1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học âm nhạc của học sinh lớp 5

18 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG GIỜ HỌC ÂM NHẠC CỦA

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG GIỜ HỌC

ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH LỚP 5

Họ và tên : Vũ Thị Thảo

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị : Trường Tiểu học Điện Biên 2.

SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ) : Âm nhạc

1

Trang 2

THANH HÓA NĂM 2019

MỤC LỤC

1 Mở đầu……….trang 1

1.1 Lý do chọn đề tài ……… trang 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ……… trang 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu……….……… trang 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu……….………… trang 2

2 Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm …… ……… trang 2

2.1 Cơ sở lý luận ……… ……… trang 2 2.2 Thực trạng……….……… trang 3 2.3 Giải pháp đã sử dụng ……… trang 4 2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm ….……… ……… trang 13

3 Kết luận, kiến nghị…….……….trang 13

3.1 Kết luận……… trang 13 3.2 Kiến nghị………trang 14 Tài liệu tham khảo……….trang 15

2

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống

con người Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được

âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo pháo hay khúc hát giao duyên …

Sidney một nhà thơ nổi tiếng của Anh đã từng nói: “Âm nhạc là điều kì

diệu nhất kích thích cảm giác”

Thật vậy, Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực

khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Âm nhạc ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi Tuy nhiên, xã hội chúng ta tiếp xúc với âm nhạc không chỉ riêng nhằm mục đích giải trí, mà bên cạnh đó còn là khả năng hiểu và cảm thụ được âm nhạc Như vậy, việc đưa âm nhạc vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh nói riêng, cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện Vì thế, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em Với học sinh Tiểu học môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường tiểu học

là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh

Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy cần có một phương pháp giảng dạy mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức -Trí - Thể - Mĩ Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự tích cực sáng tạo của mỗi

cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng Thực tế, lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính Muốn học sinh nhớ được vấn

đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập bài học còn cần

3

Trang 4

phải tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn Lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là lứa tuổi mang đặc điểm nhận

thức, tư duy trực quan và cụ thể Đối với riêng bộ môn âm nhạc, sẽ thiệt thòi

cho các em nếu giáo viên không tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện và thể hiện sự tích cực tìm hiểu sáng tạo của mình Dạy âm nhạc giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức

độ thấp đến mức độ cao

Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học Âm nhạc của học sinh lớp 5”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Giúp giáo viên có những biện pháp hiệu quả nhất để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng những giờ dạy Âm nhạc ở lớp

5

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và có thể vận dụng trong thực tiễn dạy môn Âm nhạc trong chương trình lớp 5

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học Âm nhạc của học sinh lớp 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo trong chương trình âm nhạc lớp 5

- Phương pháp trải nghiệm thực tế: Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy Âm nhạc ở trường

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp so sánh

- Khảo sát trình độ học sinh

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Học Âm nhạc trong trường Tiểu học nói chung và chương trình lớp 5 nói riêng không nhằm đào tạo các em trở thành những ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những nhà phê bình lý luận âm nhạc Mục đích chính thông qua môn học nhằm giúp các

em có óc thẩm mỹ nghệ thuật và nâng cao nhận thức xã hội bằng ngôn ngữ âm nhạc, nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục là đào tạo con người, giúp các em phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ

Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác; tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê, thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng

có được Học âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phút thư giãn thoải mái, học mà chơi - chơi mà học Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm

4

Trang 5

nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc

Chúng ta cũng biết rằng làm bất cứ việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt đối với học sinh Tiểu học do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú, âm nhạc bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người, tạo cho các em hứng thú trong học tập, giúp các em hướng tới cái “Chân - Thiện - Mỹ”môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái về tinh thần để học những môn khác như Toán, Tiếng việt được tốt hơn

Vậy làm thế nào để các em phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong giờ học Âm nhạc? Điều này không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người giáo viên

Trước hết các em phải nắm được kiến thức về âm nhạc, có sự đam mê, yêu thích môn học này, đồng thời người giáo viên cần tạo cho các em một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc Để làm được việc đó, một trong những yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc, tạo điều kiện để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

a Thuận lợi:

Qua thực tế công tác giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường Tiểu học Điện Biên 2, tôi thấy mình có những mặt thuận lợi như :

- Đa số học sinh ngoan, yêu thích học môn Âm nhạc

- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu Nhà trường, tạo điều kiện tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Âm nhạc như đàn Organ, một số nhạc cụ gõ đệm

- Có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong việc góp ý về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

- Trong năm học 2018-2019, Phòng giáo dục Thành phố Thanh Hóa đã tổ chức một số tiết chuyên đề về môn Âm nhạc trong chương trình Tiểu học, đây cũng

là cơ hội thực tế để bản thân tôi học hỏi và rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy học của mình

b Khó khăn:

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn gặp những khó khăn như :

- Với đối tượng là học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ nên việc hiểu tầm quan trọng của bộ môn này với các em và ngay cả phụ huynh học sinh cũng còn hạn chế Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lý lứa tuổi chưa ổn định nên

ở lứa tuổi này các em dễ thuộc bài hát nhưng lại cũng rất hay quên Biểu hiện

về năng lực âm nhạc của học sinh cũng khác biệt, mỗi lớp thường có cả những

em học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng

về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu

về vận động theo nhạc… Mỗi lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau vì

5

Trang 6

thế mà trình độ học sinh không đồng đều, vậy nên việc tiếp thu bài ở các em cũng rất khác nhau, sĩ số học sinh đông nên trong lớp học thiếu không gian biểu diễn…

- Số liệu khảo sát chất lượng học giờ học Âm nhạc của học sinh lớp 5 ở

trường tôi dạy trong năm học trước đạt được như sau :

Tổng số

học sinh

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi

chú

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

227 110 48,5% 117 51,5% 0 0

* Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng tỉ lệ học sinh xếp loại hoàn thành vẫn đang còn cao Chính vì vậy tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm mà mình đã nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc của học sinh lớp 5

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

a Đối với nội dung Học hát

Học hát thực chất là quá trình bắt chước của HS để hát đúng giai điệu, lời

ca của bài hát Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là tích cực, sáng tạo, vậy muốn có sự tích cực, sáng tạo giáo viên cần phải làm như thế nào? Ngoài quy trình dạy hát theo các bước cơ bản mà mối giáo viên chúng ta thường thực hiện, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau:

* Học sinh tham gia hát và tự kiểm tra lẫn nhau:

Trong quá trình học hát, các em hát đúng về giai điệu, lời ca, để cho các em

nhanh thuộc bài và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các em

tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau

Ví dụ:

Khi dạy bài hát “Những bông hoa những bài ca” (Nhạc và lời: Hoàng Long)

6

Trang 7

Giáo viên chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp, đồng ca:

Lời 1: + Nhóm 1 hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô

+ Nhóm 2 hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố + Nhóm 1 hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe …… ánh mặt trời

+ Nhóm 2 hát câu 4: Náo nức tiếng cười say sưa yêu đời

+ Cả 2 nhóm hát: Những đóa hoa tươi ……xin tặng các thầy các cô

Lời 2: Đảo ngược lại nhóm 2 sẽ hát trước, tương tự như lời 1.

+ Nhóm 2 hát câu 1 và câu 3

+ Nhóm 1 hát câu 2 và câu 4

+ Cả 2 nhóm hát câu còn lại

Giáo viên có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức trình bày bài hát phù hợp như: ở lời 1 giáo viên cho 1 học sinh nam hát lĩnh xướng câu 1 và câu 2, 1 học sinh nữ lĩnh xướng câu 3 và câu 4, cả lớp sẽ hát tập thể những câu còn lại và cả lời 2

Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cách trình bày bài hát

* Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi:

Hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu

vỗ tay khác nhau

Ví dụ: Về cách vỗ tay theo nhịp ¾ với bài “ Tre ngà bên Lăng Bác ”, 2 em vừa

hát vừa vỗ tay theo cách sau:

7

Trang 8

+ Câu hát thứ 1: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn

+ Câu hát thứ 2: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn + Câu hát thứ 3: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái

+ Câu hát thứ 4: Thực hiện giống câu hát 1

+ Câu hát thứ 5: Thực hiện giống câu 2

+ Câu hát thứ 6: Thực hiện giống câu 3…

* Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh

Để học sinh không bị thụ động, giáo viên khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách: Giáo viên thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bài hát để học sinh nhận biết và thực hành

Ví dụ 1:

Khi dạy học sinh bài hát: “Ước mơ” (Nhạc: Trung Quốc – Lời Việt: An Hòa) Giáo viên thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 98 lên 120

Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì nếu cô thay đổi tốc độ bài hát như cô vừa trình bày?

Học sinh trả lời: Bài hát “Ước mơ” nếu hát ở tốc độ nhanh sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, tính chất thiết tha, trìu mến

Ví dụ 2: Khi dạy bài hát: “Reo vang bình minh” (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)

8

Trang 9

GV đàn cho học sinh hát với nhip điệu Disco, rồi lần lượt chuyển sang Rumba, Chachacha, yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn GV hỏi: Các em hãy cho cô biết sự thay đổi tiết tấu như cô và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?

HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân

Hoặc có thể là: Khi ôn tập bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trình bày bài hát đó ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cần nhận xét được rằng, hát ở giọng nào và tốc độ nào là phù hợp

+ Lần thứ nhất giáo viên đệm đàn ở giọng Rê trưởng, tốc độ chậm; + Lần thứ hai đệm ở giọng Mi trưởng, tốc độ trung bình;

+ Lần thứ ba đệm ở giọng Pha trưởng, tốc độ nhanh

Học sinh nhận xét: Hát ở lần thứ hai là phù hợp cả về cao độ và tốc độ

* Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau

Trong học tập, so với bắt chước và tìm tòi, sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của học sinh, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về bài hát, về môn học Học sinh có thể trình bày những ý kiến riêng của mình Đây là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn, chúng ta cần tạo điều kiện để học sinh tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực

Ví dụ: Bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”

9

Trang 10

*Cách 1: Sau khi học sinh học bài hát xong, GV đặt câu hỏi:

*Cách 1: Sau khi cho học sinh nghe hát mẫu và đọc lời ca, giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”?

HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của giáo viên về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì?

*Cách 2: Học xong bài hát giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt từng

nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát Giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá Bên cạnh

đó còn có thể giới thiệu thêm cho các em một vài câu dẫn giói thiệu như:

+ Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, ngày ngày cắp sách đến trường, được vui chơi, ca hát – có một cuộc sống yên vui, hạnh phúc Chỉ khi nào trên Trái Đất của chúng ta không còn chiến tranh, thì hành tinh của chúng ta

sẽ tràn ngập màu xanh của hòa bình và hạnh phúc Hôm nay nhóm chúng em

xin được gới đến cô giáo và các bạn bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”

(Nhạc và lời: Huy Trân) để nói lên ước vọng của trẻ thơ trên hành tinh chúng

em đang sống và học tập

* Hướng dẫn học sinh dàn dựng và biểu diễn bài hát:

Với học sinh lớp 5, giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách hát (hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…), và sáng tạo động tác phụ họa cho bài hát

Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp

với vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát Tuy nhiên, ở một số bài giáo

10

Ngày đăng: 18/11/2019, 19:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w