1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG dạy môn tự NHIÊN xã hội lớp 1

22 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

Công nghệ thông tin cũng thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục với nhiều thành tựu rực rỡ, bao gồm: Công nghệ dạy và học: CNTT làm thay đổi nội du

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN

TRƯỜNG TH ĐẶNG TRẦN CÔN



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1

Môn : Tự nhiên xã hội

Giáo viên : Nguyễn Thị Hải Ninh

Cấp : Tiểu học

Năm học: 2018 - 2019

Trang 2

tế tri thức và xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta đã được thể hiện trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện như Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000, Nghị quyết 07/2000 ngày 05/6/2000 của Chính phủ, Chỉ thị 29/2001/CT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT

Công nghệ thông tin cũng thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục với nhiều thành tựu rực rỡ, bao gồm:

Công nghệ dạy và học: CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương

Trang 3

pháp dạy học một cách phong phú Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi

trường công nghệ thông tin Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông như âm thanh, hình ảnh,

video, mà đỉnh cao là bài giảng E-learning (học trực tuyến qua mạng Internet).Công nghệ quản lý giáo dục: làm thay đổi phương thức điều hành và quản lý giáo dục, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để quản lý các hoạt động giáo dục

và đào tạo hiệu quả hơn

Sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,

phương pháp giảng dạy và học Công nghệ thông tin là phương tiện tiến tới "xã hội học tập" Mặt khác, ngành giáo dục đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công

nghệ thông tin Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu :"Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cập học, ngành học theo

hướng dẫn Học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học các môn." Nên việc đưa ứng dụng công nghệ thông

tin vào trường học là một việc làm cần thiết và đúng đắn Trong công tác giảng dạy, công nghệ thông tin giúp cho bài học sinh động hơn, nhờ đó mà học sinh có hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài tốt hơn

Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh Trong những tiết học có đồdùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vào tất cả các môn học đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh đã mang đến cho giờ dạy và học một không khí mới Mỗi môn học mang một sắc thái riêng, môn Tự nhiên - xã hội cũng vậy Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 1 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa Vậy một giờ học Tự nhiên - xã hội ở lớp 1 được tiến hành ra sao?

Cho dù tất cả các giáo viên có tích cực đổi mới phương pháp đến đâu thì một giờ học Tự nhiên - xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt trầm lắng với các hoạt động khó, khổ cho học sinh Với nhiều tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc, các em được lôi cuốn

3 /21

Trang 4

vào xem một cách hồn nhiên nhưng nếu đưa ra yêu cầu quan sát tập chung để đưa

ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu bài học thì các em dễ nản

Nhưng cũng vẫn các bức tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc đó với sự trợ giúp của côngnghệ thông tin ta đưa lên màn hình lớn bằng các hiệu ứng thì sẽ thu hút được các

em vào bài học hơn, giờ học sẽ có hiệu quả hơn Hay nói cách khác với công nghệ thông tin, người thầy có thể chế tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng thì khó mà thực hiện được Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một

số phần mềm tiện ích như Power Point, Violet, bài giảng E-learning người thầy

có thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn học mà không phải ép buộc chúng

Chính vì vậy việc: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên

Vì vậy, nội dung sáng kiến kinh nghiệm này tập trung vào các vấn đề: những tác động tích cực và một số hạn chế cần tránh khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại; thực hiện giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

-Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên - xã hội

Trang 5

NỘI DUNG

1) Cơ sở lý luận

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng

có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng dạy học qua cầu truyền hình Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho họcsinh các phương pháp học chủ động Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Như vậy, việc chuyển

từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”sẽ trở nên dễ

dàng hơn

được những thành tựu đáng kể như: một số phần mềm tiện ích như Power Point, Violet … , E - learning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập Phần mềmdạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm

chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi

mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học Những khả năngmới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người

là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi

trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò

chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản

Trang 6

và nối mạng Internet.

Mặt khác trên giáo án điện tử giáo viên dễ dàng bổ sung, sửa chữa thay đổi cấu trúc bài dạy một cách linh hoạt; phương tiện đòi hỏi không nhiều chỉ cần một máy tính, một máy chiếu và màn ảnh rộng, quan trọng là khâu soạn giáo án

2.2 Khó khăn

Khó khăn nhất với một số giáo viên nhiều tuổi trình độ tin học còn hạn chế nên việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời gian Chính vì vậy một số giáo viên tỏ ra ngại và không hứng thú với việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử

Việc thiết kế giáo án điện tử do chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc, phông chữ, hay chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng, phương tiện

3 Nội dung

3.1 Thực trạng khi thiết kế giáo án điện tử

Để phát triển con người toàn diện góp phần hình thành năng lực phẩm chất tư duy cho học sinh thì việc dạy học tốt các môn học là một yêu cầu không thể thiếu Người giáo viên không những dạy tốt các môn Toán, Tiếng Việt hình thành tri thứccho học sinh mà còn phải dạy tốt tất cả các môn học khác nhau để phát triển một con người toàn diện Từ năm 2000 song song với việc thay sách giáo khoa mới thì

Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu các giáo viên tiểu học đổi mới phương pháp dạy học

Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên - xã hội cũng có những bước chuyển mình,từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức Như chúng ta đã biết môn Tự nhiên xã hội là môn học cung cấp, tranh bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em Vì thế học sinh đã có vốn sống, vốn hiểu biết ban đầu

về tự nhiên xã hội Mặt khác sách giáo khoa Tự nhiên - xã hội lớp 1 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa Đây cũng là điều kiện thuận lợi để họctốt môn tự nhiên xã hội nhưng đồng thời nó cũng chính là điểm gây trễ nải trong

Trang 7

việc học tập môn này.

Đối với môn Tự nhiên và xã hội việc thiết kế nội dung bài học bằng nhiều tranhảnh đã giúp cho giáo viên thiết kế giáo án diện tử gặp nhiều thuận lợi hơn các môn học khác Mỗi một bài học khi ta đưa các tranh, ảnh lên màn hình lớn và sử dụng các hiệu ứng sẽ giúp cho học sinh chú ý hơn

Ví dụ khi dạy bài "Cây hoa" ta đưa hình ảnh trong sách giáo khoa và làm hiệu ứng thêm một số loại hoa sẽ giúp cho bài học sinh động, học sinh hiểu và nắm bài nhanh hơn Hay như dạy các bài về quả, hoa, thân cây, động vật…thì ngoài các hình ảnh trong bài học ta có thể đưa thêm các hình ảnh khác có liên quan đến bài học giúp cho nội dung bài học phong phú hơn

Qua đó ta có thể nói việc dạy bằng giáo án điện tử đã giúp cho giáo viên đỡ vất

vả hơn nhiều Thay bằng thao tác hướng dẫn, các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột lên là có Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học Mặt khác khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh nhỏ lại không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn

Bên cạnh việc sử dụng phần mềm Power Point trong quá trình thiết kế giáo án điện tử, tôi còn sử dụng phần mềm Violet, Flash vào phần luyện tập củng có, hay trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Trò chơi có thể diễn ra ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học Trò chơi có thể giải quyết được một phần hay toàn bộ nội dung bài học Mặt khác còn giúp cho học sinh phản xạ nhanh từ đó phát triển tư duy

Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn tự nhiên xã hội có nhiều cái lợi cho cả giáo viên và học sinh Nhưng bên cạnh đó cũng không ít giáo viên gặp nhiều khó khăn khi thiết kế giáo án điện tử Vậy vấn đề đặt ra là phải soạngiáo án như thế nào cho phù hợp thì mới mang lại hiệu quả mong muốn

3.2 Cách thiết kế và những yêu cầu cần thiết khi soạn giáo án điện tử.

Đối với môn Tự nhiên - xã hôi mỗi bài học là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện Bởi vậy khi soạn giảng một tiết dạy bằnggiáo án điện tử tôi thường thực hiện các bước sau:

Trang 8

Bước 1: Soạn giáo án ở chương trình Power Point.

Khi soạn ở giáo án ở chương trình Power Point chúng ta cần soạn đủ các bước lên lớp, đặc biệt chú ý các bước sau:

- Kiểm tra bài cũ

- Dạy bài mới:

• Giới thiệu bài, khởi động

• Tổ chức các hoạt động dạy học:

+ Hoạt động 1: Quan sát hình thành khái niệm kiến thức

+ Hoạt động 2: Khai thác vốn sống thực tế - Liên hệ hình thành kĩ năng

thái độ

+ Trò chơi học tập hoặc làm phiếu bài tập theo yeu cầu

=> Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình soạn giáo án

- Củng cố kiến thức

- Hướng dẫn về nhà

Hiện nay đã có nhiều giáo viên tiểu học soạn giáo án trên chương trình Word, điều đó rất thuận lợi cho quá trình soạn giáo án điện tử

Bước 2: Lựa chọn kiến thức khi trình chiếu.

Đây là bước rất quan trọng, nhiều giáo viên đặc biệt là những giáo viên mới bắt đầu soạn giảng với Power Point còn lúng túng ở bước này Để thực hiện tốt người giáo viên phải nắm được kiến thức trọng tâm của bài giảng, không tham kiến thức, không tham chình chiếu, chỉ đưa trình chiếu những kiến thức, nội dung học sinh cần ghi nhớ, không đưa phần trình chiếu thuyết giảng của giáo viên Nếu kiến thứcđưa ra trình chiếu không đƣợc lựa chọn dễ bị đẩy vào hai tình huống

- Kiến thức đưa nhiều học sinh khó theo dõi

- Kiến thức đưa quá sơ sài, học sinh không nắm được bài

Vì thế người giáo viên cần biết chắt lọc và tinh giảm kiến thức cần trình bày trên các Slide, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý

Bước 3: Lựa chọn tư liệu đưa vào giáo án.

Các tư liệu được lựa chọn đưa vào giáo án thường là:

a) Hình ảnh:

- Hình ảnh trong sách giáo khoa nhằm giúp các em chiếm lĩnh kiến thức

- Hình ảnh bên ngoài sách giáo khoa có liên quan đến bài học nhằm giúp học sinh khai thác vốn sống - liên hệ hình thành kĩ năng

- Các đoạn phim, vi deo clip

Trang 9

Ngoài ra còn rất nhiều những hình ảnh khác nữa.

b) Các đoạn phim: Đoạn phim quay về làng quê và đô thị, trái đất Cácclip: khă năng kì diệu của lá cây; năm, tháng , ngày

c) Âm thanh: Các bài hát được sử dụng trong phần mở bài hay kết bài giúp chobài học phong phú hơn

Có thể nói tư liệu để phục vụ cho mối bài giảng nhiều, giáo viên có thể tìm và sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau trên Internet để có một hệ thống tư liệu phong phú, giáo viên phải có ý thức cập nhật thường xuyên Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá lạm dụng mà phải biết chắt lọc, lựa chọn những tư liệu đắt nhất, hiệu quả nhất có tác dụng tốt hơn với học sinh nếu không sẽ làm loãng bài giảng, học sinh mải xem hình ảnh mà quên mất bài giảng

Trang 10

Bước 4: Thiết kế các Slide của giáo án.

a) Lựa chọn số lượng Slide cho mỗi bài giảng

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thường một giờ dạy Tự nhiên xã hội không nên sử dụng quá 15 - 18 trang

- Kiểm tra bài cũ: 1 Slide

- Giới thiệu bài mới: 1 Slide

- Bài mới: 12 - 13 Slide

- Củng cố kiến thức: 1 - 2 Slide

- Hướng dẫn về nhà: 1 Slide

b) Xây dựng bố cục mỗi Slide

Tuỳ theo từng nội dung bài mà chúng ta xây dựng bố cục cho linh hoạt

c) Chọn phông nền, kiểu chữ, và cỡ chữ

Đây cũng là bước quan trọng vì nếu Slide phối hợp màu sắc không chuẩn, thiếucác nguyên tắc cơ bản về độ sáng, tối độ đậm, nhạt, độ tượng phản khiến các Slide không đạt tới sự hài hoà cần thiết dẫn tới gây ức chế cho học sinh Hoặc các Slide chứa quá nhiều chữ , hình ảnh, kích cỡ nhỏ, người xem không thấy hoặc phải căng mắt ra gây mệt mỏi

Nên thống nhất kiểu chữ, cỡ chữ , màu chữ ở những đề mục, nội dung có cùng một vị trí, vai trò, nhiệm vụ

Với những nội dung mang ý khái quát hoặc có mục đích chốt lại nội dung, kiến thức được in đậm với màu chữ, kiểu chữ khác hẳn với những màu chữ, kiểu chữ đãchọn ở trên, học sinh dễ khắc sâu kiến thức

Chọn phông nền nên chọn màu hài hoà nhưng phải làm nổi bật màu chữ đã sử dụng ở Slide Không nên chọn màu nền quá tối như màu đen, ghi, nâu, xám hoặc màu quá chói như màu đỏ, tím, cam Cũng không nên chọn mỗi Slide một màu nền khác nhau điều đó cũng kéo theo màu chữ cũng phải thay đổi khiến cho học sinh khó theo dõi, khó nhớ kiến thức Vì vậy màu nền nên thống nhất ở tất cả các Slide của một bài giảng

d) Chọn cách trình chiếu

Nên chọn kiểu đưa kiến thức, hình ảnh xuất hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không nên lạm dụng các hiệu ứng các chuyển động khiến kiểu kiến thức xuất hiện một cách cầu kì Các dòng chữ nên xuất hiện với tốc độ vừa phải, không nên quá chậm mất nhiều thời gian cũng không nên lật quá nhanh các slide gây cho học sinhcảm giác không kịp tiếp thu Tôi thường chọn những kiểu chuyện động box, plus, expand Tuy nhiên cũng không nên sử dụng quá nhiều chuyển động trong một Slide, học sinh mất tập trung, chỉ chờ xem dòng chữ tiết theo sẽ xuất hiện kiểu nào

Bước 5: Lên lớp

Trang 11

Đây là bước quan trọng, nhiều giáo viên chuẩn bị giáo án tốt nhưng giờ dạy không thành công chính là ở bước này.

Trong quá trình giảng dạy không được phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ làm mất khả năng linh hoạt, không bao giờ được coi việc chuẩn bị nội dung của mình

là cố định cứ để thế mà bất kì tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh thay đổi Cần làm chủ được công nghệ, không nên ngại việc bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp bởi vì mỗi bài giảng luôn luôn có nhiều tình huống bất ngờ xuất hiện, nếu làm chủ được công nghệ thông tin ta sẽ dễ dàng thay đổi , điều chỉnh giáo án

mà không hề ảnh hưởng đến trình chiếu, học sinh không biết được giáo viên đã dừng lại để sửa chữa như thế nào Thiết bị hiện đại cho phép giáo viên dễ dàng làmđược điều đó

Khi sử dụng giáo án điện tử vẫn phải kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác tuyệt đối không thực hiện bài giảng kiểu diễn giải - trình chiếu - diễngiải - trình chiếu Để tránh được điều đó giáo viên phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi hay, phù hợp giúp cho học sinh nắm bài tốt Mặt khác cũng giúp cho giáo viên tránh được lối suy diễn máy móc, giữ đúng vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn định hướng chứ không áp đặt một chiều, Học sinh được đặt đúng vào vịtrí trung tâm của quá trình tiếp nhận kiến thức

Tóm lại giáo án Power Point chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc dạy học và giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn và nó không thể nào thay thế được người thầy trên bục giảng Hiệu quả của một tiết dạy vẫn tập trung vào vai trò người thầy

Ngày đăng: 12/11/2019, 07:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Giáo dục và thời đại Khác
2. Báo Giáo dục Thủ đô Khác
3. Báo dạy và học ngày nay Khác
4. Sách Tự nhiên xã hội lớp 1 Khác
5. Sách giáo viên Tự nhiên xã hội lớp 1 Khác
6. Sách thiết kế Tự nhiên xã hội lớp 1 Khác
7. Giáo trình tin học Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w