1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp làm văn nghị luận (NLXH NLVH)

10 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 229,29 KB

Nội dung

Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về làm văn nghị luận và các dàn ý tổng quát cho một số loại bài.. Đối với học sinh trung học, văn nghị luận tập trung trong các dạng bài sau: Ngh

Trang 1

Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về làm văn nghị luận và các dàn ý tổng quát cho một số loại bài Vì đây là kiến thức kinh nghiệm được đúc kết và soạn lại nên chưa thể hoàn chỉnh, người sử dụng cần linh hoạt trong việc tiếp nhận tài liệu Nên tham khảo những tài liệu có sẵn và các tài liệu được cung cấp thêm

để cho bài văn của mình hoàn thiện hơn

Vì lí do khách quan, tài liệu chỉ có thể cung cấp một số vấn đề cơ bản về mặt lí thuyết, chưa có điều kiện đưa vào các ví dụ cụ thể Vì vậy người đọc cần chủ động để tìm hiểu các vấn đề một cách sâu sắc nhất

Đối với học sinh trung học, văn nghị luận tập trung trong các dạng bài sau: Nghị luận xã hội (Gồm nghị luận về một hiện hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí), nghị luận văn học, nghị luận

về một ý kiến bàn về văn học

BỐ CỤC TÀI LIỆU

Trong tài liệu này:

Các phần tự viết: I – Phần 1, phần 2, phần 3

Các phần chép lại từ tài liệu khác: II, III – Phần 1, phần 4

Trang 2

PHẦN 1

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

I VIẾT ĐOẠN VĂN:

Viết đoạn là kỹ năng tối thiểu cần phải có để viết tốt một bài văn nghị luận nói riêng và các bài văn với các phương thức biểu đạt khác nói chung Tuy nhiên, trên thực tế đa số học không chú trọng việc viết đoạn, chỉ quan tâm đế nội dung mình cần bàn luận trong văn bản Điều này dẫn đến việc bài văn có bố cục không chặc chẽ và khó thuyết phục người đọc Theo tâm lý chung của nhiều học sinh khi viết văn là muốn cho bài làm văn của mình thật dài, viết tốt từng đoạn văn sẽ giúp tổng thể bài văn có bố cục hài hòa và dài hơn

Viết đoạn văn để trình bày từng vấn đề, từng luận điểm trong bài văn nghị luận Mỗi vấn đề, luận điểm nên được trình bày trong một đoạn văn; khi chuyển sang viết đến vấn đề, luận điểm tiếp theo thì nên xuống dòng và viết đoạn văn mới Bài văn có thể dài hơn và rõ ràng hơn nếu viết tốt đoạn văn

Tuy là một cá thể trong bài văn nhưng đoạn văn cũng có cấu trúc tương tự như một bài văn Cấu trúc đoạn văn gồm 03 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

1 Mở đoạn: Câu chủ đề

Giới thiệu ngắn gọn vấn đề, luận điểm được nói đến trong đoạn Chỉ nên giới thiệu trong một câu

2 Thân đoạn: Triển khai các lý lẽ, lập luận, dẫn chứng để phục vụ làm rõ ý cho câu chủ đề.

- Lý giải vấn đề

- Trình bày các biểu hiện

- Phân tích, bình luận vấn đề

- Nêu dẫn chứng

3 Kết đoạn: Câu kết

Chốt lại vấn đề một cách ngắn gọn (Từ 01 đến 02 câu)

II VIẾT PHẦN MỞ BÀI:

Học sinh thường rất lúng túng khi viết phần mở bài vì không biết nên bắt đầu từ đâu Để viết tốt phần

mở bài, người viêt cần rèn luyện cách chuyển ý Thông thường, mở bài thường được mở đầu bằng một vấn đề

có liên quan đến nội dung chính của bài văn sau đó người viết sẽ dùng phương pháp chuyển ý để dẫn dắt người đọc đi đến nội dung chính của bài văn

Có hai cách mở bài thông dụng: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.1

1 Mở bài trực tiếp: Chúng ta có thể mở bài trực tiếp theo các hướng sau đây:

- Chép lại nguyên văn của đề

- Chép lại phần đầu của đề rồi thêm thắt chút ít

- Đảo lại các phần của dữ kiện

- Khái quát vấn đề cần trình bày

2 Mở bài gián tiếp:

- Không đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận mà thường đưa ra các sự kiện, một câu danh ngôn, một câu thơ,… rồi sau đó mới giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Mở bài theo lối tương đồng hoặc đối lập

1 ThS Tô Hà Tường Vân, Chuyên đề làm văn – Văn nghị luận, Trường Đại học Sài Gòn, NXB Đại học Cầu Ông Lãnh, 2010

Trang 3

- Đoạn diễn dịch: Câu chủ đề đứng đầu đoạn.

- Đoạn quy nạp: Câu chủ đề đứng cuối đoạn

- Đoạn tổng – phân – hợp: Có câu chủ đề nằm ở vị trí đầu đoạn và cuối đoạn

- Đoạn có chủ đề ngầm: Đối vối đoạn văn này thì các ý tưởng được sắp xếp theo lối song hành Nội dung của tất cả các yêu cầu đều toát ra chủ đề của đoạn

2 Tùy theo kiểu bài và mục đích nghị luận:

- Đoạn văn chứng minh: Nêu ra các dẫn chứng thiết thực phục vụ làm rõ ý cho luận điểm, luận đề Dẫn chứng chó thể tường minh hoặc mang tính khái quát

- Đoạn văn giải thích: Lý giải các vấn đề khó hiểu, ít được biết đến trong văn bản

- Đoạn văn bình luận: Nêu ý kiến của ngưởi viết cùng những vấn đề chủ quan, khách quan của vấn đề Đoạn văn chuyển tiếp: Dùng làm công cụ kết nối và chuyển ý, dẫn dắt người đọc từ vấn đề này sang vấn đề khác

IV VIẾT PHẦN KẾT BÀI: 2

- Kết bài theo lối tóm lượt: Tóm tắt lại các vấn đề đã trình bày một cách ngắn gọn, súc tích Đây là phương pháp kết bài đơn giản và không cần phải vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng

- Kết bài theo lối mở rộng vấn đề bằng cách nêu ra bài học cho bản thân

- Kết bài thông qua sự liên tưởng: Vấn đề gợi lên cho người đọc những say ngẫm, những liên hệ khác

ta có thể dùng làm kết bài

1 ThS Tô Hà Tường Vân, Chuyên đề làm văn – Văn nghị luận, Trường Đại học Sài Gòn, NXB Đại học Cầu

Trang 4

PHẦN 2

LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I DÀN BÀI CHUNG: 1

1 Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

2 Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

3 Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

II NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1 Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

2 Thân bài:

- Giải thích hiện tượng

- Nêu lên các biểu hiện mang tính khái quát để làm rõ hơn cho phần giải thích

- Phân tích hiện tượng:

 Nguyên nhân

 Ảnh hưởng của nó đối với đồi sống

 Hệ quả (Kết quả tốt hoặc xấu)

- Chứng minh: Đưa ra các dẫn chứng

- Đề xuất ý kiến:

 Nêu các biện pháp khắc phục nếu đó là một vấn đề tiêu cực

 Nêu các biện pháp để phát huy nếu đó là một vấn đề tích cực

- Bình luận: Nêu phản đề

 Đặt vấn đề ngược lại với hiện tượng được nêu

 Giải thích sơ lượt

 Nêu nguyên nhân

 Hệ quả (Kết quả xấu hoặc tốt)

 Ảnh hưởng của nó đối với đời sống

- Liên hệ bản thân: Rút ra bài học cho bản thân và cộng đồng xã hội

3 Kết bài: Khẳng định vấn đề.

III NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:

1 Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

2 Thân bài:

- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

- Nêu lên các biểu hiện mang tính khái quát để làm rõ hơn cho phần giải thích

- Phân tích:

 Trình bày các giá trị của tư tượng, đạo lí

 Ảnh hưởng của nó đối với đời sống

 Hệ quả

- Chứng minh: Đưa ra các dẫn chứng

1 ThS Tô Hà Tường Vân, Chuyên đề làm văn – Văn nghị luận, Trường Đại học Sài Gòn, NXB Đại học Cầu Ông Lãnh, 2010

Trang 5

 Giải thích sơ lượt.

 Ảnh hưởng của nó đối với đời sống

 Hệ quả

- Liên hệ bản thân: Rút ra bài học cho bản thân và cộng đồng xã hội

3 Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Trang 6

PHẦN 3 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:

1 Mở bài: Phần mở bài có thể linh hoạt nhưng cần đáp ứng đủ hai yêu cầu cơ bản sau:

- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ được nói đến

- Nêu lên yêu cầu của đề bài

2 Thân bài:

- Đánh giá chung về bài thơ, giới thiệu mạch cảm xúc chủ đạo trong bài thơ

- Trình bày và phân tích từng luận điểm (Viết thành từng đoạn, phải đảm bào yêu cầu về cấu trúc và bố cục của từng đoạn, khi chuyển ý cần sử dụng các phương tiện liên kết, chuyển ý)

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

3 Kết bài:

- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ

II NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ (TOÀN VĂN HOẶC ĐOẠN TRÍCH):

1 Mở bài: Phần mở bài có thể linh hoạt nhưng cần đáp ứng đủ hai yêu cầu cơ bản sau:

- Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) được nói đến

- Nêu lên yêu cầu của đề bài

2 Thân bài:

- Tóm tắt tác phẩm hoặc đoạn trích

- Đánh giá chung về tác phẩm (hoặc đoạn trích) đó

- Trình bày và phân tích từng luận điểm (Viết thành từng đoạn, phải đảm bào yêu cầu về cấu trúc và bố cục của từng đoạn, khi chuyển ý cần sử dụng các phương tiện liên kết, chuyển ý)

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích)

3 Kết bài:

- Khái quát giá trị, ý nghĩa của tác phẩm (hoặc đoạn trích)

III PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ:

1 Mở bài: Phần mở bài có thể linh hoạt nhưng cần đáp ứng đủ hai yêu cầu cơ bản sau:

- Giới thiệu nhân vật cần phân tích

- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trính có sự xuất hiện của nhân vật đó

- Nêu lên yêu cầu của đề bài

2 Thân bài:

- Tóm tắt tác phẩm hoặc đoạn trích theo nhân vật cần phân tích

- Đánh giá chung về vị trí của nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) đó

- Giới thiệu lai lịch, ngoại hình của nhân vật

- Phân tích tính cách nhân vật qua cử chỉ, hành động, ý kiến của tác giả về nhân vật đó

- Phân tích giá trị tâm hồn của nhân vật

- Nêu giá trị và vị trí của nhân vật trong tác phẩm

- Tác động của nhân vật đối với độc giả

- Đánh giá chung về các đặc sắc nghệ thuật đã tạo dựng nên hình tượng nhân vật

Trang 8

PHẦN 4

LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

1

Nghị luận một ý kiến bàn về văn học thuộc dạng bài nghị luận văn học, vì đây là một dạng bài ít gặp

và cần phải có kiến thức lí luận văn học mới có thể giải quyết tốt các vấn đề văn học được nói đến nên phần này được tách riêng để người học tiện tham khảo

I KHÁI NIỆM:

Nghị luận về một vấn đề bàn về văn học có nội dung chính là bình luận, phân tích một ý kiến bàn về

văn học Ý kiến đó có thể là một nhận định về văn học, một danh ngôn về văn học, chẵng hạn như: “Thơ

trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật” (Belinxki), “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” (Giăng sáng – Nam Cao)2… Ý kiến đó cũng có thể là một nhận định về một hình tượng tác

phẩm hay một phong cách, một trào lưu văn học nào đó, ví dụ: Hoài Thanh nhận định: “ Truyện Kiều là một

tiếng kêu thương”, Xuân Diệu nói: “Thơ Hồ Chí Minh là thứ thơ rất giản dị nhưng rất phong phú”… Như

vậy, đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: Về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học…

II YÊU CẦU:

- Phát biểu đúng, toàn diện nội dung và tinh thần của ý kiến được trích dẫn để lập luận

- Dựa vào hiểu biết của mình về văn học mà nhận xét ý kiến được nêu ra Nhận xét có thể cho là đúng, tán thành, có thể cho là sâu sắc, hoặc có khía cạnh cần bàn thêm, nhưng phải có phân tích, dẫn chứng, chứng minh, có lập luận

- Ý kiến cần phải đúng về logic, ví dụ phân tích có sức thuyết phục

- Lời văn phải lưu loát, có hình ảnh

III DÀN BÀI CHUNG:

1 Mở bài: Giới thiệu ý kiến cần bàn luận

2 Thân bài:

- Nhận định chung về giá trị của ý kiến đó

- Giải thích nội dung ý kiến theo từng mặt

- Nêu nhận xét, đánh giá đối với ý kiến đó

- Lập luận, nêu luận cứ chứng minh cho ý kiến của mình

3 Kết bài: Khẳng định, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

1 ThS Tô Hà Tường Vân, Chuyên đề làm văn – Văn nghị luận, Trường Đại học Sài Gòn, NXB Đại học Cầu Ông Lãnh, 2010

2 Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, Trung tâm sách Sài Gòn, NXB Văn học, 2010

Trang 9

1 Võ Kim Bảo, Dàn ý bài văn nghị luận xã hội, Trường Đại học Cầu Ông Lãnh, NXB Đại học Cầu Ông Lãnh, 2010

2 Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, Trung tâm sách Sài Gòn, NXB Văn học, 2010

3 TS Hồ Văn Hải, Tiếng Việt thực hành, Trường Đại học Sài Gòn, NXB Đại học Cầu Ông Lãnh, 2009

4 Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Làm văn, NXB Đại học Sư phạm, 2008

5 ThS Tô Hà Tường Vân, Chuyên đề làm văn – Văn nghị luận, Trường Đại học Sài Gòn, NXB Đại học Cầu Ông Lãnh, 2010

NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG

Chân dung tự sướng Tự sướng cùng các sinh viên khoa Ngữ văn – Chửi lộn mướn

VÕ KIM BẢO (1992-2992) Nơi làm việc: Trường Đại học Cầu Ông Lãnh

Trưởng khoa Ngữ văn – Chửi lộn mướn

Nơi học tập: Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội – Trường Đại học Sài Gòn

Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ Văn

Giáo sinh năm I Giáo sư tiến sĩ Chửi lộn học Tiến sĩ Phao học

Nghiên cứu khoa học: Văn học và lịch sử chép phao lớp 12A5 trường THPT Lương Thế Vinh

(Năm học 2009 – 2010)

Công trình khoa học: Chửi lộn 2 ngày với tiệm áo Như Loan trên đường Cao Thắng năm 2008

Trang 10

Làm văn nghị luận (2011)

Giải thưởng: Giải 3 học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ Văn năm 2010

Ngày đăng: 03/10/2015, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w