1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề công nghệ enzim (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)

90 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA SINH - KTNN === === ĐINH THỊ NHƯ QUỲNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ ENZIM Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

=== ===

ĐINH THỊ NHƯ QUỲNH

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

CÔNG NGHỆ ENZIM (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

=== ===

ĐINH THỊ NHƯ QUỲNH

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

CÔNG NGHỆ ENZIM (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học

TS AN BIÊN THÙY

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Hiền – giáo viên trong

tổ Hóa – Sinh- Công nghệ trường THPT Ngô Gia Tự ( Bắc Ninh) đã tận tìnhgiúp đỡ tôi trong việc học tập, nghiên cứu giảng dạy chuyên đề tại nhà trường

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, do còn hạn chế về thời gian vàbước đầu làm quen với phương pháp giảng dạy mới nên đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót Tôi rất mong nhận được những ýkiến đóng góp cuả quý thầy cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn nữa Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Đinh Thị Như Quỳnh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóaluận này là trung thực và không lặp lại với các đề tài khác

Tôi cũng xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS An Biên Thùy Nếu tôi sai tôi xin hoàn toàn chịu trách

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy

học trong dạy họcBảng 1.2 Khảo sát ý kiến áp dụng dạy học theo

chuyên đề

chuyên đề của GVBảng 1.4 Khảo sát về hiệu quả của dạy học theo

chuyên đềBảng 2.1 Hệ thống chuyên đề tự chọn môn Sinh

họcBảng 2.2 Mục tiêu cần đạt chuyên đề Công nghệ

enzimBảng 2.3 Ngân hàng câu hỏi, bài tập chuyên đề

Công nghệ enzimBảng 3.1 Bảng thống kê điểm các bài kiểm traBiều đồ 1.1 Tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học

trong dạy học

Sơ đồ 2.1 Các giai đoạn thiết kế và tổ chức dạy học

theo chuyên đề

Sơ đồ 2.2 Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề

Sơ đồ 2.3 Quy trình thiết kế các hoạt động của

chuyên đề

Sơ đồ 2.4 Các bước tổ chức chuyên đề dạy học

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Dự kiến những đóng góp của đề tài 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt nam 6

1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 7

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9

1.3.1 Khảo sát hoạt động thiết kế và dạy học theo chuyên đề dạy học môn sinh học tại trường THPT 9

1.3.2 Nội dung và phương pháp điều tra 10

1.3.3 Kết quả khảo sát 10

Kết luận chương 1 13

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ ENZIM 14

Trang 8

2.1 Giai đoạn 1: Thiết kế tài liệu 14

2.2 Giai đoạn 2: Thiết kế các hoạt động của chuyên đề 20

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41

3.1 Mục đích thực nghiệm 41

3.2 Nội dung thực nghiệm 41

3.3 Địa điểm và thời gian thực nghiệm 41

3.4 Phương pháp thực nghiệm 41

3.4.1 Chọn đối tượng tham gia 41

3.4.2 Phương pháp bố trí thực nghiệm 41

3.5 Kết quả thực nghiệm 41

3.5.1 Phân tích định lượng 41

3.5.2 Phân tích định tính 42

Kết luận chương 2 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC

Trang 9

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,

vì vậy từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục vàđào tạo Để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn nói chung và môn Sinh họcnói riêng cần phải thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp vànhững phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Nghị quyếtHội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và họctheo hướng hiện đại, pháp huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Khác biệt lớn nhất là Chương trình Sinh học mới ở phổ thông sẽ

đi sâu hơn để cung cấp cho học sinh những mô hình, lý thuyết để có thể giảithích và thiết kế các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học Công nghệ sinh học

là một lĩnh vực hiện đại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do đó được xâydựng cốt lõi nhất của chương trình THPT môn Sinh

1.2 Xuất phát từ ý nghĩa dạy học theo chuyên đề

Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm Các kiến thức sinh học cầnđược hình thành bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm Điều này đòi hỏingười giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để phát huyđược tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh Giáo dục phổ thông nước tađang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sangtiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh họcđược cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học Thay choviệc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong SGK như hiện nay,các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, lựa chọnnội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phươngpháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường

Trang 10

1.3 Xuất phát từ thực trạng dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông

Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với cácphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Tuy nhiên, việc nắm vững và vậndụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng Chính vì vậy,mặc dù cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện naychưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡngphương pháp tự học cho HS, chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sựđánh giá của HS trong qúa trình dạy học

1.4 Xuất phát từ thực tiễn mức độ thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề

“Công nghệ Enzim” trong trường phổ thông

Hiện nay chưa có sách giáo khoa mới, giáo viên chưa được tiếp cậnchương trình, giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp cận với phương pháp dạyhọc mới- Dạy học theo chuyên đề Thiết kế các nội dung sinh học góp phần pháttriển ở học sinh năng lực gắn khoa học với cuộc sống Quan tâm tới những nộidung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh; tăng cường vận dụng kiếnthức khoa học vào thực tiễn , giúp học sinh thấy được sinh học vừa gần gũi, thiếtthực với cuộc sống con người, vừa là lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành tựu về lýthuyết và công nghệ hiện đại trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài nghiên cứu

“Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ enzim”

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế chuyên đề Công nghệ enzim nhằm nâng cao chất lượng dạy học,phát huy năng lực học tập của học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học chuyên đề định hướngphát triển năng lực của học sinh

3.2 Điều tra thực tế về tổ chức dạy học chuyên đề ở trường phổ thông3.3 Xác định nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong chuyên đề Côngnghệ enzim

Trang 11

3.4 Thiết kế chuyên đề dạy học Công nghệ enzim

3.5 Đánh giá chuyên đề được xây dựng bằng phương pháp chuyên gia

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động tổ chức dạy học theo chuyên đề ở các trường phổ thông

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung phần Công nghệ enzim

- Quy trình thiết kế dạy học theo chuyên đề

5 Giả thuyết khoa học

- Nếu biên soạn được chuyên đề: “Công nghệ enzim” theo yêu cầu cần đạt mônSinh học và tổ chức dạy học chuyên đề theo hướng dẫn của công văn5555/BGDĐT-GDTrH thì sẽ góp phần hình thành năng lực Sinh học cho họcsinh THPT

6 Phạm vi nghiên cứu

Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ enzim

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy và học củaĐảng, Nhà nước

- Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến Công nghệ enzim

7.2 Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 12

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học gồm:nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề

và tổ chức hoạt động chuyên đề

- Xây dựng được quy trình dạy học theo chuyên đề phát triển năng lực nhận thứckiến thức sinh học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tìm tòi, khám phá thếgiới sống dưới góc độ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thựctiễn cho HS

8.2 Về thực tiễn

- Biên soạn nội dung chuyên đề: Công nghệ enzim

- Xây dựng được ngân hàng câu hỏi và bài tập trong dạy học chuyên đề: Côngnghệ enzim

- Tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên sư phạm khoa Sinh

Trang 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Theo như chúng tôi tìm hiểu phương pháp dạy học theo chuyên đề khôngchỉ đơn thuần bó hẹp ở một nước mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ápdụng phương pháp dạy học theo chuyên đề vào giảng dạy như:

Phần Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lượng nhất thế giới,theo bảng xếp hạng của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), do hiệphội các nước phát triển (OECD) đánh giá Từ những năm đầu thập niên 90 củathế kỉ XIX, các nhà giáo dục học Phần Lan đã có những nghiên cứu về PPDHtheo chuyên đề Năm 2015, Chính phủ Phần Lan đã thông báo sẽ tiến hành cảicách chương trình giáo dục theo chuyên đề [9]

Ở Nhật Bản là một trong những nước tiếp cận dạy học theo chuyên đề từrất sớm, họ cho rằng đây là một cách dạy và học trong đó nhiều khu vực củachương trình giảng dạy được kết nối với nhau và tích hợp trong 1 chủ đề Kếtquả của việc tiếp cận chuyên đề là trẻ em có nhiều niềm vui, tích cực tham giacác hoạt động học nhiều hơn phát triển kĩ năng học tập một cách nhanh chóng,

sẽ tự tin và có động lực phát huy năng lực của mình

Những năm đầu thế kỉ 20, tại Malaysia đã tiến hành sử dụng PPDH theochuyên đề Theo Trung tâm Phát triển chương trình dạy Malaysia (2003), PPDHtheo chuyên đề là một nỗ lực để tích hợp kiến thức, kỹ năng, giá trị học tập vàsáng tạo tư duy Tại Mỹ, phương pháp dạy học theo chuyên đề đã và đang đượcnhiều nhà giáo dục học nghiên cứu và được tiến hành, phát triển rộng khắp trongphong trào giáo dục và đào tạo Một số các nhà giáo dục học đã nghiên cứu vềvấn đề này như:

Theo Henderson và Landesman (1995), hướng dẫn chuyên đề có thể cung

Trang 14

cấp một cách hiệu quả ngữ cảnh hóa giảng dạy, vừa kết hợp một phương thứchọc tập rõ ràng vừa làm định hướng để tạo điều kiện cho các cơ hội học tập hợptác và tương tác trong lớp học

Ngoài ra trên thế giới còn rất nhiều nước việc đổi mới nội dung chươngtrình và cách tiếp cận nội dung chương trình dạy học ở nhiều quốc gia đang có

xu hướng thay đổi PPDH theo chuyên đề đã phát triển một cách mạnh mẽ trênmột nấc thang mới, với hang loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Australia,Anh, Canada, Pháp, Đức, Hunggari, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc,v.v…đã áp dụng thành công PPDH chuyên đề

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt nam

Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học đểnâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các môn học, thì việc đổi mới phươngpháp dạy học ở bộ môn Sinh học cũng được đặc biệt quan tâm Tại Nghị quyếtHội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản củagiáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc” Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theoQuyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng Chính phủ “Tiếp tục đổimới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo địnhhướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học củangười học”

Theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phươngpháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyênmôn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng nhằmmục đích “Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọnnội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên

Trang 15

đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực,sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đểxây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩmchất của học sinh” Đội ngũ giáo viên tại các trường THPT cũng đã được tậphuấn về xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp với phương pháp và kĩ thuật dạyhọc tích cực; biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng pháttriển năng lực học sinh; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực

và sáng tạo của học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo

Kế hoạch số 984/KH-BGĐT, ngày 4/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kếhoạch tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THPT xây dựng chuyên đề dạy học vàkiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS Do đó, đông đảo giáoviên đã hiểu được sự cần thiết và có nhận thức đúng đắn về phương pháp dạyhọc theo chuyên đề

Nhìn chung, hiện nay dạy học theo chuyên đề đang được nhiều trường THPTlựa chọn và thực hiện áp dụng vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập củahọc sinh Phương pháp này cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định đối vớiquá trình hình thành và phát triển năng lực của HS

1.2 Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.1 Khái niệm dạy học theo chuyên đề

Dạy học theo chuyên đề là một phương pháp dạy học trong đó có sự tíchhợp liên môn làm cho nội dung có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thềhoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức, và có khả năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn

Căn cứ vào nội dung chương trình các tổ nhóm chuyên môn sẽ lựa chọnnội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phươngpháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường thay cho việc dạyhọc theo từng bài/ tiết

Trang 16

Trên cơ sở già soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trìnhhiện hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh, xác định các nănglực và phẩm chất có thể hình thành cho mỗi học sinh trong chuyên đã xây dựng

1.2.2 Các đặc trưng của dạy học theo chuyên đề

- Nội dung chuyên đề là một nội dung trọn vẹn chỉnh thể thống nhất

- Lượng nội dung khá lớn, được sắp xếp theo hệ thống

- Nội dung của chuyên đề sẽ được tổng hợp từ các phần kiến thức có liênquan của nhiều môn khác nhau

1.2.3 So sánh một số đặc điểm của dạy học theo chuyên đề và dạy học theo cách truyền thống hiện nay

Dạy học theo cách tiếp cận truyền

1 Tiến trình giải quyết vấn đề tuân

theo chiến lược giải quyết vấn đề:

logic, chặt chẽ, khoa học do GV áp đặt

(GV là trung tâm)

1 Các nhiệm vụ học tập được giao,học sinh quyết định chiến lược họctập với sự chủ động hỗ trợ, hợp táccủa giáo viên (HS là trung tâm)

2 Dạy học theo từng bài riêng lẻ với

một thời lượng cố định

2 Dạy học theo chuyên đề được tổchức lại từ một phần trong chươngtrình học

3 Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ

có mối liên hệ tuyến tính (một chiều

theo chương trình học)

3 Dạy học theo một chuyên đề thốngnhất được tổ chức lại từ một phầntrong chương trình học

4 Trình độ nhận thức sau quá trình

học thường dừng lại ở mức độ biết,

hiểu, và vận dụng (giải bài tập)

4 Trình độ nhận thức có thể đạt được

ở mức độ cao: phân tích, tổng hợp,đánh giá

5 Kiến thức còn xa rời thực tiễn 5 Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà

Trang 17

Dạy học theo cách tiếp cận truyền

học sinh đang sống hơn do yêu cầucập nhật thông tin khi thực hiệnchuyên đề

6 Sau khi kết thúc một chương trình

học, học sinh không có một kiến thức

tổng thể mà có kiến thức từng phần

riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức

liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài

học

6 Kết thúc một chuyên đề học sinh

có một tổng thể kiến thức mới, tinhgiản, chặt chẽ và khác với nội dungtrong sách giáo khoa

7 Thường không hướng tới nhiều mục

tiêu nhân văn quan trọng như: rèn

luyện các kỹ năng sống và làm việc,

giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành,

ra quyết định…

7 Thường hướng tới, bôì dưỡng các

kĩ năng làm việc với thông tin, giaotiếp, ngôn ngữ, hợp tác…

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Khảo sát hoạt động thiết kế và dạy học theo chuyên đề dạy học môn sinh học tại trường THPT

 Mục tiêu khảo sát

- Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và áp dụng phương pháp dạyhọc theo chuyên đề dạy học chương trình Sinh học 10

 Đối tượng khảo sát

- 5 GV giảng dạy môn Sinh học của trường THPT Ngô Gia Tự , Từ Sơn,Bắc Ninh

- 85 HS của trường THPT Ngô Gia Tự , Từ Sơn, Bắc Ninh

Trang 18

1.3.2 Nội dung và phương pháp điều tra

- Nội dung khảo sát:

1) Hiệu quả và hoạt động yêu thích của HS về học tập theo chuyên đề Côngnghệ Enzim

2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chuyên đề Côngnghệ Enzim

- Phương pháp điều tra

Điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV, tổng kết kinhnghiệm của GV để thu thập thông tin về thực trạng nghiên cứu, thống kê toánhọc ( dùng để xử lý số liệu thu được)

Chọn mẫu khảo sát: 5 GV giảng dạy môn Sinh học và 85 HS trườngTHPT Ngô Gia Tự, Từ Sơn, Bắc Ninh

Thời gian khảo sát: ngày 20/3/2019

1.3.3 Kết quả khảo sát

1.3.3.1 Điều tra đánh giá về thực trạng học môn Sinh học ở trường THPT

Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (phụ lục) kết quả ý kiến phản hồicủa 85 HS cho thấy:

Bảng 1.1: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học

Trang 19

Từ bảng trên chúng ta thấy tỉ lệ phương pháp thuyết trình được sử dụng là17,64%, tỉ lệ phương pháp hỏi – đáp được sử dụng là 47,06%, tỉ lệ sử dụngphương pháp làm thí nghiệm chiếm 20%, tỉ lệ sử dụng phương pháp quan sátmẫu vật, tranh ảnh, chiếu video là 10,6%, và tỉ lệ sử dụng phương pháp khác là4,7% Như vậy hiện nay phương pháp hỏi đáp vẫn đang được sử dụng nhiềunhất trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông.

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học

1.3.3.2 Điều tra giáo viên về việc thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề

Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục) kết quả hỏi ý kiến của 5

GV cho thấy:

Bảng 1.2: Khảo sát ý kiến áp dụng dạy học theo chuyên đề

Từ bảng trên chúng tôi thấy rằng có 05/05 GV cho rằng nên áp dụng dạyhọc theo chuyên đề vào môn Sinh học

Trang 20

- Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV cho kết quả như sau:

Bảng 1.3: Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV

Mức độ dạy học theo chuyên đề Số lượng (GV) Tỷ lệ (%)

- Tiến hành khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề cho kết quả nhưsau:

Bảng 1.5: Khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề của GV

Hiệu quả của dạy học theo

Trang 21

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu của dạy họcchuyên đề trên thế giới cũng như ở trong nước Chúng tôi nhận thấy rằng dạyhọc theo chuyên đề đã xuất hiện khá lâu về trước nhưng chưa có hướng đi mớiđược nghiên cứu

Chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đềtài Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi chú trọng tới những cơ sở vềnhững đặc điểm của dạy học chuyên đề, quy trình thiết kế chuyên đề dạy họcSinh học Ngoài ra, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thiết kế chuyên

đề dạy học ở trường THPT, thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên

đề dạy học môn Sinh học tại trường THPT cũng là những điều cần chú trọngdựa vào nội dung và phương pháp điều tra và kết quả khảo sát

Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng trong thiết kế chuyên đề :

“Công nghệ enzim “trong chương 2

Trang 22

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

CÔNG NGHỆ ENZIM

Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chuyên đề cũng nhưnhững khó khăn GV hay mắc phải khi xây dựng cũng như tổ chức, nhóm nghiêncứu chúng tôi đã cùng đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đềmột cách khoa học và hiệu quả được chúng tôi đề xuất như sau :

Thiết kế tài liệu chuyên đề

Thiết kế hoạt động chuyên đề

Tổ chức hoạt động chuyên đề

Sơ đồ 2.1 Các giai đoạn thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học

2.1 Giai đoạn 1: Thiết kế tài liệu

Đặc điểm của dạy học chuyên đề là mạch nội dung sẽ được kết cấu lạihoàn toàn khác so với chương trình SGK hiện hành Vậy nên, bước đầu tiên tacần phải làm chính là biên soạn tài liệu dùng cho dạy và học chuyên đề đó

Trang 23

của giáo viên

- Định kì kiểm tra, đánh giá và xếp loại HS

- Đảm bảo tính khả thi thực hiện trong khung thời gian năm học theo quyđịnh của Bộ GD & ĐT, UBND tỉnh

2.1.2 Quy trình thiết kế tài liệu

Căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, dựa trên cơ sở chuẩn kiếnthức - kĩ năng - thái độ - năng lực theo thông tư mới, lựa chọn nội dung để xâydựng các chuyên đề dạy học phù hợp Trong bước này, GV cần xác định tên (tên phải khái quát được nội dung của cả chủ đề và gắn liền với thực tiễn), mạchnội dung chuyên đề (liệt kê những nội dung chính, xác định mối quan hệ giữacác đơn vị kiến thức và chỉ rõ nội dung được tích hợp), xác định thời lượng(dạy học trong bao nhiêu tiết học, đã bao gồm dạy học cả trên lớp và ngoài giờlên lớp)

Để thiết kế được tài liệu chuyên đề đảm bảo về mặt chất lượng, GV cầnbám sát vào quy tắc xây dựng chuyên đề Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đềđược hệ thống hóa theo sơ đồ dưới đây:

Trang 24

Bước 1: Xác định mục tiêu vàyêu cầu cần đạt của chuyên đề

Bước 2:Tìm kiếm thông tin liênquan đến nội dung chuyên đề

Bước 3: Sắp xếp và xử lý thông

Bước 4: Viết bản thảo chuyên

đề

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia

Bước 6: Hoàn thiện tài liệu

Sơ đồ 2.2: Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề

Bước 1: Mục tiêu cần đạt của chuyên đề được cụ thể trong chương trìnhSinh học mới Tập trung hình thành năng lực nhận thức kiến thức Sinh học, nănglực giải quyết vấn đề, năng lực tìm tòi và khám phá dưới góc độ Sinh học, nănglực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết những vấn đề thực tiễn

Bước 2: Thông tin được đưa vào chuyên đề cần tham khảo ở nhiều nguồnkhác nhau ví dụ như sách báo; tài liệu tham khảo hay các webside đáng tin cậy(webside của chuyên gia hay cơ quan tổ chức, webside quốc tế), trao đổi với cácthành viên trong tổ / nhóm chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và nội dungphong phú

Bước 3: Khi xác định được những nội dung cần đưa vào chuyên đề xong,

GV cần xử lí thông tin theo mục đích của riêng mình và sắp xếp chúng sao chohợp lí và logic (từng chương, từng mục), nội dung chuyên đề đáp ứng yêu cầucần đạt

Trang 25

Bước 4: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề dựa trên khung nội dung và ýtưởng sắp xếp Ngôn ngữ viết tài liệu đơn giản, trong sáng Bản thảo tài liệu theokết cấu: trang bìa, mục lục, chương, các mục.

