1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN “ một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mâm non”

23 731 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 241 KB

Nội dung

Ngoài ra, nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khảnăng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giáccủa mình, biết cách ứng xử phù h

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Việc

bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội vàcủa mỗi gia đình Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọngtrong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách chotrẻ sau này Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, độnglực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ

Chính vì vậy mà vào đầu thập kỉ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như WHO(Tổ chức y tế thế giới), UNICEF ( Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc),UNESCO ( Tổ chức giáo dục , khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc) đã chung sứcxây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em “ Bởi lẽ những thửthách mà trẻ em và thanh niên đang phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn lànhững kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất”

Ngoài ra, nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khảnăng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giáccủa mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơbản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tậpcủa trẻ tại trường

Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phươngpháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực vớinhững người khác, giúp cho trẻ sớm được hình thành và tôn vinh các giá trị đíchthực của mình, để trẻ có một nhân cách phát triển toàn diện,bền vững, có khả năngthích ứng với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống

Ở Việt nam, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “ Xâydựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự thamgia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường

và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo Trong các mụctiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) có mục tiêu giáo dục phát triển tìnhcảm và kỹ năng xã hội Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung quan trọng cần đưa

vào giáo dục trẻ là giáo dục một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Về phía các bậc cha mẹ trẻ: cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao

để kích thích tính tích cực học tập của trẻ Cha mẹ nào cũng muốn con mình được

Trang 2

tham gia và trải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đótrẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứngphó với các tình huống trong cuộc sống Đặc biệt, khi trẻ chuẩn bị vào lớp một,các bậc phụ huynh lại luôn lo lắng liệu rằng con mình có đủ sức khỏe và khả năng

để theo học thật tốt cùng các bạn ở trường tiểu học hay không

Đối với giáo viên mầm non: Giáo viên thường tập trung lo lắng đối vớinhững trẻ có một số vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những nămtháng đầu tiên trẻ đến trường Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khảnăng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều nàylàm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy Vì vậy, giáo viênphải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năngsống (KNS) cơ bản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp và có cácthói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày

Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giátrị sống để phát triển nhân cách,đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều

kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanhcòn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tìnhhuống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sựgiúp đỡ từ người khác….Do đó, việc dạy KNS cho trẻ là rất cần thiết bởi KNSthúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xửphù hợp ngay từ độ tuổi mầm non

Với vai trò là cô giáo mầm non, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm saophải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộcsống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ Mộttập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát

triển ở nhóm lớp Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.

2: Tên sáng kiến

“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mâm non”.

3 Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: Lê Thị Hường

Địa chỉ: Trường Mầm non Đại Tự - Huyện Yên lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Số điện thoại: 01639444212; Email: lehuongmndt@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Trang 3

Lê Thị Hường -Trường Mầm non Đại Tự - Yên lạc - Vĩnh Phúc.

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.

- Lĩnh vực giáo dục tình cảm xã hội.

- Giáo dục kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

6 Ngày sáng kiến được áp ụng.

Sáng kiến được áp dụng từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018

7 mô tả bản chất sáng kiến.

7.1 Cơ sở lý luận.

Xã hội ngày nay có vô số những mối nguy hiểm, khó khăn với con người,đặc biệt là với trẻ em Trẻ em có thể bị xâm hại, bị bóc lột sức lao động, bị bắtcóc, các mối đe dọa từ tai nạn thương tích và xu thế học tập tiến bộ … Với vốnkiến thức hạn chế và sức khỏe còn yếu của mình, nếu trẻ không có các KNS phùhợp sẽ đẩy lùi sự phát triển toàn diện của trẻ

Mặc dù phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tậptrung nhiều nội dung chung cho bậc học mầm non, tuy nhiên nhiều GV chưa hiểusâu về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những KNS cơ bản nào, chưa biếtvận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻmầm non một cách linh hoạt và hiệu quả

Trong thực tế , một số năm học trước, với yêu cầu sử dụng công nghệ thôngtin đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò

chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí chưa dành thời gian cho trẻvui chơi nên chưa đáp ứng được đặc điểm “ vui chơi là hoạt động chủ đạo” và “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non là nội dung rất quantrọng , nội dung này được thực hiện càng sớm càng tốt.Thông qua nội dung giáodục giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những việc nên làm vàviệc không nên làm Từ đó trẻ sẽ tự tin chủ động và biết cách xử lý các tình huốngtrong cuộc sống, đồng thời khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo, đặt nền tảng cho trẻtrở thành người có trách nhiệm và người sống hài hòa trong tương lai

Các nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : Kỹ năng nhận thức vềbản thân, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội,kỹ nănghọc tập, kỹ năng tương tác…Từ đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra cácnội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ năng hợp tác vớimọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng

Trang 4

kiểm soát cảm xúc…các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặtchẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tìnhhuống nào xảy ra hàng ngày Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ cónhân cách tốt Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, pháttriển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số nămhọc, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ Nếugiáo viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết quảtrên trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng

7.2 Cơ sở thực tiễn:

Câu thành ngữ: “ Tiên học lễ, hậu học văn” của ông cha ta từ ngàn xưa đã

để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học Lễ phép là nét đẹpvăn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra nhữngyêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ranhững con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinhthần, trong sáng về đạo đức” Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơcủa quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáodục trẻ

Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêngđang trở thành nhiệm vụ quan trọng Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sựvận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhân để sống tích cực, sốnghạnh phúc, sống có ý nghĩa Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ pháttriển hài hoà, toàn diện về nhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ kiến thức cần thiết về

kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa Giúp các em hiểu,biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thểtrong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứngphó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyếtmâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực Có thể nóiviệc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻbớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội

Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm noncòn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn

đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thànhcho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầmquan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suynghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi Giáo dục kỹ năng

Trang 5

sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thườnglàm Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻthụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thôngtin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn Giáo dục kỹnăng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khácnhau Giải quyết phải xuất phát từ trẻ.

Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả Qua thời gian thực hiện tôi đã tích luỹ được một

vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non”.

7.3 Thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

7.3.1 Thực trạng chung.

Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhấtquán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kếhoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để dạy KNS cho học sinh vớinhững định hướng giúp giáo viên thực hiện như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹnăng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự nhận thức và tựtin của bản thân, kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc

Trường Mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia, cácphòng học đều mới xây dựng nên sạch đẹp và kiên cố Ban giám hiệu nhà trườngtích cực bồi dưỡng cho GV về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hìnhthức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi có đủ nhữngnguyên vật liệu, tài liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ PGD&ĐThuyện thường xuyên quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị đồ chơi phục

vụ việc dạy và học cho các lớp 5 tuổi

Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi tạikhu trung tâm của trường: Là lớp 5-6 tuổi với số cháu 30, trong đó 13 cháu nữ,17cháu nam, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có một số kỹ năng cơ bản

Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất,phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cáiđẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ

Một số năm học trở lại đây, riêng nội dung giáo dục trẻ 5 tuổi có ban hành

bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi thông qua 4 lĩnh vực- 28 chuẩn- 120 chỉ số với yêucầu GV lồng ghép các chỉ số này vào mục tiêu từng chủ đề sao cho phù hợp đểqua đó dạy trẻ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị về tâm thế và thể chấtcho trẻ 5 tuổi lên lớp một Đa số GV đã lồng ghép chỉ số vào mục tiêu phù hợpnhưng một số chỉ số chưa đạt được ở chủ đề trước GV thường bỏ qua mà không

Trang 6

rèn tiếp trẻ hoặc đưa tiếp vào mục tiêu của chủ đề sau cho nên nhiều trẻ bị bỏ quacác kỹ năng của chỉ số đó

Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ýnghĩa, tầm quan trọng của việc dạy KNS cho trẻ mầm non và tìm ra các giải pháphữu ích nhất cho hoạt động giáo dục này

Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có chỉ số, hướngdẫn cách đánh giá trẻ rõ ràng và cụ thể nên việc dạy trẻ các kỹ năng và đánh giákết quả trên trẻ rất thuận lợi, chính xác, từ đó biết trẻ nào đạt được và chưa đạtđược để tiếp tục rèn trẻ vào các chủ đề tiếp theo

Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian vàbiện pháp dạy trẻ các KNS nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương đương với nhau

Một số trẻ quá nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạtđộng ,một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫncủa cô, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế

Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụhuynh là nông thôn Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với cácanh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, khôngdành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ

mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu

Trang 7

trẻ cần Ví dụ: trẻ chỉ cần đòi mua đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay màkhông biết điều đó có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, khiđược nhận món đồ chơi đó trẻ cũng không biết cảm ơn bố mẹ….Đây cũng là mộttrong những nguyên nhân làm cho trẻ thiếu KNS Với những khó khăn như thế tôiphải dần dần khắc phục, sửa đổi và dạy KNS cho trẻ theo mục tiêu của chươngtrình giáo dục đã đề ra để chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi bước vào trường phổthông.

Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổchức một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy KNScho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên

7.3.4 Kết quả khảo sát ban đầu.

Trẻ có KNS không đồng đều Một số trẻ ngoan ngoãn và nhanh trí thì cónhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luôn biếtphát huy những kỹ năng tốt đó Ngược lại , một số trẻ nhận thức còn chậm lại haynghịch ngợm nên kết quả dạy KNS của cô trên trẻ đó đạt kết quả thấp

Giáo viên đã tích cực thực hiện lồng ghép nội dung dạy KNS cho trẻ vàocác hoạt động trong ngày , đã đưa các chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi vào mục tiêu củachủ đề để rèn một số kỹ năng qua các chỉ số đó nhưng 1 số giáo viên tổ chức chưalinh hoạt, chưa sáng tạo nên chưa kích thích tối đa sự hứng thú của trẻ và sự thamgia nhiệt tình của phụ huynh

Qua khảo sát từ phụ huynh cho thấy, có một số ít trẻ khi ở lớp thì thực hiệncác KNS tốt do trẻ rất nghe lời cô giáo nhưng khi về nhà được bố mẹ và ngườithân chiều chuộng thì trẻ lại không thực hiện một số KNS trẻ có mà luôn phụthuộc vào người khác( vd: trẻ không kiềm chế cảm xúc mà có thể lăn ra và khócbất cứ lúc nào nếu người thân không đáp ứng nhu cầu của trẻ…)

Kết quả khảo sát đầu năm của 30 trẻ tại lớp 5 tuổi:

Trang 8

7.4 Các biện pháp,kinh nghiệm giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

*Biện pháp 1: Công tác tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Trong những năm học trước, tôi thường tự tìm hiểu các kiến thức, phươngpháp giáo dục kỹ năng cho trẻ một cách riêng lẻ nên chưa hiểu chưa sâu về sự cầnthiết phải dạy kỹ năng sống cho trẻ, chưa biết cần phải có phương pháp nào để kếtquả dạy là tốt nhất

Do đó ,đầu năm học, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường mua bổ xung

1 số tài liệu có nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non cho tất cả giáo viên tổ 5tuổi( Vd: tài liệu “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non”….).Đồng thời, tôi đã tổ chức thảo luận với giáo viên trong tổ,trong trường về thựctrạng và giải pháp ở đơn vị trong việc dạy trẻ các KNS cần thiết, qua đó giúp tôihiểu được rằng chương trình học thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thứctrong suốt năm học, và thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận mộtcách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội củatrẻ Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng

xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tậptrung vào việc học một cách tốt nhất

*Biện pháp 2: Xác định những KNS cơ bản cần giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non:

Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng màtrẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá Thực tế kết quả của nhiềunghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gianđầu của năm học là chính là những KNS như:

- Nhóm kỹ năng tự tin: Nhận biết , thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá nhân vớimọi người

- Nhóm kỹ năng hợp tác: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm việc theonhóm,kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề

- Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ trước những tìnhhuống nguy hiểm, nhận biết về giá trị bản thân

- Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội: kỹ năng ứng xử phù hợp vớingười xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ,kỹnăng tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ

- Nhóm kỹ năng học tập : Ý thức trách nhiệm, Kỹ năng thiết lập và thựchiện mục tiêu

Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi lựachọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách

Trang 9

*Biện pháp 3: Cụ thể hóa những biện pháp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

3.1 Kỹ năng tự nhận thức bản thân :

- Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệmtích cực về bản thân Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cánhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực vềbản thân trẻ Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì?Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào những lĩnh vực liênquan và phát huy chúng một cách tối đa Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúptrẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắcphục khó khăn đó

- Để hình thành kỹ năng tự nhận thức tôi đã thực hiện 1 số biện pháp sau:+Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu hỏi như: Con

là ai? Con thấy mình có những tính tốt đẹp nào?Con thích gì và không thích gì?Con có mong muốn gì? Con sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó?con có nhữngđiểm gì khác với bạn?

+ Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi luôntôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục

để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôntrọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng các bạnlớp mình

+Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó:Tôi luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ trong lớp, Với sự hướng dẫn của tôi,từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động Trong bất kì hoạt độngnào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ chứ không

ép buộc mọi trẻ phải tham gia Gợi ý để trẻ thử thách với chính mình.Thay vì cạnhtranh với trẻ khác, tôi khuyễn khích trẻ cạnh tranh với chính mình (Vd: Nhảy xa

sử dụng thước dây, xếp hình bằng đồng hồ bấm giây…lần sau tốt hơn lần trước)

+ Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là mộttrong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân Trẻ ởlứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảm giác tựtin rằng mình làm được những điều tốt Thực tế , có một số trẻ sợ thất bại đến nỗikhông dám thử 1 hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được thành côngtrong việc đó từng bước một đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tinvào mình Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô

tự hào về trẻ

+ Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức chotrẻ:

Trang 10

Hoạt động “ soi gương”: Giúp trẻ tự quan sát, cảm nhận về hình dáng củamình bằng cách cho trẻ tự ngắm mình trong gương với các động tác như làm điệu,đội mũ, mặc quần áo… lúc đó tôi có thể hỏi trẻ: Con thấy ai trong gương, ngườitrong gương có dáng yêu không?

Hoạt động “Hái hoa dân chủ”: Trẻ chọn 1 bông hoa theo ý thích trong đó cónội dung “ Hãy nói cho chúng tôi về….”( có thể là gia đình, đồ chơi bạn thích,món ăn bạn thích…) và tôi sẽ đọc to câu hỏi đó cho cả lớp nghe, trẻ hái hoa sẽ nói

về điều đó theo hiểu biết của mình

Hoạt động “ Tôi có thể vẽ”: Tôi tạo ra 1 tờ giấy lớn và dán lên tường Tôi

cổ vũ trẻ vẽ hay dán bất cứ thứ gì trẻ có thể làm được vào tranh Với hoạt độngnày trẻ sẽ thấy được sự phát triển tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn

Hoạt động “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cáitên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm trẻhứng thú Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố mẹ

về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu để trẻ có thể vẽ lạiđiều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình Khi đã thực hiện xong cóthể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ

3.2 Kỹ năng hợp tác:

- Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết Bởitrẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có ngườikhác giúp đỡ Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanhchóng hoàn thành nhiệm vụ của mình Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh đểchia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ

- Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làmviệc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các hoạt động (Vd: Cho trẻ thảo luậntheo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm của 1 đối tượng nào đó trong các hoạtđộng), tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những quyền lợi của trẻ khác quaviệc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịch sự với bạn khác

- Tổ chức 1 số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như:

+ Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như “ Con

và bạn đã cùng nhau làm những việc gì?Trò chơi nào con thích hơn khi có bạncùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm được việc nàykhông? Điều gì con cảm thấy vui khi hợp tác? Qua việc trò chuyện giúp trẻ hiểuhợp tác là có nhiều người cùng thực hiện 1 việc gì đó, cùng vui thích khi làm việc

Trang 11

+ Trò chơi “ đôi bạn hợp tác”: Cho trẻ tìm thêm 1 bạn để ghép đôi với nhau.Các đôi ngồi quay mặt vào nhau, nắm lấy tay nhau, cùng ngồi xuống hoặc cùngđứng lên mà không buông tay nhau ra.

+ Trò chơi “ Những chiếc tháp tập thể”: Yêu cầu trẻ ngồi xung quanh 1 cáibàn và đưa cho trẻ những khối đồ chơi có hình dáng và kích thước khác nhau.Nhiệm cụ của trẻ là xếp những khối đó thành 1 cái tháp càng cao càng tốt

+ Trưng bày các hình ảnh sưu tập: có nội dung mọi người cùng chơi , làmviệc với nhau và cho trẻ thảo luận nội dung của các hình ảnh đó

+ Cho trẻ tập đóng kịch: theo nội dung các câu chuyện trong chương trìnhgiáo dục mầm non: Đóng kịch “Nhổ củ cải”( có các cảnh mọi người hợp tác vớinhau để nhổ được củ cải)…Đóng kịch theo bài thơ “ gấu qua cầu”, theo truyện “đôi bạn tốt”…

3.3 Kỹ năng tự tin :

- Theo một nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ thì “Nếu bạn thật sựtin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đườngbằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn” Vì vậy, một trong những kỹnăng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ.Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mốiquan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúccủa mình với người khác mà không e ngại KNS này giúp trẻ nhanh chóng thựchiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng

- Những biện pháp tôi sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:

+ Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc

điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thìkhông thể có sự tự tin Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khảnăng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.(Vd: khi trẻ xung phong lên háttrước cả lớp, tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi, rất mạnh dạn…để lần sau trẻ sẽ pháthuy điều đó)

+Nói cho trẻ biết “ con có thể làm được”: Tôi dùng lời động viên trẻ một

cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một nói một nẻo Và trong mọi việcluôn nói “ con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin cho trẻ

+Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ : Tài năng đặc biệt cũng có thể làm

tăng thêm sự tự tin cho trẻ Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồiđắp sở trường đặc biệt của trẻ( Vd: trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơ hội ởlớp để trẻ được thể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớpcùng cô Đồng thời trao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoạikhóa để nâng cao tài năng cho trẻ)

Ngày đăng: 14/11/2019, 00:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w