Mô hình Hội đồng Hiến pháp ở một số nước trên thế giới

188 119 0
Mô hình Hội đồng Hiến pháp ở một số nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _____________________ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Sách chuyên khảo) HÀ NỘI, 2013CHỦ BIÊN GS.TS. Phan Trung Lý, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Ths. Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, Phó trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 NHÓM TÁC GIẢ 1. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (Chương III (cùng TS. Đặng Minh Tuấn)) 2. TS. Vũ Công Giao (Chương I) 3. TS. Đặng Minh Tuấn (Chương II Các nước Pháp (cùng TS. Võ Trí Hảo), Campuchia, Angiêri, Tuynidi, Chương III (cùng GS.TS. Nguyễn Đăng Dung) và Phụ lục Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan) 4. NCS. Bùi Ngọc Sơn (Chương II Các nước Môritani, Xênêgan và Phụ lục – Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan) 5. TS. Võ Trí Hảo (Chương II Các nước Pháp (cùng TS. Đặng Minh Tuấn), Cadắcxtan (cùng TS. Lê Hưng Long), Libăng, Ethiopia và Phụ lục – Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan) 6. NCS. Trần Kiên (Chương II Các nước Chad, Marốc và Phụ lục Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan) 7. TS. Lê Hưng Long (Chương II – Các nước Cadắcxtan (cùng TS Võ Trí Hảo), Libăng và Phụ lục Dịch thuật các quy định của Hiến pháp và pháp luât các nước liên quan) 8. Nguyễn Thu Trang (Phụ lục Dịch Luật về Hội đồng Hiến pháp của Cadắcxtan)BIÊN TẬP Nguyễn Văn Phúc Phó trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Hoàng Minh Hiếu Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Đức Lam Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội Dương Thuỳ Dung Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội Đặng Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội THAM GIA BÌNH LUẬN: GS.TSKH Đào Trí Úc Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS. Thái Vĩnh Thắng Trưởng khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Đại học Luật Hà NộiLỜI NÓI ĐẦU Hiến pháp là văn bản chính trịpháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của đất nước, phản ánh ý chí của toàn dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị và trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, bảo đảm để tất cả các chủ thể trong xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp luôn là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, vấn đề tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp cũng đã được đề cập trong quá trình xây dựng và thực thi các bản Hiến pháp. Trong thời gian gần đây, cùng với việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã được đặt ra trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, theo đó cần nghiên cứu “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” và “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục yêu cầu “xây dựng từng bước hoàn thiện cơ chế, kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”2. Thực hiện chủ trương này của Đảng, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 một mặt đề nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành, tăng cường vai trò của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, đồng thời đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy định về thiết chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách theo mô hình Hội đồng Hiến pháp. Đây là một trong những mô hình cơ quan bảo hiến được một số nước trên thế giới áp dụng và được cho là phù hợp với nguyên tắc và mô hình tổng thể tổ chức bộ máy Nhà nước ở nước ta. Nhằm cung 1 Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010), trang 333 396. 2 Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tòan toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011), trang 247.cấp thêm thông tin tham khảo, phục vụ cho quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tiếp theo việc cho xuất bản và phát hành cuốn “Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới”, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức biên soạn cuốn sách chuyên khảo về Hội đồng Hiến pháp của một số nước. Mục đích chủ yếu của cuốn sách là giới thiệu về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, cách thức và thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng thiết chế bảo vệ Hiến pháp ở nước ta. Ban biên tập xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo, các nhà quản lý, các chuyên gia đã dành thời gian đọc và góp ý để hoàn thiện cuốn sách; cảm ơn các giáo sư, giảng viên của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội đã tham gia nghiên cứu, biên soạn, bình luận về nội dung của cuốn sách; các cán bộ, chuyên viên thuộc Văn phòng Quốc hội đã dành nhiều thời gian để hỗ trợ về công tác hành chính và biên tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc biên soạn không tránh khỏi sai sót, hạn chế, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kính mong tiếp tục nhận được các đóng góp ý kiến để nội dung của cuốn sách tiếp tục được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. GS.TS. PHAN TRUNG LÝ Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992i MỤC LỤC CHƯƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP ..........................1 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP..................................................................................................................................1 1.1. Khái niệm bảo vệ Hiến pháp ........................................................... 1 1.2. Quá trình hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp ............................... 2 II. CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP ...............................................6 2.1. Khái quát.......................................................................................... 6 2.2. Nghị viện........................................................................................ 10 2.3. Hội đồng Hiến pháp....................................................................... 11 2.4. Tòa án Hiến pháp........................................................................... 12 2.5. Tòa án thường ................................................................................ 14 CHƯƠNG II MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .......................................................................... 16 I. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HÒA PHÁP ....................................................... 16 1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 16 1.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 20 1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 20 2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 23 2.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 29 II. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CAMPUCHIA............................................................... 32 2.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 32 2.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 33 2.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình, thủ tục.............................................. 33 2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 36 2.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 43 III. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CADẮCXTAN............................................................. 44 3.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 44 3.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 44 3.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 45 3.4. Thẩm quyền ................................................................................... 46 3.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 48 IV. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP ANGIÊRI...................................................................... 51 4.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 51 4.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 52 4.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình, thủ tục hoạt động............................. 52ii 4.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 56 4.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 58 V. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MÔRITANI ................................................................... 59 5.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 59 5.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 61 5.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 61 5.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 62 5.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 64 VI. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HOÀ CHAD................................................... 67 6.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 67 6.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 69 6.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 70 6.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 72 6.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 75 VII. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP TUYNIDI .................................................................... 77 7.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 77 7.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 77 7.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 78 7.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 80 7.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 84 VIII. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP XÊNÊGAN................................................................ 86 8.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 86 8.2. Khuôn khổ pháp lý......................................................................... 87 8.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 88 8.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ..................................................................... 88 8.5. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 90 IX. HỘI ĐỒNG ĐIỀU TRA HIẾN PHÁP ETHIOPIA............................................. 92 9.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 92 9.2. Khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền .......................... 94 9.3. Thực tiễn hoạt động ....................................................................... 97 X. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MARỐC........................................................................100 10.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................. 100 10.2. Khuôn khổ pháp lý..................................................................... 102 10.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 103 10.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ................................................................. 104 10.5. Thực tiễn hoạt động ................................................................... 106iii XI. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP LIBĂNG......................................................................109 11.1. Quá trình hình thành, phát triển................................................. 109 11.2. Khuôn khổ pháp lý..................................................................... 111 11.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 111 11.4. Nhiệm vụ, quyền hạn ................................................................. 113 11.5. Thực tiễn hoạt động ................................................................... 114 CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................116 I. Cơ sở hình thành Hội đồng Hiến pháp....................................................................116 II. Khuôn khổ pháp lý của Hội đồng Hiến pháp.......................................................120 III. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiến pháp .............................................................120 IV. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp .............................................122 V. Thực tiễn hoạt động của Hội đồng Hiến pháp......................................................123 VI. Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam................................................125 PHỤ LỤC: Tuyển chọn quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp ở một số nước .........................................................................129 1. Cộng hoà Pháp..............................................................................................................129 2. Campuchia.....................................................................................................................134 3. Cadắcxtan ......................................................................................................................136 4. Angiêri ............................................................................................................................160 5. Môritani..........................................................................................................................163 6. Chad ................................................................................................................................165 7. Tuynidi............................................................................................................................167 8. Xênêgan ..........................................................................................................................170 9. Ethiopia ..........................................................................................................................172 10. Marốc............................................................................................................................174 11. Libăng...........................................................................................................................175iv CÁC MINH HOẠ Các bảng Bảng 1: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến trên toàn thế giới ........................6 Bảng 2: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Âu ....................6 Bảng 3: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Phi....................7 Bảng 4: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung Đông...............7 Bảng 5: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Á và Châu Đại dương....................................................................................................................7 Bảng 6: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Bắc Mỹ......................8 Bảng 7: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung và Nam Mỹ ....8 Bảng 8: Bảng phân tích so sánh thẩm quyền của hai mô hình ........................104 Bảng 9: Bảng thống kê các thành viên Hội đồng Hiến pháp được bầu từ Nghị viện năm 2008 ..................................................................................................112 Các hình: Hình 1: Quy định về cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp các nước trên thế giới (từ 1803 đến sau năm 2000).......................................................................................5 Hình 2: Các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp Campuchia..........36 Hình 3: Quyền đề nghị lên Hội đồng Hiến pháp ở Campuchia.........................39 Hình 4: Thẩm quyền và thủ tục giải quyết của Hội đồng Hiến pháp Campuchia..........................................................................................................42 Hình 5: Quy trình kiểm hiến trước ....................................................................83 Các hộp Hộp 1: Vụ Marbury kiện Madison.......................................................................31 CHƯƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP 1.1. Khái niệm bảo vệ Hiến pháp Bảo vệ Hiến pháp (hay “bảo hiến”) có ý nghĩa cốt lõi là kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật do Nghị viện (hay Quốc Hội) ban hành, cụ thể là đánh giá xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không1. Theo nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm tra tính hợp hiến trong hành vi của tất cả các thiết chế quyền lực được Hiến pháp quy định, chứ không chỉ giới hạn ở việc làm luật của Nghị viện. Cơ chế bảo hiến là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức việc bảo vệ Hiến pháp của một quốc gia, được thể hiện cụ thể thông qua các mô hình cơ quan bảo hiến. Cơ chế bảo hiến của các nước không hoàn toàn giống nhau, tuy chúng thường tuân thủ những đặc điểm chung của các mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp phổ biến (nêu ở Mục II dưới đây). Ở nhiều quốc gia, bảo hiến đồng nghĩa với kiểm hiến của tòa án (judicial review), là thẩm quyền của các tòa án xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp2. Quan niệm này xuất phát từ thực tế là phần lớn quốc gia trên thế giới trao cho các tòa án (Tòa án thường hoặc Tòa án Hiến pháp) nhiệm vụ bảo hiến. Mặc dù vậy, cần thấy rằng tài phán Hiến pháp (bảo vệ Hiến pháp bằng tòa án) chỉ là một trong các mô hình bảo hiến. 1 Xem: Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) tr.120. 2 Xem: http:www.britannica.comEBcheckedtopic307542judicialreview, http:legaldictionary.thefreedictionary.comjudicial+review2 1.2. Quá trình hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp Cũng như bất kỳ văn bản pháp luật nào khác của các quốc gia, Hiến pháp cũng đứng trước nguy cơ bị vi phạm. Điều này làm phát sinh nhu cầu cần có một cơ chế bảo hiến. Trong thực tế, chính các cơ quan nắm giữ quyền lực công (Nghị viện, Chính phủ, Tòa án..) là những chủ thể chính của các hành vi vi hiến. Do Hiến pháp là bản khế ước do nhân dân lập ra để tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước và ràng buộc chính quyền nên mọi hành vi vi hiến đều phải bị xử lý để bảo đảm ý chí, chủ quyền của nhân dân được tôn trọng và thực hiện. Trong bối cảnh đó, ở các xã hội có Hiến pháp nhân dân, luôn đòi hỏi thành lập các thiết chế bảo hiến. Nhu cầu về bảo hiến trước hết và chủ yếu xuất phát từ xã hội, từ nhân dân. Nói cách khác, bảo hiến là yêu cầu chung ở mọi quốc gia chứ không phải là cơ chế dành riêng cho các nước áp dụng mô hình chính trị đa đảng hay một đảng. Lịch sử bảo hiến được một học giả chia thành các giai đoạn như sau:1 +Trước Chiến tranh thế giới thứ I Những yếu tố ban đầu của bảo hiến được cho là xuất hiện vào thời cổ Hy Lạp, khi pháp luật nước này phân biệt giữa một nomos (văn bản pháp luật có hiệu lực tối cao như Hiến pháp) và một psephisma (văn bản pháp luật có hiệu lực thấp hơn). Một psephisma, bất kể nội dung quy định về vấn đề gì, cũng không được trái với nomos, nếu trái sẽ bị coi là vô hiệu. Một số khía cạnh của bảo hiến sau đó được áp dụng trong hệ thống pháp luật của Đức từ năm1180 (về sau được đề cập trong Hiến pháp Weimar 1919). Ngoài ra, các hình thức sơ khai của bảo hiến cũng xuất hiện ở một số nước Châu Âu khác như ở Pháp (từ giữa thế kỷ XIII), Bồ Đào Nha (từ thế kỷ XVII), Na Uy, Đan Mạch, Hy Lạp, Áo, Romania (thế kỷ XIX). Mặc dù không có Hiến pháp thành văn, nước Anh cũng được coi là có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thể chế bảo hiến, vì từ thời Trung cổ, người Anh đã khởi xướng ra thủ tục impeachment (luận tội để bãi miễn quan chức nhà nước), đồng thời từ năm 1610 đã đề xướng nguyên tắc về tính tối thượng (supremacy) của luật (bao gồm các quy phạm luật Hiến pháp) và quyền của tòa án được xem xét tính hợp pháp các hoạt động của Chính phủ những điều mà sau đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết lập cơ chế bảo hiến ở Hoa Kỳ. 1 Xem: Arne Mavčič, Historical Steps in the Development of Systems of Constitutional Review and Particularities of Their Basic Models, tại http:www.concourts.netintroen.php.3 Ở Hoa Kỳ, vào cuối thế kỷ 18, tòa án đã ra một phán quyết tuyên bố các luật của đế chế Anh không có hiệu lực trên lãnh thổ các bang Bắc Mỹ. Tuy nhiên, phải đến năm 1803, trong vụ án nổi tiếng Marbury kiện Madison, quyền bảo hiến của tòa án mới được xác lập chính thức và tạo ra mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ do các tòa án thường thực hiện. Hộp 1: Vụ Marbury kiện Madison1 Bối cảnh vụ kiện: Vào đầu năm 1801, những ngày chót trước khi hết nhiệm kỳ, Tổng thống John Adams đã bổ nhiệm 16 thẩm phán liên bang và 42 thẩm phán hòa bình ở tòa án hạt (Justice of the peace). Để nhậm chức chính thức, các quyết định bổ nhiệm phải được Thư ký Nhà nước (Secretary of State) gửi đến những người được bổ nhiệm. Tuy nhiên, vì thời gian quá gấp, một số thẩm phán do John Adams cất nhắc đã không kịp nhận quyết định bổ nhiệm trước khi Tổng thống mới là Thomas Jefferson lên nắm quyền. Ngay sau khi nhậm chức, Thomas Jefferson ra lệnh ngừng cấp quyết định bổ nhiệm đối với các trường hợp chưa nhận quyết định, trong đó có Marbury. Căn cứ vào quy định của Luật về tòa án năm 1789, Marbury kiện James Madison, tân Thư ký Nhà nước, lên Tòa án tối cao Liên bang, yêu cầu Tòa ra lệnh (writ) buộc Madison phải ra quyết định bổ nhiệm Marbury. Phán quyết của Tòa án tối cao: Tòa tuyên Marbury có quyền được nhận quyết định bổ nhiệm, vì việc bổ nhiệm diễn ra đúng luật. Sự chậm trễ trong việc gửi các quyết định bổ nhiệm đã vi phạm quyền luật định của Marbury. Tuy nhiên, Tòa lại từ chối đơn của Marbury yêu cầu Tòa ra lệnh buộc Madison phải gửi quyết định bổ nhiệm. Tòa cho rằng mình không có thẩm quyền như vậy. Quy định của Luật năm 1789 trao cho Tòa án thẩm quyền đó là trái với Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ, do đó không có hiệu lực. Ý nghĩa của phán quyết đối với bảo hiến: Trong lập luận cho phán quyết của Tòa án tối cao về vụ việc trên, Chánh án John Marshall đã nhấn mạnh: “Thẩm quyền và bổn phận của nhánh tư pháp là xác định luật nào được áp dụng. Toà án có quyền áp dụng luật đối với từng trường hợp cụ thể nên cần thiết phải có thẩm quyền dẫn giải và giải thích luật được áp dụng. Nếu có hai đạo luật xung đột nhau, Toà án phải quyết định việc áp dụng của từng đạo luật”. Trong trường hợp luật trái với Hiến pháp, và được áp dụng trong một vụ việc, tòa án phải coi Hiến pháp cao hơn bất kỳ đạo luật nào của lập pháp; Hiến pháp, chứ không phải các đạo luật, có hiệu lực đối với vụ việc như vậy. Như vậy, Tòa án tối cao Hoa Kỳ bằng phát quyết trong vụ kiện nói trên đã tạo ra tiền lệ mở đầu cho mô hình tài phán hiến pháp bằng tòa án thường sau đó được nhiều nước tiếp nhận và áp dụng. Theo đó, tòa án có thể tuyên về sự vi hiến của một đạo luật do nghị viện ban hành, từ chối không áp dụng nó trong vụ việc được đưa ra trước tòa. + Giữa Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II 1 Nguồn tham khảo: Marbury v. Madison–Case Brief Summary, tạihttp:www.lawnix.comcasesmarburymadison.html, Marbury V. Madison, Sự đấu tranh lý tưởng của ngành Tư pháp, tại http:www.trenews.netArticle.aspx?Id=60224 Giai đoạn này được gọi là “thời kỳ của nước Áo” (the Austrian Period). Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của hai nhà luật học Hans Kelsen và Adolf Merkl, Hiến pháp năm 1920 của Áo đã xác lập nền tảng của Tòa án Hiến pháp nước này, với độc quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình Tòa án Hiến pháp chịu trách nhiệm về bảo hiến sau đó được áp dụng ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở Châu Âu, trở thành một trong các mô hình bảo hiến chính hiện nay trên thế giới. + Sau Chiến tranh thế giới thứ II Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ chế bảo hiến tiếp tục được thiết lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời kỳ này, ngoài tòa án (tòa án thường và Tòa án Hiến pháp), ở một số nước, Hiến pháp còn giao quyền bảo hiến cho một số cơ quan khác, như Hội đồng Hiến pháp, các tòa đặc biệt thuộc Tòa án tối cao, hoặc cho bản thân Nghị viện. Như vậy, kể từ vụ Marbury kiện Madison năm 1803 mà dẫn đến việc xác lập quyền bảo hiến của hệ thống tòa án ở Hoa Kỳ, cơ chế bảo hiến đã không ngừng phát triển trên thế giới. Trong thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, một loạt quốc gia Châu Âu đã thiết lập cơ quan bảo hiến (hầu hết theo mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Áo, bao gồm Áo (1920), Czechoslovakia (1920), Liechtenstein (1925), Hy Lạp (1927), Ai Cập (1941), Tây Ban Nha (1931), Ireland (1937)1… Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có thêm nhiều quốc gia cả ở Châu Âu và ở các khu vực khác thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp theo mô hình Châu Âu, Hoa Kỳ hoặc hỗn hợp như Braxin (1946), Nhật Bản (1947), Miến Điện (1947), Ý (1948), Thái Lan (1949), CHLB Đức (1949), Ấn Độ (1949), Pháp (1958), Luxembourg (1950), Syria (1950), Uruguay (1952)2… Thập kỷ 19601970 đánh dấu bằng việc xây dựng hoặc cải tổ lớn thiết chế bảo hiến ở một số quốc gia Nam Âu (do kết quả của sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài) và một số khu vực khác của châu lục này, bao gồm tại Síp (1960), Thổ Nhĩ Kỳ (1961), Angiêri (1963), Nam Tư cũ (1963), Slovenia và một số nước 1 Arne Mavčič, tài liệu đã dẫn. 2 Arne Mavčič, tài liệu đã dẫn.5 cộng hoà khác thuộc Nam Tư cũ (1963), Hy Lạp (1968), Tây Ban Nha (1978), Bồ Đào Nha (1976), Áo, CHLB Đức, Thuỵ Điển, Pháp, Bỉ1… Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên XôĐông Âu vào cuối thập kỷ 1980 đầu thập kỷ 1990 đã dẫn đến sự ra đời của một loạt quốc gia dân chủ mới (new democracy countries). Hầu hết các quốc gia này đã nhanh chóng thành lập cơ quan bảo hiến, đồng thời với việc chuyển đổi từ phương thức tổ chức quyền lực tập quyền sang tam quyền phân lập. Xét chung, kể từ khi chính thức hình thành vào đầu thế kỷ 19 đến nay, cơ chế bảo hiến đã phát triển liên tục trên thế giới, dưới nhiều dạng thức khác nhau dựa trên hai mô hình cơ bản (mô hình Châu Âu và Hoa Kỳ), trong đó những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 có tốc độ phát triển nhanh nhất (xem hình dưới đây): Hình 1: Quy định về cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp các nước trên thế giới (từ 1803 đến sau năm 2000)2 Theo biểu đồ trên, tính đến sau năm 2000, hơn 80% Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đã quy định về vấn đề bảo hiến dưới những dạng thức khác nhau. Trong các hình thức bảo hiến, Tòa án Hiến pháp thuộc về những định chế chiếm ưu thế nhất. Được xác lập lần đầu tiên ở Áo vào năm 1920 trên cơ sở lý thuyết của Hans Kelsen, Tòa án Hiến pháp đã sớm trở thành mô hình bảo hiến 1 Arne Mavčič, tài liệu đã dẫn. 2 Nguồn: Tom Ginsburg, Why do countries adopt constitutional review, tại http:www.utexas.edulawcolloquiumpaperspublic201220130924 12_Why%20Do%20Countries%20Adopt%20Constitutional%20Reviews.pdf, truy cập ngày 532013.6 chủ yếu ở Châu Âu1 và là một “hiện tượng” ở các nền dân chủ mới vào cuối thế kỷ 20. Một loạt quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi dân chủ ở Đông Âu, Châu Phi và Châu Á đã chọn mô hình bảo hiến này2. Theo một khảo sát vào năm 2003, Tòa án Hiến pháp chiếm 75% mô hình bảo hiến ở các nước dân chủ mới3. Như thể hiện trong mục II dưới đây, cùng với mô hình tòa án thường, mô hình Tòa án Hiến pháp chiếm ưu thế vượt trội so với mô hình Hội đồng Hiến pháp. II. CÁC MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP 2.1. Khái quát Dựa trên các tiêu chí về tổ chức, thầm quyền và thủ tục, Arne Mavčič4 chia các thiết chế bảo hiến hiện hành trên thế giới thành các mô hình và thống kê sự phân bố của các mô hình đó trên thế giới như sau: Bảng 1: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến trên toàn thế giới STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 3.91% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 2.79% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 29.61% 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 2.79% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 11.17% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 5.04% 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 29.05% 8. Khối thịnh vượng chung mới 0.56% 9. Mô hình khác 12.29% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 2.79% Bảng 2: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Âu STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 2.38% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 61.90% 1 Như trên, pp 5253. 2 JiunnRong Yeh WenChen Chang, “The Changing Landscape of Modern Constitutionalism: Transitional Perspective” 4 (1) National Taiwan University Law Review (2009) 153 3 Nguồn: Tom Ginsburg, Judicial Review in New Democracies: Constitutional Courts in Asian Cases (New York: Cambridge University Press, 2003), pp 78. 4 Arne Mavčič, Historical Steps in the Development of Systems of Constitutional Review and Particularities of Their Basic Models, tại http:www.concourts.netintroen.php, truy cập ngày 712013.7 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 4.76% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 9.52% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 5.03% 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 11.90% 8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00% 9. Mô hình khác 2.38% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 4.76% Bảng 3: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Phi STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 11.54% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 3.85% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 23.08% 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 17.31% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 1.92% 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 23.08% 8. Khối thịnh vượng chung mới 1.92% 9. Mô hình khác 11.54% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 5.77% Bảng 4: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung Đông STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 10.00% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 30.00% 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 10.00% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 0.00% 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 20.00% 8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00% 9. Mô hình khác 30.00% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ hiến pháp 0.00% Bảng 5: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Châu Á và Châu Đại dương STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 4.55% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 22.73% 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 2.27% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 4.55%8 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 40.91% 8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00% 9. Mô hình khác 25.00% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ hiến pháp 0.00% Bảng 6: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Bắc Mỹ STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00% 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 0.00% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 0.00% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 0.00% 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 100% 8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00% 9. Mô hình khác 0.00% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 0.00% Bảng 7: Tỷ lệ các hình thức cơ quan bảo hiến ở khu vực Trung và Nam Mỹ STT Mô hình Tỷ lệ 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp 0.00% 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu 0.00% 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu 6.90% 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp 13.79% 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu 17.24% 6. Toà án kiểu hỗn hợp 13.79% 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ 44.83% 8. Khối thịnh vượng chung mới 0.00% 9. Mô hình khác 3.45% 10. Chưa có cơ chế bảo vệ hiến pháp 0.00% Chú thích về các hình thức cơ quan bảo hiến trên thế giới: STT Mô hình Tính chất 1. Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp Dựa theo mô hình Hội đồng Hiến pháp của Pháp năm 1958 với đặc điểm cơ bản là chủ yếu thực hiện chức năng kiểm hiến trước (kiểm tra các dự luật) mà không có quyền kiểm sau (kiểm tra các đạo luật có hiệu lực), mặc dù Hội đồng Hiến pháp có thể kiểm soát rất mạnh mẽ các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, từ năm 2008, sau khi sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp của Pháp đã được trao quyền kiểm hiến các đạo luật có hiệu lực.9 2. Hội đồng Hiến pháp kiểu Châu Âu Là mô hình thiết lập Hội đồng Hiến pháp, nhưng chịu ảnh hưởng ít nhiều các đặc tính của mô hình bảo hiến Châu Âu (Tòa án Hiến pháp), như thiết lập một cơ quan bảo hiến độc lập; có quyền kiểm hiến các đạo luật có hiệu lực; bảo hiến trừu tượng; vụ việc hiến pháp do những người có thẩm quyền hoặc cơ quan công quyền đề xuất. 3. Toà án Hiến pháp kiểu Châu Âu Là mô hình do Kelsen đề xuất năm 1920, được áp dụng phổ biến ở Châu Âu với những đặc điểm như: bảo hiến “tập trung” và theo quy trình bảo hiến đặc biệt của Tòa án Hiến pháp; bảo hiến “trừu tượng”, tức là không xuất phát từ một vụ việc cụ thể, mà được đề xuất bởi những cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; quyền kiểm tra sau (một số được trao quyền kiểm hiến trước); quyết định có giá trị bắt buộc (xem thêm Mục 2.2 dưới đây). 4. Toà án Hiến pháp kiểu hỗn hợp Tòa án Hiến pháp kết hợp một số đặc điểm của mô hình Hoa Kỳ, theo đó Tòa án Hiến pháp không chỉ thực hiện bảo hiến “trừu tượng”, mà còn “cụ thể”, tức là vụ việc hiến pháp được khởi xướng bởi các cá nhân có các quyền bị vị phạm trong một vụ việc cụ thể (trong hoặc ngoài tòa án). Như vậy, các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thẩm phán có quyền đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét bảo vệ quyền hiến định của họ 5. Toà án Tối cao kiểu Châu Âu Tòa án Tối cao là cơ quan duy nhất có quyền kiểm tra các đạo luật đặc điểm bảo hiến “tập trung” theo mô hình Châu Âu (xem thêm Mục 2.4 dưới đây). 6. Toà án kiểu hỗn hợp Tòa án tư pháp vừa có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật áp dụng cho vụ việc đang giải quyết tại tòa, đồng thời có quyền đề xuất Tòa án Hiến pháp xem xét vấn đề đó. Tòa án Hiến pháp là cơ quan cao nhất có quyền phán quyết về tính hợp hiến của một đạo luật. 7. Toà án kiểu Hoa Kỳ Là hình thức bảo hiến phi tập trung và cụ thể (xem thêm Mục 2.4 ở dưới) 8. Khối thịnh vượng chung mới Tòa án tối cao thực hiện quyền kiểm hiến trước (kiểm tra các dự luật) và chức năng tư vấn (tư vấn cơ quan lập pháp xem xét sửa đổi các dự luật trái hiến pháp). Tòa án tối cao cũng có thể kiểm hiến sau, tuy nhiên các quyết định của Tòa án chỉ có giá trị tham khảo. 9. Mô hình khác Việc kiểm hiến được thực hiện theo các mô hình khác, chẳng hạn việc kiểm hiến bởi Nghị viện vẫn còn tồn tại ở một số nước (xem thêm Mục 2.5 ở dưới).10 Từ các bảng trên, có thể thấy, nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, hai mô hình bảo hiến được áp dụng nhiều nhất là mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Châu Âu (chiếm 29,61%) và mô hình tòa án kiểu Hoa Kỳ (chiếm 29,05%). Tiếp theo đó là các mô hình Tòa án Tối cao kiểu Châu Âu (chiếm 11,7%). Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nếu xét theo khu vực, có sự phân hoá rất lớn về việc áp dụng mỗi mô hình. Ở đây, trong khi các mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Châu Âu và mô hình Toà án kiểu Hoa Kỳ chiếm vị trí áp đảo tại “quê hương” của chúng (Châu Âu và Bắc Mỹ) thì lại phải cạnh tranh quyết liệt ở các khu vực khác của thế giới. Trong đó, hai bên có phần tương đương nhau ở Châu Phi, và trong khi mô hình Tòa án Hiến pháp Châu Âu chiếm ưu thế ở Trung Đông thì mô hình tòa án thường kiểu Hoa Kỳ tỏ ra được ưa chuộng hơn tại các khu vực Châu Á, Châu Đại dương và Trung, Nam Mỹ. Đại đa số các nước XHCN cũ như các nước từng là thành viên của Liên Xô, Đông Âu, Trung Âu đều áp dụng mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Châu Âu. Trong khi đó, ở vùng Châu Á Thái Bình Dương gần Việt Nam, có những nước áp dụng mô hình bảo hiến bằng tòa án thường như Nhật Bản, Philipines, Malaysia, Singapore; có nước thành lập Tòa án Hiến pháp như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan; trong khi đó Campuchia và Timor Leste có Hội đồng Hiến pháp; còn Trung Quốc và Lào được coi là các nước có bảo hiến bằng cơ quan lập pháp. Mặc dù rất đa dạng, bốn mô hình cơ bản được áp dụng ở những mức độ khác nhau trên thế giới, bao gồm Tòa án Hiến pháp, Toà án thường, Hội đồng Hiến pháp và Nghị viện. 2.2. Nghị viện1 Theo mô hình này, chỉ có Nghị viện (hay Quốc hội) mới có quyền kiểm tra các văn bản pháp luật do mình thông qua. Như vậy, Nghị viện có chức năng kép, vừa có thẩm quyền ban hành luật, vừa kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật do mình ban hành. Điều này bị các học giả trên thế giới phê phán là không đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thêm vào đó, do Nghị viện là cơ quan đại biểu, mang tính chất chính trị nên thường không có trình tự, thủ tục phù hợp như các thiết chế bảo hiến chuyên trách để tiến hành xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của một văn bản pháp luật. 1 Xem: Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) tr. 263.11 Thực tế trên thế giới đã chứng minh là Nghị viện thường không thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp một cách hiệu quả. Chính vì vậy, bảo hiến bằng Nghị viện (hay cơ quan lập pháp kiêm bảo hiến) hiện chỉ còn được một số ít quốc gia trên thế giới áp dụng. Nghị viện của Pháp, Thái Lan đã từng được giao chức năng bảo vệ Hiến pháp, nhưng sau đó Hiến pháp của hai quốc gia này đã thiết lập cơ quan bảo hiến độc lập (Hội đồng Hiến pháp ở Pháp, Toà án Hiến pháp ở Thái Lan)1. 2.3. Hội đồng Hiến pháp2 Hội đồng Hiến pháp cũng là một mô hình bảo hiến tập trung nhưng mang nhiều yếu tố chính trị hơn là một cơ quan chuyên môn tài phán Hiến pháp như Tòa án Hiến pháp. Cụ thể, trong Hội đồng Hiến pháp của một số quốc gia, các Tổng thống nghỉ hưu thường được coi là thành viên đương nhiên. Với các thành viên khác, tiêu chí tuyển chọn cũng không bắt buộc phải có chuyên môn về pháp luật. Thêm vào đó, quy trình giải quyết vụ việc của các Hội đồng Hiến pháp thường thiếu đặc trưng của thủ tục tố tụng, không mang tính công khai. Hội đồng Hiến pháp, khi ra đời đầu tiên ở Pháp, chỉ có chức năng kiểm hiến trước, tức là kiểm tra tính hợp hiến của các dự án luật trước khi công bố. Mặc dù vậy, gần đây một số quốc gia áp dụng mô hình này, kể cả Pháp, đã trao cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm hiến sau (kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu lực). Như đã đề cập, Hội đồng Hiến pháp không mang tính phổ biến như các mô hình Tòa án Hiến pháp và Tòa án thường. Theo Bảng 1 ở trên, có khoảng 7,9% số nước có thiết chế bảo hiến độc lập theo mô hình Hội đồng Hiến pháp (tính cả hai dạng kiểu Pháp và kiểu Châu Âu)3. Hầu hết các quốc gia đang áp dụng mô hình Hội đồng Hiến pháp là các nước Châu Phi, chỉ có một vài nước ở Trung Đông và Châu Á. Ở Châu Âu – nơi phát xuất của mô hình này hiện chỉ còn nước Pháp đang áp dụng. 1. Xem: Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012), tr. 260. 2 . Xem: Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012), tr. 261. 3 . Theo Bảng 1, tổng số nước có mô hình Hội đồng Hiến pháp là 6,7% trên tổng số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tổng số các nước có thiết chế bảo hiến độc lập chiếm 84.92% tổng số các nước trên thế giới. Vì vậy, tỷ lệ các nước có mô hình bảo hiến độc lập trên tổng số các nước có thiết chế bảo hiến độc lập là 7,9%.12 Kết hợp từ hai nguồn tài liệu, có thể xác lập danh sách các quốc gia hiện có Hội đồng Hiến pháp như sau: Angiêri; Bờ Biển Ngà; Cadắcxtan; Campuchia; Chad; Comoros; Dibuti; Ethiopia; Iran; Libăng; Marốc; Môdămbích; Môritani; Pháp; Xênêgan; Timor Leste; Tuynidi1. Do giới hạn của cuốn sách và của nguồn tài liệu tham khảo nên trong Chương II dưới đây, nhóm tác giả chỉ khảo sát cụ thể Hội đồng Hiến pháp của 11 nước trong danh sách trên. 2.4. Tòa án Hiến pháp2 Tòa án Hiến pháp thuộc mô hình bảo hiến tập trung (có nghĩa là quyền bảo vệ Hiến pháp ở quốc gia chỉ được giao cho một cơ quan)3. Ở các quốc gia theo mô hình Tòa án Hiến pháp, các tòa án thường (tòa tư pháp), kể cả tòa tối cao, đều không có quyền bảo hiến, và thông thường Tòa án Hiến pháp có vị thế độc lập với hệ thống tòa án tư pháp (đồng thời độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp). Thành viên của các Tòa án Hiến pháp là các thẩm phán có năng lực chuyên môn và uy tín cao. Tòa án Hiến pháp cũng thuộc mô hình bảo hiến trừu tượng (có nghĩa là việc xem xét các hành vi vi hiến không cần xuất phát từ một vụ tranh chấp cụ thể nào). Ở các quốc gia theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp thường được trao quyền tự động phán quyết xem một đạo luật hay quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có vi phạm Hiến pháp hay không, bất kể có hay không có vụ việc được trình lên. Quyền này áp dụng cả với các dự luật trước khi công bố (kiểm hiến trước) và đang có hiệu lực (kiểm hiến sau). Tuy nhiên, khác với mô hình bảo hiến bằng tòa án thường, nơi mà các bên của vụ việc có quyền đề nghị kiểm tra tính hợp hiến, theo mô hình Tòa án Hiến pháp, chỉ có các cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước (ví dụ, các nhà lãnh đạo hành pháp, nghị sỹ hoặc các cơ quan chính quyền địa phương…) mới có quyền đưa vụ việc kiểm hiến lên Tòa án Hiến pháp. 1 Nguồn:Arne Mavčič, The Constitutional Review, tại http:www.concourts.nettabtab1.php?lng=enstat=1prt=0srt=6 và Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, sđd, tr.449. Ghi chú về mô hình (kiểu Pháp hoặc kiểu Châu Âu) theo Arne Mavčič (không bao gồm những quốc gia Tuynidi, Sri Lanka, Ethiopia, Chad). 2 Xem: Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012), tr. 262. 3 Ngoài tòa án Hiến pháp, còn một số mô hình bảo hiến tập trung khác, ví dụ như mô hình tòa án tối cao đóng vai trò là cơ quan bảo hiến, hay mô hình Hội đồng Hiến pháp.13 Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp ở nhiều nước trong thời gian gần đây đã kết hợp giữa bảo hiến trừu tượng với bảo hiến cụ thể. Các tòa án thường trong khi giải quyết một vụ việc cụ, theo đề nghị của các bên trong vụ việc hoặc tự mình đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật áp dụng cho vụ việc đó. Mô hình này hiện giờ được áp dụng ở nhiều nước như Đức, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và Hàn Quốc. Các tòa án tư pháp ở Ý thường xuyên sử dụng quyền này. Như vậy, thông qua phương thức bảo hiến cụ thể, các cá nhân có thể bảo vệ các quyền tự do hiến định bị xâm phạm bởi các đạo luật (Đức, Áo, Bỉ), hoặc các hành vi hành chính hoặc tư pháp (Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc). Ở Hàn Quốc, các cá nhận không những có quyền đề nghị Tòa án Hiến pháp bảo vệ các quyền cơ bản một cách gián tiếp thông qua các tòa án, mà còn có quyền đề nghị trực tiếp tới Tòa án Hiến pháp nếu không được tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Tòa án Hiến pháp của các quốc gia thường có thẩm quyền rộng, bao gồm:  Kiểm tra tính hợp hiến của các dự luật và các đạo luật đã có hiệu lực (thẩm quyền cơ bản và quan trọng nhất);  Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực; giữa trung ương và địa phương;  Bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của các cơ quan nhà nước;  Kiểm tra tính hợp hiến của các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân… Ở các nước theo mô hình này, phán quyết của Tòa án Hiến pháp có tính chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc với mọi đối tượng. Với những ưu điểm của một thiết chế bảo hiến tập trung và sức mạnh của các phán quyết tư pháp, Tòa án Hiến pháp tỏ ra là một trong những thiết chế bảo hiến hiệu quả nhất. Chính vì vậy nó được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Trong thực tế, số lượng các vụ việc mà một Tòa án Hiến pháp xử lý trong một năm tùy thuộc vào bối cảnh của từng quốc gia. Ví dụ, số phán quyết mà Tòa án Hiến pháp đã đưa ra trong năm 2012 ở Cộng hòa Séc, Hungary và Ý chỉ là 3,1 trong khi ở LB Nga là 272. Đặc biệt, theo số liệu thống kê thực tế từ ngày 1 Nguồn: trang web của tòa án hiến pháp các nước Cộng hòa Séc, Hungary, Ý, tại http:www.concourt.czview726, http:www.mkab.hucaselawtranslations, http:www.cortecostituzionale.itActionPagina_1172.do, truy cập ngày 1542013. 2 Nguồn: trang web của tòa án hiến pháp LB Nga, tại http:www.ksrf.ruenDecisionJudgmentsPages2012.aspx, truy cập ngày 1542013.14 791951 đến ngày 31122007, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã thụ lý 169.502 vụ việc, trong số đó có tới 163.374 vụ việc (chiếm tới 96,37%) là các khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân1; riêng trong năm 2012, số phán quyết của Toà án Hiến pháp ở CHLB Đức là 10 phán quyết2. 2.5. Tòa án thường3 Mô hình này được chia thành hai nhánh chính: Bảo hiến bằng Tòa án tối cao và bằng tòa án có thẩm quyền chung. Tòa án tối cao cũng là mô hình bảo hiến tập trung vì chỉ có Tòa án này mới được trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp. Thông thường ở các quốc gia theo mô hình này, Tòa án tối cao sẽ thành lập ra một bộ phận riêng, thậm chí là một tòa riêng, để xem xét, xử lý các vụ việc vi hiến. Quyền bảo hiến cũng có thể được giao cho các Tòa án thường có thẩm quyền chung (mô hình Hoa Kỳ). Trong trường hợp này, khi giải quyết các vụ việc cụ thể, mọi tòa án tư pháp thông thường đều có quyền xem xét tính hợp hiến của một quy định hay một vấn đề liên quan, do đó, mô hình bảo hiến này được gọi là mô hình bảo hiến phi tập trung. Nếu có kháng cáo, Tòa án tối cao là cơ quan xét xử cao nhất và cuối cùng các vụ việc về Hiến pháp và các phán quyết của Tòa án tối cao sẽ trở thành án lệ cho các vụ việc tương tự.Việc xét xử các vụ việc Hiến pháp cũng theo quy trình tố tụng như với các vụ việc hành chính, hình sự, dân sự. Trong một vụ việc được giải quyết (hành chính, hình sự, dân sự…) tại tòa, các bên có quyền đề nghị kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật áp dụng để giải quyết vụ việc đó. Khi được đề nghị như vậy, thẩm phán phải tạm đình chỉ vụ việc đang giải quyết để chuyển sang vụ việc kiểm hiến. Vì vậy, đây vừa mang tính chất là kiểm hiến sau và bảo hiến cụ thể (việc kiểm hiến được thực hiện thông qua một vụ việc cụ thể đang được giải quyết tại tòa án). Khi đã xác định một đạo luật là vi hiến, tòa án sẽ không áp dụng đạo luật đó để giải quyết vụ việc; tuy nhiên, tòa không có thẩm quyền tuyên bố hủy bỏ đạo luật vi hiến, vì đó là thẩm quyền riêng có của Nghị viện. Trong hệ thống 1 . Số liệu thống kê thực tế của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức về giải quyết các vụ việc của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức từ ngày 791951 đến ngày 31122007 công bố tại website chính thức của Tòa án hiến pháp liên bang Đức tại địa chỉ:http:www.bundesverfassungsgericht.deorganisationgb2007AI1.html truy cập ngày 342012. 2 Nguồn: trang web của Tòa án Hiến pháp CHLB Đức, tại http:www.bverfg.deenindex.html, truy cập ngày 1542013. 3. Xem: Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, (NXB CTQG – Sự Thật, Hà Nội., 2012), tr. 263.15 thông luật, việc tòa án không áp dụng một đạo luật sẽ trở thành án lệ nên cho dù đạo luật vẫn còn giá trị về hình thức (chưa bị hủy bỏ) thì nó cũng không còn giá trị trên thực tế vì không được các tòa án áp dụng nữa. Một khía cạnh khác đó là, phán quyết kiểm hiến của tòa án chỉ có giá trị đối với các bên tham gia vụ việc mà không có giá trị với các chủ thể khác. Điều đó có thể dẫn đến sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật nếu không có truyền thống án lệ. Nói cách khác, truyền thống án lệ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong trường hợp quyền bảo hiến được giao cho các tòa án thường. Thêm vào đó, mô hình này đòi hỏi quốc gia phải có cơ chế đào tạo và tuyển dụng thẩm phán tiên tiến để có thể bảo đảm rằng đội ngũ thẩm phán có năng lực chuyên môn giỏi, đủ khả năng xử lý các vụ việc kiểm hiến thường rất phức tạp.16 CHƯƠNG II MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI I. HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HÒA PHÁP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Truyền thống Nghị viện: Rào cản hình thành cơ chế tài phán Hiến pháp Xuất phát từ truyền thống về tính tối cao của Nghị viện, Pháp đã thiếu vắng cơ chế kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật trong một thời gian rất dài. Các học giả thời kỳ này cho rằng việc cho phép kiểm hiến các đạo luật làm mất đi quyền lực vốn có của Nghị viện – cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân. Nghị viện không thể chấp nhận các đạo luật do họ làm ra bị kiểm tra bởi các thẩm phán1. Mãi cho đến năm 1799, người ta mới bắt đầu bàn về việc kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật nhằm cân bằng quyền lực giữa lập pháp và hành pháp. Trong thời gian này, Hiến pháp trao cho Thượng viện quyền kiểm hiến các đạo luật. Theo Hiến pháp năm 1799, một trong hai viện đã được trao thẩm quyền kiểm hiến. Cụ thể, Thượng viện có thể hủy bỏ tất cả các đạo luật do Hạ viện đệ trình vì sự bất hợp hiến của các đạo luật đó. Thượng viện cũng có kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật theo đề nghị của Tòa án hoặc Chính phủ. Trên thực tế, những quy định Hiến pháp này chỉ có giá trị trên giấy tờ. Thượng viện chưa bao giờ xem xét một vụ việc kiểm hiến nào, và cũng chưa có một chủ thể nào từng đệ trình Thượng viện xem xét vấn đề bảo hiến. Tương tự, theo Hiến pháp năm 1852, Thượng viện có chức năng tuyên bố sự bất hợp hiến của các đạo luật đã được Hạ viện thông qua. Thượng viện cũng có quyền đình chỉ các đạo luật bất hợp hiến do Chính phủ hoặc các công dân đệ trình. Ngoài ra, Thượng viện còn có quyền giải thích Hiến pháp. Về cơ bản, Thượng viện theo Hiến pháp năm 1852 có những thẩm quyền giống với Hiến pháp năm 1799, tuy nhiên nó cũng không có vai trò tích cực nào trong việc kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật. 1 Barthelemy Jacques, Duez Paul, Traite de droit constitutionnel, Paris, PantheonAssas Paris II, 2004, tr. 221.17 Trong nền Cộng hòa thứ III, Hiến pháp không có quy định nào về tài phán Hiến pháp. Tuy vậy, nhiều người đã nêu ra sự cần thiết phải có một thiết chế tài phán Hiến pháp để bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật. Nhiều ý kiến đề xuất mô hình tài phán Hiến pháp của Mỹ, song các thẩm phán lúc bấy giờ lại từ chối kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật. Tòa án tối cao cho rằng các thẩm phán không thể vi phạm nguyên tắc phân quyền và tòa án không có thẩm quyền kiểm tra một đạo luật có nguồn gốc từ quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước. Trong khi đó, Hội đồng Nhà nước (Tòa án hành chính tối cao) đã từ chối xem xét tính hợp hiến của một điều khoản trong một đạo luật năm 1934 khi cho rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước. Sự từ chối của các tòa án phản ánh quan điểm về sự tôn trọng các đạo luật – ý chí chung của nhân dân và truyền thống đề cao tính tối cao của Nghị viện – cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra. Mặc dù các thẩm phán kiên quyết từ chối chức năng kiểm hiến, nhiều người đã đệ trình các dự luật đề xuất thiết lập tài phán Hiến pháp. Nhiều lần, từ năm 1903 đến 1925, các nghị sĩ như Charles Benoist đã đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1875 (trong nền Cộng hòa thứ III) để mở đường cho việc chấp nhận mô hình tài phán Hiến pháp của Mỹ. Theo quan điểm của họ, để bảo đảm các quyền và tự do của công dân và chống lại khả năng “sai lầm của đa số trong Ngh

BAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 _ MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Sách chuyên khảo) HÀ NỘI, 2013 CHỦ BIÊN - GS.TS Phan Trung Lý, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Ths Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Phó trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 NHÓM TÁC GIẢ GS.TS Nguyễn Đăng Dung (Chương III (cùng TS Đặng Minh Tuấn)) TS Vũ Công Giao (Chương I) TS Đặng Minh Tuấn (Chương II - Các nước Pháp (cùng TS Võ Trí Hảo), Campuchia, Angiêri, Tuynidi, Chương III (cùng GS.TS Nguyễn Đăng Dung) Phụ lục - Dịch thuật quy định Hiến pháp pháp luât nước liên quan) NCS Bùi Ngọc Sơn (Chương II - Các nước Môritani, Xênêgan Phụ lục – Dịch thuật quy định Hiến pháp pháp luât nước liên quan) TS Võ Trí Hảo (Chương II - Các nước Pháp (cùng TS Đặng Minh Tuấn), Cadắcxtan (cùng TS Lê Hưng Long), Libăng, Ethiopia Phụ lục – Dịch thuật quy định Hiến pháp pháp luât nước liên quan) NCS Trần Kiên (Chương II - Các nước Chad, Marốc Phụ lục Dịch thuật quy định Hiến pháp pháp luât nước liên quan) TS Lê Hưng Long (Chương II – Các nước Cadắcxtan (cùng TS Võ Trí Hảo), Libăng Phụ lục - Dịch thuật quy định Hiến pháp pháp luât nước liên quan) Nguyễn Thu Trang (Phụ lục - Dịch Luật Hội đồng Hiến pháp Cadắcxtan) BIÊN TẬP - Nguyễn Văn Phúc Phó trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Hồng Minh Hiếu Trung tâm Thơng tin, Thư viện Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội - Nguyễn Đức Lam Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội - Dương Thuỳ Dung Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội - Đặng Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội THAM GIA BÌNH LUẬN: - GS.TSKH Đào Trí Úc Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - GS.TS Thái Vĩnh Thắng Trưởng khoa Luật Hành – Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội LỜI NĨI ĐẦU Hiến pháp văn trị-pháp lý, đạo luật bản, luật gốc đất nước, phản ánh ý chí tồn dân, có vị trí đặc biệt quan trọng đời sống trị hệ thống pháp luật quốc gia Việc bảo đảm tính tối cao Hiến pháp, bảo đảm để tất chủ thể xã hội tôn trọng nghiêm chỉnh chấp hành quy định Hiến pháp vấn đề quốc gia giới quan tâm Ở Việt Nam, vấn đề tôn trọng bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối cao Hiến pháp đề cập trình xây dựng thực thi Hiến pháp Trong thời gian gần đây, với việc thực mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng chế bảo vệ Hiến pháp đặt văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng, theo cần nghiên cứu “xây dựng, hoàn thiện chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp hoạt động định quan công quyền” “xây dựng chế phán vi phạm Hiến pháp hoạt động lập pháp, hành pháp tư pháp”1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng tiếp tục yêu cầu “xây dựng bước hồn thiện chế, kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp hoạt động định quan công quyền”2 Thực chủ trương Đảng, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mặt đề nghị tiếp tục hoàn thiện chế bảo vệ Hiến pháp hành, tăng cường vai trò Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban Quốc hội quan có thẩm quyền khác Nhà nước việc giám sát, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, đồng thời tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy định thiết chế bảo vệ Hiến pháp chun trách theo mơ hình Hội đồng Hiến pháp Đây mơ hình quan bảo hiến số nước giới áp dụng cho phù hợp với nguyên tắc mơ hình tổng thể tổ chức máy Nhà nước nước ta Nhằm cung Báo cáo trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010), trang 333 - 396 Báo cáo trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X Đại hội đại biểu tòan tồn quốc lần thứ XI Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011), trang 247 cấp thêm thông tin tham khảo, phục vụ cho trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, việc cho xuất phát hành “Một số vấn đề Hiến pháp nước giới”, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức biên soạn sách chuyên khảo Hội đồng Hiến pháp số nước Mục đích chủ yếu sách giới thiệu cấu tổ chức, thẩm quyền, cách thức thực tiễn hoạt động Hội đồng Hiến pháp, từ rút kinh nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng thiết chế bảo vệ Hiến pháp nước ta Ban biên tập xin trân trọng cảm ơn vị đại biểu Quốc hội, đồng chí lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên gia dành thời gian đọc góp ý để hồn thiện sách; cảm ơn giáo sư, giảng viên Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội tham gia nghiên cứu, biên soạn, bình luận nội dung sách; cán bộ, chuyên viên thuộc Văn phòng Quốc hội dành nhiều thời gian để hỗ trợ cơng tác hành biên tập Mặc dù có nhiều cố gắng việc biên soạn khơng tránh khỏi sai sót, hạn chế, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kính mong tiếp tục nhận đóng góp ý kiến để nội dung sách tiếp tục hoàn thiện lần xuất sau GS.TS PHAN TRUNG LÝ Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 MỤC LỤC CHƯƠNG I: CÁC MƠ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP 1.1 Khái niệm bảo vệ Hiến pháp 1.2 Quá trình hình thành chế bảo vệ Hiến pháp II CÁC MƠ HÌNH CƠ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP 2.1 Khái quát 2.2 Nghị viện 10 2.3 Hội đồng Hiến pháp 11 2.4 Tòa án Hiến pháp 12 2.5 Tòa án thường 14 CHƯƠNG II MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 16 I HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HÒA PHÁP 16 1.1 Quá trình hình thành phát triển 16 1.2 Khuôn khổ pháp lý 20 1.3 Cơ cấu tổ chức 20 2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 23 2.5 Thực tiễn hoạt động 29 II HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CAMPUCHIA 32 2.1 Quá trình hình thành phát triển 32 2.2 Khuôn khổ pháp lý 33 2.3 Cơ cấu tổ chức quy trình, thủ tục 33 2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 36 2.5 Thực tiễn hoạt động 43 III HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CADẮCXTAN 44 3.1 Quá trình hình thành phát triển 44 3.2 Khuôn khổ pháp lý 44 3.3 Cơ cấu tổ chức 45 3.4 Thẩm quyền 46 3.5 Thực tiễn hoạt động 48 IV HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP ANGIÊRI 51 4.1 Quá trình hình thành phát triển 51 4.2 Khuôn khổ pháp lý 52 4.3 Cơ cấu tổ chức quy trình, thủ tục hoạt động 52 i 4.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 56 4.5 Thực tiễn hoạt động 58 V HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MÔRITANI 59 5.1 Quá trình hình thành phát triển 59 5.2 Khuôn khổ pháp lý 61 5.3 Cơ cấu tổ chức 61 5.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 62 5.5 Thực tiễn hoạt động 64 VI HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CỘNG HOÀ CHAD 67 6.1 Quá trình hình thành phát triển 67 6.2 Khuôn khổ pháp lý 69 6.3 Cơ cấu tổ chức 70 6.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 72 6.5 Thực tiễn hoạt động 75 VII HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP TUYNIDI 77 7.1 Quá trình hình thành phát triển 77 7.2 Khuôn khổ pháp lý 77 7.3 Cơ cấu tổ chức 78 7.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 80 7.5 Thực tiễn hoạt động 84 VIII HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP XÊNÊGAN 86 8.1 Quá trình hình thành phát triển 86 8.2 Khuôn khổ pháp lý 87 8.3 Cơ cấu tổ chức 88 8.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 88 8.5 Thực tiễn hoạt động 90 IX HỘI ĐỒNG ĐIỀU TRA HIẾN PHÁP ETHIOPIA 92 9.1 Quá trình hình thành phát triển 92 9.2 Khuôn khổ pháp lý, cấu tổ chức, thẩm quyền 94 9.3 Thực tiễn hoạt động 97 X HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP MARỐC 100 10.1 Quá trình hình thành phát triển 100 10.2 Khuôn khổ pháp lý 102 10.3 Cơ cấu tổ chức 103 10.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 104 10.5 Thực tiễn hoạt động 106 ii XI HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP LIBĂNG 109 11.1 Quá trình hình thành, phát triển 109 11.2 Khuôn khổ pháp lý 111 11.3 Cơ cấu tổ chức 111 11.4 Nhiệm vụ, quyền hạn 113 11.5 Thực tiễn hoạt động 114 CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 116 I Cơ sở hình thành Hội đồng Hiến pháp 116 II Khuôn khổ pháp lý Hội đồng Hiến pháp 120 III Cơ cấu tổ chức Hội đồng Hiến pháp 120 IV Nhiệm vụ quyền hạn Hội đồng Hiến pháp 122 V Thực tiễn hoạt động Hội đồng Hiến pháp 123 VI Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp Việt Nam 125 PHỤ LỤC: Tuyển chọn quy định Hiến pháp pháp luật tổ chức hoạt động Hội đồng Hiến pháp số nước 129 Cộng hoà Pháp 129 Campuchia 134 Cadắcxtan 136 Angiêri 160 Môritani 163 Chad 165 Tuynidi 167 Xênêgan 170 Ethiopia 172 10 Marốc 174 11 Libăng 175 iii CÁC MINH HOẠ Các bảng Bảng 1: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến toàn giới Bảng 2: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến khu vực Châu Âu Bảng 3: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến khu vực Châu Phi Bảng 4: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến khu vực Trung Đông .7 Bảng 5: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến khu vực Châu Á Châu Đại dương Bảng 6: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến khu vực Bắc Mỹ Bảng 7: Tỷ lệ hình thức quan bảo hiến khu vực Trung Nam Mỹ Bảng 8: Bảng phân tích so sánh thẩm quyền hai mơ hình 104 Bảng 9: Bảng thống kê thành viên Hội đồng Hiến pháp bầu từ Nghị viện năm 2008 112 Các hình: Hình 1: Quy định chế bảo hiến Hiến pháp nước giới (từ 1803 đến sau năm 2000) Hình 2: Các nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng Hiến pháp Campuchia 36 Hình 3: Quyền đề nghị lên Hội đồng Hiến pháp Campuchia 39 Hình 4: Thẩm quyền thủ tục giải Hội đồng Hiến pháp Campuchia 42 Hình 5: Quy trình kiểm hiến trước 83 Các hộp Hộp 1: Vụ Marbury kiện Madison .3 iv (1) Hội đồng Hiến pháp đánh giá tính hợp pháp việc bầu cử Tổng thống nước Cộng hòa (2) Hội đồng xem xét khiếu nại bầu cử công bố kết bầu cử Điều 84 (Phán bầu cử) Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng Hiến pháp phán tính hợp pháp việc bầu cử Hạ nghị sỹ Thượng nghị sỹ Điều 85 (Đánh giá trưng cầu ý dân) Hội đồng Hiến pháp đánh giá tính hợp pháp trưng cầu ý dân công bố kết Điều 86 (Kiểm hiến trước) (1) Các luật tổ chức trước công bố, nội quy Thượng viện Hạ viện trước áp dụng phải đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp để xác định xem chúng có phù hợp với Hiến pháp hay khơng (2) Với mục đích tương tự, luật trước cơng bố đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp Tổng thống Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viên, Chủ tịch Thượng viện, 1/3 số thành viên Hạ viện, 1/3 số thành viên Thượng viện (3) Trong trường hợp đề cập hai khổ nói trên, Hội đồng Hiến pháp phán vòng tháng Tuy nhiên, theo yêu cầu Tổng thống, khẩn cấp, thời gian giảm xuống tuần (4) Trong trường hợp nói trên, việc đệ trình luật lên Hội đồng Hiến pháp tạm hoãn việc ban hành chúng Điều 87 (Phán chung thẩm, có tính bắt buộc thi hành) (1) Một quy phạm tuyên bố bất hợp hiến không ban hành không đem thi hành (2) Quyết định Hội đồng Hiến pháp bảo vệ nguyên tắc hậu định án (res judicata) (3) Quyết định Hội đồng Hiến pháp bị kháng cáo Nó phải tuân thủ tất quan công quyền tất quan hành chính, tư pháp Điều 88 (Luật tổ chức) 164 Một đạo luật tổ chức quy định tổ chức, hoạt động Hội đồng Hiến pháp, thủ tục cần tuân theo, có giới hạn thời gian việc đệ đơn lên Hội đồng Chad 6.1 Hiến pháp1 Chương VII Hội đồng Hiến pháp Điều 159 Nay thiết lập Hội đồng Hiến pháp Điều 160 Hội đồng Hiến pháp có thành viên, gồm (3) thẩm phán (6) luật gia cao cấp, định sau: Hai thẩm phán luật gia cao cấp Tổng thống định Một thẩm phán luật gia cao cấp Chủ tịch Quốc hội bổ nhiệm Nhiệm kì thành viên Hội đồng Hiến pháp năm không gia hạn Cứ sau năm lần, phần ba số thành viên Hội đồng Hiến pháp bổ nhiệm Thành viên Hội đồng Hiến pháp bị bãi miễn khỏi chức vụ nhiệm kì họ, trừ trường hợp bị kết tội, từ chức lực đảm nhiệm chức vụ lâu dài Thành viên Hội đồng Hiến pháp phải người có chun mơn, có đạo đức tốt trung thực Điều 161 Hội đồng Hiến pháp phán tính hợp hiến đạo luật, điều ước quốc tế Hội đồng tuyên bố kết bầu cử Tổng thống quan lập pháp Hội đồng xem xét tính hợp pháp tuyên bố kết trưng cầu dân ý Được ban hành năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 2005 165 Hội đồng phải định tính hợp hiến đạo luật tổ chức trước ban hành quy định thủ tục Quốc hội trước áp dụng Hội đồng xác nhận lời tuyên thệ Tổng thống đắc cử Hội đồng quan điều hòa chức thiết chế nhà nước hoạt động quan công quyền Hội đồng giải tranh chấp quan nhà nước Điều 162 Thành viên Hội đồng Hiến pháp không đồng thời thành viên phủ, hay người đảm nhiệm chức danh bầu cử nào, công chức đảm nhận cơng việc lợi nhuận khác Điều 163 Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp thành viên Hội đồng bầu với nhiệm kì năm bầu lại Điều 164 Trước nhậm chức, thành viên Hội đồng phải tuyên thệ sau: “Tôi xin tuyên thệ thực thi cách tận tâm trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ trung lập thẩm quyền, đảm bảo tôn trọng Hiến pháp hành xử cách trung thành liêm khiết việc thực thi nhiệm vụ.” Điều 165 Theo yêu cầu Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội 1/10 số đại biểu Quốc hội, Hội đồng Hiến pháp phải phán tính hợp hiến đạo luật trước ban hành Điều 166 Bất kì cơng dân nêu tính vi hiến đạo luật tòa án xét xử vụ việc có liên quan Trong trường hợp này, tòa án phải tạm hỗn xét xử vụ việc chuyển vấn đề tính hợp hiến đạo luật cho Hội đồng Hiến pháp xem xét thời hạn tối đa 45 ngày Điều 167 Hội đồng Hiến pháp xem xét kết luận văn vòng 15 ngày 166 Trong số trường hợp cấp thiết, theo đề nghị Chính phủ, thời hạn nói rút xuống ngày Trong trường hợp đó, việc xem xét Hội đồng Hiến pháp tạm hỗn thời gian cơng bố văn Điều 168 Một đạo luật ban hành hay áp dụng điều khoản bị tuyên bố vi hiến Điều 169 Quyết định Hội đồng bị kháng cáo Quyết định Hội đồng có giá trị bắt buộc với quan cơng quyền tòa án thường, tòa án hành hay tòa án qn Điều 170 Các thẩm quyền, tổ chức, hoạt động Hội đồng Hiến phápcũng quyền miễn trừ thành viên Hội đồng đạo luật tổ chức quy định Tuynidi 7.1 Hiến pháp1 Điều 35 Những vấn đề không thuộc lĩnh vực quy định luật thuộc quyền lập quy Các văn vấn đề sửa đổi sắc lệnh theo ý kiến Hội đồng Hiến pháp (Sửa đổi ngày 1/6/2002) Tổng thống phản đối khơng phù hợp tất đạo luật sửa đổi luật xâm phạm đến lĩnh vực lập quy Tổng thống đưa vấn đề lên Hội đồng Hiến pháp phán thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đề nghị (Sửa đổi ngày 27/10/1997) Điều 40 Bất kỳ cơng dân có quốc tịch Tuynidi, theo đạo Hồi, có bố, mẹ, ơng bà nội ngoại có quốc tịch Tuynidi liên tục, ứng cử Tổng thống (Sửa đổi ngày 26/7/1988) Ngoài ra, vào ngày ứng cử Tổng thống, ứng cử viên phải 40 tuổi nhiều 75 tuổi hưởngtất quyền dân trị Được ban hành năm 1959 sửa đổi, bổ sung vào năm 1995, 1998, 2002 167 Ứng cử viên giới thiệu số lượng định thành viên Hạ viện chủ tịch tỉnh phù hợp với hình thức điều kiện Bộ luật bầu cử quy định Các hồ sơ ứng cử vào sổ hồ sơ đặc biệt Hội đồng Hiến pháp quản lý Hội đồng Hiến pháp kết luận tính hợp pháp hồ sơ ứng cử, tuyên bố kết bầu cử xem xét khiếu nại lên Hội đồng Hiến pháp vấn đề theo quy định Bộ luật bầu cử (Sửa đổi ngày 1/6/2002) Điều 57 Trong trường hợp khuyết chức danh Tổng thống từ trần, từ chức lực hoàn toàn, Hội đồng Hiến pháp họp xác nhận việc khuyết chức danh Tổng thống đa số tuyệt đối thành viên Hội đồng Hiến pháp tuyên bố vấn đề để gửi cho Chủ tịch Thượng viện Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện trao quyền thực chức Tổng thống lâm thời khoảng thời gian từ 45 ngày đến 60 ngày Nếu việc khuyết chức danh Tổng thống xảy đồng thời với giải tán Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện tạm thời trao quyền thực chức Tổng thống khoảng thời gian tương tự Chương IX Hội đồng Hiến pháp Điều 72 Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến pháp dự luật theo đệ trình Tổng thống Việc đề nghị Hội đồng Hiến pháp kiểm hiến bắt buộc dự luật tổ chức, dự luật quy định Điều 47 Hiến pháp, dự luật phương thức áp dụng Hiến pháp, quốc tịch, vị pháp lý cá nhân, nghĩa vụ, xác định tội phạm, vi phạm hình phạt áp dụng, thủ tục tố tụng tòa án, ân xá, nguyên tắc tài sản quyền, giáo dục, y tế công cộng, luật lao động an sinh xã hội Tương tự, Tổng thống bắt buộc phải đệ trình Hội đồng Hiến pháp xem xét điều ước quy định Điều Hiến pháp Tổng thống đề nghị Hội đồng Hiến pháp xem xét vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động thiết chế nhà nước (Sửa đổi ngày 6/11/1995) 168 Hội đồng Hiến pháp phán khiếu nại liên quan đến bầu cử thành viên Hạ viện Thượng viện Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp pháp trưng cầu ý dânvà tuyên bố kết trưng cầu ý dân Luật bầu cử quy định thủ tục vấn đề (Sửa đổi ngày 1/6/2002) Điều 73 Các dự luật Tổng thống đệ trình Hội đồng Hiến pháp trước chuyển sang Hạ viện đưa trưng cầu ý dân Trong thời hạn công bố đăng tải theo quy định Điều 52 Hiến pháp, Tổng thống đệ trình Hội đồng Hiến pháp sửa đổi liên quan đến nội dung dự luật thơng qua Hạ viện trước đệ trình Hội đồng Hiến pháp theo quy định Điều này.Tổng thống thông báo điều cho Chủ tịch Hạ viện Trong trường hợp này, thời hạn nói lùi lại Tổng thống nhận ý kiến Hội đồng Hiến pháp;thời gian tạm hoãn không tháng (Sửa đổi ngày 6/11/1995) Điều 74 Trong trường hợp việc đệ trình Hội đồng bắt buộc theo quy định Điều 72, sau thơng qua,Tổng thống đệ trình Hội đồng Hiến pháp dự luật hạ nghị sỹ đề xuất khoảng thời gian công bố đăng tải theo quy định Điều 52 Tổng thống thông báo điều cho Chủ tịch Hạ viện Trong trường hợp này, quy định đoạn ba Điều 73 áp dụng (Sửa đổi ngày 6/11/1995) Nội quy Hạ viện Nội quy Thượng viện phải đệ trình Hội đồng Hiến pháp trước áp dụng để kiểm tra phù hợp tương hợp quy chế với Hiến pháp (Sửa đổi ngày 1/6/2002) Điều 75 Ý kiến Hội đồng Hiến pháp phải nêu lý Ý kiến Hội đồng Hiến pháp có giá trị bắt buộc tất quan công quyền trừ vấn đề quy định đoạn ba Điều 72 Hiến pháp Tổng thống chuyển cho Hạ viện Thượng viện dự luật Hội đồng Hiến pháp kiểm tra theo quy định đoạn thứ Điều 73 Hiến pháp, kèm theo văn có ý kiến Hội đồng Hiến pháp 169 Tổng thống chuyển cho Hạ viện văn có ý kiến Hội đồng Hiến pháp trường hợp quy định đoạn hai Điều 73 đoạn thứ Điều 74 Hiến pháp Các định Hội đồng Hiến pháp vấn đề liên quan đến bầu cử có giá trị chung thẩm bị khiếu nại Hội đồng Hiến pháp gồm chín thành viên có quyền hạn khơng phụ thuộc tuổi tác, bốn thành viên bao gồm Chủ tịchđược Tổng thống bổ nhiệm, hai thành viên Chủ tịch Hạ viện lựa chọn, có nhiệm kỳ ba năm bổ nhiệm lại hai lần, ba thành viên bổ nhiệm đương nhiên: Chánh Tòa phá án, Chánh tòa Hành tối cao Chánh tòa kiểm tốn Các thành viên Hội đồng Hiến pháp thực chức Chính phủ Nghị viện Các thành viên Hội đồng Hiến pháp không đảm nhiệm chức quan trị, cơng đồn tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến trung lập độc lập họ Luật quy định trường hợp không kiêm nhiệm khác có Luật đặt bảo đảm cần thiết cho thành viên Hội đồng Hiến pháp để họ thực thi hoạt động, đặt quy chế hoạt động thủ tục Hội đồng Hiến pháp (Sửa đổi ngày 1/6/2002) Xênêgan 8.1 Hiến pháp1 Điều 74 Hội đồng Hiến pháp họp để xem xét tính hợp hiến luật có đề nghị của: Tổng thống Cộng hòa, vòng sáu ngày sau đạo luật thông qua chuyển đến cho Tổng thống Một số lượng hạ nghị sĩ tương đương với 10% tổng số thành viên Hạ viện, vòng sáu ngày sau đạo luật thơng qua Một số lượng thượng nghị sĩ tương đương với 10% tổng số thành viên Thượng viện vòng sáu ngày sau đạo luật thông qua Điều 75 Được ban hành năm 2001 170 Trong trường hợp đạo luật xem xét tính hợp hiến trước cơng bố, thời gian cơng bố bị hỗn lại có kết phiên thảo luận lần thứ hai Quốc hội đạo luật có định Hội đồng Hiến pháp tuyên bố đạo luật phù hợp với Hiến pháp Điều 83 Nếu quy trình lập pháp, dự án luật đề nghị sửa đổi luật không thuộc phạm vi điều chỉnh luật, Thủ tướng thành viên khác Chính phủ phản đối tiếp nhận chúng Trong trường hợp có bất đồng, Hội đồng Hiến pháp, theo yêu cầu Tổng thống Cộng hòa, Quốc hội, Thượng viện, Thủ tướng, đưa định vòng ngày Điều 88 Quyền tư pháp quyền độc lập khỏi quyền lập pháp quyền hành pháp Nó thực Hội đồng Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án kiểm tốn, tòa án thường tòa án đặc biệt Điều 89 Hội đồng Hiến pháp gồm thành viên, có Chủ tịch, Phó Chủ tịch thẩm phán, có nhiệm kỳ năm Cứ năm, Chủ tịch hai thành viên khác Hội đồng thay theo thứ tự dựa ngày hết hạn nhiệm kỳ họ Thành viên Hội đồng Hiến pháp Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm Điều kiện để bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Hiến pháp đạo luật tổ chức quy định Các thành viên Hội đồng Hiến pháp tái nhiệm Chức vụ thành viên Hội đồng Hiến pháp bị kết thúc trước thời hạn lý khả thể chế điều kiện đạo luật tổ chức quy định Điều 92 Hội đồng Hiến pháp định tính hợp hiến luật, quy chế nội Nghị viện điều ước quốc tế, tranh chấp thẩm quyền quan lập pháp hành pháp, ngoại lệ tính chất bất hợp hiến nêu Tòa án tối cao Phán Hội đồng Hiến pháp bị kháng cáo Nó có hiệu lực tất quan công quyền nhà chức trách hành tư pháp Điều 93 171 Trừ trường hợp phạm tội tang, thành viên Hội đồng Hiến pháp bị bắt, truy tố, xét xử tội phạm hình với đồng ý Hội đồng với điều kiện tương tự điều kiện thành viên Tòa án tối cao Tòa kiểm tốn Điều 97 Nếu Hội đồng Hiến pháp tuyên bố điều ước quốc tế chứa đựng điều khoản mâu thuẫn với Hiến pháp, việc phê chuẩn hay thông qua điều ước quốc tế thực sau sửa đổi Hiến pháp Ethiopia 9.1 Hiến pháp1 Chương VI: Các viện liên bang Phần 2: Thượng viện (Viện liên bang) Điều 62: Quyền lực chức Thượng viện (1) Thượng viện có thẩm quyền giải thích hiến pháp (2) Thượng viện tổ chức Hội đồng điều tra hiến pháp (3) Theo quy định Hiến pháp, Thượng viện định vấn đềliên quan đến quyền tự quyết, bao gồm quyền ly khai dân tộc, sắc tộc nhân dân (4) Thượng viện thúc đẩy bình đẳng dân tộcở Ethiopia long trọng ghi nhận hiến pháp thúc đẩy thống dựa đồng thuận tương hỗ (5) Thượng viện thực thi quyền lực chức trao cho Thượng việnvà Hạ viện (6) Thượng viện nỗ lực tìm giải pháp tranh chấp hiểu lầm phát sinh tiểu bang (7) Thượng viện định phân chia nguồn thu xuất phát từ nguồn thuế chung Liên bang tiểu bang trợ cấp mà quyền liên bang cung cấp cho tiểu bang Bản hiến pháp sửa đổi vào tháng 12 năm 1994 có hiệu lực vào tháng năm 1995, nên có tác giả gọi Hiến pháp 1995, có tác giả lại lấy ngày thơng qua hiến pháp gọi Hiến pháp 1994 172 (8) Thượng viện xác định vấn đề dân cần phải có luật Hạ viện ban hành (9) Thượng viện chấp thuận can thiệp Liên bang vào tiểu bang có vi phạm hiến pháp đe dọa trật tự hiến pháp (10) Thượng viện thiết lập ủy ban lâm thời thường trực (11) Thượng viện bầu Chủ tịch Phó chủ tịch Thượng viện thơng qua quy chế hành chính, nội quy (của Thượng viện) Chương IX: Cấu trúc quyền lực tòa án1 Điều 82: Cấu trúc Hội đồng điều tra hiến pháp (1) Hiến pháp lập Hội đồng điều tra hiến pháp (2) Hội đồng điều tra hiến pháp gồm 11 thành viên, bao gồm: (a) Chánh án Tòa án tối cao làm Chủ tịch Hội đồng điều tra hiến pháp; (b) Phó chánh án Tòa án tối cao làm Phó chủ tịch Hội đồng điều tra hiến pháp; (c) Sáu chun gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt Tổng thống liên bang bổ nhiệm theo đề xuất Hạ viện; (d) Ba thành viên Thượng viện lựa chọn số thượng nghị sĩ (3) Hội đồng điều tra hiến pháp thành lập cấu tổ chức để bảo đảm thực thi kịp thời nhiệm vụ Điều 83: Giải thích hiến pháp (1) Tất tranh chấp hiến pháp định Thượng viện; (2) Thượng viện định vòng ba mươi ngày sau Hội đồng điều tra hiến pháp đệ trình tranh chấp hiến pháp lên Thượng viện Điều 84: Quyền lực chức Hội đồng điều tra hiến pháp Hội đồng điều tra hiến pháp Thượng viện lập ra, hỗ trợ cho chức giải thích hiến pháp Thượng viện, điều khoản quy định Hội đồng điều tra hiến pháp lại đặt Chương IX: cấu trúc quyền lực tòa án, thay cho đặt Chương VI: Các viện liên bang Hiện Ethiopia sửa đổi Hiến pháp, theo dự thảo sửa đổi, Hội đồng điều tra hiến pháp đơi thành Tòa án Hiến pháp giúp Thượng viện giải thích Hiến pháp 173 (1) Hội đồng điều tra hiến pháp có thẩm quyền xem xét tranh chấp vấn đề hiến pháp Trong trường hợp thấy cần thiết phải giải thích Hiến pháp, Hội đồng đệ trình đề xuất lên Thượng viện (2) Hội đồng điều tra hiến pháp, sau kiểm tra yêu cầu (khiếu kiện hiến pháp) chuyển tới Hội đồng tòa án bên tranh chấp liên quan đến việc luật pháp liên bang tiểu bang mâu thuẫn với hiến pháp này, đệ trình kết kiểm tra cho Thượng viện định cuối (3) Khi vấn đề giải thích hiến pháp phát sinh tòa án khác, Hội đồng điều tra hiến pháp theo thủ tục sau đây: (a) Nếu cho khơng có lý phải giải thích hiến pháp Hội đồng trả lại vụ việc tới tòa án có thẩm quyền Tuy nhiên, bên tranh chấp không thỏa mãn với định Hội đồngcó thể kháng cáo lên Thượng viện (b) Nếu cho cần phải giải thích Hiến pháp, Hội đồng đệ trình ý kiến lên Thượng viện định chung thẩm (4) Hội đồng điều tra hiến pháp dự thảo thủ tục hoạt động mình, đệ trình dự thảo để Thượng viện phê chuẩn thực thi theo thủ tục phê chuẩn 10 Marốc 10.1 Hiến pháp1 Chương VI Hội đồng Hiến pháp Điều 78 Nay thiết lập Hội đồng Hiến pháp Điều 79 Hội đồng Hiến pháp có thành viên Quốc vương bổ nhiệm với nhiệm kì năm Sau tham vấn nhóm Quốc hội, thành viên khác bổ nhiệm với nhiệm kì tương tự, nửa Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm, nửa Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm Một phần ba số thành viên nhóm bổ nhiệm ba năm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Được ban hành năm 1996 174 Quốc vương bổ nhiệm số thành viên lựa chọn Quốc vương Chủ tịch thành viên Hội đồng Hiến pháp không tái bổ nhiệm Điều 80 Một đạo luật tổ chức quy định tổ chức, hoạt động Hội đồng Hiến pháp thủ tục mà Hội đồng áp dụng, đặc biệt thủ tục liên quan đến thời hạn giải tranh chấp đệ trình đến Hội đồng Tương tự, Luật quy định chức bị xem xung đột với chức thành viên Hội đồng, điều kiện cho hai lần bổ nhiệm sau ba năm, thủ tục thay thành viên khơng làm việc từ chức chết Điều 81 Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền theo quy định điều khoản Hiến pháp luật tổ chức quy định Ngoài ra, Hội đồng định giá trị bầu cử thành viên Nghị viện trưng cầu dân ý Các luật tổ chức – trước ban hành quy định thủ tục Viện – trước áp dụng phải đệ trình đến Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợp hiến Cùng với mục đích nêu trên, đạo luật thường trước ban hành đệ trình đến Hội đồng theo yêu cầu Quốc vương, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, ¼ tổng số đại biểu hai viện Hội đồng Hiến pháp có tháng để phán trường hợp đặc biệt nêu hai đoạn Tuy nhiên, trường hợp khẩn cấp, thời hạn giảm xuống ngày theo yêu cầu phủ Liên quan đến trường hợp này, dự luật đệ trình đến Hội đồng xem xét thời hạn ban hành luật theo quy định tạm hỗn Khơng có điều khoản vi hiến ban hành hay áp dụng Quyết định Hội đồng Hiến pháp bị kháng án Các định Hội đồng có giá trị bắt buộc với quan cơng quyền, quan hành tư pháp 11 Libăng 11.1 Hiến pháp1 Được ban hành năm 1989 175 Điều 19 Một Hội đồng Hiến pháp thành lập nhằm kiểm tra tính hợp hiến đạo luật phân xử xung đột phát sinh trình bầu cử Nghị viện bầu cử Tổng thống Tổng thống, Chủ tịch Nghị viện, Thủ tướng với thành viên Chính phủ có quyền tham khảo ý kiến Hội đồng Hiến pháp vấn đề liên quan đến tính hợp hiến đạo luật Những lãnh tụ tinh thần người đứng đầu cộng đồng tơn giáo có quyền tham khảo ý kiến Hội đồng vấn đề liên quan đến quyền tự cơng dân, tự tính ngưỡng giáo dục tơn giáo Ngun tắc hình thức hoạt động Hội đồng Hiến pháp quy định đạo luật riêng biệt 9.2 Luật Hội đồng Hiến pháp Libăng Điều Hội đồng Hiến pháp gồm 10 thành viên Nghị viện cử thành viên dựa kết bầu chọn theo đa số Trong bầu chọn thành viên hội đồng, có kết hòa, ứng viên lớn tuổi chiến thắng Chính phủ cử thành viên lại theo chế bầu với tỷ lệ hai phần ba số phiếu bầu Điều Thành viên Hội đồng Hiến pháp lựa chọn theo tiêu chí sau: - Từ thẩm phán có kinh nghiệm xét xử lĩnh vực tư pháp, hành chính, tài tối thiểu 25 năm, từ giảng viên, giáo sư chuyên ngành luật có kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu 25 năm - Là công dân Libăng với thời hạn 10 năm, yêu nước quyền cơng dân, khơng có tiền án, tiền - Có độ tuổi từ 50 đến 70 Điều Từ thời điểm Luật có hiệu lực, phần hai số lượng thành viên Hội đồng hết nhiệm kỳ sau năm Họ lựa chọn ngẫu nhiên Năm thành viên bổ nhiệm có nhiệm kỳ năm bầu theo quy định Luật Trong trường hợp vị trí thành viên bị bỏ trống từ chức, khuyết tật, chết lý khác, Hội đồng có trách nhiệm cơng bố thức vị trí bị 176 bỏ trống để tiến hành bầu chọn thay Việc bầu chọn thay thực vòng tháng kể từ ngày thông báo Thành viên tiếp tục nhiệm kỳ bỏ trống Thành viên miễn trừ quy định “thay nửa số lượng thành viên” thời hạn nhiệm kỳ lại năm Hơn nữa, vắng mặt khỏi vị trí thành viên Hội đồng từ năm trở lên bị xem từ chức thức Điều Không thành viên Hội đồng Hiến pháp kiêm nhiệm chức vụ Chính phủ, Nghị viện tổ chức công hay dân khác Điều Trong nhiệm kỳ mình, thành viên Hội đồng Hiến pháp không tiếp tục làm việc khối công cộng tư nhân, nhiên, vai trò giảng dạy tham gia hội nghị quốc tế bảo lưu Bất kỳ thành viên vi phạm đương nhiên bị xem tự nguyện từ bỏ tư cách thành viên Hội đồng Hiến pháp có quyền tuyên bố từ bỏ định đưa dựa sở biểu đa số Trong trường hợp này, việc bầu thành viên tiến hành theo thủ tục quy định Điều Nếu thành viên Hội đồng Hiến pháp luật sư hoạt động công ty luật, tư cách thành viên cơng ty luật bị đình khôi phục lại sau người thức rời khỏi Hội đồng Hiến pháp Điều 12 Các định Hội đồng Hiến pháp thơng qua theo ngun tắc đa số với thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu biểu Tỷ lệ áp dụng vụ việc liên quan đến việc phê chuẩn tính hợp hiến đạo luật giải tranh chấp khiếu nại phát sinh từ bầu cử Nghị viện Quyết định Chủ tịch Hội đồng thành viên có mặt ký tên thông qua Những ý kiến phản đối thành viên ghi bên trước ký tên Những ý kiến bất đồng, thế, xem phần tách rời Quyết định công bố, lưu hành Điều 18 Hội đồng Hiến pháp phê chuẩn tính hợp hiến đạo luật văn quy phạm pháp luật khác Trong trường hợp, chế tư pháp ngồi Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền phê chuẩn thơng qua 177 khiếu nại trực tiếp cáo buộc gián tiếp trường hợp phát vi hiến Điều 22 Trong phán mình, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố đạo luật vi hiến phần, vi hiến toàn xung đột với Hiến pháp hành Nếu phán Hội đồng tuyên bố phần đạo luật trái với Hiến pháp, phần vi hiến xác định thời hạn định để trở nên vô hiệu Phần vô hiệu bị xem không tồn khơng sử dụng giới hạn định Hội đồng Điều 23 Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền định tư cách Chủ tịch nước, Chủ tịch Nghị viện qua kết bầu cử Điều 24 Hội đồng Hiến pháp định tính hợp lệ tư cách Nghị sĩ ứng cử viên Nghị viện dựa khiếu nại ứng viên thua Các khiếu nại phải tiến hành địa phương bầu cử thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết bầu cử thức công bố 178 ... nước phân biệt nomos (văn pháp luật có hiệu lực tối cao Hiến pháp) psephisma (văn pháp luật có hiệu lực thấp hơn) Một psephisma, nội dung quy định vấn đề gì, khơng trái với nomos, trái bị coi... Changing Landscape of Modern Constitutionalism: Transitional Perspective” (1) National Taiwan University Law Review (2009) 153 Nguồn: Tom Ginsburg, Judicial Review in New Democracies: Constitutional... sau: Angiêri; Bờ Biển Ngà; Cadắcxtan; Campuchia; Chad; Comoros; Dibuti; Ethiopia; Iran; Libăng; Marốc; Mơdămbích; Mơritani; Pháp; Xênêgan; Timor Leste; Tuynidi1 Do giới hạn sách nguồn tài liệu tham

Ngày đăng: 16/11/2019, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan