giao an khoi 3

36 179 0
giao an khoi 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương Ngày soạn:……………. Tuần:………… Ngày dạy:…………… Tiết:………… PHẦN I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH BÀI 1: NHẬN DẠNG MÁY TÍNH I. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh nhận dạng được máy tính và từng bước làm quen dần với máy tính. II. Công tác chuẩn bị: - Giáo án, hình ảnh trực quan. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giảng bài mới. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Các Bộ Phận Chính Của Máy Vi Tính: Phần chính của máy tính là một hộp kín. Bên trong chứa nhiều chi tiết rất tinh vi, điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Nó được coi là bộ óc của máy tính và có tên là bộ xử lý trung tâm (hay ta thường gọi là CPU) Màn hình (monitor) l à thiết bị xuất thông tin. Từ nay, em có một người bạn mới. Đó là chiếc máy vi tính (Micro - Computer). Bạn mới của em có rất nhiều đức tính quí: chăm làm, làm đúng, làm nhanh, tính tình trung thực, lịch sự và thân thiện trong giao tiếp. Máy vi tính sẽ giúp em học nói, học viết, học đọc, học đàn, học nhạc, học vẽ, học làm toán, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc và trao đổi với bạn bè quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lý thú và bổ ích. Màn hình (monitor) có cấu tạo và hình dáng như màn hình ti vi.Các dòng chữ, con số và hình ảnh hiện lên trang màn hình cho thấy kết quả hoạt động của máy tính. Bàn phím (keyboard) gồm nhiều phím. Khi gõ các phím ta gửi tín hiệu vào bộ trung tâm để ra lệnh cho máy tính hoạt động. Con chuột (mouse) cũng là thiết bị nhập thông tin. Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bàn phím (keyboard) l à thiết bị nhập thông tin. Con chuột (mouse) giúp điều khiển máy tính thay cho việc gõ vào bàn phím. Ngoài ra còn có các bộ phận khác của máy tính như: ổ đĩa CD, ổ cứng, đĩa mềm, loa, máy in, … 4. Củng cố: Em nào có thể nhắc lại cho thầy thành phần chính của máy tính bao gồm các thiết bị nào? 5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài, bắt đầu từ tiết sau chúng ta sẽ làm quen dần và học cách sử dụng máy tính. Đóng góp ý kiến: Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương Ngày soạn:……………. Tuần:………… Ngày dạy:…………… Tiết:………… BÀI 2: LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH I. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh biết thao tác mở máy, tắt máy và ngồi đúng tư thế trước máy tính. II. Công tác chuẩn bị: - Giáo án, phòng máy, hình ảnh trực quan. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các bộ phận của máy tính? 3. Giảng bài mới. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Mở máy: Bật công tắc trên thùng máy (CPU) và của màn hình., đợi một lát máy sẽ khởi động. 2. Tư thế ngồi: Em luôn phải ngồi thẳng, tư thế thoải mái. Máy đặt trên bàn sao cho khi nhìn màn hình không phải ngẩng cổ, ngước mắt. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa. Chuột đặt bên tay thuận. Trong khi làm việc, không nhìn quá lâu vào màn hình. Hôm nay chúng ta sẽ học cách mở máy, tắt máy, và chúng ta sẽ học cách ngồi làm sao cho đúng tư thế. Trước hết chúng ta sẽ học cánh mở máy: Để an toàn cho máy, em bật công tắc nguồn của bộ trung tâm trước, bật màn hình sau. Sau khi khởi động, máy tính sẽ làm việc trong môi trường WINDOWS, màn hình chính có thể xuất hiện dưới dạng sau: Trên màn hình có nhiều biểu tượng (icon), mỗi một biểu tượng ứng với một công việc. Em có