, góp phần làm giảm giá thành; hỗ trợ xuất khẩu (đặc biệt đối với những ngành có tỷ trọng đầu vào nhập khảu lớn từ thị trường Trung Quốc như dệt may, da giầy, điện tử)

Trong thời gian tới, nếu đồng CNY tiếp tục mất giá, áp lực giảm giá lên VND sẽ tăng lên đáng kể Khi đó, nếu giữ ổn định VNĐ, thì thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, như đã tăng cao kỷ lục trong 5 tháng đầu năm (gần 46% so với cùng kỳ 2018) Nếu giảm giá VNĐ, thì sẽ gặp nguy cơ gia tăng căng thẳng với phía Mỹ Gần đây Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh sách các nước cần giám sát về chính sách kinh tế vĩ mô, ngoại hối5.Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lại, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt một cách chặt chẽ Do vậy, một biên độ giao động vừa đủ cho VNĐ rộng hơn so với biên độ của năm 2018 vừa đủ để hỗ trợ xuất khẩu có thể là một lựa chọn cho Ngân hàng Nhà nước

Về thương mại, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với nhiều cơ hội

cũng như thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu Thứ nhất, Việt Nam cần tận dụng cơ hội

từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng

5 Ngày 29/5 Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách các nước cần giám sát (gồm 9 nước) tại Báo cáo tháng 5/2019 về Chính sách kinh tế vĩ mô, ngoại hối của các nước đối tác thương mại lớn

Trang 10

như tìm kiếm thêm các thị trường khác để đa dạng hóa các bạn hàng, giảm thiểu rủi ro Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số nguy cơ: (i) Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng nhanh có thể khiến Việt Nam trở thành tầm ngắm của Mỹ trong việc tăng cường kiểm soát xuất khẩu và hạn chế thương mại, diều này ảnh hưởng tới các doanh nghiepj xuất khẩu cũng như các nhà đầu tư; (ii) Để thay thế hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Mỹ, Việt Nam cần mở rộng quy

mô sản xuất, tuy vậy, công suất xuất khẩu không thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn, do đó, các chính sách về thương mại cần đi liền với các chính sách về hỗ trợ sản xuất, công nghệ nhằm thay đổi quy mô sản xuất trong dài hạn

Thứ hai, cần có sự kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu từ Việt Nam, tránh tình trạng hàng

Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam để lợi dụng xuất xứ Việt Nam xuất sang Mỹ Việt Nam có thể chịu rủi ro nếu Mỹ gộp chung nguồn gốc hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc Một số mặt hàng có nguy cơ cao gồm: nhôm, thép, sản phẩm dệt may, đồ da, túi xách, giầy dép,…6 Bên cạnh đó, trong bối cảnh dư cung trong nước do khó xuất khẩu sang Mỹ, một số mặt hàng tiêu dùng từ Trung Quốc có thể bán phá giá sang thị trường Việt Nam Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam

Thứ ba, tận dụng tối đa các thị trường trong hiệp định CPTPP Xuất khẩu của Việt Nam

sang một số thị trường này đạt mức tăng trưởng cao kể từ khi hiệp định CPTPP có hiệu lực Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm vào Canada tăng 40.4% đạt 1.53 tỷ USD, vào Mexico tăng 18%, đạt 988,7 triệu USD (Bộ Công thương, 2019) Các thị trường này giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ

và Trung Quốc

Về thu hút đầu tư nước ngoài: Thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2019 có triển vọng

tốt và sẽ là động lực giúp Chính phủ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% của năm Triển vọng này được thể hiện qua con số tăng trưởng về FDI kỷ lục trong 6 tháng đầu năm Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII đạt mức khá và được hỗ trợ bởi xu thế đảo chiều của dòng vốn quốc tế từ các quốc gia đã phát triển trở lại các quốc gia đang phát triển, khi các NHTW lớn trên thế giới hạ lãi suất hoặc dừng đà tăng lãi suất Các chính sách trong thời gian tới cần tập trung vào việc chuẩn bị nguồn lực, về hạ tầng và nguồn nhân lực, để đón đầu dòng vốn đầu tư và tận dụng tốt dòng vốn đầu tư Đối với dòng vốn FDI, cần thu hút những dự án FDI có chất lượng, hạn chế tối đa việc nhà đầu tư nước ngoài sử dụng FDI làm công cụ để lẩn tránh xuất xứ

V Kết luận

Các chỉ số vĩ mô căn bản của 06 tháng đầu năm 2019 cho thấy thấy triển vọng khả quan của Chính phủ đạt được các mục tiêu kinh tế cho năm nay Điều này đặc biệt đáng được ghi nhận trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang gây ra những tác động tiêu cực cho tăng trưởng của nền kinh tế thế giới Với những chính sách, điều chỉnh phù hợp để tận dụng lợi thế và hạn chế tiêu cực, rủi ro từ tranh chấp thương mại, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhu Quốc hội đề ra cho năm 2019

6 Hồi tháng 5/2018, sau khi Bộ Thương mại Mỹ kết luận là 90% giá trị của sản phẩm thép đến từ Trung Quốc và được hưởng lợi

từ các chính sách trợ giá của Trung Quốc, Mỹ đã áp thuế lên tới 254,44% đối với thép Việt Nam Mới đây, hôm 2/7/2019 Mỹ lại tiếp tục đánh thuế hơn 400% thép của Việt Nam có xuất xứ nước ngoài với lý do giả mạo xuất sứ để hưởng ưu đãi.

Ngày đăng: 20/11/2019, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w