1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN vận dụng tiếp cận module để bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề sinh sản ở cấp độ cơ thể, sinh học THPT

34 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Tuy nhiênviệc bồi dưỡng HSG môn sinh học đối với học sinh THPT vẫn còn nhiều bất cập vàhạn chế đó là: Thời gian hạn chế, học sinh phải theo học nhiều môn; chưa có tàiliệu, giáo trình cụ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: Trường THPT Tuyên Hóa

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3

I.1 Chương trình dạy học theo module 3

I.2 Khái niệm module dạy học 3

I.3 Đặc trưng của module dạy học 3

I.4 Cấu trúc của module dạy học 4

I.5 Nguyên tắc thiết kế module dạy học 6

I.6 Quy trình thiết kế module dạy học 7

II XÂY DỰNG CÁC MODULE BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ 10

II.1 Nội dung sinh sản cấp độ cơ thể 10

II.2 Thiết kế module bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề sinh sản cấp độ cơ thể 11

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Từ xưa, vị Tiến sĩ triều Lê Thân Nhân Trung đã có câu nói nổi tiếng rằng

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Và Đảng ta cũng luôn quan niệm như thế

Từ lâu Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài Ngày naykhi khoa học ngày càng phát triển, vấn đề tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài càng cóvai trò vô cùng quan trọng Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng quan tâm đến côngtác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), đặc biệt hiệu quả và khả năng phân hóa trình độhọc sinh giỏi

Bồi dưỡng HSG là quá trình phát triển năng lực tự học của học sinh, rèn luyệntính độc lập sáng tạo của người học Đặc biệt đối với bộ môn sinh học, bồi dưỡngHSG không chỉ là bồi dưỡng về mặt lý thuyết mà còn bồi dưỡng về cả kỹ năng vậndụng lẫn thực hành

Trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổthông (THPT) vẫn luôn được chú trọng Hằng năm sở giáo dục và đào tạo tổ chứcnhững kỳ thi HSG nhằm khuyến khích phong trào thi đua học tập, đồng thời pháthiện và bồi dưỡng những học sinh xuất sắc để tham dự kỳ thi quốc gia Tuy nhiênviệc bồi dưỡng HSG môn sinh học đối với học sinh THPT vẫn còn nhiều bất cập vàhạn chế đó là: Thời gian hạn chế, học sinh phải theo học nhiều môn; chưa có tàiliệu, giáo trình cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi; trình độ học sinh trong độituyển không đồng đều nên không thể áp dụng cùng một phương pháp Là một giáoviên đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG tôi nhận thấy rằng: Bồi dưỡnghọc sinh giỏi không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà phải là một quá trìnhphát triển năng lực tiềm ẩn của người học, nhờ đó người học có thể không ngừng tựhọc, tự hoàn thiện kiến thức của mình Đối với các em trong đội tuyển HSG thì cần

có tầm nhìn không những sâu, rộng mà đòi hỏi phải tổng quát Từ những khó khăn

mà bản thân tôi cũng như đồng nghiệp gặp phải trong công tác bồi dưỡng HSG, tôitrăn trở không biết làm thế nào để nâng cao hiệu quả tự học của học sinh, tạo hứngthú học tập cho các em

Trong chương trình Sinh học ở THPT, chuyên đề sinh sản là một trong nhữngnội dung quan trọng Vì vậy, trong bồi dưỡng HSG cần có phương pháp mới trang

Trang 5

bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, nâng cao, đồng thời rèn luyện kỹ năng tựhọc cho các em.

Module dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấutrúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ người học và chứa đựng cả mục tiêu dạy học,nội dung và phương pháp dạy học, hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn

bó chặt chẽ với nhau thành một hệ toàn vẹn Nó là tài liệu tự học có hướng dẫn.Module dạy học là một hướng đi trong thiết kế tài liệu và tổ chức dạy học bằngphương pháp tự học có hướng dẫn Vận dụng tiếp cận module vào việc bồi dưỡnghọc sinh giỏi nhằm phát huy năng lực tự học của người học, giúp giáo viên bồidưỡng có thể dạy học theo cách phân hóa đối tượng học sinh, góp phần nâng caochất lượng bồi dưỡng HSG ở bậc THPT

Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Vận dụng tiếp cận module để bồi dưỡng

học sinh giỏi chuyên đề sinh sản ở cấp độ cơ thể, sinh học THPT"

Trang 6

PHẦN 2 NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I.1 Chương trình dạy học theo module

Chương trình dạy học theo module (hay chương trình dạy học có cấu trúc

module) là chương trình dạy học được xây dựng chủ yếu trên quan điểm tiếp cận

phát triển, coi giáo dục là sự phát triển: phát triển con người một cách tối đa mọi

khả năng tiềm ẩn; chú trọng đến nhu cầu, sở thích của người học; chú trọng đếnviệc chương trình có mang lại giá trị gì cho người học hay không

Chương trình dạy học theo module có 4 định hướng:

- Định hướng vấn đề: các vấn đề mà người học quan tâm.

- Định hướng lắp ghép phát triển: lấy người học làm trung tâm của hoạt động

dạy học, tạo cho người học nhu cầu học tập liên tục

- Định hướng làm được: chú ý đến những thay đổi của người học (kiến thức,

kỹ năng, thái độ) sau khi thực hiện xong một module hay toàn bộ chương trìnhmodule

- Định hướng cá nhân: chú ý đến điều kiện khả năng học tập của mỗi cá nhân.

Chương trình dạy học theo module có ba cấp độ:

- Module hành nghề: là tập hợp hữu hạn các module giúp người học có khảnăng giải quyết được vấn đề mà họ quan tâm và lựa chọn Một chương trình có thể

có một hay nhiều module hành nghề

- Module: là trung tâm của chương trình module được xây dựng tương ứng vớimột vấn đề học tập trọn vẹn

- Tiểu module: là các thành phần cấu thành nên module được xây dựng tươngứng với các nhiệm vụ học tập mà người học phải thực hiện

I.2 Khái niệm module dạy học

Theo Nguyễn Ngọc Quang, đã đưa ra khái niệm về module dạy học như sau:

Module dạy học là một đơn vị chương trình học tương đối độc lập, được cấu

trúc một cách đặc biệt, nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng cả mục tiêu dạyhọc, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quảlĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh

I.3 Đặc trưng của module dạy học

Những đặc trưng cơ bản của một module:

Trang 7

- Tính trọn vẹn: Mỗi module chứa một nội dung, chủ đề xác định, thể hiện sự

trọn vẹn trong cấu trúc, khả năng thực thi của người học Từ đó xác định được mụctiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện, do vậy, nó không phụ thuộc vàonội dung đã có và sẽ có sau đó

- Tính cá biệt: Đây là đặc trưng mang tính cá nhân Chương trình của một

module phải có tính mềm dẻo, dễ dàng thay đổi, bổ sung để thích hợp với từng đốitượng học tập

- Tính phát triển: Module phải có khả năng liên kết với các module khác sao

cho phù hợp với mục đích của quá trình đào tạo

- Tính tích hợp: Module phải có khả năng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành

cũng như giữa các yếu tố của quá trình dạy học

- Tự kiểm tra đánh giá và đánh giá liên tục: Quy trình thực hiện một module

được đáng giá thường xuyên bằng hệ thống câu hỏi dạng test

Có bốn loại test được sử dụng trong việc đánh giá một module:

+ Test vào: Giúp học sinh kiểm tra xem mình đã biết những gì cần và đủ để có

thể chọn vào module

+ Test trước: Giúp học sinh kiểm tra xem khi bước vào module đã sẵn sàng

lĩnh hội kỹ năng, tri thức và thái độ mà module định truyền đạt hay không

+ Test kết thúc: Giúp kiểm tra xem học sinh đã đạt mục tiêu về kỹ năng, kiến

thức và thái độ của một module chưa

+ Test trung gian: Giúp học sinh kiểm tra xem sự tiến bộ của mình và cungcấp cho họ niềm tin

I.4 Cấu trúc của module dạy học

Mỗi module dạy học gồm 3 thành phần: Hệ vào - Thân module - Hệ ra, ba bộphận này là một chỉnh thể thống nhất

Hình 1.1 Cấu trúc của một module dạy học

*Hệ vào của module

Hệ vào của module thực hiện chức năng đánh giá về điều kiện tiên quyết củangười học trong mối quan hệ với các mục tiêu của module

module

Hệ ra

Trang 8

Hệ vào của module bao gồm:

+ Giới thiệu module và các tiểu module để học sinh lựa chọn

+ Hệ thống các mục tiêu của module tương ứng với chủ đề trí dục đã được xácđịnh tường minh

+ Nêu rõ điều kiện tiên quyết để học module

+ Test vào module nhằm kiểm tra điều kiện tiên quyết của người học tươngứng với các mục tiêu của module

+ Những khuyến cáo dành cho người học sau khi họ đã dự test vào

Hệ vào sẽ giúp học sinh lựa chọn cho mình một module thích hợp với điềukiện mình mong muốn lĩnh hội căn cứ vào vốn kiến thức đã có Để làm việc đó họcsinh có thể xem danh mục các module và tiểu module, những điều kiện tiên quyếtcần thiết và vị trí của module trong các con đường học tập khác nhau

Trong nhiều kiểu dạy học có điều khiển, việc chọn lựa này được giao cho giáoviên, nhưng trong việc tổ chức dạy học theo tiếp cận module nó được giao chochính học sinh Và đây cũng là ưu thế quan trọng của phương pháp module

người học sẽ nắm được những mục tiêu cụ thể của tiểu module

+ Phần tổng hợp: Hệ thống lại những vấn đề liên quan đến mục tiêu của tiểu

module

+ Test trung gian: Nhằm đánh giá xem người học đã đạt được đến mức nào

các mục tiêu của tiểu module

Ngoài ra, thân module còn có thể được bổ sung các module phụ đạo

Thân module giúp học sinh tiếp cận với những mục tiêu cụ thể của tiểu module đểhọc sinh lựa chọn cách giải quyết vấn đề nhận thức của mình bằng con đường tốt nhất.Một loạt những hoạt động, những tình huống nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tưduy, khả năng tự giải quyết vấn đề qua đó học sinh sẽ nắm vững được những mục tiêu.Test trung gian cho phép người học đánh giá được những mục tiêu nào của tiểu module

đã đạt, và khi cần thiết có thể dẫn học sinh đến những phụ đạo Về mặt thời gian, test

Trang 9

trung gian của tiểu module 1 có thể cho phép đuợc chuyển sang tiểu module 2, do đó nó

có tác động như test vào Mỗi tiểu module còn được bổ sung bởi đơn vị phụ đạo(remedial unit) có nhiệm vụ giúp học sinh sửa chữa thiếu sót và giải thích bổ sung hoặcdẫn học sinh quay trở lại ôn tập những gì còn chưa vững hoặc đã quên

Nếu lĩnh hội tiểu module không có kết quả hoặc không qua được test kết thúc,hoặc phạm sai lầm thuộc về phần lớn nội dung của module, thì được dẫn đến phầnphụ đạo chung, hoặc nếu không có tiểu module phụ đạo thì phải học lại module đó

Hệ thống chỉ dẫn là hệ thống phân nhánh dẫn tới hoặc đến đơn vị phụ đạo, hoặcvào đơn vị đào sâu thêm hiểu biết, hoặc gợi ý chọn module tiếp theo Tuỳ theo kết quảlĩnh hội module học sinh sẽ quyết định lựa chọn con đường học tập tiếp tục phù hợp

I.5 Nguyên tắc thiết kế module dạy học

* Nguyên tắc về tính độc lập của nội dung dạy học

+ Phân chia mục tiêu tổng thể thành cấu trúc những mục tiêu bộ phận

+ Tài liệu của mỗi phần phải đảm bảo việc đạt được nội dung của những mụctiêu bộ phận

+ Tập hợp những phần dùng để đạt từng mục tiêu bộ phận của mục tiêu dạyhọc tổng thể sẽ lập thành một nhóm

* Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong cấu trúc nội dung

+ Thực hiện tốt nguyên tắc độc lập của nội dung từng phần của tài liệu họctập, do đó từng module có thể dễ dàng sửa đổi hoặc bổ sung

+ Khi lập nghiệp những thành phần của các module khác nhau hoặc giữa cácmodule với nhau sẽ tạo nên những module mới

+ Thực hiện dự đoán ban đầu về tri thức, kỹ năng, thái độ của người học để cónhững chỉ dẫn nhằm biệt hoá quá trình lĩnh hội nội dung học tập của người học

Trang 10

+ Nếu có thể cần phải phân tích nhu cầu của người học khi quyết định thiết kếcác module cụ thể của chương trình dạy học.

* Nguyên tắc đảm bảo thường xuyên mối liên hệ ngược

+ Giúp người học xác định được trình độ chuẩn bị của họ khi bắt đầu nghiêncứu module

+ Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra sau mỗi thành phần thuộc nội dungmodule (kiểm tra trung gian thường được thực hiện sau mỗi tiểu module)

+ Hướng dẫn cụ thể đối với các kết quả tự kiểm tra của người học, giúp ngườihọc nhận biết được các mức độ nắm vững module của bản thân hoặc biết đượcnhững nội dung nào họ cần phải nghiên cứu lại

I.6 Quy trình thiết kế module dạy học

Quá trình thiết kế module dạy học được thực hiện theo quy trình như sơ đồ ởhình 1.2

Hình 1.2 Quy trình thiết kế module dạy học

Bước 1: Phân tích chương trình môn học

Trang 11

Mục đích

Phân tích chương trình môn học nhằm mục đích xác định vị trí, chức năngmôn học trong nội dung dạy học tổng thể của quá trình đào tạo Nhận thức được cácmục tiêu và các nội dung của môn học cùng với điều kiện thực hiện nó, từ đó cóđịnh hướng cho việc hình thành các tiểu module

Tiến hành

+ Nghiên cứu các mục tiêu của môn học để xây dựng mục tiêu định hướng choviệc hình thành các module dạy học

+ Nghiên cứu nội dung môn học được quy định trong chương trình

+ Kết hợp kết quả của thao tác phân tích mục tiêu, phân tích nội dung môn họctìm ra các chủ đề chính làm cơ sở để biên soạn các module:

 Tập hợp các nội dung cùng phục vụ cho việc thực hiện một mục tiêu củachương trình dạy học thành một chủ đề

 Tập hợp các nội dung để có thể cung cấp cho người học một hệ thống trithức phản ánh tương đối trọn vẹn và chính xác về một đối tượng của hiện thực

 Tập hợp các nội dung nhằm cung cấp cho người học điều kiện (kiến thức,

kỹ năng) để thực hiện một công việc nào đó

Trang 12

Mục tiêu phải được trình bày bằng các động từ có thể lượng hoá được như: mô

tả được, vẽ được, phân biệt được, giải thích được, thiết kế được Không nên dùngcác động từ khó định lượng như: nắm được, hiểu được, biết được )

Các thứ bậc của mục tiêu nhận thức: Nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp,đáng giá (theo Bloom)

+ Thử nghiệm module đã biên soạn

+ Đánh giá tính khả thi của module (lưu ý khả năng tiếp nhận và sử dụngmodule một cách thuận lợi của người học)

+ Đánh giá hiệu quả của module

+ Tiến hành sửa chữa những sai sót nếu có

II XÂY DỰNG CÁC MODULE BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ

II.1 NỘI DUNG SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC THPT

Sinh sản ở cấp độ cơ thể được trình bày trong chương trình sinh học lớp 10 vàlớp 11 với những nội dung sau:

+ Sinh sản ở vi sinh vật: trình bày về sự sinh trưởng của vi sinh vật, sự sinh

trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, các kiểu sinhsản ở vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng

Trang 13

+ Sinh sản ở thực vật: Trình bày khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính,

các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, ứng dụng củasinh sản vô tính

+ Sinh sản ở động vật: Trình bày khái niệm về sinh sản vô tính, sinh sản hữu

tính, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật, các hình thức sinh sản hữu tính ởđộng vật, cơ chế điều hòa sinh sản, những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ởđộng vật và con người

Tuy nhiên, sự sinh sản trong sách giáo khoa tách bạch ra hai phần: sinh sản ởthực vật và sinh sản ở động vật Vì thế, chúng ta cần có sự khái quát lên thành sinhsản ở mức cơ thể Do đó, cần chú ý khai thác một số vấn đề sau:

+ Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật.

+ Nhận biết được sinh sản vô tính ở thực vật có hoa.

+ Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

+ Phân tích chiều hướng tiến hóa trong các hình thức sinh sản ở động vật + Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

+ Các ứng dụng của sinh sản trong sản xuất nông nghiệp.

Qua phân tích nội dung phần sinh sản ở cấp độ cơ thể, chúng tôi nhận thấy nộidung của phần này nằm rãi rác ở các bài trong các chương khác nhau của phần sinhhọc lớp 10 phổ thông và sinh học lớp 11 phổ thông Vì vậy khi dạy giáo viên cầnphải hệ thống lại, sắp xếp lại theo chủ đề để giúp học sinh lĩnh hội một cách trọnvẹn

II.2 THIẾT KẾ CÁC MODULE CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ

Cấu trúc của module gồm ba thành phần: Hệ vào, thân module, hệ ra

Trang 14

Hình 2.1 Ong bắp cày giao phối với hoa lan

(Nguồn: Campbell, Reece (2008), Biology (eighth edition) Hình 2.1 cho thấy con ong bắp cày đực loài Camposcolia ciliata thường cố giao cấu với loài hoa lan Địa Trung Hải Ophrys speculum Cái gì đã làm cho con

ong say mê hoa lan đến vậy? Hoa của loài lan này được gọi là hoa của sự giả dối Vìsao vậy? Câu trả lời là hình dạng của cánh hoa lan lớn nhất và diềm lông da camquanh nó trông giống với con ong cái Tuy nhiên, tín hiệu đó chỉ là một phần của trò

lừa dối, hoa lan Ophrys còn tiết ra chất có mùi giống với mùi khêu gợi tình dục do

con ong cái tiết ra Hoa lan này cùng với ong thụ phấn chỉ là một ví dụ về sự thụphấn của thực vật hạt kín trong sinh sản hữu tính

Hãy nhìn vào hình 2.2 bạn sẽ thấy hình ảnh hai con giun đất đang giao phối.Trứng sẽ được thụ tinh bởi tinh trùng Vài tuần sau đó, các con giun mới sẽ nở ra,thế nhưng trong hai thân sinh đó thì thân sinh nào là mẹ?

Module này sẽ giúp bạn giải thích được vì sao con cái có những đặc điểmgiống và khác bố mẹ? Vì sao từ một phần cơ thể mẹ có thể tạo ra cá thể con? Tạisao sinh vật đa dạng và phong phú? Bên cạnh đó, còn giúp bạn hiểu được cơ sởkhoa học của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính Từ đó có thể ứng dụng vào trồngtrọt, chăn nuôi…

Trang 15

Hình 2.2 Giun đất giao phối

(Nguồn: Campbell, Reece (2008), Biology (eighth edition)

1.2 Danh mục các tiểu module:

Module này gồm 2 tiểu module:

Tiểu module 01: Sinh sản vô tính

Tiểu module 02: Sinh sản hữu tính

1.3 Mục tiêu của module:

*Kiến thức

- Xác định được cơ sở của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

- Phân tích được các ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính

- Giải thích được vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?

* Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: so sánh, giải quyết tình huống, phântích, tổng hợp, kỹ năng giải bài tập

* Thái độ

- Học sinh có niềm tin vào khoa học, hứng thú đam mê với môn học

1.4 Điều kiện tiên quyết để học module:

Để học được module này, học sinh cần có kiến thức cơ bản sau: Nêu đượckhái niệm, ưu nhược điểm của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; cơ sở khoahọc của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; phân biệt sinh sản vô tính và sinhsản hữu tính

Trang 16

Để kiểm tra điều kiện tiên quyết, chúng tôi đã biên soạn các test vào dưới đây

là test vào của module - sinh sản ở cấp cơ thể:

Test vào của module- Sinh sản ở cấp độ cơ thể.

Câu 1: Lập sơ đồ phân nhánh trình bày các hình thức sinh sản ở sinh vật.Câu 2: Lập bảng phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 3: Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?

Câu 4: Thế nào là sự thụ tinh? Bản chất của sự thụ tinh là gì? Tại sao nóihình thức thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài? Tại sao đẻ con tiến hóa hơn

đẻ trứng?

Câu 5: Cơ sở khoa học của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Nếu test vào chưa đạt học sinh cần ôn tập lại Nếu test vào đã đạt học sinh cóthể vào lĩnh hội module

Trước khi vào lĩnh hội module, học sinh cần nghiên cứu kĩ mục tiêu củamodule và các tiểu module và các tiểu module để quyết định mình phải học toàn bộhay chỉ một vài tiểu module để kiểm tra xem mình đã đạt được những mục tiêu nào.Điều đó sẽ giúp học sinh học tốt module hơn Chúng tôi đã biên soạn test trước vớicác mục tiêu chính của module, cụ thể như sau:

Test trước của module - Sinh sản ở cấp độ cơ thể.

Câu 1: Nêu sự khác biệt cơ bản của sự hình thành giao tử đực giao tử cái ởthực vật?

Câu 2: Điểm khác nhau giữa quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng ở động vật?Câu 3: Ở các loài sinh sản hữu tính, cơ chế nào đã duy trì sự ổn định bộ nhiễmsắc thể loài qua các thế hệ? Sự kiện nào quan trọng nhất trong cơ chế đó là gì và ýnghĩa của nó?

Câu 4: Hãy hoàn thành bản đồ khái niệm trong hình 2.3 bằng cách điền vàocác ô còn trống:

Trang 17

bao gồm

Hình 2.3 Bản đồ khái niệm về sinh sản vô tính ở thực vật.

Câu 5: Người ta tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng quacác bước cơ bản nào? Ý nghĩa của phương pháp này trong nhân giống cây trồng?Câu 6: Ý nghĩa sinh học của sinh sản hữu tính?

Câu 7: Tại sao nói một trong những nguyên nhân cơ bản làm tăng sự đa dạng

về kiểu gen và kiểu hình ở loài sinh sản hữu tính là quá trình giảm phân?

Câu 8: Với 2 cặp dị hợp phân li độc lập, trình bày tóm tắt sự thay đổi tỉ lệ kiểuhình ở F2 trong lai hữu tính?

Câu 9: Phân tích những ưu điểm của sinh sản vô tính mà sinh sản hữu tínhkhông có được? Tại sao trong sinh sản vô tính cá thể con cháu có đặc điểm ditruyền giống cá thể mẹ?

Câu 10: Từ những kiến thức đã gọc về sinh sản hữu tính, em hãy hoàn thànhbản đồ khái niệm trong hình 2.4 bằng cách điền vào các ô còn trống:

Ngày đăng: 13/11/2019, 10:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tổ chức kỳ thi (2007), Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XIII, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XIII
Tác giả: Ban tổ chức kỳ thi
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2007
2. Ban tổ chức kỳ thi (2008), Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XIV, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XIV
Tác giả: Ban tổ chức kỳ thi
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2008
3. Ban tổ chức kỳ thi (2009), Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XV, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XV
Tác giả: Ban tổ chức kỳ thi
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2009
4. Ban tổ chức kỳ thi (2010), Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XIII, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập đề thi olympic 30-4 lần thứ XIII
Tác giả: Ban tổ chức kỳ thi
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2010
5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2001
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Một số chuyên đề sinh học chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề sinh học chọn lọc
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2004
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 10 nâng cao
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Sinh học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11 nâng cao
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
9. Lê Thị Hà (2007), Xây dựng module để bồi dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền biến dị, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường ĐHSP Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng module để bồi dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở vật chất vàcơ chế di truyền biến dị
Tác giả: Lê Thị Hà
Năm: 2007
10. Ngô Văn Hưng (2004), Đề thi Olympic quốc tế môn sinh học, NXB Giáo dục, Hưng Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề thi Olympic quốc tế môn sinh học
Tác giả: Ngô Văn Hưng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
11. Ngô Văn Hưng (2005), Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn sinh, NXB Đại học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi quốcgia môn sinh
Tác giả: Ngô Văn Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2005
12. Vũ Đức Lưu, Nguyễn Thành Đạt, Trần Qúy Thắng (2004), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề bồidưỡng học sinh giỏi THPT môn sinh học
Tác giả: Vũ Đức Lưu, Nguyễn Thành Đạt, Trần Qúy Thắng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
13. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2002), Ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôn luyện và bồi dưỡng học sinhgiỏi môn sinh học
Tác giả: Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w