Hệ thống hoá và bổ sung một số vấn đề lý luận về kinh tế hộ nông dân và phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện của một huyện như đưa ra định nghĩa về phát triển kinh tế hộ dưới góc độ huyện thuần nông như huyện Quảng Ninh, đưa ra các nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế nông hộ phù hợp với điều kiện của một huyện thuần nông như Quảng Ninh. Đưa ra được mô hình, bước đi cho phát triển kinh tế hộ nông dân phù hợp với đặc điểm, điều kiện của huyện Quảng Ninh. Hệ thống hóa và tổng kết kinh nghiệm ở một số quốc gia và địa phương trong phát triển kinh tế hộ nông dân và rút ra bài học cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quảng Ninh trong những năm gần đây.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ VĂN TỊNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lậpcủa tác giả Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trungthực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đềuđược ghi rõ nguồn gốc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn MạnhHùng, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai đềtài luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy, cô giáoKhoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,xin chân thành cảm ơn đến UBND huyện Quảng Ninh, phòng Nông nghiệp,Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Quảng Ninh
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ nông dân
ở 3 xã: Trường Xuân, Duy Ninh, Hải Ninh
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đãtạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng
do thời gian có hạn, trình độ bản than còn hạn chế nên bài luận văn nàykhông tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đónggóp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bài luận văn của tôi được hoànthiện hơn
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Trang 5Người nghiên cứu: Lê Văn Tịnh
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Hùng
Hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang có vai trò, vị trí rất quan trọng và
là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triểnnông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta Cùng với sự phát triển của kinh
tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộ nông dânkhông ngừng phát triển cả về quy mô và tính chất Một bộ phận hộ nông dânchuyển từ quy mô nhỏ thành quy mô lớn, từ sản xuất tự cấp tự túc thành sảnxuất hàng hoá, trao đổi sản phẩm trên thị trường Nhiều hộ đã khẳng địnhđược vị trí vai trò sản xuất hàng hoá của mình trong nông nghiệp, nông thôn
Họ sử dụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động và đã vươn lên làm giàu.Huyện Quảng Ninh là một huyện thuần nông, nằm ở phía Nam của tỉnhQuảng Bình
Là huyện có nhiều tiềm năng nông nghiệp chưa được khai thác, tuy nhiên việcphát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, việc khaithác và sử dụng các nguồn lực của hộ nông dân vẫn chưa tốt
Trang 6Do đó, trách nhiệm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Quảng Ninh đòi hỏiĐảng bộ và nhân dân trong huyện phải tìm ra những giải pháp và hướng điphù hợp: phát triển con gì? theo mô hình nào? thị trường ra sao?
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hộ nông dântheo hướng bền vững, phù hợp đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện QuảngNinh, tỉnh Quảng Bỉnh, cần thực hiện hiện đồng bộ các giải pháp về đẩymạnh phát triển nguồn lực các yếu tố sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuấttrong các hộ nông dân, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh cáchoạt động cung ứng dịch vụ về giống, vật tư, dịch vụ bảo hiểm trong nôngnghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp
Trang 7MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các biểu đồ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 6
1.1 Tổng quan tài liệu 6
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân 9
1.2.1 Khái niệm hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân, phát triển kinh tế hộ nông dân 9
1.2.2 Đặc điểm, vai trò của kinh tế hộ nông dân 14
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 20
1.3 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ nông dân 24
1.3.1 Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân 24
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế hộ nông dân 26
1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân và bài học kinh nghiệm cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 28
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số quốc gia trên thế giới 28
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân tại một số địa phương ở Việt Nam 32
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh 35
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Phương pháp luận 37
Trang 82.2 Chọn điểm nghiên cứu 37
2.3 Phương pháp nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 41
3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Quảng Ninh ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế hộ nông dân 41
3.1.1 Đất đai, thổ nhưỡng 41
3.1.2 Dân số và lao động 43
3.1.3 Tập quán sản xuất và tình hình kinh tế huyện 46
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh 53
3.2.1 Các yếu tố sản xuất của hộ nông dân 53
3.2.2 Tổ chức các hoạt động sản xuất của hộ 62
3.2.3 Kết quả sản xuất và quy mô thu nhập hộ nông dân 65
3.2.4 Thực trạng phát triển hợp tác liên kết kinh tế 67
3.2.5 Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ 69
3.2.6 Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm 70
3.3 Đánh giá chung phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Quảng Ninh 71
3.3.1 Thành công 71
3.3.2 Hạn chế 73
3.3.3 Nguyên nhân hạn chế 74
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 78
4.1 Bối cảnh mới và quan điểm, định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới 78
4.1.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến phát triển kinh tế hộ nông dân .78
4.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quảng Ninh 79
4.2 Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh 80
Trang 94.2.1 Giải pháp về tăng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
cho hộ nông dân 80
4.2.2 Giải pháp về tăng cường hợp tác liên kết kinh tế 83
4.2.3 Giải pháp về mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 84
4.2.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế hộ nông dân 86
4.2.5 Giải pháp cụ thể đối với hộ nông dân theo từng vùng sinh thái 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
2 CN-XD Công nghiệp – xây dựng
7 NLTS Nông - lâm - thủy sản
9 TM-DV Thương mại – dịch vụ
10 TLSX Tư liệu sản xuất
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 3.1 Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Quảng Ninh
2 Bảng 3.2 Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Quảng
3 Bảng 3.3 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh
4 Bảng 3.4 Bảng 3.4 Giá trị sản xuất ngành NLTS giai đoạn
5 Bảng 3.5 Bảng 3.5 Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2013 54
6 Bảng 3.6 Bảng 3.6 Vốn bình quân của nông hộ điều tra năm
7 Bảng 3.7 Bảng 3.7 Quy mô vốn bình quân hộ nông dân tại
8 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu về lao động hộ điều tra
9 Bảng 3.9 Bảng 3.9 Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các
10 Bảng 3.10 Bảng 3.10 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra
Trang 12dân điều tra năm 2013
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế đặc thù trong nông nghiệp.Hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang có vai trò, vị trí rất quan trọng và là bộphận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triển nôngnghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta Cùng với sự phát triển của kinh tế xãhội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộ nông dân khôngngừng phát triển cả về quy mô và tính chất Một bộ phận hộ nông dân chuyển
từ quy mô nhỏ thành quy mô lớn, từ sản xuất tự cấp tự túc thành sản xuấthàng hoá, trao đổi sản phẩm trên thị trường Nhiều hộ đã khẳng định được vịtrí vai trò sản xuất hàng hoá của mình trong nông nghiệp, nông thôn Họ sửdụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động và đã vươn lên làm giàu
Kinh tế hộ nông dân đã phát huy tính năng động sáng tạo, tích cựctrong sản xuất kinh doanh làm cho nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ
Từ chỗ luôn thiếu lương thực nay trở thành nước xuất khẩu gạo Đời sốngnông thôn, nông dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt Song do có sự khác nhau
về điều kiện, khả năng kinh nghiệm sản xuất cho nên có sự chênh lệch về thunhập và mức sống giữa các hộ Bên cạnh những hộ nông dân vươn lên mạnh
mẽ, vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trongsản xuất – kinh doanh Mặt khác, bình quân diện tích canh tác đầu người thấp
và phân bố không đồng đều, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, năng suất laođộng thấp Đến nay vấn đề đặt ra là tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dânnhư thế nào? Thực trạng, xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân ra sao?Các mục tiêu, phương hướng và giải pháp gì nhằm đẩy mạnh phát triển kinh
tế hộ nông dân trong thời gian tới Đó là những vấn đề lớn cần phải được làmsáng tỏ về lý luận và thực tiễn
Trang 14Huyện Quảng Ninh là một huyện thuần nông, nằm ở phía Nam của tỉnhQuảng Bình, gồm có 14 xã và 1thị trấn Tổng diện tích đất tự nhiên củahuyện là 119.169 ha, trong đó đất nông nghiệp là 108.394 ha chiếm 90,96%diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 9.979 ha chiếm 5,86 diện tíchđất tự nhiên, còn lại là các loại đất chưa sử dụng (UBND huyện Quảng Ninh,2013) Là huyện có nhiều tiềm năng nông nghiệp chưa được khai thác, tuynhiên việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn,việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của hộ nông dân vẫn chưa tốt.
Do đó, trách nhiệm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Quảng Ninhđòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong huyện phải tìm ra những giải pháp vàhướng đi phù hợp: phát triển con gì? theo mô hình nào? thị trường ra sao?
để nông nghiệp nông thôn huyện có bước chuyển đổi tích cực theo hướngtừng bước công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
Từ những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với địa phương huyện QuảngNinh, cần phải tìm ra một hướng đi đúng cho phát triển kinh tế hộ nông dânnói riêng, từng bước đưa Quảng Ninh thoát khỏi huyện nghèo Để góp phần
nghiên cứu và giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển
kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị
2 Câu hỏi nghiên cứu
Kinh tế hộ nông dân nói chung và đặc biệt là vùng nông thôn của huyệnQuảng Ninh có nhiều khó khăn, tụt hậu Vấn đề phát triển kinh tế hộ nôngdân đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành và các nhàkhoa học quan tâm Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
Thực tiễn phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quảng Ninh, tỉnh QuảngBình thời gian qua như thế nào và có những bất cập, đặc thù gì nổi bật?
Trang 15Với câu hỏi nghiên cứu này, luận văn phải trả lời, nghiên cứu nhữngvấn đề sau:
- Kinh tế hộ nông dân có vai trò như thế nào trong phát triển nôngnghiệp ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Mô hình, định hướng pháttriển, nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân như thế nào cho phù hợp vớiđặc thù về kinh tế, xã hội ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Trong thời gian vừa qua, thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ởhuyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình như thế nào, đã đạt được những kết quả
và còn những hạn chế gì?
- Những quan điểm, giải pháp chủ yếu nào nhằm tiếp tục phát triển kinh
tế hộ nông dân ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về phát triểnkinh tế nông hộ và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địabàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, luận văn đề xuất một
số giải pháp mang tính đặc thù nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dântrong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay, đồng thời đi sâunghiên cứu tính đặc thù của kinh tế hộ nông dân huyện Quảng Ninh
- Tổng hợp kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địaphương có đặc điểm tương đồng với huyện Quảng Ninh
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế hộ nông dânhuyện Quảng Ninh
Trang 16- Phân tích bối cảnh mới và quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân ởhuyện Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nôngdân huyện Quảng Ninh trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển kinh tế hộ nôngdân ở huyện Quảng Ninh trong những năm qua Đối tượng này được nghiêncứu, đánh giá gắn với các nội dung, tiêu chí đánh giá kinh tế hộ nông dân ởnước ta hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu kinh tế hộ nông dân trong bối cảnhnền kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong quá trình hội nhập quốc tế
ở nước ta hiện nay
- Về không gian: nghiên cứu hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình
- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế hộ nông dân trong thờigian từ năm 2010-2013 Đây là khoảng thời gian trong kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình năm 2010 – 2015
5 Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá và bổ sung một số vấn đề lý luận về kinh tế hộ nông dân
và phát triển kinh tế hộ nông dân trong điều kiện của một huyện như đưa rađịnh nghĩa về phát triển kinh tế hộ dưới góc độ huyện thuần nông như huyệnQuảng Ninh, đưa ra các nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế nông
hộ phù hợp với điều kiện của một huyện thuần nông như Quảng Ninh Đưa rađược mô hình, bước đi cho phát triển kinh tế hộ nông dân phù hợp với đặcđiểm, điều kiện của huyện Quảng Ninh
Trang 17- Hệ thống hóa và tổng kết kinh nghiệm ở một số quốc gia và địaphương trong phát triển kinh tế hộ nông dân và rút ra bài học cho huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển kinh tế hộ nôngdân ở huyện Quảng Ninh trong những năm gần đây
- Đã phân tích bối cảnh mới và đưa ra một số quan điểm, định hướng
và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 1.1 Tổng quan tài liệu
Kinh tế hộ nông dân là một loại hình kinh tế đặc thù trong nôngnghiệp Hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang có vai trò, vị trí rất quan trọng và
là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triểnnông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta Cùng với sự phát triển của kinh
tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộ nông dânkhông ngừng phát triển cả về quy mô và tính chất
Thực tế cho thấy những năm qua, kinh tế hộ nông dân ngày càng đượcnhân rộng trong các địa phương trên cả nước và đã có rất nhiều nghiên cứukhoa học về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở mỗi địa phương để từ
đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp các mô hình kinh tế hộ nôngdân trên địa bàn nghiên cứu có được những định hướng tốt nhất để đạt hiệuquả cao nhất Một số nghiên cứu điển hình về phát triển kinh tế hộ nông dân:
- Nhóm 1, các công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân.
+ Nguyễn Thu Hằng (2008), “Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế
hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tác giả chỉ ra những tiềm năng có thể phát triển kinh tế hộ nông dân
và đề ra những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở vùng trung du miềnnúi Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Mặc dù, huyện Đồng Hỷ không cócác điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ nông dân với quy mô đất đailớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía Nam, nhưngtỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều điều kiện ưu đãi
về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt là vùng có truyền thống sảnxuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương đối cao
Trang 19Để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triểntrong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệpnhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng laođộng của con người vùng này và mô hình kinh tế hộ nông dân là phù hợp hơn
cả Những năm qua kinh tế hộ nông dân của huyện đã có nhiều thành tíchđáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năngcủa nó Nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các Câu hỏi đặt ra là: Khảnăng phát triển kinh tế hộ nông dân của vùng đến đâu? Làm sao để mô hìnhđược áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất?
+ Phạm Anh Ngọc (2008), "Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế" luận văn đã phân tích
thực trạng phát triển của kinh tế hộ nông dân về: tình hình sử dụng các nguồnlực kinh tế như tình hình quản lý và sử dụng đất, tình hình dân số và laođộng, tình hình về cơ sở hạ tầng và y tế, giáo dục từ đó tác giả nghiên cứutình hình thực tại và phân tích số liệu qua các năm, đánh giá việc thực hiệncác chỉ tiêu, đưa ra phương hướng mục tiêu có tính cấp bách tới năm 2015 là:
Nhóm về quản lý các nguồn lực kinh tế: tình hình quản lý và sử dụngđất, tình hình dân số và lao động, nâng cao điều kiện chất lượng giáo dục, đàotạo nghề, chăm sóc y tế, sức khỏe cho dân cư nông thôn, cải thiện cơ sở hạtầng nông thôn, thu hút đầu tư về nông thôn, tăng cường các công tác ứngdụng nông nghiệp, khuyến nông, sản xuất, makerting sản phẩm mới để tăngthu nhập cho nông dân
Nhóm về an sinh xã hội: tăng trợ cấp cho người nghèo, hỗ trợ ngườinghèo các phương tiện sản xuất, cải thiện công tác tài chính nông thôn, cắtgiảm thuế và các nghĩa vụ tài chính trả từ nông dân
- Nhóm 2, các tài liệu về phát triển nông nghiệp ở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
Trang 20+ UBND huyện Quảng Ninh,“Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết HĐND về phát triển kinh tế- xã hội năm 2010, 2011, 2012, 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011, 2012, 2013, 2014” Báo cáo này tổng hợp kết quả đạt
được của các chỉ tiêu đề ra trong năm báo cáo trên tất cả các lĩnh vực: Nông –lâm – thủy sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, xúctiến đầu tư, tài chính, dịch vụ, lao động, việc làm….từ đó nêu ra được nhữngthuận lợi và khó khăn của huyện nhà trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội đề ra trong năm báo cáo, từ đó đưa ra những định hướng, mục tiêuphát triển cho năm tiếp theo Đây là cơ sở rất quý giá giúp tác giả nắm bắtđược tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của huyện Quảng Ninh để có cáiđúng đắn về thực trạng phát triển của huyện nhà giúp cho nghiên cứu của tácgiả sẽ đi đúng hướng và có thể đưa ra các kiến nghị, giải pháp đúng đắn, phùhợp nhất
+ UBND huyện Quảng Ninh,“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
-xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020”.
Trong những năm qua huyện Quảng Ninh đã đạt được những thành tựuđáng kể trong tăng trưởng và phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và pháttriển các ngành, lĩnh vực, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng cao và tươngđối vững chắc Tuy vậy, huyện vẫn gặp một số khó khăn trong công tác thực
hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020” nhằm đánh giá những hạn chế, lợi thế của huyện để có giải pháp,
chính sách và đặt bước đi thích hợp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn lựccủa huyện trong giai đoạn 10 năm tới Qua đó, lựa chọn những mục tiêu ưutiên và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng bền vững Phấn đấuđến năm 2020 các mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội của huyện đạt mứcngang hoặc trên trung bình so với cả tỉnh theo hướng bền vững Trên cơ sởluận chứng về điều kiện và thực trạng phát triển thời gian qua, theo xu thế hội
Trang 21nhập quốc tế và khu vực nhằm khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả cácđiều kiện và đặc điểm của các ngành, các vùng lãnh thổ Đây là một tài liệuhữu ích cho nghiên cứu của tác giả vì từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện Quảng Ninh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, tác giả sẽ
kế thừa để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của huyện nhà
để giúp mô hình kinh tế hộ nông dân phát triển hơn
Qua việc nghiên cứu các công trình trên, có thể nhận xét như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu kể trên đã hệ thống hóa, phân tích
khái quát những vấn đề lý luận chung, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ramột số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địa phương của ViệtNam như: huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), huyện Phú Lương (Thái Nguyên)
Thứ hai, thông qua các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quảng
Ninh đã cung cấp một số tư liệu tổng quan và kiến thức chung cho luận văn
Thứ ba, tính đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về phát
triển kinh tế hộ nông dân của huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình
Vì vậy, với cách tiếp cận, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra cácgiải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân mang đặc thù và trên cơ sở các đặcđiểm kinh tế, xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nên đề tàikhông trùng với đề tài, công trình nào đã được công bố
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân
1.2.1 Khái niệm hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân, phát triển kinh tế
hộ nông dân
1.2.1.1 Khái niệm Hộ
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press - 1987) có nghĩa "Hộ làtất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó baogồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung"
- Năm 1981, Harris (London - Anh) trong tác phẩm của mình cho
Trang 22rằng: "Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động" và trên góc độ này,nhóm các đại biểu thuộc trường phái "Hệ thống Thế Giới" (Mỹ) là Smith
(1985 - Martin và Beiltell (1987) có bổ sung thêm: "Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung"
- Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm
1980) các đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế"
Qua các nghiên cứu hiện nay trên thế giới cho thấy có nhiều quan niệmkhác nhau về Hộ, tuy nhiên tổng hợp từ các quan niệm đó có thể đưa ra kháiniệm về “Hộ” như sau:
- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thànhviên có chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của
hộ không phải cùng chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được
sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh
tế lâu dài )
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn laođộng và phân công lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sảnxuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹchung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình Hộkhông phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thànhphần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước
- Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dầu cùng chung huyết thốngbởi vì hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải làmột đơn vị kinh tế (ví dụ: gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống,cùng chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lậpvới nhau )
Trang 231.2.1.2 Khái niệm Hộ nông dân
Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân làcác hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trênnhững mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao độngcủa gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh
tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục
bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức
độ không hoàn hảo cao" (Frank Ellis, 1998)
Nhà khoa học Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuấtrất ổn định" và ông coi "hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăngtrưởng và phát triển nông nghiệp" (Trần Đức Viên, 1995, tr.8-12)
Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bàokinh
tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nôngthôn"
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếuhoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng,
Trang 24trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực
thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp"
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả vàtheo nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuấtchính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.Ngoài hoạt động nông nghiệp, các hộ nông dân còn tham gia các hoạt độngphi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ) ở các mức
độ khác nhau
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuấtvừa là một đơn vị tiêu dùng Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vịkinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệthống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Khi trình độ phát triển lênmức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng
và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệthống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước Điềunày càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay
1.2.1.3 Khái niệm Kinh tế hộ nông dân
Theo Hemery, Margolin (1988) thì “xã hội nông dân lạc hậukhông nhất thiết phải đi lên chủ nghĩa tư bản, mà có thể pháttriển lên chế độ xã hội khác bằng con đường phi tư bản chủnghĩa”
V.I.Lênin cho rằng: “cải tạo tiểu nông không phải là tướcđoạt
Trang 25của họ mà phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ, khuyến
tự quyết định của quá trình sản xuất của hộ nông dân trong nền kinh tế tựcung tự cấp, là mầm mống của những chiều hướng phát triển hàng hoá khácnhau, chính nó sẽ tự phá vỡ các quan hệ khép kín của hộ dẫn đến nhữngquá trình sự vỡ kết cấu kinh tế (Đặng Thọ Xương, 1996, tr.5)
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả
và theo nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong
đó các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi làcủa chung để tiến hành sản xuất; có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ănchung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vàochủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển
Kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất
mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế hộ thể hiện đượccác loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông,lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp
1.2.1.4 Khái niệm phát triển kinh tế hộ nông dân
Theo quan điểm của Patchanee napracha and Alexxandra Steppenstrong cuốn “Tallking hold of ruallif” thì “Phát triển là một quá trìnhthay đổi Nó đòi hỏi sự hoàn thiện trong các lĩnh vực màcác nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống” (Lê
Trang 26Mạnh Hùng, 1998) Nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu của con người ở mức độ caotrong mọi lĩnh vực, cả về đời sống vất chất và đời sống tinh thần, cả pháttriển kinh tế và phát triển xã hội theo hướng văn minh nhân loại
Phát triển kinh tế hộ nông dân là quá trình tạo ra sự chuyển biến cả về
số lượng, chất lượng, nâng cao về giá trị sản xuất nông nghiệp nhằm đưa kinh
tế hộ từ trình độ thấp đến trình độ cao
Định nghĩa này chỉ ra:
- Phát triển kinh tế hộ nông dân là một quá trình gồm nhiều bước, giaiđoạn tùy thuộc vào từng hộ và từng địa phương cụ thể Phát triển kinh tế hộđòi hỏi những bước đi, phương pháp, lộ trình phù hợp với từng điều kiện, giaiđoạn, không gian cụ thể
- Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế hộ bao gồm cả mặt số lượng,chất lượng, giá trị đóng góp
Phát triển kinh tế hộ nông dân là hình thức phát triển nông nghiệp hànghóa Phát triển kinh tế hộ nông dân không chỉ tăng về số lượng: quy mô sảnxuất tăng lên, năng suất cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng; diện tích đấtđai sản xuất mở rộng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nguồn vốnphục vụ sản xuất được đảm bảo và tăng lên mà còn tăng về chất lượng các hộsản xuất nông nghiệp: trình độ kỷ thuật của hộ tăng lên, năng suất lao độngcao, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học – kỷ thuật nhanh đảm bảo pháttriển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, ở đó diễn ra sự phân công laođộng mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như đảm bảo việc khaithác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và có hiệu quả
Phát triển kinh tế hộ nông dân là tăng tỷ trọng cơ cấu cây trồng – vậtnuôi, tập trung đầu tư phát triển các loại cây trồng đặc trưng của vùng, đồngthời mở rộng, tăng vụ sản xuất cho các các loại cây trồng khác ( như rau màu,cây phi lương thực,….)
Trang 27Phát triển kinh tế hộ nông dân là việc gia tăng mức độ đóng góp về giátrị sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản của các hộ nông dân cho nềnkinh tế, đồng thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăngtrưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướnghiện đại gắn với yêu cầu bền vững.
1.2.2 Đặc điểm, vai trò của kinh tế hộ nông dân
1.2.2.1 Đặc điểm
Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thànhviên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống Vềmức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ
tự cấp tự túc và kinh tế kinh tế hộ nông dân
Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nôngdân Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất Giải quyết mối quan hệ giữanông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ Ở nước ta,
từ năm 1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộnông dân sản xuất nông nghiệp - mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăngchưa từng có về năng suất và số lượng Người nông dân phấn khởi trong sảnxuất Một vấn đề rất quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếmsống gắn bó với mảnh đất của họ
Kinh tế hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuêmướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn
để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình Một thực tế là hiệu quả sử dụng laođộng trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác
Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của cácthành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơncủa cộng đồng Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông
Trang 28nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưagắn chặt với thị trường Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại
1.2.2.2 Vai trò của kinh tế hộ nông dân
Phân tích kết cấu xã hội nông dân nước Nga, Lê Nin đã lưu ý rằng hộkhai thác triệt để năng lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của giađình và xã hội Lê Nin coi trọng vai trò của kinh tế hộ nông dân thể hiệntrong cương lĩnh ruộng đất lần hai bàn về “ chế độ hợp tác”, đặc biệt sau nàytrong chính sách “ Kinh tế mới” và nhiều tác phẩm khác Khi tổng kết kinhnghiệm của mô hình trang trại gia đình ở Mỹ, Italia, Anh, Hà Lan, Traianốp
đã chứng minh sức sống của “ Kinh tế hộ”, của “ Kinh tế lao động trên mảnhđất gia đình”
Các tác giả của nhóm lý thuyết phát triển có cách nhìn về kinh tế hộ, họ
đã đưa ra ý kiến về phát triển chiến lược sử dụng các nguồn lực của hộ trong
xã hội nông thôn Họ cho rằng kinh tế hộ là “hệ thống các nguồn lực”, cónghĩa hộ là đơn vị duy trì, phát triển nguồn lao động, công cụ lao động, tàisản vốn đảm bảo cho quá trình phát triển nguồn thu nhập là góp phần pháttriển nguồn thu nhập của xã hội Hệ thống các nguồn lực của các hộ được sửdụng theo những phương thức khác nhau, do đó đem lại hiệu quả cao
Phân tích các quan hệ kinh tế hộ như là một đơn vị kinh tế cơ sở, kinh
tế học Mác xít cũng như lý thuyết phát triển đều khẳng định hộ có các quan
hệ kinh tế bên trong nội bộ hộ và các quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tếkhác Các quan hệ kinh tế nội tại của hộ là quan hệ phân phối nguồn thunhập, quan hệ đóng góp vào quỹ thu nhập giữa các thành viên trong hộ.Quan hệ kinh tế của các thành viên trong hộ có tính chất ước định, nó cònphải chịu sự chi phối của các quan hệ huyết tộc, quan hệ gia đình, tôn giáo Quan hệ kinh tế bên ngoài của hộ là quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa
Trang 29các hộ và các kiểu tổ chức doanh nghiệp khác Những quan hệ kinh tế nàychịu sự chi phối của các quan hệ thị trường.
Ở Việt Nam, trải qua những bước biến động thăng trầm của kinh tế hộ,
vị trí, vai trò của nó ngày càng được khẳng định Vai trò kinh tế hộ gia đình
đã được Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII, chỉrõ: “Phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng, lâu dài của kinh
tế hộ gia đình” Nghị quyết 06 NQ/TƯ ngày 10 tháng 11 năm 1998 của BộChính trị Trung ương Đảng, một lần nữa khẳng định: “Kinh tế xã hội ở nôngthôn là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại, pháttriển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ”
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể thấy vai trò củakinh tế hộ nông dân được biểu hiện cả về kinh tế và xã hội, rộng hơn nữa còn
cả về bảo vệ, phát triển tài nguyên - môi trường và văn hoá - nhân văn
- Thứ nhất hộ nông dân là đơn vị kinh tế sơ sở chứa đựng một hệ thốngcác nguồn lực (đất đai, vốn, lao động, tư liệu sản xuất ) và sở hữu các sảnphẩm mà mình sản xuất ra
Hộ nông dân tự chủ thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên các quyếtđịnh phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất nhằm cung cấp nhữngloại nông sản phẩm không thể thiếu được cho con người, tạo nguồn nguyênliệu cho các ngành sản xuất khác để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng củamọi thành viên trong xã hội Vì thế cho đến nay chưa có hình thức nào có thểthay thế được kinh tế hộ nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ởnông thôn
- Thứ hai, hộ nông dân là đơn vị duy trì, tái tạo và phát triển các nguồnlực có hiệu quả cao
Trang 30Với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất theo cơ chế thịtrường, các hộ nông dân nước ta đã tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất mộtcách năng động, đa dạng, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của mỗi
hộ, góp phần quan trọng tạo ra thị trường hàng hoá ngày càng phong phú, dồidào ngay tại các vùng nông thôn Mặt khác, dưới tác động khách quan củacác quy luật kinh tế thị trường, các hộ nông dân đang tìm mọi biện pháp đểnâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất,trên cơ sở sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có của từng hộ về vốn, đất đai, laođộng, tư liệu sản xuất và tri thức Hệ thống nguồn lực của hộ được sử dụngtheo phương thức khác nhau do điều kiện và khả năng sản xuất của từng hộkhác nhau Việc coi hộ là đơn vị tự chủ, đã giúp cho hộ nông dân có điềukiện chủ động đầu tư thâm canh, cải tạo đất làm cho đất ngày càng tốt hơn và
sử dụng tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn Họ biết tích luỹ vốn bằng cách
“lấy ngắn nuôi dài” trong sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất Sản xuất cóthu nhập cao là điều kiện để hộ có thể tái đầu tư các nguồn lực Gia đình là tếbào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, là đơn vị tạonguồn lao động, tái sản xuất sức lao động xã hội
- Kinh tế hộ nông dân sản góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triểncủa nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuậttiên tiến, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, từngbước khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp sang sảnxuất tập trung với quy mô hàng hoá nông sản không ngừng tăng lên Từ đótạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, góp phần tíchcực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Mặt khác, kinh tế hộ nông dân phát triển sẽkéo theo theo các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là công nghiệp chế biến
Trang 31nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủysản và các hoạt động kinh tế khác trong nông thôn Làm cho kinh tế nôngthôn phát triển đa dạng và chuyển dịch dần theo hướng giảm tỷ trọng nông,lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Kinh tế hộ nông dân góp phần giải quyết các vấn đề về văn hoá - xãhội trong nông thôn
Về mặt xã hội, trong điều kiện ngành kinh tế nông thôn phát triển cònchậm, dân số nông thôn tăng nhanh, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn
đề bức xúc thì phát triển kinh tế hộ nông dân có một ý nghĩa to lớn Bởi vì,kinh tế hộ nông dân phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm, thu hút được laođộng đang dư thừa trong nông thôn, nhất là số lao động trẻ thiếu việc làm đang
có xu hướng gia tăng hiện nay Mặt khác, kinh tế hộ nông dân phát triển làmtăng thêm thu nhập của người lao động, đời sống người dân được cải thiện,giảm hộ đói nghèo, tăng nhanh hộ khá giàu, góp phần thúc đẩy kết cấu hạ tầngtrong nông thôn Cơ sở vật chất của các hộ nông dân được tăng cường, nhà cửakhang trang, phương tiện sinh hoạt được trang bị ngày càng đầy đủ và hiện đạilàm cho bộ mặt xã hội nông thôn được thay đổi nhanh chóng
Về mặt văn hoá, phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ xoá dần những tậpquán canh tác, những tập tục lạc hậu trong sản xuất thay thế bằng những quytrình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, tạo tấm gương về cách thức tổchức và quản lý sản xuất kinh doanh Mặt khác, đời sống người dân ngày càngđược nâng cao, những lễ hội truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay được chú ýkhôi phục và phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo nên nét đẹpvăn hoá trong cộng đồng làng, bản mang đậm nét nền văn minh nông nghiệp
- Kinh tế hộ nông dân góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môitrường sinh thái
Trang 32Với chính sách giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân, đã tạo điều kiệnthuận lợi cho kinh tế hộ nông dân hình thành và phát triển Vì lợi ích lâu dài,các hộ nông dân luôn quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môitrường sinh thái, nơi mà họ đang sống, lao động để làm ra của cải vật chấtnuôi sống gia đình.
Trong những năm qua các kinh tế hộ nông dân đã sử dụng hiệu quả tàinguyên đất đai, thực hiện các biện pháp canh tác khoa học kỹ thuật và hợp lý,không ngừng tăng thêm độ màu mỡ của đất Sử dụng vật tư nông nghiệp nhưphân đạm, thuốc trừ sâu một cách hợp lý làm cho đất, nguồn nước không bị
ô nhiễm Các hộ nông dân ở vùng đồi núi đã tích cực trong việc khoanh nuôi,bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, rừng đặc dụng, góp phần phủ xanh đấttrống, đồi núi trọc, giữ được nguồn nước ở vùng cao Từ đó góp phần tíchcực trong việc cải tạo tài nguyên đất, rừng, nguồn nước và bảo vệ môi trườngsinh thái trên các vùng trong cả nước
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp nói chung, các hoạt động trong kinh tế hộ nôngdân nói riêng là sản xuất ngoài trời, đối tượng là các sinh vật sống vă gắn chặtvới điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước, thời tiết, khí hậu
- Vị trí địa lý nơi tổ chức sản xuất của hộ nông dân ảnh hưởng khôngnhỏ đến phát triển kinh tế hộ nông dân Ở vị trí thuận lợi, gần đường giaothông, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần các cơ sở chế biến hay nơi cungcấp vật tư sản xuất nông nghiệp thì hộ nông dân dễ có điều kiện phát triển, hộnông dân có điều kiện thuận lợi hơn để chủ động sản xuất và dễ dàng tiêu thụsản phẩm làm ra
- Điều kiện thời tiết khí hậu: như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, trêncác vùng có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng các
Trang 33loại đất Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng vàphát triển của cây trồng và vật nuôi Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu sẽ ảnhhưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vât nuôi Do vậy thời tiết,khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và
sự phát triển của kinh tế hộ nông dân
- Điều kiện đất đai: trong nông nghiệp đất đai có vai trò quan trọng và
là tư liệu sản xuất đặc biệt, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tưcách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động Đất đai là sản phẩmcủa tự nhiên có trước lao động, đất đai có giới hạn về mặt diện tích nhưng sứcsản xuất thì không giới hạn Độ phì nhiêu của đất, địa hình, điều kiện canh tác
là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân.Nếu đất đai có tính chất nông hóa thổ nhưỡng phù hợp, độ phì nhiêu cao cóthể tận dụng những yếu tố đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm với chi phíthấp, có chất lượng và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Môi trường sinh thái: đối tượng sản xuất của kinh tế hộ nông dân làcây trồng, vật nuôi, sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, quy luậtsinh học Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi phát triểntốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng khảnăng cạnh tranh của nông sản của hộ nông dân trên thị trường
1.2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Đây là nhóm nhân tố liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếucủa sản xuất, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xãhội nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng, nhóm nhân tố này gồm:
- Lao động: Việc sử dụng lao động hợp lý không những là điều kiện đểtăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo điều kiện đểphân công lao động xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của lao động
xã hội Trình độ, kỹ năng lao động như trình độ văn hoá, chuyên môn cũng
Trang 34như kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của hộ nông dân có vị trí, vai trò quatrọng trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sựthành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của hộ nông dân Do tínhchất sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao, trình độ cơ giới hoá cònkém, hiệu quả kinh tế chưa cao nên khó có thể thu hút lao động có trình độcao Bên cạnh đó, đại đa số chủ hộ nông dân có trình độ thấp cũng là một trởngại lớn trong việc phát triển.
- Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư phát triển kinh tế hộ nông dân không cầnvốn lớn như sản xuất công nghiệp, tuy nhiên người chủ hộ nông dân phải cómột lượng vốn nhất định ban đầu để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua giống câytrồng, vật nuôi, mua sắm các loại máy móc nông cụ, Quy mô vốn đầu tưphụ thuộc vào quy mô, loại hình sản xuất, chu kỳ sống của cây trồng, con vậtnuôi mà hộ nông dân sản xuất
- Thị trường nông sản phẩm: Sự phát triển của thị trường nông nghiệp,nhu cầu và giá cả của thị trường hàng hoá nông sản ở một địa phương có ảnhhưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế hộ nông dân Sự phát triển của ngànhcông nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản kéo theo sự gia tăng nhu cầunguyên liệu cho sản xuất, việc tiêu thụ nhanh, kịp thời với giá cả hợp lý sẽđem lại hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân, tạo điều kiện cho hộ nông dân thuhồi được vốn và tái sản xuất
- Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng: Trong đó các nhân tố đặc biệtquan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của kinh tế hộnông dân, đó là: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, là nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp và có tính quyết định đến quá trình sản xuất, nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản của các
hộ nông dân
Trang 35- Trình độ khoa học công nghệ: Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rấtmạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế hộ nông dân Với môi trường sản xuấttập trung, trong các hộ nông dân càng đòi hỏi phải ứng dụng khoa học, côngnghệ vào sản xuất ngay từ khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, khả năng thâmcanh mức độ cơ giới hoá, các biện pháp kỹ thuật khác nhằm tạo ra sản phẩmđồng loạt cùng thời điểm để tiện cho việc thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm Tuynhiên tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương là khácnhau nên sự hình thành và phát triển kinh tế hộ nông dân ở từng vùn cũnghoàn toàn khác nhau.
Nhờ việc ứng dụng tiến bộ, khoa học, công nghệ, mà đặc biệt là côngnghệ sinh học vào sản xuất Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ranhiều sản phẩm hàng hoá như là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất củacác hộ nông dân như: vật tư, phân bón, giống cây con các loại, máy mócthiết bị, chính những yếu tố đầu vào có chất lượng tốt đã tạo ra một khảnăng to lớn góp phần làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩmnông nghiệp
1.2.3.3 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý của nhà nước, địa phương có ảnh hưởng rất lớnđến quá trình hình thành và phát triển các loại hình kinh tế hộ nông dân Chínhsách của nhà nước là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự rađời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
Các chính sách về đất đai, chính sách thuế, chính sách lao động, chínhsách khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường, chính sách thị trường, chínhsách bảo hộ tài sản đã đầu tư của hộ nông dân là những chính sách hết sứcquan trọng trực tiếp tác động vào quá trình hình thành và phát triển của kinh
tế hộ nông dân Sự tác động của các chính sách bao giờ cũng có mặt tích cực
Trang 36và rủi ro do sự nhận thức của con người về các quy luật kinh tế và vận dụngvào những điều kiện cụ thể.
Hiện nay Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuậnlợi cho kinh tế phát triển như: chính sách giao đất, giao rừng, dôn điền, đổithửa, tạo đà cho kinh tế hộ nông dân phát triển một cách bền vững Trướcđây, nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, việc cải tạo những vùng bờ thửasau khi dồn điền đổi thửa rất khó khăn và tốn kém, gây không ít khó khăn trởngại cho các hộ nông dân về vốn và lao động
Chính sách tín dụng hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn, ngân hàng chính sách xã hội và các hệ thống ngân hàng thươngmại đều được Nhà nước khuyến khích cho nông dân vay vốn, mở rộng quy
mô, phát triển sản xuất Tuy nhiên việc kinh doanh tiền tệ và bảo toàn vốncủa các ngân hàng nên gây không ít khó khăn khi các nhà đầu tư vào kinh tế
hộ nông dân nhưng thiếu tài sản thế chấp, đây là vấn đề của các nhà hoạchđịnh chính sách cần quan tâm, tháo gỡ
1.3 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế hộ nông dân
1.3.1 Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân
1.3.1.1 Phát triển quy mô của hộ nông dân
Quy mô các nguồn lực của các hộ nông dân là chỉ tiêu tổng hợp phảnánh năng lực sản xuất của hộ nông dân Quy mô của hộ nông dân được phảnánh qua các chỉ tiêu tổng hợp như giá trị tổng sản lượng và giá trị sản lượnghàng hóa của từng hộ
Tăng quy mô các nguồn lực của hộ nông dân là làm tăng quy mô củatừng đơn vị sản xuất và quy mô của các điều kiện sản xuất, cho nên khi quy
mô hộ nông dân tăng dẫn đến tăng trưởng trong hoạt động của hộ Bao gồmcác yếu tố như: yếu tố đất đai, lao động, vốn đầu tư cho sản xuất, trình độkhoa học kỹ thuật của hộ nông dân
Trang 37Phát triển về quy mô của hộ nông dân là:
+ Làm tăng năng lực sản xuất của từng hộ nông dân,
+ Làm cho các yếu tố về vốn, lao động, đất đai tăng lên,
+ Làm cho giá trị sản lượng hàng hóa nông sản tăng lên, tăng lợi nhuận
và thu nhập cho hộ nông dân và người lao động,
+ Kết hợp được các yếu tố nguồn lực một cách phù hợp tạo ra kết quả
và hiệu quả cho các hộ nông dân,
+ Tạo được nhiều nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước
1.3.1.2 Kết quả sản xuất hộ nông dân
Kết quả sản xuất phản ảnh trình độ và năng lực quản lý của chủ hộcũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa của hộ nôngdân Kết quả sản xuất là cơ sở để tính toán và xem xét hiệu quả, hiệu quả kinh
tế cao hay thấp nói lên trình độ phát triển và quản lý của đơn vị kinh tế
Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân là thông qua một số tiêuchí định lượng như: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên một hộ nông dân, giátrị sản lượng nông sản bán ra, tỉ suất hàng hóa, đóng góp cho ngân sách củaNhà nước, thu nhập của người lao động Ngoài ra chúng ta có thể dùng thêmcác chỉ tiêu phản ảnh tình hình huy động, sử dụng các nguồn lực vào sản xuấtcủa hộ nông dân
Ngoài kết quả về mặt kinh tế, kinh tế hộ nông dân còn có những đónggóp lớn cho xã hội Đó là việc giải quyết lao động dư thừa, sử dụng lao độngnông nhàn, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn góp phần xóađói giảm nghèo; đó là đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vàosản xuất ở nông thôn; đó là việc bảo vệ môi trường sinh thái
1.3.1.3 Phát triển hợp tác liên kết
Trang 38Liên kết sản xuất trong hộ nông dân là sự thiết lập các mối quan hệgiữa các hộ nông dân thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnhtranh hoặc giữa các hộ nông dân có hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằmtiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinhdoanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở rộngthị trường mới.
Liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân có thể thông qua nhiều hìnhthức như: Liên kết ngang, liên kết dọc và hiệp hội
Liên kết sản xuất của các hộ nông dân đem lại lợi ích cho các bên thamgia rất lớn như sẽ làm tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm chi phí cạnh tranh,tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên, giảm thiểu rủi ro nhờ chia sẻ tráchnhiệm của mỗi bên tham gia
1.3.1.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoádịch vụ giữa người mua và người bán hay nói một cách ngắn gọn hơn thịtrường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sảnxuất hàng hóa của hộ nông dân Đó là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, làgiai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông,đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu thụ Có thể biểu diễnquá trình đó bằng sơ đồ sau:
Đối với sản xuất tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ cótác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất
+ Giúp việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất hợp lý
+ Sử dụng hợp lý vốn sản xuất, tránh ứ động và nhanh chóng và thựchiện quá trình tái sản xuất
Trang 39- Đối với tiêu dùng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhucầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng,đặc biệt đối với các sản phẩm mới.
Thông qua bán sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về sốlượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng Trên cơ sở đó, có sự điềuchỉnh hợp lý trong quá trình sản xuất
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế hộ nông dân
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học
kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường, độ tuổi bình quân, giới tính
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếpthu tiến bộ khoa học kỹ thuật về kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Trong sảnxuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoahọc vào sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao Trình độ học vấn vàtrình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm sản xuất của người chủ hộ có
vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và thất bại trong sảnxuất của hộ nông dân Ngoài ra độ tuổi và giới tính cũng ảnh hưởng khá lớnđến hoạt động sản xuất của hộ nông dân
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nôngdân: đất đai, vốn sản xuất, công cụ sản xuất, lao động
Sản xuất của hộ nông dân hiện nay chủ yếu là nông nghiệp, mà đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được trong quá trình sản xuấtnông nghiệp Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổnhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lượng vàchất lượng sản phẩm sản xuất ra, tới giá trị lợi nhuận và lợi nhuận thu được.Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn làđiều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên
Trang 40liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện khôngthể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Công cụ sản xuất có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biệnpháp kỹ thuật sản xuất Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải
sử dụng công cụ phù hợp Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụsản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả caotrong sản xuất Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chấtlượng sản phẩm tốt hơn Do đó, công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đếnkết quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương hướng phát triển kinh tế hộ nôngdân: năng suất lao động trong năm, giá trị sản xuất trong năm, cơ cấu sảnphẩm
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất củalao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị
sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đobằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm.Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độtiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sảnxuất Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độthành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng côngnghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả củacác tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trịcủa sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.Giá trị sản xuất có thể tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất