0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nhóm giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY HOÀNG TRANG (Trang 54 -54 )

- Các nhà cung cấp:

b. Quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả:

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

a. Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm

Đa dạng hoá sản phẩm giúp Doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng. Góp phần mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng, tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tập trung vào xây dựng đầu tư và hoàn thiện trung tâm thiết kế mẫu mốt hoàn chỉnh hơn nữa, đặc biệt coi trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển mẫu phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Khi tham gia vào thị trường thế giới thì công ty phải đương đầu

đầu với vấn đề lớn là cạnh tranh trong quá trình này thì giá trị của sản phẩm được coi trọng do tác động của mẫu mốt. Để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mốt, đa dạng thì công ty cần phải:

- Liên kết kinh tế và kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu mẫu để có thể tập trung nguồn vốn vào trí tuệ cho việc hình thành và phát triển các nghiên cứu sáng tạo mẫu. Với thiết bị đã được trang bị trong thời gian qua, công ty cũng cần tổ chức nguồn tư liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu sáng tác mẫu một cách hệ thống và cung cấp kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất.

- Chu kỳ mẫu mã ngày càng trở lên ngắn hơn, do con người những ý tưởng phong phú và phức tạp đòi hỏi sản phẩm cũng phải thay đổi liên tục theo mong muốn đó. Vì vậy công ty sẽ chỉ thành công khi thường xuyên thay đổi mẫu mã, tìm kiếm sáng tạo nhiều mẫu mốt với nhiều loại, kích cỡ khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng thị trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng loại khách hàng.

- Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi của nhu cầu, đồng thời phát hiện nhu cầu mới trên thị trường trọng điểm. Để xây dựng được hệ thống thông tin này, Công ty cần có sự liên kết, hỗ trợ của các đối tác trên thị trường các khu vực. Đặc biệt Công ty cần đẩy mạnh sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin như Internet giúp thu thập, xử lý và dự báo thị trường nhanh chóng, chính xác.

b. Đầu tư cho hoạt động marketing:

- Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Với qui mô của công ty, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa được tiến hành hợp lý cả về nhân lực và vật lực. Đầu tư vào khâu này để đánh giá lại thị trường , đánh giá lại năng lực của mình và của các đối thủ cạnh tranh. Do môi trường kinh doanh không ngừng biến động, vì vậy cần tiến hành các đợt nghiên cứu thị trường với qui mô phù hợp với ngân sách cho phép để nắm bắt thông tin, có hệ thống phản hồi thông tin từ hệ thống các đại lý thành viên, nắm bắt

những biến động diễn ra theo tuần, tháng quí, từ đó tổng hợp báo cáo lên cấp quản lý để có những điều chỉnh phù hợp.

- Xây dựng chiến lược marketing ngắn hạn và dài hạn cho công ty, xây dựng các kế hoạch marketing ngắn hạn để định hướng các hoạt động một cách bài bản, xây dựng ngân sách đầu tư cho marketing hợp lý, phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. Đối với công ty Hoàng Trang tỷ lệ mức đầu tư/ tổng doanh thu khoảng 10% là hợp lí.

Xây dựng và tố chức các hoạt động marketing đồng bộ, phát huy hiệu quả tối đa các công cụ marketing. Nhiều công ty hiện nay xây dựng hoạt động marketing một cách rời rạc, làm giảm hiệu quả của nó. Chẳng hạn xây dựng chương trình khuyến mại mà không quảng cáo, tiếp thị, hay không chú trọng đến quảng cáo thì hiệu quả chương trình sẽ thấp, gây lãng phí chi phí đầu tư, đồng thời không thu lại kết quả như mong muốn.

-Hoàn thiện đội ngũ cán bộ marketing chuyên nghiệp. Cần bổ sung chuyên viên nghiên cứu thị trường chuyên trách. Hiện đội ngũ cán bộ marketing của công ty vẫn còn thiếu và yếu về kinh nghiệm. Do vậy công ty cần có kế hoạch bồi

dưỡng, đào tạo, tập huấn cũng như có kế hoạch bổ sung nhân sự có trình độ cho phòng marketing.

Đối với chính sách phân phối: cần có chế độ khuyến khích mạnh các đại lý tiêu thụ nhiều(chế độ chiết doanh số bán hàng, khuyến mại, tặng hàng quảng cáo, tặng quà lễ tết…) các chính sách dịch vụ(vận chuyển hàng nhanh chóng, ưu tiên khách hàng tiêu thụ nhiều được lấy hàng sớm…) áp dụng các chế độ bán hàng khác nhau cho các kênh khác nhau

- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo truyền hình, báo chí, tài trợ sự kiện...Để có được thành công vững chắc trên thị trường việc xây dựng một thương hiệu mạnh có ấn tường trong tâm trí khách hàng rất quan trọng. Một thương hiệu mạnh có tác dụng như là việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Khách hàng bao giờ cũng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm có tên tuổi. Do vậy công ty cần cân nhắc đầu tư vào quảng cáo tiếp thị với chi phí hợp lý nhằm củng cố tên tuổi và uy tín của công ty. Ngoài các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo chí công ty phải tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm, các hoạt động tuyên truyền thông qua mối quan hệ tốt với giới truyền thông để đưa ra những thông tin có tính nhận thức sự kiện trên phương tiện truyền thông gây sự chú ý của người tiêu dùng. Tận dụng hình thức quảng cáo khác như qua internet. Số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam ngày càng cao trong khi công ty chưa chú trọng quảng cáo

trên phương tiện này như đặt các banner trên các website đông người truy cập, trang Web được lập sơ sài và thiếu tính cập nhật. Một hình thức khác công ty có thể xem xét đến nữa là quảng cáo trên xe bus phương tiên giao thông - hình thức khá mới mẻ nhưng đã chứng minh được hiệu quả.

- Cần quan tâm tới việc triển khai và kiểm tra hoạt động xúc tiến bán hàng tại mỗi khu vực: ngoài chỉ tiêu doanh thu cần tính đến cả hiệu quả triển khai hoạt động xúc tiến của đội ngũ bán hàng tại khu vực đó, phân chia ngân sách xúc tiến cho từng khu vực thị trường trên cơ sở thực tế thị trường….

c. Đầu tư cho nguồn nhân lực.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, nhiều doanh nghiệp xem yếu tố vốn và công nghệ là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà xem nhẹ yếu tố con người. Về bản chất nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới, đồng thời đảm nhận vai trò quyết định trong việc lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến cũng như thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện, nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển vững chắc doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng cần đầu tư và phát huy khả năng đáp ứng nguồn nhân lực qua tất cả các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư nguồn nhân lực nhằm đảm bảo có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động.

- Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, công ty phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Trong xã hội hiện đại đào tạo nguồn nhân lực, nhà nước và người lao động có vai trò quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo Công Ty phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà Công ty sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Đào tạo chuyên môn về kĩ thuật, kinh tế, khoa học cho đội ngũ cán bộ trẻ, áp dụng lí thuyết đi đôi với thực hành. Tổ chức cho cán bộ đi học ở các trường nghiệp vụ kĩ thuật, ngoại ngữ, chính trị , tin học nhằm nâng cao nghiệp vụ và xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh.

Xây dựng văn hóa riêng của công ty để khuyến khích và phát huy trí tuệ tạo sự nhiệt huyết người lao động sao cho họ thực sự coi công ty là ngôi nhà thứ 2 của mình và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đối với công ty.Đi cùng với nó là các chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là những lao động giỏi, các chế độ về BHXH, công đoàn, sinh hoạt tập thể nâng cao đời sống tinh thần của người lao động. Đây cũng là phương thức để giữ chân lao động có tài, ổn định nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh, tránh những xáo trộn không cần thiết.

- Có chính sách về đầu tư trang thiết bị, các vấn đề hỗ trợ điều kiện làm việc của người lao động: hệ thống ánh sáng, điều hòa không khí, thông gió, trang bị bảo hộ, chế độ chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng ca…

- Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, công ty phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

- Tiến hành thống kê định kì số lượng, bậc nghề lao động để quản lý, kịp thời điều chỉnh lao động cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng lao động định kì, tiến hành thi lên bậc cho các công nhân đảm bảo người lao động được trả lương đúng theo năng lực của mình.

- Thực hiện chính sách tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động phổ thông ở địa phương cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả hình thức chính quy và không chính quy từ đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm của công ty, giúp rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí đào tạo cho công ty.

Việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ làm tăng sức mạnh nội lực của công ty, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua đó năng lực cạnh tranh của công ty cũng được dần nâng cao, tạo vị thế vững chắc trên thị trường.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY HOÀNG TRANG (Trang 54 -54 )

×