thể chọn việc, chọn bài học, chọn trò chơi bằng cách di chuyển và bấm chuột. Để tránh những tác hại do máy tính gây ra: chứng cận thị, còm lưng, … thì chúng ta cần phải có một tư thế làm việc trước máy tính sao cho hợp lý. Khi thôi không làm việc nữa, em phải ra lệnh để lần Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 3. Tắt máy: Thoát tất cả các chương trình đã mở. Nhấn vào nút Start - Chọn Turn Off Computer – nhấn vào Turn Off THỰC HÀNH lượt đóng các chương trình đã mở, trở về màn hình ban đầu lúc khởi động máy. Sau đó, thực biện các bước sau để tắt máy: Tạm dừng Tă ́ t ma ́ y Khơ ̉ i động lại Hu ̉ y bo ̉ Giáo viên thực hiện lần lượt các thao tác mở máy, tắt máy, sửa tư thế ngồi cho học sinh xem, sau đó yêu cầu HS thực hiện lại. Chỉnh sửa tư thế ngồi của các em, theo dõi và hướng dẫn các em thao tác mở máy, tắt máy. 4. Củng cố: - Để mở máy thao tác trước hết là làm gì? - Để tắt máy đầu tiên chúng ta phải làm gì? Sau đó? - Thế nào là ngồi đúng tư thế trước máy tính? Tại sao phải ngồi tư thế? 5. Dặn dò: Về nhà nhớ cố gắng xem bài lại để nhớ các thao tác mà các em vừa học, em nào có máy thì thực hành lại các thao tác trên để thành thạo hơn. Đóng góp ý kiến: Ngày soạn:……………. Tuần:………… Ngày dạy:…………… Tiết:………… Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương BÀI 3: TẬP SỬ DỤNG CHUỘT I. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh biết sử dụng chuột và thao tác nhanh, chính xác với chuột. II. Công tác chuẩn bị: - Giáo án, phòng máy, hình ảnh trực quan. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại thao tác mở máy, tắt máy, tư thế ngồi? 3. Giảng bài mới. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Cách cầm chuột: - Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột. - Ngón cái và các ngón còn lại dùng để cầm giữ hai bên chuột và để di chuyển chuột trên mặt phẳng. 2. Các thao tác dùng chuột: • Nhấp chuột: nhấp nút trái chuột 1 lần. • Nhấp đúp: nhấp chuột hai lần liên tiếp. • Rê chuột: Giữ nút trái chuột và di chuyển. Trong bài 1 chúng ta đã nhận biết được một bộ phận của máy tính đó là con chuột máy tính (Mouse). Con chuột máy tính giúp cho em điều khiển máy tính, thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và chính xác. Để sử dụng được chuột em hãy quan sát kỹ cấu tạo của nó. Mặt dưới của chuột có một viên bi tròn bằng cao su, đó là chân của chuột. Em sẽ làm cho chuột đi lại bằng cách di chuyển nó trên mặt phẳng của bàn di chuột. Mặt trên của chuột thường có hai nút: nút trái và nút phải. Em sẽ được học sử dụng hai nút theo sự hướng dẫn của thầy để ra lệnh cho máy tính. Trên màn hình em nhìn thấy hình mũi tên. Mỗi khi em di chuyển con chuột trên mặt phẳng, mũi tên đó cũng di chuyển theo. Muốn làm theo ý mình, em cần phải làm quen với các thao tác sau: Nhấp chuột: Đặt con trỏ chuột vào hình cần Nhấp, ấn ngón trỏ vào nút trái chuột và nhấc ngón tay về trạng thái ban đầu. Rê chuột: Đặt trỏ chuột vào hình cần di chuyển, ấn chặt nút trái của chuột, di chuyển chuột trên mặt phẳng. Khi hình đến vị trí vừa ý thì thả ngón tay ấn nút chuột. Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH 1. Quan sát chuột máy tính và phân biệt các nút trái, phải và nút cuộn. 2. Đặt tay lên chuột cho đúng vị trí và thực hiện các thao tác “nhấp chuột”, “nhấp đúp” và “rê chuột” Chơi trò chơi Chú ý:: Khi gặp yêu cầu "nhấp chuột" hoặc "nhấp đúp chuột" hoặc "rê chuột" em sẽ sử dụng nút trái của chuột để nhấp, nhấp đúp hoặc rê chuột. Khi cần dùng nút phải, sách sẽ viết rõ "nhấp phải chuột " Hướng dẫn các em cách đặt tay cầm chuột. Thực hiện thao tác nhấp chuột, rê chuột. 4. Củng cố: - Em nào có thể nhắc lại thao tác cầm chuột? - Nhấp chuột là làm thế nào? - Rê chuột là sao? 5. Dặn dò: Về nhà nhớ cố gắng xem bài lại để nhớ các thao tác, thực hành thao tác cầm chuột, nhấp chọn một số biểu tượng trên desktop hoặc chơi một số trò chơi sử dụng chuột cho thành thạo hơn. Đóng góp ý kiến: Ngày soạn:……………. Tuần:………… Ngày dạy:…………… Tiết:………… BÀI 4: LÀM QUEN VỚI BÀN PHÍM I. Mục đích yêu cầu: Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương - Giúp học sinh ban đầu nhận dạng và làm quen với sơ đồ bàn phím. II. Công tác chuẩn bị: - Giáo án, hình ảnh trực quan. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Thông thường chuột có cấu tạo như thế nào? Thế nào gọi là thao tác rê chuột? 3. Giảng bài mới. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Sơ đồ bàn phím: - Hàng cơ sở : [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;]. Trong đó có hai phím có gai [F], [J]. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím. Hàng trên: Ở phía trên hàng cơ sở. [Q] [W] [E] [R] [T] [Y] [U] [I] [O] [P]. Hàng dưới: Ở dưới hàng cơ sở. [Z] [X] [C] [V] [B] [N] [M] [,] [.] [/]. Hàng số: Hàng phím trên cùng. [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [0]. 2. Cách đặt tay trên bàn phím: Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau: Giáo viên giới thiệu sơ lược về bàn phím Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra còn có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này. Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: Hàng phím cơ sở: Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím: Hàng trên ở phía trên hàng cơ sở gồm các phím: Cho HS nhìn bàn phím xác định rồi đọc GV ghi. Hàng dưới: ở phía dưới hàng cơ sở gồm các phím: Cho HS nhìn bàn phím xác định rồi đọc GV ghi. Hàng số: là hàng trên cùng gồm các phím: Cho HS nhìn bàn phím xác định rồi đọc GV ghi. Để gõ nhanh các phím bằng 10 ngón tay, em cần biết cách đặt tay cho đúng vị trí. Tại hàng cơ sở, em hãy đặt ngón trỏ của tay trái vào phím có gai [F], các ngón còn Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Đặt hai ngón trỏ của hai bàn tay lên hai phím có gai [F] và[J], các ngón còn lại chia đều cho các phím còn lại của hàng cơ sở. 3.Qui tắc gõ phím: Mỗi ngón tay chỉ được phép gõ các phím theo quy định, ngón cái chỉ dùng để gõ phím cách (Space bar) là phím dài nhất. THỰC HÀNH: 1. Quan sát và xác định các khu vực phân bố các phím và các hàng phím 2. Tìm hai phím gai trên bàn phím 3. Ngồi đúng tư thế và đặt đúng các ngón tay lên các phím. 4. Chơi trò chơi. lại lần lượt đặt vào các phím [D] [S] [A]. Để ngón trỏ của tay phải vào phím có gai [J], các ngón còn lại lần lượt đặt vào các phím [K] [L] [;]. - Phần bên trái thuộc phạm vi hoạt động của những ngón tay trái. - Phần bên phải thuộc phạm vi hoạt động của những ngón tay phải. - Mỗi ngón chỉ được phép gõ một số phím, riêng 2 ngón cái để tự nhiên, chỉ dùng để gõ phím cách (Space bar) là phím dài nhất có màu trắng. - Gõ thong thả, đều đặn. Sau khi gõ xong mỗi phím, em đưa ngón tay về vị trí những phím khởi hành. Yêu cầu học sinh xác định được 2 phím có gai trên bàn phím. Học sinh thử đặt hai tay lên hàng cơ sở theo đúng cách. 4. Củng cố: - Sơ đồ bàn phím khu vực chính gồm có mấy hàng? kể tên các hàng đó. - Hai phím có gai nằm ở hàng nào? - Ngón cái dùng để gõ phím nào? 5. Dặn dò: Về nhà nhớ xem kỹ cách đặt tay trên bàn phím, bài hôm sau chúng ta sẽ luyện gõ các phím trên hàng cơ sở. Đóng góp ý kiến: Ngày soạn:……………. Tuần:………… Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương Ngày dạy:…………… Tiết:………… PHẦN II: TẬP GÕ VỚI BÀN PHÍM Bài 1: LUYỆN GÕ CÁC PHÍM TRÊN HÀNG CƠ SỞ I. Mục đích yêu cầu: - Nhằm định hướng bước đầu cho học sinh gõ đúng ngón các phím trên bàn phím. II. Công tác chuẩn bị: - Giáo án, hình ảnh trực quan. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Khu vực chính của bàn phím gồm có mấy hàng? Kể tên? 3. Giảng bài mới. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Cách đặt tay: Các ngón tay đặt trên các phím khởi hành trên hàng cơ sở. A S D F G H J K L ; Tay Trái: Tay Phải: - Ngón trỏ: F, G - Ngón trỏ: J, H - Ngón giữa: D - Ngón giữa: K - Ngón áp út: S - Ngón áp út: L - Ngón út: A - Ngón út: ; 2. Quy tắc gõ: Mỗi ngón tay chỉ được phép gõ các phím theo quy định. Ngón trỏ khi gõ xong phải đưa về vị trí ban đầu. THỰC HÀNH Khởi động chương trình soạn thảo văn - Để gõ cho nhanh và chính xác thì chúng ta bước đầu phải tập gõ cho đúng theo nguyên tắc. Chúng ta dần dần tập gõ cho đủ 10 ngón tay. Hôm nay chúng ta sẽ luyện gõ các phím trên hàng cơ sở. - Hai phím có đánh dấu trên hàng cơ sở là hai phím làm mốc cho chúng ta đặt hai ngón tay trỏ lên các ngón còn lại chia đều cho các phím trên hàng cơ sở. - Trên hàng cơ sở mỗi ngón tay chỉ được phép gõ một phím riêng ngón trỏ được gõ hai phím. - Hướng dẫn học sinh khởi động. Trường tiểu học Nguyễn Du. Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP bản bằng cách nhấp vào Start -> Programs -> Micirosoft Word tập gõ các nội dung sau đây: BAI 1 a s d f g ; l k j h g f d s a h j k l ; as df gh jk l; ;l kj hg fd sa gh fj dk sl a; ;a ls kd jf hg 1. Luyện gõ với chương trình Mario lesson: Home Row Only 2. Chơi trò chơi. - Xem thao tác gõ của học sinh. - Nhắc học sinh nhớ sau khi gõ xong các phím trên hàng trên phải di chuyển ngón tay về hàng cơ sở. 4. Củng cố: - Bạn nào có thể nhắc lại quy tắc đặt tay trên hàng cơ sở? 5. Dặn dò: Về nhà nhớ xem kỹ cách đặt tay trên hàng cơ sở. Đó là cơ sở ban đầu của việc gõ đúng ngón trên bàn phím. Đóng góp ý kiến: Ngày soạn:……………. Tuần:………… Ngày dạy:…………… Tiết:………… Trường tiểu học Nguyễn Du. [...]... học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1 2 3 4 5 6 7 9 0 0 9 8 7 6 5 4 3 2 1 4 5 - Xem thao tác gõ của học sinh mot tuan co 7 ngay mot thang co 28 ngay hoac 29 ngay hoac 30 ngay hoac 31 ngay mot nam co 12 thang, mot nam co 36 5 ngay Toi cau chuc cho ban co 1 nam hanh phuc, 12 thang thanh cong, 52 tuan vui ve, 36 5 ngay may man, 8.760 gio khoe manh, 525.600 phut tot dep, 31 . 536 .000 giay... song, con oi Phai yeu dong chi, yeu nguoi anh em Mot ngoi sao chang sang dem Mot than lua chin, chang nen mua vang Mot nguoi – dau phai nhan gian ? Song chang, mot dom lua tan ma thoi ! Nui cao boi co dat boi Ngày soạn:…………… Tuần:………… Trường tiểu học Nguyễn Du Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương Ngày dạy:…………… Tiết:………… PHẦN 3: LÀM QUEN VỚI MƠI TRƯỜNG ĐỒ HỌA B ÀI 1: TƠ MÀU VÀ PHA MÀU I Mục... Gia Dinh Chau Ngoai Nay Van Binh Thuong Nam Nay, Chau Hoc Lop 3 Tu Dau Nam Hoc Den Gio, Chau Duoc Tam Diem 10 Roi Day, Ba A! Ngay Nghi, Chau Thuong Duoc Bo Me Cho Di Choi Chau Van Nho Nam Ngoai Duoc Ve Que, Tha Dieu Cung Anh Tuan Tren De Va Dem Dem Ngoi Nghe Ba Ke Chuyen Co Tich Duoi Anh Trang Chau Hua Voi Ba Se Hoc That Gioi, Luon Cham Ngoan De Ba Vui Chau Kinh Chuc Ba Luon Manh Khoe, Song Lau Chau... Tạo hình cắt quanh mảnh I 2 Di chuyển hình cắt tới vị trí I theo mẫu 3 Lặp lại hai bước trên cho các hình cắt II, III, IV (xem hình 3. 4) Hình 3. 4 3 Dặn dò: Tạo mẫu cắt là thao tác thường sữ dụng nhất các em cần thực hiện tạo mẫu cắt nhiều lần để thuần thục Ngày soạn:…………… Ngày dạy:…………… Tuần:………… Tiết:………… BÀI 3: SAO CHÉP HÌNH VÀ XỐ HÌNH Trường tiểu học Nguyễn Du Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên :... tiểu học Nguyễn Du Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương Gv hướng dẫn đường dẫn mở vào mẫu 3a trong máy Hs chọn tuỳ ý 2 dạng mẫu cắt và thực hiện thao tác di chuyển, cắt ghép hình Gv quan sát và hướng dẫn.Luyện tập Di chuyển ơng mặt trời tới vị trí mới 1 Tạo hình cắt chữ nhật quanh ơng mặt trời 2 Rê ơng mặt trời tới vị trí mới theo mẫu (xem hình 3. 3) và kích chuột bên ngồi hình cắt Ghép... Học sinh mở máy khởi động Paint Giáo viên hướng dẫn mở Mau 3b Hs thực hành, giáo viên quan sát hướng dẫn những em còn chậm Sao một quả táo thành hai quả Các bước: Trường tiểu học Nguyễn Du Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương 1 Tạo hình cắt chữ nhật quanh quả táo mẫu 2 Giữ Ctrl, rê hình cắt sang bên cạnh thành quả táo thứ hai 3 Kích chuột ngồi hình cắt, kết quả được 2 quả táo (xem hình... hoặc nằm ngang ta phải vẽ thế nào? - Để vẽ hình tròn ta phải làm sao? 3 Giáo viên vẽ mẫu lên bảng, học sinh xem rồi vẽ vào máy 4 Giáo viên xem và hướng dẫn thêm cho các em 5 Dặn dò: - Tiết sau tiếp tục ơn tập Bằng kiến thức đã được học các em vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý mình Trường tiểu học Nguyễn Du Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Thời gian: 30 phút I/THỰC... HIỆU I Mục đích u cầu: Trường tiểu học Nguyễn Du Giáo án Tin học khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương - Giúp học sinh biết cách gõ các ký hiệu và gõ đúng cách II Cơng tác chuẩn bị: - Giáo án, hình ảnh trực quan III Tiến trình lên lớp: 1 Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ: - Khi soan thảo văn bản chúng ta sẽ đặt tay thế nào trên bàn phím? 3 Giảng bài mới NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1 Cách đặt tay: Các ngón tay đặt... phím theo quy định Khi gõ xong phải đưa ngón tay về vị trí ban đầu của hàng cơ sở 1 2 3 4 Tay Trái: - Ngón trỏ: 4, 5 - Ngón giữa: 3 - Ngón áp út: 2 - Ngón út: 1 5 6 7 8 9 0 - Tương tự như ở hàng trên và hàng dưới thì ở hàng số mỗi ngón tay cũng được phép gõ 1 phím, ngón trỏ 2 phím Gõ xong các phím ở hàng số thì phải di chuyển ngón tay vể vị trí ban đầu của hàng cơ sở Tay Phải: - Ngón trỏ: 6, 7 - Ngón giữa:... khối 3 Giáo viên : Lê Thái Dương - Hai ngón cái dùng để gõ phím khoảng trắng ( Spacebar) Phím Shift dùng để gõ các chữ in hoa và các ký hiệu Dùng ngón út để gõ phím Shift BÀI TẬP Khởi động chương trình soạn thảo văn bản gõ nội dung sau: Bai 3: TIENG RU Con ong lam mat, yeu hoa Con ca boi, yeu nuoc ; con chim ca, yeu troi Con nguoi muon song, con oi Phai yeu dong chi, yeu nguoi anh em Mot ngoi sao chang . cau chuc cho ban co 1 nam hanh phuc, 12 thang thanh cong, 52 tuan vui ve, 36 5 ngay may man, 8.760 gio khoe manh, 525.600 phut tot dep, 31 . 536 .000 giay … . 2 3 4 5 6 7 9 0 0 9 8 7 6 5 4 3 2 1 4 5 mot tuan co 7 ngay mot thang co 28 ngay hoac 29 ngay hoac 30 ngay hoac 31 ngay mot nam co 12 thang, mot nam co 36 5

Ngày đăng: 14/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan