1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh

14 641 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Phần II Phương pháp làm văn thuyết minh Tuần 11 Ngày soạn: 10/11/2007 Ngày dạy: 14/11/2007 Bài 1 Tìm hiểu chung về văn thuyết minh I. Mục đích yêu cầu - HS nắm được thế nào là phương pháp thuyết minh, vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh. - HS vận dụng vận dụng kiến thức để nhận biết các đoạn, văn bản thuyết minh. II. Chuẩn bị GV soạn bài, bảng phụ… III. Tiến trình lên lớp A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra C. Bài mới: Thuyết minh Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh - Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng. - Là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người. Văn bản thuyết minh hay là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh. Văn bản thuyết minh có sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sing động. Lưu ý a) Tri thức: Văn thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng. b) Khách quan: Văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. (Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng). c) Thực dụng: Văn thuyết minh cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái không đẹp như tác pham văn học. Ví dụ văn bản thuyết minh - Giấy thuyết minh sản phảm kèm theo sản phẩm đem bán,… - Đoạn văn trong sách giáo khoa, sách trình bày các phương pháp khoa học… - Lời giới thiệu các danh lam thắng cảnh… So sánh Thuyết minh Tự sự Không có cốt truyện, sự việc, diễn biến, nhân vật - Có cốt truyện - Có sự việc diễn biến - Có nhân vật. Thuyết minh Miêu tả - Giới thiệu đối tượng giúp cho người đọc hiểu. - Sử dụng từ ngữ chính xác, rạch ròi. - Tả cụ thể đối tượng giúp cho người đọc cảm thấy. - Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm. Thuyết minh Nghị luận Giải thích bằng tri thức khoa học: giải thích bằng cơ chế, quy luật của sự vật, cách thức sử dụng và bảo quản đồ vật, . Giải thích trong nghị luận: giải thích bằng cách dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Thuyết minh Biểu cảm Không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. - Gợi suy nghĩ, cảm xúc cho người đọc, người nghe . - Sử dụng nhiều biện pháp từ. Thuyết minh Hành chính – công vụ Giới thiệu, quảng cáo, trình bày . để mọi người thấy. Bày tỏ nguyện vọng, thông báo của người này với người kia, cấp này với cấp kia . Yêu cầu về bài văn thuyết minh - Phải có tri thức, kiến thức về đối tượng cần thuyết minh. - Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. (Tri thức có được là nhờ học tập tích luỹ hằng ngày, từ sách báo, .) - Phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh: + Là cái gì ? + Có đặc điểm tiêu biểu gì ? + Có cấu tạo như thế nào ? + Hình thành ra sao ? + Có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người ? - Muốn có tri thức ta phải: a) Quan sát: không chỉ là nhìn, xem mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu. b) Tra cứu từ điển, sách giáo khoa, . c) Phân tích: Đối tượng chia thành mấy bộ phận, quan hệ giảư các bộ phận. Tóm lại: Muốn làm bài văn thuyết minh, cần phải nắm chắc được: 1. Bản chất của đối tượng thuyết minh. 2. Đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh. Tuần 12 + 13 Ngày soạn: 10/11/2007 Ngày dạy: 14,27/11/2007 Bài 2 các kiểu văn bản thuyết minh I. Mục đích yêu cầu - HS nắm được các kiểu văn bản thuyết minh thường gặp: trong nhà trừng và trong đời sống xã hội. - Biết phân biệt các kiểu văn bản thuyết minh; vận dụng kiến thức viết đoạn văn thuyết minh. II. Chuẩn bị GV soạn bài III. Tiến trình lên lớp A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra C. Bài mới: Các kiểu văn bản thuyết minh Trong nhà trường Trong đời sống - Môn Toán: Đại số, Hình học . - Môn Vật lí: Các định luật, . - Môn Hoá học: Các thí nghiệm . - Môn Sinh học: Thực vật, động vật, . - Môn Địa lí: Tài nguyên, dân số, . - Môn Lịch sử: Các triều đại, khởi nghĩa. - Môn Tn học: Phần mềm, phần cứng - Môn Thể dục: Bóng đá, bóng chuyền, . - Môn Công nghệ: Mạch điện, may vá - Môn Ngữ văn: Từ, ngữ, câu, . - Giới thiệu một đồ dùng: bàn là điện - Giới thiệu một tác phẩm văn học, một thể loại văn học: thể thơ lục bát - Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm ) - Giới thiệu một danh lam thắng cảnh - Giới thiệu một loài hoa: mai, đào - Giới thiệu một loài động vật: mèo. trâu, . - Giới thiệu một sản phẩm: nón lá - Giới thiệu một trò chơi: nhảy dây, ô ăn quan, . Các kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường Môn Toán Chúng ta đã biết phép trừ là phép tính ngược của phép cộng, phép chia là phép tính ngược của phép nhân. Sau khi biết phép tính về luỹ thừa, việc đặt ra phép tính ngược của nó là điều hết sức tự nhiên. Nhiều học sinh sau khi học cách tính diện tích của hình vuông đã đặt vấn đề ngược lại: nếu biết diện tích của một hình vuông thì làm sao tính được cạnh của hình vuông đó ? Bài toán ngược này khá phức tạp. Nếu diện tích hình vuông là 16, 15, 36, 64, 100 (đơn vị diện tích) thì ta tính nhẩm ngay được. Lờy bình phương của các số nhân 2, 3, 4, 5, . bình phươg của số nguyên nào tương ứng với diện tích trên thì chính số nguyên đó là cạnh cua hình vuông cần tìm. Nhưng nếu diện tích nằm giữa bình phương hai số nguyên, chẳng hạn là 54, thì việc tính toán sẽ phức tạp hơn nhiều. Ta có thể ước lượng: số cần tìm, bình phương lên bằng 54, tức số đó lớn hơn 7 và nhỏ hơn 8. Người ta đã tìm ra phép tính như vậy, đó là phép khai căn. Môn Lí Từ thời xưa người ta đã biết sử dụng bơm nước để đưa nước lên cao, nhưng người ta chưa biết nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là do áp xuất khí quyển. Arixtot (nhà bác học Hi Lạp 287 – 212 trước Công nguyên), đã giải thích nguyên tắc của bơm hút là do “thiên nhiên sợ chân không”, nên khi kéo bít tông lên, nước tràn vào xi lanh để lấp đầy khoảng chân không đó. Về sau Tôrixenli, một học trò của Galilê đã dự đoán là nước dâng lên trong bơm hút là do áp suất khí quyển. Paxcan (người Pháp 1623 – 1678) đã làm lại thí nghiệm của Tôrixenli với thuỷ ngân và với nước. Ông đã nhanh chóng xác định được áp suất khí quyển. Ghêrich (1602 – 1678), thị trưởng thành phố Macđơbua ở Đức, đã tiến hành những thí nghiệm có tác dụng củng cố công trình nghiên cứu của Tôrixenli và Paxcan: ông lấy hai bán cầu rồng, đường kính khoảng 28 cm, được mài nhẵn đến mức chỉ cần bôi một lớp mỡ và úp vào nhau, thì hai bán cầu tạo thành một quả cầu không để không khí lọt qua được. Sau đó, ông rút không khí ra khỏi của cầu và đóng khoá lại. Hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con, đã rất khó khăn mới kéo lìa được hai bán cầu này ra. Lịch sử khám phá ra áp suất khí quyển là một thí dụ về thắng lợi của phương pháp thực nghiệm. Môn Hoá Đốt đỏ than rồi đưa vào lọ khí oxi, than bùng cháy và có tia lửa bắn ra. Sau khi than cháy hết, đổ nước vôi vào trong lọ. Nước vôi vẩn đục, chứng tỏ có khí cacbonic mới tạo ra. Than đã hoá hợp với õi và biến đổi thành khí cacbonic. Nung nóng đường trắng trong ống nghiệm. Đường nóng chảy, chuyển sang màu nâu rồi sẫm dần, đồng thời có hơi thoát ra. Một phần hơi này ngưng lại thành những giọt nước trên thành ống. Cuối cùng trong ống còn lại một chất rắn màu đen, vị nhạt, không tan trong nước, đó là than. Đường đã bị phan huỷ thành nước và than. Bỏ vài mảnh kẽm vào cốc nước có chứa dung dịch axit clohiđric. Mảnh kẽm nhỏ dần, đồng thời có bọt khí bay lên, đó là khí hiđrô. Kẽm và axit clohiđric đã tác dụng với nhau và biến đổi thành khí hiđrô và chất kẽm clorua (chất này tan vào dung dịch). Nhận xét: Trong các hiện tượng trên có sự biến đổi chất này thành chất khác có tính chất không giống chất ban đầu. Những hiện tượng loại này là hiện tượng hoá học. Vậy hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. Môn Sinh học Lá cây có màu xnh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một milimét mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xnh của lá. ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia ánh sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá của cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì . Môn Địa lí Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc - đông nam, gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy qua một thung lũng giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phái bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà. Môn Lich sử Nông Văn Vân là một trưởng dân tộc Tày, giữ chức Tri châu Bảo Lạc (thuộc tỉnh Hà Giang), do không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, lại được Lê Văn Khôi (bấy giờ nổi dậy ở Gia Định) vận động, năm 1833, Nông Văn Vân đã cùng với Nguyễn Quang Khải (tri châu Đại Nam) nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền núi Việt Bắc [ .]. Bọn quan tỉnh bị bắt đã bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ “quan tỉnh hay ăn hối lộ” rồi đuổi về. Nông Văn Vân tự xưng là Tiết chế thượng tướng quân. Hai lần, nhà Nguyễn cử hai đạo quân lớn, chia làm nhiêuf đường khác nhau tấn công vào vùng đất của nghã quân nhưng đều bị đánh bại [ .]. Trong cuộc chiến đấu cuối cùng (năm 1835), ông bị bao vây ở trong rừng nhưng vẫn kháng cự anh dũng. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt. Môn Ngữ văn Nói và viết là hai dạng khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ; vì vậy, lời nói khác bài viết. Lời nói thường dùng những từ ngữ gợi cảm, từ ngữ đưa đẩy, câu thường lượt bớt thành phần . Bài viết dùng những từ ngữ chính xác phù hợp với phong cách văn bản và có thể dùng nhiều câu có kết cấu đầy đủ, câu dài để diễn đạt một ý trọn vẹn. Các kiểu văn bản thuyết minh trong đời sống xã hội Giới thiệu một đồ dùng: bàn là điện, . Cấu tạo: Bàn là điện gồm các bộ phận sau: a) Nguồn sinh nhiệt: Trong bàn là có một sợi dây điện trở bằng hợp kim crôm-niken. Tuỳ theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ. b) Vỏ: Làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. c) Bộ phận phun hơi nước: Một số bàn là có bộ phận để phun hơi nước vào vật được là. Bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở các lỗ nằm tại mặt dưới bàn là. d) Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: Bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng tới nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và đóng lại mạch điện. Giới thiệu một di tích, thắng cảnh Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng. Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe sóng biển rì rào. Từ đây, buổi sáng chúng ta có thể lên dãy Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương Giới thiệu một sản phẩm: nón lá, . Đã từ lâu tà áo dài và chiếc nón bài thơ xứ Huế đã đi vào nhiều bài thơ, ca Việt, trở thành một biểu tượng cho người phụ nữ Cố đô. Chiếc áo dài kín đáo, dịu dàng cộng với vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái. Để làm được một chiếc nón đẹp phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ, đến độ tinh xảo từng đường im, mũi chỉ. Người chằm nón phải chọn lá tươi từ người chợ về, sau đó sấy lá trên bếp than cho ls khô nhưng vẫn xanh tươi. Rồi lại phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá thật phăng phiu. Mỗi chiếc lá được chọn kĩ càng một làn nữa và cắt gọn còn 50cm. Nón bài thơ Huế rất mỏng bởi nó cjỉ có hai lớp lá: lớp là trong gồm 20 lá, lớp là ngoài gồm 30 lá và lớp bài thơ nằm ở giữa. Khi soi lên ánh sáng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Nón được chằm bằng sợi ni lông dẻo, dai, chắc và có màu trắng trong suốt (hoặc sợi cước nhỏ). Các lá nón không được xộc xệch, đường kim, mũi chỉ phải đều tăm tắp. Tuần 14 + 15 Ngày soạn: 20/11/2007 Ngày dạy: 04,13/12/2007 Bài 3 các phương pháp thuyết minh I. Mục đích yêu cầu - HS nắm được các kiểu phương pháp thuyết minh thường gặp - Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh vào bài viết - Rèn kĩ năng sử dụng các phương pháp thuyết minh linh hoạt. II. Chuẩn bị GV soạn bài III. Tiến trình lên lớp A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra C. Bài mới: văn bản thuyết minh Yêu cấu Phương pháp Muốn là tốt bài văn thuyết minh, người viết: a) Phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh. b) Phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. Các phương pháp thuyết minh: 1. Phương pháp nêu định nghĩa. 2. Phương pháp liệt kê. 3. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể. 4. Phương pháp dùng số liệu (con số) 5. Phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Phương pháp phân tích, phân loại. 1. Phương pháp nêu định nghĩa Câu định nghĩa thường: - Có vị trí đứng ở đầu bài, đầu đoạn. - Giữ vai trò giới thiệu. - Trong câu định nghĩa, ta thường gặp từ “là”. - Sau từ “là”, người ta cung cấp một phán đoán: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng. Ví dụ: Câu định nghĩa quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó. - Giun là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. - Rùa là loài bò sát có thân được bảo vệ bởi một hộp xương gồm mai và yếm. - Các chép là một loài cá nước ngọt. Câu định nghĩa chỉ ra đặc điểm. - Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. - Hà Nội là thủ đô của nước ta. - Hồ Quý Ly vốn là con cháu một gia đình quan lại cao cấp họ Lê. Ông là một người có tài, lại có hai người cô lấy vua nên sơm được cất nhắc vào hàng đại thần. Câu định nghĩa nêu công dụng riêng. - là con vật dễ nuôi, có ích cho mọi người. - Phích nước là vật dùng để giữ nước nóng. - Xe đạp là phương tiện di chuyển vừa rẻ tiền, vừa có ích cho sức khoẻ và môi trường 2. Phương pháp liệt kê Phương pháp liệt kê: giúp người đọc có thêm những hiểu biết, kiến thức phong phú. a) Kể ra hàng loạt những con số, những ví dụ, bằng chứng, . b) Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. Ví dụ: Liệt kê giốn gà. là một loại vật nuôi quen thuộc, gần gũi với con người. a) Một số giống được nuôi nhiều ở nước ta: - Giống Ri: được nuôi nhiều ở nước ta. Ri có ưu điểm là dễ nuôi, thịt chắc và thơn ngon, đẻ sớm và đẻ nhiều trứng. Ri có nhược điểm là thân hình nhỏ, lớn chậm. - Giống Đông Cảo: thân hình to, lông vàng nhạt hoặc hung đỏ, chân to xù xì. - Giống Lơgo: lông trắng, mào to và đỏ, thân hình nhỏ. Lơgo có ưu điểm nổi bật là đẻ nhiều trứng. - Giống Plimút (thường gọi là Cú): thân hình to, lông vằn trắng đen như lông cú, lớn nhanh. Liệt kê các công dụng của cây dừa. Thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa dùng để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm, vừa bùi vừa thơm vị dừa, vừa thơm vị cá. Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi, vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, chịu mưa, chịu nắng. 3. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể Phương pháp nêu ví dụ: Giúp người đọc hiểu rõ, hiểu sâu sắc bản chất của một sự vật, một hiện tượng nào đó. - Trong văn thuyết minh, ví dụ được xem như là bằng chứng. -Ví dụ phải cụ thể, chính xác, khách quan và có tính thuyết phục. Ví dụ: Nêu các ví dụ cụ thể về tác hại của thuốc lá. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài nữa, tích tụ lại gây ho hên, đờm dãi và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho tiếp cận với ô-xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện ngày càng sút kém. Nêu các ví dụ cụ thể về tai hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh àm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại chì, ca-đi-mi gây tác hại cho nào và là nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư vfa các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 4. Phương pháp dùng số liệu, con số Phương pháp dùng số liệu, con số: Giúp người đọc hình dung được quy mô của sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng. a) Trong văn thuyết minh, số liệu, con số cũng được xem như là bằng chứng. b) Số liệu, con số phải cụ, chính xác, khách quan. Ví dụ: Nêu số liệu các nước trên thế giới tham gia tổ chức. Ngày 22 tháng 4 hàng năm, được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường. Nêu số liệu về những người chết vì bệnh. Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy . 5. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh: Có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh. So sánh phải cụ thể, chính xác và có sức thuyết phục. Ví dụ: So sánh tác hại của ôn dịch thuốc lá với nạn AIDS. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. So sánh với lời căn dặn của Trần Hưng Đạo. Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “ Nếu giặc đánh ta như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. 6. Phương pháp phân loại Phương pháp phân loại: Giúp người đọc hiểu rõ ràng, chi tiết, cặn kẽ. - Đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại. - Một đối tượng có nhiều mặt thì phân ra từng mặt mà trình bày lần lượt Ví dụ: Phân loại các kiểu nhảy dây: Có các kiểu nhảy dây khác nhau, từng địa phương lại sáng tạo ra những kiểu riêng biệt. Các kiểu nhảy dây thông dụng là: a) Kiểu 1: Đầy là kiểu nhay dây bình thường và cơ bản trong trò chơi nhảy dây. Dùng một sợi dây đủ dài sao cho hai tay cầm sợi dây mà vừa căng là được. Người chơi đứng thẳng người, hai cổ tay quay đều dây qua đầu. Khi vòng dây sát đất thì hai chân chụm lại nhảy qua vòng dây, đôi khi nhảy qua vòng dây bằng chân trước, chân sau. b) Kiểu 2: Dùng trò chơi “tay trắng tay đen” để tìm ra hai người phải quay dây. Hai người cách nhau sao cho dây không chùng quá cũng như căng quá (dây chùng xuống vừa chạm đất là được). Hai người quay vòng dây theo một chiều, các người nhảy lần lượt vào nhảy từng người hay nhiều người tuỳ ý. Phải tập sao khi nào dây gần xuống đến chân mình thì nhảy lên đừng để dây chạm trúng chân mình. Ai để dây chạm trúng chân mình thì phải ra thay quay dây cho một người vào. 7. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích: Giúp người đọc hiểu được cấu tạo, nguyên nhân . của sự vật, hiện tượng. - Càng có nhiều hiểu biết, kiến thức, càng phân tích tốt. - Phân tích càng sắc bén, đầy đủ, khách quan, Ví dụ: [...]... phương pháp thuyết minh - Tìm đọc các bài văn thuyết minh để tham khảo - Đọc, tìm hiểu Dàn bài văn thuyết minh Tu n 16+ 17+18 Ngày soạn: 09/12/2007 Ngày dạy: 20/12/2007 Bài 4 Dàn bài thuyết minh I Mục đích yêu cầu - HS nắm kĩ hơn nữa dàn bài văn thuyết minh - Biết vận dụng cách lập dàn bài vào lập một dàn bài văn thuyết minh cho trước - Tiếp tục rèn kĩ năng lập dàn bài văn thuyết minh II Chuẩn bị GV... thuyết minh một đồ vật Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, cơ chế hoạt động của đồ dùng đó 1 Mở bài 2 Thân bài 3 Kết bài 1 Mở bài 2 Thân bài YÊU CẦU Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó, sao cho người đọc hiểu Bố cục bài viết nên có đủ các phần: a) Mở bài b) Thân bài c) Kết bài DÀN BÀI THUYẾT MINH. .. trường thuyết minh một động vật Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu, tra cứu trong sách vở các giống vật, cách sinh hoạt và YÊU CẦU Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận của con vật, cách chăn nuôi và cách phòng bệnh, sao cho người đọc hiểu Bố cục bài viết nên có đủ các phần: a) Mở bài b) Thân bài giá trị kinh tế 1 Mở bài 2 Thân bài 3 Kết bài c) Kết bài DÀN BÀI THUYẾT MINH MỘT ĐỘNG... sống hiện nay thuyết minh một thể loại văn học Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu, tra cứu trong sách vở về cấu tạo của thể loại văn học YÊU CẦU Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những đặc điểm của thể loại văn học và vị trí của thể loại đó trong nền văn học, sao cho người đọc hiểu Bố cục bài viết nên có đủ các phần: a) Mở bài b) Thân bài c) Kết bài DÀN BÀI THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN...Phân tích lợi ích của việc nuôi gà: Nuôi có lợi, vì: - dễ nuôi, chóng lớn và nhanh được sử dụng: nuôi 2 – 3 tháng tu i có thể dùng làm thức ăn - có khả năng đẻ trứng quanh năm và đẻ nhiều trứng, là nguồn cúng cấp trứng chủ yếu cho con người - Thịt và trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm,... dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm và xuất khẩu Phân tích cấu tạo Bàn là điện gồm các bộ phận sau: của bàn là điện a) Nguồn sinh nhiệt: Trong bàn là có một sợi dây điện trở bằng hợp kim crôm-niken Tu theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau Có trường hợp dùng dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ Có trường hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách... dụng riêng.) 2 Thân bài Nêu các đặc điểm của thể loại văn học: - Đặc điểm 1: - Đặc điểm 2: - Đặc điểm 3: - Đặc điểm 4: 3 Kết bài Những thành tựu của thể loại văn học Ví dụ: Dàn bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú 1 Mở bài Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú 2 Thân bài Nêu các đặc điểm của thể thơ: - Đặc điểm 1: Số câu, số chữ trong mỗi bài - Đặc điểm 2: Quy . làm bài văn thuyết minh, cần phải nắm chắc được: 1. Bản chất của đối tượng thuyết minh. 2. Đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh. Tu n 12 + 13 Ngày. kĩ lại các phương pháp thuyết minh. - Tìm đọc các bài văn thuyết minh để tham khảo. - Đọc, tìm hiểu Dàn bài văn thuyết minh Tu n 16+ 17+18 Ngày soạn: 09/12/2007

Ngày đăng: 14/09/2013, 14:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm. - GA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh
d ụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm (Trang 2)
- Giống gà Đông Cảo: thân hình to, lông vàng nhạt hoặc hung đỏ, chân to xù xì. - GA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh
i ống gà Đông Cảo: thân hình to, lông vàng nhạt hoặc hung đỏ, chân to xù xì (Trang 8)
2. Thân bà i- Nêu nguồn gốc hoặc quá trình hình thành, phát triển (nếu có) - Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ vật: ................ - GA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh
2. Thân bà i- Nêu nguồn gốc hoặc quá trình hình thành, phát triển (nếu có) - Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ vật: (Trang 12)
- Nón hình chóp nhọn, miệng nón có đường kính bằng…. - Khung bằng 16 vành tre vót nhỏ, tròn đều. - GA Tu chon Phuong phap lam van Thuyet minh
n hình chóp nhọn, miệng nón có đường kính bằng…. - Khung bằng 16 vành tre vót nhỏ, tròn đều (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w