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực về nội dung bản thảo: saukhi hoàn thiện bản sơ thảo nội dung tài liệu chuyên đề cần được đánh giá thôngqua chuyên gia Nội dung đánh giá gồm các tiêu chí: nội dung đúng, đủ, có yếu

tố thực tế và trích dẫn đầy đủ, mức độ bám sát mục tiêu, sự phù hợp trong hìnhthức trình bày, sự phù hợp về kết cấu tài liệu, đáp ứng đủ yêu cầu về độ dài

Bước 6: Dựa trên góp ý từ chuyên gia hoàn thiện lại nội dung tài liệuchuyên đề Có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp 1: tài liệu đã đạt yêu cầu, có thể sử dụng để thiết kế tiến trình

tổ chức dạy học

- Trường hợp 2: tài liệu chưa đạt yêu cầu, từ yêu cầu chỉnh sửa của chuyêngia để tiến hành chỉnh sửa (thêm tài liệu, bớt tài liệu, sửa lỗi diễn đạt, bổsung tư liệu thực tế, )

2.1.3 Ví dụ minh họa về các chuyên đề trong chương trình sinh học phổ thông mới

Bảng 2.1: Hệ thống chuyên đề tự chọn môn Sinh học

1 Công nghệ tế bào và một số thành tựu 15

10

3 Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 10

4 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông

Trang 26

7 Sinh học phân tử 15

12

Tuân thủ các bước thiết kế tài liệu chuyên đề, chúng tôi đề xuất được tàiliệu về chuyên đề: “Công nghệ enzim”

Trong chuyên đề “ Công nghệ enzim” tôi đã thực hiện theo 6 bước trên:Bước 1: Xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chuyên đề:

- Trình bày được một số thành tựu của công nghệ enzim

- Phân tích được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ enzim

- Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzim Lấy được một số ví dụminh hoạ

- Trình bày được một số ứng dụng của enzim trong các lĩnh vực: công nghệ thựcphẩm; y dược; kĩ thuật di truyền

- Phân tích được triển vọng công nghệ enzim trong tương lai

Bước 2: Tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung của chuyên đề:

Để tìm kiếm được thông tin phù hợp với nội dung của chuyên đề, tôi đãtìm kiếm thông tin trên mạng về những cuốn sách, giáo trình, bài báo khoa họcliên quan đến nội dung để chắt lọc những thông tin ngắn gọn, cần thiết nhất Một

số giáo trình hay như:

- Giáo trình Công nghệ enzim PGSTS Đặng Thị Thu Nhà xuất bản khoa học

và kĩ thuật

- Sách giáo khoa sinh học lớp 10

- Giáo trình công nghệ sinh học TS Bùi Xuân Đông

- Giáo trình enzim Biên tập bởi: TS Trần Thanh Phong

- Giáo trình công nghệ sản xuất enzim, protein và ứng dụng của PGS- TSNguyễn Thị Hiền

Trang 27

Bước 3: Sắp xếp và xử lý nội dung

Sau khi tìm kiếm được những nội dung liên quan, tôi sắp xếp chúng vàonhững mục tương ứng sao cho mạch nội dung phù hợp về mặt logic

Bước 4: Viết bản thảo nội dung chuyên đề:

Sau khi sắp xếp nội dung hợp lý, tôi viết bản thảo chuyên đề, gồm 3chương lớn

Mỗi chương sẽ tương ứng với một nội dung:

Chương 1: Khái quát về enzim

Chương 2: Quy trình công nghệ sản xuất enzim

Chương 3: Ứng dụng của enzim trong công nghệ thực phẩm, y dược và kĩ thuật

di truyền

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia

Sau khi đã viết bản thảo xong, tôi gửi bản thảo tài liệu cho chuyên gia làgiảng viên về công nghệ vi sinh, hóa sinh trong khoa để nhận được những đónggóp ý kiến từ các chuyên gia,

Bước 6: Hoàn thành tài liệu

Sau khi nhận được phản hồi từ chuyên gia, tôi đã biên soạn được nộidung tài liệu phù hợp với yêu cầu cần đạt trong chương trình phổ thông mớimôn Sinh học

2.1.4 Tài liệu của chuyên đề

Tuân thủ các bước thiết kế và nguyên tắc xây dựng chuyên đề, chúng tôi

đã xây dựng được tài liệu chi tiết chuyên đề: “Công nghệ enzim” gồm 30 trangđược xếp ở phần phụ lục 3

Mạch nội dung của chuyên đề như sau:

1.Khái quát về enzim

1.1 Khái niệm enzim

1.2 Tính chất của enzim

1.3 Cấu trúc của enzim

1.4 Cơ chế tác động

Trang 28

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

1.6 Triển vọng của công nghệ enzim trong tương lai

2 Quy trình công nghệ sản xuất enzim

2.1 Nguồn nguyên liệu thu enzim

2.2 Quy trình sản xuất enzim từ vi sinh vật

3 Ứng dụng của công nghệ enzim trong công nghiệp thực phẩm, y dược, và

kĩ thuật di truyền

3.1.Tình hình ứng dung của enzim trong công nghiệp trên thế giới và ở ViệtNam

3.2 Ứng dụng của công nghệ enzim trong công nghiệp thực phẩm

3.3 Ưng dụng của công nghệ enzim trong y dược

3.4 Ứng dụng của công nghệ enzim trong kĩ thuật di truyền

2.2 Giai đoạn 2: Thiết kế các hoạt động của chuyên đề

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế hoạt động của chuyên đề

Trong quá trình thiết kế bài soạn dạy học chuyên đề, GV cần tuân thủ theocác nguyên tắc sau:

Xây dựng mục tiêu phải phù hợp với mục đích chung của chương trìnhđổi mới giáo dục, nội dung chuyên đề, trình độ HS và điều kiện cơ sở vật chấtcủa trường học

Các hoạt động học tập phải phù hợp với mục tiêu đặt ra, sử dụng hiệu quảcác PPDH và KTDH đã chọn

Việc lựa chọn hay sử dụng PPDH và KTDH tích cực cần đảm bảo linhhoạt và phong phú; khai thác triệt để hiệu quả của các phương pháp; phù hợpvới đặc thù của từng môn, từng nội dung; tăng cường liên hệ thực tế, hoạt độngtrải nghiệm, hợp tác nhóm,

2.2.2 Quy trình thiết kế

Để thiết kế được bài soạn dạy học chuyên đề theo chuẩn đổi mới giáo dụchiện nay, chúng tôi đã đưa ra quy trình gồm 4 bước như sơ đồ dưới đây:

Trang 29

Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng,

thái độ, năng lực hướng tới

Bước 2: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Bước 3: Biên soạn ngân hàng câu hỏi và bài

tập

Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học theo

chuyên đề

Sơ đồ 2.3 Quy trình thiết các hoạt động của chuyên đề

Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hướng tới

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành vàcác hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tíchcực, từ đó xác định được các phẩm chất mà học sinh cần đạt được sau khi họcxong chuyên đề

Bước 2: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Xác định và mô tả mức độ yêu cầu theo các mức độ ( nhận biết, thônghiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng đểkiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

Bước 3: Biên soạn câu hỏi và bài tập

Biên soạn câu hỏi và bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để

sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá,luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng

Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề

Thiết kế tiến trỉnh dạy học theo chuyên đề hành các hoạt động được tổchức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có

Trang 30

thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và

kĩ thuật thuật dạy học được sử dụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quantâm xây dựng tình huống xuất phát

Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giảipháp giải quyết vấn đề, báo cáo, thảo luận, kết luận, nhận định, hợp thức hóakiến thức…

Dựa vào các bước của quy trình trên giáo viên có thể thiết kế các chuyên

đề dạy học phù hợp

2.2.3 Ví dụ minh họa từng bước

Bước 1 Bước 2: Xác định mục tiêu của chuyên đề và mô tả yêu cầu về mức độcủa mục tiêu

Bảng 2.2.Mục tiêu về kiến thức chuyên đề công nghệ enzim

Trang 31

hướng tới Phần I: - Củng cố được một

số kiến thức về sinh hóa tế bào,enzim vớimục đích làm cơ sở cho công nghệ enzim(1)

- Mô tả được cấutrúc của enzim(2)

- Kể tên được một sốnguồn thu enzim thường được sử dụng(3)

- Trình bày được các tínhchất của enzim(6)

- Phân tích được cơ chếhoạt động của enzim(7)

- Phân tích được các yếu

tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim(8)

- Phân tích được ưu, nhược điểm của mỗi loạienzim(9)

- Làm được thínghiệm phân tích

sự ảnh hưởng củamột số yếu tốliên quan đếnhoạt tính củaenzim(12)

- Lấy được ví dụ

về một số nguồnvật liệu thu enzim(13)

- Đề xuất đượcmột số thí nghiệmchứng minh tính chất của

enzim(16)

- Năng lựcnhận thứckiến thứcsinh học

Khái quát

về enzim

công nghệ sản xuất enzim

(10)

- Trình bày đượcquy trình sản xuấtcủa một số loại

-Năng lực

23

Trang 32

công nghệ thực phẩm, y dược, kỹ thuật di

truyền…(11)

- Lấy được ví dụ

về các sản phẩm công nghiệp đã được tạo thành từenzim(15)

- Phân tích đượcvai trò của các loại enzim được

sử dụng trong cáclĩnh vực(17)

-Năng lựcvận dụng kiến thứcsinh học vào thực tiễn

24

Trang 33

- Có khả năng đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề

- Phát triển được kĩ năng làm thí nghiệm và phân tích kết quả thí nghiệm

Thái độ

- Nâng cao được nhận thức đúng đắn và khoa học về enzim và công nghệenzim

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu

Định hướng các năng lực được hình thành và phát triển

- Trình bày, giải thích và vận dụng được các kiến thức sinh học để giảithích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hằng ngày

có liên quan đến sinh học

Bước 3: Xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập

Bảng 2.3 Bảng ngân hàng câu hỏi, bài tập

1.Khái quát về enzim Câu 1: Em hãy nêu khái niệm Enzim và mô tả cấu

trúc của enzimCâu 2: Trình bày các tính chất của enzimCâu 4: Phân tích cơ chế hoạt động của enzimCâu 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tínhcủa enzim

Câu 6: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so vớinhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim

bị giảm thậm chí còn mất hoàn toàn?

Câu 7: Đề xuất được một số thí nghiệm chứng minhtính chất của enzim

Câu 8: Theo em cơ sở khoa học của việc ứng dụngcông nghệ enzim là gì? Em hãy kể tên một số thànhtựu của công nghệ enzim mà em biết

25

Trang 34

Câu 9: Có phải enzim chỉ được sinh ra từ cơ thểngười hay không? Kể tên được một số nguồn thu enzim thường được sử dụng.

2 Quy trình công nghệ

sản xuất enzim Câu 10: Tại sao trong công nghệ sản xuất enzimngười ta thường sử dụng nguồn enzim từ vi sinh vật?

Câu 11: Trình bày quy trình công nghệ sản xuất enzim Trình bày được quy trình sản xuất của một sốloại enzim cơ bản

Câu 13: Trong công nghệ sản xuất bánh mì người tathường sử dụng một loại phụ gia có tên “bột nở”.Theo em bản chất của bột nở là gì ? Có tác dụng gì ?Nên bổ sung bột nở vào giai đoạn nào của quy trìnhlàm bánh thì chất lượng bánh sẽ tốt nhất?

Câu 14: Một công ty sản xuất sữa chua uống mensống quảng cáo trên tivi về một loại thức uống mới cókhả năng bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa thức ăn nhanh

a Cơ sở khoa học của “ tiêu hóa thức ăn nhanh” ở sảnphẩm trên là gì? Em hãy thiết kế thí nghiệm để kiểmchứng lời tuyên bố của công ty đó

b Thiết kế một porter để quảng cáo về tác dụng củaviệc uống sữa chua hàng ngày với sức khỏe conngừơi

Câu 15: Em hãy trình bày quy trình làm siro quất theo tiêu chí ở bảng sau:

(Trình bày ra giấy khổ A0, hình thức báo cáo: thuyết trình)

26

Trang 35

Quy trình làm siro quất

Nguyên liệu Các bước tiến hành Enzym tham gia

Bí kíp để làm được siro ngon là gì?

Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề: gồm các hoạt độngtrong phần tổ chức dạy học chuyên đề cho học sinh

2.3 Giai đoạn 3: Tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ Enzim ở trường phổ thông

2.3.1 Nguyên tắc tổ chức dạy học theo chuyên đề

Trong quá trình thiết kế bài soạn dạy học chuyên đề, GV cần tuân thủ theo cácnguyên tắc sau:

- Tuân thủ tiến trình 5 hoạt động theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH

- Linh hoạt trong cách thức tổ chức, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạyhọc tích cực

- Tập trung hướng tới hình thành và phát triển năng lực người học

- Hình thức phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức người học và điều kiện

cơ sở vật chất nhà trường

2.3.2 Quy trình tổ chức dạy học chuyên đề

Theo chuẩn chương trình đổi mới giáo dục hiện hành, quá trình tổ chứcdạy học chuyên đề đi theo tiến trình 5 hoạt động dưới đây:

Trang 36

Sơ đồ 2.4 Các bước tổ chức dạy học chuyên đề

HĐKĐ: giai đoạn này HS được khởi động về cả 2 mặt tâm lí và tư duy

HS trong tâm thế sẵn sàng, vui vẻ, tích cực, động não suy nghĩ, nảy sinh nhữngcâu hỏi và mong muốn được tìm hiểu và giải đáp Mục tiêu của HĐKĐ là tạomâu thuẫn nhận thức cho người học về những kiến thức đã biết và chưa biết,kiến thức lí thuyết và thức tế, kiên thức cũ và mới; qua đó hình thành nhu cầugiải quyết vấn đề của người học

HĐHTKT: đây là giai đoạn giải quyết các những mâu thuẫn tạo ra chongười học ở HĐKĐ Thông qua đó hình thành, phát triển năng lực người học vàhình thành kiến thức Nên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cựcnhư: dạy học hợp đồng, dạy học dự án, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sân khấuhóa,

HĐLT: đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện và khắc sâu những kiến thức

và kĩ năng mới hình thành Tính hiệu quả của hoạt động thể hiện ở việc HS mô

tả được kiến thức theo cách riêng của mình, áp dụng được vào các tình huống,các vấn đề trong học tập và thực tiễn

Trang 37

HĐVD: giai đoạn này tổ chức cho HS vận dụng kiến thức/ kĩ năng mớihọc vào vấn đề / tình huống tương tự trong thực tiễn và nên diễn ra ngoài lớphọc

HĐTT - MR: giai đoạn này tương tự với HĐVD, chỉ khác ở điểm các hoạtđộng tổ chức nhằm cho HS vận dụng kiến thức/ kĩ năng mới học vào vấn đề /tình huống mới trong thực tiễn

2.3.3 Ví dụ minh họa tiến trình dạy học chuyên đề Công nghệ Enzim

 Hoạt động khởi động

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” (mỗibàn sẽ cử 1 bạn đại diện sau đó chia đều thành hai nhóm, sau đó 2 nhóm sẽ xếp thành 2 hàng dọc,mỗi nhóm sẽ có một nhiệm vụ riêng, trong thời gian 1 phút, nhóm nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ chiến thắng ) Nhiệm vụ của 2 nhómnhư sau:

+ Nhóm 1:Kể tên những loại thực phẩm được tạo thành từ quá trình ủ chua

+ Nhóm 2: Kể tên những loại nước chấm mà em biết

- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm theo hiệu lệnh của GV

- Báo cáo kết quả và thảo luận: GV sẽ kiểm tra kết quả của 2 đội và công

bố kết quả

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về thái độ tham gia hoạt động chung của lớp GV đặt vấn đề: Để tạo thành tất cả các loại sản phẩm các em vừa kể trên thì đều có sự góp mặt rất lớn của enzim Vậy

enzim là gì? Enzim có vai trò gì trong những quy trình sản xuất, đời sống hàngngày? Chúng ta cũng nhau tìm hiểu chuyên đề: Công nghệ enzim

 Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về enzim (mục tiêu 1,2,3,6,7,8,9,12,16)

1 Tìm hiểu khái niệm, tính chất

Trang 38

Hoạt động của GV - HS Nội dung

của enzim

1.Khái niệm enzim

- Enzim là chất xúc tác sinh học đượctổng hợp trong các tế bào sống Enzimchỉ làm tăng tốc độ của phản ứng màkhông bị biến đổi sau phản ứng

2 Tính chất, Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim

Enzim có bản chất là protein nên

dễ bị biến tính và mất hoạt tính xúc tácnhư axit đặc, kiềm đặc, muối kim loạinặng…

Enzim có cường lực xúc tác rấtlớn: ở điều kiện thích hợp, hầu hết cácphản ứng có xúc tác enzim xảy ra vớitốc độ nhanh gấp 108 – 1011 lần so vớiphản ứng không có chất xúc tác

GV: Vì sao cơ thể người có thể tiêu

hóa được tinh bột mà không tiêu hóa

được xenlulozo?

HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi?

( Vì cơ thể người không có enzim

phân giải xenlulozo)

GV: Bằng sự hiểu biết của mình,

mỗi bạn sẽ kể tên một loại enzim mà

mình biết

GV : nghiên cứu tài liệu + SGK cho

biết khái niệm enzim ? Và enzim có

Trang 39

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Mỗi nhóm sẽ có thời gian trong

vòng 30 phút để tìm hiểu và chuẩn

bị những tính chất, cấu trúc, cơ chế

tác động của enzim ( dựa vào thông

tin tài liệu+ sgk) bằng các hoạt động

sân khấu hóa ( tiêu chí trình bày

đúng, đủ, hài hước, và có tính khoa

học) Sau đó mỗi nhóm sẽ có 7 phút

để trình bày sản phẩm của mình

GV : nhận xét, chốt lại kiến thức

bằng chiếu hình cấu trúc của enzim

và phân tích cơ chế hoạt động của

enzim

2 Những yếu tố ảnh hưởng đến

hoạt tính của enzim

GV: Dựa vào tính chất của enzim

hãy dự đoán những yếu tố có thể

ảnh hưởng đến khả năng xúc tác của

enzim?

HS: trả lời

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tínhcủa enzim:

Nhiệt độ: mỗi enzim có 1 nhiệt độ tối

ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất

Độ pH : mỗi enzim có 1 độ pH thích hợp Ví dụ, enzim pepsin của dạ dày người cần pH = 2

- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: Một

số chất hóa học có thể ức chế sự hoạtđộng của enzim Một số chất khác khiliên kết với enzim lại làm tăng hoạt tínhcủa enzim Chẳng hạn , thuốc trừ sâu

GV: Chiếu hình ảnh hưởng của

nhiệt độ

31

Trang 40

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Dựa vào biểu đồ nhận xét sự ảnh

hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính

của enzim ở người và vi khuẩn suối

nước nóng ?

Tương tự nhận xét sự ảnh hưởng của

độ Ph, nồng độ cơ chất, nồng độ

enzim đến hoạt tính xúc tác của

enzim thông qua các biểu đồ sau

DDT… là những chất ức chế một sốenzim quan trọng của hệ thần kinhngười và động vật

- Nồng độ enzim: với một lượng cơchất xác định, khi nồng độ của enzimcàng cao thì hoạt tính của enzim càngtăng

- Nồng độ cơ chất: với một lượngenzim xác định nếu tăng dần lượng cơchất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạttính của enzim tăng dần, nhưng đếnmột lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng

độ cơ chất cũng không làm tăng hoạttính của enzim Vì tất cả trung tâm hoạtđộng của enzim đã được hoạt động bởi

cơ chất

32

Ngày đăng: 18/11/2019, 11:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w