Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay Lê Cảm

9 95 2
Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay   Lê Cảm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lê Cảm TSKH, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà nội I. Đặt vấn đề I.1. Trong giai đoạn hiện nay việc suy ngẫm và lý giải, luận chứng và xác định những phương hướng nghiên cứu cơ bản (PHNCCB) của khoa học pháp lý (KHPL) Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) nói chung và công cuộc cải cách tư pháp (CCTP) nói riêng ở nước ta, có ý nghĩa chính trịxã hội, cũng như ý nghĩa lý luậnthực tiễn to lớn và quan trọng trên các bình diện dưới đây. I.1.1. Một là, thực tiễn quốc tế hiện đại trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XXnhững năm đầu thế kỷ XXI của các NNPQ tại một số nước văn minh và phát triển cao trên thế giới đã minh chứng một cách có căn cứ và xác đáng, khách quan và đảm bảo sức thuyết phục rằng: nếu như trong việc tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước mà nhánh quyền lực thứ ba (tư pháp) không được tổ chức một cách độc lập và khoa học để thực hiện tốt hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán) và sự kiểm tra của nó đối với hai nhánh quyền lực còn lại (quyền lập pháp và quyền hành pháp) nhằm bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của con người và của công dân, cũng như sự vận hành có hiệu quả của cơ chế kìm hãm và đối trọng với nhau của ba nhánh quyền lực nhằm góp phần biến các nguyên tắc được thừa nhận chung của NNPQ vào đời sống hiện thực, thì công cuộc cải CCTP nói riêng và sự nghiệp xây dựng NNPQ nói chung ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ không bao giờ thành công. I.1.2. Hai là, công cuộc CCTP ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra trước KHPL nước ta những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là: trên cơ sở các nguyên tắc được thừa nhận chung của NNPQ, từ thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói riêng (trong đó có thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp) phải phân tích và lý giải, nghiên cứu các luận chứng để xây dựng cho được những tiền đề lý luận khả thi nhằm đáp ứng kịp thời các quan hệ xã hội đang và sẽ hình thành, đồng thời phải phù hợp với những điều kiện cụ thể (về kinh tếxã hội, chính trị, văn hóapháp lý, lịch sửtruyền thống, v.v...) của đất nước. I.1.3. Ba là, chính vì vậy, trong giai đoạn xây dựng một NNPQ đúng với nghĩa của nó và CCTP hiện nay ở Việt Nam các nhà khoa họcluật gia trong từng chuyên ngành KHPL phải nghiên cứu để giải quyết một loạt những vấn đề lý luận về CCTP. Nói một cách khác, chúng ta phải suy ngẫm và nghiên cứu để xác định cho được những PHNCCB của KHPL Việt Nam trong công cuộc CCTP ở nước ta hiện nay. I.2. Như vậy, tất cả các bình diện được phân tích trên đây không chỉ cho phép khẳng định sự cần thiết cấp bách của việc xác định những PHNCCB của KHPL Việt Nam trong công cuộc CCTP ở nước ta hiện nay, mà còn là lý do giải thích cho tên gọi bài báo này của chúng tôi. II. Nội dung vấn đề Theo quan điểm của chúng tôi, xuất phát từ việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nền tư pháp Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 81945 đến nay, từ sự phân tích các quan hệ xã hội đang hình thành và phát triển, cũng như thực tiễn pháp lý của đất nước, trên cơ sở các nguyên tắc được thừa nhận chung của NNPQ, chúng tôi cho rằng: có thể xác định một số PHNCCB dưới đây của KHPL Việt Nam trong công cuộc CCTP ở nước ta hiện nay. II.1. Trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành, phát triển và thực trạng của hệ thống tư pháp (nói chung) của Việt Nam hiện nay, đưa ra sự đánh giá tổng quát một cách khách quan, chính xác và có căn cứ về hệ thống (nền) tư pháp của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 81945 đến nay, đồng thời tổng kết những thành tựu đã đạt được, chỉ ra các mặt tồn tại và các nguyên nhân của các mặt tồn tại đó để từ đó có được nhận thức đúng đắn và những bài học kinh nghiệm cho công cuộc CCTP hiện nay; xác định cho được nội dung, những phương hướng và các giải pháp cơ bản của việc đổi mới hệ thống Tòa án, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) và hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp (BTrTP) trong giai đoạn xây dựng NNPQ. Nhằm triển khai PHNCCB này, KHPL Việt Nam cần tập trung nghiên cứu để giải quyết tốt những vấn đề lý luận sau: II.1.1. Những vấn đề lý luận về hệ thống tư pháp (trên bình diện rộng) của Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển và thực trạng của hệ thống tư pháp (HTTP) nói chung của nước ta hiện nay; 2) Những thành tựu đã đạt được, các mặt tồn tại và các nguyên nhân của các mặt tồn tại của HTTP (nói chung); 3) Những bài học kinh nghiệm cho công cuộc CCTP hiện nay; 4) Nội dung, những phương hướng và các giải pháp cơ bản của việc đổi mới HTTP (nói chung) trong giai đoạn xây dựng NNPQ. II.1.2. Những vấn đề lý luận về HTTP (trên bình diện hẹp)hệ thống Tòa án nhân dân (TAND) của Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển và thực trạng của hệ thống Tòa án nước ta hiện nay; 2) Những thành tựu đã đạt được, các mặt tồn tại và các nguyên nhân của các mặt tồn tại của hệ thống Tòa án; 3) Những bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới hệ thống Tòa án hiện nay; 4) Nội dung, những phương hướng và các giải pháp cơ bản của việc đổi mới hệ thống Tòa án trong giai đoạn xây dựng NNPQ. II.1.3. Những vấn đề lý luận về hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) của Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển và thực trạng của hệ thống các cơ quan BVPL nước ta hiện nay; 2) Những thành tựu đã đạt được, các mặt tồn tại và các nguyên nhân của các mặt tồn tại của hệ thống các cơ quan BVPL nước ta; 3) Những bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới hệ thống các cơ quan BVPL hiện nay; 4) Nội dung, những phương hướng và các giải pháp cơ bản của việc đổi mới trong giai đoạn xây dựng NNPQ. Khi triển khai việc nghiên cứu theo những vấn đề này, KHPL Việt Nam cần phải lần lượt đi sâu vào nghiên cứu hệ thống của từng loại cơ quan BVPL như: a) Các cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND); b) Các cơ quan Công an; c) Các cơ quan Thi hành án; d) Cơ quan Bộ Tư pháp; đ) Cơ quan Kiểm lâm; e) Cơ quan thuế vụ; f) Cơ quan Kiểm toán; v.v... II.1.4. Những vấn đề lý luận về hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp của Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển và thực trạng của hệ thống các cơ quan BTrTP hiện nay; 2) Những thành tựu đã đạt được, các mặt tồn tại và các nguyên nhân của các mặt tồn tại của hệ thống các cơ quan BTrTP; 3) Những bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới hệ thống các cơ quan BTrTP hiện nay; 4) Nội dung, những phương hướng và các giải pháp cơ bản của việc đổi mới hệ thống các cơ quan BTrTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ. Khi triển khai việc nghiên cứu theo những vấn đề lý luận này, KHPL Việt Nam cần phải lần lượt đi sâu vào nghiên cứu từng loại cơ quan, tổ chức BTrTP như: a) Tổ chức Luật sư; b) Các cơ quan Công chứng, Hộ tịch và Giám định tư pháp. II.2. Xác định rõ các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật và các tiêu chí đánh giá pháp luật trong lĩnh vực tư pháp để trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng cơ bản đối với việc hoàn thiện và đổi mới các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp. Nhằm triển khai PHNCCB này, KHPL Việt Nam cần tập trung nghiên cứu để giải quyết tốt những vấn đề lý luận sau: II.2.1. Những vấn đề lý luận về các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật trong lĩnh vực tư phápyếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa, yếu tố lịch sử, yếu tố truyền thống, yếu tố đạo đức. II.2.2. Những vấn đề lý luận về các tiêu chí đánh giá pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, tức là các quy định của các ngành pháp luật về 1) tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp (bao gồm cả các quy định đề cập đến đội ngũ cán bộ), 2) hành chính, 3) hình sự (PLHS), 4) tố tụng hình sự (TTHS), 5) thi hành án hình sự (THAHS), 6) dân sự và 7) tố tụng dân sự khi ban hành phải đảm bảo đầy đủ được các tiêu chí như: a) Sự chặt chẽ về mặt kỹ thuật lập pháp; b) Tính khả thi về mặt thực tiễn sự đáp ứng được các quan hệ xã hội đang tồn tại; c) Tính nhất quán về mặt lôgic pháp lý; d) Tính pháp quyền; đ) Tính phù hợp với đạo đức và; đ) Tính nhân đạo. II.2.3. Những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp mà với các luận chứng một cách khách quan và xác đáng, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục tương ứng với từng ngành luật để từ đó đưa ra mô hình lý luận (MHLL) của các kiến giải về mặt khoa học (hoặc về mặt lập pháp) đối với việc hoàn thiện các quy định của bảy ngành luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp đã nêu. II.3. Làm sáng tỏ về mặt lý luận nội dung của các khái niệm và các phạm trù cơ bản liên quan đến quyền tư pháp trong NNPQ; khẳng định rõ vai trò của nó trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và tư do của con người với tính chất là những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung trong NNPQ và của nền văn minh nhân loại; từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu phát triển của hệ thống tư pháp Việt Nam trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xác định những mục tiêu, phương hướng chủ yếu, nội dung và giải pháp cải cách tư pháp ngắn hạn (5 năm), trung hạn (10 năm) và dài hạn (20 năm) sắp tới. Vì vậy Việt Nam cần tập trung nghiên cứu để giải quyết tốt những vấn đề lí luận sau: II.3.1. Những vấn đề lý luận về quyền tư pháp trong lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước trước khi có sự xuất hiện của NNPQ trên thế giới. II.3.2. Những vấn đề lý luận về quyền tư pháp trong NNPQ như: 1) Khái niệm và những dấu hiệu cơ bản của quyền tư pháp trong NNPQ; 2) Những đặc điểm cơ bản của việc tổ chức và các chức năng của quyền tư pháp trong NNPQ; 3) Các dạng hoạt động tư pháp trong NNPQ; 4) Hệ thống các cơ quan tư pháp trong NNPQ (bao gồm những vấn đề như: khái niệm cơ quan tư pháp theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng, phân loại hệ thống các cơ quan tư pháp, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan BVPL, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan BTrPL); 5) Vị trí của quyền tư pháp trong quan hệ với nhánh quyền lập pháp và nhánh quyền hành pháp; 6) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống tư pháp trong NNPQ; 7) Chế định kiểm tra Hiến pháp trong NNPQ; 8) Vị trí các cơ quan tư pháp (Tòa án) trong mối quan hệ với các cơ quan BVPL và các cơ quan BTrTP trong NNPQ; 9) Những vấn đề nghiên cứu so sánh về hệ thống các cơ quan tư pháp của một số nước văn minh và phát triển cao trên thế giới; v.v... II.3.3. Những vấn đề lý luận về vai trò của quyền tư pháp trong NNPQ (như: bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và tự do của con người tránh khỏi sự tùy tiện của các quan chức trong bộ máy công quyền). II.3.4. Những vấn đề lý luận đề cập đến dự báo về nhu cầu phát triển của HTTP Việt Nam trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; những mục tiêu, phương hướng chủ yếu, nội dung và giải pháp CCTP ngắn hạn (5 năm), trung hạn (10 năm) và dài hạn (20 năm) sắp tới. II.4. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống tư pháp hình sự, một lĩnh vực liên quan hàng đầu đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, các quyền và tự do của con người. Để triển khai PHNCCB này, KHPL Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, nhằm giải quyết tốt những vấn đề lý luận sau: II.4.1. Chức năng và vai trò của các khoa học về tư pháp hình sự (TPHS) trong cải cách tư pháp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay; chỉ rõ chức năng và vai trò của từng chuyên ngành khoa học (như: khoa học luật Hình sự, khoa học luật TTHS, khoa học luật THAHS, tội phạm học và điều tra tội phạm) để trên cơ sở đó có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ và thống nhất giữa các chuyên ngành khoa học này với nhau. II.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hệ thống TPHS theo định hướng cải cách tư pháp; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống TPHS theo định hướng cải cách tư pháp (ngoài ra, theo hướng này có thể có nhiều vấn đề đi sâu vào nghiên cứu nội dung cơ bản và ý nghĩa của từng nguyên tắc như: pháp chế, dân chủ, v.v...). II.4.3. Vai trò của các cơ quan TPHS (tiến hành TTHS) trong CCTP; chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành TTHS theo định hướng CCTP; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS theo định hướng CCTP (ngoài ra, theo hướng này có thể có nhiều vấn đề đi sâu vào nghiên cứu nội dung cơ bản và ý nghĩa của từng nguyên tắc như: pháp chế, dân chủ, tranh tụng, v.v...). II.4.4. Đổi mới các cơ quan tiến hành TTHS theo định hướng CCTP; đổi mới hệ thống các cơ quan điều tra theo định hướng CCTP; đổi mới các cơ quan THAHS theo định hướng CCTP. II.5. Và cuối cùng, xuất phát từ việc nghiên cứu để làm sáng tỏ mặt khoa học những vấn đề đã được xác định tương ứng với bốn PHNCCB nêu trên đây, PHCB thứ năm là phải xây dựng cho được MHLL tổng thể về hệ thống tư pháp Việt Nam trong giái đoạn xây dựng NNPQ, mà cụ thể là: II.5.1. MHLL đó cần phải được xây dựng theo hướng gồm ba hệ thống có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ và tương hỗ nhau: 1) Hệ thống Tòa án; 2) Hệ thống các cơ quan BVPL và; 3) Hệ thống các cơ quan BTrTP. II.5.2. Để có các căn cứ pháp lý hoàn thiện hệ thống thứ nhất Tòa án, trước hết cần phải soạn thảo và ban hành hai văn bản pháp luật quan trọng sau: 1) Luật “Về Tòa án Hiến pháp của Việt Nam”(1) mà trong đó cần ghi nhận đầy đủ những vấn đề về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán chuyên trách hoạt động tố tụng tư pháp về Hiến pháp để bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả chế định kiểm tra Hiến pháp của nhánh quyền tư pháp ở nước ta. Trong Luật này cần điều chỉnh ba nhóm vấn đề cơ bản như sau: • Nhóm những vấn đề liên quan đến việc tổ chức của Tòa án Hiến pháp (TAHP) bao gồm: a) Vị trí pháp lý của TAHP trong hệ thống các cơ quan của bộ máy quyền lực nhà nước, thẩm quyền và những nguyên tắc cơ bản hoạt động của TAHP; b) Quy chế pháp lý của các Thẩm pháp TAHP; c) Cơ cấu về tổ chức hoạt động của TAHP; d) Quan hệ phối hợp và chế ước của TAHP với các cơ quan khác trong bộ máy quyền lực nhà nước ở TW thuộc ba nhánh quyền lực (như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và TANDTC). • Nhóm những vấn đề liên quan đến hoạt động của TAHP bao gồm: a) Những nguyên tắc của việc kiểm tra Hiến pháp; b) Những căn cứ để kiểm tra Hiến pháp; c) Thủ tục và trình tự kiểm tra Hiến pháp; d) Những nguyên tắc của việc kiểm tra các văn bản luật và dưới luật; đ) Những căn cứ để kiểm tra các văn bản luật và dưới luật; e) Thủ tục và trình tự kiểm tra các văn bản luật và dưới luật; d) Các quyết định của TAHP và hậu quả pháp lý của chúng. • Nhóm những vấn đề liên quan đến các đặc điểm hoạt động tố tụng của TAHP bao gồm: a) Vấn đề đưa ra các giải thích thống nhất của TAHP các quy định của Hiến pháp và tính bắt buộc của chúng trên lãnh thổ toàn quốc; b) Xem xét sự phù hợp với Hiến pháp của các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam ký kết (nhưng chưa có hiệu lực); c) Xem xét các tranh chấp về thẩm quyền của cơ quan khác trong bộ máy quyền lực nhà nước ở TW thuộc ba nhánh quyền lực (như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và TANDTC); d) Xem xét các vụ việc khiếu nại về sự xâm phạm các quyền và tự do hiến định của công dân; đ) Xem xét sự phù hợp với Hiến pháp của các văn bản luật theo các đề nghị của các Tòa án chung; e) Xem xét và kết luận về việc tuân thủ đúng (hay không) thủ tục và trình tự do luật định của các quyết định liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự, cáo trạng hoặc bản án đối với những người có chức vụ cao nhất trong bộ máy quyền lực nhà nước (ví dụ: Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án TANDTC). 2) Luật “Về hệ thống Tòa án chung của Việt Nam” mà trong đó cần điều chỉnh đầy đủ những vấn đề về: a) Tổ chức và hoạt động của tất cả các TAND và TAQS trên lãnh thổ cả nước; b) Địa vị pháp lý của thẩm phán và hội thẩm nhân dân; c) Sự kiểm tra của Tòa án đối với việc vi phạm các quyền và tự do của con người và của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhánh quyền hành pháp và; d) Tổ chức thêm Tòa án vị thành niên để xét xử tất cả các vụ án có liên quan đến những người chưa thành niên. Tránh tình trạng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ như hiện nay là: hệ thống TAND thì được điều chỉnh bằng Luật, nhưng hệ thống TAQS, cũng như địa vị pháp lý của thẩm phán và hội thẩm (nhân dân và QS) lại bằng các Pháp lệnh. II.5.3. Để có các căn cứ pháp lý hoàn thiện hệ thống thứ hai các cơ quan BVPL, trước hết cần phải soạn thảo, ban hành ba văn bản quan trọng sau: 1) Luật “Về Ủy ban điều tra của Chính phủ” (hệ thống cơ quan này cần được tách ra khỏi Bộ Công an và sát nhập với Cục điều tra của VKSNDTC hiện nay) tương ứng với việc thực hiện chức năng cơ bản, quan trọng và riêng biệt liên quan đến hoạt động tư pháp hình sự điều tra, đồng thời xếp cơ quan TW (Ủy ban điều tra TW) của hệ thống cơ quan BVPL này tương đương như một Bộ trong Chính phủ. 2) Luật “Về Viện Công tố ở Việt Nam” tương ứng với việc thực hiện chức năng cơ bản, quan trọng và riêng biệt liên quan đến hoạt động tư pháp hình sự truy tố, đồng thời xếp cơ quan TW (Viện công tố TW) của hệ thống cơ quan BVPL này tương đương như một Bộ trong Chính phủ. Riêng trong Luật “Về Viện Công tố ở Việt Nam” cần phải điều chỉnh đầy đủ những vấn đề tổ chức và hoạt động của tất cả các VKSND và VKS Quân sự (QS) trên lãnh thổ cả nước với tính chất là một hệ thống thống nhất (tránh tình trạng thiếu thống nhất và thiếu đồng bộ như hiện nay là: hệ thống VKSND thì được điều chỉnh bằng Luật, nhưng hệ thống VKSQS lại bằng Pháp lệnh). 3) Luật “Về hệ thống các cơ quan thi hành án ở Việt Nam” (để đảm bảo cho việc thi hành tất cả các loại về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và các bản án liên quan đến những người chưa thành niên). II.5.4. Để có các căn cứ pháp lý hoàn thiện hệ thống thứ ba các cơ quan BTrTP, ngoài Luật “Về tổ chức Luật sư ở Việt Nam” (đã được ban hành) trước hết cần phải soạn thảo và ban hành ba văn bản quan trọng sau: 1) Luật “Về các cơ quan Công chứng ở Việt Nam”; 2) Luật “Về các cơ quan Hộ tịch ở Việt Nam” 3) Luật “Về các cơ quan Giám định tư pháp ở Việt Nam”. III. Kết luận vấn đề Việc suy ngẫm và lý giải, luận chứng và xác định năm PHNCCB trên đây với tính chất là những nhịêm vụ chủ yếu và quan trọng của KHPL Việt Nam trong công cuộc CCTP hiện nay cho phép đi đến những kết luận chung như sau: 1. Thực tiễn quốc tế hiện đại cho thấy, trong bất kỳ NNPQ đích thực nào “tư pháp” (mà hiểu theo đúng nghĩa hẹp của nó là Tòa án) cũng được coi và cần được coi là trung tâm và là hệ thống hợp thành quan trọng nhất trong hệ thống các cơ quan của bộ máy quyền lực nhà nước, vì với việc thực thi chế định kiểm tra Hiến pháp, sự nghiệp cao cả của việc bảo vệ một cách vững chắc và hữu hiệu Hiến pháp, công lý, các quyền và tự do của con người bằng Tòa án sẽ góp phần khẳng định trong đời sống xã hội các nguyên tắc được thừa nhận chung của NNPQ. 2. Sự nghiệp xây dựng một NNPQ đích thực và công cuộc CCTP ở Việt Nam hiện nay đang đòi hỏi các nhà khoa họcluật gia của Tổ quốc phải có nhiều công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập đến những vấn đề lý luận về quyền tư pháp, phân tích sâu sắc thực trạng sâu của những vấn đề tương ứng ở Việt Nam, đồng thời tham khảo so sánh kinh nghiệm trong lĩnh vực này tại một số NNPQ là các nước văn minh, phát triển cao trên thế giới để từ đó đưa ra một MHLL về hệ thống tư pháp khả thi và phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước. 3. Và cuối cùng, từ những suy ngẫm trên đây, theo quan điểm của chúng tôi nếu chúng ta thực sự mong muốn (chứ không phải chỉ hô khẩu hiệu) công cuộc cải cách tư pháp và sự nghiệp xây dựng NNPQ trở thành hiện thực (chứ không phải chỉ nằm trên giấy tờ), thì việc công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta cần được tiến hành theo hướng xây dựng chế định kiểm tra Hiến pháp và xây dựng một hệ thống Tòa án thực sự độc lập, công minh, chỉ tuân theo pháp luật để có đủ khả năng bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bá Diến, Hoàng Ngọc Giao (chủ biên), Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt NamHoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. VIET NAM LEGAL SCIENCE BEFORE THE REQUIREMENTS OF JUDICIAL INNOVATION IN VIET NAM NOWADAYS Dr. Sc. Le Cam Faculty of Law, Vietnam National University, Hanoi The article refers to socio–political meaning also to important practical, theoretical meaning of thoughts and comprehensions, facts and then defines five fundamental researching lines of Viet nam legal science in the period of building Rule of law, in general and judicial innovation task in particular.

CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lê Cảm TSKH, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà nội I Đặt vấn đề I.1 Trong giai đoạn việc suy ngẫm lý giải, luận chứng xác định phương hướng nghiên cứu (PHNCCB) khoa học pháp lý (KHPL) Việt Nam để phục vụ cho nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) nói chung cơng cải cách tư pháp (CCTP) nói riêng nước ta, có ý nghĩa trị-xã hội, ý nghĩa lý luận-thực tiễn to lớn quan trọng bình diện I.1.1 Một là, thực tiễn quốc tế đại thập kỷ cuối kỷ XX-những năm đầu kỷ XXI NNPQ số nước văn minh phát triển cao giới minh chứng cách có xác đáng, khách quan đảm bảo sức thuyết phục rằng: việc tổ chức máy quyền lực Nhà nước mà nhánh quyền lực thứ ba (tư pháp) không tổ chức cách độc lập khoa học để thực tốt hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán) kiểm tra hai nhánh quyền lực lại (quyền lập pháp quyền hành pháp) nhằm bảo vệ vững quyền tự người công dân, vận hành có hiệu chế kìm hãm đối trọng với ba nhánh quyền lực nhằm góp phần biến nguyên tắc thừa nhận chung NNPQ vào đời sống thực, cơng cải CCTP nói riêng nghiệp xây dựng NNPQ nói chung quốc gia không thành công I.1.2 Hai là, công CCTP Việt Nam đặt trước KHPL nước ta nhiệm vụ quan trọng cấp bách là: sở nguyên tắc thừa nhận chung NNPQ, từ thực tiễn xã hội nói chung thực tiễn pháp lý nói riêng (trong có thực tiễn hoạt động quan tư pháp) phải phân tích lý giải, nghiên cứu luận chứng để xây dựng cho tiền đề lý luận khả thi nhằm đáp ứng kịp thời quan hệ xã hội hình thành, đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể (về kinh tế-xã hội, trị, văn hóa-pháp lý, lịch sử-truyền thống, v.v ) đất nước I.1.3 Ba là, vậy, giai đoạn xây dựng NNPQ với nghĩa CCTP Việt Nam nhà khoa học-luật gia chuyên ngành KHPL phải nghiên cứu để giải loạt vấn đề lý luận CCTP Nói cách khác, phải suy ngẫm nghiên cứu để xác định cho PHNCCB KHPL Việt Nam công CCTP nước ta I.2 Như vậy, tất bình diện phân tích khơng cho phép khẳng định cần thiết cấp bách việc xác định PHNCCB KHPL Việt Nam cơng CCTP nước ta nay, mà lý giải thích cho tên gọi báo II Nội dung vấn đề Theo quan điểm chúng tôi, xuất phát từ việc nghiên cứu hình thành phát triển tư pháp Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, từ phân tích quan hệ xã hội hình thành phát triển, thực tiễn pháp lý đất nước, sở nguyên tắc thừa nhận chung NNPQ, cho rằng: xác định số PHNCCB KHPL Việt Nam công CCTP nước ta II.1 Trên sở nghiên cứu hình thành, phát triển thực trạng hệ thống tư pháp (nói chung) Việt Nam nay, đưa đánh giá tổng quát cách khách quan, xác có hệ thống (nền) tư pháp Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, đồng thời tổng kết thành tựu đạt được, mặt tồn nguyên nhân mặt tồn để từ có nhận thức đắn học kinh nghiệm cho công CCTP nay; xác định cho nội dung, phương hướng giải pháp việc đổi hệ thống Tòa án, hệ thống quan bảo vệ pháp luật (BVPL) hệ thống quan bổ trợ tư pháp (BTrTP) giai đoạn xây dựng NNPQ Nhằm triển khai PHNCCB này, KHPL Việt Nam cần tập trung nghiên cứu để giải tốt vấn đề lý luận sau: II.1.1 Những vấn đề lý luận hệ thống tư pháp (trên bình diện rộng) Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển thực trạng hệ thống tư pháp (HTTP) nói chung nước ta nay; 2) Những thành tựu đạt được, mặt tồn nguyên nhân mặt tồn HTTP (nói chung); 3) Những học kinh nghiệm cho công CCTP nay; 4) Nội dung, phương hướng giải pháp việc đổi HTTP (nói chung) giai đoạn xây dựng NNPQ II.1.2 Những vấn đề lý luận HTTP (trên bình diện hẹp)-hệ thống Tòa án nhân dân (TAND) Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển thực trạng hệ thống Tòa án nước ta nay; 2) Những thành tựu đạt được, mặt tồn nguyên nhân mặt tồn hệ thống Tòa án; 3) Những học kinh nghiệm cho việc đổi hệ thống Tòa án nay; 4) Nội dung, phương hướng giải pháp việc đổi hệ thống Tòa án giai đoạn xây dựng NNPQ II.1.3 Những vấn đề lý luận hệ thống quan bảo vệ pháp luật (BVPL) Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển thực trạng hệ thống quan BVPL nước ta nay; 2) Những thành tựu đạt được, mặt tồn nguyên nhân mặt tồn hệ thống quan BVPL nước ta; 3) Những học kinh nghiệm cho việc đổi hệ thống quan BVPL nay; 4) Nội dung, phương hướng giải pháp việc đổi giai đoạn xây dựng NNPQ Khi triển khai việc nghiên cứu theo vấn đề này, KHPL Việt Nam cần phải sâu vào nghiên cứu hệ thống loại quan BVPL như: a) Các quan Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND); b) Các quan Công an; c) Các quan Thi hành án; d) Cơ quan Bộ Tư pháp; đ) Cơ quan Kiểm lâm; e) Cơ quan thuế vụ; f) Cơ quan Kiểm toán; v.v II.1.4 Những vấn đề lý luận hệ thống quan bổ trợ tư pháp Việt Nam như: 1) Sự hình thành, phát triển thực trạng hệ thống quan BTrTP nay; 2) Những thành tựu đạt được, mặt tồn nguyên nhân mặt tồn hệ thống quan BTrTP; 3) Những học kinh nghiệm cho việc đổi hệ thống quan BTrTP nay; 4) Nội dung, phương hướng giải pháp việc đổi hệ thống quan BTrTP giai đoạn xây dựng NNPQ Khi triển khai việc nghiên cứu theo vấn đề lý luận này, KHPL Việt Nam cần phải sâu vào nghiên cứu loại quan, tổ chức BTrTP như: a) Tổ chức Luật sư; b) Các quan Công chứng, Hộ tịch Giám định tư pháp II.2 Xác định rõ yếu tố tác động đến sách pháp luật tiêu chí đánh giá pháp luật lĩnh vực tư pháp để sở đưa phương hướng việc hoàn thiện đổi quy định pháp luật lĩnh vực tư pháp Nhằm triển khai PHNCCB này, KHPL Việt Nam cần tập trung nghiên cứu để giải tốt vấn đề lý luận sau: II.2.1 Những vấn đề lý luận yếu tố tác động đến sách pháp luật lĩnh vực tư pháp-yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố trị, yếu tố văn hóa, yếu tố lịch sử, yếu tố truyền thống, yếu tố đạo đức II.2.2 Những vấn đề lý luận tiêu chí đánh giá pháp luật lĩnh vực tư pháp, tức quy định ngành pháp luật 1) tổ chức máy quan tư pháp (bao gồm quy định đề cập đến đội ngũ cán bộ), 2) hành chính, 3) hình (PLHS), 4) tố tụng hình (TTHS), 5) thi hành án hình (THAHS), 6) dân 7) tố tụng dân ban hành phải đảm bảo đầy đủ tiêu chí như: a) Sự chặt chẽ mặt kỹ thuật lập pháp; b) Tính khả thi mặt thực tiễn - đáp ứng quan hệ xã hội tồn tại; c) Tính qn mặt lơgic pháp lý; d) Tính pháp quyền; đ) Tính phù hợp với đạo đức và; đ) Tính nhân đạo II.2.3 Những vấn đề lý luận hoàn thiện pháp luật lĩnh vực tư pháp mà với luận chứng cách khách quan xác đáng, có đảm bảo sức thuyết phục tương ứng với ngành luật để từ đưa mơ hình lý luận (MHLL) kiến giải mặt khoa học (hoặc mặt lập pháp) việc hoàn thiện quy định bảy ngành luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp nêu II.3 Làm sáng tỏ mặt lý luận nội dung khái niệm phạm trù liên quan đến quyền tư pháp NNPQ; khẳng định rõ vai trò việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền tư người với tính chất giá trị xã hội cao quý thừa nhận chung NNPQ văn minh nhân loại; từ đưa dự báo nhu cầu phát triển hệ thống tư pháp Việt Nam điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN xác định mục tiêu, phương hướng chủ yếu, nội dung giải pháp cải cách tư pháp ngắn hạn (5 năm), trung hạn (10 năm) dài hạn (20 năm) tới Vì Việt Nam cần tập trung nghiên cứu để giải tốt vấn đề lí luận sau: II.3.1 Những vấn đề lý luận quyền tư pháp lịch sử tổ chức máy nhà nước trước có xuất NNPQ giới II.3.2 Những vấn đề lý luận quyền tư pháp NNPQ như: 1) Khái niệm dấu hiệu quyền tư pháp NNPQ; 2) Những đặc điểm việc tổ chức chức quyền tư pháp NNPQ; 3) Các dạng hoạt động tư pháp NNPQ; 4) Hệ thống quan tư pháp NNPQ (bao gồm vấn đề như: khái niệm quan tư pháp theo nghĩa hẹp theo nghĩa rộng, phân loại hệ thống quan tư pháp, nguyên tắc tổ chức hoạt động hệ thống quan tư pháp, nguyên tắc tổ chức hoạt động hệ thống quan BVPL, nguyên tắc tổ chức hoạt động hệ thống quan BTrPL); 5) Vị trí quyền tư pháp quan hệ với nhánh quyền lập pháp nhánh quyền hành pháp; 6) Các tiêu chí đánh giá hiệu hệ thống tư pháp NNPQ; 7) Chế định kiểm tra Hiến pháp NNPQ; 8) Vị trí quan tư pháp (Tòa án) mối quan hệ với quan BVPL quan BTrTP NNPQ; 9) Những vấn đề nghiên cứu so sánh hệ thống quan tư pháp số nước văn minh phát triển cao giới; v.v II.3.3 Những vấn đề lý luận vai trò quyền tư pháp NNPQ (như: bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền tự người tránh khỏi tùy tiện quan chức máy công quyền) II.3.4 Những vấn đề lý luận đề cập đến dự báo nhu cầu phát triển HTTP Việt Nam điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN; mục tiêu, phương hướng chủ yếu, nội dung giải pháp CCTP ngắn hạn (5 năm), trung hạn (10 năm) dài hạn (20 năm) tới II.4 Làm sáng tỏ vấn đề lý luận hệ thống tư pháp hình sự, lĩnh vực liên quan hàng đầu đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền tự người Để triển khai PHNCCB này, KHPL Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, nhằm giải tốt vấn đề lý luận sau: II.4.1 Chức vai trò khoa học tư pháp hình (TPHS) cải cách tư pháp Việt Nam giai đoạn nay; rõ chức vai trò chuyên ngành khoa học (như: khoa học luật Hình sự, khoa học luật TTHS, khoa học luật THAHS, tội phạm học điều tra tội phạm) để sở có nhận thức đắn mối quan hệ chặt chẽ hữu thống chuyên ngành khoa học với II.4.2 Chức năng, nhiệm vụ vai trò hệ thống TPHS theo định hướng cải cách tư pháp; nguyên tắc tổ chức hoạt động hệ thống TPHS theo định hướng cải cách tư pháp (ngoài ra, theo hướng có nhiều vấn đề sâu vào nghiên cứu nội dung ý nghĩa nguyên tắc như: pháp chế, dân chủ, v.v ) II.4.3 Vai trò quan TPHS (tiến hành TTHS) CCTP; chức nhiệm vụ quan tiến hành TTHS theo định hướng CCTP; nguyên tắc tổ chức hoạt động quan tiến hành TTHS theo định hướng CCTP (ngồi ra, theo hướng có nhiều vấn đề sâu vào nghiên cứu nội dung ý nghĩa nguyên tắc như: pháp chế, dân chủ, tranh tụng, v.v ) II.4.4 Đổi quan tiến hành TTHS theo định hướng CCTP; đổi hệ thống quan điều tra theo định hướng CCTP; đổi quan THAHS theo định hướng CCTP II.5 Và cuối cùng, xuất phát từ việc nghiên cứu để làm sáng tỏ mặt khoa học vấn đề xác định tương ứng với bốn PHNCCB nêu đây, PHCB thứ năm phải xây dựng cho MHLL tổng thể hệ thống tư pháp Việt Nam giái đoạn xây dựng NNPQ, mà cụ thể là: II.5.1 MHLL cần phải xây dựng theo hướng gồm ba hệ thống có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ tương hỗ nhau: 1) Hệ thống Tòa án; 2) Hệ thống quan BVPL và; 3) Hệ thống quan BTrTP II.5.2 Để có pháp lý hồn thiện hệ thống thứ - Tòa án, trước hết cần phải soạn thảo ban hành hai văn pháp luật quan trọng sau: 1) Luật “Về Tòa án Hiến pháp Việt Nam”(1) mà cần ghi nhận đầy đủ vấn đề tổ chức hoạt động quan tài phán chuyên trách hoạt động tố tụng tư pháp Hiến pháp để bảo đảm cho việc thực thi có hiệu chế định kiểm tra Hiến pháp nhánh quyền tư pháp nước ta Trong Luật cần điều chỉnh ba nhóm vấn đề sau: · Nhóm vấn đề liên quan đến việc tổ chức Tòa án Hiến pháp (TAHP) bao gồm: a) Vị trí pháp lý TAHP hệ thống quan máy quyền lực nhà nước, thẩm quyền nguyên tắc hoạt động TAHP; b) Quy chế pháp lý Thẩm pháp TAHP; c) Cơ cấu tổ chức hoạt động TAHP; d) Quan hệ phối hợp chế ước TAHP với quan khác máy quyền lực nhà nước TW thuộc ba nhánh quyền lực (như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ TANDTC) · Nhóm vấn đề liên quan đến hoạt động TAHP bao gồm: a) Những nguyên tắc việc kiểm tra Hiến pháp; b) Những để kiểm tra Hiến pháp; c) Thủ tục trình tự kiểm tra Hiến pháp; d) Những nguyên tắc việc kiểm tra văn luật luật; đ) Những để kiểm tra văn luật luật; e) Thủ tục trình tự kiểm tra văn luật luật; d) Các định TAHP hậu pháp lý chúng · Nhóm vấn đề liên quan đến đặc điểm hoạt động tố tụng TAHP bao gồm: a) Vấn đề đưa giải thích thống TAHP quy định Hiến pháp tính bắt buộc chúng lãnh thổ toàn quốc; b) Xem xét phù hợp với Hiến pháp Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam ký kết (nhưng chưa có hiệu lực); c) Xem xét tranh chấp thẩm quyền quan khác máy quyền lực nhà nước TW thuộc ba nhánh quyền lực (như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ TANDTC); d) Xem xét vụ việc khiếu nại xâm phạm quyền tự hiến định công dân; đ) Xem xét phù hợp với Hiến pháp văn luật theo đề nghị Tòa án chung; e) Xem xét kết luận việc tuân thủ (hay khơng) thủ tục trình tự luật định định liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự, cáo trạng án người có chức vụ cao máy quyền lực nhà nước (ví dụ: Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Chánh án TANDTC) 2) Luật “Về hệ thống Tòa án chung Việt Nam” mà cần điều chỉnh đầy đủ vấn đề về: a) Tổ chức hoạt động tất TAND TAQS lãnh thổ nước; b) Địa vị pháp lý thẩm phán hội thẩm nhân dân; c) Sự kiểm tra Tòa án việc vi phạm quyền tự người công dân văn quy phạm pháp luật nhánh quyền hành pháp và; d) Tổ chức thêm Tòa án vị thành niên để xét xử tất vụ án có liên quan đến người chưa thành niên Tránh tình trạng thiếu thống nhất, thiếu đồng là: hệ thống TAND điều chỉnh Luật, hệ thống TAQS, địa vị pháp lý thẩm phán hội thẩm (nhân dân QS) - lại Pháp lệnh II.5.3 Để có pháp lý hồn thiện hệ thống thứ hai -các quan BVPL, trước hết cần phải soạn thảo, ban hành ba văn quan trọng sau: 1) Luật “Về Ủy ban điều tra Chính phủ” (hệ thống quan cần tách khỏi Bộ Công an sát nhập với Cục điều tra VKSNDTC nay)- tương ứng với việc thực chức bản, quan trọng riêng biệt liên quan đến hoạt động tư pháp hình -điều tra, đồng thời xếp quan TW (Ủy ban điều tra TW) hệ thống quan BVPL tương đương Bộ Chính phủ 2) Luật “Về Viện Công tố Việt Nam” - tương ứng với việc thực chức bản, quan trọng riêng biệt liên quan đến hoạt động tư pháp hình - truy tố, đồng thời xếp quan TW (Viện công tố TW) hệ thống quan BVPL tương đương Bộ Chính phủ Riêng Luật “Về Viện Công tố Việt Nam” cần phải điều chỉnh đầy đủ vấn đề tổ chức hoạt động tất VKSND VKS Quân (QS) lãnh thổ nước với tính chất hệ thống thống (tránh tình trạng thiếu thống thiếu đồng là: hệ thống VKSND điều chỉnh Luật, hệ thống VKSQS - lại Pháp lệnh) 3) Luật “Về hệ thống quan thi hành án Việt Nam” (để đảm bảo cho việc thi hành tất loại hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động án liên quan đến người chưa thành niên) II.5.4 Để có pháp lý hoàn thiện hệ thống thứ ba -các quan BTrTP, Luật “Về tổ chức Luật sư Việt Nam” (đã ban hành) trước hết cần phải soạn thảo ban hành ba văn quan trọng sau: 1) Luật “Về quan Công chứng Việt Nam”; 2) Luật “Về quan Hộ tịch Việt Nam” 3) Luật “Về quan Giám định tư pháp Việt Nam” III Kết luận vấn đề Việc suy ngẫm lý giải, luận chứng xác định năm PHNCCB với tính chất nhịêm vụ chủ yếu quan trọng KHPL Việt Nam công CCTP cho phép đến kết luận chung sau: Thực tiễn quốc tế đại cho thấy, NNPQ đích thực “tư pháp” (mà hiểu theo nghĩa hẹp Tòa án) coi cần coi trung tâm hệ thống hợp thành quan trọng hệ thống quan máy quyền lực nhà nước, với việc thực thi chế định kiểm tra Hiến pháp, nghiệp cao việc bảo vệ cách vững hữu hiệu Hiến pháp, công lý, quyền tự người Tòa án góp phần khẳng định đời sống xã hội nguyên tắc thừa nhận chung NNPQ Sự nghiệp xây dựng NNPQ đích thực cơng CCTP Việt Nam đòi hỏi nhà khoa học-luật gia Tổ quốc phải có nhiều cơng trình nghiên cứu chun khảo đề cập đến vấn đề lý luận quyền tư pháp, phân tích sâu sắc thực trạng sâu vấn đề tương ứng Việt Nam, đồng thời tham khảo so sánh kinh nghiệm lĩnh vực số NNPQ nước văn minh, phát triển cao giới -để từ đưa MHLL hệ thống tư pháp khả thi phù hợp với điều kiện cụ thể đất nước Và cuối cùng, từ suy ngẫm đây, theo quan điểm thực mong muốn (chứ hô hiệu) công cải cách tư pháp nghiệp xây dựng NNPQ trở thành thực (chứ nằm giấy tờ), việc cơng cải cách tư pháp nước ta cần tiến hành theo hướng xây dựng chế định kiểm tra Hiến pháp xây dựng hệ thống Tòa án thực độc lập, công minh, tuân theo pháp luật để có đủ khả bảo vệ vững quyền tự người TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Bá Diến, Hoàng Ngọc Giao (chủ biên), Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 VIET NAM LEGAL SCIENCE BEFORE THE REQUIREMENTS OF JUDICIAL INNOVATION IN VIET NAM NOWADAYS Dr Sc Le Cam Faculty of Law, Vietnam National University, Hanoi The article refers to socio–political meaning also to important practical, theoretical meaning of thoughts and comprehensions, facts and then defines five fundamental researching lines of Viet nam legal science in the period of building Rule of law, in general and judicial innovation task in particular ... nước Và cuối cùng, từ suy ngẫm đây, theo quan điểm thực mong muốn (chứ hô hiệu) công cải cách tư pháp nghiệp xây dựng NNPQ trở thành thực (chứ khơng phải nằm giấy tờ), việc công cải cách tư pháp. .. quan Công chứng, Hộ tịch Giám định tư pháp II.2 Xác định rõ yếu tố tác động đến sách pháp luật tiêu chí đánh giá pháp luật lĩnh vực tư pháp để sở đưa phương hướng việc hoàn thiện đổi quy định pháp. .. 3) Các dạng hoạt động tư pháp NNPQ; 4) Hệ thống quan tư pháp NNPQ (bao gồm vấn đề như: khái niệm quan tư pháp theo nghĩa hẹp theo nghĩa rộng, phân loại hệ thống quan tư pháp, nguyên tắc tổ chức

Ngày đăng: 16/11/2019, 14:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan